You are on page 1of 16

cái

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
KHÓA 2014-2016

MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI

MA TRẬN QSPM
TRONG PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

GVHD : Ths. PHẠM VĂN NAM

LỚP : VB17AQT01
SVTH : 1. Lê Hạng Minh Tâm 6. Huỳnh Trân
2. Chu Thị Thanh Thùy 7. Phạm Anh Tú
3. Trần Thị Thùy Nhung 8. Nguyễn Văn Tuấn
4. Huỳnh Ngọc Thúy Tiên 9. Nguyễn Trọng Linh
5. Trương Thị Ngọc Hồng

TP.HỒ CHÍ MINH 2015


Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM......................................................................................................1
2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG.............................................................................1
Bước 1.Liệt kê các yếu tố đánh giá.................................................................1
Bước 2. Đánh giá mức tác động của từng yếu tố............................................1
Bước 3. Xác định các phương án chiến lược đưavào ma trận QSPM.............3
Bước 4. Chấm điểm hấp dẫn ASi....................................................................5
Bước 5. Tính tổng số điểm hấp dẫn TASi.......................................................5
Bước 6. Đánh giá mức hấp dẫn của các phương án chiến lược để lựa chọn
thực hiện.........................................................................................................5
3. VAI TRÒ.........................................................................................................10
4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH
HẠN CHẾ........................................................................................................11
5. TÓM LẠI........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................13
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

1. TRƯƠNG THỊ NGỌC HỒNG 33141020127 100%

2. HUỲNH NGỌC THÚY TIÊN 33141020109 100%

3. TRẦN THỊ THÙY NHUNG 33141020023 100%

4. CHU THỊ THANH THÙY 33141020666 100%

5. NGUYỄN TRỌNG LINH 33141020264 100%

6. LÊ HẠNG MINH TÂM 33141020229 100%

7. NGUYỄN VĂN TUẤN 33141020205 100%

8. PHẠM ANH TÚ 33141020762 100%

9. HUỲNH TRÂN 33141020069 100%


Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

1. KHÁI NIỆM.
Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Quantitative Strategic Planning
Matrix - QSPM): là giai đoạn 3 của khung phân tích hình thành chiến lược. Kỹ
thuật này sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất.

Hình 1.1 - Khung phân tích hình thành chiến lược.


Ma trận QSPM là công cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá khách quan các
chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên
trong và bên ngoài đã được xác định. Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng
trực giác.1
2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG.
Để xây dựng ma trận QSPM ta có 6 bước:
Bước 1. Liệt kê các yếu tố đánh giá:
 Các yếu tố bên trong: lấy từ ma trận IFE (10 – 20 yếu tố biểu hiện các điểm
mạnhvà điểm yếu của doanh nghiệp).
 Các yếu tố bên ngoài: lấy từ ma trận EFE (10 – 20 yếu tố biểu hiện cơ hội
và nguycơ đe dọa đối với doanh nghiệp).
Bước 2. Đánh giá mức tác động của từng yếu tố:
 Pi – lượng hóa mức tác động của yếu tố Xi như trong ma trận IFE và EFE.

1
http://luanvan.co/luan-van/cac-ma-tran-phan-tich-va-lua-chon-chien-luoc-479086/ trang 15

1
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

 Đối với các yếu tố bên trong, P i là mức tác động của yếu tố Xi lên năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Đối với các yếu tố bên ngoài, P i là mức phản ứng của doanh nghiệp đối với
tác động của yếu tố môi trường Xi.
Ví dụ: Bảng 2.1 và 2.2 đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của Công
Ty Lương Thực Miền Nam.2
Bảng 2.1 - Đánh giá các yếu tố bên trong của Công Ty Lương Thực Miền Nam.

Trọng Phân Giá


Các yếu tố chủ yếu bên trong số loại trị
(T) (P) (Q)
1. Bộ máy tổ chức bài bản, lãnh đạo có trình độ, kinh
0,09 3 0,27
nghiệm
2. Chất lượng sản phẩm nâng cao, đáp ứng yêu cầu của
0,08 3 0,24
người tiêu dùng
3. Hệ thống thông tin hiện đại, phục vụ tốt công tác điều
0,11 4 0,44
hành, quản lý
4. Chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm 0,09 3 0,27
5. Khả năng huy động vốn từ bên ngoài cao 0,11 4 0,44
6. Khả năng sản xuất chế biến đáp ứng yêu cầu sản xuất
0,09 3 0,27
kinh doanh
7. Trang bị hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất hiện
0,08 3 0,24
đại
8. Công tác điều hành đôi lúc chưa sâu sát 0,07 2,5 0,18
9. Công tác dự báo chưa thật sự chính xác 0,06 3 0,18
10. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
0,09 3 0,27
ngành nghề kinh doanh mới
11. Cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị dù đã được đầu tư
nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động sản 0,08 2 0,16
xuất kinh doanh
12. Hoạt động Marketing còn hạn chế, chưa chú trọng
nhiều tới công tác quảng bá, tiếp thị. Những mặt hàng
0,05 2 0,10
như nước suối xanh, bánh tráng, mì nui chưa thấy xuất
hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tổng cộng 1 3,06

2
http://luanvan.co/luan-van/cac-ma-tran-phan-tich-va-lua-chon-chien-luoc-479086/ trang 36, 54

2
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Bảng 2.2 - Đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công Ty Lương Thực Miền Nam.

Trọng Phân Giá


Các yếu tố chủ yếu bên ngoài số loại trị
(T) (P) (Q)
1.Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định 0,08 2 0,16
2. Vị trí địa lý thuận lợi 0,09 2,5 0,23
3. Ưu đãi từ các chính sách của các ngân hàng và tổ
0,10 3 0,30
chức tín dụng
4. Kinh tế tăng trưởng ổn định, yêu cầu ngày càng cao
0,06 1 0,06
về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách khuyến
0,09 2,5 0,23
khích xuất khẩu của nhà nước
6. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cộng với
việc khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu, trang 0,08 2 0,16
thiết bị máy móc công nghệ hiện đại
7. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng 0,08 2 0,16
8. Các đối thủ trong nước có quy mô nhỏ 0,06 1 0,06
9. Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp 0,11 4 0,44
10. Cạnh tranh ngày càng gay gắt 0,10 3 0,30
11. Rào cản nhập ngành thấp 0,09 2,5 0,23
12. Thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn 0,06 1 0,06

Tổng cộng 1 2,39


Bước 3. Xác định các phương án chiến lược đưa vào ma trận QSPM:
 Nghiên cứu các ma trận đã xây dựng ở giai đoạn 2 chọn lọc các phương án
chiến lược có khả năng thực hiện.
 Phân nhóm chiến lược (tăng trưởng tập trung, hội nhập, đa dạng hóa…), mỗi
nhóm gồm vài phương án có thể thay thế nhau.
Ví dụ: Bảng 2.3 – Ma trận SWOT của Công Ty Lương Thực Miền Nam.3

3
http://luanvan.co/luan-van/cac-ma-tran-phan-tich-va-lua-chon-chien-luoc-479086/ trang 66

3
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Bảng 2.3 - SWOT của Công Ty Lương Thực Miền Nam.


Cơ hội (O) Thách thức (T)
1. Tình hình chính trị - xã hội
trong nước ổn định
2. Vị trí địa lý thuận lợi
3. Ưu đãi từ các chính sách của
các ngân hàng và tổ chức tín dụng
4. Kinh tế tăng trưởng ổn định,
yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn 1. Điều kiện thời tiết diễn biến
thực phẩm phức tạp
5. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 2. Cạnh tranh ngày càng gay
SWOT và chính sách khuyến khích xuất gắt
khẩu của nhà nước 3. Rào cản nhập ngành thấp
6. Khoa học công nghệ ngày càng 4. Thị trường xuất khẩu ngày
phát triển cộng với việc khuyến càng khó khăn
khích các doanh nghiệp nhập
khẩu, trang thiết bị máy móc công
nghệ hiện đại
7. Thị trường trong nước còn
nhiều tiềm năng
8. Các đối thủ trong nước có quy
mô nhỏ
Điểm mạnh (S) Nhóm các chiến lược SO Nhóm các chiến lược ST
1. Bộ máy tổ chức bài bản,
lãnh đạo có trình độ, kinh
nghiệm
2. Chất lượng sản phẩm
nâng cao, đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng
3. Hệ thống thông tin hiện
đại, phục vụ tốt công tác 1. Chiến lược mở rộng và phát
điều hành, quản lý 1. Chiến lược phát triển sản phẩm triển thị trường xuất khẩu
4. Chú trọng đến việc S(4,6,7) và O (4,7) S(1,2,3,4,5,6,7) và (1,2,3,4)
nghiên cứu, phát triển sản 2. Chiến lược phát triển thị trường 2. Chiến lược nâng cao chất
phẩm S (5,6,7 )và O(3,5,7) lượng sản phẩm, đa dạng hóa
5. Khả năng huy động vốn các mặt hàng kinh doanh.
từ bên ngoài cao
6. Khả năng sản xuất chế
biến đáp ứng yêu cầu sản
xuất kinh doanh
7. Trang bị hệ thống máy
móc, dây chuyền sản xuất
hiện đại.
Điểm yếu (W) Nhóm các chiến lược WO Nhóm các chiến lược WT
1. Công tác điều hành đôi 1. Chiến lược nghiên cứu thị
lúc chưa sâu sát trường để xây dựng chính sách 1. Chiến lược đào tạo và phát
2. Công tác dự báo chưa marketing hiệu quả triển nguồn nhân lực
thật sự chính xác W(1,2,3,4,5) và O(1,2,3,4,5,6,7,8) W(1,2,3) và T(1,2,3)
3. Nguồn nhân lực chưa 2. Chiến lược giá cạnh tranh
đáp ứng yêu cầu phát triển W(4,5) và T(2,3)
ngành nghề kinh doanh
mới
4. Cơ sở hạ tầng máy móc,

4
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

thiết bị dù đã được đầu tư


nhiều nhưng vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh
5. Hoạt động Marketing
còn hạn chế, chưa chú
trọng nhiều tới công tác
quảng bá, tiếp thị. Những
mặt hàng như nước suối
xanh, bánh tráng, mì nui
chưa thấy xuất hiện trên
các phương tiện thông tin
đại chúng

Bước 4. Chấm điểm hấp dẫn ASi (của yếu tố Xi):


 Một yếu tố Xi có ảnh hưởng (với mức tác động khác nhau) đến việc lựa
chọn các phương án trong một nhóm chiến lược cụ thể thì chấm điểm AS i
cho tất cả phương án trong nhóm đó (1 ≤ ASi ≤ 4).
 Ngược lại, nếu yếu tố Xi không có ảnh hưởng thì không chấm điểm AS i cho
tất cả phương án trong nhóm đó.
Bước 5. Tính tổng số điểm hấp dẫn TASi (của yếu tố Xi):
TASi (n là số yếu tố)= ASi x Pi.
Bước 6. Đánh giá mức hấp dẫn của các phương án chiến lược để lựa chọn thực
hiện:
 Tính cho từng phương án chiến lược.
 Trong mỗi nhóm, việc chọn phương án chiến lược để thực hiện thường được
căn cứ vào mức hấp dẫn từ cao xuống thấp.
Ví dụ: Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O như bảng 2.4 và nhóm chiến
lược W-T như bảng 2.5.

5
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Bảng 2.4 - Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O.


Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược Chiến lược
Các yếu tố quan trọng Phân phát triển phát triển
loại sản phẩm thị trường
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1. Bộ máy tổ chức bài bản, lãnh đạo có trình
3 2 6 3 9
độ, kinh nghiệm
2. Chất lượng sản phẩm nâng cao, đáp ứng
3 3 9 3 9
yêu cầu của người tiêu dùng
3. Hệ thống thông tin hiện đại, phục vụ tốt
4 2 8 3 12
công tác điều hành, quản lý
4. Chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển
3 4 12 3 9
sản phẩm
5. Khả năng huy động vốn từ bên ngoài cao 4 3 12 4 16
6. Khả năng sản xuất chế biến đáp ứng yêu
3 4 12 4 12
cầu sản xuất kinh doanh
7. Trang bị hệ thống máy móc, dây chuyền sản
3 4 12 4 12
xuất hiện đại
8. Công tác điều hành đôi lúc chưa sâu sát 2,5 1 2,5 1 2,5
9. Công tác dự báo chưa thật sự chính xác 3 1 3 2 6
10. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
3 1 3 1 3
phát triển ngành nghề kinh doanh mới
11. Cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị dù đã
được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng 2 1 2 1 2
yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh
12. Hoạt động Marketing còn hạn chế, chưa 2 1 2 1 2
chú trọng nhiều tới công tác quảng bá, tiếp thị.
Những mặt hàng như nước suối xanh, bánh
tráng, mì nui chưa thấy xuất hiện trên các

6
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

phương tiện thông tin đại chúng


Các yếu tố bên ngoài
1. Tình hình chính trị- xã hội trong nước ổn
2 2 4 3 6
định.
2. Vị trí địa lý thuận lợi 2,5 3 7,5 2 5
3. Ưu đãi từ các chính sách của các ngân hàng
3 2 6 4 12
và tổ chức tín dụng
4. Kinh tế tăng trưởng ổn định, yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an 1 4 4 3 3
toàn thực phẩm
5. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính
2,5 2 5 4 10
sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước
6. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
cộng với việc khuyến khích các doanh nghiệp
2 3 6 3 6
nhập khẩu, trang thiết bị máy móc công nghệ
hiện đại
7. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng 2 4 8 4 8
8. Các đối thủ trong nước có quy mô nhỏ 1 2 2 3 3
9. Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp 4 2 8 2 8
10. Cạnh tranh ngày càng gay gắt 3 3 9 2 6
11. Rào cản nhập ngành thấp 2,5 1 2,5 2 5
12. Thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn 1 1 1 2 2
Tổng cộng 147 169
Nên lựa chọn chiến lược phát triển thị trường: tận dụng khả năng huy động vốn từ
bên ngoài cao và khả năng sản xuất chế biến đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh,
cùng với trang thiết bị sản xuất máy móc hiện đại kết hợp với các ưu đãi từ chính
sách của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước và thị trường trong nước còn nhiều
tiềm năng.

7
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Bảng 2.5 - Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-T


Các chiến lược có thể thay thế
Chiến
lược đào
Chiến lược
tạo và
Các yếu tố quan trọng Phân giá cạnh
phát triển
loại tranh
nguồn
nhân lực
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
1. Bộ máy tổ chức bài bản, lãnh đạo có trình
3 1 3 2 6
độ, kinh nghiệm
2. Chất lượng sản phẩm nâng cao, đáp ứng yêu
3 1 3 3 9
cầu của người tiêu dùng
3. Hệ thống thông tin hiện đại, phục vụ tốt
4 1 4 1 4
công tác điều hành, quản lý
4. Chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển
3 1 3 3 9
sản phẩm
5. Khả năng huy động vốn từ bên ngoài cao 4 4 16 2 8
6. Khả năng sản xuất chế biến đáp ứng yêu cầu
3 1 3 2 6
sản xuất kinh doanh
7. Trang bị hệ thống máy móc, dây chuyền sản
3 1 3 2 6
xuất hiện đại
8. Công tác điều hành đôi lúc chưa sâu sát 2,5 1 2,5 1 2,5
9. Công tác dự báo chưa thật sự chính xác 3 1 3 2 6
10. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát
3 1 3 1 3
triển ngành nghề kinh doanh mới
11. Cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị dù đã được
đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu 2 2 4 4 8
hoạt động sản xuất kinh doanh

12. Hoạt động Marketing còn hạn chế, chưa 2 2 4 4 8

8
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

chú trọng nhiều tới công tác quảng bá, tiếp thị.
Những mặt hàng như nước suối xanh, bánh
tráng, mì nui chưa thấy xuất hiện trên các
phương tiện thông tin đại chúng
Các yếu tố bên ngoài
1. Tình hình chính trị- xã hội trong nước ổn
2 1 2 3 6
định
2. Vị trí địa lý thuận lợi 2,5 1 2,5 2 5
3. Ưu đãi từ các chính sách của các ngân hàng
3
và tổ chức tín dụng
4. Kinh tế tăng trưởng ổn định, yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinhan 1 1 1 3 3
toàn thực phẩm
5. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính
2,5 1 2,5 3 7,5
sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước
6. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
cộng với việc khuyến khích các doanh nghiệp
2 1 2 3 6
nhập khẩu, trang thiết bị máy móc công nghệ
hiện đại
7. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng 2 1 2 2 4
8. Các đối thủ trong nước có quy mô nhỏ 1 1 1 3 3
9. Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp 4 1 4 1 4
10. Cạnh tranh ngày càng gay gắt 3 1 3 4 12
11. Rào cản nhập ngành thấp 2,5 1 2,5 4 10
12. Thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn 1 1 1 2 2
Tổng cộng 75 138
Công ty lương thực miền Nam nên lựa chọn chiến lược giá cạnh tranh khi xem xét
việc giảm thiểu rủi ro, cố gắng duy trì vị thế và thị phần trên thị trường. Với một thị
trường đang trở nên bão hòa thậm chí có phần sụt giảm do suy thoái chung của nền
kinh tế, công ty nên cân nhắc việc đảm bảo duy trì công việc kinh doanh một cách
thông suốt và ổn định nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh về giá có khả năng phát huy

9
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

tốt tác dụng tại thời điểm này. Công ty biết rất rõ điểm yếu của mình là ở khâu cơ sở
hạ tầng và marketing cùng lúc đó môi trường bên ngoài lại có những diễn biến hết
sức phức tạp. Tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong khi rào cản gia nhập ngành
thấp. Sự phối hợp giữa những hạn chế nội tại của doanh nghiệp và các yếu tố bất lợi
từ môi trường bên ngoài như đã phân tích ở trên, khuyến khích doanh nghiệp nên né
tránh những nguy cơ có thể phát sinh nếu cố tình phớt lờ những yếu điểm của chính
mình và đương đầu với những khó khăn trong một môi trường có tính cạnh tranh
khốc liệt.
3. VAI TRÒ.
Ứng dụng QSPM trong quá trình xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp cần trải
qua 3 giai đoạn. Ở từng giai đoạn sẽ có một số công cụ riêng biệt được sử dụng. Ma
trận EFE, hình ảnh cạnh tranh và IFE được sử dụng giai đoạn nhập vào.
Trong giai đoạn kết hợp, các công cụ ma trận SWOT, SPACE, BCG, IE và
GSM sẽ được sử dụng nhằm xác định nhiều chiến lược khả thi cho doanh nghiệp lựa
chọn.
Vậy để quyết định xem chiến lược nào sẽ được chọn cuối cùng, người ta sẽ sử
dụng một công cụ duy nhất là ma trận QSPM. Ma trận QSPM được hình thành trên
cơ sở kết quả của những cuộc thảo luận giữa các nhà quản trị và các chuyên gia. Ma
trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau bằng cách tận dụng
hay cải thiện các yếu tố chủ yếu của môi trường bên ngoài và bên trong của doanh
nghiệp. Số lượng chiến lược được so sánh trong một ma trận QSPM là không hạn chế
và có thể sử dụng nhiều ma trận để so sánh nhiều nhóm chiến lược.
Nhưng cần lưu ý: chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới có thể so
sánh với nhau trong cùng một ma trận QSPM. Ma trận QSPM thu hút sự chú ý vào
các mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định của chiến lược, giúp đưa
ra quyết định phù hợp nhất cho tổ chức. Ma trận QSPM có thể được sử dụng cho tất
cả các loại tổ chức, không phân biệt nhỏ hay lớn, lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Đặc
biệt, ma trận QSPM có thể giúp lựa chọn chiến lược trong các tổ chức đa quốc gia, vì
nhiều yếu tố quan trọng và chiến lược có thể được xem xét trong cùng một lúc. Nó
cũng có thể được sử dụng thành công cho một số doanh nghiệp nhỏ.
4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH
HẠN CHẾ.
10
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Yếu tố ảnh hưởng Cách hạn chế


Sự chính xác của yếu tố đầu vào Nên tỉnh táo và hết sức cẩn thận trong
(IEF, EEF…) việc lựa chọn và lượng hóa các yếu tố đầu
vào
Kỹ năng phán đoán và lựa chọn Học hỏi và thu thập nhiều kinh nghiệm để
chiến lược nâng cao kỹ năng phán đoán và lựa chọn
chiến lược
Ảnh hưởng bởi văn hóa tổ chức: Xây dựng giá trị văn hóa công ty và áp
Nếu công ty có sự bất đồng về văn dụng các qui tắc ứng xử tích cực để hậu
hóa tổ chức thì không thể đưa ra một thuẫn cho công tác quản trị chiến lược
chiến lược thành công tốt đẹp Xử lý khôn khéo hiện tượng sức ì về văn
hóa chống lại sự thay đổi chiến lược
Xử lý những bất đồng về văn hóa trong
các trường hợp áp dụng chiến lược liên
doanh hay sáp nhập công ty
Ảnh hưởng của chính trị nội bộ: Phải coi trọng kết quả - vì lợi ích chung
Chính trị nội bộ thể hiện qua chính hơn là phương pháp thực hiện
kiến của các ê-kíp khác nhau trong Áp dụng cơ chế ủy quyền chặt chẽ
công ty; mâu thuẫn giữa các ê-kíp sẽ Đánh giá kết quả công bằng, minh bạch
ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn Động viên khen thưởng kịp thời, thỏa
chiến lược đáng, không cào bằng thành tích
Loại trừ những người cấu kết bè phái vì
đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cả công
ty
Hội đồng quản trị thiếu trình độ Phân định rõ trách nhiệm giữa Ban giám
nên lơ là, còn Ban giám đốc thì thao đốc (xây dựng chiến lược) và Hội đồng
túng công tác quản trị chiến lược quản trị (quyết định chiến lược)
Tăng cường vai trò quyết định và kiểm
soát chiến lược của Hội đồng quản trị
5. TÓM LẠI.
Quá trình xây dựng chiến lược gồm 3 giai đoạn: Nhập vào, kết hợp và quyết định.

11
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

Các công cụ hình thành chiến lược hiện đại đã được mô tả trong chương này và
được kết hợp trong một khung thực gồm 3 giai đoạn. Các công cụ như ma trận
SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận QSPM có thể làm
tăng đáng kể chất lượng quyết định chiến lược, nhưng không nên sử dụng chúng để
điều khiển sự chọn lựa chiến lược mà chỉ là công cụ giúp chúng ta xác định một
cách khoa học các chiến lược để có thể thực hiện mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Phân tích và lựa chọn chiến lược là khâu then chốt, quyết định chất lượng công
tác quản trị chiến lược của một doanh nghiệp.
Vấn đề cơ bản không chỉ là nắm vững kỹ thuật phân tích (các ma trận), mà còn
phải biết phối hợp hợp lý giữa chúng để lựa chọn được các chiến lược khả thi, đúng
đắn.
Ở đây, kinh nghiệm và trực giác của nhà quản trị chiến lược cũng có vai trò rất
quan trọng.

12
Đề tài: Ma Trận QSPM GVHD: Th.S PHẠM VĂN NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Michale E.Porter, Chiến Lược Cạnh Tranh, NXB Thống Kê, 1998.
2. Nguyễn Thị Liên Diệp & Phạm Văn Nam, Chiến Lược & Chính Sách Kinh
Doanh, NXB Hồng Đức, 2014.
3. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị Trường, Chiến Lược, Cơ Cấu: Cạnh Tranh Về
Giá Trị Gia Tăng, Định Vị & Phát Triển Doanh Nghiệp, 2004.
4. Nguyễn Thanh Phương, Luận Văn Thạc Sỹ Hoạch Định Chiến Lược Phát
Triển Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam Đến Năm 2015.
[http://luanvan.co/luan-van/cac-ma-tran-phan-tich-va-lua-chon-chien-luoc-
479086/]

13

You might also like