You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
---🙠🕮🙢---

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn học:
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NHÀ MÁY
HÓA THỰC PHẨM

Sinh viên thực hiện: Lê Châu Ngọc Bích


MSSV: 18139123
Lớp: DH18HD
Ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa thực phẩm và
hệ thống dược
Niên khóa: 2018-2022
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Long Duy

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................2
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG........................................................................................1
CHƯƠNG 1. PHÂN THÍCH SWOT CỦA NHÀ MÁY........................................3
I. Phân tích SWOT.........................................................................................3
1. SWOT là gì?............................................................................................3
2. Phân tích SWOT là gì?...........................................................................3
3. Ưu điểm và nhược điểm của phân tích SWOT....................................3
4. Những thành tố trong mô hình SWOT.................................................4
II. Phân tích SWOT của nhà máy này dựa theo các thông tin đã thu thập
ở trên. 5
1. Điểm mạnh (Strengths)..........................................................................5
2. Điểm yếu (Weaknesses)..........................................................................5
3. Cơ hội (Opportunities)...........................................................................5
4. Thách thức (Threats)..............................................................................6
CHƯƠNG 2. BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ 5MS VÀ PHÂN TÍCH 5WHYS..............7
I. Biểu đồ xương cá 5MS và phân tích 5WHYS..........................................7
1. Biểu đồ xương cá 5MS............................................................................7
2. Phân tích 5WHYS...................................................................................8
II. Phân tích nguyên nhân của vụ áp suất bên trong của các hộp bị dao
động so với chuẩn và không đạt chuẩn, bằng cách sử dụng biểu đồ xương cá 5Ms
và phân tích 5Whys..........................................................................................................9
1. Phân tích nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản phẩm
đồ hộp bằng biểu đồ xương cá....................................................................................9
2. Phân tích 5WHYS nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản
phẩm đồ hộp...............................................................................................................10
CHƯƠNG 3. ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN CÁO CỤ THỂ ĐỂ CẢI
THIỆN TÌNH HÌNH CỦA NHÀ MÁY............................................................................10
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
TRÊN VÀ CÁCH THEO DÕI THỰC THI TRONG VÒNG 3 THÁNG TỚI.............11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1. PHÂN TÍCH SWOT...........................................................................................................................3
HÌNH 2. BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ.......................................................................................................................8
HÌNH 3. PHÂN TÍCH 5WHYS.........................................................................................................................9
HÌNH 4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ CHÊNH LỆCH ÁP SUẤT TRONG SẢN PHẨM ĐỒ
HỘP BẰNG BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ.......................................................................................................9
HÌNH 5. PHÂN TÍCH 5WHYS NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ CHÊNH LỆCH ÁP SUẤT TRONG SẢN
PHẨM ĐỒ HỘP.....................................................................................................................................10

2
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1. PHÂN TÍCH SWOT CỦA NHÀ MÁY..............................................................................................6

3
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bạn đóng vai trò là trưởng phòng chất lượng mới được tuyển vào 1 nhà
máy trong vòng 1 tháng. Bạn đã phát hiện ra nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra
trong hệ thống chất lượng của nhà máy. Bạn cũng đã nhận ra rằng nhà máy chưa
thực thi hệ thống chất lượng 1 cách nghiêm túc. Vấn đề chính đã xảy ra với dầu
nhớt vương vãi trên dây chuyền sản xuất và sự chênh lệch áp suất trong 1 số sản
phẩm đóng hộp so với áp suất chuẩn, khi bạn đo áp suất của các mẫu này, là 1 vấn
đề lớn nhất.
Dưới đây là 1 số dự kiện đã được ghi lại 1 cách tóm tắt:
Vấn đề chính yếu:
1/ Hệ thống chất lượng còn nhiều thiếu sót và chưa thực thi tốt
2/ Hệ thống kiểm tra và bảo trì còn quá lỏng lẽo.
Những phát hiện khác tại hiện trường sản xuất, kiểm soát chất lượng và bảo trì của
nhà máy:
1/ các công nhân không cẩn thận, không quan tâm đến danh tiếng của công ty và
chất lượng của sản phẩm họ làm ra.
2/ không có chiến lược kinh doanh phù hợp liên quan đến việc duy trì chất lượng
và thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những người tiêu dùng.
3/ không đào tạo cho công nhân, nhân viên của nhà máy. Các công việc đòi hỏi sự
tương tác cao giữa các bộ phận, nhưng chưa được chú ý đào tạo, làm cho có rủi ro
về an toàn lao động, tính hiệu quả của các hoạt động vận hành và các chỉ tiêu kinh
doanh.
4/ Thiếu sự lãnh đạo phù hợp và sự quản lý con người trong các phòng ban.
5/ các thiết bị sản xuất đã cũ kỹ, năng suất sản xuất chung của dây chuyền chưa
cao.
6/ Chưa có hoạt động bảo trì các thiết bị được thiết lập. Nhiều máy móc, thiết bị
đo lường áp suất trong của các hộp sau đóng nắp chưa được kiểm định, hiệu
chuẩn để đảm bảo tính chính xác của phép đo.
7/ Chưa đo lường thời gian thực tế sản xuất so với thời gian chuẩn. Hiệu quả sản
xuất còn
thấp và rất chậm, với nhiều sản phẩm bị lỗi, còn dang dở trong sản xuất.
Các nhận định ban đầu về những điểm chưa phù hợp:
1/ Để có thể cạnh tranh với các nhãn hàng khác trên thị trường, công ty cần phải
sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt.

1
2/ Do lỗi máy móc, áp suất bên trong hộp sau dán nắp đã dao động nhiều và
không đạt so với tiêu chuẩn.
3/ Công tác bảo trì và sửa chữa thiết bị còn nhiều yếu kém.
4/ Thiếu nhận thức về tiêu chuẩn hóa chất lượng giữa các công nhân, nhân viên.
5/ Sự phớt lờ, không tuân thủ nội quy đang xảy ra trong bộ phận lớn các công
nhân, nhân viên.
6/ Toàn bộ dây chuyền đã được thiết lập ban đầu đúng lại đang được dùng cho
việc sản xuất các sản phẩm khác.
7/ Có sự luân chuyển công việc giữa các công nhân, nhân viên của các phòng ban
trong nhà máy, và đa số những người này bị thiếu kiến thức, nhận thức về chất
lượng, dẫn đến tình hình đảm bảo chất lượng của nhà máy càng ngày càng tệ hơn.
8/ Số lần dây chuyền bị dừng do sự cố ngày càng tăng với thời gian dừng dài.
9/ Việc kiểm soát các thông số hoạt động của các thiết bị còn nhiều điểm bất cập.
10/ Chưa có quy trình mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thiết bị,…
11/ Người tiêu dùng đang mất dần sự tin tưởng vào các sản phẩm của nhà máy do
chất lượng sản phẩm thấp kém.
Yêu cầu cho bạn:
1/ Phân tích SWOT của nhà máy này dựa theo các thông tin đã thu thập ở trên.
2/ Phân tích nguyên nhân của vụ áp suất bên trong của các hộp bị dao động so
với chuẩn và không đạt chuẩn, bằng cách sử dụng biểu đồ xương cá 5Ms và
phân tích 5Whys.
3/ Đưa ra các giải pháp, khuyến cáo cụ thể để cải thiện tình hình của nhà máy.
4/ Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp trên, và cách theo dõi thực
thi trong vòng 3 tháng tới.

2
CHƯƠNG 1. PHÂN THÍCH SWOT CỦA NHÀ MÁY
I. Phân tích SWOT [1]
1. SWOT là gì?
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của
doanh nghiệp.

Hình 1. Phân tích SWOT


2. Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT (SWOT) là yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ
nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình
xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất,
hiệu quả cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, không chỉ về chính doanh
nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của
doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT:
Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc
hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình
thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp.
3. Ưu điểm và nhược điểm của phân tích SWOT
 Ưu điểm
o Miễn phí.

3
o Kết quả quan trọng
o Ý tưởng mới
 Nhược điểm
o Kết quả phân tích chưa chuyên sâu
o Nghiên cứu bổ sung cần thiết
o Phân tích chủ quan
4. Những thành tố trong mô hình SWOT
a) Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản
phẩm… Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang
nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều
gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi
thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ…
như thế nào?
b) Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Bạn
cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các
đối thủ trên thị trường.
c) Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh
doanh của bạn thuận lợi hơn?
d) Threats – Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con
đường đi đến thành công chính là nguy cơ (hay thách thức).
 Mở rộng SWOT
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra
phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản
trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn.
Sau khi đã trả lời một cách chính xác về tổ chức của bạn: Điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc doanh nghiệp đưa ra
những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản có thể
tham khảo để đạt được mục tiêu cuối cùng:
o Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội
phù hợp với điểm mạnh của công ty.
4
o Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận
dụng tốt cơ hội.
o Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế,
điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
o Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để
tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên
ngoài.
II. Phân tích SWOT của nhà máy này dựa theo các thông tin đã thu thập ở
trên.
1. Điểm mạnh (Strengths)
Qua những nhận định ban đầu về những điểm chưa phù hợp và một số dự kiện
đã được ghi lại thì chưa thấy được điểm mạnh của nhà máy này.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
o Hệ thống chất lượng còn nhiều thiếu sót và chưa thực thi tốt.
o Hệ thống kiểm tra và bảo trì còn quá lỏng lẽo.
o Các công nhân không cẩn thận, không quan tâm đến danh tiếng của công ty
và chất lượng của sản phẩm họ làm ra.
o Không có chiến lược kinh doanh phù hợp liên quan đến việc duy trì chất
lượng và thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những người tiêu
dùng.
o Không đào tạo cho công nhân, nhân viên của nhà máy. Các công việc đòi
hỏi sự tương tác cao giữa các bộ phận, nhưng chưa được chú ý đào tạo, làm
cho có rủi ro về an toàn lao động, tính hiệu quả của các hoạt động vận hành
và các chỉ tiêu kinh doanh.
o Thiếu sự lãnh đạo phù hợp và sự quản lý con người trong các phòng ban.
o Các thiết bị sản xuất đã cũ kỹ, năng suất sản xuất chung của dây chuyền
chưa cao.
o Chưa có hoạt động bảo trì các thiết bị được thiết lập. Nhiều máy móc, thiết
bị đo lường áp suất trong của các hộp sau đóng nắp chưa được kiểm định,
hiệu chuẩn để đảm bảo tính chính xác của phép đo.
o Chưa đo lường thời gian thực tế sản xuất so với thời gian chuẩn. Hiệu quả
sản xuất còn thấp và rất chậm, với nhiều sản phẩm bị lỗi, còn dang dở trong
sản xuất.
3. Cơ hội (Opportunities)
5
o Nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình ngày càng nhiều do tính chất tiện
dụng của đồ hộp mang lại.
o Thị trường và đối tượng tiêu thụ đa dạng.
o Tiếp cận với thị trường nước ngoài
o Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú sẽ tạo nên những sản phẩm mới
mẻ, thu hút người dùng.
4. Thách thức (Threats)
o Chi phí về nguyên vật liệu, nhân công và máy móc cho dây chuyền sản
xuất ngày càng tăng là một trong những thách thức lớn của công ty.
o Phải cạnh tranh giá cả và chất lượng sản phẩm với các công ty sản xuất
những sản phẩm đồ hộp tương tự.
Bảng 1. Phân tích SWOT của nhà máy

Chiến lược S-O Chiến lược S-T


o Chiến dịch khuyến mãi
o Nghiên cứu, phát triển
khi mắt sản phẩm mới, mở
dòng sản phẩm mang tính đặc
các gian hàng dùng thử sản
trưng cho công ty, bên cạnh
phẩm ở những nơi đông
đó phát triển thêm nhiều dòng
người để dễ dàng tiếp cận
sản phẩm mới.
người dùng.
o Thực hiện marketing trên
o Thời đại công nghệ số
các phương tiện truyền thông,
cần thành lập web, fan page
mạng xã hội,…
và đưa thông tin chi tiết về
o Bao bì, đóng gói dễ sử
các sản phẩm hiện có cũng
dụng, tiện lợi.
như sản phẩm mới để dễ
o Tạo các cuộc khảo sát, xin
dàng tiếp cận người dùng.
ý kiến đánh giá và phản hồi từ
o Tạo các quảng cáo có nội
khách hàng về sản phẩm.
dung thân thiện, nắm bắt xu
hướng thị trường, hiện đại.

Chiến lược W-O Chiến lược W-T

o Tuyển dụng nhân sự thật o Huy động và sử dụng


sự có bằng cấp, có kinh nguồn vốn, nguồn nhân
nghiệm. lực hiệu quả.
o Đào tạo nhân sự đầu vào o Tiếp cận thị trường nước

6
khi nhân viên mới nhận ngoài.
việc, đào tạo nâng cao
trình độ, tay nghề. Bên
cạnh đó cũng có các chế
độ đãi ngộ tốt đối với nhân
viên.
o Xây dựng, kiểm tra lại hệ
thống quản lý chất lượng,
quy trình sản xuất.
o Cải tiến trang thiết bị, cơ
sở vật chất, công nghệ sản
xuất để tạo ra những sản
phẩm tốt nhất đến tay
người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2. BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ 5MS VÀ PHÂN TÍCH 5WHYS


I. Biểu đồ xương cá 5MS và phân tích 5WHYS
1. Biểu đồ xương cá 5MS[2]
Biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ nhân quả, trong tiếng Anh là
fishbone diagram, là loại biểu đồ được thiết kế để nhận biết những mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả.
Điều này được thực hiện bằng việc hướng dẫn người sử dụng thông qua
một loạt các bước theo một cách có hệ thống để nhận biết những nguyên nhân
thực tế hoặc tiềm ẩn mà có thể tạo ra một kết quả (đó có thể là một vấn đề khó
khăn hoặc một cơ hội cải tiến).
Biểu đồ xương cá được ông Kaoru Ishikawa đưa ra vào những năm 1960.
Ông là người tiên phong về quản lí chất lượng tại nhà máy đóng tầu Kawasaki
và được xem là người có công với quản lí hiện tại. Vì thế, biểu đồ này còn
được gọi là biểu đồ Ishikawa.
Biểu đồ này được gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì hình dạng của nó giống
hình xương cá. Xương trung tâm là xương sống, sau đó đến xương lớn, xương
vừa và xương nhỏ (hạng mục lớn, hạng mục vừa, hạng mục nhỏ...), được vẽ để
nối nguyên nhân và kết quả. Do đó, phải sắp xếp các yếu tố liên quan một cách
có hệ thống để vẽ biểu đồ nhân quả.
7
Hình 2. Biểu đồ xương cá
 Mục đích sử dụng của biểu đồ xương cá
Biểu đồ xương cá thường sử dụng trong các trường hợp:
o Khi có nhu cầu tìm hiểu một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ.
o Khi muốn tìm hiểu tất cả các lí do có thể có tại sao một tiến trình giải
quyết vấn đề gặp những khó khăn hoặc những thất bại.
o Khi có nhu cầu nhận diện các lĩnh vực thu thập thông tin.
o Khi muốn tìm hiểu lí do một tiến trình không đưa đến những kết quả
mong muốn.
2. Phân tích 5WHYS[3]
5 Whys là một kĩ thuật phân tích giải quyết vấn đề gốc rễ của sự cổ một
cách nhanh chóng. Khi một vấn đề rõ ràng xuất hiện , một câu hỏi tại sao nó
xảy ra được đặt ra. Khi câu hỏi tại sao được trả lời, một câu hỏi tại sao khác
được đặt ra để giải quyết câu lời trước đó. Điều này tiếp tục cho đến khi ít nhất
5 cấp độ nguyên nhân và hậu quà cho vấn đề được phơi bày.

8
Hình 3. Phân tích 5WHYS
Cách hỏi của 5 tại sao sẽ cho phép truy vẫn được nguyên nhân sâu xa, thực
sự của mỗi vấn đề và tìm đến các nguyên nhân thực thụ, có tính gốc rễ. Con số
5 chỉ có tính ước định rằng cần có nhiều bước truy vấn, nhiều bước tìm hiểu để
đi đến nguyên nhân thực thụ, không dừng ở các nguyên nhân bề mặt.
Trong quá trình tìm giải pháp, hãy bắt đầu từ kết quả cuối cùng và suy
ngược lại (hướng về nguyên nhân gốc rễ), liên tục hỏi: “Tại sao?”. Điều này
cần phải được lặp đi lặp lại cho đến khi nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đã được
rõ ràng.
II. Phân tích nguyên nhân của vụ áp suất bên trong của các hộp bị dao động so
với chuẩn và không đạt chuẩn, bằng cách sử dụng biểu đồ xương cá 5Ms và
phân tích 5Whys
1. Phân tích nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản phẩm đồ hộp
bằng biểu đồ xương cá

Hình 4. Phân tích nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản phẩm đồ hộp bằng biểu đồ
xương cá

9
2. Phân tích 5WHYS nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản
phẩm đồ hộp

Hình 5. Phân tích 5WHYS nguyên nhân của vụ chênh lệch áp suất trong sản phẩm đồ hộp

CHƯƠNG 3. ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN CÁO CỤ THỂ ĐỂ CẢI


THIỆN TÌNH HÌNH CỦA NHÀ MÁY
Tổ chức các lớp học đào tạo ngắn hạn về trình độ cho công nhân, các lớp
huấn luyện chuyên sâu, chương trình học kỹ năng hay các hoạt động xã hội, tập
thể,… Người vận hành máy móc, thiết bị phải được đào tạo và có tay nghề theo
yêu cầu quy định.

Đổi mới trang thiết bị cũ bằng các thiết bị hiện đại, kiểm tra thiết bị đình kỳ
mỗi tháng, mỗi quý xem thông số hoạt động có bị sai lệch hay máy móc bị hư
hỏng.

Kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu đưa vào nhà máy và kiểm soát được chất
lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất.

Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi và cần chiếm được sự tín
nhiệm của khách hàng so với các đối thủ canh tranh ở thị trường trong nước và thị
trường quốc tế.

Nghiên cứu đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm mới.

10
CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
TRÊN VÀ CÁCH THEO DÕI THỰC THI TRONG VÒNG 3 THÁNG TỚI

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phân tích SWOT là gì? Tổng quan về mô hình SWOT. (n.d.). Retrieved July 1, 2022,
from https://o2cd.vn/phan-tich-swot/[Truy cập 03/07/202].

[2] Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram) là gì? Mục đích sử dụng. (n.d.). Retrieved July
3, 2022, from https://vietnambiz.vn/bieu-do-xuong-ca-fishbone-diagram-la-gi-muc-
dich-su-dung-20191119102307793.htm. [Truy cập 03/07/2022].

[3] Phương pháp 5WHYs - Học Viện MasterSkills. (n.d.). Retrieved July 3, 2022, from
https://www.masterskills.org/Training-models-5Whys.htm. [Truy cập 03/07/2022].

12

You might also like