You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-------------------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

QUÁN CÀ PHÊ 24H DREAMERS

Sinh viên thực hiện: 1. TRẦN THỊ HUẾ MSSV: 2121013028

2. PHẠM NGỌC TÚ LINH MSSV: 2121013755

3. GIANG THỊ THỦY MSSV: 2121001672

Lớp học phần: 2331101013910

Giảng viên: Trần Nguyễn Kim Đan

TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Sinh viên Công việc thực hiện Phần trăm Sinh Điểm bài
thực hiện đóng góp viên ký báo cáo
tên (được điều
chỉnh theo
phần trăm
đóng góp)

1.Trần Thị Lời mở đầu


Huế Hoạch định tiến độ dự án
2121013028 Thời gian hoàn thành dự án
Đề xuất biện pháp kiểm soát 100%/100%
tiến độ dự án
Kết luận
Chỉnh sửa Word

2. Phạm Các loại sản phẩm kinh doanh


Ngọc Tú Lập bảng phân tích công việc
Linh 100%/100%
Lập ma trận trách nghiệm
2121013755 Chỉnh sửa Word

3. Giang Thị Giới thiệu sơ lược về dự án


Thuỷ Phân tích thị trường
2121001672 Chi phí ước tính đầu tư dự án 90%/100%

Cấu trúc phân chia công việc


Tổng hợp và chỉnh sửa Word
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Minh hoạ không gian quán cà phê 24h Dreamers ........................................ 4

Hình 1.2: Thực đơn của quán........................................................................................ 7

Hình 1.3: Sơ đồ xác định vị trí của quán so với đối thủ cạnh tranh.............................. 8

Hình 2.1: Sơ đồ Pert thể hiện tiến trình thực hiện dự án ............................................ 25

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: DANH MỤC SẢN PHẨM........................................................................... 5

Bảng 1.2: BẢNG PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG ....................................................... 10

Bảng 1.3: BẢNG LIỆT KÊ CHI PHÍ DỰ ÁN ........................................................... 14

Bảng 1.4: BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU - LỢI NHUẬN ...................................... 17

Bảng 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC............................................................ 22

Bảng 2.2: SƠ ĐỒ GANTT TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN ....................................... 23

Bảng 2.3: BẢNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN .................................................... 25

Bảng 2.4: BẢNG MA TRẬN TRÁCH NHIỆM......................................................... 26


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

3. Bố cục nội dung ..................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TỔNG QUAN DỰ ÁN ............................................................. 4

1.1 Giới thiệu sơ lược về dự án ................................................................................. 4

1.2. Sản phẩm ............................................................................................................ 5

1.2.1. Các loại sản phẩm kinh doanh .................................................................... 5

1.2.2. Định vị dịch vụ ........................................................................................... 8

1.2.3. Sản phẩm tương lai ..................................................................................... 9

1.3. Phân tích thị trường .......................................................................................... 10

1.3.1. Thị trường tổng quan ................................................................................ 10

1.3.2. Đặc điểm khách hàng ................................................................................ 12

1.3.3. Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................... 13

1.3.4. Nhà cung cấp ............................................................................................ 13

1.4. Chi phí ước tính đầu tư dự án ........................................................................... 14

CHƯƠNG 2: HÌNH THÀNH VÀ LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ....................................... 20

2.1. Cấu trúc phân chia công việc (Work Breakdown Structure - WBS) ................ 20

2.2 Tổ chức dự án .................................................................................................... 22

2.2.1 Tiến trình triển khai dự án ......................................................................... 22

2.2.2 Sơ đồ đường Gantt ..................................................................................... 23

2.2.3 Phương pháp đường Gantt ......................................................................... 24

2.3 Ma trận trách nghiệm......................................................................................... 26


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ DỰ ÁN .................. 30

3.1. Theo dõi tiến độ hằng ngày .............................................................................. 30

3.2. Phối hợp và thông tin xuyên suốt giữa các bộ phận ......................................... 31

3.3. Quản lý rủi ro.................................................................................................... 32

3.4. Quản lý tài nguyên............................................................................................ 33

3.5. Điều chỉnh linh hoạt ......................................................................................... 33

KẾT LUẬN................................................................................................................. 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 36


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, xu hướng thay đổi lối sống làm việc và giải trí trong cả ban ngày và ban
đêm càng trở nên phổ biến hơn. Chẳng hạn với nhiều bạn trẻ, khung giờ ban đêm
thường là khoảnh khắc vàng để ý tưởng sáng tạo lóe sáng và năng lượng làm việc chạm
đến ngưỡng cao nhất. Tuy nhiên, khi ở nhà, hứng thú thường giảm đi vì những những
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, nhưng điểm đến khác cho họ là những văn
phòng làm việc và các quán cà phê bình thường đều đã đóng cửa, điều này khiến cho
sự sáng tạo và làm việc đêm trở nên khó khăn. Đây là một thách thức mà nhiều người
trẻ đang phải đối mặt.

Bên cạnh đó, thị trường F&B (Food and Beverage Service - Dịch vụ nhà hàng và quầy
uống) nói chung hay thị trường kinh doanh quán cà phê nói riêng đều đang trải qua sự
cạnh tranh khốc liệt. Khách hàng không chỉ quan tâm về yếu tố chất lượng sản phẩm
mà còn về yếu tố không gian và chất lượng dịch vụ. Để gia nhập vào thị trường ngách
này, cần đánh vào yếu tố sáng tạo để tạo ra những trải nghiệm độc đáo và thu hút được
khách hàng. Mà hiện nay, nhu cầu về các hàng quán, cửa hàng mở cửa linh động thời
gian, thoải mái về không gian làm việc, học tập, giải trí ngày càng gia tăng, vì vậy cần
thiết có một mô hình quán cà phê đáp ứng được những tiêu chí đó.

Nhận thấy được nhu cầu về quán cà phê mở cửa xuyên suốt ban đêm, ý tưởng về việc
mở quán cà phê 24 giờ DREAMERS có thể trở thành một giải pháp mang lại nhiều lợi
ích: Quán cà phê mở cửa 24 giờ không chỉ là địa điểm lý tưởng cho những người có
thói quen làm việc ca đêm mà còn là điểm đến thuận lợi cho sinh viên học tập vào buổi
tối hay những người muốn tận hưởng không gian thoải mái vào nhiều khung giờ khác
nhau; Bên cạnh đó, việc mở cửa suốt 24 giờ mỗi ngày tăng cơ hội thu hút khách hàng
và nâng cao doanh thu, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và tận dụng tối đa chi phí cố định;
Ngoài ra, khả năng phục vụ khách hàng liên tục cũng mở ra những cơ hội tăng doanh
thu đặc biệt vào buổi tối và rạng sáng khi các quán cà phê thông thường đã đóng cửa;
Hơn hết, quán cà phê 24/7 không chỉ mang lại sự độc đáo và thu hút khách hàng với
dịch vụ linh hoạt mà còn còn phù hợp với nhu cầu đa dạng của cộng đồng. Đề tài này

1
không chỉ là biểu tượng của sự hiện đại mà còn thể hiện khả năng thích ứng, sẵn sàng
cập nhật và đổi mới đối với nhu cầu ngày càng trở nên đa dạng của khách hàng.

2. Mục tiêu và phạm vi dự án

Mục tiêu chung:

+ Về lĩnh vực kinh doanh: Tăng cường doanh thu bằng cách mở cửa 24/7, thu hút khách
hàng vào mọi khung giờ và tối ưu hóa cơ hội kinh doanh từ khung giờ đặc biệt như
buổi tối và rạng sáng. Tạo ra một thương hiệu với sự nhận diện rõ ràng, nhấn mạnh vào
sự linh hoạt, sáng tạo và chất lượng.

+ Về lĩnh vực xã hội: Xây dựng một không gian học tập, làm việc và thư giãn độc đáo,
thân thiện và sáng tạo, không hạn chế về thời gian. Trở thành điểm hẹn cho cộng đồng,
không chỉ là nơi làm việc mà còn là không gian gặp gỡ, kết nối và thảo luận.

Khách hàng mục tiêu:

+ Độ tuổi: 16 - 35 tuổi.

+ Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người cần không gian
làm việc hoặc giải trí linh hoạt,…

Phạm vi hoạt động: Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp:

- Thu thập thông tin:

+ Nguồn thông tin thứ cấp: Sách, báo, trang tin truyền thông điện tử, mạng xã hội,…

+ Nguồn thông tin sơ cấp: Các chuyên gia, người có kinh nghiệm trong ngành dịch vụ
ăn uống, các công ty thiết kế nội thất, cửa hàng trang trí nội thất, cửa hàng dụng cụ pha
chế,…

- Tổng hợp và xử lý thông tin thông qua các công cụ và phương pháp quản lý tài
chính hiện đại: Ma trận trách nhiệm, sơ đồ Gantt, sơ đồ Pert,…

2
4. Bố cục nội dung

Gồm 3 chương:

Chương 1: Mô tả tổng quan dự án

Chương 2: Hình thành dự án

Chương 3: Đề xuất biện pháp kiểm soát tiến độ dự án

3
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1 Giới thiệu sơ lược về dự án

Dự án lập kế hoạch đầu tư quán Cà phê 24h Dreamers được thực hiện vào thời điểm
cuối năm 2023 khi nhu cầu về không gian làm việc đa nhiệm ngày càng gia tăng. Để
đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện ích và không gian làm việc kết hợp nghỉ ngơi, giải trí
một cách linh hoạt của thị trường. Nhóm em đề ra dự án đầu tư với số vốn 500 triệu
cho quán cà phê 24h mang tên Dreamers với ý nghĩa “Nơi làm việc không giới hạn cho
những người mộng mơ”. Tận dụng ưu thế mở cửa trong vòng 24 tiếng một ngày,
Dreamers hứa hẹn mang lại không gian thoải mái, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu làm việc,
nghỉ ngơi của các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng có lối sống năng động, sáng tạo.

Hình 1.1: Minh hoạ không gian quán cà phê 24h Dreamers

4
Tên quán: Dreamers

Vốn đầu tư: 500 triệu

Địa chỉ quán: 521 Nguyễn Xiển, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP Hồ Chí Minh

Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp dịch vụ giải khát

Vị trí trong ngành: Quán cà phê

Mục tiêu của dự án:

Xây dựng dự án đầu tư mô hình quán cà phê 24h với mục đích mang lại lợi nhuận ngay
từ năm đầu tiên kinh doanh, giải quyết nhu cầu sử dụng không gian làm việc không
giới hạn của thị trường. Dự án có chiến lược kinh doanh hợp lý và thời gian hồi vốn
nhanh trong vòng dưới 36 tháng. Mang lại không gian làm việc, học tập kết hợp nghỉ
ngơi và giải trí lành mạnh, tiện nghi cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là các
bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Tạo dựng sự uy tín của thương hiệu và
mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để mở rộng quy mô và phát triển trong tương lai.

1.2. Sản phẩm

1.2.1. Các loại sản phẩm kinh doanh

Bảng 1.1: DANH MỤC SẢN PHẨM

STT Phân loại sản phẩm Tên sản phẩm Mức giá (VND)

1 Cà phê đen (Hot/Iced) 32.000

2 Cà phê sữa/bạc sỉu 37.000

CÀ PHÊ
3 Cà phê muối 40.000

4 Cà phê Americano 32.000

5
5 Cà phê Espresso 32.000

6 Cà phê Cold Brew 45.000

7 Cà phê Cappuccino 45.000

8 Hồng trà sữa 50.000

10 Trà sữa Ô long 50.000

THỨC UỐNG KHÔNG


11 Matcha/Socola đá xay 55.000
CHỨA CÀ PHÊ

12 Sữa chua xoài 45.000

13 Sữa chua dâu 45.000

14 Trà vải 45.000

15 Trà đào cam xả 45.000


TRÀ
16 Trà lài đác thơm 45.000

17 Trà táo kiwi 45.000

18 Khô gà 29.000

ĐỒ ĂN VẶT
19 Hạt hướng dương 29.000

6
20 Mì ly 19.000

21 Mì trộn 35.000

Hình 1.2: Thực đơn của quán

7
1.2.2. Định vị dịch vụ

Khi quyết định kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều khao khát hiểu rõ vị trí của mình so
với các đối thủ cạnh tranh. Quán cà phê 24h Dreamers cũng không nằm ngoại lệ. Bằng
cách tận dụng khả năng cạnh tranh và phát huy những điểm mạnh của mình, quán đã
thực hiện quá trình định vị dịch vụ với một chiến lược đặc biệt, như được minh họa
trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1.3: Sơ đồ xác định vị trí của quán so với đối thủ cạnh tranh

A Nhóm quán vỉa hè B Nhóm quán cà phê truyền thống

C Quán cà phê 24h Dreamers D Nhóm quán cà phê cao cấp

Theo như kết quả của sơ đồ trên, đối thủ (D) là nhóm quán cà phê cao cấp, dành cho
người có thu nhập cao, có dịch vụ khách hàng rất tốt. Ngược lại quán lại có giá rất cao
nên đáp ứng được cho số ít khách hàng. Đối thủ (B) là nhóm quán cà phê truyền thống
sở hữu dịch vụ trung bình tốt, giá cả vừa phải, phục vụ được nhóm khách hàng có thu
nhập trung bình thích chụp hình, gặp gỡ bạn bè. Đối thủ (A) là nhóm quán vỉa hè, với

8
lợi thế là chi phí thấp, giá rẻ nên khách hàng chủ yếu là sinh viên với mục đích là tán
gẫu cùng bạn bè.

Cà phê 24h Dreamers đặt ra một định vị độc đáo trong thị trường so với đối thủ cạnh
tranh. Không chỉ là một quán cà phê, Dreamers là điểm hẹn cho cả những người làm
việc ca đêm, những người muốn thư giãn sau giờ làm việc hoặc đơn giản là những
người thích trải nghiệm không gian ấm cúng vào bất kỳ lúc nào.

Tuy giá thành có vẻ nhỉnh hơn so với đối thủ (B) và (D), nhưng Dreamers cam kết
mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Dreamers tự hào về không gian
thoải mái và thân thiện, tạo điểm nhấn so với những quán khác. Sự chăm sóc đặc biệt
vào việc tạo ra môi trường trải nghiệm độc đáo sẽ giúp quán thu hút và giữ chân khách
hàng.

1.2.3. Sản phẩm tương lai

Được biết đến là một quán cà phê 24/7, ngoài việc cung cấp đồ uống ngon miệng thì
quán còn đặt sự chăm sóc đặc biệt vào việc tạo ra không gian thoải mái và ấm cúng,
nơi mà khách hàng có thể thư giãn và thưởng thức cà phê theo cách riêng của họ mà
không cần lo về thời gian đóng mở cửa.

Quán luôn không ngừng đổi mới để mang lại cho khách hàng trải nghiệm độc đáo và
thú vị. Hàng tháng, quán tự hào giới thiệu những món nước mới, đặc sắc và phá cách,
không chỉ để mở rộng danh mục mà còn để thỏa mãn nhu cầu và có nhiều sự lựa chọn
hơn cho khách hàng. Trong tương lai, thị trường kinh doanh quán cà phê chắc chắn sẽ
có nhiều sự cạnh tranh bởi các dịch vụ cao cấp hơn, sáng tạo hơn. Vì vậy, mô hình
kinh doanh này quyết định sẽ đầu tư thêm cho nhiều đầu sách hay ở trong tủ sách,
nâng cấp dịch vụ bằng những nhân viên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, khi đã
đông khách, quán sẽ mở thêm chi nhánh tại các khu trường đại học tập trung như:
Làng đại học, Bình Thạnh,…

9
1.3. Phân tích thị trường

1.3.1. Thị trường tổng quan

Thị trường mục tiêu của dự án nằm ở khu vực Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập
trung đông của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, vị trí quán nằm tại khu vực
Nguyễn Xiển, gần với các trường đại học trên địa bàn như: Trường đại học FPT, Tài
chính Marketing, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Nguyễn Tất Thành, Hutech,...
và gần khu chung cư Vinhomes Grand Park, là nơi có đông số lượng các bạn sinh viên
và nhân viên văn phòng sinh sống trên địa bàn.

Nhóm đối tượng mục tiêu có nhu cầu tìm kiếm quán cà phê mở cửa 24 tiếng để phục
vụ công việc, nghỉ ngơi, giải trí, đi lại thuận tiện, có thể dễ dàng di chuyển bằng xe bus,
xe máy hoặc đi bộ. Trong khi các quán cà phê hiện có xung quanh địa bàn lại có không
gian nhỏ, bí bách, thời gian mở cửa hạn chế hoặc các quán cà phê tại khu chung cư
thường có mức giá đắt hơn vì chi phí đầu tư và thuê mướn mặt bằng cao hơn.

Nắm bắt được tâm lý thích tận hưởng cảm giác làm việc thư giãn, thoải mái, không
giới hạn với mức giá hợp lý của khách hàng, trong khi các đối thủ là các quán cà phê
hiện tại trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu đó, thời điểm mở quán cũng nắm bắt
thời điểm cuối năm với nhu cầu đến quán cà phê học tập và làm việc được đẩy lên cao,
dự án vừa giải quyết nhu cầu thị trường vừa mở ra cơ hội kinh doanh mới cho quán.

a, Phân khúc thị trường

Bảng 2.2: BẢNG PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

Tiêu chí/ Hình thức Quán cà phê cho Quán cà phê cho Quán cà phê cho
quán nhóm đối tượng nhóm đối tượng nhóm đối tượng
thu nhập cao thu nhập trung bình thu nhập thấp

Số lượng khách Chiếm thị phần ít Chiếm thị phần lớn Chiếm thị phần ít
trên địa bàn, chủ trên địa bàn. Chủ trên địa bàn. Là

10
hàng yếu là người có thu yếu là sinh viên, học sinh, sinh viên
nhập cao. Chiếm nhân viên văn hoặc người chưa có
khoảng 15% phòng. Chiếm thu nhập hoặc việc
khoảng 65% làm ổn định.
Chiếm 20%

Quy mô Từ lớn đến rất lớn, Có quy mô từ nhỏ Có quy mô từ nhỏ


thường nằm trên đến khá lớn, được đến rất nhỏ, không
các khu vực có lợi đầu tư không gian có lợi thế mặt
thế về mặt bằng ở mức trung bình bằng.
hoặc shophouse, và nằm trên các
nhà phố tại khu tuyến đường nhiều
chung cư. dân cư đi lại.

Chất lượng phục Thái độ chuyên Thái độ khá Thái độ ở mức bình
vụ nghiệp, chu đáo, chuyên nghiệp thường hoặc khá
sẵn sàng hỗ trợ nhưng không thể chu đáo.
khách hàng bất cứ chăm sóc tỉ mỉ
khi nào. từng khách hàng do
khối lượng khách
hàng rất lớn.

Chất lượng đồ Chất lượng cao, Chất lượng tốt, đáp Chất lượng bình
ăn/thức uống được bày trí sang ứng tiêu chí ngon thường, hợp với
trọng, tỉ mỉ, thường miệng, thường là khẩu vị của đại đa
được nấu bởi các các món ăn đơn số người nhưng sẽ
đầu bếp chuyên giản không yêu cầu không được đầu tư
nghiệp, nổi tiếng. đầu bếp có kỹ thuật về nguyên liệu và
cao, đáp ứng đủ khâu chế biến.

11
chất dinh dưỡng.

Trung thành Không cao lắm Cao Cao

Tần suất khách Không thường Thường xuyên Thường xuyên


hàng sử dụng dịch xuyên (khoảng từ (khoảng 2-3 (Khoảng 3-4
vụ 3-4 lần/tháng) lần/tuần) lần/tuần)

Mức độ sử dụng Thấp Cao Cao

b, Thị trường trọng tâm

Dựa vào các tiêu chí để lựa chọn hình thức quán cà phê và xây dựng chiến lược đầu tư
khả thi cho dự án, đối tượng thị trường trọng tâm nhắm vào nhóm khách hàng có mức
thu nhập trung bình trên địa bàn.

1.3.2. Đặc điểm khách hàng

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của quán là các bạn học sinh, sinh viên hoặc
công nhân viên chức có lối sống đơn giản, gần gũi, với mức thu nhập trung bình, khi
tìm kiếm quán cà phê làm không gian học tập, làm việc, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè
họ sẽ cân nhắc các vấn đề sau:

Thời gian mở cửa thế nào?

Không gian có phù hợp để học tập hay làm việc không?

Chất lượng đồ uống, món ăn được phục vụ có phù hợp với mức giá bỏ ra không?

Người phục vụ có thái độ tốt và sẵn sàng hỗ trợ không?

Thời gian hoạt động: Thời gian sử dụng dịch vụ rất đa dạng, chủ yếu ngoài giờ hành
chính (17h-24h), sau khi đi học hoặc tan ca làm việc. Chủ yếu từ sau 17h chiều đến

12
21h là khung thời gian khách hàng tìm đến các quán cà phê nhiều nhất. Khung thời
gian từ sau 21h đến

Nhu cầu khách hàng: Tìm kiếm quán cà phê có thể phục vụ tại mọi thời điểm, cung cấp
menu đồ uống, đồ ăn nhẹ đa dạng với giá cả phải chăng, nhân viên có thái độ phục vụ
tốt. Có không gian tự do, thoải mái để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc, nghỉ ngơi mà
không bị ngắt quãng.

1.3.3. Đối thủ cạnh tranh

Theo như khảo sát thị trường, hiện nay trên địa bàn quận 9 có rất nhiều quán cà phê
phục vụ cho cùng nhóm đối tượng này, nhưng các quán cà phê 24h có số lượng khá ít
chỉ từ 15-20 quán. Đặc biệt xung quanh địa bàn hoạt động kinh doanh hiện nay chỉ có
khoảng 3-4 quán cà phê 24h nhưng quy mô khá nhỏ và không đáp ứng tiện nghi cho
khách hàng. Để giải quyết nhu cầu cũng như sự thay đổi thói quen tiêu dùng nhanh
chóng do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động, việc kinh doanh cà phê với quy
mô nhỏ và vừa cần kế hoạch khai thác đúng trọng tâm và giữ chân được khách hàng.
Vì mục tiêu của quán về lâu dài để chiếm được thị phần và có lợi thế cạnh tranh so với
các đối thủ cùng ngành.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại có thể kể đến như: Nghien Cafe, Home Tea Coffee,
Coffee Nguyễn Trung Trực,...

1.3.4. Nhà cung cấp

Để có được nguồn cung cấp ổn định và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động,
sản xuất liên tục của các cửa hàng kinh doanh, pha chế nước uống như cà phê, nhóm
đã đặt ra các tiêu chí của nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào như sau: Nhà cung cấp
có xưởng, cửa hàng gần với địa điểm kinh doanh để tiện cho việc lấy hàng và giảm bớt
rủi ro cho việc tồn kho. Các nguyên liệu có chất lượng tốt, đa dạng với giá thành phù
hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu không cần quá cao cấp nhưng
phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Qua quá trình tìm kiếm và chọn lọc, chúng tôi đã
quyết định lựa chọn các thương hiệu bình dân trên thị trường trở thành nhà cung cấp
chính như sau: các sản phẩm sữa từ thương hiệu VINAMILK, cà phê từ thương hiệu
Cà phê Trung Nguyên, hoa quả được lựa chọn ở hệ thống siêu thị Bách Hoá Xanh,...
13
1.4. Chi phí ước tính đầu tư dự án

Chi phí ước tính đầu tư cho dự án quán cà phê 24h Dreamers được thể hiện trong bảng
dưới đây:

Bảng 3.3: BẢNG LIỆT KÊ CHI PHÍ DỰ ÁN

STT Loại chi phí ĐVT Số Đơn giá Thành tiền Ghi chú
lượng

Khấu hao 36 36 13.890.000 Khấu hao


tháng 36 tháng
được tính
bằng Chi
phí ban
đầu/ độ dài
hợp đồng
thuê nhà
(tháng)

I CHI PHÍ ĐẦU 500.000.000


Chi phí ban 500.000.000


đầu

1 Xây dựng - mặt 1 1 230.000.000 Bao gồm


bằng cả chi phí
xây dựng
và đầu tư

14
cơ sở vật
chất như
bàn, ghế,
kệ tủ, đèn,
máy vi
tính,...

2 Công cụ dụng 1 1 80.000.000 Trang thiết


cụ pha chế bị pha chế

phê:máy
xay, máy
lọc,...

3 Công cụ dụng 1 1 130.000.000 Tủ lạnh,


cụ bếp bếp điện,...

4 Đặt cọc mặt 1 3 60.000.000 Tiền cọc


bằng thuê mặt
bằng

II CHI PHÍ CỐ 66.000.000 Là loại chi


ĐỊNH HÀNG phí tháng
THÁNG nào cũng
phải trả 1
khoản tiền
cố định

5 Mặt bằng 1 20.000.000 20.000.000

15
6 Các loại phí 1 1.000.000 1.000.000 Phí vệ sinh
môi
trường, phí
an ninh

III BIẾN PHÍ - 45.000.000


CHI PHÍ VẬN
HÀNH

7 Điện - nước tháng 1 8.000.000 8.000.000

8 Công cụ dụng tháng 1 1.000.000 1.000.000 Ước tính


cụ 1.000.000/
tháng

Lương nhân 36.000.000


viên

9 Quản lý cửa người 1 7.000.000 7.000.000


hàng full-time (
3 ca)

10 Nhân viên full- người 3 6.000.000 18.000.000


time (3 ca)

11 Nhân viên part- người 3 3.000.000 9.000.000


time (3 ca)

12 Content người 1 3.000.000 3.000.000

16
Marketing part-
time

IV GIÁ VỐN SẢN ĐVT Giá Giá bán %COGs Chi phí
PHẨM - vốn nguyên
MENU liệu tạo
nên sản
phẩm

1 Cà phê, trà 1 12.000 45.000 26,7%

2 Trà sữa 1 15.000 50.000 30%

3 Snacks 1 9,334 28.000 33,3%

Bảng 4.4: BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU - LỢI NHUẬN

Nội dung % Hoà vốn

Số lượng bán trà và cà 45.000 35


phê

Số lượng bán trà sữa 50.000 35

Số lượng bán đồ ăn vặt 28.000 20


(Snack)

17
Doanh thu 1 ngày cần 3.885.000
đạt được

Doanh thu 1 tháng 116.550.000

Trà và cà phê 40% 46.620.000

Trà sữa 30% 34.965.000

Snack 30% 34.965.000

DOANH THU THÁNG

116.550.000

DOANH THU NĂM

1.398.600.000

Chi phí nguyên vật liệu %COGs

Cà phê và trà 26,7% 12.447.540

Trà sữa 30% 10.489.500

Snack 33,3% 11.655.000

Tổng chi phí nguyên 34.592.040


vật liệu

18
Chi phí cố định hàng 66.000.000
tháng

Lợi nhuận gộp 15.957.960

Khấu hao (Trừ 36 13.890.000


tháng)

Lợi nhuận đã trừ khấu 2.067.960


hao

Thời gian hoàn vốn 35


(tháng) ROI

19
CHƯƠNG 2: HÌNH THÀNH VÀ LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

2.1. Cấu trúc phân chia công việc (Work Breakdown Structure - WBS)

WBS Dự Án Kinh Doanh Quán Cà Phê 24h Dreamers

1.1 Chuẩn bị và lập kế hoạch

1.1.1 Xác định mục tiêu và phạm vi dự án

1.1.2 Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh

1.1.3 Xây dựng ngân sách chi tiết cho dự án (500 triệu)

1.2 Tìm kiếm và thuê mặt bằng

1.2.1 Xác định vị trí và tiện ích xung quanh

1.2.2 Đàm phán và ký hợp đồng thuê mặt bằng

1.3 Xin giấy phép kinh doanh

1.3.1 Liên hệ với cơ quan quản lý địa phương

1.3.2 Hoàn thiện hồ sơ đăng ký

1.3.3 Thanh toán phí và nhận giấy phép

1.4 Sửa chữa cơ sở hạ tầng

1.4.1 Thuê dịch vụ thiết kế nội thất

1.4.2 Tiến hành sửa sang quán

1.4.3 Xác định nhu cầu về trang thiết bị và nội thất

1.4.4 Lắp đặt và trang trí quán

1.4.4.1 Trang bị hệ thống âm thanh, mạng, ổ cắm điện

1.4.4.2 Bố trí nội thất, máy móc

1.5 Xây dựng thực đơn

1.5.1 Nghiên cứu công thức


20
1.5.1.1. Tìm hiểu về xu hướng và sở thích ẩm thực hiện nay

1.5.1.2. Nghiên cứu công thức sáng tạo và phù hợp với khẩu vị đa số
khách hàng

1.5.2 Xác định danh sách các món ăn và thức uống

1.5.2.1. Lựa chọn và xác định danh sách các món phù hợp với phong
cách và không khí quán

1.5.2.2. Lựa chọn và xác định giá bán phù hợp

1.5.3 Phát triển công thức

1.6 Mua sắm và quản lý nguyên liệu

1.6.1 Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá cả phù hợp

1.6.2 Xác định nhà cung cấp và lập hợp đồng

1.6.2.1. Thương lượng giá và điều kiện hợp đồng với nhà cung cấp

1.6.2.2. Lập hợp đồng, đặt ra các điều khoản và điều kiện cụ thể

1.6.3 Quản lý kho và đặt hàng theo nhu cầu

1.6.4 Bảo quản hàng hóa

1.7 Quản lý nhân sự

1.7.1 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

1.7.1.1. Quảng bá tuyển dụng và chọn lọc hồ sơ ứng viên

1.7.1.2. Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nhân viên để có thể
thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc

1.7.2 Lập kế hoạch làm việc và quản lý nhân sự

1.8 Marketing và quảng bá

1.8.1 Xây dựng chiến lược Marketing

21
1.8.1.1. Chiến lược Marketing giai đoạn tiền khai trương

1.8.1.2. Chiến lược Marketing giai đoạn khai trương

1.8.1.3. Chiến lược Marketing giai đoạn vận hành thường ngày

1.8.2 Xây dựng Website và Mạng xã hội

1.9 Chuẩn bị và thực hiện hoạt động khai trương

1.9.1 Lập kế hoạch cho sự kiện khai trương

1.9.2 Khai trương

2.2 Tổ chức dự án

2.2.1 Tiến trình triển khai dự án

Bảng 5.1: BẢNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

THỜI
TÊN CÔNG ĐỘ DÀI
STT KÝ HIỆU GIAN BẮT
VIỆC (TUẦN)
ĐẦU

Chuẩn bị và
1 A Ngay từ đầu 3
lập kế hoạch

Tìm kiếm và
2 B Sau A 2
thuê mặt bằng
Xin giấy phép
3 C Sau B 3
kinh doanh
Sửa chữa cơ
4 D Sau C 8
sở hạ tầng
Xây dựng
5 E Sau C 3
thực đơn

22
Mua sắm và
6 quản lý F Sau E 3
nguyên liệu

Quản lý nhân
7 G Sau F 3
sự

Marketing và
8 H Sau D 2
quảng bá

Chuẩn bị và
thực hiện hoạt
9 I Sau H 1
động khai
trương

2.2.2 Sơ đồ đường Gantt

Bảng 6.2: SƠ ĐỒ GANTT TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN

STT TÊN Năm 2023 Năm 2024


CÔNG
VIỆC Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

1 Chuẩn bị
và lập kế
hoạch

2 Tìm kiếm
và thuê
mặt bằng

23
3 Xin giấy
phép kinh
doanh

4 Sửa chữa
cơ sở hạ
tầng

5 Xây dựng
thực đơn

6 Mua sắm
và quản lý
nguyên
liệu

7 Quản lý
nhân sự

8 Marketing
và quảng

9 Chuẩn bị
và thực
hiện hoạt
động khai
trương

2.2.3 Phương pháp đường Gantt

24
Hình 1.1: Sơ đồ Pert thể hiện tiến trình thực hiện dự án

CP: A - B - C - D - H - I

Tcp: 19 Tuần

Bảng 7.3: BẢNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

Công việc tij tbđsij tbđmij tktsij tktmij Dij


A 3 0 0 3 3 0
B 2 3 3 5 5 0
C 3 5 5 8 8 0
D 8 8 8 16 16 0
E 3 8 10 11 13 2
F 3 11 13 14 16 2
G 3 14 16 17 19 2
H 2 16 16 18 18 0
I 1 18 18 19 19 0

Qua các biểu đồ và sơ đồ đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy công việc Găng là các
công việc được ký hiệu A - B - C - D - H - I, tức các công việc có tên là Chuẩn bị và
lập kế hoạch, Tìm kiếm và thuê mặt bằng, Xin giấy phép kinh doanh, Sửa chữa cơ sở
hạ tầng, Marketing và quảng bá, Chuẩn bị và thực hiện hoạt động khai trương. Thời
25
gian để hoàn thành toàn bộ dự án là tổng thời gian hoàn thành các công việc Găng được
thống kê là 19 tuần.

2.3 Ma trận trách nghiệm

Bảng 8.4: BẢNG MA TRẬN TRÁCH NHIỆM

Công việc Huế Thủy Linh

Chuẩn bị và lập kế hoạch

Xác định mục tiêu và phạm vi dự án R C A

Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ


A R
cạnh tranh

Xây dựng ngân sách chi tiết cho dự án (500


A C R
triệu)

Tìm kiếm và thuê mặt bằng

Xác định vị trí và tiện ích xung quanh R C A

Đàm phán và ký hợp đồng thuê mặt bằng R

Xin giấy phép kinh doanh

Liên hệ với cơ quan quản lý địa phương R

Hoàn thiện hồ sơ đăng ký R

Thanh toán phí và nhận giấy R

Sửa chữa cơ sở hạ tầng

26
Thuê dịch vụ thiết kế nội thất R A

Tiến hành sửa sang quán R R A

Xác định nhu cầu về trang thiết bị và nội thất R R A

Lắp đặt và trang trí quán

· Trang bị hệ thống âm thanh, mạng,


R R A
ổ cắm điện

· Bố trí nội thất, máy móc

Xây dựng thực đơn

Nghiên cứu công thức

· Tìm hiểu về xu hướng và sở thích


ẩm thực hiện nay
R A
· Nghiên cứu công thức sáng tạo và
phù hợp với khẩu vị đa số khách
hàng

Xác định danh sách các món ăn và thức uống

· Lựa chọn và xác định danh sách các


món phù hợp với phong cách và
không khí quá R I A

· Lựa chọn và xác định giá bán phù


hợp

Phát triển công thức R

Mua sắm và quản lý nguyên liệu

27
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá cả phù
R
hợp

Xác định nhà cung cấp và lập hợp đồng

· Thương lượng giá và điều kiện hợp


đồng với nhà cung cấp A R

· Lập hợp đồng, đặt ra các điều


khoản và điều kiện cụ thể

Quản lý kho và đặt hàng theo nhu cầu A R

Bảo quản hàng hóa R

Quản lý nhân sự

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

· Quảng bá tuyển dụng và chọn lọc


hồ sơ ứng viên

· Xây dựng và phát triển chương R

trình đào tạo nhân viên để có thể


thích ứng nhanh chóng với môi
trường làm việc

Lập kế hoạch làm việc và quản lý nhân sự R

Marketing và quảng bá

Xây dựng chiến lược Marketing

· Chiến lược Marketing giai đoạn R


tiền khai trương

28
· Chiến lược Marketing giai đoạn
khai trương

· Chiến lược Marketing giai đoạn


vận hành thường ngày

Xây dựng Website và Mạng xã hội R

Chuẩn bị và thực hiện hoạt động khai trương

Lập kế hoạch cho sự kiện khai trương R R A

Khai trương R R A

Dựa vào ma trận RACI, có:

· R = Responsible: Người/bộ phận chịu trách nhiệm đầu mối triển khai.

· A = Accountable: Người sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án, kế hoạch
đó.

· C = Consulted: Đôi khi làm một dự án/kế hoạch nếu là R, trước khi đưa lên
duyệt thì cũng cần đâu đó những người tư vấn (tham mưu) để có thể hoàn
thiện hơn khi làm

· I = Informed: Những người mà có thể không làm gì trong dự án/chiến dịch


đó, nhưng họ lại là người cần nắm thông tin.

29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

3.1. Theo dõi tiến độ hằng ngày

Biện pháp này được thực hiện cụ thể như sau:

a, Tổ chức cuộc họp hàng ngày để theo dõi tiến độ công việc:

Cuộc họp hàng ngày nên được tổ chức vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tạo ra sự
đồng đều trong việc báo cáo và cập nhật.

Thành phần của cuộc họp bao gồm tất cả các bên liên quan như quản lý dự án, nhà
thầu, kiến trúc sư, và bất kỳ bên nào có liên quan đến công việc cụ thể trong dự án.

Mục tiêu của cuộc họp là đánh giá tình hình tiến triển, báo cáo về các vấn đề gặp phải,
và giải quyết mọi thách thức ngay lập tức.

b, Sử dụng phần mềm quản lý dự án để cập nhật thông tin tiến độ và ghi chú:

Chọn một phần mềm quản lý dự án phù hợp để ghi chú thông tin và cập nhật tiến độ.
Các công cụ như Asana, Trello, hoặc Microsoft Project có thể được sử dụng để theo
dõi và ghi lại tiến độ công việc.

Mỗi ngày, nhân viên nên nhập thông tin về công việc đã hoàn thành, các vấn đề gặp
phải, và các công việc cần thực hiện trong ngày tiếp theo.

Các công cụ này cũng cung cấp khả năng tương tác trực tuyến giữa các thành viên
nhóm, giúp cải thiện tính minh bạch và tương tác trong dự án.

c, Kiểm tra và so sánh tiến độ thực tế với lịch trình dự kiến:

Hàng ngày, đội ngũ quản lý dự án nên kiểm tra và so sánh tiến độ thực tế với lịch trình
dự kiến.

Xác định các công việc nào đã hoàn thành đúng theo kế hoạch, và các công việc nào
có thể gặp trở ngại cần giải quyết.

Nếu có sự chênh lệch giữa tiến độ thực tế và kế hoạch, người quản lý dự án cần xác
định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều chỉnh.

30
Bằng cách kết hợp những hoạt động này, dự án sẽ có sự theo dõi hàng ngày chặt chẽ,
giúp đội ngũ quản lý dự án và các thành viên nhóm hiểu rõ về tiến độ công việc, từ đó
có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và đảm bảo rằng dự án diễn ra mượt mà mà
không gặp phải trễ hẹn không mong muốn

3.2. Phối hợp và thông tin xuyên suốt giữa các bộ phận

Biện pháp này được thực hiện bằng cách:

a, Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại:

Email: Dùng để gửi thông báo, bản tin, và cập nhật chung về dự án. Đảm bảo rằng
thông điệp được truyền đạt rõ ràng và đầy đủ thông tin.

Video họp: Sử dụng các cuộc họp trực tuyến để giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng
tính tương tác. Cung cấp cơ hội cho mọi thành viên thảo luận, đặt câu hỏi, và chia sẻ ý
kiến.

Phần mềm chia sẻ tài liệu: Sử dụng các công cụ như Google Drive, Dropbox, hoặc
Microsoft Teams để chia sẻ và lưu trữ tài liệu dự án. Điều này đảm bảo rằng mọi người
có thể truy cập thông tin cần thiết mọi nơi và mọi lúc.

b, Tổ chức cuộc họp định kỳ giữa các bên liên quan:

Thiết lập lịch trình họp định kỳ: Xác định thời điểm và tần suất cuộc họp, bao gồm cả
các bên quan trọng như nhà thầu, kiến trúc sư, quản lý dự án, và chủ đầu tư. Điều này
giúp duy trì một luồng thông tin liên tục và đồng bộ.

Giải quyết vấn đề phối hợp: Cuộc họp không chỉ để báo cáo tiến độ mà còn để giải
quyết mọi vấn đề phức tạp và không rõ ràng. Mọi người có cơ hội trao đổi ý kiến, đưa
ra đề xuất, và thảo luận về giải pháp khả thi.

Đảm bảo đồng bộ thông tin: Trong cuộc họp, đảm bảo rằng mọi thông tin được chia sẻ
một cách đồng bộ. Cập nhật về tiến độ, thay đổi kế hoạch, và các yêu cầu mới nên được
trình bày một cách rõ ràng để mọi người đều hiểu và chuẩn bị cho những thay đổi.

Với cách tích hợp các phương tiện truyền thông hiện đại và tổ chức cuộc họp định kỳ
một cách có tổ chức, đội ngũ dự án có thể đảm bảo rằng mọi người liên quan đều được

31
thông tin đầy đủ và kịp thời, giảm thiểu rủi ro xung đột thông tin và đảm bảo rằng mọi
vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả để duy trì tiến trình dự án suôn sẻ.

3.3. Quản lý rủi ro

Biện pháp quản lý rủi ro được thực hiện qua các bước sau:

a, Xác định và đánh giá các rủi ro:

Phân loại rủi ro: Xác định và phân loại rủi ro theo các yếu tố như thời tiết, nguồn nhân
lực, vật liệu, quản lý dự án, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Thu thập thông tin: Tìm hiểu và thu thập thông tin từ nhóm làm việc, các chuyên gia,
và các nguồn khác để có cái nhìn toàn diện về các rủi ro có thể phát sinh.

b, Phát triển kế hoạch đối phó với các rủi ro tiềm ẩn:

Ưu tiên rủi ro: Xác định rủi ro theo mức độ ảnh hưởng và xác suất xảy ra để ưu tiên xử

Xây dựng kế hoạch đối phó: Đối với mỗi rủi ro, phát triển kế hoạch cụ thể để giảm
thiểu tác động tiêu cực và tăng cường cơ hội tích cực. Điều này bao gồm việc xác định
các biện pháp dự phòng và phản ứng.

c, Thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ để cập nhật kế hoạch:

Đánh giá định kỳ: Thực hiện các đánh giá rủi ro định kỳ để kiểm tra xem các rủi ro có
thay đổi không và xác định xem các biện pháp đối phó có hiệu quả không.

Cập nhật kế hoạch: Dựa vào đánh giá, điều chỉnh kế hoạch đối phó nếu cần thiết. Thêm
vào đó, xác định các rủi ro mới có thể xuất hiện và thực hiện các biện pháp để ngăn
chặn hoặc giảm thiểu chúng.

Biện pháp này được thực hiện sẽ giúp xác định và đối phó hiệu quả với các rủi ro tiềm
ẩn, cũng như duy trì khả năng đánh giá linh hoạt để đối phó với thay đổi trong tình hình
dự án. Điều này giúp tăng cường khả năng kiểm soát và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
đối với tiến độ công trình.

32
3.4. Quản lý tài nguyên

Các công việc cần thực hiện trong biện pháp quản lý tài nguyên:

a, Xác định trước các tài nguyên cần thiết:

Lập danh sách tài nguyên: Xác định một danh sách chi tiết về lao động chuyên nghiệp,
vật liệu xây dựng, và thiết bị công nghệ cần thiết để thực hiện dự án.

Xác định nguồn cung tài nguyên: Xác định nguồn cung cho mỗi tài nguyên, xác định
khả năng cung ứng, và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp.

b, Đảm bảo rằng tất cả các nhà thầu và nhân viên có đủ tài nguyên:

Kiểm tra và đánh giá năng lực: Đánh giá năng lực của mỗi nhà thầu và nhân viên để
đảm bảo họ có đủ tài nguyên và kỹ năng cần thiết.

Thực hiện hợp đồng chi tiết: Đảm bảo rằng các hợp đồng với nhà thầu và nhân viên
xác định rõ về các tài nguyên mà họ cần đưa vào dự án.

c, Tối ưu hóa lịch trình công việc để sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất:

Lập lịch công việc thông minh: Sử dụng phần mềm lập lịch để tối ưu hóa sự sử dụng
tài nguyên và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Xem xét và cập nhật lịch trình định kỳ: Đánh giá và điều chỉnh lịch trình định kỳ để
đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng hiệu quả và không có thời gian chờ đợi không
cần thiết.

Biện pháp quản lý tài nguyên là chìa khóa quan trọng để duy trì sự cân đối giữa nguồn
lực và công việc, đặt nền tảng cho một dự án hiệu quả và mượt mà trong quá trình thực
hiện, tránh được những lãng phí và thiếu hụt về ngân sách, nguồn lực.

3.5. Điều chỉnh linh hoạt

Biện pháp này được thực hiện bởi các bước sau:

a, Thiết lập quy trình điều chỉnh nhanh chóng:

Xác định người có trách nhiệm điều chỉnh: Đặt ra rõ người hoặc nhóm có trách nhiệm
quản lý và triển khai các biện pháp điều chỉnh khi có thay đổi.

33
Xây dựng quy trình: Thiết lập quy trình cụ thể về cách thông tin thay đổi và quyết định
điều chỉnh được chuyển đến và xử lý.

b, Sử dụng phản hồi từ nhóm làm việc để điều chỉnh kế hoạch và quy trình làm việc:

Tổ chức họp đánh giá định kỳ: Tổ chức họp đánh giá để đánh giá hiệu suất của dự án
và thu thập phản hồi từ các thành viên nhóm.

Chấp nhận phản hồi: Sử dụng phản hồi để điều chỉnh kế hoạch và quy trình làm việc
theo thời gian thực, giúp dự án thích ứng nhanh chóng với biến động và yêu cầu mới.

c, Duy trì sự linh hoạt trong quá trình quản lý dự án để đối phó với bất kỳ biến động
nào:

Theo dõi thị trường và xu hướng: Duy trì một tầm nhìn liên tục về thị trường, xu hướng
công nghệ, và điều kiện môi trường để đảm bảo dự án được điều chỉnh linh hoạt.

Thực hiện phiên bản kế hoạch dự phòng: Dự trữ một phiên bản kế hoạch dự phòng có
thể triển khai nhanh chóng khi cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động.

Thực hiện phối hợp các bước này giúp dự án phản ứng nhanh chóng với thay đổi, tối
ưu hoá hiệu suất, đảm bảo tính ổn định cho dự án. Từ đó làm tăng khả năng thành công
và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc quản lý dự án như chậm trễ tiến độ hay vượt
mức ngân sách.

34
KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích về Dự Án Xây Dựng Quán Cà Phê 24 Giờ
Dreamers', chúng tôi đã nhận thấy sự độc đáo và tiềm năng lớn mà mô hình kinh doanh
này mang lại. Việc tạo ra một không gian mở cửa 24/7 không chỉ đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng mà còn mang lại nhiều ưu điểm kinh doanh và xã hội.

Đối với khách hàng, quán cà phê 24 giờ không chỉ là nơi để thưởng thức cà phê chất
lượng mà còn là không gian làm việc sáng tạo, điểm đến giải trí và gặp gỡ, đáp ứng
mọi nhu cầu của cộng đồng. Đặc biệt, việc tập trung vào đối tượng làm việc ca đêm,
sinh viên, và nhóm người sáng tạo mở ra một thế giới mới của cơ hội và trải nghiệm.

Về mặt kinh doanh, mô hình Quán cà phê 24 giờ Dreamers' không chỉ tối ưu hóa doanh
thu và chi phí mà còn tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ với giá trị linh hoạt và sáng
tạo. Việc xây dựng một không gian làm việc chất lượng và thân thiện giữa đêm cũng
đồng thời tăng cường tương tác xã hội và giao lưu trong cộng đồng.

Trong thời đại hiện đại, khi nhu cầu làm việc và giải trí không giới hạn bởi thời gian,
Quán cà phê 24 giờ Dreamers' không chỉ là một dự án kinh doanh mà còn là biểu tượng
của sự sáng tạo và thích ứng với xu hướng mới. Đây không chỉ là nơi thưởng thức cà
phê, mà còn là nơi để mơ ước, làm việc hăng say, và tận hưởng không gian 24/7 một
cách sáng tạo.

Cuối cùng, dự án Quán cà phê 24 giờ Dreamers' không chỉ là một kinh nghiệm thưởng
thức cà phê mà còn là một chặng đường đầy ý nghĩa trong sự phát triển của cộng đồng
và ngành công nghiệp dịch vụ thức uống. Chúng tôi tin rằng, với sự sáng tạo và nỗ lực,
dự án này sẽ không chỉ thành công trong kinh doanh mà còn góp phần làm thay đổi
cách mọi người trải nghiệm không gian làm việc và giải trí vào mọi thời điểm của ngày
và đêm.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính. (2006). Thông tư 53/2006/TT-BTC "Hướng dẫn áp dụng KTQT trong
các DN".

2. Phạm Văn Dược, PGS.TS., & Huỳnh Lợi, TS. (2009). Mô hình và cơ chế vận hành
kế toán quản trị. NXB Tài chính.

3. Lê Mây. (2017). Muôn mặt cà phê Sài Gòn. Tạp chí điện tử.
https://vneconomy.vn/muon-mat-ca-phe-sai-gon.htm

4. Nhan Hung Phuoc. (n.d.). Cần Lưu Ý Gì Kinh Doanh Quán Cà Phê Mở 24/24?.
https://dayphache.edu.vn/kinh-doanh-quan-ca-phe-mo-24h

5. Viet Thai International. (n.d.). Ma trận Raci – Công cụ hiệu quả để phân định trách
nghiệm trong dự án. https://vticareers.talentnetwork.vn/tin-tuc/ma-tran-raci-cong-cu-
hieu-qua-de-phan-dinh-trach-nhiem-trong-du-an.35a53475/vi

6. Thanh Nga. (2022). Đi cà phê xuyên đêm. VnExpress. https://vnexpress.net/di-ca-


phe-xuyen-dem-4448422.html

7. PosApp. (n.d.). 30 mô hình quán cafe độc đáo được yêu thích năm 2023.
https://posapp.vn/mo-hinh-quan-cafe-doc-dao

36

You might also like