You are on page 1of 12

1.

Tổng quan về Dalat Milk


 Giới thiệu chung về Dalat Milk
- Công ty Cổ phần sữa Đà Lạt tiền thân là công ty giống bò sữa Lâm Đồng. Đầu
những năm 2000, Công ty được chọn làm hạt nhân cho chương trình phát triển bò
sữa tỉnh Lâm Đồng. Công ty đã cung cấp hàng ngàn con bò giống HF chất lượng
cao cho bà con trong vùng, tổ chức 4 trạm thu mua để mua hết sữa tươi của nông
dân trên địa bàn tỉnh.
- Vào năm 2004, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
- Đến năm 2009, cho ra đời sản phẩm đầu tiên – đánh dấu sự ra đời của thương hiệu
sữa Dalat Milk trên thị trường Việt Nam với mục tiêu sản xuất các sản phẩm sữa
chất lượng cao hoàn toàn từ sữa tươi cao nguyên.
- Năm 2014, Tập đoàn TH với thương hiệu Sữa tươi sạch TH True Milk hàng đầu
Việt Nam đã mua lại Dalatmilk.
 Tầm nhìn và sứ mệnh
Với khát vọng chiếm trọn nhiềm tin của khách hàng dành cho Dalat Milk. CTCP sữa
Đà Lạt xác định rõ tầm nhìn và sứ mệnh của mình như sau:
- Nỗ lực: không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu Dalat Milk lên một tầm cao mới.
Trở thành niềm tự hào của người Việt
- Kiên trì: luôn luôn kiên trì với hành trình từ đồng cỏ đến ly sữa sạch. Nghiêm túc
hướng đến môi trường thân thiện với sự sinh tồn của tự nhiên và con người
- Cống hiến: tâm niệm cống hiến vì sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển về trí
tuệ và thể chất của thế hệ trẻ tương lai
2. Môi trường ngành sữa Việt Nam
- Trong năm 2020, ngành sữa vẫn đạt mức tăng 19,1% về giá trị vốn hóa. Theo số
liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội sữa Việt Nam cũng cho thấy, tổng doanh
thu toàn ngành sữa ước đạt 113.715 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng khoảng 5% so
với năm 2019.
- Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam, sản lượng
sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm
2025.
- Ngoài ra, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi
Covid-19, chỉ giảm 6,1% về giá trị so với mức giảm của là 7,5% đối với tiêu thụ
FMCG và tăng trưởng doanh thu bán lẻ danh nghĩa của cả nước là 4,98%
Cơ hội và thách thức đến từ nhà cung cấp tại Việt Nam
 Cơ hội:
Nguồn cung ổn định: Xây dựng mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các nhà
cung cấp đầu vào là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng
cho sản phẩm của Dalat Milk. Sự ổn định trong nguồn cung không chỉ đảm bảo về
số lượng mà còn về chất lượng, giúp duy trì vị trí thương hiệu và cam kết với
khách hàng.
 Thách thức:
Sự biến động giá cả của nguyên liệu: Sự thay đổi về giá cả nguyên liệu đầu vào,
đặc biệt là giá sữa có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất của Dalat Milk.
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đồng nhất: Đảm bảo sự ổn định về chất lượng
nguyên liệu sữa có thể gặp khó khăn do các yếu tố như quy trình sản xuất, chuỗi
cung ứng, và các vấn đề liên quan đến việc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng.
Độ tin cậy: việc đảm bảo nhà cung cấp luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng
hẹn và đáng tin cậy là một thách thức quan trọng của Dalat Milk để đảm bảo sản
xuất và kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
3. Phân tích doanh nghiệp

3.1 SWOT

MÔ HÌNH SWOT CỦA ĐÀ LẠT MILK

Weakness – Điểm yếu Strength - Điểm mạnh

1. Giá thành cao: Sản phẩm của 1. Thương hiệu tốt: Đà Lạt Milk
Đà Lạt Milk có giá thành khá được khách hàng biết đến là một
cao so với một số đối thủ cạnh thương hiệu sữa uy tín, chất lượng
tranh. Điều này có thể khiến cho và an toàn.
một số khách hàng khó khăn
trong việc lựa chọn sản phẩm
của công ty.

2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ: Thị


2. Sản phẩm chất lượng cao: Công ty
trường sữa hiện nay đang đối
sản xuất các sản phẩm sữa và sản
diện với sự cạnh tranh khốc liệt
phẩm từ sữa chất lượng cao, đáp
từ các công ty sữa khác. Đặc biệt
ứng nhu cầu của khách hàng.
là các công ty sữa nước ngoài.
Điều này có thể ảnh hưởng đến
doanh số bán hàng của Đà Lạt
Milk.

3. Giới hạn về nguồn nguyên liệu:


Đà Lạt Milk phải phụ thuộc vào 3. Mạng lưới phân phối rộng khắp:
nguồn nguyên liệu từ các trang Công ty có một mạng lưới phân
trại sữa địa phương và các khu phối rộng khắp. Giúp sản phẩm
vực lân cận. Điều này có thể ảnh của công ty có thể tiếp cận được
hưởng đến khả năng sản xuất với khách hàng ở nhiều khu vực
và cung ứng của công ty. khác nhau.

4. Hạn chế trong việc quảng bá 4. Đối tác cung cấp nguyên liệu đáng
thương hiệu: Đà Lạt Milk chưa tin cậy: Công ty đã xây dựng được
đầu tư đầy đủ và hiệu quả vào mối quan hệ đối tác cung cấp
hoạt động quảng bá thương nguyên liệu đáng tin cậy. Giúp
hiệu. Khiến cho công ty khó đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ
khăn trong việc thu hút khách và ổn định.
hàng mới và duy trì khách hàng
cũ.

5. Đầu tư vào công nghệ sản xuất và


quản lý chất lượng: Công ty đã
đầu tư mạnh vào công nghệ sản
xuất và quản lý chất lượng. Để cải
thiện hiệu quả sản xuất, giảm chi
phí và nâng cao chất lượng sản
phẩm.

Opportunity - Cơ hội Threat - Rủi ro


1. Cạnh tranh khốc liệt: Thị
1. Nhu cầu sử dụng sữa đang tăng:
trường sữa đang là một thị trường
Sự tăng trưởng dân số và sự
cạnh tranh khốc liệt. Với sự tham
phát triển của nền kinh tế Việt
gia của nhiều đối thủ lớn và nhỏ.
Nam làm tăng nhu cầu sử dụng
Đà Lạt Milk cần có chiến lược
sản phẩm sữa. Đà Lạt Milk có
kinh doanh đúng đắn để tăng
thể tận dụng cơ hội này để mở
cường sức cạnh tranh và giữ
rộng thị trường và tăng doanh
vững thị trường.
số bán hàng.

2. Phát triển các sản phẩm sữa 2. Thay đổi thói quen tiêu dùng:
mới: Đà Lạt Milk có thể phát Thói quen tiêu dùng của người
triển các sản phẩm sữa mới để tiêu dùng đang thay đổi với sự
đáp ứng nhu cầu của thị trường phát triển của nhiều sản phẩm
và tăng cường sức cạnh tranh sữa thay thế khác. Chẳng hạn
với các đối thủ trong ngành. như sữa hạt, sữa đậu nành, sữa
chua… Đà Lạt Milk cần phải
đáp ứng nhu cầu của thị
trường và cải tiến sản phẩm
của mình để giữ chân khách
hàng.
3. Thay đổi chính sách của chính
3. Mở rộng quy mô sản xuất: Đà
phủ: Chính sách về thương
Lạt Milk có thể tận dụng cơ hội
mại, thuế và quản lý ngành sữa
mở rộng quy mô sản xuất để
có thể thay đổi. Ảnh hưởng đến
tăng năng suất và giảm chi phí
hoạt động kinh doanh của Đà Lạt
sản xuất.
Milk. Công ty cần nắm vững
các chính sách mới và điều
chỉnh chiến lược kinh doanh
4. Xu hướng sử dụng sản phẩm của mình phù hợp.
sạch, an toàn: Xu hướng tiêu
4. Biến đổi khí hậu và giá nguyên
dùng sản phẩm sạch, an toàn ngày
liệu: Biến đổi khí hậu và giá
càng được ưa chuộng. Đà Lạt
nguyên liệu đầu vào có thể ảnh
Milk có thể tận dụng cơ hội này
hưởng đến quy mô sản xuất và
bằng cách đầu tư vào công nghệ
giá thành sản phẩm của Đà Lạt
sản xuất hiện đại và đảm bảo
Milk. Công ty cần phải đưa ra
chất lượng sản phẩm.
các biện pháp phòng ngừa và
ứng phó kịp thời. Để giảm
thiểu tác động của những yếu
tố này.

Mô hình kết hợp:

S W

O - Tận dụng tài chính để tăng - Chủ đầu tư phát triển các nguồn
cường sự xuất hiện của nguyên liệu sữa mới tại các vùng thích
nhãn hàng trên các phương hợp.
tiện truyền thông. - Tận dụng các nguyên liệu có giá
- Phát triển hệ thống phân thành phù hợp trong nước và công
phối nhằm đưa sản phẩm nghệ hiện đại đang sở hữu đẩy mạnh
bao phủ các ngách thị sản xuất hạ giá thành sản phẩm cạnh
trường lớn nhỏ tranh với doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
T - Tận dụng nguồn lực tài Liên tục cải tiến và cập nhật các dòng
chính và nhân sự phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu
sản phẩm mới có lợi cho sức người tiêu dùng
khỏe con người hơn và thân
thiện với môi trường.
- Chủ động đầu tư phát triển
các nguồn nguyên liệu sữa
mới tại các vùng thích hợp
.
Vị trí chiến lược bên trong Điểm số Vị trí chiến lược bên ngoài Điểm số
Sức mạnh tài chính (FS) Sự ổn định của môi trường
(ES)
Doanh thu +5 Sự thay đổi công nghệ -3
Khả năng thanh toán (giả định) +3 Tỉ lệ lạm phát -4
Vốn luân chuyển (giả định) +3 Sự biến đổi của nhu cầu -1
Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần +3 Phạm vi giá của các sản phẩm -3
cạnh tranh
Sự dễ dàng rút lui khỏi thị +4 Rào cản gia nhập ngành -2
trường
Rủi ro trong kinh doanh +5 Áp lực cạnh tranh -5
Vòng quay hàng tồn kho +5 Độ co giãn của giá theo nhu cầu -1
Trung bình +4 Trung bình -2,71
Tổng điểm trục Y: 1,29
Lợi thế cạnh tranh (CA) Sức mạnh của ngành (IS)
Thị phần -3 Mức tăng trưởng tiềm năng +5
Chất lượng sản phẩm -1 Mức lợi nhuận tiềm năng +4
Chu kì sống của sản phẩm -2 Sự ổn định về tài chính +5
Lòng trung thành của khách -3 Bí quyết công nghệ +4
hàng
Sử dụng công suất để cạnh -6 Sự sử dụng nguồn lực +4
tranh
Bí quyết công nghệ -5 Qui mô vốn +3
Sự kiểm soát đối với nhà cung -2 Sự dễ dàng thâm nhập thị trường +4
cấp và người phân phối
Hội nhập dọc -3 Sử dụng năng suất, công suất +4
Trung bình -3,13 Trung bình +4,13
Tổng điểm trục X: 1
5 FS

1,29
CA
-6 1 +5 IS

-5 ES

Như vậy thông qua xây dựng ma trận SPACE dựa trên các thông tin về Công ty CP
sữa Đà Lạt (Dalatmilk) và môi trường ngành cho ta thấy Dalatmilk đang có lợi thế tương
đối về tài chính (1) và nằm trong ngành có tốc độ phát triển ổn định (1,29). Từ đó loại
chiến lược phù hợp cho Dalatmilk là chiến lược tấn công, bao gồm các chiến lược
như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp về phía sau,
kết hợp về phía trước, … Dalatmilk đang ở vị thế tốt để tận dụng mọi điểm mạnh bên
trong để tạo cơ hội xây dựng vững chắc bên ngoài, dần dần phát triển để có thể
vươn lên vị trí cao hơn trong thị trường sữa.
4. Chiến lược phát triển trong 5 năm tới

4.1. Mục tiêu chiến lược của Dalatmilk giai đoạn 2024 - 2028

- Mục tiêu chiến lược: tăng trưởng ổn định, phát triển lâu dài

- Mục tiêu dài hạn theo mô hình SMART:

 Specific (tính cụ thể): Đứng đầu ở thị trường sữa thanh trùng tại Việt Nam
trong khoảng cuối năm 2025, các sản phẩm từ sữa của Dalatmilk sẽ từng
bước đạt được thành công ở thị trường Châu Á đến cuối năm 2028, tăng
doanh số bán sản phẩm sữa tươi mỗi quý thêm 20%, thị phần chiếm giữ thị
trường khoảng 23%, mở rộng đàn bò sữa lên 200.000 con vào cuối năm 2027.
 Measurable (đo lường được): Doanh số dự kiến tăng lên 2 tỷ USD tới năm
2028, nắm giữ khoảng 20% thị trường sữa ở Việt Nam, năng suất trên 90%
trong năm 2026.
 Achievable (tính khả thi): Với nhu cầu tiêu thụ sữa hiện nay, Dalatmilk sẽ mở
rộng thêm nhà phân phối sản phẩm lên ít nhất 65 nhà phân phối và khoảng
70 cửa hàng đại lý ở Việt Nam trong năm 2028.
 Realistic (tính thực tiễn): Dalatmilk sẽ phát triển thêm các sản phẩm mới như
sữa làm từ hạt óc chó, sữa chua uống, sữa đậu nành, …để đáp ứng nhu cầu
của thị trường, đồng thời đưa ra các giải pháp kinh doanh mới để tối đa hóa
lợi nhuận đến năm 2028.
 Time bound (thời gian hoàn thành): Các mục tiêu trên cần hoàn thành xong
trước ngày 31/12/2028.

( phần tô đậm đưa vào slide nha)

4. Xây dựng chiến lược


1. Chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển thương hiệu
- Hợp tác với các tập đoàn nghiên cứu về dinh dưỡng, y tế, sức khỏe con người như:
ARLA, CHR, GELITA…để phát triển công nghệ, thành phần, phương pháp nhằm nâng
cao chất lượng dinh dưỡng sản phẩm.
- Liên kết ngang với các công ty nước ngoài để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản
lý, qua đó thâm nhập thị trường nước ngoài, gia tăng xuất khẩu.
- Ưu điểm: Liên kết với các công ty nước ngoài để học hỏi công nghệ và kinh
nghiệm quản lý có thể giúp công ty thâm nhập thị trường nước ngoài và gia tăng
xuất khẩu. Điều này tạo cơ hội mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
- Nhược điểm: Hợp tác với các đối tác có thể mang theo rủi ro về việc không thể
đạt được các mục tiêu hoặc không thể kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng
sản phẩm.
2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:
- Mở rộng dãy sản phẩm sữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Sản
phẩm sữa có thể được đa dạng hóa thông qua nhiều cách khác nhau như loại sữa bao gồm
sữa hạt, sữa bổ sung canxi, sữa không lactose; Sữa bổ sung dưỡng chất như omega-3,
vitamin D, protein,…hoặc các thành phần khác để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng
cụ thể như trẻ em, người già, người có nhu cầu sức khỏe cụ thể;
- Ngoài ra có thể kết hợp sản phẩm sẵn có với các thành phần khác để tạo ra sản phẩm
mới như sữa chua kết hợp trân châu, kết hợp nếp cẩm,…
- Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, mở rộng thị trường tiềm năng
và tăng cường doanh số vì đa dạng khách hàng lựa chọn, Tạo ra điểm mạnh riêng
biệt và phân biệt cạnh tranh thông qua việc cung cấp sản phẩm độc đáo, đa dạng.
- Nhược điểm: Đa dạng hóa sản phẩm có thể tăng chi phí sản xuất, quản lý từ việc
nghiên cứu phát triển đến quảng cáo và quản lý tồn kho. Nếu không thực hiện
đúng cách có thể dẫn đến rủi ro khi các sản phẩm không được chấp nhận hoặc
không đạt doanh số mong đợi.
3. Chiến lược nguồn nhân lực:
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Dalat Milk tuyển dụng và phát triển một lực lượng lao
động có kỹ năng chuyên môn, kiến thức về an toàn thực phẩm.
Trong môi trường sản xuất sữa an toàn lao động và vệ sinh là yếu tố quan trọng, Dalat
Milk phải tập trung vào việc đảm bảo an toàn và vệ sinh cho nhân viên từ việc đào tạo về
quy trình đến việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ và áp dụng quy tắc vệ sinh; Tạo môi
trường làm việc tích cực, động viên và tạo cơ hội phát triển cho nhân viên.
- Ưu điểm: Bằng cách đầu tư vào đào tạo và phát triển, nhân viên có kỹ năng cao sẽ
tăng cường hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm. Tập trung vào an toàn và
vệ sinh đảm bảo giảm thiểu tai nạn lao động và giảm thiếu rủi ro liên quan đến vấn
đề an toàn thực phẩm. Môi trường làm việc tích cực sẽ tạo động lực cho nhân viên
từ đó tăng cường trách nhiệm và cam kết với công việc.
- Nhược điểm:Chi phí đào tạo khá cao, có thẻ đối mặt với rủi ro và thất bại. Có thể
gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên tài năng do sự cạnh tranh gay gắt với
doanh nghiệp khác hoặc do thị trường lao động không ổn định.
4. Chiến lược xúc tiến:
Sử dụng các hoạt động tiếp thị và quảng cáo nhằm tạo động lực tiêu dùng, tăng cường
nhận thức về thương hiệu và sản phẩm đồng thời tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.
Có thể sử dụng truyền thông như TV, mạng xã hội, LCD tại các chung cư và trường học
để đưa thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng. Quảng cáo tại các địa điểm công cộng
hoặc các sự kiện thể thao để tăng nhận thức về thương hiệu. Xây dựng các chương trình
khuyến mãi và mẫu thử để khách hàng có cơ hội trải nghiệm và hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Đồng thời tạo nội dung sáng tạo và giáo dục tạo nên giá trị cho thương hiệu.
- Ưu điểm: Tăng cường sự nhận biết và sự ưu thích với thương hiệu Dalat Milk
trong mắt người tiêu dùng, tạo động lực tiêu dùng thông qua các chương trình
khuyến mãi, mẫu thử và giúp tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường tiềm
năng.
- Nhược điểm: Chi phí quảng cáo khá cao, không chắc chắn về hiệu quả của việc
quảng cáo, có thể không thu hút sự quan tâm như kỳ vọng. Ngành công nghiệp sữa
đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi các chiến dịch quảng cáo phải
sáng tạo và đặc biệt nổi bật.

5. Chiến lược quản trị nguyên vật liệu


- Xây dựng trang trại và áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến:
+ Với mục tiêu tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn
nhập khẩu, Dalatmilk đẩy mạnh đầu tư toàn diện các trang trại qua các khía cạnh: cơ sở
vật chất và thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, lựa chọn con giống tốt được Hiệp hội
Giống bò sữa các nước chứng nhận; xây dựng quy trình chăn nuôi, thu hoạch khép kín và
được kiểm soát chặt chẽ.
-Tăng cường chất và lượng nguồn sữa bò: Chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu
bằng việc phát triển các dự án chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ nhà cung cấp chăn nuôi bò.
+ Sử dụng nguồn thức ăn chất lượng: tự trồng các loại cây xanh, bắp cỏ không thuốc,
không phân hóa học => để đảm bảo sản phẩm sữa luôn đạt chất lượng cao
+ Tận dụng chất thải từ chăn nuôi để bón vào đồng ruộng => tiết kiệm nhiều chi phí sản
xuất
+ Hộ nông dân nuôi bò sẽ được Dalatmilk hỗ trợ tiếp cận và mua giống bò chất lượng cao
được nhập khẩu từ các hãng danh tiếng trên thế giới.
+ Vinamilk tiếp tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nuôi bò sữa với
các chương trình: hỗ trợ thuốc ngừa viêm vú trên bò sữa, hỗ trợ thuốc và dụng cụ sát
trùng, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông dân.
- Ưu điểm: Bằng cách phát triển nguồn nguyên liệu nội địa và tối ưu hóa sự tận
dụng chất thải từ chăn nuôi, công ty có thể giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn nhập
khẩu và tăng độ ổn định trong nguồn cung cấp
- Nhược điểm: Chiến lược này yêu cầu quản lý và giám sát kỹ thuật chặt chẽ để
đảm bảo quy trình sản xuất và chăn nuôi diễn ra đúng quy định.

You might also like