You are on page 1of 87

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (702054)

Đề tài: DỰ ÁN KINH DOANH VỚI MÔ


HÌNH BÁN TRÀ SỮA ONLINE
MATCHA MATCHIE

Giảng viên hướng dẫn: ThS. LỪNG THỊ KIỀU OANH


Nhóm SV thực hiện: NHÓM LAZKISHOP
Ca: 3 – Thứ: 4

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ĐÁNH GHI
STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC
GIÁ CHÚ
- Viết chương 3: Triển khai
các chiến lược (3.3)
- Viết chương 5: Quy trình
vận hành và logistics
Phan Huỳnh Nhóm
1 719H0945 - Viết chương 6: Kế hoạch 100%
Tuấn Anh trưởng
tài chính
- Tổng hợp, chỉnh sửa nội
dụng và định dạng word
- Thuyết trình
- Viết chương 1: Phân tích ý
tưởng kinh doanh và cơ
hội thị trường (1.1 ->
Nguyễn
2 719H1057 1.2.4) 100%
Thoại Vy
- Thiết kế powerpoint
- Viết chương 7: Kết luận
- Thuyết trình
- Viết chương 1: Phân tích ý
tưởng kinh doanh và cơ
Phạm Kim hội thị trường (1.2.5)
3 719h0446 100%
Mỹ Ngọc - Viết chương 4: Thiết kế
website
- Thuyết trình
- Viết chương 2: Phân tích
Nguyễn Thúy thị trường (2.3 -> 2.5)
4 719h0752 100%
Quỳnh - Viết chương 3: Triển khai
các chiến lược (3.1 -> 3.2)
- Thuyết trình
- Viết chương 2: Phân tích
thị trường (2.3 -> 2.5)
Nguyễn Ngọc
5 719h0756 - Viết chương 3: Triển khai 100%
Như Thảo
các chiến lược (3.1 -> 3.2)
- Thuyết trình
- Viết chương 2: Phân tích
Nguyễn Tuấn
6 719h0854 thị trường (2.1 -> 2.2) 100%
Hiệp
- Thuyết trình
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm LAZKISHOP xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn
sâu sắc đến ThS. Lừng Thị Kiều Oanh. Cô là người đã luôn sẵn lòng hỗ trợ và hướng
dẫn tận tình cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo với đề
tài “Dự án kinh doanh với mô hình bán trà sữa online Matcha Matchie”.
Tiếp theo, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến khoa Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại học Tôn Đức Thắng vì đã tạo điều kiện cho chúng tôi được học tập và thực
hành môn học này. Khoa đã luôn sẵn sàng chia sẻ các kiến thức bổ ích cũng như chia sẻ
các kinh nghiệm tham khảo tài liệu, giúp ích không chỉ cho việc thực hiện và hoàn thành
bài báo cáo nói riêng mà còn giúp ích cho việc học tập và rèn luyện trong quá trình thực
hành tại trường Đại học Tôn Đức Thắng nói chung.
Cuối cùng, sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện thực tế, chúng tôi đã hoàn
tất bài báo cáo nhờ vào sự hướng dẫn, giúp đỡ và những kiến thức học hỏi được từ Quý
thầy cô, dẫu biết rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót do sự thiếu kinh nghiệm.
Hơn nữa, nhờ những góp ý từ Quý thầy cô, chúng tôi sẽ hoàn thành tốt hơn nữa ở những
bài báo cáo trong tương lai. Nhóm chúng tôi mong Quý thầy cô – những người luôn
quan tâm và hỗ trợ chúng tôi – luôn tràn đầy sức khỏe và sự bình an.
TẬP THỂ NHÓM LAZKISHOP XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
LỜI CAM ĐOAN

BÀI BÁO CÁO ĐƯỢC HOÀN THÀNH


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm
LAZKISHOP và được sự hướng dẫn của ThS. Lừng Thị Kiều Oanh. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, nhóm LAZKISHOP xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về nội dung bài báo cáo của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2022
Tác giả
TẬP THỂ NHÓM LAZKISHOP
(Đã ký)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG KINH DOANH - CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG ...14
1.1. Cơ hội thị trường: .............................................................................................14
1.2. Tổng quan thương hiệu: ...................................................................................16
1.2.1. Thông tin cơ bản: ......................................................................................16
1.2.2. Sơ đồ nhân sự: ...........................................................................................16
1.2.3. Tầm nhìn: ..................................................................................................16
1.2.4. Phương châm hoạt động:...........................................................................16
1.3. Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu: ....................................................17
1.3.1. Phân khúc khách hàng (Customer Segment): ...........................................17
1.3.2. Giải pháp giá trị (Value Propositions): .....................................................17
1.3.3. Kênh tiếp cận khách hàng (Channels): .....................................................18
1.3.4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationship): ........................................19
1.3.5. Dòng doanh thu (Revenue Streams): ........................................................19
1.3.6. Nguồn lực chính (Key Resources): ...........................................................20
1.3.7. Hoạt động chính (Key Activities): ............................................................20
1.3.8. Đối tác chính (Key Partnerships): .............................................................20
1.3.9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure): ................................................................20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ..................................................................22
2.1. Phân tích SWOT: .............................................................................................22
2.1.1. Điểm mạnh: ...............................................................................................22
2.1.2. Điểm yếu: ..................................................................................................23
2.1.3. Cơ hội: .......................................................................................................23
2.1.4. Thách thức: ................................................................................................23
2.2. Môi trường vĩ mô: ............................................................................................25
2.2.1. Nhân khẩu học: .........................................................................................25
2.2.2. Kinh tế: ......................................................................................................25
2.2.3. Chính trị: ...................................................................................................25
2.2.4. Công nghệ: ................................................................................................26
2.2.5. Văn hóa – xã hội: ......................................................................................26
2.2.6. Yếu tố tự nhiên: .........................................................................................27
2.3. Môi trường vi mô: ............................................................................................27
2.3.1. Nhà cung cấp: ............................................................................................27
2.3.2. Trung gian Marketing: ..............................................................................27
2.3.3. Đối thủ cạnh trạnh: ....................................................................................27
2.3.4. Khách hàng: ..............................................................................................28
2.4. Khách hàng mục tiêu: ......................................................................................28
2.5. Đối thủ cạnh tranh: ...........................................................................................29
2.5.1. Milk Tea Land - Trà sữa dinh dưỡng ........................................................29
2.5.2. Trà sữa KuBin: ..........................................................................................30
2.5.3. Trà sữa The Milktea Guy: .........................................................................31
2.6. Định vị thương hiệu: ........................................................................................31
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC .......................................................33
3.1. Chiến lược Marketing Mix (4P): .....................................................................33
3.1.1. Chiến lược sản phẩm (Product):................................................................33
3.1.2. Chiến lược giá (Price): ..............................................................................35
3.1.3. Chiến lược phân phối (Place): ...................................................................36
3.1.4. Chiến lược chiêu thị (Promotion): ............................................................36
3.2. Chiến lược Digital Marketing: .........................................................................43
3.2.1. Facebook: ..................................................................................................44
3.2.2. Influencer marketing: ................................................................................50
3.3. Chiến lược phát triển:.......................................................................................53
3.3.1. Năm thứ nhất: ............................................................................................53
3.3.2. Năm thứ hai: ..............................................................................................54
3.3.3. Năm thứ ba: ...............................................................................................56
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ WEBSITE ............................................................................57
4.1. Mục đích: .........................................................................................................57
4.2. Ý tưởng thiết kế: ..............................................................................................58
4.2.1. Những yếu tố cần có: ................................................................................58
4.2.2. Đối tượng sử dụng:....................................................................................58
4.2.3. Công cụ: ....................................................................................................58
4.2.4. Bố cục, tông màu, ảnh sản phẩm, chức năng: ...........................................59
4.2.5. Quy trình: ..................................................................................................59
4.3. Giao diện: .........................................................................................................59
4.3.1. Phần đầu website: ......................................................................................59
4.3.2. Phần giữa website: ....................................................................................60
4.3.3. Phần cuối website :....................................................................................66
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ LOGISTICS ........................................70
5.1. Nhà cung cấp: ..................................................................................................70
5.1.1. Nguyên liệu: ..............................................................................................70
5.1.2. Thiết bị, công cụ dụng cụ: .........................................................................72
5.1.3. Bao bì: .......................................................................................................74
5.2. Quy trình vận hành: .........................................................................................75
5.2.1. Quy trình đặt hàng:....................................................................................75
5.2.2. Thanh toán: ................................................................................................75
5.3. Logistics: ..........................................................................................................75
5.3.1. Hình thức vận chuyển: ..............................................................................75
5.3.2. Quy trình vận chuyển: ...............................................................................76
5.3.3. Chăm sóc khách hàng: ..............................................................................76
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH .......................................................................78
6.1. Chi phí đầu tư ban đầu: ....................................................................................78
6.2. Doanh thu dự kiến trong vòng một năm: .........................................................83
6.3. Xác định lãi, lỗ: ................................................................................................84
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN .............................................................................................86
REFERENCE ................................................................................................................87
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Ma trận SWOT ..............................................................................................24
Bảng 3.1.1: Danh mục sản phẩm của Matcha Machie ..................................................34
Bảng 3.1.2: Danh mục giá sản phẩm của Matcha Matchie ...........................................35
Bảng 3.2.1: Nội dung các bài đăng trên fanpage Facebook của Matcha Matchie từ
tháng 1-3/2022 ...............................................................................................................48
Bảng 3.2.2: Timeline và hình thức bài đăng review của KOCs và các nhóm cộng đồng
trên Facebook ................................................................................................................53
Bảng 6.1.1: Chi phí nguyên vật liệu dự kiến trong quý 1/2022 ....................................79
Bảng 6.1.2: Chi phí Marketing dự kiến trong quý 1/2022 ............................................80
Bảng 6.1.3: Ngân sách hoạt động dự kiến của Matcha Matchie trong quý 1/2022 ......82
Bảng 6.1.4: Ngân sách hoạt động dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên ....83
Bảng 6.2: Doanh thu dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên ........................84
Bảng 6.3.1: Lợi nhuận dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên .....................84
Bảng 6.3.2: Kết chuyển lãi, lỗ của Matcha Matchie trong năm đầu tiên ......................84
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.1: Mức độ nhận diện của người dân đối với trà sữa .......................................14
Hình 1.1.2: Tỉ lệ người đã từng sử dụng trà sữa............................................................15
Hình 1.1.3: Tần suất sử dụng trà sữa .............................................................................15
Hình 1.2: Sơ đồ nhân sự tại Matcha Matchie ................................................................16
Hình 1.3: Mô hình doanh thu Canvas ............................................................................17
Hình 2.5.1: Trà sữa Milk Tea Land ...............................................................................30
Hình 2.5.2: Trà sữa KuBin ............................................................................................30
Hình 2.5.3: Trà sữa Milktea Guy ...................................................................................31
Hình 2.6: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trà sữa của khách hàng ........32
Hình 3.1.1: Chương trình khuyến mãi mừng khai trương (1) .......................................37
Hình 3.1.2: Chương trình khuyến mãi mừng khai trương (2) .......................................37
Hình 3.1.3: Khuyến mãi Free Topping (1) ....................................................................38
Hình 3.1.4: Khuyến mãi Free Topping (2) ....................................................................38
Hình 3.1.5: Khuyến mãi Đồng Giá 20k .........................................................................39
Hình 3.1.6: Khuyến mãi Free Upsize ............................................................................40
Hình 3.1.7: Mẫu email Marketing của Matcha Matchie ...............................................41
Hình 3.2.1: Bảng xếp hạng những ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại
Việt Nam........................................................................................................................44
Hình 3.2.2: Ngân sách và thời gian chạy Facebook ads của Matcha Matchie ..............45
Hình 3.2.3: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Matcha Matchie khi chạy Facebook
ads ..................................................................................................................................46
Hình 3.2.4: Khoảng thời gian chạy Facebook ads của Matcha Matchie .......................47
Hình 3.2.5: KOCs hoạt động trên nền tảng TikTok ......................................................51
Hình 3.2.6: Các cộng đồng review có tiếng trên Facebook ..........................................52
Hình 3.3.1: Tổ chức Văn Học Poet17 ...........................................................................55
Hình 3.3.2: Tổ chức từ thiện HEART of the Youth ......................................................55
Hình 3.3.3: Tổ chức từ thiện Enlighten .........................................................................56
Hình 4.1: Số liệu thống kê các kênh mua sắm trực tuyến năm 2019 và 2020 ..............57
Hình 4.3.1: Phần đầu (Header) website của Matcha Matchie .......................................60
Hình 4.3.2: Banner.........................................................................................................61
Hình 4.3.3: Best Sellers .................................................................................................61
Hình 4.3.4: Blog ............................................................................................................61
Hình 4.3.5: Menu trà sữa của Matcha Matchie .............................................................62
Hình 4.3.6: Menu trà nguyên chất của Matcha Matchie ...............................................62
Hình 4.3.7: Menu trà trái cây của Matcha Matchie .......................................................63
Hình 4.3.8: Menu mojito của Matcha Matchie .............................................................63
Hình 4.3.9: Menu đá xay của Matcha Matchie .............................................................63
Hình 4.3.10: Giao diện mục “Về chúng tôi” của website .............................................64
Hình 4.3.11: Giao diện mục "Blog" của website...........................................................65
Hình 4.3.12: Giao diện thanh toán của website .............................................................66
Hình 4.3.13: Phần cuối (Footer) website của Matcha Matchie .....................................66
Hình 4.3.14: Bảng đồ điều hướng đến trụ sở của Matcha Matchie ...............................67
Hình 4.3.15: Thông tin hoạt động của Matcha Matchie ................................................67
Hình 4.3.16: Giao diện mục “Chính sách Matcha Matchie" .........................................68
Hình 4.3.17: Giao diện mục “FAQ” ..............................................................................69
Hình 5.1.1: DVP Market ...............................................................................................70
Hình 5.1.2: Bartenders' Mart Nhất Hương ....................................................................71
Hình 5.1.3: Phương Hà Shop .........................................................................................72
Hình 5.1.4: Trang mua hàng online của Meta.vn ..........................................................72
Hình 5.1.5: Trang mua hàng online của Công ty Cổ phần Viễn thông Á Châu............73
Hình 5.1.6: Chợ Dân Sinh .............................................................................................73
Hình 5.1.7: Trang mua hàng online của Bao Bì Xanh ..................................................74
Hình 5.1.8: Trang mua hàng online của Kho Nguyên Liệu Pha Chế Việt Nam ...........74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
ADS Advertising
FAQ Frequently Asked Questions
F&B Food and beverage
KOCs Key Opinion Consumer
SEO Search Engine Optimization
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG KINH DOANH - CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG
1.1. Cơ hội thị trường:
Theo nghiên cứu của Q&Me về “Trào lưu trà sữa ở Việt Nam” vào năm 2017,
73% số người được khảo sát tại Việt Nam nói rằng họ có biết về trà sữa. Con số này ở
Thành phố Hồ Chí Minh là 91%. Cũng trong khảo sát này, 91% số người được hỏi cho
biết rằng họ đã từng uống trà sữa. Tỉ lệ giới trẻ từ 15-22 và 23-29 tuổi đã từng uống trà
sữa đạt mức trung bình là 92%. Ngoài ra, 49% số người làm khảo sát uống trà sữa ít
nhất mỗi tuần một lần. Một vài con số từ cuộc khảo sát này đã cho ta thấy được rằng thị
trường trà sữa là hết sức tiềm năng. Giới trẻ, đặc biệt những người trong độ tuổi thuộc
Gen Z (15-26) ngày càng có xu hướng sử dụng trà sữa nhiều hơn các loại thức uống
được xem là “văn hóa” của Việt Nam như chè, cà phê ... Bằng chứng là cũng trong khảo
sát của Q&Me, trà sữa xếp thứ hai trong số những loại thức uống được ưa chuộng nhất
(chỉ sau smoothies). Mỗi năm có hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ ra đời trong thị trường
trà sữa đủ để ta thấy được sự hấp dẫn của thị trường này. Bên cạnh đó, một điều dễ dàng
nhận thấy là tỉ lệ người trong độ tuổi 15-26 sẽ ngày càng nhiều hơn và thị trường trà sữa
sẽ ngày càng được mở rộng ít nhất là trong 10 năm tới. Vì thế, chúng tôi quyết định thực
hiện ý tưởng kinh doanh thương hiệu trà sữa với tên gọi “Matcha Matchie”.

Hình 1.1.1: Mức độ nhận diện của người dân đối với trà sữa
Hình 1.1.2: Tỉ lệ người đã từng sử dụng trà sữa

Hình 1.1.3: Tần suất sử dụng trà sữa


1.2. Tổng quan thương hiệu:
1.2.1. Thông tin cơ bản:
Matcha Matchie là thương hiệu F&B được ra mắt vào cuối năm 2021 bởi những
bạn trẻ của team LAZKISHOP với mong muốn đem lại những sản phẩm thức uống chất
lượng. Đây sẽ là nơi cung cấp những thức uống tuy lạ mà quen với mức giá hợp lý đi
cùng với chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tuyệt vời.
1.2.2. Sơ đồ nhân sự:

MANAGER

SALE MANAGER

GRAPHIC MARKETING
SHIPPER
DESIGNER EXECUTIVE

CUSTOMER
TECHNICIAN CARE
STAFF

Hình 1.2: Sơ đồ nhân sự tại Matcha Matchie


1.2.3. Tầm nhìn:
- Xây dựng Matcha Matchie trở thành một thương hiệu đồ uống có vị trí đặc biệt
trong cộng đồng F&B Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
- Trở thành thương hiệu phân khúc trung bình – thấp tiên phong trong việc vận
dụng thương mại điện tử vào điều hành và quản lý kinh doanh.
1.2.4. Phương châm hoạt động:
Phương châm hoạt động của Matcha Matchie là: “Với mỗi sự hài lòng của khách
hàng là một thành công mới của chúng tôi”. Matcha Matchie luôn chăm chút cho “đứa
con tinh thần” với những điều hoàn hảo nhất để không phụ lòng khách hàng đã yêu
thương và tin tưởng.
1.3. Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu:

Hình 1.3: Mô hình doanh thu Canvas


1.3.1. Phân khúc khách hàng (Customer Segment):
Xác định các phân khúc khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp muốn hướng
tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường ngách (niche market), thị trường đại
chúng (mass market), thị trường phân đoạn (Segmented), thị trường hỗn hợp (multi-
sided market) ...
Phương pháp phân khúc khách hàng mà Matcha Matchie lựa chọn là thị trường
phân đoạn (Segmented) – Phân khúc khách hàng dựa trên các đặc điểm khác biệt như
nhân khẩu học, vị trí địa lý và nhu cầu khách hàng.
Matcha Matchie lựa chọn phân khúc khách hàng có độ tuổi từ 15 đến 26 sống tại
thành phố Hồ Chí Minh, có sở thích uống trà sữa nói riêng và nước uống homemade nói
chung.
1.3.2. Giải pháp giá trị (Value Propositions):
Xác định những giá trị mà Matcha Matchie mang đến cho khách hàng là điều rất
quan trọng, nó giúp Matcha Matchie cạnh tranh được với các đối thủ của mình trong
cùng phân khúc trà sữa homemade. Giá trị cốt lõi mà chúng tôi muốn mang đến chính
là tạo nên một hương vị trọn vẹn cho khách hàng khi họ lựa chọn mua hàng của chúng
tôi. Hương vị trọn vẹn này được thể hiện thông qua những dịch vụ hữu hình và vô hình
mà Matcha Matchie cung cấp.
Mỗi shipper của chúng tôi là bộ mặt của Matcha Matchie, vì thế họ sẽ được huấn
luyện kỹ càng về thái độ phục vụ. Nói cho cùng thì ngành F&B vẫn là một ngành “dịch
vụ đồ ăn và thức uống”. Vì thế, mỗi khách hàng tìm đến chúng tôi không chỉ bị hấp dẫn
bởi chất lượng của sản phẩm mà còn bởi dịch vụ chuyên nghiệp. Thêm vào đó, mỗi
shipper sẽ được trang bị một thùng giữ nhiệt nhằm giúp hương vị không thay đổi trong
suốt chặng đường vận chuyển – một tác nhân ít nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm của
khách hàng đối với lĩnh vực thức uống. Ngoài ra khi mua hàng của Matcha Matchie,
khách hàng sẽ được phục vụ một cách tận tình từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng. Chúng
tôi có một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng luôn luôn thường trực trong giờ làm
việc để phản hồi và tư vấn một cách tận tình và nhanh chóng đến khách hàng.
Những giá trị nổi trội ở trên là những nền tảng quan trọng trong quá trình xây
dựng hình ảnh của Matcha Matchie trong mắt khách hàng và làm nổi bật hơn so với vô
số những đối thủ cạnh tranh khác trong cùng phân khúc.
1.3.3. Kênh tiếp cận khách hàng (Channels):
• Mạng xã hội
Matcha Matchie chủ yếu tiếp cận khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội.
Đây là kênh giúp tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Theo thống kê của
Digital (số liệu tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở
Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn 2020-
2021, chiếm 70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu
(tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng
7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021. Với số lượng người dùng mạng
xã hội lớn như vậy là một cơ hội mà Matcha Matchie khai khác để tiếp cận và tăng độ
nhận diện thương hiệu.
Chúng tôi sẽ tập trung triển khai mạnh trên 2 kênh mạng xã hội là Facebook và
Instagram trong thời gian đầu bằng những chiến dịch Marketing như Facebook Ads, viết
review - KOCs, những bài đăng chất lượng trên Fanpage. Thông qua đó Matcha Matchie
sẽ nhanh chóng thành công trong việc xây dựng thương hiệu và trở nên quen thuộc khi
nhắc đến đồ uống handmade.
• Website
Ngoài tận dụng lợi thế từ mạng xã hội, Matcha Matchie còn triển khai trên
website. Tận dụng SEO để tăng lượt traffic cho trang web Matcha Matchie từ những bài
blog hữu ích mà Matcha Matchie xây dựng với nhiều chủ đề khác nhau như sức khỏe,
đồ uống homemade. Để khi những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm về những chủ đề
trên, họ có thể dễ dàng bắt gặp trang web của Matcha Matchie.
1.3.4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationship):
Matcha Matchie hướng đến xây dựng một mối quan hệ mang tính lâu dài và bền
vững với khách hàng của mình. Sự tương tác giữa Matcha Matchie và khách hàng sẽ
luôn được duy trì và diễn ra đều đặn thường xuyên.
Đối với những khách hàng đã mua sản phẩm từ Matcha Matchie, họ đã được cảm
nhận dịch vụ của chúng tôi từ khâu đặt đồ uống đến lúc nhận hàng. Chúng tôi sẽ luôn
có những ưu đãi khuyến khích khách hàng quay lại mua sản phẩm như feedback sản
phẩm nhận mã ưu đãi, chúc mừng sinh nhật kèm khuyến mãi thông qua email hoặc các
cuộc trò chuyện trên nền tảng mạng xã hội.
Đối với mối quan hệ tiền khách hàng. Chúng tôi tạo ra một mối quan hệ đôi bên
cùng có lợi. Matcha Matchie cho phép khách hàng đóng góp những ý kiến về dịch vụ,
bố cục, tông màu website, và những sản phẩm đồ uống thông qua những khảo sát. Điều
này giúp Matcha Matchie có thể cải tiến những dịch vụ của mình trong tương lai và giúp
khách hàng nhận được những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Cùng với đó, Matcha Matchie
sẽ tung ra những chiến dịch ưu đãi cho những khách hàng lần đầu tiên đặt hàng.
1.3.5. Dòng doanh thu (Revenue Streams):
Dòng doanh thu thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân
khúc khách hàng của mình. Hiện tại, doanh thu của Matcha Matchie hoàn toàn đến từ
việc bán sản phẩm đồ uống homemade, bao gồm cả doanh thu đến từ việc upsize hoặc
thêm topping.
1.3.6. Nguồn lực chính (Key Resources):
Nguồn lực chính mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt
động kinh doanh có thể tồn tại và tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và
phân phối, duy trì quan hệ khách hàng ... Nguồn lực chính của Matcha Matchie gồm:
- Nguồn vật lý: nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, trang thiết bị hỗ trợ pha chế, bảo
quản, vận chuyển ...
- Nguồn tri thức: thương hiệu, cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ đối tác …
- Nguồn nhân lực: quản lý và nhân viên (chăm sóc khách hàng, marketing, kỹ
thuật, shipper ...).
- Nguồn tài chính: tiền, thẻ tín dụng, chi phí mua nguyên vật liệu …
1.3.7. Hoạt động chính (Key Activities):
Các hoạt động chính của Matcha Matchie trong quá trình vận hành đó là:
- Đầu tiên chính là nghiên cứu thị trường, khách hàng và phát triển sản phẩm. Sản
phẩm của Matcha Matchie là dịch vụ và đồ uống. Đội ngũ không ngừng nghiên cứu từ
các nguồn như các trang phân tích thị trường, các dịch vụ của đối thủ khác và khảo sát
khách hàng để có thể tạo nên những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn.
- Tiếp theo là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng. Các bạn nhân viên (trong
tương lai) và đội ngũ shipper sẽ được chúng tôi huấn luyện về thái độ phục vụ và giao
tiếp với khách hàng kỹ càng, phù hợp với sự mong đợi của họ.
- Cuối cùng là triển khai các chương trình quảng cáo để thu hút được nhiều khách
hàng tiềm năng như quảng cáo Facebook ads, Instagram ads, hợp tác với KOCs ...
1.3.8. Đối tác chính (Key Partnerships):
Đối tác chính là các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc
kinh doanh được thực hiện tốt và có thể phát triển. Đối tác của Matcha Matchie bao
gồm:
- Các nhà cung cấp nguyên vật liệu sỉ, các nhà cung cấp dụng cụ pha chế, trang
thiết bị pha chế, bảo quản.
- Các KOCs, fanpage trong lĩnh vực review F&B.
1.3.9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure):
Chi phí của Matcha Matchie bao gồm:
- Chi phí cố định (Fixed Costs): chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nghiên cứu
và phát triển, chi phí vận hành nơi sản xuất (điện, nước ...)
- Chi phí biến động (Variable Costs): các chính sách chiêu thị như Digital
Marketing, khuyến mãi …
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1. Phân tích SWOT:
2.1.1. Điểm mạnh:
- Thời gian kinh doanh không hạn chế. Bất cứ khi nào khách hàng của Matcha
Matchie đều có thể đặt hàng mà không cần quan tâm giờ mở cửa. Điều này giúp chúng
tôi không bỏ lỡ nhiều đơn hàng tiềm năng vào tay đối thủ khác.
- Dịch vụ mà khách hàng được cung cấp chính là điểm khác biệt. Các đối thủ trong
cùng phân khúc hiện nay chỉ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm chất lượng và marketing
rầm rộ. Thế nhưng yếu tố cốt lõi trong lĩnh vực F&B là chất lượng dịch vụ thì lại không
được đầu tư đủ tốt. Về điểm này, Matcha Matchie tự tin rằng đội ngũ nhân viên cũng
như quy trình hoạt động của mình hoàn toàn có thể tạo nên điểm nhấn trong lòng người
tiêu dùng.
- Mức giá trung bình thấp, nguồn gốc rõ ràng. Hiện nay, việc tìm mua một ly trà
sữa với giá 15 đến 20 nghìn đồng không phải là chuyện khó. Thế nhưng, xã hội càng
phát triển, con người càng quan tâm hơn đến những loại thực phẩm mà mình đưa vào
người. Nào là nguồn gốc như thế nào? Có an toàn vệ sinh thực phẩm hay không? ... Mặt
khác, các thương hiệu lớn hiện đang niêm yết sản phẩm ở mức giá tương đối cao. Vì
thế, sản phẩm chất lượng, giá thành ở mức trung bình – thấp, nguồn gốc nguyên vật liệu
rõ ràng là những yếu tố mà chúng tôi tự tin là điểm mạnh để cạnh tranh với các đối thủ
khác.
- Thuận tiện cho khách hàng. So với những thương hiệu kinh doanh offline, khách
hàng phải tự mình đi đến cửa hàng để mua thì với mô hình kinh doanh online, khách
hàng có thể “vừa nằm vừa đặt hàng”. Vừa tiết kiệm thời gian chờ đời, vừa an toàn cho
bản thân khách hàng.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của mô hình
kinh doanh online là khách hàng hoàn toàn có thể góp ý và được hỗ trợ ngay lập tức với
đội ngũ chăm sóc khách hàng hoạt động thường xuyên. Nếu như sản phẩm hoặc dịch vụ
không đúng với cam kết, bạn hoàn toàn có thể góp ý và nhận được hỗ trợ chứ không
phải chỉ có thể ngồi than trách mà không làm được gì.
- Cung cấp nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. Việc kinh doanh
online giúp các thương hiệu không phải mất tiền thuê mặt bằng. Từ đó cho phép họ có
thể quy đổi chi phí mặt bằng thành các khuyến mãi để thu hút khách hàng.
2.1.2. Điểm yếu:
- Mức độ nhận diện thương hiệu còn thấp. Do Matcha Matchie là thương hiệu mới
gia nhập thị trường F&B nên chưa tiếp cận được nhiều người dùng.
- Khách hàng không tận mắt thấy sản phẩm thật. Từ đó gây cho họ cảm giác lo
lắng liệu rằng sản phẩm có đúng như những gì thương hiệu quảng bá hay không.
- Matcha Matchie vẫn chưa có hệ thống theo dõi shipper. Điều này khiến khách
hàng không nắm bắt được rằng shipper có đang đi ship cho mình hay không.
2.1.3. Cơ hội:
- Thị trường sẽ ngày càng được mở rộng với sự phát triển vượt bật của Internet
như hiện nay.
- Nắm bắt “cơn sóng e-commerce”. Không thể phủ nhận rằng đại dịch bùng phát
là khó khăn mà những thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh
vực F&B nói riêng phải đối mặt. Tuy nhiên, đây cũng là tiềm năng phát triển khi khách
hàng đang dần có xu hướng đặt hàng online thay vì đến tận cửa hàng để có thể đảm bảo
sức khỏe cho bản thân mình. Các thương hiệu lớn đã chuyển sang mô hình kinh doanh
dựa trên thương mại điện tử khá lâu. Thế nhưng đối với các thương hiệu ở phân khúc
giá trung bình – thấp thì hiện tại còn khá thưa thớt. Vì thế đây là cơ hội cạnh tranh không
thể nào tốt hơn đối với Matcha Matchie.
2.1.4. Thách thức:
- Chi phí rẻ, dễ thực hiện, lợi nhuận cao, không có rào cản. Điều này khiến cho
việc gia nhập thị trường tương đối dễ. Từ đó ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mức chi tiêu của người dùng giảm xuống.
Dẫn đến doanh thu cũng sẽ bị giảm.
- Tình trạng “boom” hàng càng ngày càng trở nên phổ biến.
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
Cơ hội: Thách thức:
- Thị trường ngày càng - Nhiều đối thủ cạnh
được mở rộng. tranh.
- E-commerce dần trở - Mức chi tiêu của khách
thành xu thế. hàng bị ảnh hưởng.
- Tình trạng “boom”
hàng ngày càng phổ
biến.
Điểm mạnh: S – O: S – T:
- Mức giá trung bình – - Không ngừng nghiên - Đảm bảo quy trình
thấp nhưng dịch vụ cao cứu và phát triển để phục vụ chuyên nghiệp
cấp. cho ra những sản phẩm - Cho ra mắt đa dạng ưu
- Sản phẩm chất lượng, chất lượng nhất. đãi để kích thích sức
nguồn gốc rõ ràng. mua của khách hàng
- Tiện lợi cho khách - Thu thập thông tin cụ
mua hàng. thể của khách hàng, ưu
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn. tiên hình thức thanh
toán chuyển khoản.
Điểm yếu: W – O: W – T:
- Mức độ nhận diện - Tận dụng sự phát triển - Chú ý về mặt hình thức
thương hiệu còn thấp. của mạng xã hội để sản phẩm trước khi gửi
- Khách hàng lo lắng về thực hiện các hình thức đến cho khách hàng.
chất lượng sản phẩm Marketing. - Tạo dựng sự khác biệt
do không nhìn thấy tận - Gửi hình sản phẩm về thương hiệu cho
mắt. trước khi vận chuyển khách hàng bằng cách
- Chưa có hệ thống theo cho khách hàng và cam đảm bảo thời gian giao
dõi shipper. kết việc đổi trả sản hàng. Chỉ được phép
phẩm. trễ tối đa 5 phút.
- Đầu tư phát triển hệ
thống theo dõi shipper.

2.2. Môi trường vĩ mô:


2.2.1. Nhân khẩu học:
Theo Q&Me, 20% số người trong độ tuổi từ 15-22 và 18% số người trong độ tuổi
từ 23-29 uống trà sữa với tuần suất từ 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, 24% nữ giới trong cuộc
khảo sát này cũng cho biết tần suất sử dụng trà sữa của họ ở mức 2-3 lần/tuần trong khi
con số này ở nam giới rơi vào khoảng 14%. Hơn thế nữa, theo Quỹ dân số Liên Hợp
Quốc (United Nations Population Fund), Việt Nam đang hưởng thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng” và sẽ kết thúc vào năm 2040, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm đa
số đến tới 70% dân số. Những con số trên cũng đủ để chứng minh rằng thị trường trà
sữa ở Việt Nam là hết sức tiềm năng, ít nhất là trong 10 năm tới.
2.2.2. Kinh tế:
Nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với thu nhập tăng và nhu cầu cũng theo đó tăng
lên, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Năm 2020, mặc dù trong bối cảnh
chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, quy mô kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt
mức 14 tỉ USD, đóng góp khoảng 5,2% GDP với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại
điện tử. Nhưng hiện nay nước ta vẫn là một nước đang phát triển, mức thu nhập bình
quân xấp xỉ 2.8 nghìn đô/năm (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới), với mức thu nhập
như vậy, việc chi tiêu cho một ly trà sữa 40 đến 70 nghìn là một điều khó. Vì thế, với
giá thành ở mức trung bình – thấp thì đây vẫn là lợi thế cạnh tranh mà Matcha Matchie
đang sở hữu.
2.2.3. Chính trị:
Môi trường chính trị ổn định, cùng các chính sách, nghị định đã hỗ trợ cho sự
phát triển, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp ở nước ta. Theo ông
Nguyễn Thành Phong, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 đã xác định mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính
phủ điện tử, đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỉ trọng kinh tế số trong từng
ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỉ trọng
kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Đây là tiền đề để Matcha Matchie
ngày càng có thể mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai.
2.2.4. Công nghệ:
Theo báo cáo vừa qua của WeAreSocial và Hootsuite về toàn cảnh ngành Digital,
số người sử dụng internet ở Việt Nam chiếm 70.3% tổng dân số. Năm nay cũng chứng
kiến sự gia tăng nhanh chóng của của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam với hơn 72
triệu người (chiếm 73.7% dân số), tăng 7 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái. Chính
vì vậy mà việc đặt hàng, bán hàng, quảng cáo sản phẩm trên các ứng dụng ngày càng
phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên, ngoại trừ việc tận dụng “cơn sóng” người dùng
này, Matcha Matchie cần nghiên cứu để ứng dụng thêm nhiều công nghệ trong quy trình
chế biến sản phẩm cũng như quản lý, đặt hàng để tối ưu chất lượng cũng như tối đa lợi
nhuận.
2.2.5. Văn hóa – xã hội:
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi mua hàng của
khách hàng. Văn hóa của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn chuộng việc cùng bạn bè, người
thân gặp nhau tại các hàng quán để vừa có thể nhâm nhi một chút gì đó vừa giao lưu,
trò chuyện cũng như tận hưởng không khí bên ngoài. Ngoài ra, các quán cà phê “xịn”
cũng là nơi lui tới quen thuộc của giới văn phòng cũng như học sinh sinh viên để học
tập, làm việc ... Tuy nhiên, lại một lần nữa phải nhắc đến sức ảnh hưởng quá khủng
khiếp của đại dịch Covid-19. Nó đã đủ sức làm thay đổi đi phần nào văn hóa ra đường
của người Việt Nam. Bây giờ, đa số đều chọn giải pháp “ở nhà cho lành” thay vì chọn
ra hàng quán. Mặt khác, phân khúc khách hàng yêu thích hương vị cà phê dường như
ngày càng ít đi vì giới trẻ ngày càng chuộng trà sữa hơn là những hạt cà phê đã tạo nên
thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Bằng chứng là trong khảo sát của Q&Me,
trà sữa xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng những thức uống được ưa thích nhất tại Việt Nam,
chiếm 23% (sau smoothies, chiếm 36%). Trong khi đó cà phê sữa và cà phê đen lần lượt
đứng thứ 3 (21%) và 4 (10%). Đây là thời cơ không thể nào tốt hơn để Matcha Matchie
có thể bắt đầu kinh doanh.
2.2.6. Yếu tố tự nhiên:
Một trong những thách thức về tự nhiên mà tất cả các doanh nghiệp, thương hiệu
hoạt động trong lĩnh vực F&B đang phải đối diện đó là vấn đề bảo vệ môi trường. Bởi
lẽ, ngành F&B là một trong số những ngành có mức tiêu thụ rác thải nhựa gây ô nhiễm
môi trường cao nhất, thông qua một số vật liệu như: ly nhựa, ống hút nhựa, bao ni lông
... Càng phát triển thì lượng rác thải sẽ càng nhiều thêm. Vì thế, nếu muốn tồn tại và
nhận được sự ủng hộ lâu dài thì Matcha Matchie phải tìm cách giảm thiếu tối đa hoặc
xóa sổ hoàn toàn những chất thải gây ô nhiễm môi trường trong sản phẩm và quy trình
hoạt động của mình.
2.3. Môi trường vi mô:
2.3.1. Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp luôn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh,
sản xuất. Và Matcha Matchie cũng không phải ngoại lệ. Hiện tại chúng tôi đang hợp tác
và lấy nguồn nguyên liệu từ một vài đơn vị có uy tín trong lĩnh vực trà sữa như Công ty
TNHH Đại Vạn Phát (DVP Market), Nhất Hương, Phương Hà Store và một số khu chợ
lớn ở khu vực lân cận. Ưu điểm của những đơn vị này nằm ở nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
uy tín, chất lượng, giá cả tương đối thấp, tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên
để phát triển lâu dài thì chúng tôi cần liên hệ được với các nhà máy sản xuất để có được
mức giá thấp hơn. Về vật liệu bao gồm ly nhựa, nắp, ống hút và túi đựng được mua tại
cửa hàng Bao Bì Xanh (Tân Phú) và Kho nguyên liệu pha chế Việt Nam (Tân Bình).
Trong tương lai, chúng tôi sẽ giảm thiểu tối đa số rác thải nhựa và thay thế bằng những
sản phẩm thân thiện với môi trường như ly giấy, ống hút bã mía ...
2.3.2. Trung gian Marketing:
Hiện tại Matcha Matchie đang áp dụng hình thức “giới dẫn mối”. Chúng tôi sẽ
hợp tác với những KOC có độ ảnh hưởng tương đối trong lĩnh vực “food review” như
Cao Hoàng Mẫn, Nhân Đi Ăn, Hoàng Lam Foodie ... họ sẽ trực tiếp trải nghiệm sản
phẩm và đưa ra những nhận định, đánh giá của riêng mình thông qua các video clip.
2.3.3. Đối thủ cạnh trạnh:
Hiện nay, ngành F&B nói chung và mảng trà sữa nói riêng tồn tại hàng trăm hàng
nghìn đối thủ ở mọi phân khúc giá và mô hình kinh doanh cũng như đa dạng về chủng
loại sản phẩm. Bởi lẽ kinh doanh trà sữa là lĩnh vực có tỉ suất sinh lời cao nhưng mức
độ rủi ro lại tương đối thấp vì nhu cầu sử dụng trà sữa hiện nay ngày càng tăng. Điều
này tạo ra thách thức vô cùng lớn cho Matcha Matchie khi phải làm nổi bật thương hiệu
giữa vô vàng đối thủ và chiếm được lòng tin cũng như sự yêu thích của khách hàng.
2.3.4. Khách hàng:
Matcha Matchie đang hoạt động trong hai thị trường khách hàng chính: thị trường
người tiêu thụ và thị trường người bán lại. Ở thị trường người tiêu thụ, khách hàng của
chúng tôi không giới hạn về độ tuổi. Tuy nhiên, tệp khách hàng mục tiêu sẽ là những
người trẻ thuộc thế hệ Gen Z. Những số liệu ở phần “Nhân khẩu học” đã cho thấy lý do
vì sao chúng tôi lựa chọn tệp khách hàng này. Ở thị trường người bán lại, chúng tôi hiện
đang lên kế hoạch hợp tác với các tổ chức từ thiện quy mô vừa và nhỏ do các bạn học
sinh tại các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lập nên. Các bạn sẽ bán
sản phẩm của chúng tôi để gây quỹ từ thiện và nhận được phần trăm hoa hồng theo như
thỏa thuận.
2.4. Khách hàng mục tiêu:
Trong nghiên cứu của Q&Me, 95% người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 22 đã từng
uống trà sữa. Xét theo tình hình thực tế hiện nay, với số lượng các cửa hàng trà sữa ngày
càng gia tăng cộng thêm sự phát triển các hình thức, chủng loại mới, số lượng người yêu
thích loại thức uống này chắc hẳn không hề sụt giảm.
Về mặt hành vi khách hàng khi nhắc đến hoặc lựa chọn một nơi để mua trà sữa,
họ đặc biệt quan tâm về yếu tố hương vị. Trong thâm tâm những người tiêu dùng trà sữa
từ lâu đã tạo dựng hình ảnh một thức uống để tận hưởng và giải trí là chính. Với những
đối tượng này, họ bỏ tiền ra thanh toán với tâm lý mua một món nước kèm với sự trải
nghiệm cảm giác sảng khoái mà nó đem lại.
Vì thế, đối tượng khách hàng mục tiêu mà Matcha Matchie nhắm đến sẽ có những
đặc điểm như sau:
- Giới tính: cả nam và nữ
- Nơi sinh sống: Thành phố Hồ Chí Minh
- Độ tuổi: 15-26 (gen Z)
- Nghề nghiệp: học sinh, sinh viên, đã đi làm
- Thu nhập: 500 nghìn - 10 triệu đồng/tháng
- Hành vi: yêu thích hương vị trà sữa homemade độc đáo thay vì sự phổ biến của
những hãng trà sữa có thương hiệu lớn. Khả năng chi trả cho 1 món đồ uống trong
khoảng 25 - 40 nghìn đồng
- Tâm lý: chú trọng nhất về hương vị, giá cả vừa túi tiền, nhu cầu về nguyên liệu
chất lượng, đồ uống tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian giao hàng
không quá lâu.
2.5. Đối thủ cạnh tranh:
Trà sữa được xem là một mảng kinh doanh nổi bật đối với các bạn trẻ hiện nay.
Với cuộc sống hiện đại, hầu như ai cũng đã từng một lần thử uống trà sữa. Vì vậy, ngày
càng có rất nhiều các thương hiệu trà sữa ra đời. Nhưng để có thể đứng vững trong thị
trường này, buộc doanh nghiệp kinh doanh trà sữa cần phải có đủ hai tiêu chí là giá cả
phải chăng và chất lượng phù hợp, vệ sinh môi trường. Nhưng không phải doanh nghiệp
nào cũng đáp ứng được các tiêu chí trên. Trà sữa đã có một thời gian dài bị lên án rầm
rộ vì nguyên liệu làm trà sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc độc hại có thể gây ung thư ...
Hiểu được nhu cầu của khách hàng chỉ yêu thích những món trà sữa tự nấu, topping tự
làm thế nên các quán trà sữa topping handmade được mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng
nhu cầu của các bạn trẻ. Những thương hiệu sau đây sẽ là đối thủ cạnh tranh tiêu biểu
trong số hàng trăm thương hiệu khác của Matcha Machie:
2.5.1. Milk Tea Land - Trà sữa dinh dưỡng:
Chiếm được cảm tình của giới nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên nhất phải
kể đến thương hiệu Milk Tea Land - Trà sữa dinh dưỡng. Quán trà sữa này nằm ngay
trung tâm thành phố, không gian không quá lớn nhưng khá xinh xắn, bắt mắt. Món nổi
bật ở đây socola lắc kem cheese tươi và ô long chanh đào.
Nhược điểm của Milk Tea Land chính là chỉ bán tại quán, điều này gây cản trở
với những khách hàng ở xa.
Địa chỉ: 878 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, TPHCM
Hình 2.5.1: Trà sữa Milk Tea Land
2.5.2. Trà sữa KuBin:
KuBin là một cái tên hết sức quen thuộc đối với “team mê trà sữa” tại Sài Gòn.
Trà sữa Kubin có không gian khá nhỏ nên chủ yếu bán theo hình thức take-away, buổi
tối có thêm ghế nhựa cho các bạn muốn ngồi lại. Trà của quán thơm nhẹ, trà sữa ngọt
vừa, thơm béo. Kubin có nhiều sự lựa chọn ở phần topping, nổi bật là: phô mai viên,
trân châu đen, thạch cá, thạch táo, pudding ...
Nhược điểm: Dùng ly nhựa pp mỏng, khi vận chuyển xa sẽ bị tan đá.
Địa chỉ: 35 Nguyễn Phúc Nguyên, P. 10, Quận 3, TP. HCM

Hình 2.5.2: Trà sữa KuBin


2.5.3. Trà sữa The Milktea Guy:
Quán có những món trà uống cùng với milk-foam mà các bạn đang rất yêu thích
và đặc biệt milk-foam của quán có hương vị đặc trưng, thơm béo. Chủ quán là một chàng
trai vui tính, dễ thương, chìu khách, được rất nhiều bạn gái yêu quý, vậy nên quán tuy
hơi bé nhưng lại rất đông khách và cũng làm rất nhanh, không để khách phải đợi lâu.
Với sự nhiệt tình, mến khách, ngày nào, The Milktea Guy cũng nhận được những
feedback cực đáng yêu của khách trên Instagram.

Hình 2.5.3: Trà sữa Milktea Guy


2.6. Định vị thương hiệu:
Khi so sánh với các thương hiệu trà sữa lớn hiện nay như: Gongcha, Phúc Long,
Koi Thé; thương hiệu Matcha Matchie không nằm cùng phân khúc vì thế nên không lựa
chọn các thương hiệu lớn này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Do đó, Matcha Matchie
đánh vào phân khúc rẻ đến trung bình và có đối thủ cùng phân khúc như trên - các quán
trà sữa nhỏ lẻ nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh.
Là một nhãn hàng mới thành lập, việc nghiên cứu và xem xét các tiêu chuẩn mà
khách hàng dùng để đánh giá và lựa chọn nơi mua trà sữa là một việc rất quan trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của Q&Me, họ đã đưa ra một bảng xếp hạng các yếu tố khách
hàng nghĩ đến khi nhắc đến trà sữa như sau:

Hình 2.6: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua trà sữa của khách hàng
Rõ ràng thấy được rằng “hương vị” nắm giữ vị trí đầu tiên. Kèm theo một số cuộc
khảo sát qua điện thoại mà nhóm thực hiện với những đối tượng khách hàng mục tiêu,
và cho ra kết quả cũng tương tự như vậy, nhóm chúng tôi có cơ sở định vị thương hiệu
sẽ chú trọng đến hương vị sản phẩm nhằm đáp ứng cho khách hàng là một trong những
điều quan trọng nhất, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến vấn đề giá thành sản phẩm, vận
chuyển, chăm sóc khách hàng.
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC
3.1. Chiến lược Marketing Mix (4P):
3.1.1. Chiến lược sản phẩm (Product):
Matcha Matchie có 6 dòng sản phẩm khác nhau: trà sữa, trà nguyên chất, trà trái
cây, đá xay, mojito, topping; nhằm phục vụ được tối đa nhu cầu giải khát của khách
hàng. Tuy nhiên, trà sữa sẽ là dòng sản phẩm được tập trung nhiều nhất và trong quá
trình phát triển, dựa theo nhu cầu khách hàng, Matcha Matchie sẽ đưa ra các hương vị
mới độc đáo hơn.
Quy trình chế biến sẽ vô cùng nghiêm ngặt trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn
nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Vì là thương hiệu nhỏ nên dễ dàng
kiểm soát được nguồn và chất lượng nguyên liệu, chính những “founder” sẽ tự tay kiểm
tra và kiểm soát chặt chẽ, hơn nữa, hạn chế tối đa các chất tạo ngọt, tạo hương hóa học
là điều cần chú trọng trong thời kì hiện nay.
Bảng 3.1.1: Danh mục sản phẩm của Matcha Machie

Chiều rộng sản phẩm

Trà
Trà sữa nguyên Trà trái cây Mojito Đá xay Topping
chất
- Trà sữa - Trà - Trà đào - Dâu - Chocolate - Trân châu
Oolong đen - Trà vải tây - Matcha đen
- Trà sữa - Trà - Trà kiwi - Việt - Cà phê - Trân châu
gạo rang xanh - Trà cam quất - Chanh trắng
- Trà sữa - Trà bưởi - Phúc - Pudding
dâu Oolong - Trà cam bồn tử trứng
- Trà sữa - Trà chanh - Chanh - Sương
khoai thiết dây dây sáo
Chiều dài sản phẩm

môn quan - Trà cam - Milkfoam


- Trà sữa âm đào dâu
chocolate - Trà trái
- Trà sữa cây nhiệt
matcha đới
đậu đỏ
- Trà sữa
Hokkaido
- Hồng trà
sữa
- Sữa tươi
trân châu
đường
đen
3.1.2. Chiến lược giá (Price):
Theo góc nhìn chung của các nhà kinh tế học, giá – được định nghĩa là một loại
chi phí mà con người ta phải bỏ ra để mua một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó,
hay nói đơn giản hơn, giá về cơ bản là số lượng tiền mà người mua cần phải chi trả cho
hàng hoá, dịch vụ đó. Và dưới góc nhìn đặc trưng của những người làm Marketing, giá
là một yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số quan trọng của Marketing Mix quyết định
lợi nhuận và sự tồn tại của một doanh nghiệp, trong khi tất cả những biến số khác chỉ
sinh ra đầu tư và chi phí.
Việc định giá (Pricing) được xem là đóng vai trò quan trọng nhất và là chữ P duy
nhất đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận trong chiến lược Marketing Mix, bên cạnh
các yếu tố khác bao gồm Product (sản phẩm), Place (địa điểm) và Promotion (quảng
bá). Đây chính là các yếu tố mang tính chất định hướng và quyết định hoạt động
Marketing của một thương hiệu hay một doanh nghiệp.
Có thể nói, thị trường trà sữa ở Việt Nam được phân thành rất nhiều phân khúc.
Ở bất kỳ phân khúc nào cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Tuy nhiên, chúng
tôi nhận thấy rằng phân khúc giá từ 20 – 40 nghìn đồng cho một ly trà sữa ở riêng địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn là một khoảng trống có thể khai thác. Vì thế chúng
tôi quyết định đưa ra mức giá như sau:
Bảng 3.1.2: Danh mục giá sản phẩm của Matcha Matchie
STT Dòng sản phẩm Mức giá dao động

1 Trà sữa 20,000 - 38,000 đồng


2 Trà nguyên chất 15,000 – 20,000 đồng

3 Trà trái cây 28,000 – 34,000 đồng

4 Đá xay 25,000 – 38,000 đồng


5 Mojito 25,000 đồng

6 Topping 5,000 – 8,000 đồng


Theo số liệu về giá thành bên trên, Matcha Matchie hiện đang ở phân khúc trung
bình – thấp, đảm bảo không quá 40,000 đồng một sản phẩm nhưng hoàn toàn có thể
cạnh tranh về hương vị với các thương hiệu giá cao.
3.1.3. Chiến lược phân phối (Place):
Hiện tại, Matcha Matchie lựa chọn cho mình chiến lược phân phối trực tiếp,
không thông qua bất kì một nhà bán lẻ nào khác ngoài những nơi cung cấp nguyên vật
liệu. Trong khoảng thời gian xây dựng thương hiệu này, chúng tôi sẽ tận dụng đội ngũ
shipper của riêng mình mang tên “Chichi Delivery” dựa trên nguồn cảm hứng từ thương
hiệu The Coffee House. Mong muốn của chúng tôi đó là “để hạnh phúc được tạo ra và
lan tỏa đến tất cả mọi người” cùng với phương châm “1 ly cũng giao”.
Khác với các công ty phụ thuộc nhiều vào đại lý, nhà bán buôn thì với một thương
hiệu trong lĩnh vực F&B, chiến lược địa điểm vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của nhà
hoạch định là phải làm sao để giảm bớt các cản trở, và gia tăng các động lực, trợ lực cho
khách hàng, dẫn tới hành vi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm bắt được những
điều này, chúng tôi đã đặt trụ sở của Matcha Matchie trên một trong những con đường
huyết mạch của Sài Gòn – Nguyễn Hữu Thọ.
Mặc dù website và mạng xã hội (facebook và instagram) vẫn sẽ là kênh phân
phối chính của Matcha Matchie, tuy nhiên với vị trí đắc địa ở Quận 7, Matcha Matchie
có thể tận dụng tệp khách mua hàng trực tiếp lớn trong tương lai nếu mở cửa hàng vật
lý. Đa số nguồn khách hàng sẽ là học sinh, sinh viên của các trường như Đại học Tôn
Đức Thắng, Tiểu học-THCS-THPT VSTAR, RMIT, THPT Tân Phong ... Ngoài ra còn
có các chung cư như Sunrise City View, Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh Gia Lai ...
3.1.4. Chiến lược chiêu thị (Promotion):
a) Khuyến mãi:
Các mã giảm giá, chương trình khuyến mãi luôn là phương thức hiệu quả để thu
hút khách hàng. Để khuyến khích họ mua hàng, Matcha Matchie đưa ra voucher giảm
giá 20% (tối đa 30k) cho đơn đặt hàng đầu tiên. Đặc biệt, chúng tôi sẽ áp khuyến mãi
freeship trong tuần đầu tiên mở bán.
Hình 3.1.2: Chương trình khuyến mãi mừng khai trương (1)

Hình 3.1.1: Chương trình khuyến mãi mừng khai trương (2)
Đồng thời để giữ chân khách hàng, chúng tôi cũng đã lên ý tưởng và chuẩn bị
cho ra mắt rất nhiều chương trình khuyến mãi trong thời gian sắp tới:
• Free topping (7/1/2022 và 26/1/2022):
Đối với các tín đồ trà sữa, chẳng còn gì sảng khoái bằng một ly trà sữa được lấp
đầy topping như trân châu, bánh pudding, các loại thạch... Vì thế việc được miễn phí
topping sẽ khiến khách hàng này thường xuyên nhớ đến Matcha Matchie hơn. Tuy nhiên
mỗi ly chỉ được thêm tối ba loại hoặc ba lần cho một loại miễn phí. Điều này giúp tránh
được việc khách hàng chỉ mua một ly nhưng lại mua rất nhiều topping gây ảnh hưởng
đến chi phí.

Hình 3.1.3: Khuyến mãi Free Topping (1)

Hình 3.1.4: Khuyến mãi Free Topping (2)


• Đồng giá 20k (14/2/2022 và 28/2/2022):
Đồng giá là chương trình khuyến mãi được khách hàng yêu thích. Về bản chất,
hình thức này cũng tương tự như giảm giá nó có sự ảnh hưởng lớn hơn lên khách hàng
khi họ có thể mua những sản phẩm giá cao hơn với mức giá thấp hơn mà không cần phải
lăn tăn về chuyện “tại sao chỗ này lại giảm giá? Phải chăng sản phẩm quá tệ không ai
mua nên phải giảm giá?”. Mặt khác, cách nói “đồng giá” cũng tạo nên sự mới mẻ trong
nhận thức của khách hàng.

Hình 3.1.5: Khuyến mãi Đồng Giá 20k


• Miễn phí upsize (Thứ 3 hàng tuần từ ngày 1/3/2022 đến 29/3/2022):
Rất nhiều người có thói quen khi uống trà sữa sẽ suy nghĩ nếu mua size L sẽ được
uống thỏa thích nhưng thế thì phải tốn thêm một khoảng tiền. Trong khi size S hoặc M
của 1 ly có thể cho ta cảm nhận được hương vị của loại nước uống rồi. Hiểu được tâm
lý đó mà hình thức khuyến mãi “miễn phí upsize” xuất hiện, để làm cho khách cảm thấy
“hời” hơn bình thường, tạo cho họ sự vui vẻ, ấn tượng tốt về thương hiệu. Chương trình
này cực kì có lợi với các quán trà sữa có thể mạnh là hương vị thức uống mà trong khi
chi phí cho việc upsize cũng không quá đáng kể.

Hình 3.1.6: Khuyến mãi Free Upsize


Ngoài ra, để giữ chân khách hàng cũ và giúp quảng bá thêm về thương hiệu chỉ
với chi phí thấp, chúng tôi còn cung cấp voucher giảm 5% trên tổng giá trị đơn hàng cho
lần đặt tiếp theo nếu khách hàng giới thiệu Matcha Matchie với mọi người bằng cách sử
dụng Facebook Story và Instagram Story.
b) Marketing trực tiếp:
Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông
tin bán hàng hoặc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn.
Mỗi email được gửi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại có thể coi là
email marketing. Khi thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo sản phẩm, email
marketing là một phương thức quảng cáo rất hữu ích. Với hình thức này, Matcha
Matchie sẽ thực hiện như sau:
Khi khách hàng mua hàng trên website của Matcha Matchie, khách hàng sẽ thấy
ở phía cuối của website có phần “Nhận ưu đãi từ cửa hàng”. Khi đó, khách hàng sẽ điền
email của mình vào khung đó. Từ đó, Matcha Matchie sẽ thu thập được mail của khách
hàng, và sau đó gửi mail cho họ về những ưu đãi một cách sớm nhất. Cụ thể, email
marketing của Matcha Matchie sẽ theo mẫu sau:

Hình 3.1.7: Mẫu email Marketing của Matcha Matchie


c) Quảng cáo:
Đối với một trang web điện tử, việc quảng cáo truyền thống (như phát tờ rơi, dán
poster,…) sẽ không mang lại hiệu quả cao. Do đó Matcha Matchie tập trung vào việc
quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Chúng tôi tập trung vào nền tảng chính là
Facebook qua việc thiết lập Fanpage để đăng tải các bài viết, hình ảnh sống động,
logo,… để quảng bá website rộng rãi hơn. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung vào các chiến
dịch chạy Facebook Ads để tăng độ nhận diện thương hiệu và lượt tương tác, cũng như
các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ liên kết với hội nhóm
chuyên review như Thánh Rì viu, Địa điểm ăn uống, Sài Gòn ơi, ăn gì?... để giới thiệu,
quảng cáo về Matcha Matchie.
d) Quan hệ công chúng:
Để chạm đến khách hàng một cách khách quan nhất, chúng ta có thể thông qua
các Influencers, KOLs để kích thích nhận thức của khách hàng về sản phẩm của Matcha
Matchie. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn hợp tác với các KOLs, chúng tôi lựa chọn hợp tác
với các KOCs – một phương thức marketing đang và sẽ là xu hướng trong tương lai.
KOCs (Key Opinion Consumers) về mặt lý thuyết, là người tiêu dùng chủ chốt.
Trong khi các KOLs đòi hỏi có kiến thức sâu và chuyên môn để dẫn dắt người dùng thì
KOCs lại xuất phát gốc là 1 người khách hàng và có cái đánh giá chủ quan của một
người tiêu dùng thực sự. Hai nền tảng làm việc chính của KOC thường là TikTok dưới
dạng video ngắn hoặc cộng đồng review trên Facebook dưới dạng post. Mặc dù sở hữu
lượng người theo dõi nhỏ nhưng KOC có tác động mạnh mẽ đến quá trình ra quyết định
của chính tệp theo dõi này nhờ nội dung gần gũi, đáng tin cậy.
Tiêu chí chọn lựa một KOC sẽ dựa trên những yếu tố sau:
1. Độ phủ (Reach):
Độ phủ (Reach) là một tiêu chí được đo lường dựa trên số lượng người theo dõi
của KOCs. Đây được xem là điều đầu tiên cần quan tâm. Độ phủ càng lớn sẽ càng tạo
ra được cơ hội, vì với độ bao phủ rộng của KOCs, chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận đến lượng khách hàng mục tiêu mà Matcha Matchie đang hướng đến.
2. Sự liên quan (Relevance):
Sự liên quan là mức độ tương đồng của hình ảnh Matcha Matchie với định vị cá
nhân của KOCs. Giữa KOCs và Matcha Matchie cần phải có điểm chung phù hợp, để
tạo nên sự gắn kết mang đến niềm tin cho sản phẩm được quảng bá. Mức độ phù hợp
của thương hiệu với KOCs có thể được đánh giá qua: Thông tin cơ bản, nhân khẩu học,
thương hiệu cá nhân, các chủ đề được cập nhật thường xuyên hay sự quan tâm của người
theo dõi đối với KOCs …
3. Mức độ tác động đến người tiêu dùng (Resonance)
KOCs tạo được những tương tác tích cực đến người theo dõi thông qua chủ đề
mà họ cập nhật, dẫn đến các hành vi như chia sẻ sản phẩm thì được xem là một KOC có
mức độ ảnh hưởng cao đến lượng người theo dõi. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng
đối với Matcha Matchie, KOCs có thể làm được điều đó tốt, sẽ dễ dàng hơn cho doanh
nghiệp truyền tải thông điệp của sản phẩm. Thông qua đó hướng người theo dõi đến
những sản phẩm của Matcha Matchie.
Mục tiêu cần đạt của các hình thức quảng cáo bao giờ cũng là bán được nhiều
hàng để doanh thu tăng cao, mở rộng thương hiệu cho nhiều người dùng biết tới. KOCs
Marketing cũng không ngoại lệ, so với phương thức quảng cáo truyền thống như in ấn
tờ rơi hay hình thức marketing nhờ chạy quảng cáo trên Facebook hay Google thì quảng
cáo dựa vào KOCs giúp cho việc PR thương hiệu nhanh hơn. Chỉ với một video review
cho một sản phẩm, cũng làm cho người dùng hứng thú, tò mò và muốn sử dụng đó là vì
lòng tin của người hâm mộ với KOCs này. KOCs có khả năng thuyết phục khách hàng
khiến họ thay đổi suy nghĩ và chuyển đổi hành vi mua hàng, chính vì thế doanh thu của
doanh nghiệp sẽ tăng lên.
3.2. Chiến lược Digital Marketing:
Đối với bất kì một thương hiệu kinh doanh nào thì tăng trưởng doanh thu và
doanh số luôn có mặt trong các mục tiêu đề ra ban đầu. Do quá trình chuẩn bị đã hao
tốn một lượng chi phí không nhỏ nên mục tiêu này sẽ đảm bảo dự án có thể tồn tại và
có khả năng hoàn vốn cao, đây cũng là động lực chính thúc đẩy các yếu tố còn lại hoạt
động hiệu quả nhất. Bản thân chúng tôi là “ma mới” trong thị trường trà sữa với số lượng
đối thủ vô cùng nhiều và không ngừng tăng trưởng. Vì thế, tăng độ nhận diện thương
hiệu Matcha Matchie sẽ giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí người dùng mục tiêu hơn
cũng như tạo ra điểm phân biệt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác. Với kênh phân
phối chính là website, hay còn được gọi là “bộ mặt” của thương hiệu, việc tăng số lượng
người tham quan website sẽ củng cố mức độ nhận diện thương hiệu cũng như đảm bảo
mọi đối tượng khách hàng đang được nhắm đến đều có cái nhìn trực quan, sinh động
nhất về sản phẩm và dịch vụ của Matcha Matchie.
Sau quá trình tìm hiểu thực tế và khảo sát một số đối tượng khách hàng mục tiêu,
nhóm chúng tôi đã nhận thấy khách hàng rất đề cao hương vị và giá thành. Giữa việc
chọn lựa giữa thương hiệu lớn, lâu đời và thương hiệu nhỏ, mới thành lập thì giá cả sẽ
là yếu tố chênh lệch nhất, tuy nhiên khi được hỏi đến “vì sao chọn thương hiệu lớn?”,
câu trả lời nhiều nhất sẽ là do giá trị thương hiệu và sự thỏa mãn khi check-in. Điều họ
mong muốn ẩn sâu đó là sở hữu một món nước vừa ngon, vừa phù hợp túi tiền nhưng
cũng phải đầu tư về bao bì, bởi vì bản chất trà sữa là một món để thưởng thức mang tính
“vui là chính” và có giá trị tinh thần khá lớn, phải đáp ứng được cả hai nhu cầu trên.
Từ đó, chúng tôi đưa ra insight “Matcha Matchie vị ngon hợp ví”, kết hợp từ hai
nhu cầu chính yếu nhất là hương vị và giá cả, nhằm truyền tải giá trị thương hiệu mà
Matcha Matchie hướng đến.
3.2.1. Facebook ads:
Vì lí do Matcha Matchie là một thương hiệu mới, nên nhóm chúng tôi sẽ sử dụng
công cụ Facebook Ads để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Lí do chúng tôi tập trung vào
nền tảng facebook vì trên toàn thế giới chung và Việt Nam nói riêng, Facebook luôn
nằm ở top đầu các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất. Với số liệu từ báo cáo của We
are social vào tháng 1 năm 2021, có thể thấy rằng đến 91,7% người dùng trong độ tuổi
từ 16 đến 64 sử dụng Facebook trong tháng vừa qua.

Hình 3.2.1: Bảng xếp hạng những ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại
Việt Nam
Trên cơ sở đó, nhóm lựa chọn hình thức chạy Facebook Ads nhằm tối đa hóa số
người dùng mục tiêu có thể tiếp cận, cũng như tiết kiệm chi phí nhất có thể (do chỉ chạy
quảng cáo trên một nền tảng). Quảng cáo Facebook sẽ được thiết lập nhằm tăng độ tiếp
cận và lượt xem website Matcha Matchie, do kênh phân phối chính là qua website nên
mọi hoạt động quảng cáo, phát triển fanpage, content đều sẽ dẫn về một địa điểm đó là
website. Với chi phí đặt ra là 5,000,000 đồng cho 3 tháng chạy quảng cáo, mục tiêu tổng
quan cho Facebook Ads đem về: 324,000 lượt tiếp cận và 4,770 lượt xem website.

Hình 3.2.2: Ngân sách và thời gian chạy Facebook ads của Matcha Matchie
Facebook Ads cũng thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu chứ không quảng
cáo tràn lan đến mọi đối tượng vì sẽ gây lãng phí ngân sách mà không đem lại hiệu quả.
Như đã phân tích bên trên, nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có độ tuổi từ 15 đến 26 và hiện
đang sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hình 3.2.3: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Matcha Matchie khi chạy
Facebook ads
Khoảng thời gian lựa chọn để chạy quảng cáo sẽ có hai khung giờ: 9 giờ đến 11
giờ, và 16 giờ đến 19 giờ. Hai khung giờ này chủ yếu sẽ rơi vào khoảng nghĩ giữa giờ,
giờ nghỉ trưa và khoảng xế chiều của khách hàng mục tiêu, họ có xu hướng lướt mạng
xã hội để tìm thứ gì đó nhâm nhi bên cạnh việc giải trí, dựa theo đặc điểm đó, nhóm
chọn hai khung giờ này cho tất cả các ngày trong tuần với mục tiêu sẽ đánh trúng thời
điểm và tâm lý khách hàng đang muốn lựa chọn một món thức uống.
Hình 3.2.4: Khoảng thời gian chạy Facebook ads của Matcha Matchie
Các nội dung đăng trên fanpage Facebook của Matcha Matchie sẽ được thể hiện
chi tiết qua bảng bên dưới:
Bảng 3.2.1: Nội dung các bài đăng trên fanpage Facebook của Matcha Matchie từ
tháng 1-3/2022
Tháng Tháng Tháng
STT Nội dung Mục đích
1/2021 2/2021 3/2021
Tổ chức, sắp xếp các
bài đăng hợp lí, quản lý
Phát triển và quảng cáo hiệu quả,
1 Xuyên suốt
quản lí fanpage giải đáp trực tiếp với
khách hàng thông qua
tin nhắn
Tăng độ tiếp cận khách
hàng mục tiêu, tăng
lượt đến website nhằm
Chạy quảng khiến khách hàng biết
2 cáo dẫn đến Xuyên suốt được các sản phẩm của
website Matcha Matchie một
cách nhanh chóng và
tiện lợi cho việc đặt
hàng
Giúp khách hàng khi
Bài đăng giới vào Page biết được
4 bài/ 4
3 thiệu về 1 bài 1 bài Matcha Matchie là gì,
tuần
thương hiệu ở đâu, cung cấp dịch vụ

Giới thiệu chi tiết tất cả
Bài đăng giới
đồ uống của Matcha
thiệu về sản
4 3 bài/ tuần, liên tục trong 12 tuần Matchie hoặc các loại
phẩm, hương
đồ uống mới trong quá
vị sản phẩm
trình hoạt động ngay
trên Page, giúp khách
hàng có cái nhìn chi
tiết hơn, dễ dàng hơn
cho quá trình cân nhắc
trước khi order
Giúp khách hàng biết
rõ cách đặt hàng, cách
Bài đăng 2 bài cách xử lý những vấn đề
5 hướng dẫn đặt nhau 1 1 bài 1 bài diễn ra trong quá trình
hàng tuần đặt hàng. Điều này thể
hiện sự chu đáo của
Matcha Matchie
Thương hiệu tập trung
vào hương vị ngon,
nguyên liệu sạch,
Bài đăng về những bài đăng cung
6 các nguyên 2 bài/ tuần, liên tục trong 12 tuần cấp kiến thức về sức
liệu nổi bật khỏe của các loại
nguyên liệu sẽ tạo sự
yên tâm cho khách
hàng
Tăng sự uy tính của
Đăng feedback thương hiệu cho khách
của khách hàng 10 15 20 hàng mới và duy trì
7 qua Facebook feedback/ feedback/ feedback/ khách cũ từ việc thu
và Instagram ngày ngày ngày thập ý kiến phản hồi từ
Story khách hàng đã mua
trước đó
Tăng sự tương tác và
Chia sẻ bài
nhận diện thương hiệu
8 review của 2 bài chia sẻ mỗi tuần
từ những nguồn review
KOCs
trả phí
1
minigame 1
vào ngày minigame 1
Tết vào Lễ minigame
Dương Tình vào 8/3.
Lịch. Nhân. Tặng 10
Tặng 10 Tặng 5 voucher Tăng tương tác cho
Thực hiện các
voucher voucher "Beauty" page cũng như tạo các
9 chương trình
"New "Sweet giảm ưu đãi thú vị cho khách
Minigame
Year" Couple" 20,000 hàng
giảm giảm đồng cho
11,000 50% tối thức uống
đồng cho đa 30k có màu
1 thức khi mua 2 hồng
uống bất ly

Đăng bài về
chương trình Thông báo đến khách
10 giảm giá, miễn 1 bài/ tuần liên tục trong 12 tuần hàng những ưu đãi có
phí vận chuyển thể sử dụng
hiện hành

3.2.2. Influencer marketing:


Như đã đề cập ở phần trên, Matcha Matchie sẽ chú trọng hợp tác với KOCs để
giúp quảng bá thương hiệu đến nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hợp
tác với các cộng đồng chuyên về review đồ ăn thức uống khá có tiếng trên nền tảng
Facebook.
• TikTok: Hoàng Lam Foodie, Canquetsaigon, Nhân Đi Ăn, Cao Hoàng Mẫn.

Hình 3.2.5: KOCs hoạt động trên nền tảng TikTok


Có được sự quảng bá, giới thiệu và góp ý của họ sẽ ghi được điểm cộng trong
tiềm thức của khách hàng. Đồng thời vì đây là những người có kinh nghiệm, họ sẽ chỉ
ra được những ưu và nhược điểm của Matcha Matchie có thể chỉnh sửa, thay đổi để hoàn
thiện hơn.
• Cộng đồng Facebook: Thánh Rì viu, Địa điểm ăn uống, Sài Gòn ơi, ăn gì?, Thợ
săn Sài Gòn.
Hình 3.2.6: Các cộng đồng review có tiếng trên Facebook
Matcha Matchie chọn các cộng đồng Facebook review đồ ăn vì hiện nay, các
cộng đồng này đã và đang được quan tâm chú ý với lỗi văn hóm hỉnh, hài hước, review
chân thực, hình ảnh bắt mắt, nội dung chi tiết, mang lại các giá trị và lợi ích cho khách
hàng trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ sử dụng. Qua các kênh này, Matcha
Matchie có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của khách hàng, cũng như các ý kiến
trải nghiệm, đóng góp để phát triển và hoàn thiện hơn. Nội dung chính của các bài đăng
là sẽ tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm và các “deal” hiện có của Matcha Matchie
mang lại cho khách hàng.
Cụ thể, timeline cho việc đăng bài sẽ như sau:
Bảng 3.2.2: Timeline và hình thức bài đăng review của KOCs và các nhóm cộng đồng
trên Facebook

3.3. Chiến lược phát triển:


3.3.1. Năm thứ nhất:
Đối với một thương hiệu trà sữa online, khoảng thời gian ba tháng đầu được coi
là khoảng thời gian sống còn. Nếu sau ba tháng này, tình hình kinh doanh không khả
quan thì rất khó để có thể hồi sinh. Vì thế, trong khoảng thời gian này, chúng tôi sẽ tập
trung đánh mạnh vào mảng digital marketing thông qua Facebook ads, KOCs marketing
và quảng bá thông qua Facebook cũng như Instagram Story của khách hàng. Mặt khác,
để tăng độ nhận diện thương hiệu và khuyến khích mua hàng, chúng tôi sẽ áp dụng liên
tục những phương thức khuyến mãi để nêu ở trên và thêm nhiều ưu đãi khác. Bên cạnh
đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu để tạo ra thêm những sản phẩm bắt kịp với xu hướng hoặc
tạo ra một xu hướng trà sữa mới.
Khoảng thời gian từ tháng thứ tư cho đến cột mốc một năm thành lập, chúng tôi
sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm thức uống tốt cho sức khỏe bên cạnh những
sản phẩm chủ chốt để có thể ra mắt trong dịp kỉ niệm một năm thành lập của Matcha
Matchie. Điều này giúp chúng tôi thu hút được tệp khách hàng có lối sống lành mạnh
và đây cũng là cách để tạo nên sự khác biệt của Matcha Matchie so với những thương
hiệu khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm kiếm thêm những nhà cung cấp nguyên vật liệu
khác với mức giá cạnh tranh hơn để có thể dễ dàng cho việc đưa ra những chương trình
khuyến mãi thu hút thêm khách hàng. Không những thế, chúng tôi sẽ từng bước giảm
thiểu rác thải nhựa bằng những vật liệu thay thế như túi giấy, ống hút bã mía, chai thủy
tinh ... Đây là hướng đi có thể coi là “một mũi tên trúng hai đích” khi người tiêu dùng
Việt Nam ngày càng chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường cũng như chúng tôi có thể
áp dụng hình thức đổi vỏ chai lấy sản phẩm. Điều này phần nào giúp tiết kiệm chi phí
và tăng sức mua của khách hàng. Đương nhiên việc chạy Facebook ads vẫn được duy
trì với khoảng chi được tính toán lại cho phù hợp với mong muốn của chúng tôi.
3.3.2. Năm thứ hai:
Trong năm thứ hai tồn tại trên thị trường F&B, ngoài việc tiếp tục phát triển sản
phẩm và tung ra các chương trình khuyến mãi độc đáo, chúng tôi sẽ quay trở lại với
phương thức KOCs marketing. Sau một khoảng thời gian để mọi thứ trôi theo quy luật
tự nhiên thì đây là khoảng thời gian hợp lý để các KOCs có thể gợi lại thương hiệu
Matcha Matchie đối với những người theo dõi họ. Ngoài việc nhắc lại thương hiệu, họ
có thể giúp chúng tôi quảng bá về các sản phẩm tốt cho sức khỏe cũng như việc chuyển
sang những dụng cụ thân thiện với môi trường. Tái kết hợp hai phương thức KOCs và
chạy quảng cáo qua Facebook được kỳ vọng sẽ giúp chúng tôi đạt được lượt tương tác
khủng, từ đó kéo theo lượt mua tăng mạnh ít nhất là trong quý đầu tiên của năm thứ hai
kinh doanh.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ hướng tới việc hợp tác với các tổ chức từ thiện vừa và nhỏ
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do các bạn học sinh THPT lập nên. Các bạn sẽ bán
sản phẩm của chúng tôi như một cách gây quỹ và tiền hoa hồng sẽ được chuyển lại sau
khi hết thời gian hợp tác tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa hai bên. Đây vừa là cơ hội để
chúng tôi quảng bá thương hiệu của mình vừa là cách để chúng tôi có thể bán thêm sản
phẩm bên cạnh những kênh buôn bán hiện có. Mặt khác, đây cũng là hình thức để chúng
tôi san sẻ với các hoàn cảnh khó khăn thông qua việc “collab” cùng các bạn trẻ đầy nhiệt
huyết. Nó sẽ mang tới một cú hích lớn đối với thương hiệu Matcha Matchie trên thị
trường trà sữa. Vậy hình thức này có khả thi hay không? Xin thưa hoàn toàn khả thi.
Thế hệ Gen Z hiện nay cực kì tài năng, nhiệt huyết và cộng thêm tư duy về cộng đồng
của họ rất cao nên càng ngày càng có nhiều tổ chức từ thiện vừa và nhỏ ra đời với sự
đứng đầu của các bạn học sinh cấp 3. Chúng tôi xin đưa ra vài cái tên tiêu biểu mà
Matcha Matchie đang lên kế hoạch để có thể cộng tác trong tương lai:
• Poet17 (7,780 likes; 8,135 followers)

Hình 3.3.1: Tổ chức Văn Học Poet17


• HEART of the Youth (5,143 likes; 5,305 followers)

Hình 3.3.2: Tổ chức từ thiện HEART of the Youth


• Enlighten (3,579 likes; 3,676 followers)
Hình 3.3.3: Tổ chức từ thiện Enlighten
Ngoài ra, chúng tôi sẽ lên kế hoạch mở cửa hàng vật lý đầu tiên trong khoảng
thời gian cuối năm thứ hai. Điều này giúp chúng tôi tận dụng được lợi thế về vị trí đắc
địa để có thể gia tăng doanh thu bên cạnh những kênh bán hàng online.
3.3.3. Năm thứ ba:
Chúng tôi nhận thấy, đây là thời điểm thích hợp để mở rộng phát triển kinh doanh.
Vì thế chúng tôi sẽ ưu tiên mở thêm từ 2-3 cửa hàng vật lý để tăng độ nhận diện thương
hiệu cũng như tăng doanh thu. Mặt khác, chúng tôi sẽ chuyển dần việc nhập nguyên liệu
từ các trung gian sang nhập nguyên liệu thẳng từ nhà máy sản xuất cũng như thu mua
hoa quả tại vườn để giảm thiểu tối đa chi phí cũng như tránh những rủi ro tăng giá từ
các trung gian. Chúng tôi cũng sẽ tính đến việc hợp tác với các sàn thương mại điện tử
lớn để có thể tối đa hóa doanh thu của Matcha Matchie sau khoảng thời gian xây dựng
thương hiệu.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ WEBSITE
4.1. Mục đích:
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi thói quen mua sắm
của người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất, đặc biệt nó càng được thể hiện rõ khi đại
dịch COVID - 19 bùng nổ trên toàn cầu. Theo số liệu thống kế của Cục Thương mại
điện từ và Kinh tế số cho thấy người tiêu dùng ở Việt Nam đã chuyển dịch từ mua sắm
trực tiếp (xu hướng mua hàng được nhiều người ưa chuộng trước đây) tại cửa hàng vật
lý sang mua sắm trên các website, sàn giao dịch thương mại điện tử, cụ thể vào năm
2019 đạt mức 52% và tăng mạnh đến 74%.

Hình 4.1: Số liệu thống kê các kênh mua sắm trực tuyến năm 2019 và 2020
Bên cạnh đó website được xem là công cụ tiếp cận giữa doanh nghiệp hay cá
nhân bán sản phẩm và người tiêu dùng mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí, đồng
thời khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Tại
đây, người mua sẽ được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ mà người bán cung cấp
thông qua thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng…, tăng độ kết nối
mọi nơi mọi lúc. Dựa trên xu thế đó, website của Matcha Matchie ra đời nhằm phục vụ
cho xu hướng tiêu dùng của khách hàng để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách
hàng của Matcha Matchie. Từ đó cửa hàng sẽ nhận được giá trị mà người tiêu dùng
mang lại và tăng doanh thu cho cửa hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
hiện nay.
4.2. Ý tưởng thiết kế:
4.2.1. Những yếu tố cần có:
Dựa theo ý tưởng kinh doanh mặt hàng thức uống, website Matcha Matchie phải
đảm bảo có các yếu tố cơ bản sau: trang chủ tổng quát về sản phẩm, công cụ tìm kiếm,
menu điện tử, giỏ hàng và cổng thanh toán online.
4.2.2. Đối tượng sử dụng:
Theo đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu đã phân tích ở phần trên thì do sự
tiếp xúc với công nghệ thường xuyên nên nhóm này có yêu cầu cao về hình thức của
một trang web, hiện đại nhưng phải dễ dùng, thao tác nhanh và thuận tiện. Vì thế website
của nhóm được thiết kế theo phong cách điển hình của một website đặt thức uống, nhằm
chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy quen thuộc và thoải mái, không gây bối rối khi mua
hàng.
4.2.3. Công cụ:
Website của Matcha Matchie được nhóm sử dụng một trang web khác chuyên
dùng để thiết kế website là Wix.com. Đây là nơi cho phép người dùng có thể tạo ra một
hay nhiều website theo những mẫu thiết kế có sẵn và có thể điều chỉnh lại cho phù hợp
với phong cách của thương hiệu. Ngoài ra, người dùng còn có thể tự thiết kế cho mình
một trang web hoàn toàn mới thông qua Wix.com. Nhóm lựa chọn Wix để thiết kế trang
web vì các lý do sau:
• Hoàn toàn miễn phí nếu chỉ cần tạo ra một website cơ bản.
• Thao tác dễ thực hiện, phù hợp cho người mới bắt đầu thiết kế website.
• Có hơn 500 giao diện mẫu dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
• Bất kỳ công cụ nào của Wix cũng đều cung cấp thông tin giải thích chức năng,
cách hoạt động để người dùng có thể hình dung một cách dễ dàng. Ngoài ra,
người dùng có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật viên của Wix thông qua mail hoặc
điện thoại nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến Wix.
• Thường xuyên cập nhật nhiều công cụ mới.
4.2.4. Bố cục, tông màu, ảnh sản phẩm, chức năng:
Việc tập trung vào bố cục và tổng thể hình ảnh của website rất quan trọng vì đây
là yếu tố quyết định người mua có hứng thú với việc mua sắm hay không. Việc căn
chỉnh, sắp xếp các yếu tố và lựa chọn phông chữ dễ đọc kết hợp màu sắc chủ đạo là
hồng nhạt và be tạo sự trẻ trung, không quá sặc sỡ để phù hợp với phần đông nhãn quan
của khách hàng. Phần hình ảnh menu điện tử có chất lượng cao và sống động giúp người
mua cảm nhận chân thật về sản phẩm. Bởi vì con người có xu hướng “ăn bằng mắt trước
khi ăn bằng miệng”, vì thế hình ảnh càng chân thật thì khả năng khách hàng mua sản
phẩm sẽ càng cao. Cùng với đó, website phải cung cấp đủ thông tin liên quan đến tính
chất sản phẩm để tối ưu hóa sự lựa chọn cho khách hàng.
4.2.5. Quy trình:
Một website cơ bản sẽ được thiết kế thông qua 5 bước sau:
• Bước 1: Chọn giao diện website mẫu có sẵn tại Wix.com.
• Bước 2: Thiết kế bố cục cơ bản cho website của Matcha Machie
• Bước 3: Chọn tông màu và phối màu cho website.
• Bước 4: Chèn hình ảnh và nội dung của sản phẩm theo từng mục đã lên ý tưởng.
• Bước 5: Điều chỉnh font chữ và nền trang phù hợp.
4.3. Giao diện:
Cấu trúc giao diện website của Matcha Matchie theo chiều dọc bao gồm hai phần
cố định và một phần thay đổi. Hai phần cố định là phần đầu và phần cuối website. Phần
thay đổi là phần giữa website.
4.3.1. Phần đầu website:
Phần này được thiết kế bao gồm tên thương hiệu, một thanh Menu tổng hợp bao
gồm bốn mục tượng trưng cho bốn tầng nội dung: “Trang chủ”, “Menu”, “Về chúng tôi”
và “Blog”. Thanh menu tổng hợp này giúp cho người mua dễ dàng truy cập vào tầng
nội dung mà họ muốn tìm kiếm chứ không phải đọc hết tất cả nội dung của website. Bên
cạnh đó còn có một biểu tượng “Giỏ hàng” và thanh tìm kiếm bên phía tay trái của
website. Biểu tượng “giỏ hàng” này có nhiệm vụ giúp người mua tổng hợp lại những
sản phẩm họ đã đặt một cách khái quát nhất. Người mua có thể biết chi tiết những sản
phẩm đã đặt hoặc thanh toán sản phẩm chỉ với thao tác bấm vào ô “Xem giỏ hàng” để
đến với giao diện thanh toán. Thanh công cụ “tìm kiếm” giúp người tiêu dùng có thể tìm
sản phẩm họ cần một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong khâu tìm kiếm sản
phẩm. Bên phải có 2 biểu tượng “Facebook” và “Instagram” để khách hàng có thể tiếp
cận đến Matcha Matchie thông qua nhiều trang mạng xã hội khác nhau, để có thể nắm
bắt kịp thời các chương trình khuyến mãi từ cửa hàng.

Hình 4.3.1: Phần đầu (Header) website của Matcha Matchie


4.3.2. Phần giữa website:
Đây là phần sẽ thay đổi trong website tùy thuộc vào tầng nội dung mà người mua
chọn. Mỗi tầng nội dung sẽ được thiết kế theo một phong cách riêng sao cho phù hợp
với nội dung mà thương hiệu muốn truyền tải đến.
• Trang chủ:
Giao diện này được thiết kế thành hai phần. Phần trên sẽ bao gồm những “banner”
di chuyển tự động. Đây có thể là hình ảnh sản phẩm hoặc cũng có thể là hình ảnh cung
cấp những thông tin về các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đang được áp dụng. Phần
dưới sẽ gợi ý cho người mua các sản phẩm đang được ưa chuộng được thiết kế theo
dạng chuỗi và có thể điều chỉnh bằng các mũi tên. Đặc biệt, nếu người mua cảm thấy
những sản phẩm này hấp dẫn, họ có thể bấm vào ô “Thêm vào giỏ hàng” mà không cần
phải truy cập vào menu. Còn nếu người mua muốn tìm kiếm những sản phẩm khác, họ
chỉ cần “click” chuột vào “Xem menu” bên dưới. Tiếp đó là các bài viết hữu ích mới
được cập nhập được đặt ở mục trang chủ để khách hàng có thể dễ dàng tìm đọc nhanh
chóng.
Hình 4.3.2: Banner

Hình 4.3.3: Best Sellers

Hình 4.3.4: Blog


• Menu:
Menu của Matcha Matchie được chia thành năm danh mục thức uống khác nhau:
trà sữa, trà nguyên chất, trà trái cây, mojito và đá xay. Mỗi danh mục bao gồm nhiều
loại với giá tiền cụ thể. Ngoài ra, còn có mục nhỏ để lựa chọn topping đi kèm, mức
đường, đá để khách hàng tự do lựa chọn tùy theo khẩu vị của mình. Nhóm xây dựng
menu dựa trên điều kiện chuẩn bị nguyên liệu, đa dạng các tính chất thức uống để đáp
ứng tối đa nhu cầu giải khát.

Hình 4.3.5: Menu trà sữa của Matcha Matchie

Hình 4.3.6: Menu trà nguyên chất của Matcha Matchie


Hình 4.3.7: Menu trà trái cây của Matcha Matchie

Hình 4.3.8: Menu mojito của Matcha Matchie

Hình 4.3.9: Menu đá xay của Matcha Matchie


• Về chúng tôi:
Trang này có mục đích giới thiệu ngắn gọn về nhóm thành lập, ý tưởng kinh
doanh và giá trị thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng thông qua chất lượng sản
phẩm và dịch vụ.

Hình 4.3.10: Giao diện mục “Về chúng tôi” của website
• Blog:
Trong mục này, Matcha Matchie sẽ cung cấp những thông tin về chủ đề sức khỏe,
đồ uống, đồ ăn nhằm cung cấp những thông tin bổ ích cho sự lựa chọn của khách hàng.
Ví dụ một số bài viết nói về công dụng của trà đen đối với sức khỏe của con người, qui
trình làm nên một ly trà đào ngon miệng và công dụng mà nó đem lại là gì… Khi vào
mục này, người đọc có thể thoải mái chọn lựa những bài viết có ích được xây dựng bởi
Matcha Matchie để có thể tìm hiểu và đọc thêm công dụng của những đồ uống có tại
cửa hàng, từ đó giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân cũng như
nhu cầu của họ.
Hình 4.3.11: Giao diện mục "Blog" của website
• Cổng thanh toán:
Tại đây, mọi chi tiết về sản phẩm như thành phần, lượng đường, đá … sẽ được
hiển thị một cách chi tiết cùng với giá tiền để khách có thể kiểm tra. Nếu như có mã
khuyến mãi muốn dùng hoặc có bất kỳ ghi chú nào, họ có thể điền vào phần cuối của
đơn hàng. Bên phía tay phải của giao diện là bảng tóm tắt thông tin đơn hàng bao gồm
tổng giá tiền sản phẩm kèm phí giao hàng. Sau khi đã kiểm tra cẩn thận, người mua chỉ
cần bấm vào ô “Thanh toán” và điền một số thông tin đơn hàng sau:
❖ Tên
❖ Số điện thoại
❖ Địa chỉ nhận hàng
❖ Lưu ý cho cửa hàng và shipper
❖ Lựa chọn phương thức thanh toán
Ngay khi hoàn tất các thủ tục, trang thông tin nhận hàng sẽ hiển thị: ID đơn hàng
và thời gian nhận hàng dự kiến.

Hình 4.3.12: Giao diện thanh toán của website


4.3.3. Phần cuối website :
Phần này sẽ bao gồm các thông tin liên quan như “Liên hệ”, “Chính sách Matcha
Matchie” và “FAQ”. Tuy nhiên sẽ có thêm một phần để các khách hàng nào muốn nhận
được các chương trình khuyến mãi mới nhất của Matcha Matchie ngay lập tức có thể
đăng ký. Đây cũng là một cách hữu hiệu đã vận dụng email marketing.

Hình 4.3.13: Phần cuối (Footer) website của Matcha Matchie


• Liên hệ:
Giao diện của phần này bao gồm những thông tin cơ bản như số điện thoại, email,
thời gian hoạt động và địa chỉ của Matcha Matchie. Bên dưới là nơi mà người mua có
thể để lại “feedback” của mình về sản phẩm và dịch vụ mà Matcha Matchie cung cấp để
giúp cho thương hiệu sẽ có những cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn để làm hài
lòng các khách hàng. Ngoài ra còn có một bản đồ google được đính kèm để người mua
có thể xác định lộ trình để đến được Matcha Matchie nếu họ có nhu cầu mua trực tiếp
mà không thông qua dịch vụ hỗ trợ vận chuyển.

Hình 4.3.15: Thông tin hoạt động của Matcha Matchie

Hình 4.3.14: Bảng đồ điều hướng đến trụ sở của Matcha Matchie
• Chính sách Matcha Matchie:
Phần này sẽ bao gồm những thông tin liên quan đến cách thức hoạt động của cửa
hàng để khách hàng có thể nắm bắt, bao gồm những thông tin như “Phương thức thanh
toán”, “Hình thức vận chuyển” và “Quy trình vận chuyển”.
Về “Phương thức thanh toán”, hiện này cửa hàng Matcha Matchie áp dụng 3 hình
thức thanh toán bao gồm: tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng (TP bank) và thanh toán
thông qua ví điện tử momo.
Về “Hình thức vận chuyển”, Matcha Matchie áp dụng hình thức tự vận chuyển,
có nghĩa là đội ngũ shipper được đào tạo và thuê bởi cửa hàng sẽ trực tiếp phân phối sản
phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng
cho khách hàng của Matcha Matchie.
Cuối cùng là “Quy trình vận chuyển”, Matcha Matchie sẽ xác nhận đơn đặt hàng
của khách hàng thông qua cuộc gọi từ điện thoại để kiểm tra thông tin của khách hàng
sau khi thao tác thành công trên website. Sau khi xác nhận thành công thì sản phẩm sẽ
được làm và vận chuyển theo thời gian được hiện trên hệ thống để khách hàng nắm bắt.

Hình 4.3.16: Giao diện mục “Chính sách Matcha Matchie"


• FAQ:
Trong phần này sẽ để những câu hỏi từ khách hàng và những câu trả lời được
đính kèm nhằm giải đáp những thắc mặc của người tiêu dùng tại Matcha Matchie. Một
số câu hỏi như “Matcha Matchie có phương thức thanh toán momo không ạ?” hay “Quán
có món nào giúp tốt cho sức khỏe không ạ?”,...

Hình 4.3.17: Giao diện mục “FAQ”


CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ LOGISTICS
5.1. Nhà cung cấp:
Đối với một thương hiệu kinh doan trong lĩnh vực F&B nói chung và mảng trà
sữa nói riêng, việc tìm được cho mình những nhà cung cấp chất lượng, nguồn gốc hàng
hóa rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng với một mức giá phải chăng là vô
cùng quan trọng. Ý thức được vấn đề đó, ngay từ bước tham khảo nhà cung cấp, chúng
tôi đã rất cẩn thận trong việc chọn lọc đâu là nhà cung cấp đáp ứng đủ những yêu cầu
trên. Và từ đó, chúng tôi đã tìm ra một vài nhà cung cấp chất lượng phân theo từng loại
hàng hóa mà chúng tôi cần.
5.1.1. Nguyên liệu:
Những nhà cung cấp nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ lưỡng về chất lượng sản
phẩm lẫn uy tín của nhà cung cấp. Các thương hiệu mà Matcha Matchie hợp tác để
nhập nguyên liệu bao gồm:
• DVP Market (259B Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, Tp.HCM):
DVP Market là nơi chuyên cung cấp các loại nguyên vật liệu pha chế cũng như
lành bánh. Ngoài ra, nơi đây còn bán các mặt hàng khác như thiết bị, dụng cụ hỗ trợ. Về
uy tín thì đây là một thương hiệu có tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm của
DVP khi được trưng lên kệ thì đã phải trải qua quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt nên
khách hàng không phải e ngại về chất lượng.

Hình 5.1.1: DVP Market


• Bartenders’ Mart Nhất Hương (61 Trần Quang Diệu, phường 13, quận 3,
Tp.HCM):
Đối với những tín đồ chuyên làm bánh, Nhất Hương là một trong số những lựa
chọn hàng đầu cho khâu nguyên vật liệu và dụng cụ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở
mảng bánh, Nhất Hương còn cho ra đời mảng pha chế với cái tên Bartender’s Mart Nhất
Hương. Tương tự như phần bánh, những nguyên liệu cho phần pha chế cũng được kiểm
tra hết sức kĩ lưỡng. Chính vì thế hoàn toàn có thể an tâm về phần nguồn gốc cũng như
chất lượng sản phẩm.

Hình 5.1.2: Bartenders' Mart Nhất Hương


• Phương Hà Shop (58 Hàm Nghi, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM):
Xét về độ nổi tiếng, Phương Hà còn có phần vượt trội hơn cả Nhất Hương. Tọa
lạc tại trung tâm quận 1 với hai cơ sở đối diện nhau, đây là nơi cung cấp nguyên vật liệu
“có thâm niên” cho nhiều cơ sở kinh doanh F&B khác nhau. Phương Hà gần như trở
thành “top of mind” của người dân Sài Gòn khi nói về nơi cung cấp nguyên vật liệu uy
tín.
Hình 5.1.3: Phương Hà Shop
5.1.2. Thiết bị, công cụ dụng cụ:
Để kinh doanh trà sữa đạt hiệu quả cao nhất thì không chỉ cần nguồn cung chất
lượng mà còn phải có thiết bị và dụng cụ hỗ trợ. Ý thức được vấn đề này, chúng tôi đã
tìm hiểu và quyết định hợp tác với các thương hiệu sau chuyên cung cấp thiết bị và dụng
cụ như thùng đá, máy đun, máy xay, nồi ủ trân châu ...
• Meta.vn (716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, Tp.HCM):

Hình 5.1.4: Trang mua hàng online của Meta.vn


• Công ty Cổ phần Viễn thông Á Châu (92K Nguyễn Thái Sơn - Phường 3 -
Q.Gò Vấp - Tp.HCM):

Hình 5.1.5: Trang mua hàng online của Công ty Cổ phần Viễn thông Á Châu
• Chợ Dân Sinh (104 Yersin, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM):

Hình 5.1.6: Chợ Dân Sinh


5.1.3. Bao bì:
Chúng tôi lựa chọn hợp tác nhập ly và ống hút từ đơn vị “Bao Bì Xanh”. Với
giá cả hợp lý, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và thông tin cửa hàng được công khai,
chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đối tác này. Còn về túi đựng, chúng tôi lựa chọn đơn vị
“Kho Nguyên Liệu Pha Chế Việt Nam”. Ngoài cung cấp nguyên liệu, đây còn là nơi
cung cấp túi đựng với mức giá cạnh tranh.
• Bao Bì Xanh (172 Bình Long, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM):

Hình 5.1.7: Trang mua hàng online của Bao Bì Xanh


• Kho Nguyên Liệu Pha Chế Việt Nam (622/16 Cộng Hòa, P. 13, Q. Tân Bình,
TP. HCM)

Hình 5.1.8: Trang mua hàng online của Kho Nguyên Liệu Pha Chế Việt Nam
5.2. Quy trình vận hành:
5.2.1. Quy trình đặt hàng:
Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của Matcha Matchie, họ cần thực hiện
tối thiểu theo những bước sau đây để có thể đặt hàng:
• B1: Truy cập website của Matcha Matchie
• B2: Truy cập vào nội dung “Menu” để có thể xem qua các sản phẩm
• B3: Khi đã chọn được sản phẩm cần mua, cần chọn “Thêm vào giỏ hàng” để lựa
chọn size, số lượng, topping, lượng đường, đá theo sở thích.
• B4: Khi đã lựa chọn xong, cần chọn “Thêm vào giỏ hàng” một lần nữa để sản
phẩm được lưu vào giỏ.
• B5: Nếu vẫn còn muốn lựa chọn thêm sản phẩm khác, người mua có thể thực
hiện lại thao tác của bước 3 và 4. Còn nếu như muốn thanh toán thì chỉ cần nhấn
vào biểu tưởng “Giỏ hàng”, sau đó nhấn vào “Xem giỏ hàng” để đến cổng thanh
toán
• B6: Kiểm tra lại đơn hàng, điền mã khuyến mãi (nếu có) rồi nhấn
• B7: Điền một vào thông tin đơn hàng như tên, số điện thoại, địa chỉ, phương thức
thanh toán … rồi nhấn “Thanh toán” một lần nữa
• B8: Nhận ID đơn hàng, thời gian giao hàng dự kiến.
5.2.2. Thanh toán:
Hiện nay, Matcha Matchie đang áp dụng ba phương thức thanh toán: tiền mặt,
chuyển khoản ngân hàng (TP Bank) và thanh toán bằng ví điện tử Momo. Tiền mặt sẽ
được chuyển cho shipper thuộc quản lý của Matcha Matchie sau khi khách hàng đã nhận
được hàng và kiểm tra đầy đủ. Còn với phương thức chuyển khoản và thanh toán bằng
ví điện tử thì người mua sẽ chuyển tiền trước và nhận hàng theo như thời gian giao hàng
dự kiến đã được thông báo trên website.
5.3. Logistics:
5.3.1. Hình thức vận chuyển:
Matcha Matchie áp dụng hình thức tự vận chuyển. Các shipper sẽ do những thành
viên quản lý của Matcha Matchie tuyển dụng. Tiền vận chuyển sẽ được quy định là
4.000VNĐ/km và giới hạn trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng huyện Củ Chi
và huyện Cần Giờ không hỗ trợ vận chuyển đơn hàng.
5.3.2. Quy trình vận chuyển:
Sau khi khách đặt hàng, bộ phận quản lý website của Matcha Matchie sẽ xác nhận
đơn hàng bằng cách gọi điện thoại cho khách và kiểm tra thông tin như trên hệ thống.
Sau khi đơn hàng được xác nhận, thức uống sẽ được làm theo yêu cầu của khách và giao
đến theo như thời gian thông báo cho khách trên hệ thống. Khách hàng sẽ nhận được
cuộc gọi trước khi shipper di chuyển để nắm được thời gian chính xác.
5.3.3. Chăm sóc khách hàng:
Chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nói chung
và F&B (thức ăn, thức uống) nói riêng. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển trong thị trường đầy tính cạnh tranh bắt buộc phải quan tâm đến cảm nhận
khách hàng, cải thiện dịch vụ sao cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu được
trọn vẹn và hài lòng nhất. Vì vậy, quy trình chăm sóc khách hàng là một hoạt động cần
thiết góp phần vào việc phát triển doanh nghiệp. Một số lợi ích từ việc có được dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt có thể kể đến như tạo tiếng vang tích cực về doanh nghiệp,
tăng số tiền mà khách hàng chi tiêu cho sản phẩm, chiếm được sự trung thành của khách
hàng từ đó tăng cơ hội khách hàng mua lại sản phẩm của doanh nghiệp … Chăm sóc
khách hàng là cả một nghệ thuật để giữ chân khách hàng tiềm năng, khiến khách hàng
ưa chuộng và thường xuyên sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Không những
vậy, một ngày khách hàng mới sẽ biết đến doanh nghiệp thông qua dịch vụ chăm sóc
khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp mà doanh nghiệp mang lại.
• Hotline:
Phần cuối của website sẽ hiện số hotline. Dựa vào đó, khách hàng khi có vấn đề
cần giải đáp thắc mắc thì có thể liên hệ và cuộc gọi ấy sẽ được chuyển trực tiếp đến cho
nhân viên chăm sóc khách hàng của Matcha Matchie.
• Trò chuyện trực tiếp với nhân viên:
Ở góc phải của website sẽ hiện một khung chat trực tiếp với nhân viên tư vấn,
khi khách hàng có những thắc mắc nhưng không thể gọi vào số hotline thì khung chat
này sẽ là nơi để giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng.
• Thu thập dữ liệu thông tin từ khách hàng:
Tại cuối website có phần “Nhận khuyến mãi từ shop”, phần này sẽ dành cho
những khách hàng quan tâm tới những khuyến mãi của shop, và tại đây sẽ là nơi để thu
thập thông tin dữ liệu của khách hàng để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc khách hàng
và thực hiện email marketing.
• Gửi mail cảm ơn khi đơn hàng được giao thành công:
Khi đơn hàng đã được phát đi thành công, hệ thống sẽ tự động gửi một email cảm
ơn đến email cá nhân mà khách hàng đã cung cấp. Việc gửi mail này sẽ tạo một phần
thiện cảm về dịch vụ chăm sóc khách hàng.
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Phần kế hoạch tài chính này ước lượng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của
Matcha Matchie khi thực hiện mô hình trong 3 tháng đầu năm 2022. Số liệu đã được
tham khảo từ cách nhà cung cấp mà chúng tôi liệt kê ở trên. Tuy nhiên, việc ước lượng
là cần thiết vì không thể biết chính xác con số. Thế nên chúng tôi sẽ có thêm một khoảng
chi phí dự phòng 10% đề phòng các trường hợp thâm hụt chi phí.
6.1. Chi phí đầu tư ban đầu:
Dưới đây là chi phí dự kiến cho giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển thương
hiệu Matcha Matchie. Các chiến dịch đều chỉ tập trung tại Thành phố Hồ chí Minh trong
giai đoạn đầu kinh doanh (3 tháng đầu – quý 1)
Bảng 6.1.1: Chi phí nguyên vật liệu dự kiến trong quý 1/2022

Đơn Số Đơn giá Thành tiền Ghi chú


STT Sản phẩm
vị lượng (VND) (VND) Thông tin Nhà cung cấp

1 Thùng đá dự trữ Cái 1 495,000 495,000 45 lít


Meta.vn
2 Thùng đá vận chuyển Cái 3 360,000 1,080,000 25 lít

3 Ly PET 500ml - phi 98 Cái 800 1,046 836,800 Đã in logo + nắp (vòm)

4 Ly PET 700ml - phi 98 Cái 800 1,294 1,035,200 Đã in logo + nắp (vòm)
Bao bì xanh
5 Ống hút - phi 8 kg 3 65,000 195,000 1kg ~ 400 cái

6 Ống hút - phi 12 kg 3 65,000 195,000 1kg ~ 400 cái


Kho Nguyên Liệu Pha
7 Túi chữ T kg 2 60,000 120,000
Chế Việt Nam
8 Dụng cụ pha chế - - - 2,000,000 Chợ Dân Sinh

- - - DVP Market

9 Nguyên vật liệu pha chế - - - 5,000,000 Nhất Hương

- - - Phương Hà Store

10 Trái cây - - - 3,000,000 Chợ

Tổng chi phí 13,957,000


Bảng 6.1.2: Chi phí Marketing dự kiến trong quý 1/2022
Số lượng Đơn giá Thời gian Thành tiền
STT Hình thức Nội dung
(mã) (VND) (tuần) (VND)
Giảm 20% cho lần đặt đầu
300 20,000 12 6,000,000
tiên (tối đa 20k)
Giảm 5% cho đơn hàng tiếp
theo khi PR sản phẩm (tối đa 300 10,000 12 3,000,000
10k)
Mã giảm 20k cho khách có
120 20,000 12 2,400,000
sinh nhật trong tháng
1 Khuyến mãi
Mã freeship trong tuần đầu
- - - 3,000,000
tiên mở bán
Chương trình “Free topping” 30 20,000 - 600,000
Chương trình “Đồng giá
30 10,000 - 300,000
20k”
Chương trình “Miễn phí
30 8,000 - 240,000
upsize”
Khuyến mãi khác - - 12 1,000,000
Marketing trực Gửi mail cảm ơn, sự kiện, các
2 - - - -
tiếp khuyến mãi
3 Facebook ads - - 12 5,000,000
Hoàng Lam Foodie 2 2,500,000 - 5,000,000
Nhân Đi Ăn 1 2,000,000 - 2,000,000
Càn Quét Sài Gòn 1 2,000,000 - 2,000,000
Cao Hoàng Mẫn 1 2,000,000 - 2,000,000
4 PR
Thánh Rì Viu 2 500,000 - 1,000,000
Địa điểm ăn uống 1 500,000 - 500,000
Sài Gòn ơi, ăn gì? 1 500,000 - 500,000
Thợ săn Sài Gòn 1 500,000 - 500,000
Tổng chi phí 35,040,000
Ngoài các loại chi phí nêu trên, các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực F&B
bắt buộc phải có cho mình chi phí nghiên cứu và phát triển (F&D) để có thể bắt kịp với
xu hướng của khách hàng nhanh nhất có thể. Mặt khách, chi phí này cho phép chúng tôi
thử nghiệm những công thức để tạo ra các sản phẩm mới mà không phải lo lắng về vấn
đề chi phí tiêu tốn quá nhiều so với dự tính ban đầu nếu như không giới hạn mức chi
cho loại chi phí này. Còn về chi phí nhân sự, mặc dù có sự phân hóa rõ ràng về chức vụ
và bộ máy hoạt động nhưng về bản chất đây là thương hiệu đồng sở hữu của các cá nhân.
Mỗi cá nhân đều có quyền về khoảng lợi nhuận và nghĩa vụ phát triển thương hiệu một
cách hiệu quả như nhau. Sau đây là bảng dự tính ngân sách chi tiêu của Matcha Matchie
trong quý 1/2022.
Bảng 6.1.3: Ngân sách hoạt động dự kiến của Matcha Matchie trong quý 1/2022
STT Loại chi phí Thành tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ 13,957,000

2 Chi phí Marketing 35,040,000

3 Chi phí nghiên cứu và phát triển 5,000,000

4 Chi phí vận hành trụ sở 5,000,000

Tổng chi phí dự kiến 58,997,000

4 Chi phí dự phòng (10%) 5,899,700

64,896,700
Tổng ngân sách dự kiến quý 1
~ 64,900,000

Với các quý tiếp theo trong năm 2022, Matcha Matchie sẽ điều chỉnh chi phí lại
cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Cụ thể, chúng tôi sẽ duy trì một số
khuyến mãi đặc trưng như “Giảm 20% cho lần đặt đầu tiên (tối đa 20k)” hay “Giảm 5%
cho đơn hàng tiếp theo khi PR sản phẩm (tối đa 10k)”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ
cho ra mắt nhiều chương trình khuyến mãi mới theo từng thời điểm trong năm như lễ,
tết hoặc theo xu hướng. Trong 3 quý tiếp theo sẽ ngừng chạy các bài PR. Quý 2 sẽ là
thời điểm chúng tôi tận dụng sự hiệu quả của hình thức KOCs marketing, vì thế chi phí
gần như là thấp nhất. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 3, chúng tôi sẽ đẩy mạnh nghiên cứu
mảng thức uống tốt cho sức khỏe. Đồng thời chuyển từ dụng cụ nhựa sang dụng cụ thân
thiện với môi trường như trong phần kế hoạch phát triển đã trình bày. Chính vì lẽ đó mà
chi phí hai quý cuối năm cao hơn so với hai quý đầu. Còn về quý 4, đây là thời điểm
chúng tôi sẽ đầu tư thêm về trang thiết bị cho thương hiệu để nâng cao hiệu suất phục
vụ và chất lượng sản phẩm.
Bảng 6.1.4: Ngân sách hoạt động dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên
Chi phí dự phòng
Chi phí dự kiến Tổng ngân sách
(10%)
Quý 1 59,000,000 5,900,000 64,900,000
Quý 2 45,000,000 4,500,000 49,500,000

Quý 3 50,000,000 5,000,000 55,000,000

Quý 4 65,000,000 6,500,000 71,500,000

Tổng ngân sách dự kiến trong vòng một năm 240,900,000

6.2. Doanh thu dự kiến trong vòng một năm:


Là một thương hiệu kinh doanh trà sữa, thế nên toàn bộ doanh thu của chúng tôi
đến từ việc bán sản phẩm cho khách hàng. Dự kiến cụ thể của chúng tôi trong quý 1 sẽ
bán được trên dưới 600 đơn hàng với giá bình quân mỗi đơn rơi vào khoảng 60.000VND
(tương đương 2 ly/đơn). Tuy nhiên, chúng tôi mong đợi sau 3 tháng đầu hoạt động và
triển khai mạnh mẽ các chiến lược quảng bá, Matcha Matchie sẽ nhận được một lượng
ủng hộ lớn hơn từ phía khách hàng. Cụ thể, chúng tôi mong đợi mỗi quý tiếp theo, số
lượng đơn hàng sẽ tăng khoảng từ 30% đến 50%, số tiền chi trả bình quân của mỗi đơn
cũng sẽ tăng.
Bảng 6.2: Doanh thu dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên
Số lượng đơn hàng Đơn giá trung bình Doanh thu
Quý 1 600 60,000 36,000,000

Quý 2 750 60,000 45,000,000

Quý 3 1,000 65,000 65,000,000


Quý 4 1,500 70,000 105,000,000

Tổng doanh thu 251,000,000

6.3. Xác định lãi, lỗ:


Bảng 6.3.1: Lợi nhuận dự kiến của Matcha Matchie trong năm đầu tiên
Số tiền
Nội dung
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Doanh thu 36,000,000 45,000,000 65,000,000 105,000,000

Ngân sách 64,900,000 49,500,000 55,000,000 71,500,000

Lợi nhuận (28,900,000) (4,500,000) 10,000,000 33,500,000

Trên đây là dự toán chi phí ước tính cho mô hình kinh doanh thương mại điện tử
của Matcha Matchie trong vòng một năm. Sau 3 quý đầu tiên đưa mô hình vào vận hành,
lợi nhuận đầu tiên sẽ đến vào quý thứ 3. Nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi, sau một
năm, công ty sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều.
Bảng 6.3.2: Kết chuyển lãi, lỗ của Matcha Matchie trong năm đầu tiên
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Lãi - - - 10,100,000
Lỗ 28,900,000 33,400,000 23,400,000 -

Dựa vào bảng kết chuyển lãi lỗ, ta có thể thấy được đến quý 4, Matcha Matchie
đã hoàn được toàn bộ số vốn và bắt đầu sinh lời. Nếu con số lãi này tiếp tục tăng lên thì
có thể kết luận rằng, mô hình kinh doanh của Matcha Matchie đang trên đà phát triển ổn
định và sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển hơn nữa trong thị trường F&B trên nền
tảng thương mại điện tử cực kì tiềm năng hiện nay.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN
Từ những dữ liệu, số liệu và phân tích trong báo cáo trên, có thể thấy rằng, thị
trường trà sữa đã là một thị trường tiềm năng. Nhưng kinh doanh trà sữa trên nền tảng
thương mại điện tử lại tiềm năng hơn rất nhiều. Số liệu cũng chỉ rõ rằng nhóm người
trong độ tuổi từ 15-26 là nhóm người có tần suất sử dụng trà sữa mỗi tuần rất cao. Thế
nên đây cũng là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của Matcha Matchie.
Để nhận biết được mình đang ở đâu, đang mạnh điểm nào và yếu điểm nào, chúng
tôi đã phân tích môi trường vi mô, vĩ mô, phân tích SWOT của Matcha Matchie và phân
tích một số đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đánh giá được mức độ khả thi của dự án và
tiềm năng của Matcha Machie trong lĩnh vực này với các đối thủ khác trong cùng mảng
kinh doanh về trà sữa. Việc phân tích cụ thể ý tưởng bao gồm chiến lược Marketing mix,
Digital marketing, chiến lược phát triển, quy trình vận hành cũng như lập kế hoạch tài
chính, xác định các cột mốc nhằm giúp tăng tính thuyết phục của dự án lần này.
Qua những chiến lược nêu trên, chúng tôi mong rằng “đứa con tinh thần” –
Matcha Matchie có thể phát triển “thần tốc” và trở thành “người khổng lồ” trong ngành
F&B nói chung và trong mảng trà sữa nói riêng.
REFERENCE
1. Milk tea (bubble tea) demand in Vietnam. Q&Me. (2017). Retrieved
December 26, 2021, from https://qandme.net/en/report/milk-tea-demand-in-
Vietnam.html.
2. Business model canvas – mô hình kinh doanh Canvas. Trung tâm Đào
tạo và tư vấn doanh nghiệp - Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế. (2019, July 10).
Retrieved December 26, 2021, from https://ieit.vn/business-model-canvas-mo-hinh-
kinh-doanh-canvas-p1/.
3. Dân số và tổng điều tra dân số. Open Development Vietnam. (2021,
January 22). Retrieved December 26, 2021, from
https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/vietnams-population-and-
census/.
4. Nền kinh tế số Việt Nam đang tăng trưởng hàng đầu khu vực.
baodientu.chinhphu.vn. (2021, November 11). Retrieved December 26, 2021, from
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nen-kinh-te-so-Viet-Nam-dang-tang-truong-hang-dau-
khu-vuc/452774.vgp.
5. Tổng quan về Việt Nam. The World Bank. (2021, November 18).
Retrieved December 26, 2021, from
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview.
6. DIGITAL 2021: VIETNAM. DataReportal. (2021, February 11).
Retrieved December 27, 2021, from https://datareportal.com/reports/digital-2021-
vietnam.
7. Phân biệt KOL và KOC và nguyên lý 80/20 khi review sản phẩm. The
Influencer. (2021, April). Retrieved December 27, 2021, from
https://theinfluencer.vn/phan-biet-kol-va-koc-va-nguyen-ly-8020-khi-review-san-
pham-377.html.
8. 49,3 triệu người Việt mua sắm trực tuyến. ictnews. (2021, June 16).
Retrieved December 27, 2021, from https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/49-3-
trieu-nguoi-viet-mua-sam-truc-tuyen-nam-2020-290303.html.

You might also like