You are on page 1of 96

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

PHẠM HỒNG THÚY

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ: 8 34 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC TĨNH

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại
Tổng công ty Truyền thông” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Tĩnh. Luận văn chưa được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình
bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tác giả luận văn

Phạm Hồng Thúy


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Tĩnh -
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện
Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau đại học - Trường Đại học Công
đoàn – Các giảng viên trong Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý và
các Ban chức năng của Tổng công ty Truyền thông đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, nhiệt tình giúp tôi trong quá trình thu thập thông tin cũng như các tài liệu
liên quan đến Luận văn.
Trân trọng!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Tóm tắt luận văn
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội ................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7
6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 9
1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 9
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................... 9
1.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................... 10
1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................... 11
1.2.1. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 11
1.2.2. Đối với người lao động ........................................................................... 12
1.2.3. Đối với khách hàng ................................................................................. 14
1.2.4. Đối với cộng đồng và xã hội ................................................................... 14
1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 15
1.3.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...................................................................... 15
1.3.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý..................................................................... 16
1.3.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức .................................................................... 17
1.3.4. Thực hiện đóng góp cho cộng đồng, xã hội ............................................ 18
1.4. Một số công cụ thực hiện và đánh giá trach nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ............................................................................................................... 18
1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI ......................................................................... 18
1.4.2. Bộ nguyên tắc CERES ............................................................................ 19
1.4.3. Tiêu chuẩn SA 8000 ................................................................................ 20
1.4.4. Tiêu chuẩn ISO 26000 ............................................................................ 21
1.4.5. Tiêu chuẩn ISO 14001 ............................................................................ 25
1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............ 26
1.5.1. Các nhân tố trong doanh nghiệp ............................................................. 26
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 28
1.6. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp
và bài học cho Tổng công ty Truyền thông................................................... 31
1.6.1. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp ... 31
1.6.2. Bài học cho Tổng công ty Truyền thông ................................................ 33
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 34
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG .............................................................. 35
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông............................................. 35
2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông ............................................... 35
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ........................................................................... 35
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 36
2.1.4. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 37
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công
ty Truyền thông ................................................................................................. 38
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty
Truyền thông ................................................................................................... 40
2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...................................................................... 40
2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật .................................................................. 51
2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức .................................................................... 55
2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội...................................................................... 59
2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media .... 63
2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 63
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 64
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65
Chương 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2025 ............................................... 66
3.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT-
Media ................................................................................................................ 66
3.1.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của VNPT-Media .......... 66
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT-
Media ................................................................................................................. 69
3.2. Một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty
truyền thông ..................................................................................................... 70
3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận
cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội..................................................... 70
3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa
kinh doanh và trách nhiệm xã hội ..................................................................... 74
3.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ........... 75
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách
nhiệm xã hội ...................................................................................................... 77
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 79
KẾT LUẬN........................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 83
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


BCVT Bưu chính Viễn thông
BHXH Bảo hiểm xã hội
BSC Thẻ điểm cân bằng
CNTT Công nghệ thông tin
Corporate Social
CSR Trách nhiệm xã hội
Responsibility
DN Doanh nghiệp
FSC Bảo vệ rừng bền vững
Key Performance Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu
KPI
Indicators quả công việc
SXKD Sản xuất kinh doanh
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn
Việt Nam
TNXH Trách nhiệm xã hội
United Nations Chương trình Phát triển Liên hợp
UNDP
Development Programme quốc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
VNPT
Việt Nam
VNPT-Media Tổng công ty Truyền thông
Tổng công ty Tổng công ty Truyền thông
VT Viễn thông
Worldwide Responsible Trách nhiệm xã hội trong sản xuất
WRAP
Accredited Production toàn cầu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media về trách
nhiệm xã hội ..................................................................................... 39
Bảng 2.2: Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media........ 47
Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện
nghĩa vụ kinh tế ................................................................................ 49
Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp,
kinh phí công đoàn ........................................................................... 52
Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện
nghĩa vụ pháp luật ............................................................................ 53
Bảng 2.6: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di
động mặt đất năm 2019 .................................................................... 57
Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện
nghĩa vụ đạo đức............................................................................... 58
Bảng 2.8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện thực
hiện trách nhiệm từ thiện .................................................................. 60
Bảng 2.9. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện
trách nhiệm an ninh quốc phòng ...................................................... 62

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VNPT-Media ........................................................ 37


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt
Nam hiện nay thường được nhìn nhận là hành động giải quyết các vấn đề về an
sinh xã hội với các mục đích làm từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, TNXH cần
được nhìn nhận như là cách thức của DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp với
những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của
khách hàng, đối tác, người lao động và các bên hữu quan.
TNXH DN hiện đã phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và tại
các DN Việt Nam nói riêng. Khách hàng hiện nay họ không chỉ quan tâm đến
chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ còn quan tâm tới cách thức của các
doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, từ việc các sản phẩm, dịch vụ họ định
mua và sử dụng đó có tổn hại đến môi trường, tổn hại tới cộng đồng xã hội
hay không. Trước các yêu cầu mới của xã hội, các doanh nghiệp lớn trên thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động, nghiêm túc đưa vấn đề
thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR/TNXH) vào chiến lược hoạt động của
mình. Việc thực hiện TNXH qua những cam kết của các doanh nghiêp đã
mang lại những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, vị
thế trên thương trường trong quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa
hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển
bền vững của DN. Lợi ích của TNXH còn mang lại cho chính nội bộ doanh
nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài
lòng của người lao động trong doanh nghiệp.
TNXH doanh nghiệp đang không ngừng phát triển trong quá trình toàn
cầu hóa hiện nay, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trên
thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nhiều doanh nghiệp còn chưa có sự quan
tâm đúng mực đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh đó kiến thức
chuyên môn cũng như năng lực quản lý trong thực hiện TNXH còn hạn chế.
Một số doanh nghiệp đã để xây ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền
lợi người lao động, gây ô nhiễm môi trưởng, tổn hại đến sức khỏe, lợi ích của
2

khách hàng … đã làm cho lòng tin của xã hội vào các DN bị sụt giảm. Đứng
trước thực trạng đó, các DN Việt Nam đã từng bước thay đổi nhận thức về
việc thực hiện TNXH là thật sự cần thiết hiện nay. DN thực hiện TNXH
không những giúp nâng cao vị thế của DN trong cộng đồng xã hội mà còn
mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các DN Việt Nam hiện đã dần có ý
thức về vấn đề này, một số DN đã và đang đưa việc thực hiện TNXH vào
chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Thực hiện TNXH với khách hàng của Tổng công ty Truyền thông
(VNPT-Media) có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất kinh
doanh của DN. Do đó, việc thực hiện TNXH của VNPT-Media không chỉ giới
hạn trong nội bộ doanh nghiệp mà điều này còn mang nhiều lợi ích đến cho
khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng, xã hội. Nhận thức được điều
này, VNPT-Media đã xây dựng được “nền tảng tư tưởng” với chuẩn mực đạo
đức và các chương trình thực hiện CSR. Chính điều này đã giúp cho VNPT-
Media có được lòng tin đối với khách hàng, người tiêu dùng và các bên hữu
quan. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc thực hiện
TNXH tại VNPT-Media phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chương trình từ
thiện, nhân đạo và an sinh xã hội. Trên thực tế, TNXH cần được nhìn nhận
như là sự cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh, góp phần vào sự phát
triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện
làm việc cho người lao động trong DN, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng,
người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan. Có thể nói TNXH hiện nay đã
trở thành một trong những “điều kiện bắt buộc” để cho doanh nghiệp tồn tại
và phát triển một cách bền vững.
Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện trách nhiệm xã
hội tại Tổng công ty Truyền thông” cho đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội
2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội thế giới
Một số công trình tiêu biểu trên thế giới đã công bố như:
3

(1) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregogy, 2009. Nghiên cứu về
vấn đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực
phẩm, [14].
TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất và chế biến
thực phẩm đã được các tác giả nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đưa ra quan
điểm “TNXH là công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững
của DN” dựa trên ba yếu tố: “giá trị đem lại cho cổ đông, sự hài lòng của
khách hàng và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. Trong xu thế toàn cầu hóa,
TNXH đóng một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp, cụ thể là trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm.
(2) Maria Alejandra Gonzalez – Perezl, 2011. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài và hệ thống TNXH tại Columbia [15].
Công trình của Maria đã đưa ra khái niệm về TNXH và nêu lên những
luận điểm về việc xây dựng và củng cố mạng lưới TNXH là hết sức cần thiết.
Maria đã nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực hiện TNXH với dòng vốn
đầu tư nước ngoài mà cụ thể ở đây là điều tra, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của lượng khí thải CO2 đến xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực
các nước Nam Mỹ nói chung và Columbia nói riêng.
(3) Matthew J. Hirschaland, 2006, TNXH và sự hình thành chính sách
công toàn cầu [16].
Tác giả cho ta thấy TNXH trong các doanh nghiệp có mức độ quan
trọng thế nào qua sự hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và thực
hành TNXH đáp ứng các quy định kinh doanh toàn cầu mới và các chính sách
công cộng toàn cầu.
(4) Forest. L.Reinhardt, Robert N. Stavins and Richard H.K. Vietor;
2008. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế [17].
Nội dung cốt lõi của trách nhiệm xã hội đã được các tác giả đề cập làm
rõ. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu lên khía cạnh pháp lý của TNXH tại một
số nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản,... qua đó cho thấy có một số doanh
nghiệp sẵn sàng thực hiện TNXH, nhưng vẫn có nhiều những doanh nghiệp
4

DN quan niệm rằng DN sẽ phải hi sinh lợi nhuận vì lợi ích cộng đồng, xã hội
khi thực hiện TNXH. Các tác giả đã phân ra ba loại TNXH: TNXH tự
nguyện, TNXH không bền vững và TNXH miễn cưỡng. Các tác giả cũng
nhấn mạnh rằng không thể thiếu vai trò của nhà quản lý trong mọi hành động
TNXH của doanh nghiệp. Một số giới hạn trong thực hiện TNXH cũng được
các tác giả nêu lên như hạn chế về kinh tế, về văn hóa, về cơ cấu tổ chức.
(5) Shizuo Fukada, 2007. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt
Nam: thực tiễn, triển vọng và thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate
Social Responsibilitity in Vietnam: Current Practices, Outlook, and
Challenges for Japanese Corporations). Báo cáo của CBCC về TNXH tại Việt
Nam [18].
Qua báo cáo này, tác giả Shizuo Fukada đã tóm lược các vấn đề về việc
thực hiện TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam và nêu lên các vấn đề về
thực hiện TNXH mà các doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải tại Việt Nam. Tác
giả đã nêu lên một số yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện TNXH doanh
nghiệp như mức độ nhận thức về TNXH của người lao động, khách hàng,
người tiêu dùng và các bên hữu quan. Bên cạnh đó, Shizuo Fukada cũng đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
(6) Duane Windsor; 2006. TNXH của doanh nghiệp: Ba phương thức
tiếp cận chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches) [19].
Tác giả đã đưa ra ba phương thức tiếp cận chính với TNXH của doanh
nghiệp trên cơ sở kế thừa, đúc rút và phát huy hệ thống lý luận của các nhà
nghiên cứu đi trước. Tác giả nêu lên “công dân doanh nghiệp” là “sự giao
thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng” và một “công
dân doanh nghiệp cần có một quyền lực linh hoạt, ảnh hưởng của chính trị,
danh tiếng của công ty và làm từ thiện một cách chiến lược”.
2.2. Tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội tại Việt Nam
Hiện nay, trách nhiệm xã hội đã được các DN Việt Nam quan tâm đến
hơn do họ đã chuyển biến về nhận thức, phần nào nhận thấy lợi ích của thực
5

hiện TNXH. Doanh nghiệp thực hiện TNXH giúp cho DN duy trì sự phát
triển bền vững, góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao thương hiệu, danh
tiếng, vị thế của mình trên thương trường.
Có thể kể đến một số sách, báo, nghiên cứu tiêu biểu về TNXH tại Việt
Nam như sau:
(1) Nguyễn Mạnh Quân (2007), “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa
Công ty”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [1].
Cuốn sách đã nêu lên những khái niệm liên quan đến đạo đức kinh
doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các
vấn đề của đạo đức trong kinh doanh. Tác giả cũng đã nêu lên “Đạo đức kinh
doanh và văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá, góp phần quan trọng trong
quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, đó là hệ thống các chuẩn mực,
giá trị, phương pháp tư duy, ảnh hướng lớn tới hành động của mỗi cá nhân
trong doanh nghiệp”.
(2) Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), “TNXH của doanh
nghiệp - CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà
nước đối với CSR ở Việt Nam” [2].
Bài báo cung cấp một góc nhìn tự sự quan sát và các hiểu biết của tác
giả về kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đến TNXH. Đây
chính là các bài tập tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam
hiện nay. Bài báo cũng nêu lên các góc độ và các bên hữu quan mà doanh
nghiệp tác động hoặc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tác giả đặc biệt nhấn
mạnh đến người tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng quyền của họ để đưa ra
các đòi hỏi chính đáng mà doanh nghiệp có trách nhiệm cả về pháp lý lẫn đạo
đức phải thực hiện như một sự cam kết rằng doanh nghiệp hoạt động tôn
trọng môi trường, người tiêu dùng và các bên hữu quan khác.
(3) Nguyễn Quang Vinh (2009), “Thực trạng TNXH của doanh nghiệp
ở Việt Nam”, Báo cáo tại hội thảo “TNXH doanh nghiệp và chiến lược truyền
thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với chương trình
phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức [3].
6

Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của TNXH, những hoạt
động của các tổ chức quốc tế và trong nước, những khung khổ pháp lý về
TNXH làm căn cứ triển khai các chương trình TNXH tại doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp độ quốc gia, cấp độ
ngành và cấp độ doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện
TNXH tại Việt Nam.
(4) Phạm Văn Đức (2010), “TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí triết học số 2 [4].
Nghiên cứu tại bài báo này đã nêu lên nội dung, vai trò của TNXH tại
Việt Nam và một số vấn đề cấp bách đặt ra trong việc thực thi trách nhiệm xã
hội. Theo đó, có thể thấy sự phát triển bền vững của xã hội chính là nhờ một
phần vào sự đóng góp của các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Tác giả đã đánh giá khái quát tình hình thực thi TNXH ở Việt Nam hiện nay
trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện TNXH, bên cạnh đó
bài báo cũng đã đề cập đến việc đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp.
(5) Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), “TNXH của doanh nghiệp”,
NXB Tri Thức [5].
Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về
khái niệm TNXH, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan
đến doanh nghiệp, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng
hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của TNXH trong mối
tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững. Quyển sách này cũng đề
xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã
hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tư duy hữu ích cho cả giới nghiên
cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ,...).
Như vậy, thực hiện TNXH trên thế giới và tại Việt Nam là đề tài đã
được nhiều tác giả nghiên cứu và việc nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp
tại VNPT không phải là đề tài mới, bởi hiện tại cũng đã có một số công trình
7

nghiên cứu bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH tại VNPT-
Media cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên
sâu về để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển nó.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp thực hiện TNXH tại
VNPT-Media đến năm 2025.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về TNXH của doanh nghiệp
+ Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH tại VNPT-Media.
+ Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại
VNPT-Media đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp;
+ Về không gian: tại Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media)
+ Về thời gian: Phân tích thực trạng 3 năm (2017-2019) và đề xuất giải
pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin được thu thập và sử
dụng chủ yếu từ các nguồn: sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu
từ các cổng thông tin internet,…
- Phương pháp khảo sát: 50 phiếu đối với nhân viên của VNPT-Media;
100 phiếu của khách hàng
6. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
8

Chương 2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty
Truyền thông
Chương 3. Một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-
Media đến năm 2025
9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm với xã hội được hình thành và gắn liền với doanh nghiệp
bởi bất cứ DN nào hoạt động cũng đều góp phần đóng góp cho cộng đồng, xã
hội. Vậy, cần làm rõ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì?
Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) ngày cảng
ảnh hưởng tới nhiều DN và các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp cần đặt
ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề xã hội như vấn đề về môi
trường sinh thái, vấ đề về môi trường lao động, an sinh xã hội… có rất nhiều
khái niệm khác nhau về TNXH đã được các học giả đưa ra. Mỗi tổ chức, DN,
Chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc
vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình.
Keith Davis (1973) cho rằng“CSR là sự quan tâm và phản ứng của
doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu
pháp lý, kinh tế và công nghệ” [15].
Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt
trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của
doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”.
Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý,
đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong
mỗi thời điểm nhất định” [14].
Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái
niệm: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp
cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên của gia đình họ,
10

cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng
như sự phát triển chung của xã hội”.
Liên minh Châu Âu (năm 2011), TNXH của DN được định nghĩa: “là
một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo
đức và các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác
chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu pháp luật và thỏa
ước tập thể”.
Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới nêu lên định
nghĩa về TNXH của DN: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết
của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua
các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và
thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm
xã hội khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp như sau:
Một là, sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực
hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp
quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài
hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội.
Hai là, việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo lợi ích của người lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu
dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là
phát triển bền vững.
1.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính là việc doanh
nghiệp thực hiện các “cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát
triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương
11

công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo
cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các DN có thể thực hiện TNXH thông qua việc áp dụng những bộ quy
tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) hoặc thực hiện TNXH bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế.
Thực hiện TNXH của doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp thực
hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề xã hôi, đó là thực hiện
nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, hiện nghĩa vụ đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp và thực hiện đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
Thực hiện TNXH của Doanh nghiệp cũng là “cam kết đạo đức của
giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách
nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang
lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội”. TNXH khi được các DN thực hiện
tốt, sẽ mang lại lợi ích trong việc cải thiện tình hình tài chính cho doanh
nghiệp, nâng cao lợi nhuận thông qua việc tăng doanh thu và giảm chi phí.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt TNXH của DN cũng giúp DN nâng cao uy
tín, thương hiệu cho DN, giúp DN quản trị rủi ro và giải quyết khủng hoảng
truyền thông tốt hơn, tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong DN,
bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên
quan.... Khi doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tốt cho người lao động
sẽ giúp cho việc tăng năng suất lao động, khả năng thu hút, hấp dẫn nguồn
nhân lực có trình độ, chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường
của DN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các doanh nghiệp muốn phát
triển thì không thể không quan tâm đến việc quản trị doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động phù hợp để
tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận
cho DN, nâng cao vị thế, thương hiệu của DN, đây cũng chính là mong muốn
của mỗi DN khi tham gia vào thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, doanh
12

nghiệp muốn phát triển bền vững thì ngoài việc phát triển sản phầm, dịch vụ
có chất lượng thì còn phải quan tâm, chú trọng tới đạo đức kinh doanh, hành
vi ứng xử của DN đối với cộng đồng, xã hội trong việc bảo vệ môi trường
sinh thái, môi trường kinh doanh, môi trường nội bộ trong doanh nghiệp,
quan hệ với người lao động, với khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung ứng,
cổ đông, đối tác và những bên hữu quan.
Có thể thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nếu được làm
tốt thì uy tín doanh nghiệp sẽ không ngừng được nâng cao, mang lại nhiều lợi
nhuận kinh tế cho doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rõ khi
xem xét việc thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh từ thiện, không phải
các doanh nghiệp cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt TNXH. Thực tế đã
chứng minh, có một số doanh nghiệp làm từ thiện chỉ nhằm mục đích đánh
bóng tên tuổi nhưng vì lợi nhuận và lợi ích trước mắt, vẫn vi phạm pháp luật
nghiêm trọng về bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội,
của cộng đồng.
Bên cạnh đó, TNXH giúp các DN tiết giảm chi phí bằng việc xây dựng
các quy trình hoạt động tối ưu, đổi mới phương thức quản trị sản xuất kinh
doanh an toàn, hiện đại, tiêu hao ít năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường, xã hội. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện
TNXH trong các DN trên thế giới nói chung và các DN Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp nào thực hiện tốt
TNXH thì Doanh nghiệp đó có nhiều cơ hội tiếp cận được với những thị
trường mới, tệp khách hàng mới, sự đổi mới, sáng tạo đối với sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy được mọi tiềm
năng của mình, phát triển thương hiệu, có được lòng tin của cổ đông, khách
hàng, người tiêu dùng, đối tác, các bên liên quan, giúp doanh nghiệp duy trì
và phát triển bền vững.
1.2.2. Đối với người lao động
Người lao động có năng lực, có trình độ, chuyên môn cao chính là yếu
tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
13

nghiệp. Việc cam kết cao về môi trường làm việc, phúc lợi tốt, cơ hội thăng
tiến cho người lao động là một thách thức với doanh nghiệp ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam do số lượng lao động phổ thông, giản đơn
lớn còn lực lượng lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn tốt đặc biệt
trong các lĩnh vực kỹ thuật cao lại thiếu và chất lượng không đồng đều.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động thông
qua chi phí phúc lợi cho cán bộ công nhân viên, người lao động, doanh
nghiệp quan tâm, chăm lo tới đời sống tinh thần, sức khỏe không chỉ đối với
người lao động mà còn quan tâm tới con cái, cha mẹ của họ. Một số doanh
nghiệp còn đưa việc thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động vào
chiến lược sản xuất kinh doanh của họ thông qua các chính sách đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công
việc. Những doanh nghiệp này họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc
thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động bởi họ hiểu rõ rằng năng
suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được quyết định bởi
đội ngũ lao động có trình độ tay nghề giỏi, chuyên môn cao.
Trên thế giới đã có không ít doanh nghiệp đã luôn chú trọng đến yếu tố
đạo đức kinh doanh, xây dựng môi trường làm việc tốt, bền vững, thiết lập
mối quan hệ tốt, cởi mở với nhân viên, người lao động, tạo điều kiện giúp họ
thỏa sức sáng tạo, cống hiến, do vậy đã thu hút, tuyển dung được nhiều người
tài về cho doanh nghiệp, mang lại các giá trị cao trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một trong những
tập đoàn viễn thông công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, luôn thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Năm 2020, Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam nói chung và Tổng công ty Truyền thông nói
riêng đã được đánh giá, xếp hạng thứ 19 trong danh sách 100 doanh nghiệp
có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe
và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố.
14

1.2.3. Đối với khách hàng


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm
thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn sử
dụng cho khách hàng. Trên thực tế, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của
người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm
trí người tiêu dùng.
Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý là việc cũng rất quan
trọng, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh. Doanh nghiệp
giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh
nghiệp nào.
Có thể thấy rằng, khi doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội,
hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao, mang lại lòng tin
cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan thì kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.
1.2.4. Đối với cộng đồng và xã hội
Nhiệm vụ đầu tiên trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với cộng đồng, với xã hội chính là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe của con người trong xã hội, trong cộng đồng và tiếp đó mới đến là làm
từ thiện. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, khách hàng sẽ mang lại cho
doanh nghiệp nhiều lợi ích do không mất các chi phí khắc phục hậu quả hay
chi phí bồi thường thiệt hại do kiện tụng, ngoài ra doanh nghiệp còn được
đánh giá cao trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xu thế tất yếu của doanh nghiệp
là thực hiện trách nhiệm xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội là “tăng khả
năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của
doanh nghiệp”.
Để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rất
cần bàn tay điều tiết của Chính phủ là phải tạo ra môi trường pháp lý hoàn
chỉnh, mang lại sự bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước, các
15

doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách
khuyến khích đối với các doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định pháp lý; quản trị, nâng
cao các tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện
cho các doanh nghiệp phát triển bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế.
Như vậy, các doanh nghiệp gia tăng việc thực hiện TNXH đối với cộng
đồng, xã hội cùng với sự liên kết, hỗ trợ của Chính phủ và các bên hữu quan
sẽ góp phần ổn định an sinh xã hội, triển khai thành công các chương trình
xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng bền vững trong tương lai.
1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.3.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội
cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN và làm thỏa mãn trách nhiệm
của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện
những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản
phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào
trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự
góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của DN”. Tuy nhiên, những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh
tế trong doanh nghiệp là cần phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt
động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doannh nghiệp bền vững.
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động là
tạo môi trường làm việc tốt, an toàn, vệ sinh, không gian làm việc với cơ sở
vật chất thân thiện cho người lao động, tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, cá
nhân của họ ở nơi lao động, tạo ra những cơ hội, khả năng thăng tiến, phát
triển chuyên môn và đào tạo cho người lao động, khuyến khích sự năng động,
sáng tạo, công nhận thành tích và hưởng thù lao, khen thưởng xứng đáng với
những đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp.
16

Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với khách hàng, với
người tiêu dùng chính là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đảm
bảo chất lượng. Tuy nhiê, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp còn
cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm cho sức
khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông tin
sản phẩm minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh kinh tế
chính là cơ sở cho toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Có thể dễ dàng
nhận thấy, phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được điều tiết
bởi hệ thống trách nhiệm pháp lý. Theo đó, các doanh ngiệp cần nhận thức về
trách nhiệm của mình khi muốn duy trì, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì họ
không thể không quan tâm tới sức ép của dư luận xã hội vốn vừa là khách
hàng, người tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh
nghiệp, cổ đông, nhà phân phối và các bên liên quan.
1.3.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý
Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh nghĩa vụ pháp lý là một
phần của “bản cam kết” giữa DN và cộng đồng, xã hội. Chính phủ có trách
nhiệm ban hành các hành lang pháp lý, các văn bản luật, những quy tắc,
những chuẩn mực đạo đức. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp là doanh nghiệp đó là “phải thực hiện đầy đủ những quy
định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan”. Với hệ thống những
điều luật như vậy sẽ giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã
hội, hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại
tới môi trường, thúc đẩy sự an toàn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các
nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự và luật hình sự.
Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
bao gồm năm khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh.
- Bảo vệ khách hàng.
17

- Bảo vệ môi trường.


- An toàn và bình đẳng.
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội cũng là một trong
những cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng các hoạt động của doanh nghiệp. Xã
hội buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, thi hành các hành vi được chấp
nhận thông qua nghĩa vụ pháp lý. Các DN nếu như không thực hiện nghĩa vụ
pháp lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả
không hề nhỏ và không thể tồn tại bền vững, lâu dài.
1.3.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khía cạnh nghĩa
vụ đạo đức là những hành vi và hoạt động của các doanh nghiệp được cộng
đồng và xã hội mong đợi dù cho chúng không được thể chế hóa trong luật.
Thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối
quan tâm của các đối tượng liên quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao
động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Nói cách khác, những chuẩn mực này
phản ánh quan niệm của các đối tượng liên quan về đúng - sai, công bằng,
quyền lợi cần được bảo vệ của họ. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc
vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối
với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh nghĩa vụ
đạo đức thường được biểu hiện qua những quy định, những nguyên tắc,
những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa doanh nghiệp được trình bày trong
bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các công bố trong
các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp trong việc huy
động và sử dụng tất cả các nguồn lực để đạt được mục tiêu/sứ mệnh của
doanh nghiệp. Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của doanh nghiệp đã trở
18

thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của các thành viên trong
doanh nghiệp và các bên liên quan.
1.3.4. Thực hiện đóng góp cho cộng đồng, xã hội
Thực hiện TNXH của DN trên khía cạnh nghĩa vụ đóng góp cho cộng
đồng, cho xã hội thường liên quan tới khía cạnh nhân văn, từ thiện. Những
hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của cộng
đồng, được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như trao tặng học
bổng cho sinh viên, học sinh, chương trình giao lưu tặng quà cho người
nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người già neo
đơn, trẻ em mồ côi,… có thể thấy rằng “nhân đạo chiến lược” đã được các
DN củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu
quan chính, trong đó có bản thân DN.
Những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội của DN có thể trên cả bốn
phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho
Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách
đạo đức cho người lao động.
1.4. Một số công cụ thực hiện và đánh giá trach nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều bộ quy tắc ứng xử giúp cho
doanh nghiệp nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm thực hiện xã hội của
mình và tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiêp, trong đó có các công cụ thực hiện và đánh giá TNXH của các
DN như sau:
1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
(BSCI - Business Social Compliance Initiative) ra đời năm 2003 theo đề xuất
của Hiệp hội Ngoại thương với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho
các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ở châu Âu.
19

Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với
các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể.
Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là
trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu
chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bộ Qui tắc Ứng xử này và đảm
bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai
thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui
tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham
gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản
phẩm được hoàn thành. Các nội dung chính của BSCI bao gồm:
- Nội dung 1: Tuân thủ pháp luật
- Nội dung 2: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể
- Nội dung 3: Cấm phân biệt đối xử
- Nội dung 4: Lương bổng
- Nội dung 5: Thời giờ làm việc
- Nội dung 6: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
- Nội dung 7: Cấm sử dụng lao động trẻ em
- Nội dung 8: Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỉ luật
- Nội dung 9: Các vấn đề về an toàn và môi trường
- Nội dung 10: Hệ thống quản lý
Có thể thấy Bộ Qui tắc ứng xử BSCI là những nội dung cơ bản mà một
doanh nghiệp nên sử dụng khi thực hiện trách nhiệm xã hội DN. Việc áp
dụng BSCI sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các DN như cải thiện lâu dài các tiêu
chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động,
quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội đối với sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp.
1.4.2. Bộ nguyên tắc CERES
Bộ nguyên tắc CERES của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với
môi trường (CERES – Coalition for Environmentally Responsible
Economies) là một tập hợp gồm các nhóm hành động vì môi trường, cùng
20

hoạt động vì một tương lai bền vững và cam kết liên tục cải thiện các khía
cạnh liên quan đến môi trường.
Ra đời từ đầu năm 1990, CERES đã thiết kế Sáng kiến báo cáo toàn
cầu, yêu cầu các công ty ủng hộ cam kết tuân thủ các nguyên tắc bền vững về
môi trường. Đến nay, các sáng kiến này đã trở thành chuẩn mực vàng quốc tế
cho việc báo cáo của các DN về tính bền vững.
Các nội dung chính của Bộ nguyên tắc bao gồm: Bảo vệ sinh quyển, Sử
dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, Giảm thiểu và loại bỏ chất thải, Bảo
tồn năng lượng, Giảm thiểu rủi ro, Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an
toàn, Phục hồi và tái tạo môi trường, Công bố thông tin minh bạch, cam kết
của ban quản trị về việc thực hiện, đánh giá và báo cáo hoạt động.
Có thể thấy, Bộ nguyên tắc này nhấn mạnh vào các hoạt động vì môi
trường với mục tiêu liên tục cải thiện các khía cạnh liên quan đến môi trường,
nhằm đạt được một tương lai bền vững.
Bộ nguyên tắc CERES khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các
nguyên tắc đạo đức môi trường bao gồm:
- Nguyên tắc 1: Bảo vệ sinh quyền
- Nguyên tắc 2: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững
- Nguyên tắc 3: Giảm thiểu và loại bỏ chất thải
- Nguyên tắc 4: Bảo tồn năng lượng
- Nguyên tắc 5: Giảm thiểu rủi ro
- Nguyên tắc 6: Sản phẩm và dịch vụ an toàn
- Nguyên tắc 7: Phục hồi và tái tạo môi trường
- Nguyên tắc 8: Công bố thông tin minh bạch
- Nguyên tắc 9: Cam kết của ban quản trị
- Nguyên tắc 10: Đánh giá và báo cáo hoạt động
1.4.3. Tiêu chuẩn SA 8000
Tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 được ban hành năm 1997 và liên tục được
bổ sung hoàn thiện đến nay, tập trung vào các yêu cầu về Quản trị trách
nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu.
21

Đây là tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi
quy mô trên toàn thế giới. Mục đích của SA 8000 là cung cấp hỗ trợ về kĩ
thuật và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện sống
và làm việc. Thông qua những hành động đó, DN có thể đạt được mục tiêu
kinh tế và mục tiêu xã hội một cách đồng thời.
Trong tiêu chuẩn quốc tế SA 8000, điều kiện làm việc và các vấn đề liên
quan được tập trung phản ánh như: an toàn sức khỏe; tự do hội họp và thỏa
ước lao động tập thể, lao động trẻ em; lao động cưỡng bức; kỉ luật lao động;
thời gian làm việc; sự đền bù và hệ thống quản lý, đây là những nội dung
chính của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 về TNXH.
1.4.4. Tiêu chuẩn ISO 26000
Tiêu chuẩn ISO 26000 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm
2010 về hướng dẫn trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn ISO 26000 có thể áp dụng
cho mọi loại hình doanh nghiệp, từ các DN Nhà nước đến các DN tư nhân, từ
các nước phát triển và đang phát triển, đến các nền kinh tế chuyển đổi. Tiêu
chuẩn này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội một cách
linh hoạt và hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 26000 bao gồm các hướng dẫn tự nguyện, không có yêu
cầu, dựa trên sự đồng thuận quốc tế của các chuyên gia thuộc các nhóm ngành
chính và khuyến khích việc thực hành trách nhiệm một cách rộng khắp.
Hoạt động kinh doanh bền vững là ý tưởng cơ sở của tiêu chuẩn ISO
26000, bao gồm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt, có chất lượng cho
khách hàng, người tiêu dùng và còn phải không gây nguy hại đến yếu tố môi
trường và ngoài ra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có trách
nhiệm với xã hội.
Nội dung của Tiêu chuẩn ISO 26000 gồm hai nhóm trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp chính như sau:
- Nhóm trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm:
+ Yếu tố môi trường;
+ Yếu tố hòa hợp phát triển cộng đồng;
22

+ Yếu tố thực hành kinh doanh trung thực;


+ Yếu tố người tiêu dùng.
- Nhóm trách nhiệm bên trong của doanh nghiệp bao gồm:
+ Yếu tố người lao động;
+ Yếu tố điều hành doanh nghiệp;
+ Yếu tố quyền con người.
Có thể dễ dàng nhận thấy, không có nhóm nào hay yếu tố nào là quan
trọng hơn giữa hai nhóm trách nhiệm và các yếu tố thuộc mỗi nhóm, bởi mục
tiêu của tiêu chuẩn ISO 26000 là thực hiện thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn
góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.
ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về
TNXH mà còn mở rộng những hiểu biết và thực thi TNXH thông qua những
cách cụ thể:
- Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về TNXH và nêu lên các
việc cần phải làm cho các tổ chức cần thực hiện TNXH thế nào;
- Điều chỉnh thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì lợi ích của
cộng đồng quốc tế.
- Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành
động có hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 26000 được đánh giá là bộ tiêu chuẩn rất quan trọng vì
một số lý do sau:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ là
việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng,
mà còn phải đảm bảo không tổn hại đến môi trường và mọi hoạt động của
doanh nghiệp dựa trên trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.
- Các doanh nghiệp chịu áp lực thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 26000
xuất phát từ khách hàng, từ người tiêu dùng, từ Nhà nước, từ cộng đồng, xã
hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nhận thức rằng muốn DN phát triển
bền vững, cần phải được xây dựng dựa trên những hoạt động sản xuất kinh
23

doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc
lột người lao động.
Các chủ đề chính của ISO26000 mang tính tiêu chuẩn về TNXH đối
với các DN gồm:
* Chủ đề môi trường gồm các vấn đề:
+ Giảm lượng phát thải vào không khí;
+ Xử lý nước thải; giảm các rác thải và xả thải;
+ Kiểm soát hóa chất chặt chẽ;
+ Tìm kiếm các chất sạch hơn, an toàn hơn để thay thế cho các chất
độc hại; giảm ô nhiễm tiếng ồn;
+ Sử dụng năng lượng hiệu quả;
+ Giảm việc tiêu thụ nước;
+ Tăng cường hiệu quả việc sử dụng các nguyên vật liệu thô;
+ Kiểm soát và giảm các khí nhà kính;
+ Áp dụng các nguyên tắc “mua hàng xanh” trong chuỗi cung ứng.
* Chủ đề lao động gồm các vấn đề:
+ Áp dụng chế độ làm thêm theo quy định của pháp luật;
+ Xem xét mức lương đủ sống cho người lao động chứ không phải
mức lương tối thiểu theo pháp luật quy định;
+ Xây dựng qui trình tuyển dụng và sử dụng lao động;
+ Đối thoại dựa trên tinh thần chủ động và tôn trọng với đại diện người
lao động; Tôn trọng các công việc gia đình khẩn cấp;
+ Cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ và phù hợp;
+ Thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo về an toàn và sức khỏe;
+ Vệ sinh nơi làm việc;
+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề;
+ Ban hành chính sách thăng tiến minh bạch.
* Chủ đề quản trị tổ chức và nhân quyền gồm các vấn đề:
+ Tôn trọng và thực thi pháp luật;
+ Đóng thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ;
24

+ Thiết lập một chính sách chống phân biệt đối xử (giới tính, tôn giáo,
chủng tộc, nguồn gốc, sức khỏe….);
+ Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lao động trẻ em trong công ty và
trong chuỗi cung ứng;
+ Cấm bạo lực về thể chất và bằng lời nói đối với người lao động tại
nơi làm việc.
* Chủ đề Kinh doanh trung thực gồm:
+ Ban hành thực hiện chính sách chống tham nhũng với các chế tại xử
phạt trong trường hợp vị phạm, chống tham nhũng vào các hợp đồng (cung
cấp, báo giá, chế độ chiết khấu, điều kiện hợp đồng);
+ Không bán hàng phá giá; Không có hành động phỉ báng, bôi nhọ đối
thủ cạnh tranh;
+ Tôn trọng các quyền sở hữ (trí tuệ, vật chất) bằng các cơ chề phù hợp.
* Chủ đề về những vấn đề người tiêu dùng gồm:
+ Đưa ra các thông tin khách quan về sản phẩm;
+ Tôn trọng đối với chế độ bảo hành và trách nhiệm với sản phẩm,
dịch vụ;
+ Thực hiện quy trình thu hồi sản phẩm một cách minh bạch;
+ Kiểm soát liên tục sự an toàn của sản phẩm;
+ Bảo vệ dữ liệu và tôn trọng sự riêng tư của khách hàng;
+ Sử dụng các thông tin minh bạch để bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
bền vững;
+ Đảm bảo việc dán nhãn và hướng dẫn sử dụng phù hợp;
+ Thiết lập qui trình phù hợp để giải quyết khiếu nại của khách hàng.
* Chủ đề về tham gia và phát triển cộng đồng gồm:
+ Tận dụng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và kỹ năng của người
lao động để hỗ trợ cộng đồng địa phương;
+ Nhận thức được mối quan tâm của cộng đồng thông qua đối thoại;
+ Trân trọng văn hóa truyền thồng của địa phương;
+ Hỗ trợ các khóa giáo dục và đào tạo nghề tại địa phương;
25

+ Hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các sáng kiến nâng cao
nhận thức liên quan;
+ Xem xét các nhà cung cấp địa phương.
Việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn ISO 26000 giúp mọi loại hình tổ chức
thực hiện TNXH thông qua việc đưa ra hướng dẫn về sự hiểu biết rộng
khắp về thực hiện TNXH, xuất phát từ khách hàng, người tiêu dùng và
các bên liên quan.
1.4.5. Tiêu chuẩn ISO 14001
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý
môi trường dành cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội về môi
trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì
và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm bảo vệ môi
trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động của chính doanh nghiệp gây ra.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho mọi doanh nghiệp không phân
biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp khẳng định đã
thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm, có trách nhiệm với
môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 tập trung vào các nguyên tắc về quản lý môi trường:
- Nguyên tắc 1: Cam kết của lãnh đạo
- Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi thành viên
- Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình
- Nguyên tắc 4: Quản lý theo hệ thống
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo pháp luật và cân bằng nhu cầu kinh tế - xã hội.
- Nguyên tắc 6: Đảm bảo một hệ thống tài liệu và hồ sơ phù hợp.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 đưa ra các hướng dẫn các doanh
nghiệp về xây dựng hệ thống quản lý môi trường, giúp các doanh nghiêp có
thể tự chứng minh đã đáp ứng được các yêu cầu tuân thủ pháp luật về bảo vệ
môi trường và phát triển doanh nghiệp bền vững.
26

1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.5.1. Các nhân tố trong doanh nghiệp
- Chiến lược về TNXH của doanh nghiệp
Hiện nay, với những biến đổi bất định của môi trường kinh doanh, chiến
lược của doanh nghiệp có xu hướng hướng tới chiến lược TNXH nhằm mục
tiêu phát triển bền vững. Chiến lược TNXH là chiến lược về sự hội tụ giữa
hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua nguồn nhân lực, vốn, kiến thức về
TNXH của DN với các giá trị tạo ra cho các thành phần có liên quan và sự
đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Chiến lược TNXH của DN phản ánh tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội,
pháp lý, môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược
thực hiện TNXH dài hạn, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thực hiện
TNXH một cách phù hợp với các chuẩn mực chung, góp phần tích cực vào sự
phát triển của nền kinh tế, xã hội nói chung và sự phát triển doanh nghiệp bền
vững nói riêng.
- Văn hóa doanh nghiệp
Một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện TNXH của
doanh nghiệp là nhân tố văn hóa doanh nghiệp.
Văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các
chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị, niềm tin mà mọi thành viên
trong doanh nghiệp chấp thuận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được xây
dựng trong suốt quá trình thành và phát triển của doanh nghiệp, chi phối đến
mọi thành viên của doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đề ra,
giúp doanh nghiệp phát triền bền vững và thực hiện trách nhiệm xã hội trên
khía cạnh đạo đức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng,
khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực.
Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần định hình lên các hành vi đạo đức
trong đối xử với người lao động, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và những
hành vi ứng xử với khách hàng, người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp giúp
27

người lao động thấy rõ mục tiêu của công việc, nó tạo ra mối quan hệ tốt giữa
chủ doanh nghiệp và người lao động và xây dựng môi trường làm việc thoải
mái, lành mạnh. cùng với định hướng văn hóa nhân văn của doanh nghiệp đã
tác động đến việc thực hiện TNXH trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp là tài sản vô hình, là “phần hồn” của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh
từ bên trong của doanh nghiệp, bên trong mỗi thành viên, cá nhân người lao
động trong doanh nghiệp, giúp DN thích ứng với các thay đổi trong môi
trường bên ngoài.
Có thể thấy, văn hóa DN là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu
trong quản lý điều hành doanh nghiệp. Do đó, khi DN xây dựng được một
văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh và phù hợp với mục tiêu chiến lược của DN
thì các thành viên, người lao động trong DN không chỉ quan tâm tới nhu cầu
và lợi ích riêng của mình mà còn quan tâm tới việc thực hiện trách nhiệm xã
hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và các bên liên quan, giúp DN
phát triển bền vững.
- Công đoàn cũng là nhân tố bên trong DN, ảnh hưởng đến các quyết
định quản lý DN cũng như ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá
nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp. Nhiệm vụ của công đoàn là phải nắm bắt được những thay đổi này để
sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh
nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất
lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau, và đây cũng là cơ sở để
thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Nhận thức về TNXH của DN
Môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường, bất ngờ, khó đoán và
khó kiểm soát, điều này tác động đến nhận thức của nhà quản lý. Những diễn
biến trên thế giới về sự biến đổi về môi trường kinh doanh, thảm họa sinh
28

thái, biến đổi khí hậu, những vi phạm về quyền con người, về bất công xã
hội, về dịch bệnh... đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng nhận thức hơn
về vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội là những doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc về
vấn đề này. Các DN cần xác định được động cơ trong việc thực hiện TNXH
và phải được xem là hành vi đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp.
Có thể thấy từ thực tế, những DN am hiểu và nhận thức sâu sắc vể
TNXH doanh nghiệp và cam kết thực hiện tốt TNXH sẽ góp phần làm gia
tăng giá trị DN, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua danh
tiếng xã hội, tăng khả năng thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, người tiêu dùng, cải thiện mối
quan hệ với nhà đầu tư, nhà tài trợ, với cộng đồng địa phương và Chính phủ.
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Quy định của pháp luật
Nền tảng của thực hiện TNXH của doanh nghiệp là các quy định của
pháp luật, là tiêu chí mà tất cả các DN phải tuân thủ và thực hiện để đạt được
hiệu quả. Các Chính phủ cần tạo ra một môi trường pháp lý đủ mạnh và khả
thi để các DN có thể tuân thủ và thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện
pháp luật kinh doanh nói riêng theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi
trường kinh doanh công bằng, bình đẳng. Các doanh nghiệp tôn trọng và thực
hiện tốt các quy định của pháp luật không chỉ mang lại sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, là cơ
sở của việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, có thể thấy, không một hệ thống pháp luật nào có quyền
năng phán xét các hoạt động của doanh nghiệp là có đạo đức hay vô đạo đức
trong những trường hợp cụ thể, quy định của pháp luật chỉ có thể thiết lập
những quy tắc cơ bản cho những hoạt động của doanh nghiêp được cho là có
trách nhiệm trong kinh doanh.
- Nhận thức của người tiêu dùng
29

Tháp nhu cầu Maslow bao gồm 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu
tự nhiên của con người từ nhu cầu từ cơ bản đến cao hơn: nhu cầu sinh lý (ăn,
ở, mặc, ngủ…), đến nhu cầu an toàn (về thân thể, việc làm, gia đình, sức
khỏe…), tiếp đến là nhu cầu quan hệ xã hội (các nhu cầu về tình cảm gia
đình, bạn bè….), nhu cầu được kính trọng, được tôn trọng (cần được tin
tưởng, tôn trọng,…) và nhu cầu cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân (muốn
thể hiện khả năng, được công nhận là có thành tựu,…). Theo đó thì con người
luôn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình và khi nhu cầu đó đã
được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo nhất là khi xã hội càng
phát triển với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu của con người cũng luôn
phát triển theo.
Trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng quan tâm đến việc
thực hiện TNXH của các doanh nghiệp do họ thường chỉ tập trung vào chất
lượng tốt nhất với giá cả sản phầm, hàng hóa, dịch vụ thấp nhất, dẫn đến việc
các doanh nghiệp, các nhà phân phối, nhà cung ứng gây áp lực để hạ giá,
ngược đãi, bóc lột người lao động trong doanh nghiệp, vi phạm các điều kiện
tối thiểu về nhân quyền.
Như ta đã biết, TNXH hiện đang ngày càng phát triển rộng khắp trên
toàn cầu, khách hàng và người tiêu dùng cũng đã từng bước thay đổi nhận
thức, không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà
người tiêu dùng còn quan tâm, coi trọng cách thức các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm, hàng hóa có thân thiện với môi trường, cộng đồng, có tính nhân
đạo và lành mạnh hay không...
- Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
Áp lực từ thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng đã tạo ra sức
mạnh thị trường và đặt ra cho các doanh nghiệp sự cạnh tranh khốc liệt về
TNXH và đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử của doanh nghiệp ảnh hưởng
tới quyết định lựa chọn của khách hàng, của người tiêu dùng. TNXH và đạo
đức kinh doanh là hai yếu tố quan trọng quyết định đến nguồn lực, nguồn vốn
mới cho doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng
30

khốc liệt. Chính hai yếu tố này đã tác động và thúc đẩy khách hàng, người
tiêu dùng thay đổi nhận thức tiêu dùng và nhận thức về trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp của họ.
Phong trào bảo vệ khách hàng, bảo vệ người tiêu dùng hiện nay cũng đã
có bước tiến mới trên toàn thế giới. Người tiêu dùng dần ý thức được quyền
lực kinh tế của mình qua hành động mua sắm và thiết lập quyền kiểm soát
rộng khắp của họ đối với việc sản xuất. Các doanh nghiệp đã từng bước thay
đổi nhận thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để bảo vệ môi trường,
bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông, cộng đồng, xã
hội và các bên liên quan.
Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các tập đoàn kinh tế toàn cầu, các doanh
nghiệp lớn đã chủ động đưa chiến lược thực hiện TNXH vào chiến lược kinh
doanh của mình. Các chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải
carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước
sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên
tai, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đào tạo và phát triển nhân viên... Chiến lược TNXH của doanh nghiệp
không chỉ nâng cao danh tiếng, uy tín, thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp
trong cộng đồng, xã hội mà còn giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động
và doanh thu bán hàng, thu hút nhiều lao động có chất lượng cao, giảm chi
phí, tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới.
Hiện nay, tại Việt Nam, chủ đề TNXH đã ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dù có một bộ phận khách hàng, người tiêu dùng
đã có nhận thức bước đầu về các vấn đề có liên quan đến TNXH nhưng trên
thực tế họ vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc thực hiện TNXH của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, khách hàng, người tiêu dùng vẫn thường chỉ chú ý tới
giá cả khi quyết định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hơn là hơn là việc
xem xét doanh nghiệp đó có thực hiện tốt TNXH về phát triển bền vững, về
31

bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người tiêu dùng
hay không.
Khi doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH không chỉ mang lại lợi ích rất lớn
cho doanh nghiệp như nâng cao thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tăng
năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận, thu hút được nguồn
nhân lực có chất lượng cao, tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường mà còn
góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
1.6. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh
nghiệp và bài học cho Tổng công ty Truyền thông
1.6.1. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp
- Công ty Ajinomoto Việt Nam:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam thông qua
các hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia. Do đó, hoạt động TNXH
thường được các công ty này thực hiện bởi các bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực
văn hóa kinh doanh và được thực hiện có bài bản, đạt hiệu quả cao. Điển hình
là Công ty Ajinomoto.
Công ty Ajinomoto đã có: chương trình “Cùng nhau làm sạch trái đất”;
Chương trình “Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi”;
Chương trình “Khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo”.
Công ty Ajinomoto áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000)
Công ty Ajinomoto đã ký thỏa ước lao động tập thể, có từ 3 - 5 nội dung
có lợi cho người lao động nằm ngoài các quy định bắt buộc của pháp luật lao
động, thực hiện ký lại hoặc bổ sung phụ lục phát sinh với điều khoản có lợi
cho người lao động, có điều khoản cho phép công nhân nghỉ giữa ca để giảm
căng thẳng; khen thưởng lao động tích cực theo tuần, theo tháng; phát
vitamin cho công nhân nữ có thai và ứng trước tiền lương 6 tháng nghỉ thai
sản cho lao động nữ sinh con để bảo đảm chi phí sinh hoạt…
Công ty Ajinomoto đã hiểu rõ vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ
việc thực hiện TNXH mang lại, nên đã thực hiện nghiêm túc TNXH doanh
nghiệp của mình. Điều đó thể hiện Công ty Ajinomoto không có hành vi gian
32

lận trong kinh doanh, không đảm bảo an toàn lao động, sản xuất kinh doanh
sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường ...
- Công Ty Truyền Thông Viettel
Công Ty Truyền Thông Viettel là những founder của một start-up mang
tên Viettel Media. Lĩnh vực hoạt động của Công Ty Truyền Thông Viettel là
công nghệ và nội dung số. Sản phẩm của Công Ty Truyền Thông Viettel là
Mocha, Keeng, Tiin, Netnews, QPVN, Sống khỏe, Kem xôi, Onbox…Thị
trường hoạt động của Công Ty Truyền Thông Viettel là toàn cầu. Nói là
founder vì Công Ty Truyền Thông Viettel sẽ sống chết cùng sản phẩm. Nói
là start-up vì những sản phẩm này đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
Công Ty Truyền Thông Viettel sẽ làm cho nó to ra 10 đến 20 lần nữa trong
vòng vài năm tới. Và Tập đoàn Viettel sẵn sàng đầu tư cho Công Ty Truyền
Thông Viettel để làm việc đó, để hình thành một lĩnh vực kinh doanh sáng
tạo, đầy thách thức. Nói là công ty công nghệ vì công nghệ sẽ là nền tảng lõi,
giúp các sản phẩm này có thể phục vụ hàng chục, hàng trăm triệu người
dùng, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống. Một ngày không xa, số
lượng người dùng các sản phẩm của Công Ty Truyền Thông Viettel sẽ vượt
số thuê bao di động mà Viettel đang có, vươn khắp ra toàn thế giới. Để đạt
được mục tiêu đó, Công Ty Truyền Thông Viettel đang rất cần tập hợp những
kỹ sư công nghệ cùng chí hướng, có khát vọng, sẵn sàng chấp nhận thách
thức, đói khát, để xây dựng một công ty sáng tạo, hướng tới tương lai.
Công Ty Truyền Thông Viettel đảm bảo quyền lợi của người lao động
như: Thu nhập cạnh tranh tùy thuộc theo năng lực chuyên môn, kinh nghiệm.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, cạnh tranh, phát triển, năng
động có nhiều cơ hội thăng tiến. Chế độ lương, thưởng, chính sách đãi ngộ
hấp dẫn, kích thích hiệu quả công việc (thưởng Tết, năm, quý, tháng, 30/4,
1/5, 1/6, 22/12, 2/9, nghỉ mát). Chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, chính
sách theo quy định của Quân đội và Luật Lao động, Luật Dân sự. Có nhiều
cơ hội học tập, nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài.
33

Công Ty Truyền Thông Viettel có đạo đức kinh doanh, thực hiện TNXH
còn chưa đầy đủ, các khoản đóng góp từ thiện được tăng lên, nhận thức được
tầm quan trọng và ý nghĩa của TNXH đối với chính bản thân sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội.
Công Ty Truyền Thông Viettel đề cao vai trò quan trọng của tổ chức
Công đoàn Việt Nam trong việc hòa giải, ký kết thỏa ước lao động tập thể, là
đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
1.6.2. Bài học cho Tổng công ty Truyền thông
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của 2 doanh
nghiệp và bài học cho Tổng công ty truyền thông như sau:
Thứ nhất, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang
lại sự ổn định để phát triển kinh tế của doanh nghiệp, của quốc gia vì thế thực
hiện TNXH càng có ý nghĩa hơn.
Thứ hai, để thúc đẩy việc triển khai TNXH của DN tại Việt Nam, bên
cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn và các
hiệp hội,… các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm đẩy mạnh
quyền lợi của người lao động tại Việt Nam.
Thứ ba, áp dụng chế độ lao động tốt (theo tiêu chuẩn SA8000); ký thỏa
ước lao động tập thể có lợi cho người lao động nằm ngoài các quy định bắt
buộc của pháp luật lao động.
Thứ tư, nâng cao nhận thức của tập thể lao động của doanh nghiệp về
vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện TNXH mang lại.
Thứ năm, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, cạnh tranh,
phát triển, năng động có nhiều cơ hội thăng tiến.
Thứ sáu, thực hiện lắp đặt các trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo an toàn
lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công nghiệp…
34

Tiểu kết chương 1


Khái niệm TNXH theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của
mình ra nhiều DN và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các DN đó là
phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các
vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng. TNXH bao gồm các khía cạnh
nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. TNXH chịu sự tác động của
quy định của pháp luật, nhận thức của xã hội.
Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp của Tổng công ty Truyền thông.
35

Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông
2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông
Tổng công ty Truyền thông (gọi tắt là VNPT-Media) là đơn vị trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
89/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 08/05/2015 của Hội đồng thành viên Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Là một đơn vị kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực số, Tổng công ty
Truyền thông phải luôn vận động để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp
ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của các đối tượng khách hàng. Tổng
công ty Truyền thông luôn đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái tích hợp
trọn gói các dịch vụ đa phương tiện trên nền tảng công nghệ và Internet lớn
nhất Việt Nam, từ đó mang sản phẩm - dịch vụ của Tổng công ty đến với thị
trường quốc tế.
Để làm được điều này, Tổng công ty Truyền thông đề ra chiến lược phát
triển xoay quanh 4 giá trị cốt lõi:
- Con người là chìa khóa
- Khách hàng là trung tâm
- Sáng tạo không ngừng
- Đối tác đáng tin cậy
Với sứ mệnh mang những tiện ích, lợi ích của công nghệ thông tin và
viễn thông đến cho người dùng Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông đã và
đang không ngừng tiến xa trên chiến lược đưa công nghệ thông tin và viễn
thông của Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách
của Nhà nước, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
- Kinh doanh có lãi; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ;
36

- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao
hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và quyền tham
gia quản lý Tổng công ty của người lao động theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa,
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường;
- Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con
người của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh;
- Bảo toàn và phát triển vốn được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam giao và vốn do Tổng công ty Truyền thông tự vay;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bao gồm cả vốn đầu tư
vào các doanh nghiệp khác, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do
VNPT giao.
- Thực hiện tham gia các nghĩa vụ công ích theo quy định của pháp luật
và của VNPT.
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
- Xây dựng và phát triển Tổng công ty Truyền thông thành một trong các
Tổng công ty mạnh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, năng
động, hiệu quả, hiện đại; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích;
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; làm
nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển
nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông
đa phương tiện;
- Tổ chức nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dịch
vụ phần mềm, dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng, truyền thông, truyền hình;
- Quản lý và thực hiện hoạt động truyền hình, cung cấp chương trình
thuê bao;
37

- Thực hiện các hoạt động xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ; hoạt động
điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình...
- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ
thông tin;
- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo,
triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;
- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và
truyền thông đa phương tiện;
- Xác định là một trong những Tổng công ty chủ chốt của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông luôn phấn đấu không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ về mọi mặt để trở thành thương
hiệu có uy tín trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông, nội dung, giá trị gia tăng,
góp phần đưa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt mục tiêu trở thành
Doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng đầu quốc gia, giữ vai trò
chủ đạo trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VNPT-Media


Nguồn: Tổng công ty Truyền thông
38

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại
Tổng công ty Truyền thông
- Triết lý kinh doanh của VNPT-Media: Khách hàng là trung tâm - Chất
lượng là linh hồn - Hiệu quả là thước đo
Triết lý kinh doanh của VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng
được làm rõ như sau:
Khách hàng là trung tâm: VNPT-Media luôn xác định khách hàng là
nguồn sống, là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh
của VNPT-Media.
Chất lượng là linh hồn: VNPT-Media luôn xác định đảm bảo về chất
lượng dịch vụ là sự sống còn, là giá trị của VNPT-Media trên thị trường.
Hiệu quả là thước đo: VNPT-Media đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt
động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPTMedia, là lợi thế cạnh tranh
và trách nhiệm xã hội của VNPT-Media.
- Văn hóa kinh doanh của VNPT-Media:
Với việc đưa ra đạo đức trong kinh doanh của VNPT nói chung và của
VNPT-Media nói riêng là chữ Tín với Nhà nước, với cộng đồng, với khách
hàng, với người lao động để thấy Tổng công ty Truyền thông luôn đề cao chữ
“Tín” trong đạo đức nghề nghiệp. Trong môi trường kinh doanh hiện đại chữ
“Tín” không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là
nhân cách, là đạo đức của đội ngũ lao động VNPT-Media.
Không chỉ đưa ra đạo đức trong kinh doanh, VNPT-Media còn khẳng
định giá trị bằng sự “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” qua sự nỗ lực phấn
đấu, chuyên biệt hóa các lĩnh vực hoạt động để tạo ra những sản phẩm dịch vụ
viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, của người tiêu dùng. Tổng công ty Truyền thông chú trọng cải
tiến, tạo lập tính tự chủ trong mọi hoạt động, đặc biệt là kinh doanh để tạo ra
sự khác biệt trong từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh, giữ vững niềm tin của khách hàng. Đó là sự kết tinh của trí tuệ đội ngũ
và văn hóa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nói chung và Tổng công ty
39

Truyền thông nói riêng. Không những thế VNPT-Media còn đề cao tính hiệu
quả trong mọi hoạt động để phát triển bền vững, đồng thời luôn nỗ lực giải
quyết tốt, hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, sự hài lòng của khách
hàng và lợi ích người lao động. Con đường ngắn nhất để củng cố, tăng cường
năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông, nâng cao lợi thế của
Tổng công ty Truyền thông là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, trách nhiệm xã hội của người lao
động trong VNPT-Media rất cao, nhất là mức độ hiểu biết về TNXH, vai trò
của TNXH và lý do quan tâm TNXH.
Bảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media
về trách nhiệm xã hội
Tần suất
Loại thông tin thu thập
Số người Tỷ lệ (%)

Rất hiểu 36 24,00


Mức độ hiểu biết Hiểu 22 14,67
về TNXH
Hiểu một chút 67 44,67
Chưa hiểu gì 25 16,66

Rất quan trọng 34 22,67

Vai trò của TNXH Quan trọng 58 38,67


Bình thường 32 21,33
Hoàn toàn không 26 17,33
Áp lực cạnh tranh 46 30,67
Lý do quan tâm
TNXH Áp lực cộng đồng 45 30,00
Nghĩa vụ pháp lý 10 6,67
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
40

2.2. Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng
công ty Truyền thông
2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế
Thứ nhất, không ngừng phát triển và nâng cao khả năng công nghệ thực
hiện trách nhiệm góp phần tăng cạnh tranh của DN:
Phát triển khoa học và công nghệ được coi là giải pháp mang tính chiến
lược giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Với việc thành lập
Công ty Phát triển Phần mềm VNPT-Media và từng bước chuyển dịch cơ cấu
tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ viễn thông,
CNTT và dịch vụ số theo chiến lược phát triển VNPT giai đoạn 2017-2025.
Đầu tháng 4/2019, VNPT-Media đã thành lập Trung tâm Dịch vụ tài chính số
VNPT trên cơ sở tổ chức lại nhiệm vụ công nghệ thông tin của Tập đoàn giao,
là lời khẳng định hướng phát triển nhằm tiến sâu vào thị trường Tài chính số
Việt Nam và quyết tâm của Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media, của
Tập đoàn VNPT trong việc thực hiện Chiến lược VNPT4.0, trở thành một
trong những đơn vị nòng cốt, chuyên trách cung cấp các dịch vụ số của Tập
đoàn. VNPT-Media đã tập trung xây dựng nền tảng như IoT Platform, Big
Data Platform, Cloud Platform, Smart City và các giải pháp công nghệ thông
tin chuyên ngành về: y tế, giáo dục, an ninh, an toàn giao thông.
VNPT-Media đã trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2019 của Tổng công ty vào Quỹ phát triển khoa học - công nghệ khoảng 24,7
tỷ đồng. Với mức đầu tư như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn các sản
phẩm, dịch vụ quan trọng phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và viễn
thông của VNPT-Media sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế,
xã hội.
Thứ hai, xây dựng cho mình một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ công
nghệ cao thực hiện trách nhiệm đóng góp nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
Hiện VNPT-Media có gần 700 nhân sự làm việc tại 3 thành phố lớn của
cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó 20% nhân sự
được tập trung cho mảng nghiên cứu phát triển.
41

Đội ngũ nhân sự của Tổng công ty Truyền thông được đánh giá là có
trình độ chuyên môn vững vàng, năng động và tâm huyết với định hướng phát
triển của VNPT-Media và của VNPT. 95% cán bộ công nhân viên của Tổng
công ty Truyền thông có trình độ đại học và trên đại học trong và ngoài nước.
Đối với các dịch vụ Truyền hình, Truyền thông, dịch vụ giá trị gia tăng
và nội dung số, con người là yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công
bởi lợi thế cạnh tranh của các loại hình dịch vụ này chính là sự sáng tạo và
khác biệt.
Tổng công ty Truyền thông luôn coi trọng công tác nhân sự, xây dựng
môi trường làm việc trong sạch, thân thiện, chú trọng nâng cao văn hóa
doanh nghiệp tạo để động lực và cơ hội cho mọi cán bộ công nhân viên,
người lao động trong doanh nghiệp cùng phát triển.
Có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT-Media đã
góp một phần không nhỏ nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ cho đất
nước. Đây là một trong những khía cạnh thuộc về trách nhiệm kinh tế mà ít
có doanh nghiệp nào thực hiện tốt.
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với người lao động
Có thể thấy nội dung này ở việc VNPT-Media luôn thể hiện sự quan tâm
và trân trọng đối với người lao động, luôn đặt người lao động làm trung tâm
của sự phát triển. Cụ thể:
- Thực hiện tốt chế độ tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp
Với việc triển khai đồng bộ công cụ quản trị theo phương pháp BSC,
giao chỉ tiêu đánh giá hoạt động các đơn vị thành viên theo hệ thống
BSC/KPI, VNPT-Media đã mang lại những thay đổi căn bản, mang tính đột
phá với những quy định chi tiết, bài bản về loại, nội dung, thang điểm các chỉ
tiêu BSC.
BSC giúp VNPT-Media đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức dưới
nhiều góc độ khác nhau, giúp hiểu các mối quan hệ biện chứng giữa những
thay đổi trong nội bộ Tổng công ty, sự thành công cạnh tranh và kết quả tài
chính, qua đó giúp nhà quản trị xác định được những viễn cảnh mà tổ chức
cần hoàn thiện trong tương lai.
42

Song hành với BSC là hệ thống lương 3Ps được tính theo: vị trí công
việc, năng lực nhân viên và hiệu quả công việc. Điều này giúp VNPT-Media
giải quyết căn bản việc “cào bằng” thu nhập.
Ngoài các yếu tố trên, VNPT-Media đã hoàn thiện các cơ chế mềm giúp
các bộ phận phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn, giúp rút ngắn thời gian
cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng mức
độ hài lòng của khách hàng.
VNPT-Media đã triển khai ứng dụng công cụ quản trị BSC, kế hoạch
BSC tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phân nhóm các chỉ tiêu theo mục
tiêu quản trị, đồng thời tinh giảm các chỉ tiêu giao, tăng sự gắn kết giữa các
chỉ tiêu giao cho khối kinh doanh và kỹ thuật. Việc giao và đánh giá
BSC/KPI đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tại VNPT-
Mdia cũng như các đơn vị, đồng thời giúp VNPT-Media đánh giá toàn diện,
công bằng, minh bạch kết quả hoạt động của các đơn vị.
VNPT-Media đã ban hành quy định về điều động, luân chuyển nhân sự
với mục đích sử dụng nguồn nhân sự phù hợp với chức danh, vị trí công việc;
phù hợp với năng lực và chuyên môn được đào tạo của nhân sự, nhằm mục
đích nâng cao năng suất lao động; đồng thời để đào tạo, bồi dưỡng nhân sự
quản lý các cấp của Tập đoàn và của đơn vị. Việc điều động nhân sự nhằm bố
trí, sử dụng phù hợp hơn với năng lực cá nhân và nhu cầu của Tập đoàn, của
Tổng công ty và đơn vị. Năm 2019, Tổng công ty thực hiện hơn 30 lượt điều
chuyển và điều động biệt phái nội bộ, hơn 50 lượt điều chuyển giữa các đơn
vị thuộc Tập đoàn.… để thích ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, nhằm khuyến khích người lao động và tập thể hăng say sản
xuất, Tổng công ty đã xây dựng hàng loạt các chương trình, kế hoạch công
tác, phát động thi đua trong cả năm 2019; đưa ra các tiêu chí, mục tiêu phấn
đấu cụ thể trong từng quý để kịp thời nắm kết quả triển khai kế hoạch của các
đơn vị cơ sở, từ đó đưa ra những điều chỉnh, định hướng phù hợp, giúp đơn
vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khen thưởng động viên 895 lượt cá nhân
và 135 lượt tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác đã được khen
43

thưởng với số tiền thưởng là 9,625 tỷ đồng, kịp thời khuyến khích động viên
các đơn vị trực thuộc và người lao động tiếp tục nỗ lực, đóng góp cho sự phát
triển của Tổng công ty Truyền thông.
Việc giao và đánh giá BSC/KPI đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động tại VNPT-Media cũng như các đơn vị, việc thực hiện chế độ
trả lương, thưởng và các khoản phục cấp qua đó được minh bạch, phù hợp
với các quy định của pháp luật. Việc đánh giá này đã giúp cho người lao
động được hưởng mức đãi ngộ tương xứng với kết quả và công sức bỏ ra. Xét
về mặt bằng chung hiện nay thì mức lương bình quân năm 2018 của lao động
tại VNPT khoảng 28 triệu đồng/tháng không thấp hơn nhiều so với doanh
nghiệp cùng ngành Viettel đứng thứ nhất là khoảng 30,5 triệu đồng/tháng.
Việc triển khai BSC tại VNPT-Media đã phát huy được tác dụng nhất
định, thức đẩy SXKD, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục cải thiện một số điểm như
giao kế hoạch BSC theo đúng quy trình, xác định mục tiêu và chi tiết hóa các
KPI cho phù hợp mục tiêu chiến lược của năm.
- Đảm bảo thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Thời giờ làm việc của người lao động làm việc theo quy định của Nhà
nước và pháp luật. Tùy theo đặc điểm tình hình và yêu cầu SXKD mà đơn vị
có thông báo cụ thể bằng văn bản về thời giờ làm việc phù hợp với từng giai
đoạn. Người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng thì được hưởng chế
độ nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động, cụ thể chế độ
nghỉ phép 12 ngày/1 năm.
Thời gian làm việc chính thức: thời gian làm việc chính thức áp dụng
trong toàn Tổng công ty là không quá 8 giờ trong 01 ngày và không quá 48
giờ trong một tuần. Thống nhất trong toàn Tổng công ty: sáng từ 8 giờ 00
phút đến 12 giờ 00 phút; chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời gian làm việc ngoài giờ: lao động có thể làm thêm giờ theo quy
định của Bộ Luật lao động trong những trường hợp cấp thiết để giải quyết
việc tồn đọng, việc cần gấp về tiến độ sau khi đã thỏa thuận với người lao
động và được sự đồng ý bằng văn bản của Lãnh đạo. Thời gian làm việc
ngoài giờ không được vượt quá 4 giờ trong 1 ngày; 16 giờ trong 1 tuần; tổng
44

số thời gian làm việc ngoài giờ trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; tổng
số thời gian làm việc ngoài giờ trong một năm không quá 200 giờ.
Trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên
tai, địch họa… sau khi thỏa thuận với người lao động đơn vị có quyền huy
động làm việc ngoài giờ vượt quá số giờ làm ngoài giờ trên
Thời gian nghỉ ngơi:
Nghỉ trong giờ làm việc: ngoài các quy định theo nội quy lao động,
người lao động còn được nghỉ thêm giữa ca khi làm các công việc độc hại,
nguy hiểm như: trèo cột cao, thi công dưới cống, bể cáp ngầm, làm việc trong
trường hợp ứng cứu xử lý cần tập trung cao độ.
Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày
(24 giờ liên tục), cụ thể như sau:
- Người lao động làm việc theo giờ hành chính nghỉ hàng tuần vào ngày
thứ Bảy. Chủ nhật.
- Người lao động làm việc theo ca, kíp liên tục 24 giờ trong ngày hoặc
người lao động làm việc tại các vị trí công việc có yêu cầu đảm bảo quá trình
hoạt động sản xuất liên tục các ngày trong năm thì ngày nghỉ hàng tuần
không nhất thiết là ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật mà được bố trí vào một ngày
khác trong tuần. Việc bố trí nghỉ hàng tuần được thực hiện:
+ Người lao động được bố trí nghỉ luân phiên.
+ Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì
người lao động được bố trí nghỉ bình quân 04 ngày trong 01 tháng.
+ Lãnh đạo đơn vị khuyến khích các đơn vị, phòng ban áp dụng các
phương pháp để đảm bảo khối lượng, chất lượng sản phẩm, công việc để bố
trí cho người lao động làm việc 40 giờ/tuần.
Thời gian nghỉ phép: Người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng
thì được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật lao
động và được hưởng lương như ngày làm việc bình thường. Số ngày nghỉ
hàng năm được tăng thêm theo thâm niên công tác. Chế độ nghỉ hàng năm
thực hiện theo nguyên tắc:
- Người lao động được đề nghị nghỉ phép làm nhiều lần trong năm.
45

- Tiêu chuẩn ngày phép năm nào giải quyết nghỉ ngay trong năm đó, nếu
kéo dài cũng không quá Quý I năm kế tiếp.
Thời gian nghỉ lễ, tết: Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương
trong những ngày lễ, Tết quy định của Bộ luật lao động hiện hành. Cụ thể:
- Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch).
- Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày chiến thắng (ngày 30 tháng 04 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 05 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 09 dương lịch).
Những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao
động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Do yêu cầu người lao động vẫn phải làm việc vào những ngày nghỉ nêu
trên, người sử dụng lao động sẽ giải quyết chế độ cho người lao động theo
Thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy: VNPT-Media cơ bản thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về
thời gian làm việc đối với người lao động. Tuy nhiên, các bộ phận tại VNPT-
Media phải làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của công nhân
viên và thông thường cũng sẽ gây thiệt hại là năng suất lao động giảm.
- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động
Toàn thể cán bộ Lãnh đạo (Tổng công ty, đơn vị trực thuộc) và người
lao động đều được đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa theo chức danh công
việc, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của người lao động nhằm thành
thạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có năng lực làm việc chuyên biệt, hiệu quả.
Đối với việc đào tạo chung: việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng dựa
trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng lao động của Tổng công ty, của đơn vị và
có xem xét đến nguyện vọng cá nhân.
Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: người lao động có đủ
điều kiện về trình độ tiếng Anh theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo và quy
định của Tổng công ty về trình độ tiếng Anh.
46

Đối với đào tạo sau đại học: người lao động đã có thời gian công tác từ
đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian thử việc).
Công tác đào tạo tuyển dụng được đổi mới theo hướng giảm nhẹ các thủ
tục hành chính, rút ngắn thời gian tuyển dụng, đào tạo nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của quốc tế cũng như quy định của
Tập đoàn đối với đội ngũ nhân sự CNTT. Tính hết năm 2019, Tổng công ty
đã tuyển dụng được 133 lao động và tổ chức cho khoảng 100 lao động
CNTT tham dự các khóa học về quản trị hệ thống và cơ sở dữ liệu, phát triển
và quản trị các hệ thống ảo hoá, bảo mật mạng (Big Data, OCA/OCP/OCE,
Linux, Quản trị Cơ sở dữ liệu Micrrosoft SQL, CCNP,…).
Năm 2019, Tổng công ty đã triển khai các lớp tổ chức bồi dưỡng tập
trung với 53 lớp, 213 lượt người, tổng kinh phí đào tạo chi tập trung tại Tổng
công ty là 3,9 tỷ đồng. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các lĩnh
vực lãnh đạo, quản lý, viễn thông, CNTT, bồi dưỡng kỹ năng và đào tạo
giảng viên nội bộ.
Để phù hợp với mô hình SXKD và đáp ứng với mục tiêu quản trị theo
quy trình, Tổng công ty đã cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp với chuỗi giá
trị của VNPT-Media, xây dựng hệ thống chức danh/vị trí công việc cũng như
đào tạo đảm bảo việc hỗ trợ đưa quản trị hiện đại vào hoạt động của VNPT-
Media. Trách nhiệm kinh tế về đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao
động luôn được Tổng công ty chú trọng.
Thứ tư, trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ
VNPT-Media đã rất nỗ lực và sự nghiêm túc của trong việc triển khai
các kết quả tư vấn chiến lược của Tập đoàn trong việc đẩy mạnh các giải
pháp để giúp cải thiện dịch vụ truyền hình tương tác qua Internet (MyTV).
Hiện tại, tỷ lệ rời mạng của khách hàng đã giảm, cải thiện đáng kể thị phần.
Năm 2019 có sự tăng trưởng đột phá với số lượng thuê bao phát triển mới
hơn 760.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018; doanh số đạt
gần 554 tỷ đồng (doanh thu về VNPT-Media), tăng 17% so với năm 2018.
Cùng với sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn VNPT trong việc đẩy mạnh
kinh doanh phát triển dịch vụ trung gian thanh toán giai đoạn 2018-2020,
47

triển khai dự án chiến lược C9 - Phát triển dịch vụ số mới, VNPT-Media đã


tập trung đẩy mạnh triển khai dịch vụ VNPT Pay và có những bước đột phá
về số lượng và chất lượng dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu khắt khe cua khách
hàng. Kết quả đạt được rất khả quan, doanh thu 2019 đạt 215,5 tỷ đồng, tăng
1.703% so với năm 2018.
VNPT-Media đã triển khai hàng loạt các biện pháp đã được các dịch vụ
Giá trị gia tăng trên nền di động: đẩy mạnh công tác định hướng, tìm kiếm và
phát triển dịch vụ mới; tập trung thực hiện nhiều các biện pháp tối ưu dịch
vụ; hoàn thành triển khai nhiều hệ thống quan trọng nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ; Thay đổi phương thức hợp tác, tạo đột phá trong công tác
phát triển nội dung đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Kết quả doanh
số dịch vụ giá trị gia tăng năm 2019 đạt 1.925,6 tỷ đồng, tăng 98% so với
năm 2018.
Bảng 2.2: Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ
của VNPT-Media
Thực hiện
Thực hiện Thực hiện Thực hiện
so với
TT Tên dịch vụ năm 2017 năm 2018 năm 2019
cùng kì
(Trđ) (Trđ) (Trđ)
2018 (%)
1 Dịch vụ Giá trị gia 877,202 974,669 1.925,608 198
tăng (VAS)
2 Dịch vụ tài chính - 11,950 215,513 1.803
số (VNPT Pay)
3 Dịch vụ Truyền 427,530 475,034 553,994 117
hình trên Internet
(MyTV)
4 Dịch vụ khác: 43,338 48,154 41,782 87
Truyền thông,
CNTT, ME, v.v..
5 Doanh thu hoạt 17,411 19,345 106,798 552
động tài chính
Tổng doanh thu 1.365.481 1.529.450 2.843.695 186
Nguồn số liệu: Theo Báo cáo tổng kết năm 2019 của VNPT-Media
48

Các dịch vụ của VNPT-Media luôn đảm bảo về chất lượng, luôn đảm
bảo đáp ứng mức độ hài lòng của khách hàng. Trách nhiệm kinh tế về chất
lượng dịch vụ của VNPT-Media đang không ngừng được nâng cao …
Thứ năm, thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với xã hội
Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp:
Năm 2019, tổng nộp Ngân sách nhà nước của VNPT-Media gần 100 tỷ đồng.
Năm 2019 VNPT-Media đã được Cục thuế Hà Nội tặng bằng khen người nộp
thuế thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế năm 2018.
Góp phần quan trọng trong thành quả tăng trưởng chung, lĩnh vực
CNTT và truyền thông. Các sản phẩm, dịch vụ CNTT của VNPT-Media ngày
càng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát
triển kinh tế tri thức.
VNPT-Media đã tổ chức tốt các hoạt động an sinh xã hội như trích từ
quỹ phúc lợi và vận động toàn thể CBNV đóng góp được 127 triệu đồng để
hỗ trợ làm mái khu vực bếp ăn nội trú cho học sinh trường tiểu học xã Xuân
Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; trao tặng 10 bộ máy tính để bàn và 01 bộ
máy chiếu cho phòng học tin học tại Trung tâm giáo dục nghề, giáo dục
thường xuyên huyện Cao lộc Tỉnh Lạng sơn;
Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt
sỹ 27/7, Hoạt động hiến máu tình nguyện và chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
cùng nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa khác đã được VNPT-Media triển khai:
+ Tặng 02 phòng học lắp ghép và 01 phòng máy cho Trung tâm Giáo
dục thường xuyên Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.
+ Tổ chức tặng quà cho 50 học sinh nghèo vươn lên trong học tập tại
Đà Nẵng và Hồ Chí Minh…
Đặc biệt, đầu tháng 8/2019, Đoàn thanh niên Tổng công ty Truyền
thông đã phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông
tổ chức thành công chương trình “Tuổi trẻ VNPT vì khách hàng thân yêu” tại
thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều những hoạt động thu hút được sự quan
tâm và tham gia của các đơn vị, lãnh đạo Đoàn các cấp và đặc biệt là hàng
49

trăm lượt khách hàng tham gia và checkin tại chương trình. Đây là dịp để
Đoàn thanh niên Tổng công ty Truyền thông đóng góp sức trẻ của mình cùng
chuyên môn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện
các chương trình hỗ trợ giảm nghèo góp phần quan trọng làm tăng trưởng
GDP của quốc gia, VNPT-Media đã và đang tham gia tích cực vào công cuộc
xây dựng nền kinh tế của Việt Nam.
Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media
trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế
Mức độ đánh giá
Hoàn Rất
Mã Đồng Bình Không
Các yếu tố toàn không
hóa ý thường đồng ý
đồng ý đồng ý
(%) (%) (%)
(%) (%)

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp


KT1
phù hợp với mọi khách hàng
và đảm bảo chất lượng 34,67 54,00 8,67 2,67 0

Hoạt động của Doanh nghiệp


KT2
góp phần thúc đẩy tiến bộ
khoa học công nghệ 31,33 59,33 9,33 0 0
Doanh nghiệp nộp ngân sách
KT3
nhà nước đầy đủ 15,33 60,67 24,00 0 0
Doanh nghiệp đảm bảo mức
KT4 lương, thưởng cho người lao
động 26,00 63,3 8,67 2,00 0
Doanh nghiệp luôn có các
chương trình đào tạo nhằm
KT5
nâng cao trình độ người lao
động 19,33 55,33 25,33 0 0
Doanh nghiệp luôn đảm bảo
KT6 chế độ phúc lợi cho người lao 0
động 16,67 64,67 17,33 1,33
Doanh nghiệp thực hiện tốt
việc đầu tư hỗ trợ phát triển
KT7 nhanh và bền vững cho hai
huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La và
Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn 12,00 59,33 28,00 0,67 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
50

Theo kết quả khảo sát của tác giả, đánh giá trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế.
VNPT-Media hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, kinh
doanh dịch vụ Truyền hình, dịch vụ Truyền thông đa phương tiện, dịch vụ
Giá trị gia tăng và Công nghệ thông tin với mục tiêu xây dựng một hệ sinh
thái tích hợp trọn gói các dịch vụ đa phương tiện trên nền tảng công nghệ và
Internet lớn nhất Việt Nam, từ đó mang sản phẩm - dịch vụ đến với thị
trường quốc tế.
Theo kết quả khảo sát của tác giả tại bảng 2.3 cho thấy, nhìn chung
khách hàng và người lao động trong Tổng công ty Truyền thông có tỷ lệ hài
lòng về các tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở khía cạnh kinh tế
tương đối cao với mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý từ 71,33% đến
90,67%, không có tiêu chí nào bị đánh giá quá thấp.
Khách hàng đánh giá tiêu chí mã hóa KT2 “Hoạt động của Doanh
nghiệp góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ” là cao nhất và tiêu chí
mã hóa KT7 “Doanh nghiệp thực hiện tốt việc đầu tư hỗ trợ phát triển nhanh
và bền vững cho hai huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La và Cao Lộc của tỉnh Lạng
Sơn” là thấp nhất.
Với tiêu chí mã hóa KT1 “Sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp với mọi
khách hàng và đảm bảo chất lượng” đã được nâng cao về tỷ lệ khách hàng
hài lòng nhưng chưa thực sự thỏa mãn, vẫn còn tỷ lệ 2,67% khách hàng chưa
hài lòng. Các tiêu chí KT4, KT5, KT6 về chính sách đào tạo, đãi ngộ, lương,
thưởng, phúc lợi cho người lao động được đánh giá với tỷ lệ mức độ hài lòng
khá cao cho thấy người lao động trong VNPT-Media khá yên tâm cống hiến
cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Tiêu chí Doanh nghiệp thực hiện tốt việc đầu tư hỗ trợ phát triển nhanh
và bền vững cho hai huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La và Cao Lộc của tỉnh Lạng
Sơn (mã hóa KT7) do khâu truyền thông của VNPT-Media chưa thật sự tốt,
khiến một bộ phận khách hàng và người lao động chưa nắm bắt được thông
tin, dẫn đến tỷ lệ hài lòng được đánh giá là thấp nhất, chỉ đạt 71,33%.
51

2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật


Thứ nhất, việc tuân thủ pháp luật về cạnh tranh
Song hành với việc bùng nổ thông tin hiện nay thì cuộc chiến của các
nhà cung cấp dịch vụ di động nhằm giữ chân thuê bao, các nhà mạng cũng
như VNPT-Media không ngừng đưa ra các chương trình chăm sóc khách
hàng dẫn đến thị trường viễn thông cạnh tranh lớn về cước.
VNPT-Media thực hiện đổi mới phương thức bán hàng trên toàn kênh
bán hang để phù hợp với chính sách quản lý của nhà nước. Cùng với đó, hệ
thống kinh doanh của VNPT-Media cũng được mở rộng và chuyên nghiệp
kênh phân phối với mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của khách
hàng với nhiều chương trình rộng khắp.
Trong năm qua, VNPT-Media cũng đã sáng tạo, đổi mới phương thức
kinh doanh bằng hình thức tư vấn và bán hàng trực tiếp; nỗ lực nghiên cứu,
xây dựng và cung cấp ra thị trường các gói cước linh hoạt được điều chỉnh
theo sự cạnh tranh của từng thị trường cùng với chính sách chăm sóc khách
hàng hợp lý.
Những gói cước Gia đình, gói cước văn phòng với các dịch vụ đi kèm
như Internet, truyền hình trả tiền (MyTV Net), di động có thể chia sẻ với
những nhóm người sử dụng từ 5 đến 25 người với chi phí thấp hơn so với sử
dụng dịch vụ riêng lẻ và so với thị trường đến 50%.
Hiện tại, ngoài VNPT, chưa có doanh nghiệp nào triển khai cung cấp
gói cước tích hợp tương tự. Với những gói cước “siêu tiện lợi và siêu linh
hoạt” của VNPT, một lần nữa VNPT dẫn đường về “dịch vụ tích hợp” giữa
các nhà cung cấp viễn thông tại Việt Nam.
Có thể thấy những nỗ lực của VNPT nói chung và VNPT-Media nói
riêng trong thời gian qua đã khẳng định được 3 tiêu chí của VNPT “chất
lượng tốt, giá thành rẻ và thời gian cung cấp nhanh chóng”. Dựa vào kết quả
khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam do các tổ chức nghiên cứu thị trường
có uy tín thực hiện, tất cả đều cho kết quả khá khả quan, đặc biệt là chất
52

lượng download/upload mạng băng rộng FTTH của VNPT đã vươn lên vị trí
số 1.
Thứ hai, tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách BHXH, BHYT,
KPCĐ
VNPT-Media luôn tuân thủ các quy định pháp luật về chính sách bảo
hiểm cho người lao động. Hàng năm VNPT-Media đều định kỳ kiểm tra sức
khỏe cho cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên ốm đau thông
thường được cấp thuốc tại cơ sở y tế đơn vị. Trường hợp cần thiết, cán bộ
công nhân viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám và chữa bệnh tại nơi đăng
ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm.
Các trường hợp ốm đau, tai nạn, gặp khó khăn do thiên tai… ngoài chế
độ BHXH, người lao động có thể được hỗ trợ thêm theo Quy định quản lý và
sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và các khoản chi có tính chất phúc lợi
từ nguồn kinh phí SXKD của Tập đoàn.
Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế,
thất nghiệp, kinh phí công đoàn
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chi tiết Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Thu nhập người lao động 211.334 234.816 259.894
- Tiền lương, thưởng và
các khoản phụ cấp, thu 192.029 213.366 204.319
nhập khác có tính chất
như lương
- BHXH trả thay lương 545 606 593
- Các khoản thu nhập khác
không tính vào chi phí 20.844 54.982
18.759
SXKD
Đóng góp của chủ DN về
2 BHXH, y tế, thất nghiệp, 9.487 10.542 11.624
kinh phí công đoàn
Nguồn: do Ban KTTC Tổng công ty cung cấp
53

Như vậy, Tổng công ty Truyền thông luôn thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật.
- Thứ ba, tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động
Thực hiện: Tổng công ty có trách nhiệm tập huấn an toàn và bảo hộ lao
động, thực hiện đầy đủ việc trang cấp phương tiện bảo hộ lao động và khám
sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định của Bộ lao động của Tập
đoàn và của Tổng công ty Truyền thông. Tổng công ty Truyền thông đã xây
dựng chương trình hành động chi tiết nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.
Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm theo quy định, nhóm công tác về
an toàn, vệ sinh lao động có kế hoạch kiểm tra hệ thống an toàn, phòng chống
cháy nổ.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, đánh giá trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật.
Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media
trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật
Mức độ đánh giá
Hoàn Rất

Các yếu tố toàn Đồng Bình Không không
hóa
đồng ý ý thường đồng ý đồng ý
(%) (%) (%) (%) (%)
Doanh nghiệp tuân thủ
PL1 các quy định của pháp
luật 21,33 60,67 16,67 1,33 0
Doanh nghiệp luôn
tuân thủ nguyên tắc
PL2
cạnh tranh trong kinh
doanh 20,67 64,00 15,33 0 0
Doanh nghiệp luôn
đảm bảo mọi quyền lợi
cho người lao động
PL3
(lương, thưởng, đóng
BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp) 23,33 60,00 16,67 0 0
54

Mức độ đánh giá


Hoàn Rất

Các yếu tố toàn Đồng Bình Không không
hóa
đồng ý ý thường đồng ý đồng ý
(%) (%) (%) (%) (%)
Doanh nghiệp luôn
PL4 đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng 16,67 65,33 16,00 2,00 0
Doanh nghiệp luôn
đảm bảo về an toàn và
bảo hộ lao động cho
PL5
nhân viên trong quá
trình thực hiện công
việc 22,67 54,67 33 1,33 0
Doanh nghiệp khuyến
khích việc phát hiện và
PL6 ngăn chặn các hành vi
làm trái pháp luật (gian
lận, trộm cắp…) 18,67 54,00 26,67 0,67 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
VNPT-Media có trong tay đội ngũ lao động phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doang nghiệp mộ cách chuyên nghiệp trên trên hệ thống
điều hành sản xuất kinh doanh xoay quanh 4 giá trị cốt lõi: Con người là chìa
khóa; Khách hàng là trung tâm; Sáng tạo không ngừng; Đối tác đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, VNPT-Media luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
pháp luật.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ khách hàng và người lao động hài lòng về
các tiêu chí trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về khía cạnh pháp luật tương
đối cao, cụ thể từ số lượng khách hàng và người lao động trong VNPT-Media
lựa chọn mức đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý cho mỗi tiêu chí về
TNXH DN của VNPT-Media trên tổng số phản hồi của 150 phiếu khảo sát
với tỷ lệ từ 72,67% đến 84,67%.
55

Trong bảng kết quả đánh giá có tiêu chí Doanh nghiệp luôn tuân thủ
nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh (mã hóa PL2) là cao nhất 84,67%.
Hoạt động cạnh tranh tại VNPT-Media được thực hiện theo nguyên tắc trung
thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người
tiêu dùng.
Khía cạnh pháp lý trong TNXH của VNPT-Media luôn được thực hiện
đầy đủ, có như vậy sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ
môi trường, thúc đẩy công bằng và an toàn. Có thể nói các tổ chức không thể
tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
Tiêu chí Doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật (mã hóa
PL1) và tiêu chí Doanh nghiệp luôn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng
(mã hóa PL4) cũng được khách hàng và người lao động trong VNPT-Media
đánh giá tương đối cao khi mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý đạt tỷ lệ 82%.
Điều này chứng tỏ VNPT-Media luôn nghiêm chỉnh thực hiện TNXH trên
khía cạnh pháp luật đối với DN và khách hàng, người tiêu dùng.
Hiện nay, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác khiến nhiều người sử dụng
điện thoại gặp phiền toái thậm chí là mất tiền oan khi lỡ tay bấm nhầm vào
dịch vụ nào đó, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
người tiêu dùng khi đánh giá tiêu chí Doanh nghiệp khuyến khích việc phát
hiện và ngăn chặn các hành vi làm trái pháp luật như gian lận, trộm cắp…(mã
hóa PL6) ở mức thấp nhất là 72,67%.
2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức
Thứ nhất, nghĩa vụ đạo đức trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Trong những năm gần đây việc chăm sóc khách hàng và xử lý sự cố từ
khách hàng của VNPT-Media đã có những thay đổi tích cực, sẵn sàng phục
vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
VNPT-Media tập trung triển khai nhiều dự án chiến lược của Tập đoàn
gồm C9 IoT, F18. Đặc biệt là dự án xây dựng hệ sinh thái số mới, trong đó
lấy My VNPT làm Gateway của hệ sinh thái số, tập trung phát triển các nền
56

tảng và các dịch vụ số đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng. Từ đó
giúp VNPT thay đổi cách tiếp cận bán hàng, giữ chân thuê bao, bán các gói
cước truyền thống và các dịch vụ số mới và hình thành các ngành nghề mới
cho VNPT trong tương lai; Tập trung thực hiện nhiều các biện pháp tối ưu
dịch vụ như tối ưu trừ cước, bật tính năng Lời nhắn thoại miễn phí cho toàn
mạng, hoàn thành cắt chuyển hệ thống MCA sang Platform mới do VNPT-
Media tự phát triển, cắt chuyển toàn bộ lưu lượng SMS Brandname từ kết nối
SMPPGW sang SMS Marketing, tăng cường hợp tác sản xuất nội dung đặc
biệt và độc quyền làm thế mạnh cho dịch vụ…
Ngoài ra, VNPT-Media cũng đã sáng tạo và triển khai thành công
Chương trình phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng hợp lực với các
Trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh thành phố, đổi mới phương thức kinh
doanh bằng hình thức tư vấn và bán hàng trực tiếp. Tính tới hết tháng tháng
11/2019, đã có 30 Trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh thành phố triển khai
chương trình ưu đãi dịch vụ MCA và RingTunes cho thuê bao di động
VinaPhone trên địa bàn tỉnh/thành phố với trên 1 triệu thuê bao VinaPhone
được nhận ưu đãi, 15% thuê bao đồng ý tiếp tục sử dụng dịch vụ sau thời
gian miễn phí, hiệu quả bán hàng cao gấp 15 lần so với hình thức bán hàng
online (qua web/wap/sms) truyền thống.
Bên cạnh đó, nhờ sự đầu tư liên tục các tuyến cáp quang quy mô lớn
đảm bảo băng thông, VNPT đã trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng
truyền dẫn mạnh, hoàn chỉnh nhất Việt Nam từ cáp quang biển, cáp đất liền
lẫn vệ tinh. Có thể thấy những sự cố về cáp quang biển gần đây, khách hàng
của VNPT gần như không bị ảnh hưởng. Không chỉ triển khai có hiệu quả
các chính sách chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu
khách hàng, VNPT-Media còn tiên phong trong việc đưa ra các chính sách
bảo vệ quyền lợi khách hàng như triển khai công cụ xác nhận kích hoạt dịch
vụ GTGT qua tin nhắn SMS để khách hàng có thể kiểm tra và xác nhận trước
khi đăng ký sử dụng dịch vụ GTGT. Không chỉ vậy VNPT còn khuyến cáo
người dùng nên sử dụng các công cụ miễn phí như My Vinaphone để tra cứu
57

toàn bộ các dịch vụ đang sử dụng, quản lý và tra cứu cước phí hoặc soạn tin
nhắn 123 để tra cứu dịch vụ đang sử dụng, nhờ vậy đã mang lại rất nhiều tiện
ích cho khách hàng của VNPT nói chung và khách hàng của VNPT-Media
nói riêng.
Bảng 2.6: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện
thoại di động mặt đất năm 2019
Đơn vị Thị phần (%)
Tập đoàn VNPT (Tổng Công ty Dịch vụ
24,54
Viễn thông – VNPT Vinaphone)
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
50,00
(Viettel Telecom)
Tổng Công ty Thông tin di động MobiFone 20,85
Khác (Vietnammobile, Indochina, Gtel) 4,61
Nguồn: Sách trắng CNTT-TT năm 2019
Như vây, việc sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi khách hàng hiện
nay của VNPT-Media cho thấy VNPT-Media sẵn sàng hy sinh lợi ích trước
mắt để mang lại nhiều hơn quyền lợi cho khách hàng. Đó là điều mà hàng
triệu khách hàng đang trông chờ ở các nhà mạng viễn thông.
Thứ hai, trách nhiệm đạo đức trong việc đáp ứng tiêu chuẩn của ngành
kinh doanh
Theo kết quả khảo sát do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG thực hiện về
mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Việt Nam, Tập đoàn (VNPT-
Vinaphone) đã được bình chọn là nhà mạng được khách hàng hài lòng nhất
về chất lượng dịch vụ băng thông rộng năm 2019. Sự hài lòng của khách
hàng một lần nữa khẳng định chất lượng 3G/4G vượt trội của VinaPhone khi
VinaPhone đã được Speedtest công bố là nhà mạng số 1 Việt Nam về tốc độ
3G/4G.
VNPT luôn thực hiện và đáp ứng tiêu chuẩn của ngành kinh doanh với
những chính sách tối ưu cho khách hàng trên nền tảng dịch vụ băng thông rộng
di động, qua đó khách hàng của VNPT-Media ngày càng tin tưởng, hài lòng.
58

Theo kết quả khảo sát của tác giả, đánh giá trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức:
Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media
trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức
Mức độ đánh giá
Hoàn Rất

Các yếu tố toàn Đồng Bình Không không
hóa
đồng ý ý thường đồng ý đồng ý
(%) (%) (%) (%) (%)
Doanh nghiệp luôn
DD1 tuân thủ các quy phạm 19,33 64,00 16,67 0 0
về đạo đức kinh doanh
Doanh nghiệp luôn
DD2 thực hiện tốt nghĩa vụ 21,33 69,33 9,34 0 0
với khách hàng
Doanh nghiệp luôn
DD3 thực hiện tốt nhiệm vụ 16,00 66,00 17,33 0,67 0
với đối tác
Doanh nghiệp luôn đáp
DD4 ứng các tiêu chuẩn 16,67 63,33 18,67 1,33 0
trong kinh doanh
Doanh nghiệp thực
hiện tốt tuyên bố về sứ
DD5 22,67 58,67 18,00 0,67 0
mệnh và trách nhiệm
của mình
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận
trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi
doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững.
Qua số liệu khảo sát cho thấy nhìn chung khách hàng, người tiêu dùng
và người lao động trong VNPT-Media lựa chọn mức đánh giá đồng ý và hoàn
59

toàn đồng ý cho các tiêu chí TNXH DN trên khía cạnh đạo đức với tỷ lệ đánh
giá khá cao, từ 80% đến 90,67%.
Doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với khách hàng (mã hóa DD2)
là tiêu chí được khách hàng, người lao động đánh giá mức độ đồng ý và hoàn
toàn đồng ý với tỷ lệ khá cao 90,67%, điều đó cho thấy chiến lược phát triển
của VNPT-Media là lấy khách hàng làm trung tâm, không ngừng thay đổi
tích cực, sẵn sàng phục vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng đã làm hài lòng
khách hàng, người tiêu dùng.
2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm từ thiện
Đối với giáo dục, y tế…: VNPT-Media tập trung phát triển hệ sinh thái
các bộ giải pháp CNTT phục vụ các nhà trường, học sinh và phụ huynh học
sinh thông qua phần mềm giáo dục (Vnedu) với gần 2 triệu account sổ liên
lạc điện tử.
Đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo: Xác định công tác an sinh xã
hội có tầm quan trọng, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong giai
đoạn qua VNPT Media đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công đoàn,
Đoàn thành niên phối hợp tổ chức các hoạt động an sinh xã hội đạt nhiều kết
quả tốt. Cụ thể như: hỗ trợ người nghèo, xóa nhà tạm, làm nhà tình nghĩa, hỗ
trợ học sinh nghèo, chăm lo các gia đình chính sách, phụng dưỡng mẹ Việt
Nam anh hùng, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ do ảnh hưởng của sự thay
đổi môi trường khí hậu…
Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” – một trong những giải thưởng uy tín
nhất trong nước, VNNPT-Media đã cùng đồng hành với giải thưởng này hơn
15 năm qua, từng bước thực hiện hóa mục tiêu biến đây trở thành sân chơi,
trở thành nơi ươm mầm tài năng trong lĩnh vực CNTT.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, đánh giá trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thực hiện trách nhiệm từ thiện
60

Bảng 2.8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media


trong thực hiện thực hiện trách nhiệm từ thiện
Mức độ đánh giá
Hoàn Rất
Mã Đồng Bình Không
Các yếu tố toàn không
hóa ý thường đồng ý
đồng ý đồng ý
(%) (%) (%)
(%) (%)
Doanh nghiệp thực
TT1 hiện tốt công tác an 23,33 57,33 19,34 0 0
sinh xã hội
Doanh nghiệp thường
xuyên tham gia các
TT 2 hoạt động và chương 17,33 67,33 14,67 0,67 0
trình cứu trợ đồng bảo
bị thiên tai, lũ lụt
Doanh nghiệp thường
xuyên tham gia các
chương trình đóng góp,
xóa nhà tạm, làm nhà
TT 3 tình nghĩa, hỗ trợ học 19,33 68,00 12,67 0
0
sinh nghèo, chăm lo
các gia đình chính
sách, phụng dưỡng mẹ
Việt Nam anh hùng
Thực hiện tốt nhiệm vụ
TT 4 15,33 66,00 17,33 1,34 0
do Nhà nước giao
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
Cần phải nhận thức rằng, hoạt động từ thiện của DN là một trong 4 loại
hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội của DN, gồm: kinh tế, pháp lý, đạo
đức và từ thiện. Việc làm từ thiện của DN xuất phát từ nhiều động cơ khác
nhau nhưng có một điểm chung là đều mang lại lợi ích cho nhiều đối
61

tượng trong đó có lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng và người lao
động trong DN.
Từ thiện thường được nhìn nhận như một hoạt động để nâng cao uy tín
của công ty và như là một hình thức “bảo hiểm” cho DN. Chính vì vậy, hoạt
động từ thiện phải được hoạch định mang tính chiến lược. Nó trở thành một
nét văn hóa của DN, tạo ra những lợi ích xã hội dài hạn, bền vững, song song
với cải thiện uy tín DN và nâng cao động lực làm việc cho nhân viên.
Qua số liệu khảo sát cho thấy các chỉ tiêu về trách nhiệm đạo đức
của VNPT-Media được khách hàng, người tiêu dùng, người lao động
trong DN đánh giá về mức độ hài lòng khá cao với tỷ lệ từ 80,67% đến
87,33%. Điều đó chứng tỏ VNPT-Media đã thực hiện tốt TNXH DN trên
khía cạnh từ thiện.
VNPT-Media là DN luôn thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng.
Không dừng lại ở đó, với vai trò là một trong những Tập đoàn chủ lực của
quốc gia về viễn thông CNTT, VNPT-Media luôn đồng hành với các hoạt
động tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực VT - CNTT nói
riêng cũng như trong xã hội nói chung.
Thứ hai, thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng
Việc bắn lên quỹ đạo VINASAT-1 và VINASAT-2 hoạt động động ổn
định tạo thành hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng, góp
phần khẳng định vị thế của VNPT trên trường quốc tế. Nhờ đó, hệ thống
mạng lưới và các dịch vụ của VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng
duy trì ổn định, chất lượng ngày càng được nâng cao, đảm bảo thông tin liên
lạc thông suốt, kịp thời, bí mật, an toàn, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo,
chỉ đạo điều hành của Đảng, nhà nước đối với nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tăng
cường quốc phòng an ninh, bảo vệ tổ quốc; đảm bảo phòng chống bão, lụt,
tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai; đưa thông tin đến vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, đánh giá trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng.
62

Bảng 2.9. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media


trong thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng
Mức độ đánh giá
Hoàn Rất

Các yếu tố toàn Đồng Bình Không không
hóa
đồng ý ý thường đồng ý đồng ý
(%) (%) (%) (%) (%)
Thực hiện tốt nhiệm
QPAN1 vụ chính trị do Nhà
nước giao
23,33 57,33 19,34 0 0
Thực hiện tốt nhiệm
QPAN 2 vụ phát triển khoa
học phục vụ an ninh
17,33 67,33 14,67 0,67 0
Thực hiện tốt nhiệm
QPAN 3 vụ phát triển công
nghệ
19,33 68,00 12,67 0 0
Góp phần giữ gìn,
QPAN 4 bảo vệ an ninh quốc
gia
15,33 66,00 17,33 1,34 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ IV ngày càng được đẩy mạnh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức về quốc
phòng, an ninh đối với các DN nói chung và VNPT-Media nói riêng.
Qua số liệu khảo sát cho thấy, các chỉ tiêu về trách nhiệm quốc phòng,
an ninh của VNPT-Media được khách hàng, người tiêu dùng, người lao động
trong DN đánh giá về mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý tương đối cao với
tỷ lệ từ 81,3% đến 90,67%. Điều đó chứng tỏ VNPT-Media đã thực hiện tốt
TNXH quốc phòng, an ninh, góp phần giữ gìn, bảo vệ an ninh quốc gia, thực
hiên tốt nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao.
63

2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media
2.3.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT-Media đã góp một phần
không nhỏ nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ cho đất nước. Đây là
một trong những khía cạnh thuộc về trách nhiệm kinh tế mà ít có doanh
nghiệp nào có thể thực hiện tốt được.
Hiện nay, VNPT-Media đã thực hiện chế độ trả lương, thưởng và các
khoản phụ cấp phù hợp với các quy định của pháp luật. Nguời lao động được
hưởng mức đãi ngộ tương xứng với công sức bỏ ra.
Trách nhiệm kinh tế về đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động
đang được thực hiện tương đối tốt tại VNPT-Media. Các khóa đào tạo của
VNPT-Media bài bản, chuyên nghiệp định hướng ngay từ đầu cho nhân viên
khi bước chân vào làm việc tại VNPT-Media. Qua các khóa đào tạo này, đã
định hướng cho nhân viên phát triển toàn diện cả về năng lực làm việc lẫn tư
cách đạo đức.
Trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ của VNPT-Media đang cung
cấp đang không ngừng được nâng cao trong những năm gần đây: Tăng tỉ lệ
kết nối cuộc gọi, tỉ lệ tin nhắn truyền đi tới đích, giảm số cuộc gọi bị gián
đoạn...
Thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao, giải quyết một
lượng lớn công ăn việc làm cho đất nước ta và còn góp phần quan trọng làm
tăng trưởng GDP của Quốc gia, VNPT-Media đang tích cực tham gia vào
công cuộc xây dựng kinh tế của đất nước.
VNPT-Media đang thực hiện nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về
chính sách bảo hiểm cho người lao động, vấn đề an toàn và bảo hộ lao động
cũng đang được triển khai tốt.
VNPT-Media đã thể hiện tốt trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
mình trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng về cả chất lượng và giá cước
dịch vụ.
VNPT-Media là doanh nghiệp kinh doanh nhưng không quên trách
64

nhiệm với cộng đồng. Ở Việt Nam hiện mới có các điều luật cấm các doanh
nghiệp không được làm gì để ảnh hưởng xấu tới xã hội, tới cộng đồng và chưa
có văn bản nào quy định cụ thể về trách nhiệm thực hiện xã hội của các doanh
nghiệp. Trách nhiệm xã hội đang từng bước thay đổi theo sự chuyển đổi mô
hình tại VNPT-Media, đã dần ngấm vào máu; thịt của Người VNPT-Media và
trở thành một nét văn hóa đặc trưng của VNPT-Media.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Một số hạn chế
Lực lượng lao động trong lĩnh vực CNTT của VNPT-Media còn mỏng,
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thêm các tính năng mới để tạo ra các
ứng dụng đột phá cho dịch vụ.
Chưa có cơ chế đãi ngộ đủ mạnh để tuyển dụng nhân sự chuyên môn
cao, đặc biệt là nhân sự CNTT. Mô hình tổ chức hiện tại còn cứng nhắc, chưa
linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.
Chư xây dựng được bộ tiêu chí riêng cho mình về thực hiện TNXH hoặc
áp dụng cụ thể tiêu chí nào hoặc bộ quy tắc nào trong Tổng công ty.
Nguyên nhân hạn chế
Một lí do dẫn đến việc thực hiện TNXH chưa thực sự hiệu quả là do
thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề
nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện. Và
cũng chính nguyên nhân này dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm
khác nhau gây lãng phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH. Trong
khi đó, mức độ hiểu biết của người lao động VNPT về TNXH và việc thực
hiện TNXH còn nhiều hạn chế, đồng thời việc thực hiện TNXH trong hoạt
động thực tiễn của VNPT vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn về tầm quan
trọng của nó.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện
TNXH tại VNPT-Media, cần phải có những biện pháp mang tính toàn diện,
đồng bộ trên tất cả các khía cạnh: thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với
người lao động, an ninh quốc gia, khách hàng và đối tác.
65

Tiểu kết chương 2


Chương 2 luận văn đã giới thiệu khái quát về quá trình xây dựng và phát
triển của VNPT-Media và trình bày một số đặc điểm về triết lý kinh doanh,
văn hóa kinh doanh và mô hình tổ chức.
Chương này cũng đã trình bày các kết quả nghiên cứu về việc thực hiện
các khía cạnh của TNXH tại VNPT-Media. Các dữ liệu thu được từ cuộc điều
tra, tác giả đã thực hiện khảo sát 100 phiếu đối với khách hàng, người tiêu
dùng và 50 phiếu đối với người lao động trong VNPT-Media. Kết quả điều tra,
nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của khách hàng, người tiêu dùng và người lao
động trong VNPT-Media về thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên
các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức, công đồng xã hội. Điều này cho thấy
khi nghiên cứu các giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH
của mình, VNPT cần tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm duy trì và phát
triển hơn việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, doanh nghiệp và
người lao động.
Nhìn chung trong thời gian qua VNPT-Media đã thực hiện khá tốt
TNXH. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại. Những kết quả đánh giá là cơ sở quan
trọng để nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media trong thời gian tới.
66

Chương 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2025

3.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media
3.1.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của VNPT-Media
Sau 20 năm phát triển, người Việt Nam không chỉ làm chủ một hạ tầng
công nghệ rộng khắp, tốc độ cao, hệ thống trạm BTS 3G, 4G phủ khắp cả nước,
mà còn hình thành nên một thế hệ doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh như
VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, VNG, VCCorp, CMC,… làm chủ công nghệ
mới, tạo ra những ngành công nghiệp nội dung số lớn mạnh tại Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2025: Phát triển doanh nghiệp hiệu quả;
Khẳng định vai trò chủ lực, dẫn dắt của VNPT trong Chuyển đổi số tại Việt
Nam; Trở thành nhà cung cấp dịch vụ số đứng đầu Việt Nam vào năm 2025 và
là Trung tâm dịch vụ số của khu vực vào năm 2030.
Chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2020-2025:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân/năm đạt từ 5% đến 7%. Tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận bình quân/năm đạt từ 6% đến 8%. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu bình quân/năm tăng 5%. Tăng cơ cấu doanh thu từ dịch
vụ Số và ICT: Số tiêu dùng và Số Doanh nghiệp đến năm 2025 đạt 24% đến
26% cơ cấu doanh thu Viễn thông CNTT. Tổng nguồn vốn, tổng tài sản giai
đoạn tăng 3%. Nộp ngân sách: hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước
giao hàng năm. Năng suất lao động bình quân mỗi năm tăng 7% và tiền
lương bình quân mỗi năm tăng 5%.
Mục tiêu phát triển đột phá:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, mô hình quản trị để giải phóng năng lực,
nguồn lực của hệ thống tạo động lực tăng trưởng. Xây dựng và triển khai các
cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, phương thức kinh
doanh mới trong giai đoạn chuyển đổi số.
67

- Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao các cấp, nhất là
nguồn nhân lực quản trị, nguồn cán bộ chủ chốt, trọng dụng nhân tài thông qua
việc quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm, trọng dụng cán bộ có năng
lực, cán bộ trẻ.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng
viễn thông, mạng 5G, hạ tầng công nghệ thông tin, để đảm bảo chất lượng
cung cấp trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Đẩy mạnh nghiêm cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học
công nghệ, đặc biệt là các công nghệ nền tảng của Cách mạng Công nghiệp lần
thứ Tư, thực hiện đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh, giá trị văn hóa VNPT-
Media; khơi dậy mạnh mẽ niềm tin, lòng tự hào, sức sáng tạo của mỗi người
lao động vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam nói chung và của Tổng công ty Truyền thông nói riêng.
Từ những mục tiêu đó trên, VNPT-Media cũng đã đưa ra các phương
hướng phát triển của riêng mình:
- Phát triển ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh: Kết hợp
kinh doanh với nhiệm vụ công ích, tăng trưởng gắn với hiệu quả; Đẩy mạnh
kinh doanh tại thị trường trong nước, tăng nhanh doanh thu đối với các dịch vụ
Số và vươn ra thị trường quốc tế; Đóng góp vào vai trò chủ đạo trong chương
trình Số Quốc Gia của Tập đoàn, tạo cơ hội phát triển trong các cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao quản trị doanh
nghiệp: Thực hiện sắp xếp và cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2020-2025
theo hướng tối ưu nguồn lực, tránh chồng chéo để nâng cao hiệu quả kinh
doanh thích ứng với thay đổi môi trường kinh doanh; Xây dựng tổ chức lấy
khách hàng làm trung tâm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật
mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động toàn
Tổng công ty.
Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, VNPT-Media đưa ra những
68

định hướng phát triển để đáp ứng với thị trường trong nước cũng như để hội
nhập với quốc tế, cụ thể:
- Phát triển dịch vụ kinh doanh:
+ Trên cơ sở các chính sách phát triển và định hướng thị trường, xây
dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng để đảm bảo mục tiêu chiến lược.
+ Xây dựng tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm: cung cấp cho khách
hàng dịch vụ vượt trội.
+ Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu băng rộng cố định, tiến tới cung cấp cho
khách hàng các sản phẩm/dịch vụ mới hấp dẫn hơn.
+ Tập trung chất lượng, đổi mới công nghệ đối với dịch vụ phần mềm
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng; Nâng cao chất
lượng, dịch vụ, nội dung, chiếm lĩnh thị phần đối với dịch vụ truyền hình;
Thâm nhập thị trường, tạo dấu ấn thương hiệu VNPT Pay đối với dịch vụ
trung gian thanh toán; Đương đầu thách thức, bứt phá thành công đối với dịch
vụ số; Tập trung nghiên cứu và phát triển chất lượng sản phẩm nhằm mục đích
dẫn dầu xu hướng công nghệ.
- Chuyển dịch mô hình hoạt động của VNPT nói chúng và VNPT-Media
nói riêng từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà
cung cấp dịch vụ Số trong kỷ nguyên Số, tiến tới số hóa toàn bộ dịch vụ giá trị
gia tăng.
- Phát triển hạ tầng Số để sẵn sàng đáp ứng sự bùng nổ thông tin, xử lý dữ
liệu và đảm bảo an toàn thông tin; Chủ động tham gia các chương trình số hóa
Quốc gia, khẳng định vai trò dẫn dắt, chủ lực của VNPT nói chung và VNPT-
Media nói riêng trong việc xây dựng, cung cấp dịch vụ, hệ thống Số/CNTT cho
các cơ quan Chính phủ, các DN Nhà nước; Tiên phong trở thành DN Công
nghệ Số, cung cấp các giải pháp CNTT toàn diện cho các DN; Cung cấp các
dịch vụ Số, tiện ích Số cho các hộ gia đình và khách hàng cá nhân nhằm tăng
thị phần, doanh thu, lợi nhuận.
69

3.1.2. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của
VNPT-Media
Tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng
năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu
tư, lắp đặt các thiết bị mới, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động.
Tiếp tục thực hiện chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động
sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục
đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển
dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất lao động.
Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và
uy tín của VNPT-Media. Trách nhiệm xã hội có thể giúp VNPT-Media tăng
giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp VNPT-Media
tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động.
Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát
triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề
đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát
huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt
là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho
nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc
sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi
nhuận dài hạn cho VNPT-Media, đi cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo
vệ môi trường.
Cụ thể, trách nhiệm xã hội của VNPT-Media được thể hiện qua các
mặt: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực
70

hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (iv) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho
người tiêu dùng; (v) Quan hệ tốt với người lao động; (vi) Bảo đảm lợi ích cho
cổ đông và người lao động trong VNPT-Media .
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới, để VNPT-Media phát triển một cách bền vững nhất thì vấn đề bảo
vệ môi trường phải đặt lên hàng đầu, bởi lẽ môi trường sống tốt lành là nhu
cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người.
Có thể nói, trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong bối cảnh hiện
nay là sự cam kết về chất lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản
phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Lòng tin của người tiêu
dùng và cộng đồng.
Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là VNPT-
Media cần đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với
môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong
quá trình sản xuất của mình.
3.2. Một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty
truyền thông
3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là
bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội
Một lý do dẫn đến việc thực hiện TNXH chưa thực sự hiệu quả là do
thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề
nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện. Đây là
nguyên nhân dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau gây lãng
phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH.
Đội ngũ lãnh đạo Tổng công ty Truyền thông chính là những người
quyết định việc thực hiện TNXH doanh nghiệp hay không. Chính vì vậy, họ
cần phải hiểu rõ bản chất của việc thực hiện TNXH, không chạy đua lấy
thành tích hay lấy chứng chỉ một cách hình thức. Ban Lãnh đạo cần phải xem
xét những điều kiện và khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp mình, đặc biệt
là vấn đề tài chính trong việc đầụ tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và cân đối
71

hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được; cũng như chiến lược phát triển
doanh nghiệp một cách bền vững và tạo thế cạnh tranh và nâng cao uy tín cho
thương hiệu của DN trên trường quốc tế.
VNPT-Media cần mang mục tiêu phúc lợi xã hội vào các thương hiệu
của mình, từ quá trình sáng tạo sản phẩm đến chiến lược gắn kết với nhân
viên, cùng với hoạt động truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp cận người
tiêu dùng tốt hơn. Thực tế cho thấy, những năm qua, khi hàng loạt DN vi
phạm các chuẩn mực môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... thì cả xã hội
và DN mới hiểu TNXH không còn là chuyện xa vời nữa.
TNXH chính là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công, sự tồn tại hay
diệt vong của một DN. Ngược lại, các DN làm tốt TNXH và có chiến lược
phát triển bền vững thì doanh số cũng như uy tín thương hiệu của họ với cộng
đồng cũng tăng cao. Song trên thực tế, có không ít DN xem hoạt động TNXH
như một cách quảng bá thương hiệu. Nên câu hỏi đặt ra là các DN này có
thực sự chiếm được tình cảm của xã hội đối với DN hoặc thương hiệu của
mình? Câu trả lời của các chuyên gia tư vấn thương hiệu là "không". Doanh
nghiệp cần phải coi việc thực hiện TNXH là trách nhiệm của mình. Để thay
đổi nhận thức các DN phải đi từ nhỏ đến lớn, sau đó là dành từng phần nguồn
lực tài chính hoặc trí tuệ để hỗ trợ, nâng cao và phải đóng góp nhiều hơn cho
xã hội.
Các DN thực hiện TNXH thành công sẽ đạt được những lợi ích đáng kể.
Vì vậy, khi lãnh đạo DN nhận thức được tầm quan trọng của TNXH thì họ sẽ
ủng hộ. TNXH phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu các nhà quản lý không
tin tưởng vào tầm quan trọng của TNXH, nếu họ không chủ động tiên phong
hay hỗ trợ các hoạt động TNXH tại cơ sở, không thể hiện tính chính trực và
trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì TNXH
không thể thành công. DN chỉ áp dụng thành công TNXH khi có sự cam kết
của ban lãnh đạo, thật sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích TNXH trong dài
hạn và biến TNXH thành một phần văn hóa DN. Nhiệm vụ của bộ phận nhân
sự là phải cụ thể hóa tầm nhìn và cam kết của ban lãnh đạo bằng cách đưa ra
72

những xem xét, đánh giá về sự hiện diện của các hoạt động quản trị nhân sự
trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược TNXH.
Việc cần phải tăng cường hơn nữa nhận thức cho người lao động về
TNXH là điều hết sức cần thiết. Làm cho người lao động hiểu rằng TNXH
bao gồm nhiều nội dung rất quan trọng chứ không chỉ là việc làm từ thiện
hay những đóng góp cho xã hội mà là một yêu cầu của phát triển bền vững, là
vì lợi ích thiết thực của chính bản thân VNPT-Media.
Phát triển bền vững là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, là quá trình phát triển mà trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa
ba mặt cơ bản là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là
việc làm vừa thỏa mãn nhu cầu trước mắt nhưng không để lại hậu quả cho thế
hệ tương lai, nhằm bảo đảm sự phát triển của VNPT-Media.
TNXH hướng tới các đối tượng xã hội nói chung, đó là trách nhiệm đối
với người tiêu dùng, khách hàng; trách nhiệm đối với đội ngũ lao động trong
doanh nghiệp; trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư nơi doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
Một số đề xuất cụ thể nhằm Đào tạo, nâng cao nhận thức của mỗi một
nhân viên trong Tổng công ty về TNXH và việc thực hiện TNXH nhất là đối
với các cán bộ lãnh đạo:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ: hiện nay VNPT-
Media có các trang thông tin nội bộ như Tạp chí Xã hội thông tin, bản tin cập
nhật hàng ngày, hàng tuần… Đây là những địa chỉ để những người làm việc ở
VNPT-Media thường xuyên sinh hoạt cũng như tiếp xúc, chỉ một thông điệp
từ ban lãnh đạo, thông tin sẽ nhanh chóng được truyền tải tới phần lớn người
lao động.
- Tổ chức các khóa đào tạo cho những quản lý doanh nghiệp, các cán bộ
công nhân viên trong Tổng công ty về các hoạt động cũng như lợi ích của
việc thực hiện TNXH.
VNPT-Media cần có kế hoạch đào tạo và phổ biến hiểu biết về TNXH
cho người lao động và đội ngũ quản lý thông qua các khóa học. Việc đào tạo
73

có thể thực hiện thông qua các trải nghiệm thực tế như VNPT-Media tích cực
tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện các chương trình tuyên
truyền về bảo vệ môi trường, làm cho các chương trình này trở thành hoạt
động thường niên của Tổng công ty.
Vì vậy, VNPT-Media cần đẩy mạnh việc phối hợp, hợp tác với các
trung tâm viện nghiên cứu về TNXH có uy tín ở Việt Nam cũng như trên thế
giới như UNIDO, ILO, UNEP... nhằm đưa ra các giải pháp, các chương trình
đào tạo về TNXH phù hợp cho nhân viên của mình. VNPT-Media phải cho
người lao động trực tiếp tham gia vào những hoạt động đó thì họ mới hiểu rõ
hơn, mới có ý thức rõ ràng hơn về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
- Đưa các bộ câu hỏi có liên quan đến TNXH vào chương trình tìm hiểu
về TNXH của Tổng công ty thông qua chương trình học Elearning. Để làm
được điều đó thì trước tiên phải có sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo
Tổng công ty.
- Nâng cao nhận thức đến từng cán bộ công nhân viên về các nội dung
trong bộ quy tắc ứng xử “Văn hóa VNPT-Media”. Để tạo được đặc trưng
riêng của văn hóa VNPT-Media trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần chú
trọng tới các nội dung sau:
+ Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích
cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố
chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển DN.
+ Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của DN để bồi
dưỡng ý thức văn hóa DN cho toàn thể công nhân viên chức.
+ Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của DN, tạo ra
không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết
nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho DN.
+ Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ
tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên DN.
Cùng với các nội dung trên, trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay,
DN cần chú ý tới 4 đặc điểm sau: tính tập thể; tính quy phạm; tính độc đáo;
tính thực tiễn.
74

Thực hiện TNXH không chỉ là những nỗ lực về tài chính mà còn cả về
cái tâm, tấm lòng với xã hội. Phòng truyền thông và các tổ chức khác như
công đoàn, Đoàn thanh niên cần phải xây dựng chương trình hành động từng
thời kì, phù hợp với kế hoạch cũng như chiến lược của Tập đoàn. Bên cạnh
đó, khi người lao động hiểu rằng việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã
hội ấy cũng là bảo đảm chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong hội nhập
kinh tế ngày nay thì họ sẽ góp sức lực để thực hiện nó.
3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn
hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Để Tổng công ty Truyền thông thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của
mình thì trước tiên phải là một doanh nghiệp phát triển bền vững trong mọi
lĩnh vực, cả trong việc đóng góp cho kinh tế đất nước, phục vụ an ninh quốc
phòng, thực hiện trách nhiệm xã hội... VNPT-Media đang ngày càng được
khách hàng tin dùng, điều đó đã trở nên vô cùng giá trị và gìn giữ được hình
ảnh, vị thế thị trường ấy là trách nhiệm cốt lõi, lớn lao của mỗi người lao
động trong VNPT-Media. Muốn người VNPT-Media không ngủ quên trên
chiến thắng, say sưa với thành công, cần thiết phải xây dựng một VNPT-
Media “Tăng trưởng và phát triển bền vững”, “Chạm tới mọi cảm xúc”.
Tăng trưởng và phát triển bền vững là mục tiêu tối thượng của VNPT-
Media. Có làm gì, làm như thế nào, suy cho cùng cũng là để hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, tổ chức Đảng cần được
tiếp tục xây dựng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Các tổ chức đoàn thể
phát huy sức mạnh, tập hợp lực lượng, đoàn kết CBNV thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ chính trị trung tâm. Trong sản xuất kinh doanh, mỗi cá nhân,
đơn vị đều phải tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và các quy chế, quy
định khác. Mỗi phương án kinh doanh đều cần được tính toán, cân nhắc một
cách cẩn trọng những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính bền vững, không chỉ
của Tổng công ty, mà còn là của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Người
lao động VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng phải có một niềm tin
75

mãnh liệt rằng những giá trị mà VNPT đã đúc kết được trong nhiều năm qua,
qua văn hóa, phương châm hành động, những chuẩn mực về tự lực, tự cường,
năng động sáng tạo, hành động quyết liệt, tư duy đột phá và tinh thần chấp
nhận gian khổ, coi khó khăn là lý do tồn tại, là động lực phát triển sẽ tiếp tục
đồng hành cùng họ. Văn hóa ấy, nhận thức chung ấy sẽ giúp chúng ta đoàn
kết, đồng thuận và tạo ra sức mạnh to lớn cho VNPT vươn lên một tầm cao
mới để tăng trưởng và phát triển bền vững.
3.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
Tổng công ty Truyền thông phải chỉ định và bổ nhiệm một người đại
diện của lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo hệ thống trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của tiêu chuẩn. Người lãnh đạo phải là
người có vai trò làm cầu nối giữa cấp lãnh đạo và các nhân viên không thuộc
tầng lớp lãnh đạo.
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn, người lãnh đạo cần định kỳ xem xét lại sự
phù hợp, duy trì tính hiệu quả liên tục về chính sách của Tập đoàn, xem xét
các quy trình và hiệu quả của chúng tương ứng với các yêu cầu của tiêu
chuẩn và các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Ngoài ra, đại diện
ban lãnh đạo phải có trách nhiệm soát xét lại hệ thống và đưa ra các biện
pháp cải tiến phù hợp.
Lãnh đạo cần phải:
- Hiểu các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn và hệ thống trách nhiệm xã hội.
- Hiểu biết các quá trình hoạt động của Tập đoàn
- Có kỹ năng giao tiếp
- Có khả năng nghiệp vụ để xây dựng và viết tài liệu hoặc lãnh đạo công
việc này.
- Có thời gian và có nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Có thẩm quyền yêu cầu mọi người thực hiện các cộng việc theo tiến độ
của dự án.
Việc xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm, phân bổ quyền hạn rất quan
trọng và có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Trách
76

nhiệm và quyền hạn được phân định rõ ràng sẽ tránh được tình trạng chồng
chéo chức năng của hệ thống trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, người được phân
công nắm được phạm vi hoạt động và quyền hạn của mình, nhờ đó họ sẽ phát
huy được tối đa năng lực của mình. Ngoài việc chỉ định đại diện lãnh đạo,
Tổng công ty còn phải chỉ định ít nhất một người không thuộc giới lãnh đạo
làm đại diện cho đội ngũ công nhân. Người này sẽ như chiếc cầu nối giữa đội
ngũ công nhân và ban lãnh đạo Tổng công ty. Thông qua đó, những kiến
nghị, suy nghĩ, nguyện vọng,... của cán bộ công nhân viên sẽ được nhanh
chóng chuyển đến ban lãnh đạo. Ngoài ra, trách nhiệm của mỗi thành viên
trong Tổng công ty cũng cần được chỉ rõ và lập thành văn bản.
Đào tạo cho nhân viên và cán bộ quản lý những nhận thức cơ bản liên
quan đến bộ tiêu chuẩn:
- Chính sách về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động của Tổng
công ty.
- Các vấn đề an toàn lao động.
- Các quy trình và hướng dẫn công việc tương ứng với công việc của họ.
- Trách nhiệm của từng nhân viên trong việc tuân thủ với yêu cầu của hệ
thống trách nhiệm xã hội...
Phần quan trọng nhất đóng góp vai trò quyết định đến hiệu quả việc áp
dụng bộ tiêu chuẩn tại Tổng công ty, đó là vai trò của nguồn nhân lực. Tổng
công ty Truyền thông cần phải có cán bộ chuyên trách riêng về bộ tiêu chuẩn,
người cán bộ này phải có những hiểu biết nhất định về bộ tiêu chuẩn. Tổng
công ty cần phải làm những công việc sau:
- Xây dựng bộ máy tổ chức một cách hợp lý.
- Đảm bảo những nhân viên có đủ năng lực nhận thức và nhận thức đầy
đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn.
- Cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ hoặc có thể tuyển dụng
thêm nhân viên mới đã được đào tạo chính quy trong trường đại học.
77

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện
trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không vĩnh cửu, nó có thể được
tạo lập nhưng cần để duy trì để phát huy vai trò và tác dụng của nó. Đối với
VNPT-Media khi xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều mong
muồn duy trì và tăng cường để nó là một bộ phận không thể thiếu trong sự
phát triển của Tổng công ty cũng cần phải duy trì những điểm mạnh trong việc
thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của mình và ngày càng hoàn
thiện, phát triển đưa nó lên một tầm cao mới.
Nhằm duy trì và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại
Tổng công ty cần phải có một số biện pháp để kiểm soát và đánh giá việc
thực hiện một cách khách quan và hiệu quả nhất, cụ thể như sau:
- Thành lập một bộ phận kiểm soát nội bộ của Tổng công ty. Bộ phận
này có nhiệm vụ giám sát tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của người đứng
đầu bộ máy điều hành VNPT-Media trong quản lý điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật,
Điều lệ, các quy định của Tổng công ty. Trong đó có giám sát việc thực hiện
và kết quả của các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
- Xây dựng và xác định nhiệm vụ, nội dung công việc của Bộ phận kiểm
soát nội bộ là:
- Giám sát việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; thực hiện các quyết định
của Ban Lãnh đạo VNPT-Media
- Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ các quy chế nội bộ
do Lãnh đạo Tổng công ty ban hành.
- Giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các
mục tiêu kế hoạch của VNPT-Media.
- Giám sát thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch mua, bán và các giao
dịch kinh doanh khác thuộc thẩm quyền và theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo
Tổng công ty.
78

- Hỗ trợ, phối hợp và đầu mối nghiệp vụ đối với kiểm soát viên Tổng
công ty.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên bộ phận kiểm
soát tại các đơn vị để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ đó của bộ phận Kiểm soát nội bộ, Ban
lãnh đạo Tổng công ty sẽ có những đánh giá tổng kết các chương trình hoạt
động liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm rút kinh
nghiệm và hoàn thiện hơn vào thời gian tiếp theo. Từ đó Ban lãnh đạo Tổng
công ty sẽ có các chỉ đạo điều hành hiệu quả đối với các chương trình xã hội
đang thực hiện tại Tổng công ty. Qua việc kiểm tra, tổng kết và đánh giá các
chương trình xã hội thì Ban lãnh đạo Tập đoàn sẽ đưa ra được những chủ
chương lãnh đạo và những điều chỉnh phù hợp.
Đối với cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp thực hiện công tác liên
quan đến trách nhiệm xã hội thì luôn nâng cao tinh thần đánh giá và tự đánh
giá trong nội bộ đơn vị nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc tự đánh giá này sẽ có lợi thế là có
sự hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp mình, chi phí thấp và đảm bảo bí mật
thông tin.
Ngoài ra Tổng công ty còn xây dựng kế hoạch đánh giá, các tiêu chí
đánh giá, các nguồn lực cho đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Việc tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải tăng cường trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp cần được thực hiện sớm và hiệu quả, bởi sẽ mất nhiều
thời gian để thấy rõ được tính hiệu quả của nó. Chắc chắn hậu quả của việc
trì hoãn này sẽ là rất lớn. Trong số những hậu quả xấu do việc chậm trễ tăng
cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là ý thức của nhân viên không
được nâng cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội và
công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp, chậm thích ứng với
những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu... Khi Tổng công ty
đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn
sâu sẽ cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị
trường, vì vậy lãnh đạo và nhân viên trong Tập đoàn phải quan tâm chú ý.
79

Tiểu kết chương 3


Phần đầu chương, tác giả đã nêu được định hướng phát triển của VNPT-
Media trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Phần tiếp theo, trên cơ sở lý luận và những kết quả đạt được, những tồn
tại thực hiện TNXH tại VNPT-Media, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm tiếp tục duy trì và phát triển vấn đề TNXH tại VNPT-Media trong thời
gian tới, cụ thể tác giả đưa ra một số giải pháp như:
- Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận
cán bộ lãnh đạo, quản lý TNXH.
- Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa
kinh doanh và TNXH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách
nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông.
80

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của TNXH ngày càng
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. TNXH là công
cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng doanh thu
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa hiểu biết, nắm rõ
được quy trình đưa trách nhiệm xã hội vào doanh nghiệp nên cũng gặp những
thất bại.
Ở Việt Nam, vấn đề Đạo đức kinh doanh hay trách nhiệm xã hội là một
vấn đề mới. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi
mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991.
Việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế, yếu kém do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về TNXH.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc chung mang tính
toàn cầu để tồn tại và phát triển. Vì vậy, trách nhiệm xã hội trở thành một yêu
cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh nói chung, TNXH nói riêng là những phạm trù phức
tạp, và để hiểu và thực hiện được trách nhiệm xã hội cần một khoảng thời
gian không ngắn và phải có những bước đi phù hợp. Để các doanh nghiệp
nâng cao ý thức về TNXH, đồng thời áp dụng thực hiện trong doanh nghiệp
mình đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ trong đó có sự phối hợp của các
doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan ban ngành, các tổ chức hiệp hội và cả
những người dân. Có như vậy, chúng ta mới mong tình hình thực hiện trách
nhiệm xã hội được cải thiện và sẽ phát huy tác dụng góp phần tạo dựng chỗ
đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay tại thị trường trong nước và trên
thị trường thế giới.
Thực hiện trách nhiệm xã hội có vai trò vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp nói chung, Tổng công ty Truyền thông nói riêng. Tuy nhiên,
việc thực hiện trách nhiệm xã hội không phải là công việc đơn giản, để thực
hiện TNXH thành công các doanh nghiệp trong đó có VNPT-Media phải thay
81

đổi nhận thức về vai trò trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Với việc tìm
hiểu thực trạng của VNPT-Media, trong luận văn tác giả muốn xác định
những vấn đề còn tồn tại để tìm những giải pháp hợp lý để duy trì và phát
triển TNXH tại VNPT-Media nhằm góp phần vào sự phát triển của VNPT-
Media. Việc nghiên cứu luận văn đã trả lời được các câu hỏi:
- Bản chất của TNXH? Vì sao các doanh nghiệp phải thực hiện TNXH?
Bản chất TNXH là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng
doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích
phát triển chung của cộng đồng xã hội. TNXH bao gồm 4 khía cạnh là nghĩa vụ
kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn.
TNXH là cam kết đạo đức của doanh nghiệp về sự đóng góp cho sự phát
triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động, đồng
thời mang lại các phúc lợi cho cộng đồng xã hội. Vì vậy, thực hiện TNXH góp
phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh; góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp; góp phần thu hút nguồn lao động giỏi và nâng cao hình ảnh quốc
gia; góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và đất nước vì TNXH.
- Việc thực hiện TNXH của VNPT như thế nào? Kết quả cụ thể?
Bằng việc nghiên cứu tại chương 2, tác giả đã đưa ra những đánh giá và
nêu lên thực trạng thực hiện TNXH tại VNPT-Media. Có thể thấy, về cơ bản
VNPT-Media thực hiện tốt cả 5 khía cạnh TNXH (trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm từ thiện, trách nhiệm an
ninh quốc phòng). Tác giả đưa ra lý do dẫn đến việc thực hiện TNXH của
VNPT-Media chưa hiệu quả và đề ra biện pháp nhằm duy trì và phát triển
việc thực hiện TNXH tại VNPT.
- Để duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH, VNPT-Media phải thực
hiện các giải pháp gì?
Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thực hiện
TNXH tại VNPT-Media như: Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân
lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý TNXH; Thực hiện chiến
82

lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm
xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách
nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông.
83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
[1] Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), TNXH của DN - CSR - Một
số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nước,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/31/2977-2/
[2] Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Lê Anh Cường (2008), Tạo dựng & Quản trị Thương Hiệu – Danh tiếng
lợi nhuận, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu mạnh, NXB Giao
thông vận tải, Hà Nội.
[5] Phạm Văn Đức (2010), “TNXH của DN ở Việt Nam: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí Triết học số 2.
[6] Lê Thanh Hà (2006), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề
tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006.
[7] Hồng Minh (2007), “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo
Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/200.
[8] Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và Văn hoá Công ty,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[9] Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Dấu Ấn Thương Hiệu, Tập 1,2, NXB
Trẻ, Hà Nội.
[10] Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, NXB Tri Thức, Hà Nội.
[11] Lý Quý Trung (2007), Xây dựng doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp
Việt Nam đương đại, NXB Trẻ, Hà Nội.
[12] Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng TNXH của DN ở Việt Nam, Báo
cáo tại hội thảo "TNXH DN và chiến lược truyền thông, kinh nghiệm
quốc gia và quốc tế" do VCCI hợp tác với chương trình phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) tổ chức.
[13] Đào Quang Vinh (2003), Báo cáo tóm tắt nghiên cứu TNXH tại các DN
84

thuộc hai ngành dệt may và da giầy, Viện Khoa học lao động và xã hội,
Hà Nội.
Tiếng Anh
[14] Carroll, A. B. (1991). The Pyramid of Corporate Social Responsibiiity:
Toward the Morai Management of Organizational takeholders. Business
Horizons;
[15] Davis, Keith (1973), “The Case For and Against Business Assumption of
Social Responsibilities,” Academy of Management Journal, 1, 312-322.
[16] Duane Windsor (2006), TNXH của doanh nghiệp: Ba phương thức tiếp
cận chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches).
[17] Forest L.Reinhardt, Robert N.Stavins and Richard H.K.Vietor (2008),
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế (Corporate
social responsibility ửirough an economic lens).
18] Maria Alejandra Gonzalez-Perezl (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và
hệ thống TNXH tại Columbia.
[19] Matthew J.Hirschaland (2006), TNXH và sự hình thành chính sách công
toàn cầu.
[20] Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregory (2009), Nghiên cứu về
vấn đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực
phẩm, (Exploration of Corporation social responsibility in multinational
companies within the food industry).
21] Rahizad Abd Rahim, Farah Waheeda Maludin, Kasmah Tajuddin (2009),
Hành vi ngưòi tiêu dùng hướng đến TNXH tại Malaysia.
[22] Shizuo Fukada (2007), TNXH DN tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và
thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate Sociẩl Responsibilitity
in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese
Corporations), Báo cáo của CBCC về TNXH tại Việt Nam.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào Ông/Bà!


Tôi là Phạm Hồng Thúy, học viên của Trường Đại học Công đoàn.
Hiện tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát để nghiên cứu đề tài “Thực hiện
trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông”.
Thưa Quý Ông/Bà, một khía cạnh quan trọng của Đạo đức kinh doanh
để đánh giá doanh nghiệp chính là Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
hiện nay.
“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp
đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ,
cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng
như phát triển chung của xã hội”.
Nhằm khảo sát, đánh giá hiện trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại
Tổng công ty Truyền thông và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp cho đề
tài nghiên cứu. Kính mong Quý Ông/Bà dành chút thời gian để trả lời Phiếu
khảo sát của tôi dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của Quý Ông/Bà.
PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính
•Nam •Nữ
2. Độ Tuổi
• 18 – 22 tuổi • 36 – 40 tuổi
• 23 – 30 tuổi • 41 – 45 tuổi
• 31 – 35 tuổi • Trên 46 tuổi
3. Trình độ
• THPT  Cao đẳng
• Trung cấp  Đại học
 Cao đẳng  Trên Đại học
4. Thâm niên công tác tại Công ty
 Dưới 1 năm • Từ 6 – 10 năm
• Từ 1 – 2 năm  Trên 10 năm
• Từ 3 – 5 năm
5. Chức danh (nếu có):

PHẦN THÔNG TIN THAM KHẢO


1. Ông/Bà hiểu trách nhiệm xã hội ở mức độ nào?
(Lựa chọn duy nhất 01 phương án)
1. Rất hiểu 3. Hiểu một chút
2. Hiểu 4. Chưa biết gì
2. Trách nhiệm xã hội tại đơn vị Ông/Bà đóng vai trò như thế nào?
1. Rất quan trọng 3. Bình thường
2. Quan trọng 4. Không quan trọng
2 Theo Ông/Bà tại sao doanh nghiệp quan tâm đến TNXH?
1. Do áp lực về cạnh tranh
2. Do áp lực từ cộng đồng
3. Do nghĩa vụ pháp lý
4. Do nhận thức được
3 Lĩnh vực quan trọng nhất của doanh nghiệp hướng đến khi thực hiện trách
nhiệm xã hội?
1. Kinh 3. Đạo đức 5. Khác
2. Pháp luật 4. Từ thiện
4 Doanh nghiệp Ông/Bà đã có cam kết bằng văn bản trong quá trình thực
hiện TNXH?
1. Có 2. Không
5 Xin cho biết mức độ đồng ý của Quý Ông/Bà đối với các yếu tố dưới đây
(sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao)
(1. Hoàn toàn đồng ý; 2. Đồng ý; 3 Bình thường; 4. Đồng ý;
5. Rất không đồng ý)
Mức độ đánh giá
STT Các yếu tố
1 2 3 4 5
TRÁCH NHIỆM KINH TẾ
Sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp với mọi
KT1
khách hàng và đảm bảo chất lượng
Hoạt động của Doanh nghiệp góp phần thúc
KT2
đẩy tiến bộ khoa học công nghệ
Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước đầy
KT3
đủ
Doanh nghiệp đảm bảo mức lương, thưởng
KT4
cho người lao động
Doanh nghiệp luôn có các chương trình đào
KT5
tạo nhằm nâng cao trình độ người lao động
Doanh nghiệp luôn đảm bảo chế độ phúc lợi
KT6
cho người lao động
Doanh nghiệp thực hiện tốt việc đầu tư hỗ trợ
phát triển nhanh và bền vững cho hai huyện
KT7
Vân Hồ tỉnh Sơn La và Cao Lộc của tỉnh
Lạng Sơn
TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT
Doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp
PL1
luật
Doanh nghiệp luôn tuân thủ nguyên tắc cạnh
PL2
tranh trong kinh doanh
Doanh nghiệp luôn đảm bảo mọi quyền lợi
PL3 cho người lao động (lương, thưởng, đóng
BHXH, BHYT, BHTN)
Doanh nghiệp luôn đảm bảo quyền lợi của
PL4
người tiêu dùng
Doanh nghiệp luôn đảm bảo về an toàn và
PL5 bảo hộ lao động cho nhân viên trong quá
trình thực hiện công việc
Doanh nghiệp khuyến khích việc phát hiện
PL6 và ngăn chặn các hành vi làm trái pháp luật
(gian lận, trộm cắp…)
TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC
Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy phạm về
DD1
đạo đức kinh doanh
Doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với
DD2
khách hàng
Doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nhiệm vụ
DD3
với đối tác
Doanh nghiệp luôn đáp ứng các tiêu chuẩn
DD4
trong kinh doanh
Doanh nghiệp thực hiện tốt tuyên bố về sứ
DD5
mệnh và trách nhiệm của mình
TRÁCH NHIỆM TỪ THIỆN
Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh
TT1
xã hội
Doanh nghiệp thường xuyên tham gia các
TT2 hoạt động và chương trình cứu trợ đồng bảo
bị thiên tai, lũ lụt
Doanh nghiệp thường xuyên tham gia các
chương trình đóng góp, xóa nhà tạm, làm nhà
TT3 tình nghĩa, hỗ trợ học sinh nghèo, chăm lo
các gia đình chính sách, phụng dưỡng mẹ
Việt Nam anh hùng
TT4 Thực hiện tốt nhiệm vụ do Nhà nước giao
TRÁCH NHIỆM QUỐC PHÒNG, AN NINH
Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Nhà
QPAN1
nước giao
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển khoa học
QPAN2
phục vụ an ninh
QPAN3 Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển công nghệ
QPAN4 Góp phần giữ gìn, bảo vệ an ninh quốc gia

You might also like