You are on page 1of 71

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ONLINE
CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


MÃ HỌC PHẦN: RMET220306_01
GVHD: T.S Lê Thị Tuyết Thanh
SVTH: Nhóm 4U
Họ và tên MSSV
Ngô Thị Thanh Thảo 20132048
Nguyễn Xuân Nhị 20132001
Lê Ngọc Tiến 20132239
Đỗ Hữu Trí Toàn 20132241

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Số buổi Hoàn
STT Họ và tên Nhiệm vụ
vắng thành

1 Ngô Thị Thanh Thảo Chương 2 + chương 3 0 100%

2 Nguyễn Xuân Nhị Chương 1 + chương 5 0 100%

3 Lê Ngọc Tiến Chương 2 + chương 4 0 100%

4 Đỗ Hữu Trí Toàn Chương 3 + tổng hợp 0 100%

i
LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Tuyết Thanh đã tận tâm hướng dẫn, định hướng,
góp ý và sửa chữa những sai sót để nhóm tác giả có thể hoàn thành bài nghiên cứu và
kịp tiến độ.
Nhóm đã rất cố gắng để hoàn thành bài nghiên cứu này. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong Quý Thầy, Cô và các bạn thông cảm!
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

ii
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm. Nhóm chịu hoàn
toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2021

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

iii
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ..................................................................................i


LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ix
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu và đơn vị nghiên cứu ......................................................... 3
1.6. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 5
2.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 5
2.1.1. Tổng quan về “Khởi nghiệp kinh doanh” ................................................ 5
2.1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh online ........................................... 5
2.1.1.2. Vai trò của kinh doanh online ............................................................... 6
2.1.2. Tổng quan về mạng xã hội ....................................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm “mạng xã hội” ..................................................................... 6
2.1.2.2. Vai trò của mạng xã hội ........................................................................ 8
2.1.3. Tổng quan về quyết định kinh doanh online trên mạng xã hội ................ 8
2.1.3.1. Khái niệm quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến trên mạng xã
hội .............................................................................................................. 8
2.1.3.2. Vai trò của giới trẻ trong quyết định kinh doanh online trên mạng xã
hội .............................................................................................................. 9

iv
2.2. Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu nền tảng ................................................ 10
2.2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model
- TAM, Davis, 1989) .............................................................................................. 10
2.2.2. Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (Technology -
Organization - Environment Framework - TOE, Tornatzky và cộng sự, 1990) .... 11
2.2.3. Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) .... 12
2.2.4. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology – UTAUT) ....................................................................... 13
2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) .......... 15
2.3. Những nghiên cứu có liên quan ........................................................................ 15
2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 15
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 26
2.3.3. Bảng tổng hợp ........................................................................................ 33
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU .................................................... 38
3.1. Khung phân tích................................................................................................ 38
3.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................. 41
3.3.1. Chuẩn chủ quan ...................................................................................... 41
3.3.2. Bối cảnh (Xu hướng công nghệ) ............................................................ 41
3.3.3. Giáo dục (Nền tảng và trải nghiệm về kiến thức 4.0) ............................ 42
3.3.4. Thông tin về kinh doanh online .............................................................. 43
3.3.5. Sự mong đợi về lợi ích ........................................................................... 43
3.3.6. Sự tự tin .................................................................................................. 43
3.3.7. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 44
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 46
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 46
3.5. Hình thành thang đo ......................................................................................... 47
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 51
4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................................... 51

v
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 56
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 58

vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Viết tắt cho


ACO Achievement Orientation
AFF After-sale service
AMOS Analysis of Moment Stuctures
BIM Brand Image
CFA Chartered Financial Analys
EFA Exploratory Factor Analysis
EOU Ease of use
SEE The entrepreneurial event
SEM Structural Equation Modeling
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
TAM Theory of Technology Acceptance Mode
TOE Technology - Organization - Environment
TPB Theory of Planned Behavior
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TRA Theory of Reasoned Action
UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of Technology
UTM Universiti Teknologi Malaysia
WITECH Women in technology

vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Tên hình Trang

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 11

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới 12

Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT 14

Hình 2.4: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB 15


Hình 2.5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh trực
17
tuyến trong thời kì đại dịch
Hình 2.6: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
19
của các nhà khởi nghiệp trực tuyến ở Thái Lan
Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp nhận phương
tiện truyền thông làm nền tảng kinh doanh giữa các sinh viên khởi nghiệp ở 21
Malaysia
Hình 2.8: Mô hình yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc sử dụng
internet và các nền tảng truyền thông xã hội từ các nhà khởi nghiệp
22
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định dùng
mạng xã hội làm nền tảng kinh doanh của các sinh viên khởi nghiệp ở Thái 23
Lan
Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của
25
phụ nữ Phần Lan
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên
27
Hình 2.12: Mối tương quan giữa việc giữ bí mật thông tin cho riêng mình và
29
các loại hình hoạt động trên mạng xã hội
Hình 2.13: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp
nhận mạng xã hội trong kinh doanh nhỏ lẻ
30
Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Tp.HCM
32

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 40

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 45

viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp từ tài liệu tham khảo 30 – 37

Bảng 3.1: Khung phân tích từ tài liệu tham khảo 38 – 39

Bảng 3.2: Bảng thang đo thành phần “Chuẩn chủ quan” 47

Bảng 3.3: Bảng thang đo thành phần “Bối cảnh” 48

Bảng 3.4: Bảng thang đo thành phần “Giáo dục” 48

Bảng 3.5: Bảng thang đo thành phần “Thông tin về kinh doanh
49
online”

Bảng 3.6: Bảng thang đo thành phần “Sự mong đợi về lợi ích” 49

Bảng 3.7: Bảng thang đo thành phần “Sự tự tin” 49

Bảng 3.8: Bảng thang đo thành phần “Quyết định khởi nghiệp kinh
50
doanh online”

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định mô hình 52 – 53

ix
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu


Với tốc độ phát triển nhanh cực độ của mạng xã hội, chúng ta không thể nào phủ
nhận được lực hấp dẫn cũng như tầm quan trọng của mạng xã hội đối với con người. Có
thể nói, đây chính là đòn bẩy cho quá trình phát triển vượt bậc của con người. Nhờ mạng
xã hội mà chúng ta có thể đơn giản hóa các phương thức tương tác, trao đổi thông tin và
kết nối giữa con người với nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Cụ thể hơn những tiện ích
của mạng xã hội, có thể kể đến như chúng đã góp phần tích cực vào việc học hỏi, tiếp
thu các tinh hoa văn hóa giữa các nước, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng
con đường đến với thế giới bao la, thú vị bên ngoài… Một số các trang mạng xã hội được
nhiều người biết đến như Facebook, Messenger, Instagram, Zalo,… Tổng dân số Việt
Nam khoảng 96,9 triệu người và tỷ lệ sử dụng Internet là 70%. Điều này cho thấy 68,17
triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet. Trong số đó, 65 triệu người đang hoạt động
trên mạng xã hội, tương đương với 67% tổng dân số Việt Nam. Người dân Việt Nam
dành trung bình 6 giờ 30 phút trực tuyến mỗi ngày, bao gồm 2 giờ 22 phút trên các kênh
mạng xã hội và 2 giờ 09 phút trên video Theo số liệu thống kê, tính đến cuối tháng 6
năm 2020, người dùng Facebook tại Việt Nam là 69.280.000 người, chiếm 70,1% tổng
dân số. So với năm 2019 với số người sử dụng là 45,3 triệu người thì người dùng
Facebook tại Việt Nam năm 2020 đã tăng đến 24 triệu người tương đương tăng 53,3%.
Và Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook 2020 lần
lượt sau các nước: Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Mexico, Philippine. Bên cạnh đó, số
lượng người dùng các mạng xã hội khác tại Việt Nam 2020 tương ứng: Messenger đạt
khoảng 63 triệu người dùng, Zalo đạt gần 60 triệu người dùng, Instagram với khoảng 7
triệu người dùng và Tiktok với gần 10 triệu người sử dụng…. Chính vì thể, có thể khẳng

1
định, mạng xã hội từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con
người. Thậm chí, có người không thể không dùng mạng xã hội dù chỉ là một ngày.
Người dùng chủ yếu tham gia mạng xã hội với các bài đăng video, hình ảnh, các
dòng trạng thái hoặc sử dụng Facebook, Messenger, Instagram để nhắn tin, gọi điện với
bạn bè trên khắp thế giới. Theo đó, mạng xã hội còn được biết đến như một phương thức
trong kinh doanh, nói rõ hơn là kinh doanh trực tuyến, bán hàng online. Hiện nay xu
hướng quay livestream cũng được các bạn trẻ sử dụng nhiều để giới thiệu hàng hóa và
dịch vụ. Và từ đó, quyết định khởi nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội của giới
trẻ Việt Nam hiện nay ngày càng nhiều và phổ biến, đặc biệt là ở một thành phố luôn tấp
nập và phát triển không ngừng như thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vấn đề khởi
nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là đối
với giới trẻ Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay, bởi vẫn
còn tồn đọng những nhân tố cũng như các yếu tố ảnh hưởng cần giải thích, làm rõ.
Chính vì những lý do nêu trên mà chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội của giới
trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để phân tích các yếu tố tác động, cho thấy
những lợi ích cũng như những bất cập trong vấn đề khởi nghiệp kinh doanh online trên
nền tảng mạng xã hội, đưa ra giải pháp thích hợp để khuyến khích giới trẻ khởi nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online
của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online
của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp để khuyến khích quyết định khởi nghiệp kinh doanh
online trên nền tảng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của
giới trẻ Việt Nam hiện nay?

2
- Các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định khởi nghiệp kinh
doanh online của giới trẻ Việt Nam hiện nay?
- Các giải pháp nào được đề xuất để khuyến khích quyết định khởi nghiệp kinh
doanh online của giới trẻ Việt Nam hiện nay?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh
doanh online trên mạng xã hội của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: những cá nhân có hoặc sẽ có quyết định khởi nghiệp kinh
doanh onine trên mạng xã hội.
1.5. Phạm vi nghiên cứu và đơn vị nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh
doanh online trên mạng xã hội.
- Phạm vi không gian: khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian:
• Dữ liệu thứ cấp: từ năm 2015 đến tháng 7/2021.
• Dữ liệu sơ cấp: từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2021.
- Đơn vị nghiên cứu: giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Cấu trúc đề tài
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 1 gồm Lý do chọn đề tài, Mục tiêu nghiên cứu, Câu hỏi nghiên cứu,
Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi và đơn vị nghiên cứu, Cấu trúc đề tài.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 2 gồm: Các khái niệm, Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu nền tảng,
Những nghiên cứu có liên quan trước đây và bảng tóm tắt các nghiên cứu, Bài
học kinh nghiệm về phương pháp.
- Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu.

3
Chương 3 gồm: Khung phân tích, Quy trình nghiên cứu, Các giả thuyết và mô
hình nghiên cứu đề xuất. Trình bày phương pháp nghiên cứu định tính, định
lượng và hình thành thang đo.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4 gồm: Kiểm định độ tin cậy của thang đo, Phân tích nhân tố khám
phá EFA và bảng kiểm định.
- Chương 5: Kết luận và đề xuất.

4
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm


2.1.1. Tổng quan về “Khởi nghiệp kinh doanh”
2.1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh online
Thuật ngữ “khởi nghiệp” tuy mới xuất hiện ở Việt Nam vào thời gian gần đây.
Nhưng thực tế thì chúng ta đã thấy khởi nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu từ xa xưa, chỉ là
thuật ngữ “khởi nghiệp” chưa được định nghĩa rõ ràng chuẩn xác đầy đủ ý nghĩa của nó.
Nói một cách dễ hiểu thì “khởi nghiệp” có thể là ai đó tự bỏ vốn của bản thân ra, có thể
không nhiều nhưng từ số vốn đó thì tự kinh doanh để sinh ra lợi nhuận và ngày càng mở
rộng quy mô từ cá nhân nhỏ dần đến kinh doanh có quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp
hơn.
Có nhiều định nghĩa về “khởi nghiệp kinh doanh”:
- Theo GupTa, V.K., & Bhawe (2007) là quá trình lên kế hoạch và thực hiện kế
hoạch đó để tạo lập doanh nghiệp.
- Theo Souitaris và các cộng sự (2007) là sự liên quan ý định của một cá nhân để
bắt đầu một doanh nghiệp.
Khi nhắc đến “khởi nghiệp kinh doanh”, có rất nhiều khái niệm khác nhau từ bao
quát đến chi tiết theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nhìn chung các khái niệm đều xoay
quanh các vấn đề việc kinh doanh buôn bán trao đổi hàng hóa hợp pháp mang lại lợi
nhuận từ việc kinh doanh đó. “Khởi nghiệp kinh doanh” là việc dùng những kiến thức
và kinh nghiệm vốn có về kinh tế trên lý thuyết sách vở hoặc từ kinh nghiệm đời sống
để đánh giá nhận định cơ hội trước mắt và nắm bắt nó để áp dụng vào việc kinh doanh.
Tự bản thân mình tạo ra công việc cho bản thân đem lại nguồn thu nhập và tự làm chủ
bản thân, không cần đi làm cho người khác, tự chịu trách nhiệm với những việc làm của

5
mình trong việc kinh doanh. Và như thế, chúng ta có định nghĩa về hình thức bán hàng
Online. Kinh doanh online còn được biết đến với cái tên “mỹ miều” hơn là thương mại
điện tử. Trên thực tế thì cũng cũng giống cách kinh doanh truyền thống, nhưng lại được
thực hiện thông qua các kênh trực tuyến, hiệu quả không hề thua kém cách thức bán hàng
truyền thống, thậm chí còn có phần “nhỉnh” hơn nhờ những lợi ích “hưởng sái” trong
thời đại 4.0.
2.1.1.2. Vai trò của kinh doanh online
Đôi khi việc kinh doanh chẳng phức tạp như chúng ta hay nghĩ kiểu như doanh
nghiệp và khách hàng ngồi đàm đạo, thương lượng, hay những cuộc trao đổi căng thẳng
gay cấn như trên phim, mà nó chỉ đơn giản là sự giao tiếp giữa người bán với khách hàng
của mình mà thôi. Đối với kinh doanh online, thì bạn có thể giải quyết các vấn đề như:
gặp gỡ đối tác, chào hàng, trao danh thiếp cho hàng trăm hàng ngàn khách hàng, thì giờ
đây tất cả đã hết sức đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, thông qua Internet. Chỉ
cần một đường link ngắn gọn thì cũng đủ để mọi người biết bạn là ai, đang bán cái gì,
bán ở đâu, và thông tin liên hệ như thế nào. Tất cả những gì chúng ta cần làm giờ đây là
tạo ra một kênh bán hàng uy tín, đầy tiềm năng, chất lượng được đưa lên hàng đầu là đủ.
2.1.2. Tổng quan về mạng xã hội
2.1.2.1. Khái niệm “mạng xã hội”
Việc kết nối với nhau không chỉ dừng lại ở giao tiếp trực tiếp mà đã mở rộng sang
nhiều cách thức giao tiếp khác. Nhờ sự có mặt của các phương tiện kỹ thuật hiện đại như
điện thoại, máy tính kết nối internet giao tiếp trực tiếp đang được thay thế từng phần
bằng các giao tiếp gián tiếp, thông qua các phương tiện này. Đặc biệt là khi có sự ra đời
của các Mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter,... đã đánh dấu một
bước thay đổi lớn trong các loại hình giao tiếp xã hội. Mạng xã hội đã trở thành phương
tiện hữu ích cho giới trẻ xây dựng, duy trì và phát triển các liên hệ xã hội, từ đó mở rộng
mạng lưới xã hội. Việc tạo dựng mới hay duy trì các mạng lưới xã hội vốn có bằng việc
tham gia mạng xã hội cung cấp cho giới trẻ những lợi ích về cả vật chất lẫn tinh thần.
Việc tham gia các mạng xã hội đã giúp cho giới trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và phát

6
triển bản thân hơn, thể hiện những thái độ, quan điểm, hành vi, định hướng giá trị trong
nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công việc, học tập đến vui chơi giải trí. Bên cạnh đó,
mạng xã hội cũng như một xã hội thực tế thu nhỏ chứa nhiều thành phần khác nhau, mà
tại đó giới trẻ có thể học hỏi được nhiều thứ, không những thế nơi đây phần nào cũng
giúp giới trẻ có thể sàng lọc những thông tin nên hay không nên tiếp thu hay không, dù
sao trên nền tảng mạng xã hội thì chúng ta vẫn có thể tự bảo vệ mình vì chúng ta vẫn
được quản lí trong một vòng tròn an toàn, vẫn hơn là trải nghiệm tất cả những mặt tiêu
cực trong thực tế. Các phân tích chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Ảnh
hưởng của mạng xã hội trực tuyến đến vốn xã hội của giới trẻ hiện nay” (2013-2014).
Mẫu nghiên cứu gồm trên 500 người trẻ có tuổi đời từ 16 đến 35 tại 4 phường của 2
thành phố Hà Nội và Nam Định.
Vẫn chưa có một định nghĩa nào chuẩn xác và đầy đủ về thuật ngữ “mạng xã hội”.
Thông thường, “mạng xã hội” gồm nhiều cá nhân liên hệ kết nối với nhau, còn “mạng
lưới xã hội” là một chuỗi móc xích nhiều mối liên hệ của từng cá nhân hay một nhóm
những người liên hệ với nhau tạo nên một mạng lưới mạng xã hội từ nhiều nền tảng khác
nhau, từng nền tảng đều có những mối liên quan nhất định với nhau. Đó có thể hiểu là
một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), được gắn kết bởi
sự phụ thuộc hay những mối quan hệ rất đa dạng như bạn bè, đồng nghiệp, quan hệ họ
hàng, cùng sở thích, cùng chia sẻ về niềm tin, kiến thức,... và vô vàn các quan tâm khác
từ đời thường tới những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở cấp vĩ mô.
Mỗi cá nhân khi tham gia trên các nền tảng mạng xã hội đều sẽ có một mạng lưới
bạn bè nhất định, mạng lưới bạn bè đó có thể bao gồm những người đã quen biết ở ngoài
đời thực như gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, họ hàng xa, và rất
nhiều những mối quan hệ xã hội khác như những người có thể quen biết qua bạn bè
chung, những người nổi tiếng hay thậm chí là những người chưa quen biết hay gặp mặt,
chỉ từng thấy qua từ đời thường, chỉ do tần suất họ xuất hiện từ gợi ý bạn bè nhiều nên
chúng ta biết. Nên việc chúng ta kết bạn với những người xa lạ là điều thường xuyên xảy

7
ra, rõ ràng khi xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội thực sự rất dễ hơn so với ở ngoài
đời sống hằng ngày.
2.1.2.2. Vai trò của mạng xã hội
Các mạng xã hội đang có sự phát triển nhanh chóng cả về hình thức và số lượng
người dùng. Người dùng mạng xã hội vì mục đích học tập, nghe ngóng, thảo luận, kết
nối với người thân, kết nối với bạn bè, chia sẻ cũng như học hỏi các kinh nghiệm từ
những người khác hoặc từ những trang tin tức uy tín. Những người dùng mạng xã hội
đều góp phần tác động qua lại lẫn nhau dần dần tạo nên một mạng lưới xã hội lớn có tính
kết nối cao. Mạng xã hội không chỉ giúp bạn bè cũ, dễ dàng “gặp nhau” hơn một cách
thuận lợi, mà còn giúp những người thân dù ở xa với nhau vẫn giữ mối liên hệ thân thuộc
với nhau hơn. Thật sự mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, kể cả trong
việc kinh doanh, từ những mặt hàng trong đời sống hằng ngày, hay những mặt hàng có
tìm thì chỉ cần search trên mạng ta cũng dễ dàng thấy được. Bởi vì mỗi người sẽ có một
lợi thế khác nhau, trong đó có cả khả năng giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng điểm mạnh
của mình để phát huy nó. Dùng mối quan hệ và sự tương tác bạn bè của bản thân để gây
dựng hình ảnh, sự uy tín, để bán những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của từng đối
tượng.
2.1.3. Tổng quan về quyết định kinh doanh online trên mạng xã hội
2.1.3.1. Khái niệm quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến trên mạng xã
hội
Theo Matlay (2004), Khởi nghiệp trực tuyến là việc khởi tạo ra những công ty vận
hành một phần hoặc toàn bộ trên hệ thống thương mại điện tử. Hệ thống thương mại điện
tử gắn liền với hệ thống các trang Web, được sinh ra trong thời đại “dot.com”, Những
nhà khởi nghiệp trực tuyến là những nhà khởi nghiệp, những người đi tiên phong trong
việc phát triển một công ty có hoạt động và hướng đến thị trường tự do trên Internet
(Millman et al., 2009).
Theo Neil Blumenthal, đồng giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn
trên tạp chí Forbes thì: “A startup is a company working to solve a problem where the

8
solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công
ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng
và sự thành công không được đảm bảo).
Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation
Creates Radically Successful Businesses” - một cuốn sách được coi là “cẩm nang gối
đầu giường” của mọi công ty startup, thì: A startup is “A human institution designed
to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (có
thể hiểu Startup “là một định chế/ tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra
những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”).
Khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến đang rất phổ biến hơn bao giờ hết với xu hướng
phát triển nhiều hơn thế nữa với công nghệ như hiện tại. Tuy nhiên, số công trình nghiên
cứu về việc làm thế nào để các đối tượng tham gia kinh doanh ở Việt Nam có thể thích
nghi và áp dụng xu hướng kỹ thuật số mới trong bán lẻ lại chưa có nhiều.
Quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến: Là một chuỗi các bước thực hiện,
được thực hiện lần lượt theo các bước, đầu tiên là đưa ra thông tin, phân tích và bắt đầu
đưa ra sự lựa chọn tối ưu mang lại nhiều sự thuận tiện nhất, những việc đó sẽ được thực
hiện trên những trang mạng xã hội đang phát triển như Facebook, Zalo, Tiktok.
2.1.3.2. Vai trò của giới trẻ trong quyết định kinh doanh online trên mạng xã
hội
Người trẻ có thể xem là một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển một quốc
gia. Và đó cũng chính là câu trả lời vì sao hầu hết các quốc gia đều chú trọng việc rèn
luyện, đào tạo để phát triển một cách toàn diện công dân của họ từ khi còn trong bụng
mẹ cho đến khi lớn lên, trong đó có Việt Nam. Với năng lượng và sự nhiệt huyết, tư duy
nhạy bén cũng như khả năng thích nghi, người trẻ là những mầm xanh trong lĩnh vực
kinh doanh nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung tại Việt Nam. Đặc biệt, đối với kinh
doanh onine trên mạng xã hội, người trẻ có vai trò rất quan trọng. Họ sẽ là những người
đi đầu xu hướng kinh doanh trong thời đại tiến bộ này, để từ đó họ sẽ không bị bỏ xa so
với thế giới. Giới trẻ là những người luôn tràn đầy nhiệt huyết, đam mê, sự nhạy bén

9
trong công việc cũng như sự đột phá, sáng tạo về tư duy, nhờ đó, họ sẽ giúp cho vấn đề
kinh doanh online trở nên đa dạng và phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Và đặc biệt, người
trẻ nếu có thất bại trong quyết định kinh doanh online thì họ sẽ có nhiều thời gian hơn
để đứng dậy, làm lại từ đầu và dần rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu. Như vậy, có
thể nói, vai trò của giới trẻ trong quyết định kinh doanh online trên mạng xã hội là một
vai trò to lớn không thể không quan tâm.
2.2. Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu nền tảng
2.2.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model -
TAM, Davis, 1989)
Được Davis (1989) xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Lý thuyết hành động hợp
lý (Theory of Reasoned Action - TRA, Fishbein và Ajzen, 1975), TAM là một trong
những mô hình lý thuyết được sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử
dụng một công nghệ. TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các
nghiên cứu về lĩnh vực CNTT, đây được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt. Theo
TAM, Nhận thức về tính hữu dụng (Perceived Usefulness) và Nhận thức về tính dễ dàng
sử dụng (Perceived Ease of Use) được đề xuất như là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng công nghệ mới.
Nhận thức về tính hữu dụng chỉ mức độ người sử dụng tin rằng việc sử dụng công
nghệ sẽ làm tăng năng suất của họ đối với một công việc cụ thể. Nhận thức về tính dễ
dàng sử dụng chỉ mức độ người sử dụng tin rằng họ không cần phải nỗ lực trong việc sử
dụng công nghệ. Thái độ sử dụng là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực về việc hiện một
hành vi mục tiêu (Ajzen I. & Fishbein M., 1975). Ý định sử dụng là khả năng quyết định
sử dụng công nghệ hay hệ thống.

10
Nhận thức về
tính hữu dụng

Biến
Thái độ Ý định Sử dụng
bên
sử dụng sử dụng thực sự
ngoài

Nhận thức về
tính dễ dàng
sử dụng

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM.


Nguồn: Davis (1989).

2.2.2. Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức - Môi trường kinh doanh (Technology -
Organization - Environment Framework - TOE, Tornatzky và cộng sự,
1990)
TOE được Đặng Thị Hương và các cộng sự (2020) định nghĩa là “một trong những
khung nghiên cứu phổ biến về hành vi chấp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp. Ý
tưởng chung của mô hình này là sự chấp nhận một công nghệ mới của doanh nghiệp chịu
sự chi phối của ba nhóm yếu tố chính: Thứ nhất là yếu tố công nghệ như sự có sẵn của
công nghệ, đặc tính của công nghệ đó; thứ hai là yếu tố tổ chức như cấu trúc tổ chức,
quy mô tổ chức, đặc điểm của tổ chức cũng như các quá trình truyền thông trong tổ chức
đó và cuối cùng là yếu tố môi trường như đặc tính của ngành, mức độ cạnh tranh trong
ngành, sự hỗ trợ của chính phủ, các quy định của chính phủ,…”.

11
Môi trường bên Tổ chức
ngoài Các cấu trúc kết nối
Đặc trưng ngành và chính thức và phi chính
cấu trúc thị trường thức

Cơ sở hạ tầng hỗ trợ Các quá trình giao tiếp


Ra quyết định
công nghệ đổi mới công
nghệ

Công nghệ
Sự sẵn sàng
Đặc điểm

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới.
Nguồn: Tornatzky và cộng sự (1990).

2.2.3. Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có thể được sử dụng để biểu đạt mối quan hệ
giữa các biến quan sát được (Observed Variables) với mục tiêu cơ bản là kiểm định các
giả thuyết thống kê. Nói cách khác, SEM được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các
khái niệm (constructs).
SEM có mục tiêu phân tích là xác định mô hình lý thuyết nào được củng cố bởi bộ
dữ liệu. Từ đó, ta có thể nghiên cứu các mô hình lý thuyết phức tạp hơn ở các nghiên
cứu sau nếu mẫu khảo sát ủng hộ cho mô hình lý thuyết. Ngược lại, nếu mẫu khảo sát
mâu thuẫn với mô hình lý thuyết thì mô hình ban đầu có thể được điều chỉnh và kiểm

12
định lại. Tóm lại, SEM được sử dụng để kiểm định các mô hình lý thuyết bằng cách sử
dụng các phương pháp khoa học về kiểm định giả thuyết để mở rộng tầm hiểu biết của
chúng ta về mối quan hệ giữa các khái niệm.
Các mô hình cơ bản trong SEM:
- Mô hình hồi quy: Chỉ bao gồm biến quan sát được, trong đó các biến độc lập
(những biến này cũng quan sát được) có nhiệm vụ giải thích một biến phụ thuộc
(quan sát được).
- Mô hình đường dẫn: Cũng như mô hình hồi quy, mô hình đường dẫn chỉ bao
gồm các biến quan sát được nhưng linh hoạt hơn do có thể có nhiều biến độc
lập và biến phụ thuộc.
- Mô hình nhân tố khẳng định: Bao gồm các biến quan sát được và được giả định
rằng có thể đo lường một hoặc nhiều biến tiềm ẩn (có thể là biến độc lập hoặc
phụ thuộc).
Việc tiếp thu mô hình cấu trúc tuyến tính sẽ dễ dàng hơn nếu hiểu rõ các mô hình
cơ bản do nó là sự kết hợp giữa mô hình phân tích nhân tố và mô hình đường dẫn. SEM
bao gồm các biến quan sát được, biến tiềm ẩn và các biến này có khi là biến độc lập, có
khi là biến phụ thuộc.
2.2.4. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology – UTAUT)
Được phát triển bởi Venkatesh và các cộng sự (2003), mô hình chấp nhận và sử
dụng công nghệ hay UTAUT có mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng
cách tiếp cận thống nhất đơn. Theo Yu (2012) “Mô hình UTAUT được sử dụng không
nhiều nhưng có những điểm vượt trội so với những mô hình khác”, đây được xem là sự
kết hợp của các mô hình đi trước với quan điểm chung về nghiên cứu sự chấp nhận của
người dùng về một hệ thống thông tin mới như TRA, TAM, TPB,…
Mô hình UTAUT được xây dựng dựa trên 4 yếu tố nòng cốt có ảnh hưởng trực tiếp
đến quyết định chấp nhận và sử dụng của người dùng, bao gồm: Kết quả kỳ vọng, Nỗ
lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội và Điều kiện thuận lợi.

13
- Kết quả kỳ vọng được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử
dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi nhuận trong hiệu suất công việc”
(Venkatesh và cộng sự, 2003).
- Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là "mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng
các hệ thống" (Venkatesh và cộng sự, 2003).
- Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng những
người khác nghĩ họ nên sử dụng hệ thống mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003).
- Điều kiện thuận lợi được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống” (Venkatesh
và cộng sự, 2003).
Ngoài ra còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi ý định và hành vi sử dụng
như: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tính tự nguyện. Trong đó, hành vi ý định sẽ có ý
nghĩa tích cực đến hành vi sử dụng (Venkatesh và các cộng sự, 2003).

Kết quả
kỳ vọng

Nỗ lực
kỳ vọng Nỗ lực Nỗ lực
kỳ vọng kỳ vọng
Ảnh hưởng
xã hội

Điều kiện
thuận lợi

Giới tính Tuổi Kinh nghiệm Tính tự nguyện

Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT.


Nguồn: Venkatesh và các cộng sự (2003).

14
2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Được phát triển từ Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA,
Fishbein và Ajzen, 1975), Ajzen (1991) cho ra đời Lý thuyết hành vi dự định hay TPB
xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát. Với sự bổ sung yếu
tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” vào mô hình TRA, TPB cho rằng ý định thực hiện
hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chủ yếu là: Thái độ đối với hành vi, Tiêu chuẩn
chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi.

Thái độ đối với


hành vi

Tiêu chuẩn Ý định Hành vi


chủ quan hành vi
Nhận thức
kiểm soát hành vi

Hình 2.4: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB.


Nguồn: Ajzen (1991).

2.3. Những nghiên cứu có liên quan


2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Youth Entrepreneurship And Online Business: A Study On Economic Effects Of
Coronavirus Outbreak (Covid-19) In Dhaka City.
Abina Amin (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh
trên nền tảng trực tuyến của những nhà khởi nghiệp trẻ ở thủ đô Dhaka, Bangladesh
trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp gia tăng vì đại dịch Covid 19. Sử dụng phương pháp định
tính kết hợp khảo sát, phỏng vấn sâu 40 doanh nhân trẻ kinh doanh trực tuyến ở thành
phố Dhaka. Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 lý do chủ động để thúc đẩy việc kinh doanh
trên nền tảng trực tuyến là: Ít việc làm an toàn hơn trong thời kì đại dịch, Sự phổ biến

15
của mua sắm trực tuyến, Thiếu lựa chọn trong thời gian bị phong tỏa, Thúc đẩy nhu cầu
của các sản phẩm và dịch vụ khẩn cấp, Sự đánh giá cao của nhiều khách hàng trực tuyến
đối với chi phí vận chuyển cao và Nhu cầu đối với các sản phẩm thiết yếu hằng ngày
tăng cao. Điểm mới của cuộc nghiên cứu là từ kết quả thu được, tác giả đã chỉ ra các
chiến lược kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp trẻ để điều hành và quản lý công ty riêng.
Mô hình nghiên cứu của tác giả với 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh
trực tuyến trong thời kì đại dịch:
H1: Ít việc làm an toàn hơn trong thời kì đại dịch.
H2: Sự phổ biến của mua sắm trực tuyến.
H3: Thiếu lựa chọn trong thời gian bị phong tỏa.
H4: Thúc đẩy nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ khẩn cấp.
H5: Đánh giá cao của khách hàng trực tuyến đối với chi phí vận chuyển cao.
H6: Nhu cầu đối với các sản phẩm thiết yếu hằng ngày tăng cao.

16
Ít việc làm an toàn hơn
trong thời kì đại dịch

Sự phổ biến của


mua sắm trực tuyến

Thiếu lựa chọn trong


thời gian bị phong tỏa

Quyết định
Thúc đẩy nhu cầu của kinh doanh trực tuyến
các sản phẩm và dịch vụ
khẩn cấp

Đánh giá cao của


nhiều khách hàng trực tuyến
đối với chi phí vận chuyển cao

Nhu cầu đối với


các sản phẩm thiết yếu
hằng ngày tăng cao

Hình 2.5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh
trực tuyến trong thời kì đại dịch.
Nguồn: Abina Amin (2020).

17
Relevant Factors for Success as an Online Entrepreneur in Thailand.
Phonthanukitithaworn và các cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
sự thành công của một nhà khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng trực tuyến ở Thái Lan.
Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng Likert – loại thang đo đánh giá phản hồi từ 180
doanh nghiệp trực tuyến ở Bangkok, Thái Lan. Bằng phương pháp phân tích thống kê sử
dụng phương trình cấu trúc Mô hình hóa (SEM) và Gói thống kê cho Khoa học xã hội
(SPSS), cuộc nghiên cứu đã chỉ ra 13 yếu tố phù hợp nhất liên quan đến một nhà khởi
nghiệp trực tuyến là: ACO, EOU, hỗ trợ của Chính phủ, mạng lưới, rủi ro – xu hướng,
độ tin cậy, AFF, BIM, logistics và vận chuyển, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm,
quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội và đội ngũ nhân viên.
Tác giả và các cộng sự đề xuất mô hình nghiên cứu với 13 yếu tố:
H1: ACO.
H2: EOU.
H3: Hỗ trợ của Chính phủ.
H4: Mạng lưới.
H5: Rủi ro - Xu hướng.
H6: Độ tin cậy.
H7: AFF.
H8: BIM.
H9: Logistics và vận chuyển.
H10: Chất lượng sản phẩm.
H11: Giá thành sản phẩm.
H12: Quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội.
H13: Đội ngũ nhân viên.

18
ACO EOU Hỗ trợ của Mạng lưới
Chính phủ

Đội ngũ
H1 (+) H2 (+) H4 (+) Rủi ro -
nhân viên H3 (+) Xu hướng
H13 (+)

Quảng cáo trên Sự thành công


phương tiện H12 (+)
Độ tin cậy
truyền thông xã hội
H11 (+)
H10 (+) H9 (+)
Giá thành
AFF
sản phẩm
Chất lượng Logistics và
sản phẩm BIM
vận chuyển

Hình 2.6: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
của các nhà khởi nghiệp trực tuyến ở Thái Lan.
Nguồn: Phonthanukitithaworn và các cộng sự (2019).

19
Factors Affecting the Adoption of Social Media as a Business Platform: A Study
among Student Entrepreneurs in Malaysia.
Nawi và các cộng sự (2019) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận
phương tiện truyền thông làm nền tảng kinh doanh giữa các sinh viên khởi nghiệp ở
Malaysia. Dữ liệu định lượng được thu thập từ 300 sinh viên khởi nghiệp được chọn
trong “Trung tâm khởi nghiệp” ở tất cả các trường đại học công lập ở Malaysia. Bằng
việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu đã chỉ ra rằng Rủi ro và Sự tin
tưởng là các yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp nhận phương tiện truyền thông như
là một nền tảng kinh doanh , ngoài ra thì Kết quả kì vọng, Nhận thức về sự tin tưởng,
Nhận thức về sự thích thú và Nhận thức về rủi ro cũng đóng góp những ảnh hưởng tích
cực đến sự tiếp nhận này. Điểm mới của nghiên cứu là Chính phủ đã dựa vào kết quả
nghiên cứu và đã quảng bá phương tiện truyền thông để tiếp thêm lòng tin vào sinh viên
khởi nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ lấy được dữ liệu của 300 sinh viên khởi
nghiệp từ “Trung tâm khởi nghiệp” nên không thể đại diện cho toàn bộ giới trẻ ở
Malaysia.
Tác giả và các cộng sự đề xuất mô hình nghiên cứu:
H1: Rủi ro.
H2: Sự tin tưởng.
H3: Kết quả kỳ vọng.
H4: Nhận thức về sự tin tưởng.
H5: Nhận thức về sự thích thú.
H6: Nhận thức về rủi ro.

20
Rủi ro Quyết định
tiếp nhận
phương tiện
truyền thông
Sự tin tưởng

H3 (+) H4 (+) H5 (+) H6 (+)

Kết quả Nhận thức về Nhận thức về Nhận thức


kỳ vọng sự tin tưởng sự thích thú về rủi ro

Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp nhận phương tiện
truyền thông làm nền tảng kinh doanh giữa các sinh viên khởi nghiệp ở Malaysia.
Nguồn: Nawi và các cộng sự (2019).

21
Entrepreneurs’ use of internet and social media applications.
Mack và các cộng sự (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
internet và các nền tảng truyền thông xã hội từ các nhà khởi nghiệp và vai trò của các cơ
sở ươm mầm doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ công nghệ cho các liên
doanh này. Dữ liệu được thu thập từ 117 câu trả lời của cuộc khảo sát cho các nhà khởi
nghiệp ở vùng đô thị Phoenix, phía tây nam Hoa Kỳ. Bằng phương pháp phân tích hồi
quy dữ liệu khảo sát, nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm kinh doanh từ trước là yếu tố
quan trọng nhất trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Điểm mới của
nghiên cứu này là chỉ ra các hàm ý của chính sách liên quan đến việc đào tạo và nâng
cao nhận thức về kĩ thuật số cho các nhà khởi nghiệp mới.
Nhóm tác giả đã chỉ ra yếu tố quan trọng nhất trong việc sử dụng phương tiện
truyền thông xã hội là Kinh nghiệm kinh doanh từ trước.

Kinh nghiệm kinh doanh Việc sử dụng internet


từ trước và các nền tảng
(Quan trọng nhất) truyền thông

Hình 2.8: Mô hình yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc sử dụng internet và
các nền tảng truyền thông xã hội từ các nhà khởi nghiệp.
Nguồn: Mack và các cộng sự (2017).

22
Social media adoption as a business platform: an integrated TAM-TOE
framework.
Tripopsakul S. (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định dùng mạng
xã hội làm nền tảng kinh doanh của các sinh viên khởi nghiệp ở Thái Lan. Dữ liệu được
thu thập thông qua một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi trực tuyến đã được hoàn
thành bởi 357 sinh viên có ý định khởi nghiệp tại trường Đại học Bangkok, Thái Lan.
Bằng cách tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM); công nghệ, tổ chức và khung
môi trường (TOE) như là tham số khái niệm, cùng với đó là dùng mô hình phương trình
cấu trúc (SEM) và phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu, nghiên cứu chỉ ra
rằng Công nghệ, Tổ chức có tính hệ thống cao và Bối cảnh môi trường có tác động đáng
kể đến việc áp dụng phương tiện truyền thông. Điểm mới của nghiên cứu là đề xuất mô
hình TAM-TOE tích hợp trong nghiên cứu này cung cấp một cách toàn diện hơn khuôn
khổ để hiểu việc áp dụng phương tiện truyền thông xã hội trong doanh nghiệp Thái Lan.
Hạn chế là các mẫu của nghiên cứu này là từ các sinh viên trong một chương trình khởi
nghiệp và chỉ gói gọn trong khuôn khổ Thái Lan nên không thể đại diện cho toàn bộ sinh
viên Thái Lan nói riêng và sinh viên thế giới nói chung.

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định dùng mạng
xã hội làm nền tảng kinh doanh của các sinh viên khởi nghiệp ở Thái Lan.
Nguồn: Tripopsakul S. (2018).

23
Developing concept of an online service for software startups and entrepreneurs.
Yekaterina Kovaleva (2021) nghiên cứu những động lực và khó khăn của các nhà
khởi nghiệp nữ ở Phần Lan nhằm mục đích phát triển khái niệm về một dịch vụ trực
tuyến có thể hỗ trợ việc thúc đẩy và phát triển cho các nhà khởi nghiệp. Nghiên cứu được
thực hiện dựa trên dự án nghiên cứu “Phụ nữ trong công nghệ” (WITECH) với dữ liệu
lấy được từ việc phỏng vấn 10 nhà khởi nghiệp nữ và khảo sát 49 sinh viên. Bằng phương
pháp phân tích dữ liệu kết hợp cùng thống kê mô tả, cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng
những khó khăn mà các nữ doanh nhân chịu phải là Áp lực từ định kiến xã hội, Việc
thiếu hình mẫu, Sự gắn bó, chăm sóc gia đình và trên hết là phụ nữ không có khuynh
hướng chấp nhận rủi ro. Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra các động lực để cho phụ nữ khởi
nghiệp bao gồm các yếu tố bên trong như là sự giúp đỡ từ gia đình và môi trường xung
quanh để bù đắp cho những định kiến. Điểm mới của nghiên cứu là phát triển một dịch
vụ trực tuyến giúp các nhà khởi nghiệp tìm kiếm chuyên gia chuẩn bị các vấn đề tài liệu
cho các nhà đầu tư.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của phụ nữ Phần Lan trong mô
hình của tác giả:
H1: Áp lực từ định kiến xã hội.
H2: Việc thiếu hình mẫu.
H3: Sự gắn bó, chăm sóc gia đình.
H4: Không có khuynh hướng chấp nhận rủi ro.
H5: Sự giúp đỡ từ gia đình và môi trường xung quanh.

24
Áp lực từ
định kiến xã hội

Việc thiếu
hình mẫu

Sự gắn bó,
H3 (-) Quyết định khởi nghiệp
chăm sóc gia đình

Không có khuynh hướng


chấp nhận rủi ro

Sự giúp đỡ từ gia đình và


môi trường xung quanh

Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp
của phụ nữ Phần Lan.
Nguồn: Yekaterina Kovaleva (2021).

25
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối
ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh tế các trường đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối,
khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ sinh viên
khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định qua phương pháp phân tích hồi
quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại thành
phố Hồ Chí Minh gồm: Giáo dục kinh doanh, Chuẩn chủ quan, Môi trường khởi nghiệp,
Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi. Bài nghiên cứu của tác giả đã đem đến
thông tin về khởi nghiệp kinh doanh, đồng thời tác giả còn đề xuất các hàm ý chính sách
nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Và điểm nổi bật của bài
là nghiên cứu dựa trên những sinh viên của những trường có tỷ lệ khởi nghiệp cao sau
khi tốt nghiệp, qua đó thể hiện độ chính xác và khả quan cao.
Mô hình chỉ ra 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên:
H1: Giáo dục kinh doanh.
H2: Chuẩn chủ quan.
H3: Môi trường khởi nghiệp.
H4: Đặc điểm tính cách.
H5: Nhận thức tính khả thi.

26
Giáo dục kinh doanh

Đặc điểm
nhân khẩu học

Chuẩn chủ quan

Ý định khởi nghiệp


Môi trường khởi nghiệp
H3 (+) kinh doanh của
sinh viên

Đặc điểm tính cách

Nhận thức tính khả thi

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Nguồn: Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019).

27
Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh
hưởng.
Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015) nghiên cứu các loại hình hoạt
động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng. Dữ liệu nghiên cứu
4205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội thuộc 6 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng,
Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) bằng phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi và phỏng vấn sâu, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra 5 loại hình hoạt động chính được sinh viên hướng tới khi sử dụng
mạng xã hội đó là tương tác bạn bè; giải trí (đạt mức cao); sự thể hiện bản thân (mức
trung bình), kinh doanh và cuối cùng là thử nghiệm cuộc sống (đạt mức thấp). Và nghiên
cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến các loại hình hoạt động của sinh viên
trên mạng xã hội, gồm: số giờ sử dụng mạng xã hội; số bạn bè trên mạng xã hội; lượng
thông tin công khai và bảo mật trên mạng xã hội; cuối cùng là ảnh hưởng của tự đánh
giá lòng tự trọng. Nghiên cứu này đã cung cấp một số thông tin cơ bản cũng như cần
thiết đến các thời gian, mức hoạt động của sinh viên trên mạng xã hội, trong đó có lĩnh
vực kinh doanh; nghiên cứu còn chỉ rõ mối quan hệ, sự tác động giữa các loại hình hoạt
động trên mạng xã hội và các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn có những
hạn chế, đó là chưa phân tích sâu vào các loại hoạt động trên mạng xã hội.

28
Hình 2.12: Mối tương quan giữa việc giữ bí mật thông tin cho riêng mình
và các loại hình hoạt động trên mạng xã hội.
Nguồn:Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2015).

29
Kết hợp mô hình TAM và TOE vào nghiên cứu chấp nhận mạng xã hội trong
kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam.
Đặng Thị Hương và các cộng sự (2020) đã dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về
mạng xã hội và mô hình liên quan đến hành vi chấp nhận công nghệ của doanh nghiệp
(mô hình TAM và mô hình TOE), bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến ứng dụng mạng xã hội vào kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Tác giả đã sử
dụng phương pháp định tính với dữ liệu dựa trên số lượng những người tham gia sử dụng
mạng xã hội tại Việt Nam năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như bối
cảnh công nghệ (lợi thế tương đối, độ phức tạp, khả năng tương thích, khả năng dùng
thử, khả năng quan sát), bối cảnh tổ chức (sự tự tin cảm nhận, sáng tạo cá nhân, kinh
nghiệm về công nghệ thông tin), bối cảnh môi trường (áp lực cạnh tranh, áp lực khách
hàng, áp lực xã hội) và cuối cùng là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng. Bài
nghiên cứu đã áp dụng rất rõ ràng hai mô hình TAM và TOE vào kinh doanh online, để
từ đó cung cấp thêm nhiều thông tin về mối quan hệ giữa những mô hình đến hành vi
quyết định kinh doanh online bán lẻ.

Hình 2.13: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh nhỏ lẻ.
Nguồn: Đặng Thị Hương và các cộng sự (2020).

30
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh
viên đại học tại Tp. HCM.
Võ Nguyên Phú (2018), với mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên nên đã chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính sơ bộ qua phương
pháp thảo luận nhóm gồm 10 sinh viên với mục đích tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu,
xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh hoặc bổ sung thang đo; và nghiên cứu
định lượng sơ bộ bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi với số lượng
quan sát là 206, phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu phi xác suất thuận tiện. Mục đích là
kiểm định sơ bộ hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA của thang đo trước khi
tiến hành nghiên cứu chính thức, đối tượng của những nghiên cứu này là các sinh viên
năm cuối đại học tại TP.HCM. Nghiên cứu chính thức thì được thực hiện bằng phương
pháp định lượng. Tính mới của đề tài là vì một trong số ít đề tài tại Việt Nam nghiên cứu
về ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Kết quả của nghiên cứu nhằm giúp các nhà
giáo dục, trường đại học đề ra chính sách nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp trực tuyến
trong giới sinh viên, đóng góp vào lý thuyết kinh doanh khởi nghiệp.
Tác giả đề xuất 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh
viên đại học tại TP.HCM.
H1: Tính phức tạp.
H2: Ý kiến người xung quanh.
H3: Thái độ.
H4: Sự tự tin.
H5: Giáo dục khởi nghiệp.
H6: Hoạt động ngoại khóa.
H7: Điều kiện cơ sở vật chất.
H8: Giới tính, ngành học, kinh nghiệm mua hàng trực tuyến.

31
Tính phức tạp

Ý kiến người xung quanh

Thái độ

Ý định khởi nghiệp


Sự tự tin kinh doanh trực tuyến
của sinh viên

Giáo dục khởi nghiệp

Hoạt động ngoại khóa


Giới tính (H8a)
Ngành học (H8b)
Điều kiện cơ sở vật chất Kinh nghiệm mua hàng
trực tuyến (H8c)

Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
trực tuyến của sinh viên đại học tại Tp. HCM.
Nguồn: Võ Nguyên Phú (2018).

32
2.3.3. Bảng tổng hợp
Sau khi tham khảo 10 bài tài liệu tham khảo trong và ngoài được, nhóm đưa ra bảng
tổng hợp như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp từ tài liệu tham khảo
Cỡ Phương
Nguồn Bối cảnh Thành phần
mẫu pháp
(1) Chỉ ra có 6 lý do
để thúc đẩy việc kinh
doanh trực tuyến
trong thời kì đại dịch
(Ít việc làm an toàn,
sự phổ biến của mua
Phương sắm trực tuyến, thiếu
Nhà khởi lựa chọn, thúc đẩy
pháp định
nghiệp trẻ ở nhu cầu, sự đánh giá
1. Abina Amin tính kết hợp
thủ đô 40 cao của nhiều khách
(2020). khảo sát,
Dhaka, hàng trực tuyến, nhu
phỏng vấn
Bangladesh. cầu đối với các sản
sâu.
phẩm thiết yếu hằng
ngày tăng cao).
(2) Chỉ ra được chiến
lược kinh doanh cho
các nhà khởi nghiệp
trẻ.
Phương (1) Chỉ ra 13 yếu tố
pháp phân phù hợp nhất với một
tích thống nhà khởi nghiệp trực
2. kê sử dụng tuyến: ACO, EOU,
Phonthanukitithawon phương hỗ trợ của Chính phủ,
Thái Lan 180 trình cấu mạng lưới, rủi ro – xu
và các cộng sự
(2019). trúc Mô hướng, độ tin cậy,
hình hóa AFF, BIM, logistics
(SEM) và và vận chuyển, chất
Gói thống lượng sản phẩm, giá
kê cho Khoa thành sản phẩm,

33
học xã hội quảng cáo trên
(SPSS). phương tiện truyền
thông xã hội và đội
ngũ nhân viên.
(1) Rủi ro
(2) Sự tin tưởng
(3) Kết quả kỳ vọng
Các trường
Phương (4) Nhận thức về sự
3. Nawi và các cộng Đại học
300 pháp thống tin tưởng
sự (2019). công lập
kê mô tả.
Malaysia. (5) Nhận thức về sự
thích thú
(6) Nhận thức về rủi
ro
(1) Hàm ý của chính
sách liên quan đến
việc đào tạo và nâng
Các nhà cao nhận thức về kĩ
khởi nghiệp Phương thuật số cho các nhà
ở vùng đô pháp phân khởi nghiệp mới
4. Mack và các cộng
thị Phoenix, 117 tích hồi quy
sự (2017). (2) Vai trò của các cơ
phía tây dữ liệu khảo
sở doanh nghiệp cung
nam Hoa sát.
cấp thông tin hỗ trợ
Kỳ.
công nghệ
(3) Kinh nghiệm kinh
doanh
Bằng cách Đề xuất mô hình
tích hợp mô TAM-TOE tích hợp
Các sinh hình chấp trong nghiên cứu này
5. Tripopsakul S. viên khởi nhận công cung cấp một cách
357
(2018). nghiệp ở nghệ toàn diện hơn khuôn
Thái Lan. (TAM); khổ để hiểu việc áp
công nghệ, dụng phương tiện
tổ chức và truyền thông xã hội

34
khung môi trong doanh nghiệp
trường Thái Lan.
(TOE) như
là tham số
khái niệm,
cùng với đó
là dùng mô
hình
phương
trình cấu
trúc (SEM)
và phương
pháp thống
kê mô tả để
phân tích dữ
liệu.
(1) Giáo dục kinh
doanh

Sinh viên (2) Chuẩn chủ quan


Phương
trên địa bàn pháp phân (3) Môi trường khởi
6. Nguyễn Xuân Hiệp TP Hồ Chí
430 tích hồi quy nghiệp
và cộng sự (2019). Minh. tuyến tính
(4) Đặc điểm tính
bội.
cách
(5) Nhận thức tính
khả thi
(1) Tương tác bạn bè
Sinh viên Phương
các trường pháp điều (2) Giải trí
Đại học tại: tra bằng
7. Trần Thị Minh (3) Sự thể hiện bản
Hà Nội, Hải bảng hỏi và
Đức và Bùi Thị Hồng 4205 thân
Phòng, phỏng vấn
Thái (2015).
Vinh, Huế, sâu; phương (4) Kinh doanh
Đà Nẵng và pháp phân
(5) Thử nghiệm cuộc
thành phố tích nhân tố.
sống

35
Hồ Chí
Minh.
(1) Tính phức tạp

Nghiên cứu (2) Ý kiến người


sơ bộ: xung quanh
Phương (3) Thái độ
pháp định
tính sơ bộ (4) Sự tự tin
và phương (5) Giáo dục khởi
Sinh viên pháp định nghiệp
8. Võ Nguyên Phú 10;
đại học tại lượng sơ bộ;
(2018). 206 (6) Hoạt động ngoại
TP.HCM. nghiên cứu
chính thức khóa
được thực (7) Điều kiện cơ sở
hiện bằng vật chất
phương
pháp định (8) Sự khác biệt giữa
lượng. các nhóm nhân khẩu
học về ý định khởi
nghiệp trực tuyến
Áp dụng mô
hình TAM
Số và TOE vào
lượng kinh doanh
những online và (1) Bối cảnh công
người cung cấp nghệ
Doanh tham nhiều thông (2) Bối cảnh tổ chức
9. Đặng Thị Hương
nghiệp bán gia sử tin về mối
và các cộng sự (3) Bối cảnh môi
lẻ tại Việt dụng quan hệ
(2020). trường
Nam. mạng giữa mô
xã hội hình đến (4) Nhận thức người
tại hành vi sử dụng
Việt quyết định
Nam. kinh doanh
online bán
lẻ.

36
(1) Chỉ ra những khó
khăn mà các doanh
nhân phải chịu (Áp
lực từ định kiến xã
hội, việc thiếu hình
mẫu, sự gắn bó, chăm
phương sóc gia đình, phụ nữ
Các nhà pháp phân không có khuynh
10. Yekaterina khởi nghiệp tích dữ liệu hướng chấp nhận rủi
10; 49
Kovaleva (2021). nữ ở Phần kết hợp ro)
Lan. cùng thống
(2) Chỉ ra động lực
kê mô tả.
cho phụ nữ khởi
nghiệp (Sự giúp đỡ từ
gia đình và môi
trường xung quanh)
(3) Phát triển một
dịch vụ trực tuyến
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

37
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

3.1. Khung phân tích


Khung phân tích được tổng hợp từ 10 tài liệu tham khảo trong và ngoài được nhóm
trình bày như sau:
Bảng 3.1: Khung phân tích từ tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu Thành phần
Định Định Phân Thang Khác Chuẩn Bối Giáo Thông Mong Sự
tính lượng tích dữ đo chủ cảnh dục tin kinh đợi tự
Nghiên
liệu quan (Kiến doanh tin
cứu
thức và online
trải
nghiệm
4.0)
Khảo
1. Abina sát
Amin x phỏng +
(2020) vấn
sâu
2.
Phontha-
nukititha-
x x x x +
worn và
các cộng
sự (2019)
3. Nawi
và các Thống
x x + + +
cộng sự kê
(2019)
4. Mack
và các Hồi
x x + + +
cộng sự quy
(2017)
5.
Thống
Tripopsak
x x kê mô + + + +
-ul S.
tả
(2018)

38
Phân
6. Nguyễn tích
Xuân hồi
Hiệp và x quy + + + + + +
cộng sự tuyến
(2019) tính đa
bội
7. Trần
Thị Minh
Phỏng Phân
Đức và
vấn tích
Bùi Thị x + +
sâu nhân
Hồng
tố
Thái
(2015)
8. Võ
Nguyên Chọn
x x x + + + +
Phú mẫu
(2018)
9. Đặng
Thị
Hương và x x + + + +
các cộng
sự (2020)
10.
Yekaterin Thống
+
-a x x kê mô
-
Kovaleva tả
(2021)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

39
3.2. Quy trình nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu

Cơ sở lý luận
Các khái niệm, các lý thuyết và mô
hình nghiên cứu nền tảng, những
nghiên cứu có liên quan

Phương pháp luận nghiên cứu

Thảo luận nhóm Mô hình và thang đo


Nghiên cứu định tính
hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng


Khảo sát từ kết quả các nghiên cứu trước

Thống kê mô tả

Đánh giá thang đo

Kiểm định mô hình

Kết quả nghiên cứu và Mô hình và thang đo phù hợp


thảo luận

Kết luận và đề xuất


giải pháp

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

40
3.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước mà nhóm tham khảo
được về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh online trên
mạng xã hội của giới trẻ, nhóm đề xuất các yếu tố gồm: Sự tự tin, xu hướng công
nghệ (bối cảnh), chuẩn chủ quan, thông tin về kinh doanh online, nền tảng và trải
nghiệm về kiến thức 4.0.
3.3.1. Chuẩn chủ quan
Trong thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được phát
hiện và nghiên cứu bởi Fishbein (1967), áp dụng cho các nghiên cứu về thái độ và hành
vi, ý định hành vi là yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng và ý định hành vi bị tác
động bởi hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan. Chuẩn chủ quan là những người xung
quanh cảm thấy như thế nào khi bạn thực hiện hành vi đó (gia đình, bạn bè,..). Trong
thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) được Ajzen (1991) nghiên
cứu, đây là sự mở rộng của thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen đã ra thêm yếu tố
kiểm soát hành vi nhận thức là lòng tin của cá nhân về khả năng thực hiện hành vi, dự
định thực hiện hành vi chịu tác động bởi 3 yếu tố: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Kiểm soát
hành vi và nhận thức.
Giả thuyết 1 (H1a): Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đồng biến (+) đến quyết định
khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giả thuyết 1 (H1b): Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng nghịch biến (-) đến quyết định
khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2. Bối cảnh (Xu hướng công nghệ)
Yếu tố xu hướng công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến người có quyết định khởi
nghiệp kinh doanh. Trong đó các hoàn cảnh khác nhau có thể gây trở ngại hoặc thuận
lợi khác nhau. Trong các mô hình của Bird (1993), Martin (1984), và mô hình SEE của
Shapero & Sokol (1982) đề xuất, tầm quan trọng của yếu tố bên ngoài trong các quyết
định khởi nghiệp được nhấn mạnh rất nhiều. Xu hướng công nghệ 4.0 được đề cập trong
bài là những xu hướng công nghệ mới 4.0 xuất phát từ môi trường bên ngoài. Với nghiên

41
cứu của Reynolds – 1995 chứng minh rằng điều kiện môi trường, xu hướng của xã hội
không chỉ là động lực giúp cá nhân khởi nghiệp kinh doanh, mà nó còn ảnh hưởng tích
cực đến quyết định khởi nghiệp của một người, tương tự như kết quả các nghiên cứu
trên. Biến Xu hướng công nghệ 4.0 được phát triển dựa trên lý thuyết về mô hình TPB,
ở biến kiểm soát hành vi cảm nhận tác động đến quyết định.
Giả thuyết 2 (H2): Xu hướng công nghệ 4.0 có ảnh hưởng đồng biến (+) đến quyết
định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.3. Giáo dục (Nền tảng và trải nghiệm về kiến thức 4.0)
Các nghiên cứu về yếu tố giáo dục được công bố là nghiên cứu của Schwarz &
các cộng sự (2009) và Turker & Selcuk (2009) đánh giá yếu tố “môi trường giáo
dục” là xem xét môi trường giáo dục nói chung có khuyến khích ý tưởng, sáng kiến khởi
nghiệp của sinh viên hay không hoặc kiến thức, nội dung của môn học mang lại ý tưởng
khởi nghiệp và kỹ năng cho sinh viên. Kết quả trong nghiên cứu mô hình của nhóm
nghiên cứu Vương Thanh Tuyền (2017); Phan Anh Tú (2015) cũng khẳng định điều đó.
Các hoạt động, công việc đã làm trước đây, đặc biệt các trải nghiệm liên quan đến
kinh doanh và khởi nghiệp kinh doanh có thể tạo ra cho các cá nhân vốn xã hội – một tài
sản vô hình của doanh nhân giúp cung cấp, hỗ trợ cần thiết khi khởi nghiệp nên tác động
tích cực đến sự tự tin của cá nhân về tính khả thi khởi nghiệp (Greve, A., & Salaff, J.W,
2003). Điều này cũng được chứng minh qua nghiên cứu về tiềm năng khởi sự kinh doanh
của sinh viên đại học do Nguyễn Thu Thủy thực hiện, kinh nghiệm lãnh đạo và kinh
nghiệm thương mại ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin về tính khả thi khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên.
Dựa trên các nghiên cứu trước về các trải nghiệm liên quan đến kinh doanh và khởi
nghiệp kinh doanh có thể tạo ra cho các cá nhân vốn xã hội – một tài sản vô hình của
doanh nhân giúp cung cấp, hỗ trợ cần thiết khi khởi nghiệp kinh doanh (Greve, A., &
Salaff, J. W, 2003) để phát triển thang đo. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị
Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) cũng đề cập đến yếu tố này.

42
Giả thuyết 3 (H3): Nền tảng và trải nghiệm về kiến thức về công nghệ 4.0 có ảnh
hưởng đồng biến (+) đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4. Thông tin về kinh doanh online
Thông tin về kinh doanh online trên Internet trong nghiên cứu này được hiểu như
là những dữ kiện và tin tức, tri thức có liên quan, phục vụ cho hoạt động kinh doanh
online được cung cấp và cập nhật liên tục trên Internet.
Biến Thông tin về kinh doanh online được phát triển dựa trên lý thuyết về mô hình
TPB, ở biến kiểm soát hành vi cảm nhận tác động đến quyết định.
Giả thuyết 4 (H4): Thông tin kinh doanh trực tuyến có ảnh hưởng đồng biến (+)
đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.5. Sự mong đợi về lợi ích
Yếu tố mong đợi lợi ích từ kinh doanh online được tham khảo từ kết quả của nghiên
cứu của Alderson và Martin (1965) và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khoa
kinh tế và quản trị kinh doanh Đại học Cần Thơ của nhóm nghiên cứu Phan Anh Tú và
Giang Thị Cẩm Tiên (2015).
Giả thuyết 5 (H5): Mong đợi lợi ích khi khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có ảnh
hưởng đồng biền (+) đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.6. Sự tự tin
Shapero cho rằng sự tự tin khởi nghiệp liên quan đến nhận thức của con người về
khả năng, năng lực của mình khi quyết định khởi nghiệp và cũng tương tự khái niệm
“nhận thức kiểm soát hành vi” của Ajzen – 1991. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh niềm
tin về khả năng thành công khi khởi nghiệp (Krueger N. &., 1994). Với sự tự tin về tính
khả khi của công việc, thì giới trẻ sẽ nhận thức rằng việc kinh doanh là không khó, họ
tin rằng hoàn toàn có thể kinh doanh được trong tương lai và tin rằng hoàn toàn có thể
bắt đầu một doanh nghiệp. Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại
học Công nghệ ở Malaysia (UTM) do Amran Rasli và Bernard Wong – 2008 cho thấy

43
có mối tương quan giữa tính khả thi khi khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp của sinh viên
trường này. Điều đó cũng được chứng minh qua cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của tính
cách cá nhân đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên do Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng
sự thực hiện năm 2011.
Giả thuyết 6 (H6): Sự tự tin có ảnh hưởng đồng biền (+) đến quyết định khởi nghiệp
kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.7. Mô hình nghiên cứu
Như vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa
bảy biến độc lập bao gồm: Chuẩn chủ quan, Bối cảnh (Xu hướng công nghệ), Giáo dục
(Nền tảng kiến thức và trải nghiệm về công nghệ), Thông tin về kinh doanh online, Sự
mong đợi về lợi ích, Sự tự tin và một biến phụ thuộc là Quyết định khởi nghiệm kinh
doanh online được thể hiện ở hình 3.2 như sau:

44
Chuẩn chủ quan
(Ý kiến những người
xung quanh )

Bối cảnh
(Xu hướng công nghệ )

Giáo dục
(Nền tảng kiến thức và
trải nghiệm về công nghệ )
Quyết định khởi
nghiệp kinh doanh
online
Thông tin về
kinh doanh online

Sự mong đợi về lợi ích

Sự tự tin

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất.


Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất.

3.4. Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

45
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính: nhằm khám phá, giúp sàng lọc, kiểm tra và xác định mối
quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết đã trình bày ở chương 2, từ đó hiệu chỉnh
lại mô hình nghiên cứu đề xuất. Giai đoạn 1, nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết có liên
quan để đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ. Giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu
tiến hành thảo luận nhóm tập trung giữa các thành viên và tham khảo ý kiến những bạn
sinh viên khác trong giới trẻ có ý định khởi nghiệp kinh doanh online và khám phá ra
được thêm những yếu tố mới, và từ đó hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp hơn với
những đặc điểm của lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh online. Dựa vào đó, nhóm nghiên
cứu đưa ra mô hình nghiên cứu định lượng.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Dựa vào kết quả trả về nhờ kĩ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, không
bỏ đi biến quan sát nào.
Thang đo chính thức được hình thành với 6 yếu tố.
Đề tài sử dụng hai phần mềm phân tích thống kê SPSS (Satictical Package for the
Social Sciences) và AMOS (Analysis of Moment Stuctures) để phân tích dữ liệu.
Tiến hành phân tích dữ liệu thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, thu nhận các bảng câu hỏi, tiến hành chọc lọc thông
tin, mã hóa các thông tin trong bảng trả lời, nhập liệu vào phần mềm SPSS.
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu thống kê mô tả, tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu
nhập được về các điều kiện nhân khẩu học và mức độ cảm nhận của các đối tượng khảo
sát về các phát biểu.
Bước 3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành đánh giá thang đo bằng hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha.
Bước 4: Thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích các khái niệm đo lường
bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

46
Bước 5: Kiểm định tính hội tụ, phân biệt, tính đơn nguyên và mức độ phù hợp của
dữ liệu bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA.
Bước 6: Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định độ thích hợp của
mô hình.
Bước 7: Phân tích cấu trúc đa nhóm giữa các nhóm.
3.5. Hình thành thang đo
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, thì nhóm tham gia thảo luận đã đồng ý với
các thành phần trong mô hình nghiên cứu và không có đề xuất gì thêm. Do đó, mô hình
nghiên cứu của nhóm vẫn được giữ nguyên như mô hình nghiên cứu đề xuất ở Hình 2.2.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thay đổi một số biến quan sát đo lường các
thành phần từ mô hình nghiên cứu được thiết kế thang đo để thực hiện thu thập dữ liệu
nhằm thực hiện nghiên cứu định lượng như sau:
Thang đo thành phần “Chuẩn chủ quan”
Bảng 3.2: Bảng thang đo thành phần “Chuẩn chủ quan”
Các biến quan sát trong thang đo thành phần
Kí hiệu Nguồn tham khảo
“Chuẩn chủ quan”
1. Nhận thức về những áp lực từ phía xã hội
CQ1
thể hiện sự ủng hộ hay phản đối.
2. Ý kiến từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp Nawi và các cộng sự
CQ2
và người xung quanh. (2019); Nguyễn Xuân
3. Bản thân tự đưa ra quyết định có nên làm Hiệp và cộng sự (2019);
CQ3
hay không. Võ Nguyên Phú (2018).
4. Nhận thức về sự tin tưởng, thích thú, rủi
CQ4
ro.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

47
Thang đo thành phần “Bối cảnh”
Bảng 3.3: Bảng thang đo thành phần “Bối cảnh”
Các biến quan sát trong thang đo thành phần
Kí hiệu Nguồn tham khảo
“Bối cảnh”
1. Bối cảnh đại dịch hiện nay có ảnh hưởng
đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh BC1
online.
Abina Amin (2020); Đặng
2. Môi trường xung quanh có ảnh hưởng
Thị Hương và các cộng sự
đến quyết định khởi nghiệp (công nghệ, tổ BC2
(2020); Yekaterina
chức, môi trường).
Kovaleva (2021); Võ
3. Bối cảnh xã hội phát triển bình đẳng giới
BC3 Nguyên Phú (2018).
giữa nam và nữ chỉ ra động lực cho phụ nữ.
4. Cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc khởi
BC4
nghiệp kinh doanh online (thiết bị, Internet).
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Thang đo thành phần “Giáo dục”
Bảng 3.4: Bảng thang đo thành phần “Giáo dục”
Các biến quan sát trong thang đo thành phần
Kí hiệu Nguồn tham khảo
“Giáo dục”
1. Các chiến lược kinh doanh học hỏi được Nguyễn Xuân Hiệp và
GD1
từ các chương trình trên Internet. cộng sự (2019); Võ
2. Đào tạo chính thống chương trình giáo Nguyên Phú (2018);
GD2
dục kinh doanh. Amina Amin (2020);
3. Các chương trình giáo dục khởi nghiệp. GD3 Tripopsakul S (2018).
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

48
Thang đo thành phần “Thông tin về kinh doanh online”
Bảng 3.5: Bảng thang đo thành phần “Thông tin về kinh doanh online”
Các biến quan sát trong thang đo thành
Kí hiệu Nguồn tham khảo
phần “Thông tin về kinh doanh online”
1. Những dữ kiện và tin tức, kiến thức có
Phonthanukitithawon và các
liên quan để phục vụ cho hoạt động kinh TT1
cộng sự (2019).
doanh online được cập nhật trên Internet
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Thang đo thành phần “Sự mong đợi về lợi ích”
Bảng 3.6: Bảng thang đo thành phần “Sự mong đợi về lợi ích”
Các biến quan sát trong thang đo thành phần
Kí hiệu Nguồn tham khảo
“Sự mong đợi về lợi ích”
1. Nhận thức được về lợi ích từ kinh doanh
MD1 Đặng Thị Hương và các
online mang lại
cộng sự (2020); Nawi và
2. Động lực về kết quả có như kỳ vọng hay
MD2 các cộng sự (2019)
không trong việc kinh doanh online
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.
Thang đo thành phần “Sự tự tin”
Bảng 3.7: Bảng thang đo thành phần “Sự tự tin”
Các biến quan sát trong thang đo thành phần
Kí hiệu Nguồn tham khảo
“Sự tự tin”
1. Sự thể hiện và tin tưởng bản thân TT1 Trần Thị Minh Đức và Bùi
Thị Hồng Thái (2015); Võ
Nguyên Phú (2018);
2. Mong muốn thành đạt của cá nhân TT2
Nguyễn Xuân Hiệp và
cộng sự (2019).
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

49
Thang đo các yếu tố nghiên cứu “Quyết định khởi nghiệp kinh doanh online”
Bảng 3.8: Bảng thang đo thành phần “Quyết định khởi nghiệp kinh doanh online”
Các yếu tố quan sát trong thang đo thành phần “Quyết định
Số biến quan sát
khởi nghiệp kinh doanh online”
1. Chuẩn chủ quan 4
2. Bối cảnh 4
3. Giáo dục 3
4. Thông tin về kinh doanh online 1
5. Sự mong đợi về lợi ích 2
6. Sự tin tưởng 2
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

50
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Qua kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trên ta thấy 6 thang đo bao gồm đều có
hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Vì vậy,
rút ra kết luận rằng các biến quan sát của thang đo đều đạt yêu cầu và không loại biến
quan sát nào cả.
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nghiên cứu định lượng: sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ hiện nay tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu có sử dụng phân
tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 40 (Abina Amin,
2020); còn (Đức và Bùi Thị Hồng Thái,2015) cỡ mẫu 4205; (Hương và cộng sự, 2020)
cho ta thấy cỡ mẫu có thể là không giới hạn số lượng mẫu. Số lượng mẫu cần thiết cần
phụ thuộc vào các biến quan sát được dùng trong phân tích Conbach’s Alpha. Tuy nhiên
trong thống kê, số quan sát càng nhiều càng tốt, cũng như để tránh những sai sót trong
quá trình phỏng vấn và nhập liệu cũng như làm sách tham khảo dữ liệu, nhóm nghiên
cứu đã chọn mẫu để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 150
người tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện để thu thập dữ liệu. Những người có mối quan hệ tốt và sẵn sàng tham gia trả
lời sẽ được ưu tiên đưa vào khảo sát.
Dựa vào những nghiên cứu mà nhóm đã tham khảo trước đây từ các nghiên cứu
trước, nhóm đã tham khảo ý kiến của những người đã từng khởi nghiệp và đã thành công,
hiệu chỉnh lại thang đo để phù hợp và chính xác hơn. Bằng nghiên cứu định lượng yêu
cầu sự đánh giá của những người đã và đang và sẽ có ý định khởi nghiệp kinh doanh
online và 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh online. Thang đo về sự ảnh

51
hưởng của các yếu tố gồm các vị trí : Chuẩn chủ quan, Bối cảnh (Xu hướng công nghệ),
Giáo dục (Nền tảng kiến thức và trải nghiệm về công nghệ), thông tin về kinh doanh
online, sự mong đợi về lợi ích, sự tự trên thang đo Likert 5 điểm (Từ 1= Rất không đồng
ý, 2= Không đồng ý, 3= Trung lập, 4= Đồng ý, 5= Rất đồng ý). Thang điểm từ 1 đến 5
thể hiện mức độ đồng ý tăng dần và bảng câu hỏi để người tham gia khảo sát trả lời.
Những thang đo khó hiểu hoặc người tham gia hiểu chưa đúng thì nhóm nghiên cứu thực
hiện giải thích để họ hiểu và trả lời đúng hướng. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện
khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người
tham gia khảo sát.
Sau khi có được câu hỏi cần thiết, dữ liệu được mã hóa, chọn lọc và được xử lý với
sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 bằng những phân tích chủ yếu như sau: đánh giá độ
tin cậy, giá trị thang đo và kiểm định các giả thuyết.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định mô hình
Ký Kiểm
Giả thuyết
hiệu định

Chuẩn chủ quan có mối tương quan đồng biến với Quyết định
Chấp
H1a khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại Thành phố Hồ
nhận
Chí Minh.
Chuẩn chủ quan có mối tương quan nghịch biến với Quyết định
Chấp
H1b khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại Thành phố Hồ
nhận
Chí Minh.
Xu hướng công nghệ có mối tương quan đồng biến với Quyết
Chấp
H2 định khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại Thành phố
nhận
Hồ Chí Minh.
Nền tảng kiến thức và trải nghiệm công nghệ có mối tương quan
Chấp
H3 đồng biến với Quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của
nhận
giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

52
Thông tin về kinh doanh online có mối tương quan đồng biến Chấp
H4
với Quyết định khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại nhận
Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự mong đợi về lợi ích có mối tương quan đồng biến với Quyết Chấp
H5
định khởi nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại Thành phố nhận
Hồ Chí Minh.
Sự tự tin có mối tương quan đồng biến với Quyết định khởi Chấp
H6
nghiệp kinh doanh online của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí nhận
Minh.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp.

53
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục đích của bài nghiên cứu là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
khởi nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay. Từ bài nghiên cứu trên, phần nào giúp được giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hiểu hơn về quyết định khởi nghiệp kinh doanh
online cũng như sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Qua đó đề xuất các giải pháp để
khuyến khích giới trẻ quyết định khởi nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội của
giới trẻ.
Được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu được 6
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội của giới trẻ
tại Thành phố Hồ Chí Minh: (1) Sự tự tin, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Xu hướng công nghệ
(bối cảnh), (4) Thông tin về kinh doanh online, (5) Nền tảng và trải nghiệm về kiến thức
4.0 và (6) Mong đợi về lợi ích kinh doanh. Và với thời đại cách mạng công nghiệp, hiện
đại hóa, kinh doanh online trên mạng xã hội sẽ là một hình thức kinh doanh cần thiết của
giới trẻ. Vậy nên, nhóm chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp để khuyến khích quyết
định kinh doanh online của giới trẻ:
- Một là nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục về kinh doanh tại các trường,
các trung tâm giáo dục, đào tạo; mở rộng thêm kiến thức về kinh doanh online.
Đồng thời, các trường, các trung tâm đào tạo cần có những chính sách khuyến
khích, động viên tinh thần khởi nghiệp của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói
chung. Có thể thông qua việc lập các sân chơi lành mạnh, phát triển ý tưởng
kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online.
- Hai là đẩy mạnh tuyên truyền tinh thần khởi nghiệp kinh doanh online đến với
giới trẻ. Chẳng hạn như: Cung cấp nhiều thông tin hoặc tạo riêng một chuyên

54
mục về kinh doanh online để giới trẻ có thể dễ dàng học hỏi và tham khảo, cũng
như chia sẻ tinh thần kinh doanh online đến những người xung quanh. Hoặc có
thể tuyên truyền tinh thần thông qua các ấn phẩm về khởi nghiệp kinh doanh,
về những doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực này để từ đó định hướng, dẫn dắt
tinh thần của giới trẻ khởi nghiệp kinh doanh đúng cách, hợp lý.
- Ba là phát huy những nổ lực, bản lĩnh và sự tự tin của giới trẻ. Các trường, trung
tâm đào tạo kết hợp với truyền thông tăng cường tuyên truyền, giảng dạy để
giới trẻ nhận thức được những vai trò, những điều kiện cũng như những rủi ro
khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh onine, để người trẻ có một cái nhìn đúng
đắn đối mặt với mọi vấn đề phát sinh, nuôi dưỡng đam mê đối với khởi nghiệp
kinh doanh và xây dựng bản lĩnh tinh thần doanh nhân.
- Bốn là khuyến khích những người trẻ tự trang bị những kiến thức cũng như
những kỹ năng sâu hơn, chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh
doanh online trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, luôn cập nhật xu hướng
xã hội để luôn theo kịp thời đại, phát huy tối đa khả năng kinh doanh.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh
• Ajzen (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior
and Human Decision Processes · December 1991
• Albina Amin (2020). Youth Entrepreneurship And Online Business: A Study
On Economic Effects Of Coronavirus Outbreak (Covid-19) In Dhaka City
• Autio, Keeley, Klofsten, Parker & Hay (2001). Entrepreneurial Intent
among Students in Scandinavia and in the USA. Enterprise and Innovation
Management Studies, Vol. 2, No. 2, 2001, 145–160
• Davis (1989). Chutter, M.Y, 2007, 10
• Fellow, Mphil (2020). Youth Enterpreneurship And Online Business: A
Study On Economic Effects Of Coronavirus Outbreak (Covid-19) In Dhaka
City
• Kovaleva (2021). Developing Concept Of An Online Service For Software
Startups An Entrepreneurs. Master’s Thesis
• L.G. Tornatzky, M. Fleischer, A.K. Chakrabarti. “The processes of
technological innovation. Issues in organization and management series”,
Lexington Books 1990.Venkatesh, Morris, Davis & Davis (2003).
• Mack, E. A., Marie-Pierre, L., & Redican, K. (2017). Entrepreneurs’ use of
internet and social media applications. Telecommunications Policy, 41(2),
120–139.
• Nawi, Noorshella Che; Mamun, Abdullah Al; Nasir, Noorul Azwin Md;
Muniady, Rajennd (2019). Factors Affecting the Adoption of Social Media
as a Business Platform: A Study among Student Entrepreneurs in Malaysia.
Vision: The Journal of Business Perspective, 23(1), 1–11

56
• Phonthanukitithaworn, C., Ketkaew, C., & Naruetharadhol, P. (2019).
Relevant Factors for Success as an Online Entrepreneur in Thailand. SAGE
Open, 9(1), 215824401882175.
• Tripopsakul S. (2018). Social Meida Adoption As A Business Platform: An
Intergrated Tam-Toe Framework. Polish Journal of Management
Studies 2018; 18 (2): 350-362

Tiếng Việt
• Đặng, T. H., Lưu, T. M. N., & Nguyễn, P. M. (2020). Kết hợp mô hình TAM
và TOE vào nghiên cứu chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh bán lẻ tại
Việt Nam. VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1
(2020) 86-95.
• Đức Thị Minh Trần, Thái Thị Hồng Bùi (2015). Các loại hình hoạt động trên
mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng. VNU Journal of
Science: Social Sciences and Humanities, [S.l.], v. 31, n. 2, june 2015.
• Hiệp, N. X., Thanh, T. H., & Nhi, N. T. Y. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường
đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing,
(51).
• Nguyễn Thị Liễu Điền, Nguyễn Xuân Trường (2019). Ảnh Hưởng Của Công
Nghệ 4.0 Đến Quyết Định Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online Của Sinh Viên
Tp.HCM. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 4/2019
• Võ Nguyên Phú (2018). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Tp.HCM . Luận văn tốt nghiệp

57
PHỤ LỤC

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
KINH DOANH TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI TP.HCM.

Link khảo sát:


https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScsGO5Mc5C0w1LNyndGmTP1Df7Rw6
SrsKXwO-l55EvaLkhREA/viewform

NỘI DUNG KHẢO SÁT


Xin chào các bạn,

Tụi mình là nhóm sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, đang thực
hiện nghiên cứu với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của giới
trẻ hiện nay tại TP.HCM", vì thế chúng mình cần thực hiện khảo sát để thu thập dữ
liệu phục vụ cho bài nghiên cứu.

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp
kinh doanh trực tuyến của giới trẻ, từ đó đề xuất ra những phương án tối ưu nhằm giúp
sinh viên cũng như giới trẻ có cái nhìn bao quát đến chi tiết hơn về khởi nghiệp kinh
doanh online.

Tụi mình xin cam kết các thông tin của các bạn cung cấp sẽ hoàn toàn bảo mật và chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên hệ email:
ngothithanhthao2002st@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn!

58
Giới tính của bạn?
 Nam
 Nữ

Bạn bao nhiêu tuổi?


 dưới 15
 từ 16 – 25
 từ 26 trở lên

Bạn có đang kinh doanh online hay không?


 Có
 Không

Bạn có hoặc sẽ có quyết định khởi nghiệp kinh doanh online không?
 Có
 Không
 Hiện tại chưa nghĩ đến
 Mục khác:

Bạn thường online trên mạng xã hội bao nhiêu giờ trong ngày?
 2 – 3 giờ
 3 – 5 giờ
 5 – 6 giờ
 Trên 6 giờ

Bạn cảm thấy khởi nghiệp kinh doanh online có khó không?
1 2 3 4 5
Rất khó      Rất dễ

59
Bạn nghĩ sao về các yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến ý định kinh doanh online của
bạn?

Rất không Không Bình


Đồng ý Rất đồng ý
đồng ý đồng ý thường
Sự tự tin của bản
    
thân
Ý kiến những người
    
xung quanh
Kiến thức về khởi
nghiệp kinh doanh     
trực tuyến
Sự cập nhật theo xu
hướng công nghệ     
hiện nay
Mối quan hệ trên
    
mạng xã hội
Mong đợi về lợi ích
mà kinh doanh     
online mang lại

Theo bạn, ngoài các yếu tố trên, còn những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết
định khởi nghiệp kinh doanh online trên mạng xã hội không?

60
Giữa thời kỳ đại dịch Covid-19 hiện nay bạn cảm thấy những lí do nào sẽ thúc đẩy
đến việc kinh doanh online?
Ít việc làm an toàn 
Sự phổ biến của mua sắm online 
Thiếu sự lựa chọn việc làm 
Nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu 
Sự đánh giá cao từ khách hàng trực tuyến 
Sự tiện lợi mà kinh doanh online mang đến 

Bạn có dự định tận dụng thời gian nghỉ dịch để khởi nghiệp kinh doanh online hay
không?
 Có
 Không
 Mục khác:

Bạn có mong đợi như thế nào về lợi ích khi kinh doanh (trong khả năng của mình)?

Bạn thường biết những thông tin về kinh doanh online từ đâu?
 Các kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,...)
 Người xung quanh
 Sách, báo, tài liệu
 Trường đại học, trung tâm đào tạo

Những câu trả lời của các bạn có ý nghĩa rất lớn đối với bài làm của nhóm chúng mình.
Xin cám ơn bạn rất nhiều!

61

You might also like