You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN

NHẬP MÔN XỬ LÝ ẢNH

ĐỀ TÀI : BÀI TOÁN ỨNG DỤNG XỬ LÝ NÂNG CAO CHẤT


LƯỢNG ẢNH

Giảng viên hướng dẫn: TS PHÙNG THẾ BẢO


Sinh viên thực hiện: 1. Phan Minh Phúc
2. Lê Đăng Tiến
3. Nguyễn Thái Tuấn
4. Nguyễn Việt Khoa
5. Nguyễn Hoàng Phúc Nguyên

TP. Hồ Chí Minh – 2023


MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI.................................................................................3


LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................................................4
Chương 1: Tổng quan về xử lý ảnh số và nâng cao chất lượng ảnh.......................................................................................
1.1.Giới thiệu về nâng cao chất lượng ảnh trong xử lý ảnh số.............................................................................................5
1.2.Các ứng dụng của xử lý ảnh số.......................................................................................................................................5
1.3.Các bước cơ bản trong quá trình xử lý ảnh số................................................................................................................6
Chương 2: Phân tích các cách nâng cao chất lượng ảnh........................................................................................................
2.1.Loại bỏ nhiễu ảnh...........................................................................................................................................................6
2.2.Cân bằng lược đồ màu ...................................................................................................................................................7
2.3.Tăng độ phân giải ảnh ...................................................................................................................................................7
2.4.Làm mịn ảnh...................................................................................................................................................................8
Chương 3: cài đặt chương trình demo....................................................................................................................................
3.1. Yêu cầu phần cứng........................................................................................................................................................9
3.2. Thiết kế Code...............................................................................................................................................................10
3.2.1.Loại bỏ nhiễu ảnh......................................................................................................................................................10
3.2.2.Cân bằng lược đồ màu...............................................................................................................................................10
3.2.3.Tăng độ phân giải ảnh ..............................................................................................................................................10
3.2.4.Làm mịn ảnh..............................................................................................................................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................
Kết quả đạt được đối với đề tài...........................................................................................................................................11
Ưu điểm:.............................................................................................................................................................................12
Hạn chế:..............................................................................................................................................................................12
Hướng phát triển.................................................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................13

2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Nội dung thực hiện

1 Phan Minh Phúc Giới thiệu về nâng cao chất lượng ảnh trong xử lý ảnh số

2 Lê Đăng Tiến Nghiên cứu cân bằng lược đồ màu

Nguyễn Thái Tuấn


3 Nghiên cứu loại bỏ nhiễu ảnh

4 Nguyễn Hoàng Phúc Nguyên Nghiên cứu làm mịn ảnh

5 Nguyễn Việt Khoa Nghiên cứu cân bằng lược đồ màu

3
LỜI NÓI ĐẦU
Xử lý ảnh số là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tập trung vào việc phân tích, xử lý và
trích xuất thông tin từ hình ảnh. Xử lý ảnh số đã có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế,
sản xuất, an ninh, và giải trí.
Các kỹ thuật xử lý ảnh số bao gồm việc lọc, biến đổi, phân tích và nhận dạng ảnh. Nó cũng
liên quan đến các khái niệm như xử lý màu sắc, độ phân giải và kích thước ảnh. Các kỹ thuật xử lý
ảnh số cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn như nhận dạng khuôn mặt, đọc chữ
viết tay, phát hiện các khuyết tật trong hình ảnh y tế và giải mã các tín hiệu ảnh vệ tinh.
Các phương pháp tiếp cận trong xử lý ảnh số có thể dựa trên các thuật toán truyền thống như
hàm lượng giác, biến đổi Fourier, hay các mô hình học máy và học sâu như mạng neural tích chập.
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, xử lý ảnh số đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
các ứng dụng công nghệ thông tin, và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.
Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ứng dụng xử lý nâng cao chất lượng ảnh ” là bài tập của nhóm 11
Bài tập lớn gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về xử lý ảnh số và nâng cao chất lượng ảnh
Chương 2: Phân tích các cách nâng cao chất lượng ảnh
Chương 3: Cài đặt chương trình Demo

4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ ẢNH SỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ẢNH
1.1. Giới thiệu về nâng cao chất lượng ảnh trong xử lý ảnh số
Xử lý ảnh số là một lĩnh vực mang tính khoa học và công nghệ . Nó là một ngành khoa học
mới mẻ so với nhiều ngành khoa học khác nhưng tốc độ phát triển của nó rất nhanh, kích thích các
trung tâm nghiên cứu , ứng dụng, đăc̣ biêṭ là máy tính chuyên dụng riêng cho nó . Cùng với ngôn
ngữ tự nhiên , hình ảnh đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong viêc̣ trao đổi thông tin .
Tính trực quan của hình ảnh đã giúp cho con người hiểu rõ và sâu sắc hơn các thông tin cần thu
thập̣ . Ngoài ta đã chứng minh được rằng, trong tất cả các kênh thu nhận thông tin của con người thì
lượng thông tin thu nhận qua kênh thi ̣giác chiếm khoảng 70%. Hình ảnh là kết quả của viêc̣ thu
nhâṇ và biểu diêñ của năng lượng ánh sáng trải dài từ tia gamma (có bước sóng nhỏ ) đến sóng
radio (có bước sóng lớn ). Tuy nhiên , mắt người chỉ cảm nhận được một vùng giới hạn rất nhỏ
trong phổ điện từ . Ngược laị, máy tính có thể đoc̣ được̣ môṭ vùng rất rộng trong phổ điện từ, từ tia
gamma đến sóng radio. Nó có thể biểu diễn và xử lý những bức ảnh được sinh ra bởi những nguồn
mà con người không thể nhận biết được , như ảnh siêu âm , ảnh hồng ngoại, ảnh trong vùng tia X,
… Do đó xử lý ảnh có môṭ phaṃ vi ứng dụng tương đối rộng. Xử lý ảnh số là một trong những
cách tiếp cận phân tích , tổng hơp̣ hình ảnh theo ý tưởng và mục đích của người sử dụng . Tuy xử lý
ảnh là môṭ trong những khoa hoc̣ còn tương đối mới so với nhiều ngành khoa hoc̣ khác , song
những năm gần đây , xử lý ảnh và đồ hoạ đã phát triển một cách mạnh mẽ và đã gặt hái được nhiều
thành công góp phần vào sự phát triển chung của ngành công nghê ̣thông tin.
1.2. Các ứng dụng của xử lý ảnh số
Xử lý ảnh số có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong những ứng dụng sớm nhất là xử lý
ảnh từ nhiệm vụ Ranger 7 tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion vào những năm đầu của thập kỷ 60.
Hệ thống chụp hình gắn trên tàu vũ trụ có một số hạn chế về kích thước và trọng lượng, do đó ảnh
nhận được bị giảm chất lượng như bị mờ hình học và nhiễu nền. Các ảnh đó được xử lý thành công
nhờ máy tính số. Hình ảnh của mặt trăng và sao Hỏa mà chúng ta thấy trong tất cả các tạp chí đều
được xử lý bằng những máy tính số. Ngày nay, hầu hết các thông tin ảnh đều được chuyển sang
dạng ảnh số. Vì vậy, trong gần như tất cả các lĩnh vực của các ngành kỹ thuật đều có ít nhiều liên
quan đến ảnh số và sử dụng kỹ thuật xử lý ảnh số. Ứng dụng của xử lý ảnh có khả năng tác động
mạnh mẽ nhất đến cuộc sống của chúng ta là lĩnh vực y tế. Soi chụp ảnh bằng máy tính dựa trên cơ
sở định lượng cắt lớp (project slice) được dùng thường xuyên trong các nghiên cứu lâm sàng, ví dụ
phát hiện và nhận dạng u nang. Những ứng dụng y khoa khác của xử lý ảnh gồm cải thiện ảnh X-
Quang và nhận dạng đường biên mạch máu từ những ảnh chụp bằng tia X.
Các ứng dụng gần gũi hơn với cuộc sống gia đình là cải tiến ảnh tivi. Hình ảnh trên màn hình
tivi có các khuyết tật do độ phân giải hạn chế, bị rung rinh, nhiều nền và trượt hình do đan dòng ở
những mức độ khác nhau. Xử lý ảnh số có tác động quyết định đến việc cải thiện chất lượng hình
ảnh của những hệ truyền hình hiện tại và làm phát triển những hệ truyền hình mới có độ phân giải
cao. Một vấn đề nữa của truyền thông video như hội nghị video, điện thoại video là cần có đại tần

5
rộng. Việc mã hóa trực tiếp chương trình video chất lượng yêu cầu đến 100 triệu bit/giây. Nếu hy
sinh một phần chất lượng và dùng các sơ đồ mã hóa ảnh số thì có thể đưa ra thị trường những hệ
truyền hình chất lượng đủ rõ với nhịp bit chỉ dưới 100 nghìn bit/giây.
Người máy càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp và gia đình. Chúng sẽ
thực hiện những công việc rất nhàm chán hoặc nguy hiểm và những công việc mà tốc độ và chính
xác vượt qua khả năng của con người. Khi người máy trở nên tinh vi hơn, thị giác máy tính sẽ đóng
vai trò ngày càng quan trọng. Người ta sẽ đòi hỏi người máy không những phát hiện và nhận dạng
các bộ phận công nghiệp, mà còn "hiểu" được những gì chúng "thấy" và đưa ra những hành động
phù hợp. Xử lý ảnh số có tác động rất lớn đến thị giác máy tính.
Ngoài những ứng dụng trên thì còn bao gồm các ứng dụng trong các lĩnh vực như địa chất,
sinh thái học, vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu, tài chính, y tế, quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Khả
năng nhìn và nghe thấy là hai phương tiện quan trọng nhất để con người nhận thức thế giới bên
ngoài, do vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi mà xử lý ảnh số có nhiều khả năng ứng dụng, không
chỉ trong khoa học kỹ thuật mà còn trong mọi hoạt động khác của con người.

1.3 . Các bước cơ bản trong quá trình xử lý ảnh số
Con người thu nhận thông tin qua các giác quan, trong đó thị giác đóng vai trò quan trọng
nhất. Những năm trở lại đây với sự phát triển của phần cứng máy tính, xử lý ảnh và đồ họa phát
triển một cách mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Xử lý ảnh và đồ họa đóng một vai
trò quan trọng trong tương tác người máy. Quá trình xử lý ảnh được xem như là quá trình thao tác
ảnh đầu vào nhằm cho ra kết quả mong muốn. Kết quả đầu ra của một quá trình xử lý ảnh có thể là
một ảnh "tốt hơn" hoặc một kết luận.

Ảnh ’Tốt hơn’

ẢNH XỬ LÝ ẢNH

KÉT LUẬN
Hình 1.1 Quá trình xử lý ảnh
(Nguồn: Tài liệu tham khảo [1])

CHƯƠNG 2 Phân tích các cách nâng cao chất lượng ảnh
2.1.Loại bỏ nhiễu ảnh
Để loại bỏ nhiễu ảnh bằng cách áp dụng bộ lọc trung bình, ta thực hiện các bước sau:
1/Chuyển ảnh sang không gian màu độ xám nếu ảnh ban đầu là ảnh màu.
2/Chọn kích thước của bộ lọc trung bình (ví dụ: 3x3, 5x5, 7x7,...).

6
3/Duyệt qua từng điểm ảnh trong ảnh ban đầu và áp dụng bộ lọc trung bình lên các giá trị
pixel xung quanh điểm ảnh đó.
4/Cập nhật giá trị của điểm ảnh đó bằng giá trị trung bình của các giá trị pixel trong vùng bộ
lọc.
5/Lặp lại bước 3 và 4 cho tất cả các điểm ảnh trong ảnh ban đầu.
6/Chuyển ảnh về không gian màu ban đầu nếu ảnh ban đầu là ảnh màu.
Phương pháp này đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên, nó có thể làm mất đi các chi tiết trong ảnh.
Do đó, nếu nhiễu trong ảnh là nhiễu Gauss, ta nên sử dụng bộ lọc Gauss thay vì bộ lọc trung bình để
loại bỏ nhiễu. Ngoài ra, ta có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng độ hiệu quả của
việc loại bỏ nhiễu ảnh.

2.2.Cân bằng lược đồ màu


Histogram Equalization Ở những vùng tối giá trị điểm ảnh sẽ không thay đổi nhiều , tuy
nhiên với vùng sáng giá trị mức sáng được đẩy lên với bước đẩy tăng dần. Với phép biến đổi này sự
khác nhau về giá trị xám của các điểm ảnh tăng lên đủ để có thể phân biệt được Qua quan sát kết
quả thu được em nhận thấy: Phép biến đổi này thực hiện tốt đối với những ảnh tối hoặc quá sáng.
Tuy nhiên đối với một số ảnh đặc bịêt thì phương pháp này không cải thiện được mấy. Histogram
Matching đối với biến đổi histogram matching nếu tìm được ảnh mẫu tốt sẽ cho kết quả rất tốt , còn
nếu ảnh mẫu không được tốt lắm thì kết quả chỉ như của biến đổi lược đồ xám thông thường, thậm
chí không tốt bằng.
2.3.Tăng độ phân giải ảnh
Độ phân giải của ảnh là mật độ điểm ảnh được ấn định trên một ảnh số được hiển thị nên dựa
theo định nghĩa, khoảng cách giữa các điểm ảnh phải được chọn sao cho mắt người vẫn thấy được
sự liên tục của ảnh. Việc lựa chọn khoảng cách thích hợp tạo nên một mật độ phân bổ, đó chính là
độ phân giải và được phân bố theo trục x và y trong không gian hai chiều.
Một số cách giúp Tăng độ phân giải ảnh :
-Xử lý trên miền không gian(Spatial Domain Process):
+Các phép biến đổi ảnh dựa trên điểm ảnh
+Các phép biến đổi ảnh dựa trên phép toán số học/logic
-Xử lý trên miền tần số
Trong miền không gian, ta xử lý trực tiếp trên từng điểm ảnh, còn trong miền tần số, ta xử lý
dựa trên tốc độ thay đổi giá trị ảnh trên miền không gian.
- Miền không gian: Ma trận ảnh đầu vào -> Xử lý-> Ma trận ảnh đầu ra.
- Miền tần số:Ảnh vào - > phân bố tần số -> Xử lý Chuyển đổi ngược -> Ảnh ra.

7
Miển tần số không gian có thể tạo ra mối quan hệ chu kỳ rõ ràng trong miền không gian, và
trong miền tần số , một số toán tử xử lý ảnh sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Trong nhiều trường hợp , người ta dùng chuyển đổi Fourier để chuyển ảnh từ miền không
gian sang miền tần số .

2.4.Làm mịn ảnh


-Trong một hình ảnh bị mờ, hình ảnh mịn. tức là, các cạnh không được quan sát. Bộ lọc được
sử dụng để làm mờ còn được gọi là bộ lọc thông thấp vì nó cho phép tần số thấp đi vào và dừng tần
số cao. Ở đây, tần số có nghĩa là sự thay đổi của giá trị pixel. Xung quanh mép, giá trị pixel thay đổi
nhanh chóng vì hình ảnh mờ mịn nên tần số cao nên được lọc bỏ.
Để làm mờ hình ảnh, một giá trị pixel phải gần với giá trị lân cận, do đó, một bộ lọc với mọi
lệnh gọi có giá trị 1 được sử dụng.
+ 1. Làm mờ Gaussian
Thay vì bộ lọc hộp, nhân gaussian được sử dụng thông qua hàm cv2.GaussianBlur(). Cần chỉ
định chiều rộng và chiều cao của ma trận nhân là số dương lẻ, chỉ định độ lệch chuẩn theo hướng X
và Y, tương ứng là sigmaX và sigmaY. Nếu chỉ sigmaX được chỉ định, sigmaY được coi như
sigmaX. Nếu cả hai được cho dưới dạng số 0, chúng được tính từ kích thước ma trận nhân. Tính
năng làm mờ Gaussian có hiệu quả cao trong việc loại bỏ nhiễu gaussian khỏi hình ảnh. Đoạn code
trên có thể được sửa đổi để làm mờ Gaussian
+ 2. Làm mờ trung vị
Ở đây, hàm cv2.medianBlur() lấy giá trị trung bình của tất cả các pixel trong vùng và phần tử
trung tâm được thay thế bằng giá trị trung bình này. Điều này có hiệu quả cao trong việc chống
nhiễu hạt tiêu trong ảnh. Trong các bộ lọc trên, phần tử trung tâm là giá trị mới được tính toán, có
thể là giá trị pixel trong ảnh hoặc giá trị mới.
+ 3. Lọc song phương
Bộ lọc song phương cũng sử dụng bộ lọc gaussian trong không gian nhưng thêm chức năng
sự khác biệt pixel. Hàm Gaussian không gian đảm bảo chỉ các pixel lân cận được xem xét làm mờ
trong khi hàm gaussian về sự chênh lệch cường độ đảm bảo chỉ những pixel có cường độ tương tự
với pixel trung tâm mới được xem xét làm mờ
Nhưng trong tính năng làm mờ trung vị, yếu tố trung tâm luôn được thay thế bằng một số giá
trị pixel trong hình ảnh

8
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH DEMO
3.1. Yêu cầu phần cứng

● Cấu hình yêu cầu :

− Hệ điều hành: WinXP SP3

− RAM: 512 MB

− Card đồ họa: 64 MB

− Ổ cứng trống: 200 MB

● Cấu hình tối ưu :

− Hệ điều hành: Win 7

− RAM: 1 GB

− Card đồ họa: 128 MB

− Ổ cứng trống: 250 MB

● Phần mềm Lập trình: PyDev,Pycharm,Visual Studio Code.Sublime Text,Atom / Atom


IDE...

9
3.2. Thiết kế Code
3.2.1.Loại bỏ nhiễu ảnh

3.2.2.Cân bằng lược đồ màu

3.2.3.Tăng độ phân giải ảnh

10
3.2.4.Làm mịn ảnh

KẾT LUẬN
Kết quả đạt được đối với đề tài
-Tạo ra các hình ảnh đẹp hơn cho các ứng dụng nghệ thuật, quảng cáo, in ấn, và các ứng dụng
tương tự.
-Tăng cường khả năng nhận dạng và phân tích hình ảnh cho các ứng dụng trong y tế, khoa
học, kỹ thuật và công nghệ.
-Cải thiện chất lượng hình ảnh trong các bộ sưu tập ảnh số để lưu trữ và truyền tải thông tin
hình ảnh một cách tốt hơn.
11
-Tăng cường chất lượng của hình ảnh trong các ứng dụng về đồ họa máy tính, trò chơi điện
tử, truyền hình và phim ảnh.
-Cải thiện khả năng giám sát và an ninh cho các hệ thống camera giám sát, đảm bảo hình ảnh
được ghi lại rõ ràng và chi tiết hơn.

Ưu điểm:
-Cải thiện chất lượng ảnh, làm tăng độ chi tiết, độ phân giải, độ tương phản, độ sáng và độ
bão hòa màu sắc của ảnh.
-Loi b hoc gim thiu nhiu và vt bn trên nh, giúp nh tr nên sch s và rõ nét hn.
-Giúp tăng tính thẩm mỹ của ảnh, làm cho ảnh trở nên hấp dẫn hơn.

-Giúp ci thin cht lng ca hình nh trong các ng dng nh phân tích hình nh, nhn dng khuôn mt, x lý nh y t và

Hạn chế:
-Các kỹ thuật này có thể tốn nhiều thời gian và tài nguyên tính toán, đặc biệt là khi xử lý các
ảnh có kích thước lớn.
-Việc sử dụng các kỹ thuật này không đảm bảo rằng chất lượng của ảnh được cải thiện đáng
kể, đặc biệt đối với các ảnh bị hỏng nặng hoặc có nhiễu cao.
-Các kỹ thuật này có thể làm thay đổi nội dung của ảnh, dẫn đến sự biến dạng hoặc mất mát
thông tin quan trọng trong ảnh gốc.
-Các kỹ thuật này có thể làm cho ảnh trở nên nhân tạo và mất tính tự nhiên của ảnh gốc, khiến
cho người xem có thể khó nhận ra đây là ảnh ban đầu.

Hướng phát triển


Để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và năng lực cao cần có sự
quản lý chặt chẽ của công ty. Đó là việc điều chuyển nhân viên vào các phòng ban thích hợp với
năng lực của nhân viên, tổ chức các đợt đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên, có các hình thức
khen thưởng, khích lệ nhân viên yêu công việc của mình. Mặt khác cũng có những hình thức kỷ
luật, khiển trách khi nhân viên làm sai, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty. Nhân
viên được hưởng lương theo quy định của công ty, có các khoản thưởng lương nếu nhân viên làm
vượt sản phẩm, hay làm tốt công việc của mình.
Do thời gian tìm hiểu không nhiều, bản thân cũng có nhiều hạn chế và kinh nghiệm nên khó
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy
để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn.

12
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS. TS. Đỗ Năng Toàn, TS. Phạm Việt Bình, “Giáo trình xử lý ảnh số”, NXB
Khoa học và kỹ thuật, 2008.
Võ Đức Khánh, “Giáo trình xử lý ảnh”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.

[3] Nguyn Trng Vinh, “Báo cáo NCKH: Nghiên cu mt s k thut hiu chnh góc nghiêng ca

14

You might also like