You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Chủ đề:
MÔ HÌNH SMART HOTEL – ỨNG DỤNG IOT
TRONG HỆ THỐNG KHÁCH SẠN MARRIOTT

Môn: TIN HỌC ỨNG DỤNG KHỐI NGÀNH DU LỊCH


Giảng viên hướng dẫn: Cao Đăng Khoa
Lớp: 2396
Sinh viên thực hiện:
1. Huỳnh Công Thanh Tùng – 22000019
2. Nguyễn Văn Tiến Phong – 22012505
3. Trương Duy Đạt – 22009092
4. Từ Hoàng Oanh – 22005621
5. Nguyễn Thu Minh – 22110610

TP. HỒ CHÍ MINH, 7/ 2022


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Chủ đề:
MÔ HÌNH SMART HOTEL – ỨNG DỤNG IOT
TRONG HỆ THỐNG KHÁCH SẠN MARRIOTT

Môn: TIN HỌC ỨNG DỤNG KHỐI NGÀNH DU LỊCH


Giảng viên hướng dẫn: Cao Đăng Khoa
Lớp: 2396
Sinh viên thực hiện:
1. Huỳnh Công Thanh Tùng – 22000019
2. Nguyễn Văn Tiến Phong – 22012505
3. Trương Duy Đạt – 22009092
4. Từ Hoàng Oanh – 22005621
5. Nguyễn Thu Minh – 22110610

TP. HỒ CHÍ MINH, 7/ 2022


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Internet vạn vật (Internet of things) – IoT

Khách sạn – KS

Khách hàng – KH
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ví dụ về mô hình Smart hotel (nguồn website: http://e-hotel.vn/san-
pham/smart-hotel/ (EHOTEL, 2016))...................................................................3
Hình 2: Nguyên lý hoạt động cơ bản của IoT (nguồn: vsmart.net (v.nammh,
2021)).................................................................................................................... 4
Hình 3: Ví dụ tình hình kinh doanh của KS Marriott - trang menu chính...........10
Hình 4: Ví dụ tình hình kinh doanh tại KS Marriott - danh mục hàng hóa..........11
Hình 5: Ví dụ tình hình kinh doanh tại KS Marriott - phiếu Nhập xuất..............12
Hình 6: Ví dụ về tình hình hoạt động của KS - Ghi sổ hoạt động nhận/trả phòng
của khách nghỉ lại................................................................................................12
Hình 7: Ví dụ tình hình kinh doanh KS - trang tính tổng hợp doanh thu và chi phí
............................................................................................................................13
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................
MỞ ĐẦU...................................................................................................................
PHẦN 1: KHÁI NIỆM SMART HOTEL VÀ IOT...................................................
1.1. Giới thiệu về khái niệm Smart hotel:..................................................................2
1.2. Khái niệm Internet of thing (IOT):.....................................................................3
1.2.1. Các ứng dụng của IOT trong cuộc sống:...........................................
1.2.2. Ứng dụng của IoT trong ngành khách sạn:........................................
PHẦN 2: ỨNG DỤNG IOT TRONG HỆ THỐNG KHÁCH SẠN MARRIOTT.....
2.1. Tìm hiểu về hệ thống khách sạn Marriott:..........................................................7
2.1.1. Giới thiệu về thương hiệu khách sạn Marriot:...................................
2.1.2. Mô hình hoạt động và các sản phẩm dịch vụ..................................................8
2.1.3. Chi tiết quá trình hoạt động kinh doanh:.......................................................10
2.1.4. Nhu cầu phát triển thị trường:.......................................................................13
2.2. Ứng dụng IoT trong hệ thống khách sạn Marriot:............................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO.................................................................
MỞ ĐẦU
Công nghệ Internet mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống của con người. Một
trong những ứng dụng của Internet đang được đề cao hiện nay, chính là Internet
vạn vật (IoT). Hệ thống Internet vạn vật được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống
và cả trong các ngành công nghiệp như: nông nghiệp, công nghiệp sản xuất,
thương mại,... Điển hình như các hệ thống tưới tiêu tự động, hệ thống ánh sáng tự
động, ... mang đến sự tiện ích trong cuộc sống cũng như tiết kiệm về thời gian và
nhân lực. Sự ra đời của IoT dẫn đến một khái niệm mới về dịch vụ lưu trú –
“khách sạn/nhà ở thông minh”. Sự phát triển của hệ thống IoT được ứng dụng
trong ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú ngày một trở nên phổ biến. Một trong
những ví dụ nổi bật là ứng dụng của hệ thống Internet vạn vật trong hệ thống
phòng nghỉ thuộc khách sạn Mariott. Được xem là một trong những người tiên
phong, dẫn đàu ngành quản trị khách sạn, Mariott không chỉ được biết đén với
lịch sử phát triển lâu đời cũng giá trị thương hiệu cao cấp mà còn được biết đến
với tầm nhìn rộng mở trong áp dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu. Tìm hiểu
về ứng dụng của hệ thống IoT cho các nhà quản trị một chân trời phát triển mới
để nâng tầm dịch vụ, cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

1
PHẦN 1: KHÁI NIỆM SMART HOTEL VÀ IOT
1.1. Giới thiệu về khái niệm Smart hotel:
Nhà thông minh (home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome ) là
ngôi nhà có các thiết bị điện, điện tử có khả năng kết nối với thành một hệ thống.
Trong hệ thống này, các thiết bị có thể được điều khiển từ xa, thiết lập tự động
hóa hoặc bán tự động thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao
tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua
bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc
một giao diện web. Khái niệm khách sạn thông minh (Smart hotel) cũng tương tự
như nhà thông minh. Khách sạn quản lí các thiết bị điện và điện tử qua cùng một
hệ thống điều khiển bằng một hệ thống từ xa. Đây là các giải pháp thông minh,
giúp tối ưu hóa cách quản lí khách sạn. Mô hình khách sạn thông minh mang đến
chìa khóa mở ra cánh cửa tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng. Việc áp
dụng các công nghệ tiên tiến cũng góp phần nâng tầm hình ảnh của khách sạn.

Các hệ thống nhà thông minh hiện nay là thành quả của các công nghệ như: hồng
ngoại, điện thoại thông minh, IoT, công nghệ đám mây, các giao thức kết nối
(Wifi, ZigBee, Bluetooth,…). Nhờ đó các thiết bị thông minh có thể giao tiếp với
nhau, hoạt động theo lặp trình và điều khiển từ xa thông qua các app hỗ trợ như
Google Home, Apple homekit, v.v. Trong ngành dịch vụ lưu trú, hàng loạt các hệ
thống quản lí thông minh ra đời, hỗ trợ cho việc quản lý, đáp ứng hầu hết các nhu
cầu của con người. Hệ thống các thiết bị được điều khiển qua nhiều phương tiện:
bằng tay, bằng màn hình cảm ứng, qua ứng dụng trên điện thoại thông minh,
bằng giọng nói, v.v. Khách hàng có thể dễ dàng yêu cầu và sử dụng các dịch vụ
qua hệ thống điều khiền từ xa, đồng thời thông tin về khách hàng sẽ được hệ
thống thu thập và tự động chuyển về các bộ phận liên quan.

2
Hình 1: Ví dụ về mô hình Smart hotel (nguồn website: http://e-hotel.vn/san-pham/smart-hotel/
(EHOTEL, 2016))

1.2. Khái niệm Internet of thing (IOT):


IoT (Internet of Things) hay Internet vạn vật là một hệ thống các thiết bị tính
toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả
năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với
máy tính (Somayya Madakam, R. Ramaswamy, Siddharth Tripathi, 2015). Hệ
thống IoT chúng bao gồm 4 thành phần chính đó là thiết bị (Things), trạm kết nối
(Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ phân tích và xử lý dữ liệu
(Services-creation and Solution Layers).

3
Các cảm biến sẽ có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường như nhiệt độ,
áp suất, ánh sáng… và chuyển chúng thành các dạng dữ liệu trong môi trường
Internet. Sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi theo ý của
người tiêu dùng. Hiện nay chúng thường được ứng dụng thông qua các ứng dụng
trên điện thoại hay trên máy tính, … Nguyên lý hoạt động cơ bản của Internet
vạn vật gồm 4 bước: thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xử lý dữ liệu, và đưa ra
quyết định (v.nammh, 2021).

Hình 2: Nguyên lý hoạt động cơ bản của IoT (nguồn: vsmart.net (v.nammh, 2021))

IoT trở thành công cụ đắc lực cho các nhà sản xuất và quản trị. Ví dụ, các cảm
biến tự động thu thập thông tin, điều khiển các thiết bị tự hoạt động mà không
cần tác động của con người. Trong các khách sạn theo mô hình thông minh, hệ
thống ánh sáng có cảm biến tự động, giúp mở/tắt đèn khi trời sáng/tối, hay khi có
khách bước vào khu vực nhất định. Các cảm biến thu thập thông tin và tự động
hóa điều khiển góp phần tiết kiệm nhân lực, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí
chiếu sáng. Các cảm biến của hệ thống IoT còn được phát triển để cảnh báo hỏng
hóc, theo dõi các thói quen hoạt động và đưa ra đề xuất tối ưu nhất nhằm tiết
kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

4
1.2.1. Các ứng dụng của IOT trong cuộc sống:
IoT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và khía cạnh. Các ứng dụng của
IoT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện điện tử trở nên thông minh hơn,
dễ đo lường hơn và tốt hơn trong việc quản lý. Một ví dụ phổ thông là các thết bị
thông minh như Echo của Amazon và Google Home giúp phát nhạc dễ dàng hơn,
đặt bộ hẹn giờ... hay máy điều hòa thông minh có thể tự động sưởi ấm/làm mát
nhà trước khi chủ nhà quay trở lại. Đây cũng chính là ví dụ điển hình cho mô
hình nhà thông minh được đề cập phía trên. Các cảm biến thông minh ngày nay
còn có thể giúp đo lường mức độ ô nhiễm và đưa ra các gợi ý phù hợp về trang
phục, phương tiện đi lại, v.v. IoT còn được ứng dụng vào các thiết bị đeo thông
minh kết hợp cảm biến theo dõi sức khỏe. Các thông tin về nhịp tim, nhiệt độ cơ
thể, ... được thu thập và lưu trữ, giúp cá nhân dễ dàng đưa ra các quyết định liên
quan đến sức khỏe. Sự tiện lợi của Internet vạn vật đã làm thay đổi cách con
người xây dựng và quản lý không gian công cộng. Tuy nhiên, nhiều trong số
những đổi mới này được cho rằng có ảnh hưởng lớn đến quyền riêng tư cá nhân.

1.2.2. Ứng dụng của IoT trong ngành khách sạn:


Các ứng dụng thường thấy của IoT trong ngành khách sạn bao gồm: các hệ thống
ánh sáng tự động, hệ thống tưới cây tự động, điều hòa nhiệt độ, cửa tự động, v.v.
Một hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ giúp các khách sạn tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và công sức. Toàn bộ thiết bị chiếu sáng trong khuôn viên KS sẽ
được kiểm soát và điều khiển bật / tắt hoặc hẹn giờ tự động bật / tắt chỉ bằng một
cái chạm nhẹ trên màn hình điều khiển. Hệ thống đèn trong các phòng có thể tắt
hay bật bất cứ lúc nào mà không cần di chuyển đến một bước chân bằng điều
khiển chiếu sáng từ xa. Trong một KS thông minh có những vùng sáng sẽ được
cố định thời gian bật tắt, ví dụ như ngoài cổng hay sân vườn, tại các khu vực như
hành lang, cầu thang, giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng. Tương tự như hệ thống
điều khiển ánh sáng, khu vực cây cảnh thường được các KS hẹn giờ tự động tưới.

5
Một số ứng dụng tuyệt vời khác của IoT trong khách sạn như hệ thống cửa tự
động, chìa khóa phòng tự động, hệ thống camera chống trộm tự động ... Đây là
một giải pháp vô cùng hữu ích được tích hợp rộng rãi vào các hệ thống tự động
của khách sạn. Vừa có khả năng nhận biết khách vào KS, vừa có thể điều khiển
cửa cổng mở cho khách vào ngay cả khi không có nhân viên trực tại cửa. Thêm
một tính năng giao tiếp “face to face” với khách đang được một số hệ thống
khách sạn thử nghiệm kết hợp với hệ thống IoT. Các khách sử dụng dịch vụ
phòng không cần sử dụng thẻ từ hay chìa khóa vật lý nữa, cửa phòng được mở
bằng nhận diện khuôn mặt. Thông tin của khách hàng sẽ được thu thập tại quầy
lễ tân, Internet vạn vật sẽ giúp lan truyền và kết nối thông tin đến khóa tự động
tại của phòng. Đây là một ứng dụng hiện đang được thử nghiệm và hứa hẹn nhận
được nhiều sự ưa thích từ các KS và KH vì sự tiện lợi và tính bảo mật cao.
Internet vạn vật là sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Hàng loạt ứng dụng
mang đến sự tiện nghi trong cuộc sống con người. Các thử nghiệm đang được
các nhà sản xuất và các nhà quản trị khách sạn phối hợp tiến hành nhằm phát
triển ngày càng nhiều các tiện ích từ IoT. Một số khách sạn có áp dụng Internet
vạn vật như: Wink Hotel, hệ thống khách sạn JW Marriott, hệ thống khách sạn
Sheraton, v.v.

6
PHẦN 2: ỨNG DỤNG IOT TRONG HỆ THỐNG KHÁCH
SẠN MARRIOTT
2.1. Tìm hiểu về hệ thống khách sạn Marriott:
2.1.1. Giới thiệu về thương hiệu khách sạn Marriot:
Tập đoàn Marriott được thành lập vào năm 1927 bởi vợ chồng J. Willard
Marriott và Alice Sheets. Chuỗi khách sạn quốc tế bắt đầu từ một quán bia của
hai vợ chồng tại Washinton D.C. ngày nay đã mở rộng đến hơn 5,500 khách sạn.
Ngoài ra, tập đoàn còn kinh doanh thêm các mô hình viện dưỡng lão cộng đồng,
căn hộ cao cấp, resort và vân vân. Năm 1957, khách sạn Marriott đầu tiên được
mở cửa tại Arlington, Mỹ. Với sự dẫn dắt của Bill Marriott, tập đoàn được thổi
một làn gió mới, màng đầy sức trẻ. Lịch sử lâu đời kinh doanh khách sạn cùng
các chiến lược kinh doanh độc đáo, Marriott trở thành thương hiệu thành công
nhất nước Mỹ và là một trong những tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới.
Marriott International quản lý hơn 140,000 nhân viên, có mặt tại 65 quốc gia trên
toàn thế giới (Hal B. Gregersen and J. Stewart Black, 2002). Ngày nay, Marriott
International quản lí khoảng 30 thương hiệu khách sạn, bao gồm: Ritz-Carlton,
St. Regis, JW Marriott, Luxury Collection và các thương hiệu khác nữa (Marriott
International, Inc.). Chỉ riêng thương hiệu JW Marriott, họ đã có lên đến hơn 100
khách sạn tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, tập
đoàn Marriott đặt chân lần đầu tiền vào 2013, hợp tác cùng Bitexco xây dựng nên
khách sạn JW Marriott Hà Nội. Đến nay, tập đoàn sở hữu nhiều chuỗi khách sạn
khác nhau tại Việt Nam, góp phần rất lớn vào sự phát triển của ngành khách sạn
tại nước ta (Hoàn, 2021).

Các thượng hiệu được Marriott International quản lý, kể cả JW Marriott, luôn
tuân theo các giá trị cốt lõi được các nhà sáng lập để lại. Các khách sạn thuộc tập
đoàn Marriott International luôn theo đuổi sự xuất sắc, đón nhận sự thay đổi và
luôn hành động với sự liêm chính. Chất lượng dịch vụ luôn được là mối quan tâm
hàng đầu của chuỗi khách sạn thuộc quản lý của tập đoàn Marriott. Nhằm đáp

7
ứng nhu cầu và đạt đến sự mong đợi của khách hàng, từng chi tiết dịch vụ đều
được chú trọng và chăm chút đến sự hoàn hảo. Gia đình Marriott được xem là
một trong những người tiên phong, giúp định hình ngành khách sạn hiện đại. Các
khách sạn thuộc thương hiệu luôn đón đầu các xu hướng, đầu tư phát triển công
nghệ nhằm tiếp cận các nhu cầu đa dạng, mới mẻ của khách hàng. Đạo đức nghề
nghiệp luôn được Marriott đề cao. Các khách sạn vận hành với giá trị cốt lõi là
luôn tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn đạo đức. Điều đó được thể hiện rõ qua
hành vi kinh doanh của họ. Các chính sách nhân viên, chính sách hợp tác, các
chương trình thiện nguyện vì xã hội và bảo vệ môi trường luôn được các nhà lãnh
đạo của thương hiệu chú trọng.

2.1.2. Mô hình hoạt động và các sản phẩm dịch vụ


Thương hiệu Marriott thuộc tập đoàn Marriott International là chuỗi khách sạn và
resort 5 sao trên toàn thế giới. Các khách sạn và resort do tập đoàn quản lý đều
mang đến cho khách hàng các dịch vụ cao cấp và xuất sắc nhất. Mỗi khách sạn
thuộc tập đoàn đều có đa dạng các sản phẩm dịch vụ bên cạnh sản phẩm chính là
dịch vụ lưu trú. Cơ sở vật chất sang trọng và chất lượng bao gồm các tiện ích giải
trí nghỉ dưỡng như spa, phòng gym, nhà hàng, quầy bar, ... Lấy khách sạn JW
Marriot Phú làm ví dụ, bên cạnh dịch vụ lưu trú cung cấp phòng nghỉ, KS còn
mang đến các sản phẩm dịch vụ sau:

 Dịch vụ tổ chức tiệc cưới: Địa điểm tọa lạc của resort JW Marriott Phú
Quốc được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, kiến trúc KS
lại vô cùng đẳng cấp và sang trọng. Đây là địa điểm tổ chức lễ cưới không
còn gì tuyệt vời hơn. Những gam màu tinh tế mang nét quyến rũ lãng mạn
của kiến trúc Pháp là yếu tố truyền cảm hứng mãnh liệt cho không gian
ngày cưới của các cặp vợ chồng muốn tổ chức lễ cưới tại Phú Quốc.
Khách đến đây có thể tổ chức tiệc cưới trên bãi biển rộng lớn của Bãi
Khem, ở 2 khu hồ bơi lớn, hay trong các nhà hàng thiết kế ấn tượng.
Resort JW Marriott Phú Quốc cũng có riêng một không gian dành cho tổ
chức sự kiện với diện tích rộng tới 1,100m2, chia thành nhiều phòng ốc

8
riêng biệt để phục vụ các nhu cầu đa dạng. KH còn có thể yêu cầu trang trí
phòng honeymoon hoặc đăng kí trọn gói trăng mật ở resort JW Marriott
Phú Quốc trên đảo Ngọc. Chính khung cảnh như mơ trên đã thu hút không
chỉ khách nội địa mà cả khách quốc tế . Vào năm 2019, nơi đây là địa
điểm tổ chức đình đám của cặp đôi tỷ phú Ấn Độ Rushang Shah và
Kaabia Grewal, cho thấy sự tin tưởng của du khách với thương hiệu
Marriott và sự yêu thích của họ với cảnh đẹp Việt Nam (Chi, 2019).
 Dịch vụ tổ chức sự kiện: Cũng giống như dành cho các sự kiện tiệc cưới,
resort JW Marriott Phú Quốc hoàn toàn là một lựa chọn hoàn hảo cho
những cuộc họp hay hội nghị quan trọng. Với chất lượng và đẳng cấp vượt
bậc, resort JW Marriott Phú Quốc có vẻ là một nơi gặp gỡ và tụ hội của
các doanh nhân. KH có thể tổ chức một cuộc họp quy mô trong Trung tâm
hội nghị Grand Ballroom với diện tích tới 688m2 cùng với các trang thiết
bị đầy đủ và hiện đại. Ngoài ra, bạn còn có thể đăng kí hội họp trọn gói
cùng bữa ăn trong 4 nhà hàng đặc trưng của resort JW Marriott Phú Quốc.
 Phương tiện đi lại: Resort JW Marriott Phú Quốc cung cấp dịch vụ vận
chuyển hỗ trợ cho du khách lưu trú trong việc đi lại và tham quan du lịch
Phú Quốc tự túc. Tại đây, KH có thể thuê xe đạp của resort JW Marriott
Phú Quốc để rèn luyện thể thao trên đường chạy riêng, tham quan dã
ngoại trên những cung đường của thị trấn An Thới. Nếu KH mới bắt đầu
từ sân bay xuống hoặc đang chuẩn bị rời đi, resort JW Marriott Phú Quốc
cũng có dịch vụ đưa đón sân bay để phục vụ bạn tân nơi theo yêu cầu. Đặc
biệt là resort có dịch vụ xe tham quan để giúp du khách lưu trú tại đây có
thể tham quan hết khu nghỉ dưỡng đẳng cấp này.
 Thể thao giải trí: Resort JW Marriott Phú Quốc nằm trên Bãi Khem của
Nam đảo. Ở đâydu khách có thể tham gia rất nhiều những trò chơi, hoạt
động giải trí thú vị và bổ ích như câu cá lặn ngắm san hô Phú Quốc, chèo
thuyền kayak, đi tàu, snorkelling (lặn với ống thở) … Đường chạy thể
thao sẽ dành riêng cho bạn chạy bộ, tập thể dục. Trung tâm thể dục của
resort JW Marriott Phú Quốc chính là Khoa Giáo dục thể chất của

9
Lamarck University ngày xưa. Đây cũng là dịch vụ thu hút rất nhiều du
khách trẻ yêu thích các hoạt động nghỉ dưỡng đồng thời chăm sóc sức
khỏe.

2.1.3. Chi tiết quá trình hoạt động kinh doanh:


Marriott đã khẳng định bản lĩnh, trở thành một trong những tập đoàn khách sạn
hàng đầu trên toàn cầu. Giá trị thương hiệu được thể hiện qua các con số thống
kê hàng năm. Xét về doanh thu của một số thương hiệu khách sạn hàng đầu trên
toàn thế giới vào năm 2020, Marriott International đã bỏ xa đối thủ của mình như
Hilton Worldwide, Hyatt Hotels và Accor. Vào năm 2021, giá bán phòng trung
bình trong 1 ngày (ADR) theo khu vực của chuỗi khách sạn Marriott trên toàn
thế giới là 145.56 USD. Khu vực có giá bán phòng trung bình trong 1 ngày cao
nhất là Bắc Mỹ với ADR là 196.51 USD. Trong khi đó, khu vực châu Á Thái
Bình Dương ghi nhận ADR thấp nhất ở mức 114.5 USD. Cũng trong năm đó, tỷ
lệ lấp phòng của các khách sạn Marriott International đạt 51.5% ở Trung Đông
và khu vực châu Phi. Tại châu Âu, chỉ số này được ghi nhận là 33.4% (MISA
AMIS, 2022).

Ví dụ tình hình kinh doanh của khách sạn JW Marriott được tổng hợp trong file
excel như sau:

 Trang giao diện chính (Menu): Trang thể hiện giá phòng cơ bản, tổng hợp
các phím tắt dẫn đến các trang tính cần thiết.

10
Hình 3: Ví dụ tình hình kinh doanh của KS Marriott - trang menu chính

 Danh mục hàng hóa: Danh sách các hàng hóa được nhập kho nhằm phục
vụ cho việc cung cấp dịch vụ. Giá nhập và giá bán được ghi chú trong file
như trên. Các sản phẩm được mã hóa bằng chữ viết tắt giúp dễ dàng hơn
trong việc liên kết các dữ liệu.

Hình 4: Ví dụ tình hình kinh doanh tại KS Marriott - danh mục hàng hóa

 Các chi tiêu xuất nhập từ kho chính và các phòng nghỉ: Các sản phẩm
được nhập kho được ghi lại số lượng và giá cả. Các sản phẩm được khách

11
nghỉ lại sử dụng trong các phòng cũng được ghi nhận vào trang tính này
nhằm tổng hợp cũng như tiện lợi cho sự đối chiếu.

Hình 5: Ví dụ tình hình kinh doanh tại KS Marriott - phiếu Nhập xuất

 Phiếu ghi nhận các chi tiêu từng phòng: Trang tính này ghi nhận mọi chi
tiêu được KH sử dụng khi nghỉ lại tại phòng khách sạn. Các thông tin chi
tiết về ngày giờ nhận và trả phòng của khách, các dịch vụ cộng thêm được
khách sử dụng.

12
Hình 6: Ví dụ về tình hình hoạt động của KS - Ghi sổ hoạt động nhận/trả phòng của khách nghỉ
lại

 Trang tính tổng hợp doanh thu: Sau khi khách hàng nhận và trả phòng, KS
sẽ phát sinh thu nhập và các chi phí nhất định. Các chi phí và doanh thu
được tổng hợp vào trang tính tổng hợp, giúp nhân viên dễ dàng ghi nhận
và theo dõi các thay đổi trong doanh thu hàng ngày.

Hình 7: Ví dụ tình hình kinh doanh KS - trang tính tổng hợp doanh thu và chi phí

13
Các thông tin về tình hình doanh thu được ghi nhận trong hình ảnh là ví dụ được
nhóm tự đề ra. File Excel chỉ nhằm mục đích mô phỏng. Vì vậy, sự chính xác
trong thông tin không cao, không gần với thực tế.

2.1.4. Nhu cầu phát triển thị trường:


Marriott International, Inc. (Marriott) được biết tới là một trong những tập đoàn
kinh doanh và quản lý khách sạn lớn nhất thế giới. Kể từ khi được thành lập vào
năm 1993, đến năm 2021, số lượng khách sạn Marriott International trên toàn thế
giới đã đạt gần 8.000. Ngày nay, hầu hết các chuỗi khách sạn của Marriott đều
nằm bên ngoài Hoa Kỳ. Điều này một phần là do việc mua lại chuỗi Delta Hotels
của Canada và Starwood Hotels and Resorts của Mỹ lần lượt vào các năm 2015
và 2016. Tính đến năm 2021, số lượng khách sạn Marriott International theo khu
vực tiếp tục tăng đáng kể. Tuy nhiên, ông trùm ngành khách sạn này không có dự
định dừng lại. Hệ thống khách sạn Marriott không tập trung phát triển các loại
hình dịch vụ lưu trú tầm trung và cao cấp. Các khách sạn thuộc hệ thống tập đoàn
được chia làm 4 cấp bậc: tầm trung, cao cấp, hạng sang và siêu sang (Marriott
International, Inc.). Khi công nghệ tiếp tục phát triển vượt bậc, ngành khách sạn
phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các tổ chức mới thành lập tại các thị trường
này. Ví dụ, kể từ khi Airbnb xuất hiện, thương hiệu này đã thay đổi hoàn toàn
cách mà ngành khách sạn vận hành, và cũng là một đối thủ đáng để cho những
ông lớn trong ngành chú ý. Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, tại thị trường
nội địa Mỹ dần có sự bão hòa. Marriott luôn cố gắng vươn tới các thị trường tiềm
năng trên khắp thế giới qua các chiến lược kinh doanh và phát triển độc đáo. Với
bộ sưu tập to lớn các hệ thống khách sạn, cánh tay của Marriott luôn muốn vươn
dài và tiếp cận đến thị trường tiềm năng tại các nước trên thế giới, đặc biệt là
châu Á.

Marriott mở rộng thị trường ra toàn cầu bằng các hoạt động mua bán và sáp nhập
những thương hiệu khác. Qua đó, củng cố hoạt động kinh doanh của mình trong
ngành khách sạn trên toàn cầu. Thông qua chiến lược M&A, Marriott mong
muốn thiết lập lợi thế cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế thương hiệu trên thị

14
trường mục tiêu. Tháng 5 vừa qua, Marriott International vừa công bố kế hoạch
mở rộng danh mục tại Việt Nam - đúng thời điểm mở cửa du lịch quốc tế trở lại.
Theo đó tập đoàn này dự kiến bổ sung gần 9.000 phòng khách sạn và căn hộ
hàng hiệu trong 4 năm tới, với sự gia nhập của các thương hiệu chủ chốt thuộc
tập đoàn như The Ritz-Carlton, Marriott, Westin hay Courtyard (Phong, 2022).
Tầm nhìn của tập đoàn hướng tới việc mở rộng tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Kế hoạch phát triển của Marriott sẽ đưa các chuỗi hệ thống khách sạn
thuộc phân khúc cao cấp và xa xỉ đến với 24 thị trường khách sạn mới, với hơn
70 khách sạn. Nhận thấy nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của du khách tăng cao
sau thời gian dài nghỉ dịch, tập đoàn Marriott nhanh chóng nắm bắt cơ hội, lên kế
hoạch mở cửa các dịch vụ lưu trú tại nhiều điểm đến đắt giá như Budapest, Hàn
Quốc, Kyoto (Nhật Bản), v.v. (Destination editor, 2021).

15
2.2. Ứng dụng IoT trong hệ thống khách sạn Marriot:
Nắm bắt các xu hướng công nghệ trên thế giới, Marriott ứng dụng các hệ thống
quản lý tự động hiện đại vào các cơ sở khách sạn thuộc quản lý. Hệ thống
Internet vạn vật cũng không ngoại lệ cũng được nhanh chóng ứng dụng tại các
khách sạn thuộc chuỗi. Ứng dụng đầu tiên mà các du khách có thể dễ dàng bắt
gặp, đó là hệ thống cửa tự động đóng mở. Hệ thống hỗ trợ khách sạn trong việc
tiệt kiệm nguồn nhân lực cũng như tăng sự tiện nghi và sang trọng trong trải
nghiệm nghỉ lại của du khách. Hệ thống camera giám sát tự động là ứng dụng thứ
hai của IoT có thể dễ dàng nhận thấy tại các hệ thống khách sạn thuộc tập đoàn
Marriott. Các camera giám sát cảm biến theo chuyển động hoặc được hen giờ để
thay đổi góc quay là công cụ đắt lực giúp duy trì an ninh khách sạn. Số lượng lớn
các máy quay an ninh nhờ sự hỗ trợ của công nghệ IoT, các nhân viên an ninh có
thể dễ dàng thao tác chỉ qua phương tiện điều khiển từ xa tại phòng kỹ thuật.

Hệ thống chiếu sáng thông minh được lắp đặt, chế độ chiếu sáng được hẹn giờ tự
động. Các công tắc đèn được điều khiển bật/tắt chỉ qua điều khiển từ xa, kết hợp
với hệ thống tự động hóa. Hệ thống giúp các khách sạn Mariott tiết kiệm được rất
nhiều thời gian và công sức lao động của nhân viên. Chi phí chiếu sáng được
giảm thiểu ở mức tối uu nhất. Toàn bộ thiết bị chiếu sáng trong khuôn viên KS sẽ
được kiểm soát và điều khiển bật / tắt hoặc hẹn giờ tự động bật / tắt chỉ bằng một
cái chạm nhẹ trên màn hình điều khiển. Hệ thống đèn trong các phòng có thể tắt
hay bật bất cứ lúc nào mà không cần di chuyển đến một bước chân bằng điều
khiển chiếu sáng từ xa tại phòng kỹ thuật. Tương tự như hệ thống điều khiển ánh
sáng, khu vực cây cảnh cũng được các KS hẹn giờ tự động tưới kết hợp với cảm
biến độ ẩm. Hệ thống này hỗ trợ khách sạn duy trì cảnh quang tươi tốt trong
khuôn viên KS.

Bên cạnh những ứng dụng trên, Marriott đã và đang kết hợp cùng Samsung và
Legrand nhằm đưa hệ thống IoT tiến sâu thêm vào chăm sóc khách hàng. Tại
phòng thí nghiệm tọa lạc ở trụ sở chính tập đoàn Mariott, các chuyên gia nghiên
cứu cùng các kỹ sư đang thử nghiệm phòng nghỉ thông minh. Các thiết bị điện tử

16
trong phòng được liên kết với một bảng điều khiển cảm ứng trong phòng, có tích
hợp điều khiển bằng giọng nói. Phòng nghỉ thông minh cho phép khách hàng ra
lệnh sử dụng các thiết bị trong phòng bằng giọng nói và chạm cảm ứng. Ngoài ra,
khách hàng còn có thể tiếp cận đến tất cả các dịch vụ khác của khách sạn như hẹn
giờ báo thức, đặt xe, dịch vụ giặt ủi,... chỉ qua bảng điều khiển trong phòng. Đây
là bước tiến mới của việc ứng dụng hệ thống Internet vạn vật. Trải nghiệm của
khách hàng không chỉ được nâng cao, mà các thông tin về sở thích, thói quen của
khách hàng cũng được ghi nhận vào hệ thống. Từ đó, KS có thể dễ dàng thiết kế
các trải nghiệm riêng biệt và độc nhất cho từng khách hàng dựa trên dữ liệu thu
thập được từ hệ thống IoT. Được tiến hành từ năm 2017, hệ thống đang được thử
nghiệm tại một số KS thuộc tập đoàn Mariott tọa lạc tại Mỹ. Đây được dự đoán
sẽ là đột phát mới trong ngành khách sạn trên toàn thế giới.

Một ứng dụng khác của IoT hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các khách sạn
thuộc hệ thống Marriott Bonvoy của tập đoàn Marriott là chìa khóa phòng thông
minh. Các khách sử dụng dịch vụ phòng không cần sử dụng thẻ từ hay chìa khóa
vật lý nữa, cửa phòng được mở bằng mã kích hoạt được gửi đến điện thoại qua
ứng dụng Marriott Bonvoy. Thông tin của khách hàng sẽ được thu thập tại quầy
lễ tân, Internet vạn vật sẽ giúp lan truyền và kết nối thông tin đến khóa tự động
tại của phòng. Sau khi thủ tục nhận phòng được hoàn thành, mã chìa khóa sẽ
được gửi đến điện thoại, các khách nghỉ lại chỉ việc chạm vào biểu tượng mở
khóa trên điện thoại khi đến trước cửa phòng. Đây là một ứng dụng nhận được
nhiều sự ưa thích từ các hệ thống KS và KH vì sự tiện lợi và tính bảo mật cao.
Internet vạn vật là sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Việc nắm bắt và sử dụng
thành thạo công nghệ trên mang đến trải nghiệm độc đáo cho du khách cũng như
làm nổi bật KS giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

17
KẾT LUẬN
Các bước tiến vượt bậc của công nghệ đã cho ra đời các ứng dụng kỹ thuật độc
đáo. Hệ thống IoT là một trong số đó. Các ứng dụng tự động giúp thu thập dữ
liệu, kết nối thông tin và điều khiển các thiết bị điển tử đã thổi một luồng gió mới
trong các thói quen sinh hoạt của con người. Việc sử dụng IoT mở ra một cánh
cửa mới trong ngành dịch vụ khách sạn. Xu hướng khách sạn thông minh ra đời
cùng với công nghệ mới. Các cảm biến tự động và hệ thống thu thập, lưu trữ
thông tin tự động của hệ thống Internet vạn vật giúp tăng sự tiện nghi trong dịch
vụ lưu trú. Các ứng dụng đơn giản như cửa tự động, hệ thống máy quay an ninh
tự động, quầy nhận/trả phòng tự động, ... đã nâng tầm trải nghiệm tại các khách
sạn. Tập đoàn khách sạn Marriott International cũng nhận ra được các tiện ích
trong công nghệ IoT. Các khách sạn thuộc hệ thống tập đoàn nhanh chóng ứng
dụng các công nghệ mới nhằm tiếp cận gần nhất đến các nhu cầu của khách hàng.
Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ
mới vào dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ lưu trú. Thẻ phòng tự động tích
hợp trên ứng dụng điện thoại đã và đang nhận được sự yêu thích từ rất nhiều
khách hàng. Phòng nghỉ thông minh đang được Marriott thử nghiệm cũng dự
đoán sẽ nhận được nhiều quan tâm và ưa chuộng của khách du lịch cao cấp. Các
bước đi mạnh mẽ trong kinh doanh cùng tầm nhìn sâu rộng trong việc nghiên cứu
và phát triển ngành dịch vụ lưu trú đã giúp Marriott trở thành tập đoàn hàng đầu
thế giới trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Các chiến lược và bước tiến của họ
trong kinh doanh và cả trong khoa học công nghệ là bài học lớn và tấm gương
cho các nhà quản trị khách sjan khác theo đuổi và học hỏi.

18
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
1. Chi, Q. (2019). Choáng ngợp tiệc cưới tỷ phú Ấn Độ tại JW Marriott Phu
Quoc Emerald Bay. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Được truy lục từ
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/choang-ngop-tiec-cuoi-ty-phu-an-do-tai-
jw-marriott-phu-quoc-emerald-bay-post196393.gd

2. Destination editor. (2021, 3 18). Marriott International lên kế hoạch mở


rộng với hơn 70 khách sạn mới. Được truy lục từ Business and
Management review: https://destination-review.com/marriott-
international-len-ke-hoach-mo-rong-voi-hon-70-khach-san-moi/

3. EHOTEL. (2016). Smart Hotel - Hệ thống quản lý khách sạn thông minh.
Retrieved from EHotel: http://e-hotel.vn/san-pham/smart-hotel/

4. Hal B. Gregersen and J. Stewart Black. (2002). J. W. Marriott, Jr., on


growing the legacy. Academy of Management Perspectives, 16(2).
doi:https://doi.org/10.5465/ame.2002.7173490

5. Hoàn, T. (2021). Giới Thiệu Về Chuỗi Khách Sạn Marriott | Tripzone.


Được truy lục từ Phố hẹn: https://phohen.com/post-detail/gioi-thieu-ve-
chuoi-khach-san-marriott--tripzone/1167183706#

6. Marriott International, Inc. (không ngày tháng). Khám phá thương hiệu
Marriott. Đã truy lục 6 2022, từ Marriott Bonvoy:
https://www.marriott.com/vi/marriott-brands.mi

7. MISA AMIS. (2022, 5 27). Chiến lược kinh doanh của Marriott – Chuỗi
khách sạn lớn nhất toàn cầu. Retrieved from MISA AMIS:
https://amis.misa.vn/50885/chien-luoc-kinh-doanh-cua-marriott/#I_Gioi_t
hieu_tong_quan_ve_Marriott

8. Phong, H. (2022, 5 24). Marriott International muốn mở rộng danh mục


gấp 4 lần tại Việt Nam. Báo điện tử Vnexpress. Được truy lục từ
https://vnexpress.net/marriott-international-muon-mo-rong-danh-muc-
gap-4-lan-tai-viet-nam-4467023.html

9. Somayya Madakam, R. Ramaswamy, Siddharth Tripathi. (2015). Internet


of Things (IoT): A Literature Review. Journal of Computer and
Communications, 3(5). Retrieved from
http://www.scirp.org/journal/PaperInformation.aspx?
PaperID=56616&#abstract

19
10. v.nammh. (2021, 3 1). Internet vạn vật (IoT) là gì? Được truy lục từ
Vsmart: https://www.vsmart.net/vi/internet-van-vat-iot-la-gi

20

You might also like