You are on page 1of 20

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
-------o0o-------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: NHẬP MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG IOT TRONG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHẠM XUÂN KIÊN


Sinh viên thực hiện : TRẦN XUÂN SANG
Lớp : ITS329_231_1_D04

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2


ỨNG DỤNG IOT TRONG QUẢN LÍ NĂNG LƯỢNG......................................3
GIỚI THIỆU............................................................................................................3
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................4
I. INTERNET OF THINGS – IoT là gì?...............................................................5
II. Các đặc tính của IoT..........................................................................................5
III. Ưu điểm và nhược điểm...................................................................................6
IV. Liên hệ thực tế.................................................................................................11
A. Điều kiện địa phương....................................................................................11
B. Tiềm năng phát triển.....................................................................................12
V. Giải pháp phát triển xu hướng và mở rộng phạm vi ở Việt Nam................13
A. Giải pháp phát triển xu hướng......................................................................13
B. mở rộng xu hướng ra Việt Nam....................................................................14
Kết luận..................................................................................................................17
Tài liệu tham khảo.................................................................................................18
Phụ lục....................................................................................................................19

1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học môn em đã được giảng viên bộ môn truyền đạt cho những kiến
thức lý luận nhưng chưa có cơ hội được va chạm thực tiễn, qua bài tập lớn kết thúc học
phần, em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về môn Hệ Thống Thông Tin Quản Lý – MIS,
môn học đã đem lại nhiều lợi ích cho em khi ra trường và làm việc sau này.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến giảng viên bộ môn đã chỉ bảo em tận
tình giúp đỡ em làm bài tập lớn.

Nhưng do chưa có nhiều kiến thức ở ngoài nên bài tập còn nhiều thiếu xót trong qua trình
tìm hiểu, nghiên cứu và tình bày, em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo để bài được hoàn chỉnh hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

2
ỨNG DỤNG IOT TRONG QUẢN LÍ NĂNG LƯỢNG
GIỚI THIỆU
Bài luận tiểu này nghiên cứu và trình bày về một trong những xu hướng đầy tiềm năng và
quan trọng trong lĩnh vực Hệ thống thông tin hiện đại, đó là ứng dụng của IoT( Internet
of Things ) trong quản lý năng lượng tại Việt Nam . Trong bối cảnh quản lý năng lượng,
IoT mang lại sự thay đổi đáng kể trong cách chúng ta hiểu và tận dụng năng lượng tài
nguyên. Việt Nam, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế và gia tăng dân số,
đang đối mặt với một áp lực ngày càng tăng về tiêu thụ năng lượng. Điều này đặt ra câu
hỏi về cách quản lý năng suất một cách hiệu quả, bền vững và tiết kiệm. IoT trong khả
năng quản lý năng lượng không chỉ là một khái niệm khái niệm vật thể mà còn là một
thực tế đang được phát triển trên diện rộng. Các ứng dụng IoT trong lĩnh vực năng lượng
tại Việt Nam bao gồm sự kết hợp của các cảm biến thông minh và các thiết bị kết nối,
cho phép theo dõi và kiểm soát tiêu thụ năng lượng của các hộ gia đình, doanh nghiệp và
cơ quan. Hệ thống điều khiển và quản lý lượng thông tin qua IoT giúp giảm thiểu sự lãng
phí, tối ưu hóa công việc sử dụng năng lượng và tạo ra môi trường sống và làm việc bền
vững hơn.

3
LÍ DO CHỌN
ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh
năng lực ngày
càng trở nên
quan trọng trong
sự phát triển của
Việt Nam, việc
tìm kiếm những
giải pháp thông
minh và hiệu quả cho việc quản lý và tiết kiệm năng lượng là một nhiệm vụ cấp bách.
IoT đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để giúp quản lý năng lượng và hướng dẫn chúng
ta đạt được một tương lai vững chắc và sáng sủa. Ngoài công việc giám sát và kiểm soát
Hình 1. Nguồn: MPI, UNDP
tiêu thụ năng
lượng, IoT còn mở ra cơ hội phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này
bao gồm việc theo dõi hiệu suất của các hệ thống năng lượng tái tạo như pin năng lượng
mặt trời và gió, từ đó sản phẩm tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng. Ở cạnh đó, việc thực
hiện hợp nhất lịch sử và thời gian dữ liệu từ các thiết bị IoT cho phép dự báo và quản lý
nhu cầu năng lượng trong tương lai. Điều này giúp tránh khả năng thoát trạng thái thất
bại và cung cấp việc phát triển nguồn cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ
tầng.
Từ công việc quản lý tiêu thụ năng lượng cá nhân đến quản lý năng lượng trong sản xuất
công nghiệp và hạ tầng công cộng, IoT đang tạo ra một môi trường trống thông tin hoàn
chỉnh để đảm bảo hiệu quả và bền vững trong quá trình sử dụng năng lượng tại Việt
Nam. Việc áp dụng công nghệ IoT trong quản lý năng lượng không chỉ giúp giảm ki phí
mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và kho báu tài nguyên thiên nhiên. Trong
các phần tiếp theo của bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào các khía cạnh cụ thể hơn
là ứng dụng IoT trong khả năng quản lý tại Việt Nam. Sẽ được thảo luận về ưu điểm,
nhược điểm, và liên hệ thực tế tại địa phương. Đặc biệt, bài luận nhỏ sẽ đề xuất giải pháp
để phát triển xu hướng mới này tại Việt Nam và mở rộng phạm vi ứng dụng.

4
I. INTERNET OF THINGS – IoT là gì?
Internet of (viết tắt là IoT) hay
còn được gọi là Mạng lưới vạn
vật kết nối hoặc Internet vạn
vật. IoT là một mạng lưới gồm
các thiết bị kết nối với nhau
thông qua Internet. Thiết bị này
có khả năng chia sẻ các dữ liệu
về cách chúng được sử dụng
cũng như môi trường chúng
đang được vận hành. Tất cả dữ Hình 2. Nguồn: digitaldisrupting.com

liệu đều được thu thập bằng cách sử dụng các biến cảm ứng được gắn trong mọi thiết bị
mà bạn đang sử dụng.
Theo tổ chức Sáng kiến chuẩn mực toàn cầu về Internet hiệu ứng (IoT-GSI), IoT được
định nghĩa là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ
(điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ
vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp," và với mục đích ấy
một "vật" là "một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà
vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông".
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về IoT mà các tổ chức và doanh
nghiệp thường đưa ra các định nghĩa và giải pháp riêng biệt. Tuy nhiên, có thể tạm thời
hiểu rằng Internet of Things là một bản kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con
người được cung cấp một danh sách định nghĩa của riêng mình và tất cả khả năng truyền
tải, trao đổi thông tin trống , dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương
tác trực tiếp giữa người với người với máy tính. IoT đã phát triển từ tổ chức công nghệ
không dây, công nghệ cơ điện tử và Internet.

II. Các đặc tính của IoT


Khả năng xác định - Tất cả các thành phần tham gia vào mạng lưới IoT đều được xác
định: từ thiết bị và phương tiện đến con người, mỗi cái đều được phân biệt thông qua các
mã số độc đáo. Việc xác định này nhằm mục đích phân loại các nhóm đối tượng, tạo điều
kiện cho việc thu thập và xử lý thông tin diễn ra với độ chính xác cao hơn.
Độ thông minh và tích hợp tự động - Các yếu tố trí tuệ nhân tạo và tích hợp tự động
được đưa vào sử dụng trong mạng lưới IoT. Thiết bị và hệ thống có khả năng tự động
hoạt động trong các điều kiện môi trường cụ thể và các tình huống thực tế.
5
Hệ thống phức tạp - IoT đại diện cho một mạng lưới phức tạp, bao gồm nhiều thiết bị
không đồng nhất với phần cứng và mạng lưới khác nhau. Các thiết bị này có khả năng
tương tác thông qua kết nối mạng trên cùng một nền tảng internet. Vì vậy, việc quản lý
và vận hành hệ thống IoT đòi hỏi sự phức tạp, đòi thời gian, công sức và nguồn lực tài
chính.
Quy mô lớn - Hệ thống IoT có thể bao gồm từ hàng trăm nghìn đến hàng tỷ thiết bị cùng
kết nối trên một nền tảng internet duy nhất. Mỗi thành phần sẽ đảm nhiệm một vai trò cụ
thể, thực hiện các nhiệm vụ chức năng khác nhau, chia sẻ và sử dụng tài nguyên chung.
Lượng thông tin được truyền tải bởi các thiết bị sẽ đáng kể hơn so với thông tin được
truyền tải bởi con người.
Tính đa dạng - các thiết bị điện tử và máy móc có khả năng linh hoạt trong việc thay đổi
trạng thái, như chuyển giữa trạng thái ngủ và trạng thái hoạt động, thiết lập hoặc ngắt kết
nối, thay đổi vị trí và điều chỉnh tốc độ. Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể thay đổi tự
động tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

III. Ưu điểm và nhược điểm


Với việc sử dụng đầy đủ các mô hình công nghệ IoT trong lĩnh vực quản lí năng lượng ở
Việt Nam thì đây sẽ là những điều hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho đất
nước. Thông qua việc kết nối và theo dõi các hệ thống năng lượng, ta có thể tối ưu hóa
việc sử dụng năng lượng và quản lí hiệu quả nguồn cung năng lượng. Sự kết hợp việc
giám sát IoT trong các việc giám sát, đo lường và kiểm tra các nguồn năng lượng sẽ giúp
chúng ta giảm lãng phí, cải thiện hiệu suất và giảm hao tổn trong quá trình phát triển và
cung cấp các nguồn năng lượng, hơn nữa nó có thể giúp dự đoán rò rỉ hoặc sụt giảm điện
áp tại các nút, nếu có. Những việc này có thể dẫn đến tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu
tác động không tốt đến môi trường và giảm các chi phí về năng lượng cho người dùng
cuối. Vậy có thể thấy IoT có tiềm năng lớn để cải thiện quản lý năng lượng ở Việt Nam
và góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như tối ưu hóa tài nguyên năng lượng
của đất nước.

6
Hình 3. Nguồn: quanta-technology

 Một số ưu điểm có thể kể đến:

Giảm chi tiêu năng lượng


Có thể thấy lợi ích kinh tế là một trong các nguyên nhân chính để các doanh nghiệp nói
chung và các cơ sở sản xuất, các nhà máy nói riêng đang chuyển mình mà sử dụng các
công nghệ IoT để cải thiện hiệu suất năng lượng. IoT cho phép thực hiện các quá trình đo
lường thông minh và theo dõi quá trình sử dụng điện năng trong thời gian thực. Điều này
giúp tạo ra một hệ thống dự đoán đáng tin cậy dựa trên những thông tin được thu thập,
góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả, loại bỏ lãng phí năng lượng không cần
thiết. Hơn nữa, IoT còn đặt nền tảng thực hiện các quyết định thông minh hơn liên quan
đến chi tiêu và đầu tư dựa trên các dữ liệu đã được thu nhập đó mà từ đó giúp các doanh
nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược để tối ưu hóa tài nguyên và giảm thiểu rủi
ro tài chính.
Tuân thủ tốt hơn các quy định
Các công ty không chỉ tận dụng IoT để quản lý năng lượng trong hoạt động hàng ngày
mà còn sử dụng các công cụ phân tích mạnh mẽ để đảm bảo tuân thủ tốt hơn các quy
định về môi trường. Những nền tảng Software as a Service (SaaS) hiện đại đã cung cấp
các công cụ phân tích cụ thể để kiểm tra xem liệu họ đáp ứng các tiêu chuẩn, chứng chỉ,
khuyến khích và chương trình môi trường trong ngành hay không. Bên cạnh đó, nhờ vào
các hệ thống IoT này, họ có khả năng theo dõi và đánh giá mức độ tuân thủ với các quy
định về bảo vệ môi trường. Dữ liệu từ IoT cung cấp cái nhìn chi tiết và chính xác về tình
hình thực tế, giúp công ty xác định xem họ đã đạt được các tiêu chuẩn và quy định cần

7
thiết hay chưa. Điều này không chỉ giúp các công ty tuân thủ các quy định môi trường
hiện hành mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ nhận các chứng chỉ và khuyến khích môi
trường.
Tích hợp năng lượng xanh
Ngày nay, các doanh nghiệp có quyền tự do triển khai sử dụng IoT để quản lí năng lượng
và mở rộng việc sử dụng năng lượng xanh. Họ có thể tận dụng các hệ thống như năng
lượng mặt trời và tuabin gió dựa trên công nghệ IoT để cung cấp năng lượng xanh miễn
phí, đáp ứng một phần nào đó hoặc có thể là toàn bộ nhu cầu về năng lượng cho các nhà
máy, cơ sở sản xuất dựa vào quy mô và mức độ hoạt động. Bên cạnh đó, các nhà máy và
cơ sở sản xuất còn có thể áp dụng các cảm biến giám sát về việc sử dụng năng lượng và
thu nhập dữ liệu về hiệu suất. Từ đó giúp họ hiểu hơn về cách tối ưu hóa việc sử dụng
năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ của họ.
Tối ưu hóa việc bảo trì tài sản
Tương tự như việc sử dụng công nghệ kết nối trong môi trường công nghiệp, sự tích hợp
cảm biến và phân tích dữ liệu mang lại khả năng theo dõi chi tiết về tình trạng và hiệu
suất của các máy móc, thiết bị và các ứng dụng trên các nhà máy điện, nhà máy phân
phối năng lượng và toàn bộ các hệ sinh thái tạo ra như các trang trại gió, đập, cánh đồng
năng lượng mặt trời và nhiều hệ thống khác. Bên cạnh đó, các dữ liệu được thu nhập này
còn được sử dụng để dự đoán lịch trình bảo trì, theo dõi sự hao mòn của tài sản và giúp
đưa ra các quyết định thông minh về việc bảo trì cũng như cải thiện hiệu suất hoạt động.
IoT cho phép việc sử dụng dự đoán và kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và
đưa ra các hệ thống cảnh báo tức thì khi phát hiện bất thường, giúp ngăn ngừa sự cố
không mong muốn và tối ưu hóa việc bảo trì dự định, từ đó tiết kiệm thời gian và tài
nguyên.
Tự động hóa các quy trình
Các công ty trong lĩnh vực tiện ích, nhà phân phối điện và các nhà sản xuất năng lượng
đang đầu tư mạnh vào việc hiện đại hóa để thực hiện hoạt động công việc tự động hóa.
Họ thay đổi cơ cấu và các quy trình làm việc của mình để tận dụng sự tiến bộ của công
nghệ và giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động, từ đó tối ưu hóa chi phí và nỗ lực. Ví dụ
như việc sử dụng IoT trong hệ thống giám sát để tự động hóa quản lý tài sản. Thay vì
phải có sự can thiệp của con người thì giờ đây ta chỉ cần quản sát qua màn hình và thao
tác ngay tại chỗ một cách dễ dàng hay ta có thể tự động tính toán giá điện động, đáp ứng
theo thời gian thực cho các người tiêu dùng. Nhờ vào sự kết hợp của IoT và tự động hóa,
ngành năng lượng đang tiến xa hơn trong việc cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa quy trình, và

8
giảm chi phí lao động. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định và
hiệu quả hơn, cung cấp lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Dự đoán mức tiêu thụ và chi tiêu – lập kế hoạch cho phù hợp
Chúng ta có thể kết hợp các hệ thống quản lý năng lượng sử dụng IoT với các thuật toán
máy học, từ đó ta sẽ tạo ra một công cụ mạnh mẽ để dự đoán mức tiêu thụ năng lượng
trong tương lai. Thông tin chi tiết thu thập từ các cảm biến IoT và được xử lý bằng máy
học cho phép các công ty năng lượng xây dựng chiến lược sản xuất năng lượng dựa trên
dữ liệu thời gian thực. Điều này giúp họ tối ưu hóa việc sản xuất năng lượng, đảm bảo
cung cấp đúng lượng năng lượng theo nhu cầu và giảm thiểu lãng phí.Ngoài ra, việc áp
dụng IoT trong quản lý năng lượng còn có khả năng xác định tình hình và diễn biến xấu
trước. Chẳng hạn, các nhà cung cấp năng lượng có thể sử dụng thông tin chi tiết về xu
hướng tiêu thụ năng lượng để dự đoán mức tăng đột biến trong phụ tải. Điều này cho
phép họ đưa ra các biện pháp khuyến khích và điều chỉnh để cân bằng nhu cầu năng
lượng, từ đó ngăn ngừa tình trạng quá tải và đảm bảo rằng mạng lưới điện luôn hoạt động
ổn định và hiệu quả.
 Bên cạnh những lợi ích IoT mang lại cũng có những thách thức bất cập và
nan giải mang lại:

Bảo mật và quyền riêng tư


Một trong những thách thức lớn nhất của việc sử dụng IoT trong quản lý năng lượng là
bảo mật và quyền riêng tư. Các thiết bị IoT thường có tính liên kết mạnh với mạng lưới,
và điều này có thể tạo điểm yếu trong hệ thống, dễ bị tấn công bởi các hacker và kẻ xâm
nhập. Nếu không có các biện pháp bảo mật đủ mạnh, thông tin nhạy cảm liên quan đến
năng lượng có thể bị đánh cắp hoặc bị tấn công từ xa. Hơn nữa, vấn đề về quyền riêng tư
cũng đối diện với rủi ro. Với việc thu thập dữ liệu từ hàng loạt thiết bị IoT, có nguy cơ rò
rỉ thông tin cá nhân và tiết lộ thói quen sử dụng năng lượng của người dùng. Điều này có
thể đe dọa quyền riêng tư của họ và tạo điều kiện cho việc sử dụng sai mục đích hoặc
phân phối thông tin cá nhân.
Khả năng tương tác và tương thích
Mạng lưới IoT có thể bao gồm nhiều thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, sử dụng
các giao thức và chuẩn kỹ thuật khác nhau. Điều này có thể gây ra khó khăn trong việc
kết nối và quản lý các thiết bị này. Đặc biệt, khi cần tích hợp các hệ thống cũ hoặc đã tồn
tại trong môi trường làm việc, việc đảm bảo tính tương thích và tương tác là một quá
trình phức tạp.

9
Vấn đề thêm nữa là khả năng tương tác và tương thích không chỉ liên quan đến phần
cứng mà còn đến phần mềm. Các ứng dụng và giao diện phải được thiết kế sao cho người
sử dụng có thể dễ dàng tương tác với các thiết bị và thu thập dữ liệu từ chúng. Điều này
đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận công nghệ thông tin và kỹ thuật.

Chi phí đầu tư


Triển khai IoT đòi hỏi đầu tư lớn vào một loạt các yếu tố. Đầu tiên, cần phải mua và triển
khai các thiết bị IoT và cảm biến, mà thường có giá trị không nhỏ. Thêm vào đó, xây
dựng và duy trì hệ thống mạng để kết nối và quản lý các thiết bị cũng đòi hỏi nguồn lực
tài chính đáng kể.Hơn nữa, phần mềm và ứng dụng phải được phát triển hoặc mua bản
quyền, và điều này cũng là một khoản đầu tư đáng kể. Các dự án IoT thường cần một đội
ngũ kỹ thuật lành nghề để triển khai và quản lý, điều này cũng đòi hỏi sự đầu tư vào nhân
lực.
Hiệu suất năng lượng của các thiết bị
Một số thiết bị IoT không được thiết kế để tiết kiệm năng lượng và có mức tiêu thụ năng
lượng cao, đặc biệt khi phải hoạt động liên tục hoặc cần nguồn năng lượng thay thế. Điều
này dẫn đến việc tăng mức tiêu thụ năng lượng tổng thể, gây lãng phí và ảnh hưởng đến
tính bền vững của hệ thống năng lượng. Sự lãng phí năng lượng không chỉ tạo ra chi phí
tăng thêm mà còn có thể ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt khi năng lượng được sản
xuất từ các nguồn không thân thiện với môi trường. Mức tiêu thụ năng lượng không cân
đối cũng có thể làm tăng chi phí vận hành và duy trì hệ thống, đặc biệt khi phải cung cấp
nguồn năng lượng thay thế cho các thiết bị hết năng lượng.
Tuổi thọ thiết bị
Việc thay thế các thiết bị IoT đòi hỏi một sự đầu tư thêm vào cả về thời gian lẫn tài
chính. Điều này đặc biệt đáng quan tâm khi các thiết bị IoT được triển khai trong môi
trường mà họ phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt hoặc trong các ứng dụng yêu
cầu sự ổn định và đáng tin cậy. Ngoài ra, việc thay thế các thiết bị cũng đặt ra câu hỏi về
việc xử lý các thiết bị cũ một cách bảo vệ môi trường. Các thiết bị IoT cũ thường chứa
các thành phần và vật liệu độc hại, và việc xử lý chúng một cách an toàn và thân thiện với
môi trường là một thách thức riêng.

10
IV. Liên hệ thực tế
A. Điều kiện địa phương
Yếu tố tự nhiên
Đắk Lắk có lợi thế về điều kiện thời tiết và khí hậu, với lượng ánh sáng mặt trời chiếu
sáng trung bình hàng năm cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự
án năng lượng mặt trời. IoT có thể được áp dụng để giám sát và điều chỉnh hiệu suất của
các hệ thống điện mặt trời, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời. Bên cạnh
đó nơi đây cũng có tiềm năng lớn về năng lượng gió. Các công nghệ IoT có thể giúp
giám sát và điều chỉnh hiệu suất của các tuabin gió, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng
lượng gió.

Hình 4. Nguồn: H. Gia

Ngoài ra, IoT còn có thể giúp cải thiện hiệu quả quản lý năng lượng. Các thiết bị IoT có
thể giám sát tiêu thụ năng lượng trong thời gian thực và cung cấp thông tin chi tiết về
việc sử dụng năng lượng, giúp người dùng tìm hiểu và điều chỉnh hành vi tiêu thụ năng
lượng của mình.
Yếu tố kinh tế
Đắk Lắk nổi tiếng với canh tác cây cà phê và cao su, là nguồn thu quan trọng cho tỉnh
này. Việc sử dụng IoT trong nông nghiệp có tiềm năng cải thiện hiệu suất sản xuất, từ
theo dõi độ ẩm đất và sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả đến việc dự đoán thời

11
gian thu hoạch. Công nghệ IoT giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm lãng phí. Với
sự đa dạng về nền kinh tế trong tỉnh Đắk Lắk đòi hỏi một quản lý năng lượng linh hoạt và
thông minh. IoT có khả năng tích hợp và tối ưu hóa quá trình sử dụng năng lượng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế, từ nông nghiệp đến công nghiệp và ngành dịch vụ. Việc triển khai
IoT không chỉ giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng, mà còn tạo cơ hội kinh tế. Sự phát
triển và triển khai các giải pháp IoT có thể tạo ra việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế tại Đắk Lắk.
Điều kiện khoa học công nghệ
Trong thời gian gần đây, Đắk Lắk đã thấy sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đặt ra cơ hội để áp dụng
công nghệ IoT trong quản lý năng lượng. Sự tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển công
nghệ trong tỉnh có thể cung cấp cơ sở vững chắc cho việc triển khai các giải pháp IoT, từ
việc phát triển các thiết bị IoT đến việc phân tích dữ liệu năng lượng. Tận dụng kiến thức
địa phương và cộng đồng của các nhà nghiên cứu và nhà phát triển công nghệ cũng là
yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các giải pháp IoT sẽ đáp ứng hiệu quả cho thách thức
quản lý năng lượng tại Đắk Lắk.

B. Tiềm năng phát triển


Quản Lý Tiêu Thụ Năng Lượng: IoT có thể được sử dụng để quản lý tiêu thụ năng
lượng trong các công trình và ngôi nhà ở Đắk Lắk. Các thiết bị thông minh có khả năng
tự động tắt bật, điều chỉnh nhiệt độ, và theo dõi hiệu suất tiêu thụ năng lượng. Điều này
giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí.
Theo Dõi và Quản Lý Nguồn Nước: IoT cũng có thể được áp dụng để theo dõi và quản
lý tài nguyên nước ở Đắk Lắk, một khu vực với nhiều hồ nước lớn. Việc sử dụng cảm
biến và mạng lưới IoT để theo dõi mực nước, chất lượng nước, và điều chỉnh vận hành
các hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp có thể giúp tiết kiệm nước và tối ưu hóa sử dụng
nguồn nước.
Tối Ưu Hóa Năng Lượng Trong Nông Nghiệp: Nông nghiệp là một phần quan trọng
của nền kinh tế Đắk Lắk. IoT có thể được áp dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông
nghiệp, từ việc theo dõi độ ẩm đất đối với canh tác cây cà phê đến việc quản lý hệ thống
tưới tiêu và thu hoạch nông sản. Điều này sẽ giúp giảm lãng phí năng lượng và tài
nguyên trong ngành nông nghiệp.
Nâng Cao Hiệu Quả Công Nghiệp: Đắk Lắk cũng có tiềm năng phát triển các ngành
công nghiệp khác như chế biến thực phẩm và sản xuất năng lượng từ nguồn tái tạo. IoT

12
có thể được sử dụng để theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất, giúp tối ưu hóa sử dụng
năng lượng và giảm tác động đến môi trường.
Tiềm năng ứng dụng của IoT trong quản lý năng lượng ở Đắk Lắk là rất lớn và có thể
đóng góp đáng kể vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lãng phí tài
nguyên, và bảo vệ môi trường. Điều quan trọng là đảm bảo tích hợp các giải pháp IoT với
đặc thù của Đắk Lắk và đảm bảo rằng sự triển khai này sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng
địa phương và cả khu vực nói chung.

V. Giải pháp phát triển xu hướng và mở rộng phạm vi ở Việt Nam


A. Giải pháp phát triển xu hướng
Giải pháp lưu trữ năng lượng
Với địa hình và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các hệ thống năng lượng mặt trời và
năng lượng gió thì việc lưu trữ năng lượng sẽ giúp địa phương có thể tiết kiệm chi phí
cho các khoản năng lượng sau này cùng với sự dư thừa năng lượng do việc kiểm soát đầu
ra của các nguồn năng lượng không được điều phối đúng cách. Việc dự trữ năng lượng sẽ
cho phép người dùng trở nên thuận tiện và tự chủ hơn trong khoảng thời gian mất điện và
những tình huống khác. Các bộ dự trữ năng lượng thông minh cho phép sao lưu năng
lượng một cách hiệu quả và kiểm soát quản lý cho dư cư một cách tối ưu nhất. Hệ thống
lưu trữ năng lượng còn giúp người dân tại địa phương đưa ra những quyết định thông
minh và an toàn hơn về nguồn năng lượng mà mình cần sử dụng ngoài lưới điện và tải
nào cần bảo vệ. Ví dụ như nên tảng quản lý năng lượng Lumin là một nền tảng về lưu trữ
năng lượng thông minh cũng như hệ thống đo điện. Hệ thống này cho phép chúng ta
giám sát và quản lý mức tiêu thụ năng lượng của mình và tối ưu hóa việc sử dụng năng
lượng mặt trời trên các tòa nhà dân cư.
Đào tạo và nâng cao nhận thức
Đăk lăk, một tỉnh vùng cao đang được chú trọng đầu tư và phát triển thì việc nâng cao
nhận thức về các lĩnh vực về công nghệ đang là điều đáng được quan tâm. Với mật độ
dân số đông và tỷ lệ các dân tộc thiểu số lớn thì việc triển khai các mô hình có quy mô
tầm cỡ cũng mang lại nhiều thách thức nên việc đào tạo và nâng cao nhận thức về IoT và
lợi ích của nó trong quản lý năng lượng là rất quan trọng. Điều này được thực hiện thông
qua các chương trình giáo dục và đào tạo, cũng như các chiến dịch truyền thông và tuyên
truyền.
Phát triển ứng dụng IoT cho nông nghiệp

13
Chúng ta có thể sử dụng công nghệ IoT để giúp các nông dân và nhà quản lý năng lượng
hiểu rõ hơn về các quy trình trong nông nghiệp và làm cho chúng hiệu quả hơn. Ứng
dụng IoT cho nông nghiệp có thể bao gồm việc sử dụng cảm biến để theo dõi độ ẩm đất,
nhiệt độ, độ ẩm không khí, và mức nước trong các khu vực trồng cây. Khi có dữ liệu từ
các cảm biến này, người nông dân có thể biết khi nào cần tưới nước, bón phân, hoặc bảo
vệ cây tránh bị sâu bệnh. Ngoài ra, IoT có thể giúp theo dõi hiệu suất các thiết bị năng
lượng trong nông nghiệp, chẳng hạn như máy bơm nước hoặc hệ thống tưới tiết kiệm
nước. Dữ liệu từ các thiết bị này có thể được thu thập và phân tích qua IoT để đảm bảo
rằng chúng đang hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
Triển khai hệ thống cảm biến thông minh
Hệ thống cảm biến thông minh có thể được sử dụng để theo dõi lượng năng lượng tiêu
thụ trong các tòa nhà công cộng, trường học hoặc bệnh viện. Những cảm biến này sẽ tự
động gửi thông tin về tiêu thụ năng lượng đến một trung tâm quản lý. Nếu phát hiện có sự
lãng phí năng lượng, như ánh sáng hoạt động quá lâu trong tòa nhà hoặc thiết bị hoạt
động không hiệu quả, hệ thống có thể cảnh báo hoặc thậm chí tự động điều chỉnh để tiết
kiệm năng lượng. Ngoài ra, cảm biến thông minh cũng có thể được sử dụng để theo dõi
tình hình của hệ thống điện lực, đặc biệt trong việc phát hiện và sửa chữa sự cố nhanh
chóng. Khi xảy ra sự cố, hệ thống sẽ gửi cảnh báo ngay lập tức, giúp giảm thiểu thời gian
cách ly và tiết kiệm năng lượng.
Với việc triển khai hệ thống cảm biến thông minh, chúng ta có khả năng giám sát và điều
khiển năng lượng một cách thông minh hơn. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng, giảm
thiểu lãng phí và đảm bảo rằng nguồn năng lượng tại Đăk Lăk được sử dụng một cách
hiệu quả nhất.

B. mở rộng xu hướng ra Việt Nam


Cải thiện hạ tầng: Đầu tư vào việc cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) là một yếu tố then chốt để phát triển IoT. Điều này bao gồm việc xây dựng mạng
lưới truyền dẫn dữ liệu rộng lớn và mạnh mẽ, cung cấp kết nối internet tốc độ cao và đảm
bảo rằng các thiết bị IoT có thể dễ dàng và an toàn kết nối với mạng
Bên cạnh đó còn mở rộng ra một số cơ sở hạ khác về quản lý năng lượng trong thành phố
thông minh. Internet of Things có thể giúp giải quyết các vấn đề về hiệu quả sử dụng
năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường , như được minh họa trên nền tảng
Leapcraft . Các thành phố có thể sử dụng hệ thống quản lý năng lượng dựa trên IoT để
điều khiển hệ thống chiếu sáng đường phố, trạm sạc, v.v.

14
Hợp tác với các tổ chức quốc tế: Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế có thể giúp Việt
Nam tiếp cận với các nguồn tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ quốc tế. Việc đưa các học sinh,
sinh viên qua đó du học cũng là điều mà chính phủ đang triển khai để có thể dễ dàng tiếp
thu các công nghệ máy móc hiện đại từ nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, việc mở
rộng các quan hệ quốc tế cũng đang được chú trọng để thuận tiện việc giao lưu, trao đổi
và hỗ trợ các nguồn lực tài chính, nhân sự và kiến thức qua lại lẫn nhau. Đưa đất nước
tiếp cận đến nền văn minh hiện đại hơn qua các công trình năng lượng tiên tiến, giúp nền
năng lượng nước nhà ngày càng phát triển và mở rộng quy mô hơn
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp: Chính phủ có thể tạo ra một môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IoT bằng cách cung
cấp các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và tạo ra một khung pháp lý rõ ràng. Điều này giúp
các doanh nghiệp có thể dễ dàng đầu tư và đưa ra các dự án nổi bật của mình về vấn đề
quản lý năng lượng để triển khai tại Việt Nam.
Tích hợp các hệ thống năng lượng tái tạo: Với sự giúp đỡ của các cảm biến theo dõi năng
lượng, dữ liệu tiêu thụ năng lượng và tiện ích, ta có thể tìm ra cách tối đa hóa việc sử
dụng năng lượng tái tạo trong các dịch vụ khác nhau.Công nghệ IoT giúp tự động hóa
quy trình sản xuất, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu phát thải khí Carbon, tối ưu hóa
việc bảo trì tài sản, lập kế hoạch và dự đoán mức tiêu thụ năng lượng, và nhận biết và sửa
chữa các trục trặc. Ví dụ, Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam đã đưa ra giải
pháp hệ thống EcoStruxure Power, một giải pháp quản lý năng lượng thông minh dựa
trên nền tảng IoT. Giải pháp này giúp quản lý hệ thống năng lượng của khách hàng.
Giải pháp năng lượng xanh
Quản lý năng lượng
xanh ngày nay đã trở
nên thuận tiện hơn
nhiều khi chúng ta kết
hợp việc sử dụng
năng lượng tái tạo với
sự hỗ trợ của IoT. Sử
dụng các nguồn năng
lượng như các tổ máy
điện gió và hệ thống
năng lượng mặt trời
trong môi trường dân
dụng, với sự tích hợp
15 Hình 5: Nguồn: IoT INSIDER
của IoT, có thể cung cấp năng lượng miễn phí để đáp ứng hoặc giảm đáng kể nhu cầu
năng lượng của các hộ gia đình.
Như vậy, năng lượng tái tạo ứng dụng trong môi trường dân dụng có khả năng giảm tỷ lệ
lớn hoặc thậm chí lên tới 100% hóa đơn trung bình về năng lượng, cho phép các hộ gia
đình hoàn toàn tự cung cấp năng lượng mà không cần phải phụ thuộc vào lưới điện
truyền thống.
Bên cạnh việc giúp tiết kiệm năng lượng, việc triển khai hệ thống năng lượng tái tạo dân
dụng còn góp phần giảm thiểu khí thải carbon, giúp bảo vệ môi trường. Một ví dụ điển
hình về việc sử dụng IoT để quản lý năng lượng xanh là Panasonic, họ đã cung cấp nhiều
giải pháp, bao gồm hệ thống năng lượng mặt trời cho các tòa nhà thông minh, gia đình,
ngành công nghiệp và người dùng thương mại.
Hệ thống đo lường thông minh
Các giải pháp đo lường thông minh dựa trên IoT, ví dụ như Sense, giúp chúng ta theo dõi
mức tiêu thụ điện. Chúng cho phép chúng ta thu thập dữ liệu về việc sử dụng năng lượng
và gửi chúng cho các nhà cung cấp năng lượng.
Đồng hồ thông minh có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ. Chẳng hạn, chúng có thể thu
thập dữ liệu về mức tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị trong nhà, giúp chúng ta biết
được thiết bị nào tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Hoặc chúng có thể gửi thông báo tự
động cho chúng ta khi một số thiết bị tắt.
Với sự hỗ trợ của đồng hồ thông minh, các nhà cung cấp năng lượng có thể ước lượng
nhu cầu điện, theo dõi mô hình tiêu thụ điện và điều chỉnh nguồn cung cho phù hợp.

16
Hình 6. Nguồn: MC&TT

Kết luận
Internet of Things (IoT) đang thay đổi cách các thiết bị thông minh hiện đại hoạt động
trong việc quản lý năng lượng, và với dự đoán tăng trưởng nhanh chóng trong tiêu thụ
năng lượng trong tương lai, IoT trở thành một giải pháp khả thi cho vấn đề này.
Các công ty tiện ích đã bắt đầu áp dụng IoT vào quy trình của họ để tiết kiệm năng lượng.
Theo một nghiên cứu của Inmarsat, 77% các tổ chức trong lĩnh vực này đã triển khai ít
nhất một dự án IoT. Với lợi thế rõ rệt trong việc quản lý năng lượng, thị trường IoT liên
quan đến năng lượng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, với mức tăng trưởng hàng
năm ước tính (CAGR) là 25%, và dự kiến đạt 75,3 tỷ USD vào năm 2026.
Những vấn đề như theo dõi hiệu suất của thiết bị, đo lường thông minh và quản lý hệ
thống HVAC ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng các
công ty tiện ích sẽ thường xuyên sử dụng các giải pháp IoT dựa trên MVP (Minimum
Viable Product) kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Hơn nữa, quản lý năng lượng trong tương lai sẽ bao gồm việc chuyển đổi sang tự động
hóa quản lý và giám sát tài sản từ xa thông qua việc phân tích dữ liệu. Trong số những
thay đổi quan trọng nhất, chúng tôi hy vọng rằng các công ty năng lượng sẽ thực hiện
một lộ trình hướng tới cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của họ bằng cách triển khai
các hệ thống quản lý năng lượng IoT phổ quát.

17
Tài liệu tham khảo
Bảo, K. (2020, 11 4). Tiềm năng và định hướng phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Retrieved 11 9, 2023, from Cổng
Thông Tin Điện Tử Đăk Lăk: https://s.net.vn/S1Sn

GROUP, S. S. (2023, 8 21). Ứng dụng IOT quản lý năng lượng thông minh trong các
nhà máy. Retrieved 11 9, 2023, from SAOMAI SOLUTION GROUP:
https://s.net.vn/AsNh

IoT-GSI. (2015, 7 20). Sáng kiến tiêu chuẩn toàn cầu về Internet vạn vật. Retrieved 11 9,
2023, from Committed to connecting the world: https://s.net.vn/fBei

Mr.Bình. (2021, 9 15). Tìm hiểu về (IoT) Internet Of Things là gì và ứng dụng trong công
nghiệp. Retrieved 11 9, 2023, from CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ CÔNG NGHỆ MỚI GP: https://s.net.vn/6UXT

Nghị, T. Đ. (2023, 1 31). Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk cơ bản đạt
được khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; 16 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2023 phù hợp với kết quả đạt được năm 2022, dự báo tình
hình thế giới, khu vực và trong tỉn. Retrieved 11 9, 2023, from TRANG THÔNG
TIN ĐIỆN TỬ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH ĐẮK LẮ: https://s.net.vn/kswz

18
Oliynyk, K. (2023, 7 15). IoT có thể hỗ trợ hệ thống quản lý năng lượng như thế nào?
Retrieved 11 9, 2023, from webbylab: https://s.net.vn/mhwy

Prasad, D. (2023, 4 20). IoT trong quản lý năng lượng - Lợi ích, ứng dụng và xu hướng
tương lai. Retrieved 11 9, 2023, from helpwire: https://s.net.vn/QYOF

Phụ lục
Hình 1: Tương quan kinh tế và NL từ năm 2005 đến 2030..............................................4

Hình 2: Internet of Things.................................................................................................5

Hình 3: Công nghệ trong môi trường................................................................................7

Hình 4: Công trình điện gió ở huyện Ea H’leo..................................................................11

Hình 5: Hệ thống lưu trữ năng lượng pin..........................................................................15

Hình 6: Hệ thống giám sát năng lượng..............................................................................16

19

You might also like