You are on page 1of 4

THREAT OF NEW ENTRANTS

To enter the telecommunications industry, businesses will face relatively high barriers
and success is not an easy thing. More or less potential competitors, their pressure on a
strong or weak industry will depend on the following factors:

+) Industry Attractiveness: This factor is reflected through indicators such as rate of


return, number of customers, number of businesses in the industry.

+) Barriers to Entry: are the factors that make entering an industry more difficult and
expensive.

a. High tech

b. Big capital

c. Commercial factors: Distribution system, brand, customer system goods ...

d. Specific resources: Input materials (controlled), Degrees (required), Patents, Human


resources, Government protection ...

For domestic telecommunications, currently, although the three "rich man" Viettel,
MobiPhone and VinaPhone have held most of the market share and market in Vietnam's
telecommunications service industry, the entry of S-fone, Beeline, and EVN. Telecom,
Vietnamobile .. is also a threat when behind businesses are always sponsored by
businesses with huge capital and investment from abroad. In particular, when the EVFTA
Agreement is officially implemented in Vietnam, the telecommunications market will
have more strong competitors from the EU.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí của Mì 3 miền

1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí của Mì 3 miền:

Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp ưu tiên mọi nỗ lực của mình để hướng tới một
mục tiêu hàng đầu “giảm thiểu giá thành”.

* Ông chủ mì 3 Miền chấp nhận kinh doanh không lãi để chiếm thị phần:

- Uniben đã bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng chi phí bán hàng trong hai năm qua (2016 và 2017)
thúc đẩy doanh thu nhưng lợi nhuận thu về khiêm tốn chỉ vài tỷ đồng mỗi năm.

- Những năm gần đây, Công ty cổ phần Uniben vươn lên trở thành một trong những
doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền lớn tại Việt Nam với thương hiệu mì 3 Miền, mì Reeva.

- Một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel công bố, Uniben đã
bất ngờ vượt qua thị phần của Masan Consumer ở khu vực nông thôn, nơi tiêu thụ
khoảng 80% lượng mì gói cả nước.

- Thống kê tại thời điểm 2016 đó, mì 3 Miền là thương hiệu có điểm số tiếp cận người
tiêu dùng cao thứ 2 trên thị trường nông thôn, vượt qua hàng loạt cái tên sừng sỏ như Gấu
Đỏ của Asiafoods, Hảo Hảo của Acecook, Kokomi của Masan. Quá trình vươn lên mạnh
mẽ của mì 3 Miền giúp thị phần khu vực nông thôn của Uniben đạt 27,4%

- Theo dữ liệu của VietTimes, trong giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Uniben
luôn đạt từ 2.000 – 3.000 tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên biên lợi nhuận thu về khá mỏng.

- Như năm 2016, Uniben ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.450,6 tỷ đồng, nhưng chỉ báo lãi
thuần vỏn vẹn 3,95 tỷ đồng. Bắt đầu từ năm 2017, mức lợi nhuận đem về có phần cải
thiện, lên tới con số hàng chục tỷ đồng, song vẫn khiêm tốn so với doanh thu.

- Năm 2019, doanh thu thuần của Uniben đạt 2.856 tỷ đồng, giảm 1,2% so với năm 2018.
Lợi nhuận thuần tăng nhẹ từ 36,38 tỷ đồng lên mức 41,8 tỷ đồng.

- Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Uniben báo lãi sau thuế 102,6 tỷ đồng, gấp 79 lần so với
cùng kỳ năm ngoái (nửa đầu năm 2019 lãi sau thuế 1,3 tỷ đồng).

=> Chiến lược dẫn đầu về chi phí thành công vì:

- chi phí quảng cáo khuyến mãi không nhiều, các sản phẩm mì “3 Miền” của UNIBEN
vẫn được ưa chuộng hàng đầu ở trong nước.
- chi phí nguyên liệu và các yếu tố cấu thành giá vốn hàng bán

Chiến lược Khác biệt hóa sản phẩm của:

TH True Milk chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng:
“Thật sự thiên nhiên”
Chen chân vào thị trường sữa vốn những thương hiệu rất mạnh đủ cả nội lẫn ngoại như Vinamilk,
Mộc Châu, Hanoi Milk, Ba Vì, Cô Gái Hà Lan,… đã có thị phần và khách hàng truyền thống vững
chắc, TH True Milk chọn cách tuyên bố điểm khác biệt: Thật sự thiên nhiên.
Đây là một cách làm thú vị với những sản phẩm tưởng chừng rất khó tìm ra điểm khác biệt. Vì sữa
nào chẳng vắt từ con bò cái, lẽ dĩ nhiên phải luôn sạch vì đây là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm
khuẩn.
Thông điệp “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa tươi sạch”. Được chứng
minh bằng quy trình chăn nuôi theo trang trại và sản xuất khép kín với phương pháp công nghiệp, cỏ
được ủ chua, bò được uống nguồn nước tinh khiết, tắm mát, nghe nhạc, tận hưởng môi trường trong
lành vệ sinh của những cánh đồng cỏ tại Nghệ An.
Để người tiêu dùng tin tưởng mình là “Sữa sạch” và “Thật sự thiên nhiên” như thế nào. TH tuyên bố
trước và dường như cho thấy không giống như một số công ty khác, vẫn do hộ người dân chăn nuôi,
cỏ và nước không đảm bảo vệ sinh.
Cách làm Marketing này không rõ có phải là lí do khiến người mua tăng thêm hay không nhưng đã
làm cho các đối thủ khác phải “nhảy” lên tranh luận cũng như phản đối vì sự ngầm dụ “Chẳng nhẽ
các hãng sữa khác là không sạch?”.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple

1. Thiết kế sản phẩm


Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod,
iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những
ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm. Ví dụ như chiếc iPod
của Apple không phải chiếc máy nghe nhạc được phát minh ra đầu tiên được yêu thích
bởi nó đẹp như một món trang sức cho người sử dụng hay chiếc Ipad với thiết kế sang
trọng, mỏng, nhẹ là những thứ làm người ta nhớ đến Apple. Chiếc đồng hồ Apple
Watch cũng có thể sẽ định nghĩa lại cái mà người ta vẫn gọi là đồng hồ để xem giờ như
Senko hay Rado hay là trang sức thời trang cao cấp như Longin, Rolex hay Omega.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 với Tạp chí Fortune, Jobs giải thích về đổi mới
mà Apple mang đến cho khách hàng:

“Đó không có nghĩa là chúng tôi không lắng nghe khách hàng, nhưng
thật khó để họ có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa từng thấy
bất kì cái gì giống như thế”
2. Khác biệt hóa nhờ sử dụng hệ điều hành chính hãng Apple
Thay vì sử dụng hệ điều hành Window như các hãng máy tính khác, Apple sử dụng hệ
điều hành Mac cho các dòng máy tính cảu họ. hệ điều hành này được nhiều người sử
dụng trở thành “fans” bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn
định. Điều này cũng được Apple lặp lại ở chiếc điện thoại iPhone, iPad với hệ điều
hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp điện thoại và máy tính bảng
của Apple chạy mượt hơn so với các đối thủ cạnh tranh dùng Adroid.

3. Chiến lược giá


Một yếu tố khác trong kế hoạch phân biệt sản phẩm bắt nguồn từ chiến lược định giá
của công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm
với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi
nhuận cao. Các sản phẩm Apple giá thấp nhất liên tục rơi vào tầm trung, nhưng khách
hàng sẵn lòng trả giá đó cho chất lượng cao của trải nghiệm người dùng. Chiến lược
định giá này ngược lại các nhà sản xuất máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại
di động khác khi đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

4. Hình thức PR sản phẩm có 1-0-2


Thay vì quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm hay chiến lược truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng như những hãng khác thì Apple lại lựa chọn PR sản phẩm đơn
giản chỉ với buổi ra mắt sản phẩm và “khoe” với giới truyền thông và các khách hàng
của mình sự khác biệt và tính năng vượt trội mà sản phẩm của hãng mang lại. Cùng
với đó, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho ra mắt sản
phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà hãng
không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thử cạnh tranh.
Hơn hết,  hình thức marketing lan truyền chính là chìa khóa mang đến thành công cho
thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả tuyệt vời.

You might also like