You are on page 1of 8

BƯỚC 1: TÌNH HÌNH THỰC TẾ

1. Tình hình thực tế năm 2023

Báo cáo của IDC về lĩnh vực máy tính cho thấy thị trường máy tính đã tăng
trưởng 14,8% năm 2022. Sản lượng máy tính để bàn, laptop và máy trạm đạt
khoảng 349 triệu chiếc, bằng với doanh số giai đoạn cao điểm năm 2012, và
tăng 34% so với năm thấp điểm nhất (2017).
Tại Việt Nam, 2022 cũng được đánh giá là năm thành công của thị trường
máy tính. Theo báo cáo 5 tháng đầu năm 2022 của một đơn vị nghiên cứu độc
lập, thị trường laptop gaming trong nước tăng trưởng kỷ lục 217%, chiếm 20%
doanh thu mảng máy tính xách tay nói chung
Covid-19 đã thúc đẩy lĩnh vực này "sống" trở lại. "Các gia đình phải mua
thêm máy tính để con học từ xa. Người làm việc tại nhà cũng cần trang bị thiết
bị mới", CNBC nhận định.
Hiện có hai luồng dự đoán về sự phát triển của máy tính sau Covid-19. Một
bên tin thị trường sẽ tiếp tục phát triển, nhưng số khác cho rằng thị trường sắp
quay trở lại chu kỳ suy giảm trước đây, khi đại dịch đã được kiểm soát.
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Theo xu hướng phát triển của xã hội và thời đại công nghê 4.0, ngày càng có
nhiều sản phẩm máy tính xách tay hiện đại từ các đối thủ của Asus tiếp cần với
người tiêu dùng. Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu:
- Lenovo: Thương hiệu Trung Quốc
Là tập đoàn đa quốc gia về công nghệ máy tính, được thành lập vào năm 1984 ở
Bắc Kinh với tên Legend. Hiện nay Lenovo có các trụ sở chính ở Bắc Kinh Trung
Quốc và Morrisville - Bắc Carolina - Mỹ.
Lenovo sản xuất nhiều sản phẩm như điện thoại, thiết bị lưu trữ điện tử... nổi bật
nhất là laptop. Laptop Lenovo được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại
với chất lượng tốt, gi< th8nh rẻ so với máy tính có cấu hình, tính năng tương tự
- Dell: thương hiệu của Mỹ.
Thương hiệu Dell thuộc công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ - Dell Inc, được thành
lập vào năm 1984. Công ty có trụ sở tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ chuyên phát
triển và thương mại hóa công nghệ máy tính và hiện đang hoạt động trên phạm vi
toàn cầu.
Laptop Dell là thương hiệu nổi tiếng khi sở hữu nhiều chiếc laptop chất lượng
cao, bền nhưng có mức giá rất phải chăng. Với nhiều d\ng máy đa dạng phù hợp
với nhiều đối tượng, nhiều nhu cầu người dùng.
- Acer: thương hiệu Đài Loan.
Vào năm 1976, một công ty lấy tên là MultiTech đã được thànhlập tại Đài Loan.
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị điện tử - các linh kiện
cùng với hệ thống phần cứng cho máy tính. Đến năm 1986, công ty này đã đổi
thành Acer và giữ nguyên cái tên này cho tới tận ngày nay.
Acer đã tiếp cận thị trường Việt Nam với sản phẩm máy tính cá nhân vào năm
1996. Bên cạnh sản phẩm máy tính xách tay, Acer còn sản xuất đồng hồ thông
minh, màn hình hiển thị và các thiết bị ngoại vi
 Qua thống kê ở trên cho thấy, các thương hiệu máy tính xách tay liên tục gia
tăng qua các năm; cho ra đời nhiều dùng sản phẩm với chất lượng cao làm
tăng nguy cơ thay thế của doanh nghiệp. Đồng thời đặt ra thách thức phải
tiến hành đổi mới sản phẩm và liên tục bổ sung nhằm cản trở sự phát triển
của đối thủ và thu hút khách hàng tiềm năng.
3. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
 Asus được công nhận là một trong những thương hiệu quốc tế hoạt động
tốt nhất ở Đài Loan với nhiều giải thưởng danh giá đạt kỷ lục cao trong
nước và toàn cầu.

 Thương hiệu hàng đầu trên thị trường PC chiếm 7.6% thị phần đồng thời
chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc bo mạch chủ.

 Hợp tác hiệu quả với các công ty con để sản xuất các linh kiện.

 Tiếp cận và mở rộng thị trường nhanh chóng.

 Hệ thống sản phẩm đa dạng chủng loại, bao gồm máy tính để bàn, máy
tính xách tay, laptop 2 trong 1 (sự kết hợp các tính năng của máy tính
xách tay và máy tính bảng), máy tính bộ All-in-One, bo mạch âm thanh
và nhiều sản phẩm khác liên quan đến công nghệ thông tin.

 Do năng lực sản xuất lớn và mở rộng quy mô kinh tế, Asus có lợi thế
cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ trên thị trường.

 Asus thường xuyên tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường,
doanh nghiệp còn tham gia chiến dịch “Recycling for a better future”
(Tạm dịch: Tái chế cho một tương lai tốt đẹp hơn) để tái chế, tân trang lại
những sản phẩm cũ và tặng nó cho 122 trường học.

 Công nghệ và sản phẩm được cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của mọi đối tượng khách hàng.

 Mở rộng quy mô sản xuất và mạng lưới phân phối trên toàn cầu.

 Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ ngày càng hoàn thiện,
hoàn thiện và trở nên chuyên nghiệp hơn.
 Nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng khi
hãng ra mắt sản phẩm mới.

 Giữ vững thị phần ở lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm công nghệ đồng
thời mở rộng thị phần ở các lĩnh vực khác.

Điểm yếu (Weaknesses)

 Quy mô mở rộng thị trường phân phối chưa cao, So với các đối thủ cạnh
tranh lớn như IBM, Lenovo và Apple, doanh thu của Asus là khoảng
16.000 triệu USD, chiếm khoảng 30% doanh thu của Lenovo, 15% doanh
thu của IBM và khoảng 1/12 doanh thu của Apple. Việc chưa quy mô của
Asus ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

 Trong khi Apple là một “huyền thoại” với các chiến lược Marketing đỉnh
cao, Lenovo cũng thường xuyên tham gia vào việc xây dựng thương hiệu
thông qua việc tạo sự khác biệt cho các sản phẩm trên các kênh truyền
thông tiếp thị, Tuy nhiên, Asus chưa thật sự phát huy hết khả năng trong
chiến lược Marketing của mình.

Cơ hội (Opportunities)

 Nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện tử, thiết bị công nghệ tăng cao trong
những năm gần đây, đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của đại dịch Covid
19.

 Cơ hội phát triển và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm điện thoại thông
minh, máy tính bảng.

 Dễ dàng xâm nhập thị trường thế giới và các nước đang phát triển.
 Cải tiến và áp dụng những công nghệ mới vào sản phẩm.

 Asus có thể tận dụng lợi thế của mình để phát triển trong thị trường điện
toán đám mây. Doanh nghiệp mở rộng cung cấp các dịch vụ đám mây
nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Thách thức (Threats)

 Cạnh tranh gay gắt trên thị trường từ một số “gã khổng lồ” trong ngành
công nghệ như IBM, Apple, Lenovo,…

 Sự cạnh tranh gia tăng, các đối thủ thường xuyên có những thay đổi trong
chiến lược giá, nếu Asus không tạo ra sự khác biệt thì tỷ suất lợi nhuận sẽ
giảm sâu trong những năm đến.

BƯỚC 7: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CỦA KẾ HOẠCH

Tiến hành thiết lập tính toán chi phí dự trên chiến lược Marketing được đề ra, công
ty chúng tôi xác định được một số nội dung cơ bản cần được đầu tư và đưa ra 1 bản
kế hoạch dự kiến đầu tiên như sau
Lưu ý: Đây là bản kế hoạch dự kiến, các kế hoạch hoặc tính huống phát sinh sẽ
được tính toán và thực hiện trong quá trình kinh doanh.

Dự báo doanh thu: Sau khi thực hiện các chiến lược và kế hoạch Marketing, dự
báo hiệu quả bán hàng và doanh thu sẽ tăng lên ở mức từ 20 – 30% ở mỗi chi
nhánh cũng như nhà bán lẻ so với cùng kỳ năm 2022. Trừ đi các chi phí phát sinh
sẽ đạt mức 1.400 tỷ đồng trên toàn Việt Nam và 65 tỷ đồng riêng ở thành phố
HCM.

Để đo lường hiểu quản của hoạt đông Marketing, chúng tôi sử dụng hệ thống các
chỉ số sau lấy mốc 2022 làm cơ sở thực tế.

 ROI (Lợi nhuận có được từ việc đầu tư)

Công thức: ROI = Doanh thu bán hàng ⁄ Ngân sách đã chi

Đây là chỉ số đo lường hiệu quả marketing bao quát nhất để đo lường hiệu quả hoạt
động Marketing.

VD: Qúi 2 năm 2022 chi ra 1.8 tỷ cho hoạt động Marketing => Doanh thu là 12 tỷ
sau khấu trừ chi phí. Vậy hiệu quả marketing mang lại tỷ lệ lợi nhuận từ việc đầu
tư là ROI = 12.000.000.000/1.800.000.000 = 66.7%

 CPW (Chi phí cho mỗi đơn hàng)


Công thức: CPW = Ngân sách đã chi ⁄ Số đơn hàng nhận lại

Chỉ số này cho biết với số tiền bỏ ra, chi phí dành cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu.
Chỉ số này phù hợp với các doanh nghiệp marketing, quảng cáo trên nhiều kênh
khác nhau như Google, Facebook, Instagram hay Youtube...

VD: chi ra 900 triệu chạy quảng cáo trên facebook tại quí 3 năm 2022 nhận lại gần
2300 đơn hàng. Vậy chỉ số CPW = 900.000.000/8300 = 391304 VNĐ/đơn

 CPL (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)

Công thức: CPL = Ngân sách đã chi ⁄ Số leads đến sản phẩm

Chỉ số này thể hiện chi phí bỏ ra cho 1 khách hàng tiềm năng (khách hàng có tìm
đến sản phẩm của mình qua hoạt động marketing như chạy quảng cáo trên các
trang thông tin và để lại tin nhắn, hỏi giá, trao đổi sản phẩm). Thực tế thì tùy vào
mỗi chiến dịch marketing sẽ thu được số lead khác nhau nên nó không mang ý
nghĩa đo lường được chất lượng của lead, nó chỉ thể hiện để thu được 1lượt tiếp
cận khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền.

VD: chi ra 1 tỷ 2 để quảng bá sản phẩm trên Facebook tại quí 2 năm 2022 thu lại
660 lượt tương tác nhắn tin hỏi giá + thông tin sản phẩm. CPL =
1.200.000.000/660= 1818181 VNĐ/khách

 Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi

Công thức: CR = Số lượng sản phẩm bán ra ⁄ Tổng số truy cập

VD: số lượng truy cập vào trang web www.Asus.com/vn/ là 10.000 lượt/tháng và
trong tháng đó, bạn bán ra được 2000 đơn hàng thì tỉ lệ chuyển đổi của bạn là
0,2%.
Tỉ lệ cao chứng tỏ đã đi đúng hướng khi triển khai marketing. Tỉ lệ thấp thì tìm
hiểu lại nguyên nhân để điều chỉnh. Nếu thấp thì nguyên nhân có thể vì chiến lược
marketing thiếu đúng và định vị sai phân khúc khách hàng.

 Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần

Ở chỉ số đo lường hiệu quả marketing này, nếu lượng doanh thu tăng dần thì chứng
tỏ chiến lược marketing đi đúng hướng và đạt hiệu quả hoặc ngượi lại.

VD: quí 1 và quí 2 đều bỏ ra 100 tỷ cho marketing. Doanh thu quí 1 là 100 tỷ , quí
2 là 120 tỷ thì 20% doanh thu tăng lên đó đến từ hoạt động marketing phát triển
đúng hướng.

 Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời

CLV = (Số giao dịch trung bình hàng tháng × Giá trị trung bình của các đơn hàng)
× Tỷ suất lợi nhuận trung bình × Tuổi thọ trung bình của khách hàng)

Trong đó tuổi thọ trung bình của khách hàng tính theo đơn vị tháng.

Những khách hàng có giá trị v\ng đời cao là những khách hàng trung thành đem lại
nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Chỉ số CLV dùng để xác
định phân khúc khách hàng nào đem lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp có thể
đưa ra những chiến lược phù hợp để tạo mối quan hệ tốt với phân khúc khách quan
trọng nhất này, đây cũng được coi là phương thức quản trị trải nghiệm khách hàng
nhằm gia tăng doanh thu.

You might also like