You are on page 1of 4

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC,

LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM, HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA ÔNG LEE
BYUNG- CHUL NHÀ SÁNG LẬP CỦA TẬP TOÀN SAMSUNG.
 Lịch sử hình thành
Tập đoàn samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, được bắt
nguồn từ một công ty xuất khẩu năm 1938. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm
1953. Tập đoàn samsung có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới.
Khoảng thời gian đầu tập đoàn Samsung hình thành
Thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung chul một thương nhân kiêm nhà tư bản công
nghiệp. Tiền thân của đế chế này là một chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ chuyên kinh doanh
buôn bán các loại thực phẩm khô như: gạo, cá khô, tạp hóa phẩm…
Qua 80 năm đóng góp và phát triển, Samsung đã dần khẳng định và trở thành thương
hiệu đang tự hào của Đại Hàn. Không những thế, Samsung còn có mức độ ảnh hưởng
đến sự định hình và phát triển đời sống, văn hóa, kinh tế chính trị tại đất nước này.
Xuất thân từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ và qua nhiều thương vụ sát nhập. Samsung đã thay
đổi định hương vào những năm cuối của thập kỷ 60. Thay đổi về định hướng chiến
lược kinh doanh phát triển thành công nghệ điện tử. Sản phẩm đầu tiên mang thương
hiệu Samsung là chiếc tivi trắng đen. 

Samsung trong giai đoạn năm 1970 – 1980


Vào giai đoạn này Samsung đã gặp khá nhiều biến cố, đầu tiên là sự sát nhập của các
công ty con. Năm 1987, Samsung đón nhận sự ra đi của Lee Byung Chul. Nên
Samsung đã tách ra thành 4 tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Cả 4 đều
hoạt động riêng biệt theo từng lĩnh vực khác nhau cho đến tận hôm nay. 
Cùng trong khoảng thời gian này, Samsung đã thực hiện những chiếc lược vươn ra
tầm quốc tế về công nghệ điện tử và có nhiều thành công nhất định. 

Samsung trong giai đoạn năm 1980 – 2000


Đây là khoảng thời gian vươn lên của tập đoàn Samsung ra thị trường thế giới với 3
lĩnh vực: điện tử, xây dựng và hóa chất. Vào năm 1992, Samsung đã vượt qua nhiều
đối thủ để trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới. Và là nhà sản xuất vi
mạch lớn thứ 2 sau Intel. 
3 năm tiếp theo, Samsung tiếp tục ra mắt màn hình tinh thể lỏng lần đầu tiên. Trở
thành bước đệm cho những siêu phẩm về sau.Vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1997,
Samsung đã mở rộng lĩnh vực thương mại sang chế tạo máy bay.

Samsung trong giai đoạn năm 2000 – 2015


Giai đoạn này được xem là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của Samsung trên thị
trường quốc tế. Thành tựu vô cùng huy hoàn và trở thành nhà cung cấp chính cho
nhiều đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới. 
Samsung chính thức cạnh tranh với các hãng công nghệ trong việc sản xuất chip điện
tử, vi bán dẫn. Cũng trong giai đoạn này, Samsung tập trung phát triển mọi lĩnh vực
kể cả vệ tinh và khám phá không gian, vũ trụ.
Samsung từ năm 2016 đến nay
Từ năm 2016 đến nay, Samsung vẫn luôn dẫn đầu hàng loạt bảng xếp hạng về sức ảnh
hưởng trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Với nhiều phát minh công nghệ đột phá, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá. Một
thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Vào năm 2020,
Samsung vượt qua nhiều tên tuổi lớn trở thành thương hiệu được yêu thích nhất Châu
Á trong 9 năm liền.
 Loại hình kinh doanh
Samsung có loại hình kinh doanh là tập đoàn đa quốc gia với các lĩnh vực như hàng
điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và truyền thông di động, giải pháp thiết bị,
trung tâm R&D.
 Hiệu quả kinh doanh
Doanh thu quý II đạt 77,2 nghìn tỷ won, lợi nhuận hoạt động ở mức 14,1 nghìn tỷ won
Trong nửa cuối năm, Bộ phận Giải pháp thiết bị tập trung vào việc mở rộng các nút
nâng cao và ứng dụng mới, đồng thời Bộ phận Trải nghiệm thiết bị sẽ củng cố vị trí
dẫn đầu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động.( phần này để trên file ppt)

Công ty Điện tử Samsung báo cáo kết quả tài chính cho quý II tính tới ngày 30 tháng
6 năm 2022 đạt kỷ lục 77,2 nghìn tỷ won, và lợi nhuận hoạt động đạt 14,1 nghìn tỷ
won, tăng 12% so với năm trước đó. Bộ phận Giải pháp thiết bị đã báo cáo mức doanh
thu hàng quý cao lịch sử trong quý thứ hai liên tiếp, trong khi đó, Bộ phận Trải
nghiệm thiết bị công bố mức tăng trưởng doanh thu hàng năm đáng Thu nhập ở mảng
Kinh doanh Bộ nhớ được cải thiện cả theo năm và theo quý do công ty tập trung vào
việc đáp ứng nhu cầu ổn định về máy chủ theo chiến lược bán hàng, nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trường, giúp duy trì giá bán trung bình. Hệ thống kinh doanh mảng bán
dẫn (bao gồm System LSI và Foundry Businesses) đã đạt được lợi nhuận hàng quý
cao kỷ lục do System LSI mở rộng dòng sản phẩm, và Foundry đạt được quỹ đạo lợi
nhuận mục tiêu của công ty đối với các nút nâng cao giúp tăng nguồn cung cho khách
hàng toàn cầu. Tập đoàn Samsung Display (SDC) ghi nhận doanh thu quý II và lợi
nhuận hoạt động kỷ lục cho danh mục màn hình di động nhờ vào nhu cầu ổn định từ
các khách hàng lớn. Hiệu suất trong ngành kinh doanh bảng điều khiển lớn có sự giảm
sút do chi phí ban đầu của màn hình chấm lượng tử (quantum-dot) tăng cao và giá
màn hình LCD giảm. Ngành hàng Trải nghiệm Di động (Mobile eXperience – MX)
công bố lợi nhuận giảm liên tiếp do chi phí vật liệu và hậu cần tăng, tuy nhiên, doanh
thu mảng này lại tăng so với năm trước nhờ doanh số bán các mẫu sản phẩm cao cấp.
Kinh doanh Networks cũng cho thấy doanh thu tăng cao hơn so với quý trước, đồng
thời có thêm khách hàng mới là DISH Network. Lợi nhuận trong mảng kinh doanh
Màn hình (Visual Display) giảm do nhu cầu TV toàn cầu suy yếu, trong khi mảng
kinh doanh Thiết bị kỹ thuật số (Digital Appliances) đạt doanh thu hàng quý cao kỷ
lục trong hai quý liên tiếp khi doanh số bán các sản phẩm Bespoke tăng mạnh trên
toàn cầu. Ngoài ra, Sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với đồng won của Hàn Quốc
mang lại lợi nhuận cho nhiều mảng kinh doanh của công ty, nhờ đó lợi nhuận hoạt
động của toàn công ty đạt gần 1,3 nghìn tỷ won, tăng trưởng so với quý trước. Trong
mảng kinh doanh Bộ nhớ (Memory), nhu cầu máy chủ dự kiến sẽ vẫn ổn định trong
khi nhu cầu PC và thiết bị di động có thể tiếp tục suy yếu. Công ty sẽ theo dõi chặt chẽ
tác động cung cầu từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như ra mắt sản phẩm di động
mới, hay tập trung vào việc quản lý danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận và độ phổ
biến cao.
 Sản phẩm:
- Sản phẩm về điện tử: tivi màu, đầu DVD, máy quay kĩ thuật số, máy nghe nhạc MP3
và hệ thống dàn máy home theatre.
- Sản phẩm gia dụng như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...
- Sản phẩm về điện thoại di dộng  với kiểu dáng thời trang và các tính năng ưu việt.
 Cơ cấu tổ chức:
SamSung có sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất
lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

 Tầm ảnh hưởng của ông Lee-Byung-Chul nhà sáng lập tập đoàn SamSung
Đối với người Hàn Quốc, Tập đoàn Samsung có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế, văn
hóa, chính trị lẫn truyền thông và Lee Byung-Chul – người sáng lập ra tập đoàn
thương mại lớn nhất Hàn Quốc này cũng trở thành một nhân vật đáng ngưỡng mộ.
Điện thoại, tivi, máy điều hòa, máy giặt… nhìn xung quanh, chúng ta có thể dễ dàng
thấy thương hiệu Samsung ở bất cứ đâu. Là công ty điện tử lớn nhất thế giới theo
doanh thu và lớn thứ tư thế giới theo giá trị thị trường năm 2012, Samsung là thương
hiệu bảo chứng về chất lượng lẫn mẫu mã cho người sử dụng. Ít ai biết rằng, Tập đoàn
Samsung còn chia ra nhiều nhánh khác, từ đóng tàu, xây dựng, bảo hiểm cho đến quản
lý công viên, quảng cáo hay không gian vũ trụ…
Có thể nói, chính kỹ năng kinh doanh và quản lý của Lee Byung-Chul đã đưa
Samsung vươn lên trở thành một tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Hàn Quốc. Con người
ông là tập hợp của sự liều lĩnh và kiên định trong kinh doanh.
Trước hết, có thể kể đến việc ông luôn trung thành với suy nghĩ của bản thân và tin
tưởng rằng sự phát triển của kinh doanh là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của
quốc gia. Chính suy nghĩ đó đã khiến ông luôn nỗ lực trong việc phát triển kinh tế để
phát triển đất nước. Sự nỗ lực của ông đã làm tan băng mối quan hệ với chính phủ và
giúp các doanh nghiệp cá nhân phát triển.
Bên cạnh đó, ông Lee rất sắc sảo trong nhận định và tầm nhìn, ông còn rất biết cách
tránh đi rắc rối và những điều này đã giúp sự nghiệp của ông ngày càng thăng tiến.
Trong suốt hành trình Lee Byung-chul dẫn dắt Samsung, công ty này luôn nổi tiếng là
có một vị lãnh đạo vô cùng tài giỏi và biết được tất cả.
Nhắc đến thành công của Samsung, không thể không kể đến tài năng về mặt lãnh đạo
của người sáng lập. Trong suốt cuộc đời mình, Lee Byung-Chul luôn duy trì nguyên
tắc rằng, khi làm lãnh đạo thì phải biết dung hòa giữa ba yếu tố cơ bản: thị trường, con
người và quản lý.

You might also like