You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Đề bài: Vận dụng quan điểm của kinh tế chính trị Mác-Lênin
phân tích tác động đầu tư của tập đoàn SAMSUNG đến kinh tế
xã hội Việt Nam

Sinh viên thực hiện : Vũ Phương Nga


Lò Hoàng Hải
Nguyễn Duy Anh
Lớp : LLNL1106(222)_21
Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Kim Hoa

Hà Nội, tháng 4 năm 2023.


MỤC LỤC

PHẦN I: Giới thiệu về tập đoàn


SAMSUNG..........................................................2

PHẦN II: Vận dụng các lý thuyết kinh tế lý giải sự tác động đầu từ của tập
đoàn SamSung tới kinh tế - xã hội Việt
Nam.........................................................5

PHẦN III:  Phân tích tác động của Samsung đối với kinh tế - xã hội Việt
Nam.........................................................................................................................11
PHẦN IV: Tương lai của SamSung tại Việt
Nam................................................19
Phần I: Giới thiệu về tập đoàn SAMSUNG
1. Nguồn gốc 
Tập đoàn Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung
được ra đời vào năm 1938 do ông Lee Byung-chul sáng lập với khởi đầu là một
công ty buôn bán nhỏ. 
Sau gần 80 năm phát triển cho tới nay, Samsung đã gặt hái được không ít thành
công quan trọng bên cạnh đó là quy mô khổng lồ với hơn 80 ngành nghề kinh
doanh khác nhau từ chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, đóng
tàu, xây dựng,... nhưng chủ yếu vẫn là điện tử và chất bán dẫn. 
Ba trụ cột chính hiện nay của Samsung là Samsung Electronics (điện tử), Samsung
Heavy Industries (đóng tàu) và Samsung Engineering & Samsung C&T (xây
dựng). 
1. Quá trình đầu tư và phát triển của tập đoàn Samsung tại Việt Nam.
Vào những năm 1990, Samsung bắt đầu tìm hiểu, đầu tư và hiện diện tại Việt Nam.
Năm 1995 công ty điện tử Samsung Vina (SAVINA) được cấp phép thành lập,
khánh thành tháng 9/1996 tại Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh với sản phẩm
đầu tiên là chiếc tivi màn hình màu CRT. Thời gian đầu, do quy định của pháp luật
Việt Nam, Samsung phải liên doanh với công ty TIE để triển khai dự án này. Tuy
nhiên, từ khi SAVINA được thành lập đến năm 2008, ảnh hưởng, đóng góp của
Samsung đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam chưa rõ nét. Đó được xem là
giai đoạn đầu Samsung hoạt động ở Việt Nam trước khi chuyển sang giai đoạn mới
sôi động hơn.
Bảng tổng hợp những thông tin cơ bản về các cơ sở của Samsung tại Việt
Nam.

Năm thành Vốn đầu tư (triệu


Công ty Địa điểm Nhân lực
lập USD)

SEV Bắc Ninh 2008 2.500 2.500

SEVT Thái Nguyên 2013 5.000 65.000

SDIV Bắc Ninh 2009 133 3.000


SDV Bắc Ninh 2014 6.500 43.000

SEMV Thái Nguyên 2014 1.230 6.500

SEHC TP.HCM 2014 2.000 7.000

1.500
Trung tâm R&D — — —
(Năm 2015)

Cầu Giấy, Hà 1.500


SVMC 2012 —
Nội (Năm 2015)

SHRD TP.HCM 2017 — 500

Samsung R&D Tây Hồ, Hà Dự kiến


2020 220
Center Nội 3.000
Phần II: Vận dụng các lý thuyết kinh tế lý giải sự tác động đầu
từ của tập đoàn SamSung tới kinh tế - xã hội Việt Nam.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có VN. Từ khi giành được độc lập năm 1975
và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi VN thực hiện chính sách đổi mới, Đảng
và nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định
hướng VN sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và để
đạt được mục tiêu trên VN cần phải tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
hiện có đồng thời phải tăng cường hội nhập quốc tế để thu hút các nguồn lực
từ bên ngoài. Trong thời gian vừa qua VN đã tiến hành nhiều nỗ lực để thu
hút các vốn đầu tư từ nước ngoài trong đó có bộ phận chủ yếu là nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài FDI.
Vậy FDI được hiểu như thế nào?
FDI là quá trình di chuyển vốn mang tính chất dài hạn từ quốc gia này sang
quốc gia khác, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định
và trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh có liên quan tới vốn mà họ
đầu tư nhằm thu được lợi ích lâu dài không chỉ về mặt kinh tế mà còn liên
quan đến lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa.
VD: Một ví dụ điển hình và cũng chính là vấn đề được thảo luận trong bài
hôm nay chính là việc Việt Nam nhận vốn đầu tư nước ngoài từ tập đoàn
SamSung của Hàn Quốc, đây chính là một biểu hiện của FDI.
Tuy nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp nước ngoài nào khi bước chân vào một
thị trường mới đều phải đối mặt với không ít những khó khăn, những khó
khăn có thể đến từ những khía cạnh khác nhau. Ví dụ như khi SamSung vào
Việt Nam, hãng cũng gặp phải không ít những rào cản:
- Sự nhạy cảm về mặt giá cả: Việt Nam được biết đến là một quốc gia với
những người tiêu dùng khá nhạy cảm về giá, nên đây sẽ là một thách thức
cho SamSung trong việc muốn bán những sản phẩm của mình với một mức
giá theo mong muốn.
- Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay vẫn còn đang
trong quá trình phát triển nhưng đã có tiến bộ nhiều so với các năm trước
đây, nhưng vào thời điểm khi SamSung mới vào Việt Nam thì đây là một
khó khăn cho hãng trong việc tiếp cận với những người dân ở khu vực nông
thôn.
- Sản phẩm hàng giả: Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, nên đây cũng là một vấn đề có
thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và danh tiếng của SamSung.
- Gần đây nhất chính là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng vô cùng
nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, điều này cũng gây những tác động
tiêu cực đối với sự sản xuất và những hoạt động kinh doanh của SamSung
tại Việt Nam.
- Ngoài ra, bất kỳ một doanh nghiệp nước ngoài nào khi tiến vào một thị
trường của nước khác, đều phải đối mặt với sự cạnh tranh – đây là một vấn
đề tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó thì thị trường điện tử
của Việt Nam được đánh giá là có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, với những
doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài như Oppo, Vivo, Xiaomi,
Vinsmart, BKAV… Điều này sẽ gây khó khăn cho SamSung nếu muốn nổi
bật trong thị trường cạnh tranh ấy.
1. Vậy cạnh tranh là gì và tại sao nó lại là yếu tố thách thức nhất đối với
SamSung khi bước chân vào thị trường Việt Nam?
a. Khái niệm
- Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan
mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu khi đã tham gia thị trường các chủ
thể sản xuất kinh doanh bên cạnh sự hợp tác, phải chấp nhận sự cạnh tranh.
Đứng dưới góc độ Kinh tế chính trị, có hai loại hình thức cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Đối với
SamSung ta sẽ tìm hiểu ở một khía cạnh là cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trong cùng 1 ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa. Sản xuất hàng hóa
của mỗi chủ thể kinh doanh có một giá trị riêng biệt, nhưng khi bán ra thị
trường thì phải bán theo giá trị xã hội, tức là mức giá trị hàng hóa được sản
xuất ở trình độ trung bình. Để có được lợi nhuận cao nhất, các chủ thể kinh
doanh sẽ luôn cố gắng hạ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa bằng các
biện pháp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động.
Chính vì vậy, khi SamSung phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hãng
cùng sản xuất các thiết bị điện thoại thông minh như Xiaomi, Oppo… tại
Việt Nam, một trong những biện pháp hãng áp dụng là đã phải đưa ra
những chiến lược về giá để thu hút khách hàng hơn so với các đối thủ khác,
cụ thể là chiến lược định giá sản phẩm cạnh tranh: Samsung đã tận dụng
giá của đối thủ cạnh tranh cho cùng một sản phẩm tương tự để làm cơ sở
định giá. Chiến lược định giá này tập trung vào các thông tin từ thị trường
hơn là chi phí sản xuất (định giá theo chi phí) và giá trị của sản phẩm (định
giá dựa trên giá trị).
Với chiến lược này, giá của các sản phẩm cạnh tranh có thể được sử dụng
như là một cột mốc. Dựa vào cột mốc đó, doanh nghiệp có thể định giá sản
phẩm theo 3 cách như sau: Định giá thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh,
định giá bằng với giá của sản phẩm cạnh tranh, định giá cao hơn giá của
sản phẩm cạnh tranh. Ngoài ra, không giống như những doanh nghiệp khác
chỉ sản xuất những sản phẩm với một hoặc hai phân khúc giá, SamSung đã
quyết định trải dài các sản phẩm của mình từ giá rẻ cho tới trung bình và
cao cấp, điều này đã khiến khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được với các
sản phẩm của SamSung. Không những vậy, Samsung còn liên tục cho ra
những sản phẩm mới với những thiết kế ngày càng hiện đại, bắt kịp xu
hướng và có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ khác trong ngành.
Ngoài được biết đến là một tập đoàn sản xuất các thiết bị điện tử và điện
thoại thông minh nổi tiếng, SamSung còn được biết đến qua các sản phẩm
điện tử khác. Tuy nhiên, thương hiệu này chưa lớn hơn LG trong lĩnh vực
sản phẩm cho gia đình. Trên thực tế LG có khả năng đánh bại SamSung ở
lĩnh vực thiết bị gia dụng. Tương tự với lĩnh vực máy giặt là Whirlpool và
máy ảnh là Cannon. Đây là thương hiệu cạnh tranh với SamSung trong các
phân khúc máy giặt và máy ảnh. Chính vì những lý do trên, mà phương án
định giá sản phẩm và giữ giá cạnh tranh được nêu trên của SamSung giúp
hãng cạnh tranh đánh bại các đối thủ của mình.
Một dữ liệu thống kê doanh số bán hàng các loại thiết bị điện tử được
công bố trong TOP OEMS’ Market Share in Vietnam trong quý III năm
2020 và 2021 Samsung lần lượt nắm giữ 36% và 49% doanh số smartphone
bán ra tại Việt Nam, bỏ xa các đối thủ khác như Oppo với các giá trị lần
lượt là 20% và 19%, realme 8% và 4%.
b. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, do trong nền kinh
tế thị trường các chủ thể kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến
bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động,
hợp lý hóa quá trình sản xuất. Kết quả là cạnh tranh thúc đẩy động lực sản
xuất của xã hội phát triển nhanh chóng.
Cũng như trong ví dụ nêu trên, để cạnh tranh chiếm lĩnh được thị trường
Samsung đã phải liên tục đổi mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ, thay đổi mẫu
mã sản phẩm… Những động thái đó không chỉ giúp cho lĩnh vực sản xuất
điện thoại của hãng vô cùng phát triển, nhiều dòng điện thoại với tính năng ưu
việt liên tục được phát minh.
- Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: Các chủ thể
trong nền kinh tế trở nên năng động, nhạy bén hơn với thị trường, các chính
sách kinh tế liên tục được cải thiện phù hợp với quy luật phát triển.
Như vậy, mặc dù khi vào Việt Nam, SamSung phải đối mặt với sự cạnh tranh
với rất nhiều doanh nghiệp khác, nhưng chính trong quá trình cạnh tranh ấy,
SamSung đã không ngừng cố gắng, cải thiện và đưa ra những chính sách,
chiến lược kinh doanh tiên phong để có thể nổi bật trên thị trường và chinh
phục được những khách hàng khó tính của thị trường Việt Nam. Chính những
thách thức này đã giúp SamSung ngày càng trở nên vững mạnh và phát triển
hơn.
2. Quy luật cung – cầu
a. Khái niệm
- Quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung
(bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi
cung – cầu phải có sự thống nhất. Trên thị trường quy luật cung cầu có
mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá
trị và ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị.
b. Tác động
- Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu
thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng
tới giá cả hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung – cầu có thể dự đoán xu
thế biến động của giá cả. Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung –
cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Nếu nhận thức được
chúng thì chúng ta có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất.
3. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa SamSung và Việt Nam.
- Không thể phủ nhận, khi SamSung vào Việt Nam đã gặp không ít những
khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng thương hiệu, danh tiếng của
hãng. Nhưng cũng nhờ những khó khăn, thách thức ấy mà SamSung mới
ngày càng lớn mạnh và có được vị thế như hiện tại. Theo Interbrand, trong
bảng xếp hạng TOP 20 BEST GLOBAL BRANDS 2022, SamSung đứng ở
vị trí số 5. Để có được thành tựu này, Việt Nam cũng góp không ít sức ảnh
hưởng. Và đây cũng chính là một biểu hiện lợi ích của quan hệ lợi ích kinh
tế nếu xét dưới góc độ của kinh tế, chính trị.
Vậy quan hệ lợi ích kinh tế được hiểu như thế nào?
- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập các tương tác giữa con người với
con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các
bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa
quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích
kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất
định.
=> Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan
hệ đó có thể là quan hệ theo chiều dọc, giữa một tổ chức kinh tế và một cá
nhân trong tổ chức kinh tế đó. Cũng có thể là theo chiều ngang giữa các
chủ thể, các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ phận khác nhau
hợp thành nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, quan hệ lợi ích
kinh tế còn phải xét tới quan hệ của các quốc gia với phần còn lại của thế
giới.
- Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế.
+ Quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở
thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này
được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân, người lao động có lợi ích riêng
của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh
nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó, lấy ví dụ cụ thể ở đây xét trong
tập đoàn SamSung mà chúng ta đang tìm hiểu. Doanh nghiệp hoạt động
càng hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng đảm bảo thì lợi ích của người
lao động càng được thực hiện tốt, việc làm và thu nhập được đảm bảo.
Ngược lại lợi ích của người lao động càng thực hiện tốt thì người lao động
càng tích cực làm việc, trách nhiệm của doanh nghiệp càng cao và từ đó
lợi ích của doanh nghiệp càng được thực hiện tốt. Và khi doanh nghiệp đã
phát triển tốt như vậy, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tích cực đến nền kinh
tế của Việt Nam.
Mối quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường.
-Có khá nhiều mối quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường nhưng
chúng ta chỉ xem xét một mối quan hệ đại diện, đó là mối quan hệ lợi ích
giữa lao động và người sử dụng lao động. Nếu lợi ích kinh tế của người sử
dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá
trình kinh doanh thì lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện
tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng) mà họ nhận
được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động.
+ Một ví dụ cơ bản cho mối quan hệ này. Việt Nam được biết đến là
quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, theo Tổng cục thống kê, quý IV,
năm 2022, Việt Nam có hơn 1,8 triệu người thất nghiệp. Xét trường hợp
với tập đoàn SamSung, hiện nay đang có khoảng 170.000 công nhân và
kỹ sư Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp này. Tức nghĩa là SamSung
đang tạo công ăn việc làm cho hơn 170.000 người Việt Nam và nuôi sống
gia đình họ. Trong khi đó, mức lương cơ bản của công nhân tại Việt Nam
từ trước đến nay được biết là thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới. Nên số tiền mà SamSung bỏ ra trả lương cho công nhân Việt
Nam chắc chắn sẽ ít hơn so với số tiền mà hãng bỏ ra trả cho công nhân
của các nước khác. Đây cũng chính là một lợi ích to lớn đối với doanh
nghiệp. Như vậy đứng trên góc độ của người công nhân hay doanh nghiệp
thì chúng ta đều thấy được lợi ích đến từ cả hai phía.
- Ngoài ra, khi SamSung vào Việt Nam, cũng được áp dụng những chính
sách ưu đãi đến từ nhà nước. Đầu tiên phải kể đến đó chính là chính sách
miễn giảm thuế trong 4 năm đầu, 9 năm tiếp theo giảm 50% thuế và sau 13
năm thì chỉ tính thuế là 10% thay vì 20% như các doanh nghiệp kinh doanh
các lĩnh vực khác. Thứ hai, nhà nước ta cũng xây dựng những chính sách
bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế. Do các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra
trong một môi trường nhất định, môi trường càng thuận lợi, các hoạt động
kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở rộng. Môi trường vĩ mô thuận lợi
không tự hình thành, mà phải được nhà nước tạo lập. Tạo lập môi trường
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trước hết là giữ vững ổn định về chính
trị. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã thực hiện rất tốt những điều này.
Nhờ đó, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành
đầu tư.

4. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


a. Khái niệm
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ
lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
VD: Việt Nam nhận vốn đầu tư nước ngoài từ SamSung chính là một biểu
hiện của việc hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Những thành tựu đạt được sau khi hội nhập kinh tế quốc tế.
- Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và củng cố trên chính
trường quốc tế.
- Quan hệ đối ngoại của nước ta được mở rộng.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và viện trở phát triển chính thức.
- Góp phần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế trong nhiều
thập kỷ.
- Tiếp thu về thành tựu mới KH-CN…
c. Cơ hội của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mở rộng thị trường.
- Bổ sung những giá trị và tiến bộ văn hóa.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế.
- Tạo cơ hội cho các cá nhân thụ hưởng các sản phẩm với giá cạnh tranh.
- Tạo điều kiện đề ra chính sách nắm bắt xu thế phát triển của thế giới.
- Điều kiện để Việt Nam khẳng định mình trên thế giới.
d. Thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.
- Gia tăng cạnh tranh gay gắt.
- Tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài.
- Tăng khoảng cách giàu nghèo.
- Đối mặt với nguy cơ chuyển dịch kinh tế tự nhiên bất lợi.
- Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn.

Phần III:  Phân tích tác động của Samsung đối với kinh tế - xã
hội Việt Nam.
1.  Lý do lựa chọn Việt Nam.
1.1. Lý do xuất phát từ Samsung.
Trong giai đoạn 1987-1995, Samsung nói chung và Samsung Electronics nói riêng
có những bước chuyển mình bứt phá không chỉ trong nội địa mà còn vươn ra thế
giới. Lee Kun Hee- người kế nhiệm tập đoàn Samsung từ năm 1987 đã đưa ra
nhiều quyết định táo bạo cơ cấu lại toàn bộ các hoạt động kinh doanh với tham
vọng đưa Samsung Electronics trở thành một trong 5 công ty công nghệ hàng đầu
thế giới. Điều đó đã giúp Samsung có những bước tiến mạnh mẽ vào thị trường
công nghệ toàn cầu.
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các công ty cũng đứng trước cơn bão
về mua bán, sáp nhập, hợp tác cùng với đó là sự đổi mới công nghệ vô cùng khốc
liệt. Samsung đã lựa chọn đây là thời cơ để tập trung sản xuất các hoạt động kinh
doanh cũng như mở rộng, thâm nhập vào thị trường quốc tế.Trong giai đoạn này,
Samsung Electronics tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường đầu tư,
chuẩn bị các nguồn lực để tiến quân sang nhiễu vùng đất mới, thị trường mà công
ty hướng tới không chỉ là nội địa hay một vài quốc gia nước ngoài nữa mà là
hưởng tới thị trường toàn cầu thì năng lực nội tại của doanh nghiệp không thể đáp
ứng được hết đủ, SEC cũng đã tiến hành thành lập nhiều nhà máy sản xuất tại
nhiều nơi trên thế giới như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Mỹ,...Hơn nữa khi thị trường
công nghệ đang cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá cá, người tiêu dùng có
rất nhiều sự lựa chọn thì Samsung lại phải đứng trước cả hai bài toán khó là tăng
chất lượng sản phẩm để giữ vững tôn chỉ “chất lượng là trên hết" nhưng đồng thời
giả bản sản phẩm cũng phải ở mức hợp lý nghĩa là chi phí sản xuất không được
phép tăng mà thậm chí cắt giảm được sẽ tạo thành lợi thế. Do đó Samsung
Electronics cần tìm cho mình thị trường đầu tư mà tại đô thị trường tiêu dùng nhiều
tiềm năng để đảm bảo doanh thu cùng với đó cũng phải là nơi mà tận dụng hiệu
quả được các yếu tố đầu vào. Sau khi nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng,
năm 1995 Samsung Electronics quyết định lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tư
mới và đến 1996 chính thức hoạt động.
1.2. Lý do xuất phát từ thị trường Việt Nam.
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách quyết định chuyển đổi từ nền kinh tế
bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã
làm thay đổi toàn diện nền kinh tế văn hóa xã hội của Việt Nam, GDP của Việt
Nam tăng trung bình 3,9% trong giai đoạn 1986 – 1990, tăng gần gấp đôi so với
giai đoạn trước đổi mới. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản giữa cơ chế quản lý cũ
sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã
hội và giải phóng sức lao động. Tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài với nhiều
khoản ưu đãi được công bố; đồng thời khuyến khích xuất khẩu đã làm cho môi
trường đầu tư thông thoáng hơn, góp phần tăng năng lực sản xuất.
Giai đoạn 1991-1995 là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, đột phá của nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 8.18%. Cơ cấu kinh tế từng bước có sự
chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp tăng bình quân hằng
năm 13,3% . Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990 (bình quân
hàng năm tăng 12%). Giao thông vận tải có chuyển biển tiến bộ, vận tải hàng hóa
tăng 62%, thị trường hàng hóa trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại. Lĩnh vực tài chính, tiền tệ đạt
tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là đã chặn được nạn lạm phát cao và từng bước đẩy
lùi lạm phát. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng nhanh, đến cuối năm
1995, các dự án được cấp giấy phép đạt trên 19 tỷ USD vốn đăng ký. Tỷ trọng đầu
tư vào công nghiệp chiếm 40% tổng số vốn theo dự án. Địa bàn đầu tư phân bố
rộng trên hơn các vùng lãnh thổ. Hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh,
chiếm trên 65% tổng số vốn; xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm gần 18%, hợp
đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 17%. Nhà nước đã bổ sung, hoàn thiện từng
bước khuôn khổ pháp lý cho đầu tư nước ngoài tạo ra một môi trường đầu tư thông
thoáng, nhiều tiềm năng. (theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội giai
đoạn 1991-2000- Tổng cục thống kê,2000).
Từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1991); gia nhập ASEAN (1995), ký kết Hiệp
định khung Việt Nam - EU (tháng 7/1995). Mối quan hệ hợp tác phát triển đã được
khôi phục, khai thông và mở rộng với nhiều nước và các tổ chức tài chính quốc tế;
cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương đã được thiết
lập. Do sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đời sống của người dân đã được
cải thiện rất nhiều. Số lượng hàng hóa tiêu dùng tăng lên nhanh chóng. Sự tăng
trưởng của các ngành dịch vụ cũng là sự minh chứng rõ nét cho điều này. Nếu như
trước năm 1986 điện là một khái niệm khá xa xi với phần lớn người dẫn thì đến
đầu những năm 90 điện đã được đưa tới từng xã, từng làng, từng gia đình. Cũng
bởi vì lẽ đó nhu cầu về các mặt hàng điện tử ngày càng tăng cao. Trong khi đó Việt
Nam mới chỉ có các nhà máy sản xuất bóng đèn, quạt điện... như: Công ty Điện cơ
Thống Nhất, Công ty bỏng đến phích nước Rạng Đông..., các sản phẩm như TV, tủ
lạnh,... hầu hết là nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản có giá thành khá cao bao
gồm cả hàng mới và hàng đã qua sử dụng. Người Việt Nam phần lớn xuất thân từ
nông nghiệp, tư duy nông nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng. Họ
luôn mong muốn và có xu hướng ưa chuộng các hàng hóa có giá cả phù hợp nhưng
chất lượng phải tốt đặc biệt là là độ bền theo thời gian sử dụng.
Từ những phân tích về kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1995
(trước khi Samsung thâm nhập vào Việt Nam), Samsung Electronics đã nhìn ra
những tiềm năng của thị trưởng Việt Nam để đưa ra quyết định lựa chọn đây là
quốc gia tiếp theo mà Samsung thâm nhập.

2. Những thuận lợi và bất lợi của Samsung khi bước chân vào thị
trường Việt Nam.
2.1. Thuận lợi của thị trường Việt Nam.
Sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài là do
những lợi thế như giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện,
có sự ổn định về chính trị, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và nằm ở vị trí
địa lý thuận lợi là trung tâm của ASEAN.
 Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi.
Việt Nam có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong số các quốc gia thuận lợi
nhất để tiếp cận thị trường tỷ dân vốn có sức mua lớn. Bên cạnh đó, với vị trí trung
tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng giúp Việt Nam trở thành nơi
thuận lợi nhất để xuất hàng hoá cho các nước trong khu vực Đông Bắc Á và Đông
Nam Á, nhất là khi Việt Nam lại nằm trên tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất
thế giới.
 Thứ hai, Việt Nam có tháp dân số trẻ là nguồn nhân công rẻ và dồi dào.
Theo đánh giá của Patrick Dixon, một trong những chuyên gia quản trị hàng đầu
thế giới cho rằng: “ Nhân công ở Việt Nam hiện nay được đánh giá có lợi thế là
tương đối trẻ và năng động.”Với dân số trong độ tuổi lao động lớn, Việt Nam là
điểm đến hấp dẫn đối với các dự án sử dụng nhiều lao động khi chi phí lao động
tương đối rẻ, trong khi các điều kiện ràng buộc về lao động và môi trường không
quá khắt khe.
 Thứ ba, Việt Nam có một nền chính trị ổn định.
Việc có một nền chính trị ổn định giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm phát triển sản
xuất, hoạt động đầu tư. Cùng với đó, chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính
sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tại Việt Nam. Việc xoá bỏ chính sách
bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thu hút
hàng loạt những dự án đầu tư lớn. Đây là cơ hội tốt cho ngành sản xuất linh kiện
phát triển.
 Thứ tư, các Hiệp định thương mại được ký kết. 
Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - ASEAN
được ký kết ngày 13/12/2005, góp phần lớn đưa Việt Nam trở thành thị trường
quan trọng của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc trong đó có tập đoàn Samsung.
Việc thành công ký kết các Hiệp định thương mại lớn như TPP, CPTPP, FTA,...
giúp thị trường tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam càng được mở rộng. 
2.2. Những bất lợi của Samsung khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.
 Thứ Nhất, hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Pháp luật về đầu tư của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi liên
tục, các thủ tục hành chính thiếu tinh gọn. Điều đó đòi hỏi Samsung phải liên tục
cập nhật các thông tin về pháp luật.
 Thứ hai, chuỗi cung ứng linh kiện của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu
cầu của Samsung.  
Có thể dễ dàng nhận thấy trong danh sách những nhà cung ứng linh kiện lớn nhất
cho Samsung Việt Nam lại vắng bóng những doanh nghiệp nội địa. Với trình độ
công nghệ kỹ thuật hạn chế, doanh nghiệp trong nước khó lòng chen chân vào
những cấu phần chính của chuỗi cung ứng. Thay vào đó các doanh nghiệp nội địa
được giao cho sản xuất in ấn bao bì sản phẩm, cung cấp xốp chống sốc, các chi tiết
nhựa đơn giản hay như cung cấp suất ăn, xử lý chất thải, an ninh, vệ sinh,...
 Thứ ba, sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu khác trong nước.
Khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam Samsung đã gặp không ít những khó khăn:
thương hiệu, lòng tin của khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Tại thị trường Việt
Nam khi đó các sản phẩm điện tử điện lạnh đến từ các công ty Nhật Bản như
Toshiba, Sony… đang chiếm lĩnh hầu hết các phân khúc thị trường. Cùng với
những kiểm định nghiêm ngặt, tiêu chuẩn sản phẩm vượt qua tiêu chuẩn trung bình
của thế giới các sản phẩm của Nhật Bản đã đi vào tâm trí người tiêu dùng Việt
Nam là những sản phẩm có chất lượng rất tốt, bền theo thời gian. Trong khi mà
Toshiba, Sony… đang  làm mưa làm gió trên thị trường Việt thì Samsung với
người Việt lúc bấy giờ lại là một thương hiệu còn khá lạ lẫm.
 Thứ tư, vấn đề về an toàn lao động.
An toàn lao động là một trong những vấn đề nổi cộm trong nhiều năm gần đầu tại
các doanh nghiệp FDI nhất là tại các nhà máy sản xuất điện tử. Theo báo cáo “
Đánh giá tác động ban đầu về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong
một số nhà máy sản xuất lắp ráp điện tử tại Việt Nam” của trung tâm hội nhập và
phát triển, đề cập đến một số bệnh mà công nhân dễ mắc phải gồm bệnh điếc nghề
nghiệp do dung môi hữu cơ, nguy cơ ung thư do Asen (thạch tín), benzene,
formaldehyde, sảy thai, thai chết lưu với lao động nữ (80% lao động là nữ trong độ
tuổi 18-25). 

2. Những đóng góp của Samsung đối với kinh tế - xã hội Việt
Nam.
3.1. Đối với tỉnh Bắc Ninh.
 Thứ nhất, Samsung đã góp phần quan trọng đến việc hình thành, phát triển
ngành công nghiệp điện tử tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sự hoạt động hiệu quả của
tổ hợp các nhà máy tại khu công nghiệp Yên Phong đã tạo ra “kỳ tích” cho tỉnh,
đưa Bắc Ninh có tên trên bản đồ thế giới về sản xuất hàng điện tử. Năm 2010,
giá trị sản xuất công nghiệp chỉ trên 110 tỷ đồng, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố,
đến năm 2021 đã tăng lên 1.500 nghìn tỷ đồng, gấp 13,5 lần năm 2010 và vươn
lên vị trí thứ nhất cả nước. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã
tăng từ 48% năm 2010 lên 76% năm 2021.
Như vậy, có thể khẳng định, hoạt động của Samsung đã góp phần quan trọng
hình thành nên ngành công nghiệp điện tử tại Bắc Ninh, đưa Bắc Ninh trở thành
“thủ đô” của ngành điện tử.
 Thứ hai, Samsung đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường vị thế của
tỉnh Bắc Ninh. Với sự tham gia của Samsung, Bắc Ninh đã có những bước tiến
vượt bậc.Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng 16,2%, cao nhất cả nước,
đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối thu chi ngân sách nhà nước.
Năm 2012, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đã chiếm tới 77,8%, Bắc Ninh
dần trở thành một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2017, Samsung chiếm 72% giá trị
sản xuất công nghiệp, 91% giá trị xuất khẩu (39,9 tỷ USD), 18% thu ngân sách
nội địa của tỉnh. Với sự hiện diện của tập đoàn Samsung, Bắc Ninh mặc dù có
diện tích nhỏ nhất nước nhưng đã nhanh chóng trở thành tỉnh có quy mô kinh tế
hàng đầu cả nước. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh đứng đầu cả
nước (trên 19%), quy mô kinh tế đứng thứ 4; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm
12%; giá trị xuất khẩu chiếm 15% cả nước, đứng thứ 2, chỉ sau Thành phố Hồ
Chí Minh. Năm 2021, Bắc Ninh không chỉ đứng đầu cả nước về sản xuất công
nghiệp mà còn dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu hàng hoá với 153,14 tỷ USD
(đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó xuất khẩu đạt 84 tỷ USD.
 Thứ ba, hoạt động của Samsung đã tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy các
hoạt động dịch vụ, kinh tế khác ở địa phương. Với số lượng công nhân lên tới
vài chục nghìn người (năm 2018 là khoảng 91.000 công nhân viên), Samsung
đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác như nhà hàng, nhà nghỉ, khách
sạn... ở xung quanh các khu công nghiệp nơi Samsung hoạt động. Hơn 2000
khách sạn và nhà hàng mới được mở ra từ năm 2011 đến 2015. Sự hiện diện
của Samsung còn thúc đẩy các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch của tỉnh phát
triển. Thậm chí, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng có bước phát triển nhằm cung
cấp lương thực, thực phẩm dồi dào cho công nhân công nghiệp tỉnh nói chung,
người lao động trong tập đoàn của Samsung nói riêng. Bắc Ninh cũng là địa
phương có thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và thuộc nhóm 5 địa
phương cao nhất cả nước.
 Thứ tư, sự hiện diện của Samsung không chỉ trực tiếp đóng góp cho kinh tế
- xã hội tỉnh mà còn kéo theo “hệ sinh thái” đồ sộ vào địa bàn tỉnh. Các nhà
cung cấp cho Samsung tìm đến Việt Nam mở nhà máy nhằm rút ngắn khoảng
cách chuỗi cung ứng cũng như tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường tiềm
năng và những ưu đãi mà chính phủ đem lại. Phần lớn trong số đó là các doanh
nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những đối tác lâu dài với Samsung,
đi theo Samsung vào Việt Nam, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp Hàn Quốc
(đáng chú ý có dự án đầu tư của công ty TNHH Dong Yeon Industrial Hàn
Quốc với vốn đăng ký lên tới 267 triệu USD).Samsung vào thị trường Việt
Nam kéo theo sự di chuyển của chuỗi các nhà cung ứng Hàn Quốc đầu tư vào
Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Với sự hiện
diện của Samsung cùng nhiều yếu tố khác, Bắc Ninh là điểm sáng về thu hút
FDI, tính đến cuối tháng 12/2021, tỉnh Bắc Ninh có 1.717 dự án FDI còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 21 tỷ USD.

3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên.


Samsung chính thức đầu tư vào Thái Nguyên năm 2013, sau gần một năm, vào
tháng 3/2014, SEVT bắt đầu đi vào hoạt động, khi đó tổng vốn đăng ký là 2 tỷ
USD. Nhưng chưa đầy một năm sau, Samsung đã quyết định đầu tư thêm 3 tỷ
USD, nâng tổng mức đầu tư lên 5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Samsung còn đầu tư 1,23
tỷ USD để xây dựng nhà máy điện cơ SEMV tại địa phương này. Với quy mô đầu
tư như vậy, Samsung trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên và có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những đóng góp của Samsung
đối với Thái Nguyên có nhiều điểm tương đồng như đối với Bắc Ninh và được thể
hiện ở những khía cạnh nổi bật sau.
 Thứ nhất, sự hiện diện của Samsung ở Thái Nguyên kéo theo nhiều nhà
cung ứng, đặc biệt là các nhà đầu tư phụ trợ khác đến từ Hàn Quốc. Theo thống
kê, giai đoạn 2013-2020, có tổng số 92 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là nhà
cung ứng của Samsung đến với Thái Nguyên, tạo ra một dòng von FDI chưa
từng có cho tỉnh. Sự hiện diện của Samsung với những đóng góp trực tiếp và
gián tiếp đã làm hình thành ngành công nghiệp điện tử trên địa bàn tỉnh.
Samsung và các công ty phụ trợ với một lượng lớn các chuyên gia và lao động
được sử dụng đã giúp cho hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc
biệt là ở thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, thành phố Sông Công và thành phố
Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ.
 Thứ hai, kể từ khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái
Nguyên (SEVT) chính thức đi vào vận hành đầu năm 2014, hoạt động xuất
khẩu của Thái Nguyên đã tăng trưởng ngoạn mục lọt vào danh sách các địa
phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Samsung và các doanh
nghiệp phụ trợ đầu tư vào Thái Nguyên tạo ra mức tăng trưởng vượt bậc trong
hai năm 2014 - 2015, lần lượt là 29,6% và 33,2%, sau đó các năm đều tăng
trưởng trên 10%. Nếu như năm 2013 giá trị xuất khẩu hàng hoá của tỉnh Thái
Nguyên rất khiêm tốn, chỉ đạt 245 triệu USD thì đến năm 2016 lên tới 19 tỷ
USD và đạt 28,85 tỷ USD (đứng thứ 4 cả nước)vào năm 2021. Từ năm 2016
đến nay, Thái Nguyên được biết đến là một trong những địa phương dẫn đầu cả
nước về xuất khẩu.
 Thứ ba, Samsung Thái Nguyên đã góp phần tích cực vào việc giải quyết
việc làm cho nhiều lao động địa phương và các tỉnh lân cận. 
Tổng số nhân lực của Samsung Thái Nguyên qua các năm.

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


38.56 79.72 70.04
Nhân lực (người) 73.078 71.102 77.052 65.491
5 2 8

Trong đó khoảng hơn 1/3 là lao động người Thái Nguyên, với thu nhập bình quân
đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng. Nhờ tạo ra nhiều việc làm với mới thu nhập khá và
ổn định, Samsung đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của
tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

3.3. Đối với Việt Nam nói chung.


Đóng góp của Samsung không chỉ được thể hiện ở những địa phương mà Samsung
có mặt (rõ nét nhất là ở Bắc Ninh, Thái Nguyên) mà còn lan tỏa trên phạm vi toàn
quốc. Điều đó bắt nguồn từ chính quá trình kinh doanh của Samsung tại Việt Nam
cũng như những việc làm mang tính hỗ trợ, hợp tác khác của Samsung. Đóng góp
của Samsung đối với toàn quốc nói chung được phản ánh ở những nội dung chủ
yếu sau.
 Thứ nhất, hoạt động của Samsung đã góp phần làm chuyển biến cơ cấu
kinh tế ở Việt Nam. Điều này bắt nguồn từ thực tiễn, hoạt động của Samsung ở
Việt Nam thuộc về ngành công nghệ cao, công nghệ điện tử với quy mô lớn.Từ
khi Samsung đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn ở Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam có
bước phát triển quan trọng, dần có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động
mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp máy tính, điện
tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản
xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, tivi, camera, thiết bị máy
văn phòng và các sản phẩm quang học.Sự hiện diện của Samsung còn thúc đẩy
sự ra đời, phát triển hệ thống các nhà kinh doanh, các cửa hàng điện tử, tạo cơ
sở hạ tầng, điều kiện cho các ngành kinh tế số ở Việt Nam phát triển.
 Thứ hai, sự hiện diện của Samsung tạo ra các nhà cung ứng nội địa Việt
Nam. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ là một trong lĩnh vực được Việt Nam rất
quan tâm, chú trọng phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, Samsung thực hiện phát triển nhà cung ứng
nội địa. Đó vừa là một nhu cầu vừa là một cam kết đối với Việt Nam. Để hiện
thực hóa mục tiêu này Samsung đã và đang liên tục triển khai các hoạt động
thiết thực bao gồm: Hội thảo triển lãm công nghiệp phụ trợ được tổ chức hàng
năm vùng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương để tìm kiếm và kết nổi các doanh
nghiệp nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Sự hiện diện và hỗ
trợ từ Samsung đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu do Samsung dẫn dắt, qua đó Việt Nam từng bước tham
gia vào phân công lao động quốc tế và hệ thống sản xuất thế giới. Theo Tổng
Giám đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho, năm 2014 Samsung chỉ có 4 doanh
nghiệp cung ứng cấp 1 (giao dịch trực tiếp với Samsung), nhưng đến năm 2019
là 42 doanh nghiệp, trong năm 2020 là 50 doanh nghiệp. Tính đến tháng
7/2020, hệ thống nhà cung ứng của Samsung tại Việt Nam đã có hơn 200 doanh
nghiệp, bao gồm cả cấp 1 và cấp 2.Công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa Việt
Hưng là một trong những nhà cung ứng đầu tiên cho Samsung, cung cấp hai
mặt hàng là vỏ nhựa và bao bì. Khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà
cung ứng Samsung, tập đoàn này bước đầu đã có những chương trình bồi
dưỡng những doanh nghiệp phụ trợ trong nước để tăng cường năng lực cho các
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng của mình. Mặc dù các doanh nghiệp
cung ứng nội địa của Việt Nam còn ít, năng lực sản xuất còn hạn chế, vị trí còn
thấp... nhưng tiềm năng hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn nếu
như nỗ lực khắc phục những hạn chế và được Samsung tiếp tục hỗ trợ trong
thời gian tới. Mặt khác, Samsung đã tạo ra các liên kết với các công ty trong
nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công
ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được
khai thác với hiệu quả cao.
 Thứ ba, trong quá trình hoạt động, Samsung có nhiều hoạt động hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm 2015, Chương trình tư vấn và cải tiến doanh
nghiệp Việt Nam được Samsung tổ chức, thực hiện. Đây cũng là một chương
trình hành động nổi bật của Samsung nhằm đồng hành với các doanh nghiệp
nội địa. Năm 2018-2020, Samsung Việt Nam cùng với Bộ Công Thương triển
khai dự án hợp tác đào tạo tư vấn viên và tổ chức cải tiến sản xuất chất lượng
cho doanh nghiệp chế biến chế tạo, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
với sự tham gia của 140 doanh nghiệp trên cả nước (62 doanh nghiệp năm 2019
và 78 doanh nghiệp năm 2020). Ngày 21/9/2020, Samsung Việt Nam phối hợp
với Bộ Công Thương tổ chức ký Biên bản ghi nhớ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp
Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh (lần đầu tiên Samsung thực hiện chương trình phát
triển nhà cung ứng tại một địa phương). Dự án được thực hiện trong 6 năm từ
2020 đến 2025, gồm 2 nội dung chính: chương trình tư vấn cải tiến doanh
nghiệp và chương trình phát triển nhà cung ứng. Các chương trình đã đạt được
những kết quả tích cực như: tăng năng suất, thay đổi và nâng cao nhận thức về
cải tiến sản xuất và chất lượng, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững
của doanh nghiệp. Thông qua chương trình tư vấn nâng cao năng suất doanh
nghiệp cùng chuyên gia Hàn Quốc, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã nhận
được tư vấn và đạt được những cải tiến vượt bậc về việc tối ưu hóa tỷ lệ vận
hành thiết bị, giảm tỷ lệ hàng lỗi, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, xuất
khẩu.
 Thứ tư, Samsung đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Năm
2008-2009, Samsung phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đào tạo 207
chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Sau khi hoàn thành
khóa học, đội ngũ chuyên gia này đã được Bộ Công Thương Việt Nam bố trí sử
dụng. Trong cam kết giai đoạn 2020-2023, Samsung tiếp tục đào tạo 200 kỹ sư
Việt Nam trong lĩnh vực khuôn mẫu. Đây là công nghệ gốc rễ chủ chốt quyết
định chất lượng thiết kế sản phẩm trong giai đoạn tới. Thứ năm, Samsung đã
đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đóng góp của
Samsung vào kim ngạch xuất của Việt Nam được thể hiện rõ ngay sau khi
Samsung mở nhà máy SEV tại Bắc Ninh. Đến tháng 9/2010, xuất khẩu của
Samsung ở Việt Nam đã đạt giá trị 1 tỷ USD. Sau 3 năm hoạt động, năm 2011,
kinh ngạch xuất khẩu của SEV đạt gần 6 tỷ USD, đóng góp khoảng 6% tổng
doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Với kết quả này, SEV từng bước thực hiện
sứ mệnh của mình là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thắt
chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt - Hàn. Sau đó, với sự hoạt động của các nhà
máy lớn ở Thái Nguyên (2014), Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tổng giá trị
xuất khẩu của Samsung đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2016 xuất khẩu của
Samsung là 39,9 tỷ USD; năm 2017 là 54,4 tỷ USD, đóng góp 25,4% vào tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (213,8 tỷ USD); năm 2019, xuất khẩu của
Samsung đạt gần 59 tỷ USD, chiếm hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Năm 2021, bất chấp khó khăn từ đại dịch, Samsung Việt Nam cũng
ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020,
chiếm gần 19,5% kinh ngạch xuất khẩu cả nước. Như vậy, trong nhiều năm trở
lại đây, Samsung ở Việt Nam luôn xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm,
chiếm khoảng 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đáng nói nữa
là, sản phẩm xuất khẩu của Samsung chủ yếu là điện thoại di động, máy tính
bảng và nhiều loại sản phẩm điện từ cao cấp khác vì vậy đã góp phần thay đổi
cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghệ
điện tử, hàng công nghệ có giá trị tăng cao; giảm tỷ lệ các loại hàng hóa có giá
trị tăng thấp.
Phần IV: Tương lai của SamSung tại Việt Nam
1. Cơ hội của SamSung tại Việt Nam
1.1. Bức tranh thanh bình của bối cảnh xã hội, chính trị tại Việt Nam
Đây chính là lý do các FDI nước ngoài có thể tuyệt đối yên tâm về vấn đề
này khi đầu tư ở đây, khi xét đến phương diện chính trị, môi trường ổn định
nhất nhì ắt hắn sẽ có tên nước ta tại top đầu trong bảng xếp hạng. Chẳng
những vậy, “xứ sở kim chi” đó (Hàn Quốc) cùng với Việt Nam ta cùng là
các nước nằm chung một châu lục nên hai nước này được xem là có sự hợp
tác thân thiết và mở rộng, cả hai trở thành đối tác kinh tế không thế thiếu
của nhau.
1.2. Chính sách mở của Việt Nam
Việt Nam đã có sự thông thoáng trong hoạt động dời xưởng sản xuất từ
quốc gia khác vào nước mình, thế nên hiện nay có nhiều nhà máy có vốn
FDI từ nước ngoài.
1.3. Lực lượng lao động
Về vấn đề dân số, nước ta được biết đến là nơi có “dân số vàng’ trên thế
giới khi tổng số người đang lao động và kiếm được thu nhập ở mức 68%
trong tổng số người Việt Nam, đồng nghĩa với việc nước ta đang dồi dào
lao động. Khoản lương hàng tháng để trả cho nhân công Việt thật sựrất rẻ
khi được đem đối chiếu với mức lương tại Hàn Quốc và các quốc gia phát
triển trong và ngoài khu vực khác.
1.4. Vị thế của Việt Nam
Nước ta lại tham gia vào WTO, chẳng những vậy còn có tên trong danh sách
các hiệp định nổi tiếng như VKFTA,CPTPP,... Cơ hội này đã lôi cuốn không
ít các kế hoạch đầu tư lớn từ nước ngoài vào, trong đó Tập đoàn Samsung
không thể là cái tên vắng mặt trong danh sách các nhà đầu tư tại quốc gia
mình.
1.5. Chính sách ưu đãi của Việt Nam
1.5.1. Quyền lợi của Samsung được nhà nước ta hết sức đối đãi và ưu tiên
bảo hộ bằng nhiều chính sách khác nhau có khuynh hướng trương trợ
cho doanh nghiệp để có thể hoạt động tốt cùng với những ưu đãi tuyệt
vời. Nhắc đến mức thuế, đây là điều khiến Samsung phải đau đầu khi
hoạt động tại Hàn Quốc vì mỗi năm họ phải chi trả cho nước họ mức
thuế không hề nhỏ, lên đến 22%. Trong khi đó tại Việt Nam, Samsung
được miễn thuế liên tục trong vòng 4 năm, chẳng những thế, khi đã hết
thời hạn miễn thuế, Samsung cũng chỉ đóng cho nhà nước ở mức thuế
suất thấp hơn nước họ rất nhiều.
1.5.2. Quy trình thủ tục pháp lý (chứng từ, các vấn đề hải quan, xuất nhập
khẩu ,..), giảm tính nghiêm ngặt về luật pháp cũng như thể chế chính trị,
điều đặc biệt không thiên vị bất cứ công ty, tập đoàn đến từ quốc gia
nào, quy mô dù lớn hay nhỏ khi đang đầu tư tạinước ta. Hiện tại, Việt
Nam không ngừng hoàn thiện nâng cao thành phần cơ chế đối với hoạt
động kinh tế nước nhà và không ngừng nỗ lực đạt mục tiêu phát triển
mô hình đầu tư FDI cùng với sự đề cao sự cạnh tranh trong nước.
2. Thách thức của SamSung tại Việt Nam
2.1. Đối thủ cạnh tranh
Ở bối cảnh hiện tại, Samsung đang đau đầu về sự tiến bộ nhanh chóng
của các hãng điện thoại đình đám, phải kể đến Apple, Huawei, Oppo,..
khiến ước mơ trở thành ông lớn dẫn đầu về công nghệ của Samsung khó
mà trở thành hiện thực. Để giữ vững được thị phần tại Việt Nam,
Samsung buộc phải có những cải cách tiên tiến về sản phẩm, mỗi thành
tựu mà Sammsung tạo rathật sự phải vượt trội, giá cả cũng là vấn đề vô
cùng nan giải để Samsung có thể đánh bại những hãng công nghệ khác
trong cùng một thị trường.
2.2. Vấn đề bảo vệ môi trường
- Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, Việt Nam đang tiềm tàng khả
năng biến thành hố rác và bãi chiến trường công nghệ từ Samsung, mỗi
tháng Samsung thải ra hàng chục nghìn mét khối chất thải, bùn bị tràn ra
ngoài môi trường tự nhiên do quá trình chế tạo, sản xuất sản phẩm, thực
trạng này đang ở mức đáng lo ngại và cần được nhà nước quan tâm nhiều
hơn. Khi dự án của Samsung đang được tiếp tục vận hành thì ắt hẳn tình
trạng môi trường tại Việt Nam bị tác động tiêu cực, nó xảy ra là điều khó
tránh khỏi. 
Dẫn chứng : cụ thể vào năm 2015, tại xưởng sản xuất của Samsung
Thái Nguyên xảy ra tình trạng xuất hiện luồng khí lạ và bốc cháy, khiến
nhân công không thể tiếp tục công việc đang làm, chạy đi để tránh nguy
hiểm, và đã gây hoang mang cho những nhân công đang làm việc tại đó.
- Samsung cũng đề ra những cách thức xử lý để làm tối thiểu hóa tình
trạng ô nhiễm, độc hại của môi trường bằng những cách như thiết kế các
công trình nhằm mục đích xử lý chất thải, nhưng vẫn chưa bao giờ gọi là
đủ khi bản chất của lĩnh vực công nghệ này là bắt buộc sử dụng hóa chất
để tạo ra những mặt hàng công nghệ, gây ra tác động tiêu cực lớn đến an
toàn công nhân, sức khòe con người đang định cư ở địa bàn gần đó. Về
phần chất thải rắn, để giải quyết triệt để được nguồn ô nhiễm này thì sẽ
tốn không ít thời gian, một khi chúng tiếp xúc với đất hoặc nguồn nước ở
sông hồ sẽ gây nguy hại không nhỏ đến hệ sinh thái, các sinh vật dưới
đất, dưới nước.
2.3. Rào cản SamSung phải đối mặt
Không chỉ riêng Việt Nam, các chính phủ của các nước sẽ thông qua
những điều luật ngày càng khắt khe để có được môi trường công bằng,
lành mạnh để hỗ trợ cho FDI từ bên ngoài vào và cũng mang lại sự an
toàn cho người tiêu dùng hay những công ty trong nước hoặc bên ngoài
vào như vấn đề bảo mật, quyền riêng tư,luật bảo vệ môi trường, biện
pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ.. đã gây ra việc một loạt các lợi ích của những
tập đoàn lớn bị mất đi, Samsung cũng không thoát khỏi những điều luật
đó. 
2.4. Suy thoái kinh tế
 Do diễn biến tình hình bệnh dịch, tình hình kinh tế lúc bấy giờ của
Việt Nam lẫn toàn thế giới dần bị suy thoái khi mà người dân bị thất
nghiệp vì cơ sở làm việc bị phong tỏa, thu nhập của người dân bị ảnh
hưởng nên việc tiêu thụ lương thực và thực phẩm, các sản phẩm cần thiết
khác của người dân là chủ yếu, nên việc chi tiêu về những loại hàng hóa
về công nghệ là hạn chế. 
 Thách thức mà Samsung bị ảnh hưởng phải được nhắc đến là sự leo
thang của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Samsung cũng bị ảnh
hưởng một phần gián tiếp từ tình hình căng thẳng trên, đây có thể được
cho là dấu ấn gây tiêu cực đến lịch sử vậnhành kinh doanh của Samsung.
Nga được biết đến là thị trường tiềm năng của Samsung, có kim ngạch
lớn trong việc nhập khẩu hàng hóa của Samsung, chiếm đến 40% tỷ trọng
xuất khẩu của hãng công nghệ này, Hàn Quốc và Mỹ lại là đồng minh
của nhau, như vậy cũng có nghĩa là Hàn Quốc phải tuân thủ quy tắc “Sản
phẩm trực tiếp nước ngoài”, trong tương lai Samsung có thể bị ngừng
xuất khẩu sản phẩm sang Nga, hoạt động sản xuất sản phẩm tại Samsung
Electro-Mechanics Thái Nguyên cũng sẽ bị giảm sút.

3. Dự đoán tương lai SamSung tại Việt Nam


3.1. Việt Nam vẫn sẽ là “đại bản doanh” của Samsung
 Tập đoàn này không chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam
sang Ấn Độ -> sự cam kết lâu dài đối với Việt Nam
 Những sản phẩm được sản xuất ở Ấn Độ chủ yếu phục vụ thị trường
nội địa và một phần nhỏ xuất khẩu sang các quốc gia châu Phi. 
 Việt Nam thì xuất khẩu sang 128 quốc gia trên thế giới. -Tổng giám
đốc Samsung Việt Nam Choi Joo Ho khẳng định
 Gần đây nhất Samsung đã tăng vốn thêm 1.187 triệu USD vào Nhà máy
Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên, nâng tổng mức
đầu tư của Tập đoàn tại Thái Nguyên lên hơn 7,5 tỷ USD. Lãnh đạo các đơn vị
thuộc Tập đoàn Samsung tại tỉnh Thái Nguyên cũng cam kết sẽ tiếp tục duy trì
sản xuất ổn định hoặc tăng trưởng cao hơn.
 Nhà sản xuất Hàn Quốc đã quyết định đầu tư vào Việt Nam, nơi gần hơn về
mặt địa lý với các nhà cung cấp linh kiện điện tử chính của Trung Quốc. Đầu tư
lớn kéo theo đầu tư nhiều hơn, dẫn đến chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc
ở Việt Nam tương đối hoàn thiện và tích hợp hơn so với ở Ấn Độ đối với các
công ty có trụ sở tại Hàn Quốc.
3.2. Trong tương lai có biến động gì không ?
Theo quan điểm của nhóm, trong tương lai, tập đoàn SamSung có thể chuyển
giao nhà máy sang các nước khác nơi mà có chi phí nhân công rẻ hơn. Bởi vì
SamSung đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1996, theo thời gian tay nghề lao động
của nhân công tăng lên kèm theo đó mức lương sẽ tăng làm cho chi phí sản xuất
tăng theo. Mà mục tiêu của bất cứ tập đoàn nào không kể SamSung là tối đa hóa
lợi nhuận nên họ sẽ tìm đến nơi có chi phí rẻ hơn.

4. Làm sao để SamSung tăng cường đầu tư và tăng sự tác động của
SamSung đối với nền kinh tế Việt Nam ?
 Ổn định kinh tế trong vùng
Đây phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh
lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn ở đây chính là môi trường vĩ mô ổn định và
được đánh giá qua tiêu chí chống lạm phát và ổn định tiền tệ.
 Môi trường chính trị, an ninh trong vùng kinh tế
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nền tảng giúp các đối tác nước ngoài
yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
cần tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt trong một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thanh
kiểm tra, thủ tục tố tụng tòa án và thủ tục hành chính đất đai. 
 Quy hoạch phát triển và cơ chế phát triển của các địa phương trong vùng
Cần có những ưu đãi về chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất
đai, chính sách thuế phù hợp và tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mà có
các ưu đãi đặc biệt về thuế. Đồng thời, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất kinh doanh…
 Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng
Việt Nam cần nâng cấp, phát triển đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, hệ thống
điện, nước, hệ thống thông tin, liên lạc sẽ giúp cho các doanh nghiệp đầu tư thuận
tiện trong việc vận chuyển, xây dựng các hệ thống sản xuất hiện đại đáp ứng về
yêu cầu kỹ thuật, tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, mang lại
hiệu quả cao.
 Chất lượng nguồn nhân lực của vùng kinh tế
Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn
là lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, song để thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhất thiết phải có đội ngũ lao động chất lượng với
trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và có thể lực tốt.
 Chất lượng dịch vụ công trong vùng kinh tế
Các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư bao gồm
hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư; hỗ trợ
trong việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự
án; hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục
để chuẩn bị chấm dứt hoạt động…
 Môi trường sống và làm việc cho các nhà đầu tư ở trong vùng
Môi trường sống và làm việc thể hiện qua các yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế.
Chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hòa hợp và chi phí hợp lý thể
hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động
để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương.
Tài liệu tham khảo
1. Trung Hiền, “Tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng 26 lần trong 10
năm”,https://www.vietnamplus.vn/tong-dau-tu-cua-samsung-tai-viet-nam-tang-
26-lan-trong-10-nam/498389.vnp.
2. Đoàn Thị Trà Thu, “Những đóng góp nổi bật của tập đoàn Samsung, Hàn Quốc
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.
3. VN Review, “Công ty Samsung Vina đóng cửa nhà máy cũ tại Thủ Đức”,
https://vnreview.vn/thread-old/cong-ty-samsung-vina-dong-cua-nha-may-cu-
tai-thu-duc.
4. Trung Hiền, “Tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng 26 lần trong 10
năm”,
5. https://www.vietnamplus.vn/tong-dau-tu-cua-samsung-tai-viet-nam-tang-26-
lan-trong-10-nam/498389.vnp
6. Hà Duy, “Hiệu ứng tỷ USD: Cú xoay chuyến ở Bắc Ninh, Thái Nguyên”,
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/bac-ninh-thai-nguyen-doi-doi-
tu-hieu-ung-ty-do-samsung-445545.html
7. Tân Xuân, “Samsung và những tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh
Thái Nguyên”,https://thainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/
Z79abUzQC1Ql/content/samsung-va-nhung-tac-ong-tich-cuc-en-kinh-te-xa-
hoi-cua-tinh-thai-nguyen-/20181
8. Samsung Newsroom Vietnam, “Samsung chính thức ra mắt Trung tâm trải
nghiệm giải pháp doanh nghiệp Samsung lớn nhất Đông Nam Á và Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển tại TP.HCM”, https://news.samsung.com/vn/samsung-
chinh-thuc-ra-mat-trung-tam-trai-nghiem-giai-phap-doanh-nghiep-samsung-
lon-nhat-dong-nam-a-va-trung-tam-nghien-cuu-phat-trien-tai-tp-hcm
9. Samsung Newsroom Vietnam , “Samsung bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển mới tại Việt Nam”,https://news.samsung.com/vn/samsung-
bat-dau-xay-dung-trung-tam-nghien-cuu-va-phat-trien-moi-tai-viet-nam
10.Samsung Newsroom Việt Nam, “Samsung Việt Nam công bố kết quả kinh
doanh năm 2021”, https://news.samsung.com/vn/samsung-viet-nam-cong-bo-
ket-qua-kinh-doanh-nam-2021
11.Báo điện tử Bắc Ninh, “Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của
cả nước”,
http://www.baobacninh.com.vn/web/bbn/news/-/details/20182/bac-ninh-
tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-ien-tu-cua-ca-nuoc.
12.GENK, “Samsung ở tỉnh nào, ngôi vương sản xuất công nghiệp ở tỉnh đó;
nhưng đó chưa hẳn là tin mừng”,https://genk.vn/samsung-o-tinh-nao-ngoi-
vuong-san-xuat-cong-nghiep-o-tinh-do-nhung-do-chua-han-la-tin-mung-
20160627224046498.chn.
13.Văn Phúc, “Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về xuất nhập khẩu”,
https://www.sggp.org.vn/bac-ninh-dan-dau-ca-nuoc-ve-xuat-nhap-khau-
784802.html.
14.“Công ty TNHH Samsung SDI là gì, Samsung Sdiv”,
https://sentory.vn/samsung-sdi-la-gi/
15.Nguyễn Chi, “Những ảnh hưởng của Samsung đối với sự phát triển của tỉnh
Thái Nguyên”, 
16.https://vannghethainguyen.vn/2018/05/09/nhung-anh-huong-cua-samsung-doi-
voi-su-phat-trien-cua-tinh-thai-nguyen/
17.Ngọc Hân, “Điện tử - điềm sáng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam",
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/dien-tu-diem-sang-trong-san-
xuat-cong-nghiep-cua-viet-nam.html
18.SPUTNIK Việt Nam, “Việt Nam vẫn là “át chủ bài” quan trọng của Samsung”,
https://sputniknews.vn/20210301/viet-nam-van-la-at-chu-bai-quan-trong-cua-
samsung-10150470.html
19.Hoàng Nam. “Samsung Việt Nam: Cùng Việt Nam phát triển thịnh vượng”,
https://baoquocte.vn/samsung-viet-nam-cung-viet-nam-phat-trien-thinh-vuong-
135855.html
20.Samsung Newsroom Việt Nam, “Samsung Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ
Dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại tinh Bắc
Ninh”, https://news.samsung.com/vn/samsung-viet-nam-ky-ket-bien-ban-ghi-
nho-du-an-ho-tro-doanh-nghiep-viet-nam-tai-tinh-bac-ninh
21.Tổng cục thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 1991-
2000”,https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam qua các năm”
22.Báo Thế giới và Việt Nam. 09/02/2022. “Việt Nam-Hàn Quốc: Sự hiểu biết và
lòng tin ngày càng được củng cố”. Truy cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ
https://fad.danang.gov.vn/chi-tiet?id=3555&_c=59
23.Nguyễn Thị Huyền. 25/05/2022. “Nước ta có cơ cấu dân số như thế nào?”. Truy
cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ https://luathoangphi.vn/nuoc-ta-co-co-cau-
dan-so-nhu-the-nao
24.Thanh Trần. 22/11/2020. “Các FTA mới của Việt Nam sẽ bổ trợ cho nhau như
thế nào?”.Truy cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ https://cafef.vn/cac-fta-moi-
cua-viet-nam-se-bo-tro-cho-nhau-nhu-the-nao-20201122125131376.chn/
25.Khánh Khiêm. 03/06/2022. “Ma trận SWOT của Samsung năm 2020: Phân
tích, đánh giá chi tiết”. Truy cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ
https://marketingai.vn/ma-tran-swot-cua-samsung/
26. Samsung”. Truy cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ
https://www.baogiaothong.vn/xung-dot-nga-ukraine-lo-tac-dong-tu-ong-lon-
samsung-d544456.html
27.Quân Hoàng. 11/04/2015. “Samsung Thái Nguyên rò rỉ hóa chất, công ty khẳng
định không phải khí độc”. Truy cập ngày 02/07/2022. Truy xuất từ
https://giaoduc.net.vn/kinh-te/samsung-thai-nguyen-ro-ri-hoa-chat-cong-ty-
khang-dinh-khong-phai-khi-doc-post157332.gd
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ap-dung-che-do-uu-tien-ve-hai-quan-doi-voi-
3-cong-ty-thuoc-tap-doan-samsung-50277.html

You might also like