You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

SAMSUNG THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ


OUTSOURCE BÊN NGOÀI

GVHD: HUỲNH TỊNH CÁT


LỚP: IB 351 SA
NHÓM: 3

Thành viên tham gia: Nguyễn Văn Minh Nhật – 3018


Hồ Thị Thu Biên – 1450
Vũ Duy – 6376
Hoàng Quang Đức – 0231
Bùi Anh Vy – 6579
Phạm Phan Hoài Ngọc – 2280
Hồ Hoàn Vi – 6359
Chu Thị Như Quỳnh - 7917

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 7 năm 2023


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG THÁI NGUYÊN .....4
1.1. Thông tin doanh nghiệp và quá trình phát triển ....................................4
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi .........................................................6
1.3. Sản phẩm.....................................................................................................6
1.4. Doanh số công ty.........................................................................................7
1.5. Thành tích đạt được ...................................................................................9
1.6. Giá trị thương hiệu...................................................................................10
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC OUTSOURCING TẠI SAMSUNG THÁI
NGUYÊN.............................................................................................................. 11
2.1. Khái niệm về Outsourcing. ...................................................................... 11
2.2. Chức năng của Outsourcing. ................................................................... 11
2.3. Tổng quan mô hình Outsourcing tại Việt Nam .....................................12
2.4. Mô hình Outsourcing của SAMSUNG ...................................................13
2.5. Nguyên nhân SAMSUNG lựa chọn Outsourcing tại Việt Nam ...........13
2.6. So sánh trước và sau Outsourcing. .........................................................17
CHƯƠNG 3: SAMSUNG SỬ DỤNG MÔ KÌNH KIM CƯƠNG M.PORTER
CHỌN OUTSOURCING TẠI THÁI NGUYÊN ..............................................20
3.1. Mô hình kim cương M. PORTER là gì? ................................................20
3.2. Các yếu tố tác động .................................................................................20
3.2.1. Điều kiện yếu tố sản xuất ............................................................20
3.2.2. Điều kiện về nhu cầu ...................................................................23
3.2.2.1. Cầu trong nước.................................................................23
3.2.2.2. Cầu ngoài nước ................................................................24
3.2.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan ....................................................26
3.2.4. Cơ cấu, chiến lược và các yếu tố cạnh tranh trong ngành .......27
3.2.5. Cơ hội ............................................................................................28

1
3.2.6. Chính phủ .....................................................................................30
C. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................32
D. DANH MỤC THAM KHẢO .............................................................................33

2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Samsung chắc hẳn không còn là các tên xa lại với chúng ta nữa. Đây là môt công ty
chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ và điện tử, được sử dụng rất
rộng rãi trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một công ty cung cấp sản
phẩm trên toàn cầu nên hoạt động Outsourcing là một hoạt đông rất quan trọng và
không thể thiếu đối với công ty. Qua bài báo cáo dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
về công ty Samsung, hoạt động Outsourcing của Samsung tại Việt nam, dựa vào mô
hình kim cương của M.Porter để phân tích các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của
Việt Nam và giải thích vì sao Samsung lại lựa chọn hoạt động tại Việt Nam.

3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG THÁI NGUYÊN
1.1. Thông tin doanh nghiệp và quá trình phát triển
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là đơn vị thành
viên của Tập đoàn Samsung Việt Nam. Công ty nhận giấy phép đầu tư vào tháng
3/2013 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2014 với tổng vốn đầu tư ban đầu
là 5 tỷ USD. Việc đầu tư của Samsung và các doanh nghiệp phụ trợ vào tỉnh Thái
Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các dự án FDI thuộc lĩnh vực công
nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, sau hơn
7 năm hoạt động, Tập đoàn Samsung đã đầu tư, xây dựng các nhà máy trên diện tích
khoảng 200 ha, với quy mô tổng vốn đầu tư trên 6,36 tỷ USD. Tổng giá trị sản xuất
công nghiệp của Tập đoàn tính đến hết tháng 6/2020 là hơn 2.900.000 tỷ đồng, 6
tháng đầu năm 2020, ước đạt trên 265.000 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất khẩu tính đến
tháng 6/2020 là hơn 117 tỷ USD, góp phần đưa Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ nhất
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 2 vùng thủ đô về giá trị xuất khẩu, đứng
thứ 3 cả nước trong 2 năm 2018, 2019; nộp ngân sách tại tỉnh Thái Nguyên là hơn
24.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 73.000 lao động trên địa bàn và các tỉnh
lân cận. Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư và hoạt động trên địa bàn tỉnh, Samsung
Thái Nguyên cũng thực hiện đầy đủ các thủ tục, yêu cầu về bảo vệ môi trường, các
biện pháp quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quy định.
Tại Việt Nam, 4 nhà máy sản xuất của Samsung đạt doanh thu hơn 70 tỷ USD vào
năm 2022, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Lợi nhuận của các
cơ sở này khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương 1,15% GDP của toàn Việt Nam.
Lịch sử phát triển của Samsung Thái Nguyên
Cuối tháng 3/2013, dự án xây dựng của Samsung tại Thái Nguyên đã chính thức được
xây dựng tại Khu công nghiệp Phổ Yên, Yên Bình, Thái Nguyên.
Dự án xây dựng nhà máy Samsung Tài Nguyên được triển khai và xây dựng một cách
nhanh chóng và khiến giới chuyên môn phải ngạc nhiên về tiến độ của nó.

4
Sau gần một năm xây dựng, công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất với 5.000
nhân viên vào thời điểm đó. Một con số gây ấn tượng mạnh đối với các công ty Việt
Nam.
Khi nhắc đến Công ty Samsung Thái Nguyên, người ta nghĩ ngay đến một hãng điện
thoại nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết được những sự thật "trái khoáy" về Công
ty Samsung Thái Nguyên.
Hiện nay, tổng số công nhân của nhà máy Thái Nguyên đã hơn 10.000 người.
Gần đây, Samsung tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Mới
đây, Công ty Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên được đầu tư thêm gần 1 tỷ USD và
hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc. Công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất
màn hình độ phân giải cao tiên tiến cho các thiết bị di động.

Logo tập đoàn Samsung

5
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
Chúng tôi cam kết mang đến những trải nghiệm kỹ thuật số hữu ích cho đời sống con
người nhờ vào các sản phẩm công nghệ sáng tạo, có chất lượng tốt nhất.
Với lý tưởng đó, Samsung không ngừng nỗ lực, cống hiến cho sự đổi mới và chia sẻ
giá trị đến rộng khắp các đối tác cùng đội ngũ nhân viên của mình. Y tế và điện tử ô
tô là hai trong số nhiều lĩnh vực tiếp theo trên hành trình mang đến sự đổi mới của
Samsung.
Chúng tôi luôn sẵn sàng và chào đón mọi cơ hội, thử thách trên hành trình thực hiện
lý tưởng của mình.
Sứ mệnh
Lan truyền cảm hứng. Tạo dựng tương lai
Sáng tạo: Samsung luôn định hướng tới việc sáng tạo và đổi mới để mang lại những
giải pháp mới và những sản phẩm đột phá.
Giá trị khách hàng: Khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động của Samsung. Công
ty cam kết lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để mang lại sự hài lòng cao
nhất.
Hài lòng và trung thực: Samsung đặt sự hài lòng và lòng tin của khách hàng lên hàng
đầu. Công ty cam kết cung cấp những thông tin chính xác và chân thành với khách
hàng.
Tự hào và đam mê: Nhân viên Samsung luôn hào hứng với công việc của mình và
đam mê tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời.
Tự tin: Samsung luôn đạt được sự tự tin trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững
và thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

1.3. Sản phẩm


- Điện thoại di động
- Máy tính
- Tivi
- Lắp ráp linh kiện
- Linh kiện điện tử

6
1.4. Doanh số công ty
Năm 2013, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (Samsung
Thái Nguyên - SEVT) được thành lập, đây là dấu mốc quan trọng với Samsung Việt
Nam, cũng là mốc thời gian đáng ghi nhớ trong tiến trình công nghiệp hóa của Thái
Nguyên. SEVT là cơ sở sản xuất điện thoại lớn nhất của Tập đoàn Samsung trên thế
giới. Nhà máy SEVT đã phát triển thành cứ điểm chủ lực của dự án điện thoại di
động, sản xuất các linh kiện chính và cung cấp cho các nhà máy sản xuất trên toàn
cầu, như sản xuất khung kim loại năm 2014, kính 3D năm 2015, kính siêu mỏng FTG
chuyên cho điện thoại gập năm 2021.
Từ 2013 đến nay, Công ty SEVT liên tục phát triển với những kết quả sản xuất, kinh
doanh rất ấn tượng, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Thái Nguyên. Đến nay,
sau 10 năm phát triển Samsung Thái Nguyên luôn là đơn vị có doanh thu và đóng
góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong Tập đoàn Samsung tại Việt Nam. Năm
2022, công ty có doanh thu đạt 28,3 tỷ USD (chiếm 38,3%), kim ngạch xuất khẩu đạt
27,3 tỷ USD (chiếm 42,1%). Đến nay SEVT vẫn luôn tự hào là nhà máy lớn nhất thế
giới của tập đoàn Samsung, luôn ổn định và có sản lượng cao nhất của tập đoàn,
đồng thời SEVT còn đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, diện mạo của tỉnh
Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) đã công bố báo cáo tài chính chi tiết quý
1/2022, trong đó có kết quả kinh doanh của các công ty hoạt động tại Việt Nam.
Báo cáo của Samsung cho thấy doanh thu 4 nhà máy Samsung Bắc Ninh, Samsung
Thái Nguyên, Samsung Display Việt Nam và Samsung HCMC CE Complex đạt gần
20 tỷ USD trong quý 1. Tổng lợi nhuận là 1,43 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam tăng
khoảng 12,9% và lợi nhuận tăng khoảng 11,7%.
Đáng chú ý, doanh thu nhà máy Samsung Thái Nguyên lập kỷ lục mới, đạt 8,8 tỷ
USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của Samsung Thái Nguyên
cũng đạt mức cao, khoảng 0,8 tỷ USD, cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động của nhà máy
này.

7
Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán năm 2022 của Samsung ghi nhận hoạt động của
các nhà máy tại Việt Nam đóng góp đến 30% tổng doanh thu của tập đoàn Hàn Quốc
này.
Cụ thể, trong năm 2022, Samsung đạt doanh thu hơn 234 tỷ USD, tăng hơn 8% so
với 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 39%, đạt trên 43 tỷ USD.
Trong đó, 4 nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng 30% vào tổng doanh thu của
doanh nghiệp này. Tuy nhiên, lợi nhuận của các cơ sở này chỉ khoảng 4,6 tỷ USD,
tương đương hơn 10% lợi nhuận cả năm của tập đoàn.

8
Năm qua, Samsung Thái Nguyên (SEVT) tiếp tục là nhà máy có doanh thu cao nhất
ở Việt Nam của ông lớn Hàn Quốc với gần 28 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021.
Lợi nhuận đồng thời tăng 18% lên gần 2,1 tỷ USD.
Đến nay, đây vẫn là nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới của
Samsung, với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên đến hơn 7,5 tỷ USD.

1.5. Thành tích đạt được


Từ 2013 đến nay, Công ty SEVT liên tục phát triển với những kết quả sản xuất, kinh
doanh rất ấn tượng, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Thái Nguyên. Đến nay,
sau 10 năm phát triển Samsung Thái Nguyên luôn là đơn vị có doanh thu và đóng
góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong Tập đoàn Samsung tại Việt Nam. Năm
2022, công ty có doanh thu đạt 28,3 tỷ USD (chiếm 38,3%), kim ngạch xuất khẩu đạt
27,3 tỷ USD (chiếm 42,1%). Đến nay SEVT vẫn luôn tự hào là nhà máy lớn nhất thế
giới của tập đoàn Samsung, luôn ổn định và có sản lượng cao nhất của tập đoàn,

9
đồng thời SEVT còn đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, diện mạo của tỉnh
Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sau 10 năm, SEVT đã tạo cơ hội việc làm cho 150.000 người, trong đó hơn 79.000
nhân viên tới từ Thái Nguyên, chiếm 52,6%, bao gồm cả người ở các dân tộc thiểu
số, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Lũy kế trong 10 năm, SEVT đã đóng góp cho
ngân sách nhà nước 24.300 tỷ đồng…

1.6. Giá trị thương hiệu


Từ 2013 đến nay, Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên liên tục phát
triển với những kết quả sản xuất, kinh doanh rất ấn tượng, đóng góp lớn vào sự phát
triển chung của Thái Nguyên. Đến nay, sau 10 năm phát triển Samsung Thái Nguyên
luôn là đơn vị có doanh thu và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong Tập
đoàn Samsung tại Việt Nam. Năm 2022, công ty có doanh thu đạt 28,3 tỷ USD (chiếm
38,3%), kim ngạch xuất khẩu đạt 27,3 tỷ USD (chiếm 42,1%)
Tháng 3/2014, Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên chính thức ra
mắt với vốn đầu tư ban đầu xấp xỉ 5 tỷ USD. Công ty Samsung Thái Nguyên đã tăng
doanh thu và lợi nhuận lên 27% và 30% lần lượt 17,1 tỷ USD và 2,49 tỷ USD.
Theo báo cáo tài chính của Samsung Thái Nguyên. Mức đóng góp lợi nhuận của
Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên được đánh giá là tốt nhất.
Đến nay Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên vẫn luôn tự hào là nhà máy lớn
nhất thế giới của tập đoàn Samsung, luôn ổn định và có sản lượng cao nhất của tập
đoàn, đồng thời Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên còn đóng góp vào công
cuộc phát triển kinh tế, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói
chung.

10
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC OUTSOURCING TẠI SAMSUNG THÁI
NGUYÊN
2.1. Khái niệm về Outsourcing.
Outsource hay Outsourcing được dịch là “ thuê ngoài “, đây là hoạt động doanh
nghiệp thuê đơn vị ngoài để thực hiện các nhiệm vụ dự án hoặt sản suất sản phẩm
theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Công ty, tổ chức được thuê thường có trình độ
chuyên môn cao cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực.

2.2. Chức năng của Outsourcing.


Công ty đủ sức phải đối mặt với rủi ro bị lộ tuyệt chiêu mua bán. Đặc biệt là trong
những trường hợp thiệt hại tài chính ngắn do rò rỉ thông tin to hơn chi phí tiết kiệm
được.
Khi Outsourcing, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung vào những điểm mạnh và những
dự án chính của mình, thay vì dàn trãi quá nhiều công việc trong cùng một lúc.
Cho phép doanh nghiệp loại trừ được những ảnh hưởng của “nhân tố cá nhân” đối
với thời hạn hoàn thiện công việc. Outsourcing đủ sức cải thiện theo thời gian, nhưng
thường là theo chiều hướng tăng. Điều này kéo tới việc tăng trưởng trị giá của dịch
vụ, không những thế, khi khối lượng công việc càng nhiều, đơn giá dịch vụ sẽ càng
giảm xuống, lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn.
Tiết kiệm chi phí. Chi phí cho dịch vụ Outsourcing thường thấp hơn so với chi phí
xây dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp. Bạn sẽ phải trả thêm khoản thuế
thu nhập cá nhân cho nhân viên, đó là chưa kể các khoản tiền đóng bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội.
Tiết kiệm chỗ ngồi làm việc. Việc tạo dựng cơ cấu tổ chức nhân sự làm việc toàn phần
trong doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có đủ diện tích văn phòng, các trang thiết bị làm
việc (bàn ghế, máy tính, máy fax, văn phòng phẩm, nước uống…)
Không mất thời gian tập trung vào những khâu thứ yếu, bảo toàn năng lực sản xuất
cho công ty.
Đảm bảo công việc luôn được vận hành. Nhân viên làm việc toàn thời gian của bạn
có quyền lợi nghỉ phép, nghỉ ốm, trong khi bạn cần đảm bảo khối lượng công việc

11
được liên thông. Bên nhận dịch vụ Outsourcing của bạn đảm bảo công việc luôn luôn
được vận hành Tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng. Hình thức gia công bên
ngoài giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời đảm bảo chất lượng. Giải
quyết cho việc tiếp xúc với nhiều công nghệ hiện đại, tránh tụt hậu so với các đối thủ.
Trong khi đó, bạn chỉ bỏ một khoản chi phí khiêm tốn và bạn có thể yên tâm về nguồn
lực của công ty trong thời gian đầu. Ngoài ra, việc thuê ngoài giúp doanh nghiệp tập
trung và phát triển chuyên môn, tăng lợi nhuận cho công ty.

2.3. Tổng quan mô hình Outsourcing tại Việt Nam


Việt Nam đã trở thành một địa điểm nổi tiếng trong lĩnh vực Outsourcing (cung cấp
dịch vụ từ bên ngoài) trong những năm gần đây. Ngành công nghiệp Outsourcing của
Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty đa
quốc gia. Dưới đây là một tổng quan về tình hình Outsourcing thực tế tại Việt Nam:
Ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin (IT): Việt Nam đã xây
dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, và ngày càng có nhiều
công ty phần mềm nước ngoài đầu tư và thành lập trung tâm phát triển phần
mềm tại đây. Các công ty IT tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ như phát triển
phần mềm, kiểm thử, quản lý hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật.
Dịch vụ tài chính: Việt Nam đã trở thành một địa điểm quan trọng cho các
hoạt động Outsourcing trong lĩnh vực tài chính, bao gồm kế toán, tài chính,
bảo hiểm và dịch vụ liên quan. Các công ty tài chính quốc tế đã mở các trung
tâm dịch vụ chia sẻ tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về lao động và chi phí.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Việt Nam đã trở thành một địa điểm phổ biến cho
việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng cho các công ty quốc tế. Các trung
tâm gọi điện và trung tâm dịch vụ khách hàng đã phát triển ở nhiều thành phố
lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Thiết kế đồ họa và xuất bản: Các công ty thiết kế đồ họa và xuất bản cũng đã
tìm đến Việt Nam để tận dụng lao động có chất lượng cao và chi phí thấp. Việt
Nam đã trở thành một địa điểm thu hút nhiều dự án thiết kế đồ họa, dự án phim
hoạt hình và xuất bản.

12
Dịch vụ y tế: Việt Nam đã phát triển dịch vụ Outsourcing y tế, bao gồm việc
cung cấp dịch vụ bác sĩ trực tuyến, xử lý dữ liệu y tế, và dịch vụ quản lý thông
tin y tế.
Tổng quan trên chỉ là một số ví dụ về lĩnh vực Outsourcing tại Việt Nam. Việt Nam
đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong ngành này nhờ lao động có chất lượng,
chi phí cạnh tranh, và một môi trường kinh doanh thuận lợi.

2.4. Mô hình Outsourcing của SAMSUNG


Mô hình outsourcing của Samsung được xây dựng dựa trên việc chuyển giao một
phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất, vận hành hay cung cấp dịch vụ cho các đối tác
ngoại vi. Điều này có thể bao gồm việc chuyển giao công nghệ, quản lý sản xuất,
quản lý chuỗi cung ứng, hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác. Samsung thường tập trung vào
việc sản xuất các thành phần và linh kiện chính cho sản phẩm của mình, như chip
điện tử, màn hình, pin, bo mạch và vỏ máy. Các công ty đối tác của Samsung trên
toàn cầu được giao nhiệm vụ sản xuất các thành phần này dựa trên mô hình
outsourcing. Mô hình outsourcing của Samsung giúp công ty tập trung vào việc
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng
cường khả năng cạnh tranh.

2.5. Nguyên nhân SAMSUNG lựa chọn Outsourcing tại Việt Nam
Điểm đầu tiên mà doanh nghiệp quan tâm chính là vị trí địa lý, hạ tầng giao thông và
mặt bằng dự án.
Vị trí địa lý
Đến khu tổ hợp thứ hai, công ty phải đáp ứng được nhu cầu trao đổi phương tiện,
nguyên vật liệu với nhà máy ở Bắc Ninh trong vòng 40 phút, chính vì thế, Thái
Nguyên là địa điểm được lựa chọn
Từ lúc Samsung có ý định đầu tư tại Khu công nghiệp Yên Bình I (Phổ Yên) thì tuyến
đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua đây đang chuẩn bị hành thành. Từ
khu công nghiệp này đến Trung tâm Thủ đô Hà Nội và ra sân bay Quốc tế Nội Bài
theo đường cao tốc chỉ mất 30 đến 40 phút chạy xe. Hơn nữa, Thái Nguyên đang

13
được quy hoạch là một trong 5 đô thị lớn của khu vực (gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), có hệ thống giao thông kết nối rất thuận lợi.
Cơ sở hạ tầng
KCN Yên Bình I nằm trong dự án Tổ hợp Khu đô thị công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ Yên Bình với diện tích hàng nghìn héc-ta, được Công ty CP Đầu tư và Phát
triển Yên Bình xây dựng hạ tầng khá bài bản trên cơ sở giải phóng và bàn giao mặt
bằng nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào KCN Yên Bình I gồm
đường gom, trạm điện, viễn thông, cấp nước... do tỉnh đầu tư rất bài bản và đầy đủ.
Môi trường kinh doanh
Một điểm mấu chốt khiến Samsung có mặt tại tỉnh ta chính là được địa phương đồng
ý đề xuất Chính phủ cho phép tiếp tục được áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt
như với Samsung Bắc Ninh: Được hưởng ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
bằng 10% (các doanh nghiệp khác là 25%) trong 30 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động;
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và
được giảm tới 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; Ngoài ra, một số khoản
thuế, phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư của Samsung cũng được ưu tiên miễn,
giảm.
Thủ tục được giải quyết nhanh gọn: Với dự án Samsung, các thủ tục đều được giải
quyết nhanh chóng ngay từ việc chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận
đầu tư đến giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng…Sau này, khi chính thức triển khai
dự án tại Phổ Yên, lãnh đạo Samsung Thái Nguyên mới chia sẻ rằng, mục tiêu số 1
của họ chính là đạt tiến độ đầu tư nhanh nhất bởi thị trường đang rộng mở, sức cạnh
tranh cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của Samsung trên toàn cầu lớn. Thủ tục
được giải quyết nhanh sẽ giúp Tập đoàn không chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí
mà còn mang lại cơ hội rất lớn trong thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
Nguồn nhân lực
Samsung nhắm đến tỉnh Thái Nguyên còn bởi một lý do hết sức quan trọng nữa liên
quan đến nguồn nhân lực. Tập đoàn này biết rằng, Thái Nguyên là một trong những
trung tâm về giáo dục, đào tạo của cả nước với lực lượng lao động dồi dào và có trình
độ. Hơn nữa, Thái Nguyên lại là giao điểm của các tỉnh có nguồn lực lao động ổn
định như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng
Sơn. Và thực tế thì Samsung đã không nhìn nhầm bởi hiện nay nhu cầu về lao động
của đơn vị này ở Thái Nguyên đã cơ bản được đáp ứng, trong đó lao động là người
địa phương chiếm số đông. Đến hết tháng 10-2014, tỉnh ta và các địa phương lân cận

14
đã đáp ứng cho Samsung tới trên 28 nghìn lao động và sẽ là khoảng 60 nghìn lao
động trong năm 2015.
Một điều kiện quan trọng nữa chính là tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp
phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Chúng ta đều biết, là một Tập đoàn lớn, Samsung rất cần
các nhà sản xuất thứ cấp đi kèm để cung cấp các linh kiện phụ trợ, gia công lắp ráp
hoàn thiện sản phẩm. Chúng ta quy hoạch tới 6 khu công nghiệp tập trung nên sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp cho Samsung. Hơn nữa, ngành công
nghiệp phụ trợ của tỉnh đã phát triển từ khá sớm với gần 20 nhà máy cơ khí chế tạo
lớn nhỏ, trong đó có những đơn vị đang thực hiện gia công đều đặn cho các nhà sản
xuất lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc (Nhà máy Diezel, Phụ tùng máy số 1, Cơ khí Phổ
Yên...). Samsung rất mong muốn có những nhà cung cấp linh, phụ kiện là doanh
nghiệp địa phương. Trong một cuộc hội thảo của Samsung gần đây, lãnh đạo Tập
đoàn này có gợi ý về việc sẽ chọn nhà cung cấp linh, phụ kiện tại tỉnh ta, trong đó
cho biết, nếu trình độ doanh nghiệp của chúng ta chưa thể đáp ứng là nhà cung cấp
cấp 1, trực tiếp với cho Samsung thì có thể là nhà cung cấp cấp 2, tức là qua các nhà
cung cấp thứ cấp cho Samsung...
Chi phí nhân công
Về chi phí nhân công lao động, chiếm trung bình tới 55% tổng chi phí của các quốc
gia, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có chi phí nhân công hợp lý đứng thứ tư
sau Campuchia, Myanmar và Philippines với tổng chi phí nhân công trung bình là
108.196 USD mỗi tháng. Tiềm năng từ nguồn lao động dồi dào và chi phí rẻ chính là
yếu tố thu hút Samsung lựa chọn Việt Nam.

Chi phí lao động trung bình ở các nước Châu Á (2022)
15
Lao động giá thấp giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện
thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với Apple. Trong lúc nhiều
nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang
Trung Quốc để được lắp ráp thành sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm
hoàn chỉnh.

Chi phí Kho bãi


Về chi phí thuê kho – yếu tố chiếm chi phí lớn thứ hai trong doanh nghiệp, Việt Nam
được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý thứ tư với giá thuê trung bình là 5
USD/m2/tháng, sau Thái Lan, Myanmar và Campuchia (với Campuchia là rẻ nhất).
Bảng Chi phí thuê kho trung bình của các nước Châu Á tính theo USD

Quốc gia Chi phí

Singapore $16.50

Indonesia $6

Ấn Độ $6

Malaysia $5.24

Philippines $5.17

Việt Nam $5.00

16
Thái Lan $4.90

Myanmar $3.35

Cambodia $2.54

2.6 . So sánh trước và sau Outsourcing.


Samsung có mặt tại Việt Nam 1995 nhưng mãi đến năm 2008 nhà máy sản xuất điện
thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh được xây dựng và
chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2009. Tính đến thời điểm hiện tại, Samsung đã
đầu tư và xây dựng 4 nhà máy lớn ở Việt Nam:

Trước khi thuê ngoài Sau khi thuê ngoài


Chi phí nhân công đắt đỏ Tiết kiệm chi phí nhân công hạ giá thành
sản phẩm vì phí nhân công ở Việt Nam
giá thấp
Sự lớn mạnh của các thương hiệu điện Samsung thống trị thị trường Android.
thoại giá rẻ Trung Quốc như Huawei, Samsung chiếm 58,45% thị phần cho các
Xiaomi, Samsung tiếp tục mất thị phần thiết bị Android
vào tay các đối thủ nội địa tại Trung
Quốc
Mạng lưới phân phối chưa rộng rãi khi Mạng lưới phân phối rộng rãi người tiêu
mới tập trung ở thị trường Hàn Quốc dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm của
Samsung ở các cửa hàng điện thoại,
trung tâm thương hiệu, các store chính
hãng hoặc đặt hàng trực tuyến…. Mạng
lưới phân phối rộng khắp như vậy phần
nào nói lên sức lan truyền và sự lớn
mạnh của thương hiệu điện tử hàng đầu
thế giới – Samsung.

17
Việc cập nhật mẫu mới liên tục khiến Các nhà máy hiện tại của Samsung ở
đơn hàng tăng cao, samsung không đủ Việt Nam sản xuất khoảng 120 triệu
nguồn lực sản xuất để cung cấp cho các chiếc smartphone mỗi năm. Hầu hết
thị trường trong nước và ngoài nước. nguồn cung toàn cầu của Samsung, bao
Samsung cần có một mạng lưới sản xuất gồm cả các thị trường như Bắc Mỹ và
rộng lớn để cung cấp số lượng thiết bị châu Âu.
lớn như vậy mỗi năm.

Những khoản chi phí Samsung tiết kiệm được khi thuê ngoài
Tiết kiệm được các khoản thuế
Năm 2013, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) là doanh nghiệp xuất khẩu hàng
đầu Việt Nam với kim ngạch đạt 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
Trước đó, năm 2012, SEV cũng đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản phẩm/năm, 97%
được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các
thị trường quan trọng như Bắc Mỹ, khối EU, Trung Đông, Nga và các nước châu Á.
Kim ngạch xuất khẩu 12,6 tỷ USD, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
Mặc dù kim ngạch suất khẩu luôn ở mức cao song thực tế, ngân sách nhà nước lại
được hưởng một phần rất nhỏ do những ưu đãi về chính sách thuế mà Samsung đã
nhận được.
Nguyên nhân xuất phát từ những chính sách siêu ưu đãi dành cho Samsung. Cụ thể
là Samsung hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt Nam với mức thuế
thu nhập DN chỉ 10% cho suốt quá trình triển khai dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu
miễn thuế và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thậm chí sau khi Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên cho
biết sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào giai đoạn 2 - Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên
(SEVT2), tập đoàn này cũng kiến nghị được hưởng thêm những ưu đãi đầu tư đặc
biệt mới.

18
Cụ thể Samsung đề nghị được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%
trong 30 năm kể từ năm đầu tiên công ty có doanh thu từ dự án; miễn thuế thu nhập
trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp
trong 9 năm tiếp theo, Samsung đề xuất được giảm tiếp 50% tiền thuế trong 3 năm
nữa.
Trường hợp của Samsung đã mở đường cho một số tập đoàn đa quốc gia khác đề xuất
với Chính phủ được hưởng những ưu đãi cao nhất về thuế khi đầu tư vào Việt Nam.
Tập đoàn Nokia là một trong số đó.
Tiết kiệm chi phí nhân công
Do lợi nhuận từ smartphone cao cấp sụt giảm và các hãng điện thoại Trung Quốc
giảm giá sản phẩm, Samsung đã cùng với Nokia Oyj và Intel Corp chuyển nhà máy
sang Việt Nam, nơi có mức lương chỉ bằng 1/3 Trung Quốc.
Vào Trung Quốc năm 1992, Samsung hiện có 13 nhà máy sản xuất và 7 phòng nghiên
cứu tại đây, theo báo cáo hồi tháng 6 của hãng. Hơn 45.000 lao động tại Trung Quốc
tương đương 19% nhân viên Samsung trên toàn cầu. Đây là tỷ lệ lao động nước ngoài
lớn nhất của hãng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc đã khiến lương nhân công
tại đây tăng đáng kể. Theo khảo sát năm 2012 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật
Bản (JETRO), lương trung bình một tháng của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh
(Trung Quốc) là 466 USD, hơn gấp ba lần tại Hà Nội (145 USD).
Khi nhà máy trị giá 2 tỷ USD (ở Bắc Ninh) đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2015,
40% lượng smartphone của Samsung sẽ được sản xuất tại Việt Nam đem lại phần lớn
lợi nhuận cho công ty này. Theo một thông báo trên website, nhà máy thứ 2 (ở Thái
Nguyên) của Samsung dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2 năm sau. Samsung
đã vượt qua Apple để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với
những sản phẩm có giá từ 150 USD - 900 USD.

19
CHƯƠNG 3: SAMSUNG SỬ DỤNG MÔ KÌNH KIM CƯƠNG M. PORTER
CHỌN OUTSOURCING TẠI THÁI NGUYÊN
3.1 . Mô hình kim cương M. PORTER là gì?
(Five Forces Framework), là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh được phát
triển bởi nhà chiến lược học Michael Porter. Mô hình này giúp các doanh nghiệp hiểu
về các yếu tố cạnh tranh trong một ngành công nghiệp và xác định sức mạnh của công
ty trong môi trường cạnh tranh đó.

3.2. Các yếu tố tác động


3.2.1. Điều kiện yếu tố sản xuất
Nguồn nhân lực
Thái Nguyên là một trong những trung tâm về giáo dục, đào tạo của cả nước với
lực lượng lao động dồi dào và có trình độ. Hơn nữa, Thái Nguyên lại là giao
điểm của các tỉnh có nguồn lực lao động ổn định như: Bắc Ninh, Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Và thực tế cho thấy,
hiện nay nhu cầu về lao động của đơn vị này ở Thái Nguyên đã cơ bản được đáp
ứng, trong đó lao động là người địa phương chiếm số đông.
Nguyên vật liệu

20
Hầu hết linh kiện đầu vào cho điện thoại thông minh Samsung lắp ráp tại Bắc
Ninh và Thái Nguyên. Nguyên liệu đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Nhật Bản. Các nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sản xuất tại
Việt Nam thì lại chủ yếu được lấy từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
.Trong danh sách các nhà cung ứng khoảng 80% các giao dịch của Samsung
Electronics, 28 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Đây là đều là các
doanh nghiệp vốn nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…), phần lớn
có quan hệ đối tác lâu năm với Tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc – nhà sản
xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Với trình độ công nghệ kỹ thuật hạn
chế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện khó lòng chen chân vào những cấu phần
chính của chuỗi cung ứng. Thay vào đó họ được giao cho những phần việc đơn
giản hơn như sản xuất bao bì, in ấn, cung cấp xốp chống sốc, các chi tiết nhựa
đơn giản, ốc vít hay như cung cấp suất ăn, xử lý chất thải, an ninh, vệ
sinh…Trong những năm gần đây, cả phía Chính phủ, địa phương và các doanh
nghiệp Việt Nam đều đang nỗ lực để có thể chen chân vào chuỗi cung ứng của
Samsung. Bởi rõ ràng đây là miếng bánh béo bở dành cho những ai có đủ khả
năng. Các chương trình đào tạo chuyên gia người Việt cũng được Bộ Công
Thương kết hợp với Samsung cho ra lò hàng trăm nhân sự mỗi năm
Máy móc thiết bị
Do Samsung mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu máy
móc thiết bị và linh kiện phục vụ gia công lắp ráp tăng cao, Hàn Quốc trở thành
thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam năm 2017 với 31,8 tỷ USD. Samsung
có quy mô lớn, dây chuyền sản xuất chặt chẽ, máy móc thiết bị hiện đại.

21
Bảng: Chi phí lao động trung bình ở các nước Châu Á tính bằng USD – từ đắt nhất
đến rẻ nhất

Singapore : $526.035 Việt Nam: $108.196

Malaysia: $151.172 Philippines: $104.515

Thái Lan: $161.680 Myanmar: $62.533$

Ấn độ: $126.685 Cambodia: $56.967

Indonesia: $121.904

(CafeBiz, 2022)
Tuy nhiên, Việt Nam cũng quy định mức lương tối thiểu khác nhau giữa bốn
vùng. Vùng I (nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đăng ký mức lương
tối thiểu cao nhất là 4.200.000 đồng (190 USD) trong khi vùng IV đăng ký mức
thấp nhất là 3.070.000 đồng (132 USD). Ngoài ra, người lao động đã qua đào
tạo nghề phải được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu hiện
hành.
Bảng: Mức Lương tối thiểu của Việt Nam năm 2021

Vietnam minimum Wage 2021

Region Wage rate

I VND 4.200.000 (US$181)

II VND 3.920.000 (US$169)

III VND 3.430.000 (US$148)

IV VND 3.070.000 (US$132)

(Medina, Minimum Wages in ASEAN for 2021, 2021)

22
3.2.2. Điều kiện về nhu cầu
3.2.2.1. Cầu trong nước
Thị trường điện thoại di động là một thị trường đa dạng và phức tạp. Đây cũng là
một thị trường phát triển lớn manh, và chưa có dấu hiệu ngừng ở Việt Nam. Theo
tờ “Thời báo kinh tế Sài Gòn: Năm 2009”, ước tính có gần 12 triệu chiếc điện thoại
di động đã được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Trong số đó phân khúc máy có
giá dưới 2 triệu động chiếm 60%, máy 5-10 tiệu đồng chiếm 8% về số lượng nhưng
đến 25% về doanh thu. Còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng chỉ chiếm gần 1%
về số lượng nhưng lại hơn 10% doanh thu. Theo thống kê của Google: Vào cuối
quý II năm 2014, có hơn 17 triệu chiếc điện thoại di động được tiêu thụ, và số
lượng này sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Phân khúc máy có giá dưới
4 triệu chiếm 15% số lượng nhưng chiếm đến 25% doanh thu. Phân khúc máy trên
10 triệu chỉ chiếm 4%, nhưng lại chiếm tới 10% doanh thu.
Xét riêng phân khúc Smart phone, đến năm 2015, lần đầu tiên tại thị trường Việt
Nam, smartphone bán ra vượt điện thoại phổ thông, chiếm tỷ trọng 51%. Top 3 các
nhà sản xuất đang dẫn đầu về số lượng điện thoại di động trong quý II năm 2015 ở
Việt Nam là Samsum, Asus và Microsoft. Xét về thị phần, mặc dù Apple không
chiếm số lượng nhiều nhưng đứng thứ hai với 13% thị phần, sau Samsung (36%)
thị phần, vị trí thứ ba thuộc về Asus với 11% thị phần.
Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam đang càng ngày càng phân hóa mạnh,
mảng hàng hóa cao cấp do Apple và Samsung, mảng trung cấp do các hãng Trung
Quốc chiếm lĩnh, đẩy bật những dòng điện thoại đình đám một thời như Sony, LG,
Nokia ra khỏi chiến trường.
Đến năm 2018, các thương hiệu mới như Oppo, Vivo, Huawei đang dần phát triển,
lần lượt chiếm lĩnh 19,4%, 2,4%, 2,3% thị phần bán lẻ điện thoại di động. Trong
năm 2018 trở đi, vị trí của các hãng di động nói trên sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ
vào loạt sản phẩm vừa ra mắt. Với sự nỗ lực và sự thay đổi mẫu mã, Oppo đã vượt
mặt Samsung, xếp thứ hai tại thị trường smartphone Việt Nam. Dưới đây là sơ đồ
miêu tả sự tăng trưởng của người sử dụng Smartphone tại Việt Nam.
Số lượng người sử dụng điện thoài thông minh tăng dần theo từng năm. Năm 2012,
chỉ 30% số người dùng ĐTDĐ dùng điện thoại thông minh và 70% là số người

23
dùng điện thoại phổ thông. Nhưng sau 5 năm, năm 2017 thì tỉ lệ người sử dụng
điện thoại thông minh đã là 84%, tăng 54%. Cho thấy tỉ lệ người dùng Smartphone
có chiều hướng tăng đều từ năm 2015 đên nay. Ở các thành phố lớn trọng điểm như
Hà Nội, Hồ Chí minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… số lượng người dùng
smartphone cao hơn các tỉnh thành khác. Theo báo cáo của Nielsen Việt Nam, các
thành phố thứ cấp như Thủ Dầu 1, Vinh… thì có tỷ lệ dùng smartphone là 71%
tăng 9% só với năm 2016. Còn các khu vực nông thôn thì đang có hơn 68% người
sở hữu smartphone, chỉ còn 32% sử dụng điện thoại thông thường. Quý 2-2018,
Điện thoại thông minh chiếm gần 52% toàn bộ số điện thoại bán ra Trong khi đó,
phân khúc điện thoại phổ thông giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty phân
tích thị trường IDC Việt Nam cho biết, trong quí 2-2018, IDC ghi nhận có tổng
cộng hơn 3,5 triệu chiếc smartphone được phân phối tại Việt Nam, giảm 8.6% so
với quí 1-2018 nhưng tăng 14.6% so với quí 2-2017. Như vậy, chúng ta có thể thấy,
người dân cũng đang nâng cao mức sống hàng ngày và có xu hướng kết nối mở
rộng nhiều hơn thông qua những hữu ích mà điện thoại mang lại. Những điều này
đã, đang thúc đẩy ngành công nghiệp di động ngày càng phát triển trên thế giới nói
chung, tại Việt Nam nói riêng.
3.2.2.2. Cầu ngoài nước
Lượng tiêu thụ điện thoại di động trên thế giới rất lớn và vẫn luôn giữ được nhiệt đặc
biệt là dòng điện thoại thông minh. Dự tính trong những năm tiếp theo dòng điện
thoại thông minh sẽ vẫn phát triển nhanh và tăng dần lượng tiêu thụ.
Trên thế giới, có thể nói lượng tiêu thụ điện thoại di động là vô cùng lớn bởi sự phát
triển nhanh của các nước, nhu cầu của họ cũng nhiều hơn chỉ nghe và gọi, điện thoại
đối với họ được sử dụng gần như hết công suất như để làm định vị, nghe gọi điều
khiển và tham gia các cuộc họp, trao đổi thông tin công việc nhanh gọn ... Chính vì
vậy mà dòng điện thoại thông minh rất được ưa chuộng. Hiện tại thì Samsung và
Nokia cũng là những thương hiệu đang thống trị thị trường điện thoại di động, được
nhiều nơi trên thế giới ưa thích. Thêm vào đó, có sự cạnh tranh vô cùng lớn từ nhiều
hạng khác trên thế giới như Apple. Huawei, Xiaomi, OPPO ... 2 hàng trên luôn nỗ
lực đổi mới để cho ra những sản phẩm ngay càng ưu việt hơn, sẽ được lòng nhiều thị
trường hơn nữa.
24
Sở dĩ chúng ta quan tâm nhiều tới thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài đối với hai
hãng trên bởi trước hết, đó là hai hãng đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Năm
2014 Samsung đã khai trương nhà máy sản xuất điện thoại đi động lớn nhất trên thế
giới tại tỉnh Thái Nguyên - miền Bắc Việt Nam.
Samsung đã đầu tư vào đây 2 tỉ USD và hy vọng cơ sở này sẽ sản xuất tới 120 triệu
điện thoại mỗi năm. Trước đó, Samsung đã xây dựng một nhà máy khổng lồ ở tỉnh
Bắc Ninh. Năm 2015, khoảng 40% tổng số điện thoại di động Samsung đã được sản
xuất tại Việt Nam. Một số nhà phân tích cho rằng, trong một tương lai gần, tỉ lệ này
có thể lên tới 60%, thậm chí 70%. Tuy nhiên, việc Việt Nam sẽ trở thành người khổng
lồ trong lĩnh vực điện thoại di động không chỉ nhờ vào mỗi các nhà đầu tư của
Sansung. Tháng 10 2013 Nokia cũng đã khánh thành một nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh,
sản xuất điện thoại di động N105. Sản phẩm binh dần này nhằm tới thị trường các
nước đang trỗi dậy 95%, sản lượng của Nhà máy Nokia tại Bắc Ninh sẽ được xuất
khẩu.
Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước cũng đã và đang thâm nhập vào thị trường này.
Chiếc điện thoại thông minh Ephone ra mắt phiên bản đầu tiên ngày 26 5 2015 được
sản xuất bởi một doanh nghiệp Việt Nam là Công ty cổ phần Bkav và hiện nay công
ty này vẫn tiếp tục cho ra thị trường các phiên bản tiếp theo. Ông lớn trong lĩnh vực
đa ngành nghề Vingroup đã đầu tư xây dựng nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện
đại về linh kiện và lắp ráp điện thoại di động, sản phẩm điện thoại di động thông minh
Vsmart sẽ được tập đoàn này tung ra thị trường trong một trong lai không xa. Và hơn
hết là các dòng sản phẩm này cũng có định hướng và chiến lược xuất khẩu sang thị
trường ngoài nước.
Như vậy khi Việt Nam phát triển ngành sản xuất điện thoại di động thì cầu đối với
mặt hàng này không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Không chỉ các nhà máy
của Samsung đặt tại Việt Nam mà cả một số doanh nghiệp trong nước cũng sản xuất
để xuất khẩu sang các nước khác. Chính vì những tiềm năng từ thị trường nước ngoài
và nội lực của các hãng sản xuất điện thoại như trên, Việt Nam có quyền hi vọng sẽ
phát triển được ngành sản xuất điện thoại di động lớn mạnh hơn trong tương lai.

25
3.2.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan
- Ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất điện tử, linh kiện
Theo Cục Công nghiệp, năm 2014, Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện
doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm GalaxyS4 và Tab, nhưng các
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã không thể đáp ứng được dù chỉ là
linh kiện đơn giản nhất và phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà. Nhưng chỉ một
năm sau, để không bỏ lỡ cơ hội, 4 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã đạt
cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung và tiếp tục gia tăng số lượng nhà cung ứng
cho Samsung trong những năm sau đó. Tính đến năm 2022, tổng số nhà cung cấp cấp
1 của Samsung tại Việt Nam đang là 52 doanh nghiệp. Đây là sự gia tăng lớn so với
chỉ 4 doanh nghiệp cấp 1 vào năm 2014. Tổng số nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 của
Việt Nam trong chuỗi cung ứng Samsung đã đạt 257 doanh nghiệp. Bước tiến này là
kết quả của việc Samsung tham gia vào Chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp
nhằm phát triển ngành công nghiệp trợ tại Việt Nam.
Trong số các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới cung ứng của Samsung có Công
ty Cổ phần Công nghệ Bắc Việt, là nhà cung ứng khuôn mẫu chính xác và linh kiện
nhựa điện tử cho Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và Samsung Electronics Việt
Nam Thái Nguyên (SEVT). Hiện nay, nguồn cung sản phẩm cho Samsung chiếm từ
40-45% tổng doanh thu của Bắc Việt. Trải qua chương trình tư vấn của Samsung để
tiến tới trở thành nhà cung cấp cấp 1 là mục tiêu trước mắt của Bắc Việt. Xa hơn, trở
thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chuyên cung cấp
sản phẩm cho các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang được công ty tiếp tục
phấn đấu và duy trì để công nghiệp phụ trợ Việt Nam dần được định danh trên bản
đồ sản xuất toàn cầu
- Ngành hỗ trợ cung ứng và phân phối
Nhóm Ngành hỗ trợ cung ứng và phân phối tại Việt Nam phát triển khá mạnh. Hiện
nước ta có rất nhiều nhà phân phối điện thoại di động trong thị trường nội địa. Hai
nhà phân phối chính thức hiện nay của Samsung là Viettel và tập đoàn Phú Thái.
Trước đây còn có FPT là nhà phân phối chính thức của Samsung nhưng từ ngày
25/12/2009 thì FPT không còn là phân phối của Samsung.

26
Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn tại Việt Nam, phân phối các sản phẩm
tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hệ thống phân phối của Phú Thái có hơn 30
công ty con, 8 nhà kho chính và 5 kho phụ trên toàn quốc. Vì vậy khi Samsung sử
dụng Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình giúp làm mở rộng mạng lưới
phân phối điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi và mang đến những lợi ích tốt hơn
cho các đại lý Samsung.

3.2.4. Cơ cấu, chiến lược và các yếu tố cạnh tranh trong ngành

Việt Nam hiện đang áp dụng nhiều chính sách gồm cả các ưu đãi về thuế, tạo môi
trường thuận lợi hơn cho đầu tư công nghệ. Là nền kinh tế đang phát triển, thị trường
kỹ thuật số của Việt Nam có tiềm năng to lớn và đầy hứa hẹn.

Đối với lĩnh vực công nghiệp điện tử, khi đầu tư sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu (hầu hết ở mức 0%) khi xuất khẩu sản phẩm
sang thị trường của nước tham gia ký kết FTA với Việt Nam, đặc biệt là thị trường
EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN... Với các linh kiện, bộ phận mua của
các nước tham gia FTA với Việt Nam cũng được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, và
xem là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam khi xác định nguồn gốc xuất xứ để
hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu.

Mặt khác, trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu. Do vậy đây cũng
được xem là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài liên kết với các doanh
nghiệp Việt Nam sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu ra khu vực và
thế giới. Đây cũng là lĩnh vực Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển. Các dự án
nghiên cứu phát triển đang được ưu đãi đặc biệt và có nhiều tiềm năng phát triển tại
Việt Nam khi Việt Nam có đủ khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho
lĩnh vực này. Thành công của Samsung tại Việt Nam là một minh chứng cho nhận
định này.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tạo rất nhiều ưu đãi cho đầu tư vào công nghệ,
đặc biệt là công nghệ cao. Cụ thể, ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10%
trong thời hạn 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% thuế
thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo cùng nhiều chính sách ưu đãi khác. Việt
27
Nam cũng đặc biệt ưu tiên cho các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công
nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan
tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng

Samsung, khi đầu tư vào Việt Nam, được xác định là một dự án quy mô lớn và công
nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội Việt Nam, nên đã được Chính
phủ dành cho những ưu đãi cao nhất: hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) 10%, miễn 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

3.2.5. Cơ hội
Một số cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
như:
Thứ nhất, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của
Việt Nam đang tăng cao. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực
hoàn toàn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt
Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam…) cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các DN ngành Công nghiệp điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa
các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, doanh số xuất khẩu
mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công
nghệ thông tin thế giới.
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu
dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định
Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh
đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Campuchia
(gọi tắt là Hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung
Quốc được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-
Trung Quốc ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc. Theo đó, việc cắt giảm và tự
do hóa thuế quan của Việt Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng
hoá: Thu hoạch sớm, thông thường và nhạy cảm, cụ thể như sau:
Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và

28
thuỷ sản từ Chương 1-8 của Biểu thuế nhập khẩu. Các mặt hàng hiện đã được
thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008 theo lộ trình sau:
Bảng 1: Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP
Mức thuế EHP qua các năm
Thuế suất MFN
2004 2005 2006 2007 2008
MFN ≥ 30% 20% 15% 10% 5% 0%
15≤ MFN < 30% 10% 10% 5% 5% 0%
MFN < 15% 5% 5% 0-5% 0-5% 0%
Nguồn: Hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc

Danh mục nhạy cảm (ST):


Đối với Việt Nam, Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở
cấp độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như:
trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng
dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may....Những
mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng
năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể
mô hình giảm thuế
Danh mục nhạy cảm của Việt Nam như sau:
Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống
0-5% vào năm 2020.
Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng
HS 6 số và có thuế suất 50% vào 2018.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế. Với một thị trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả
quan, cùng với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu
hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên thế giới.
Thứ ba, cơ hội cho các DN Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn trong nước và quốc
tế: Việt Nam đã gia nhập WTO với 150 nước thành viên (Chiếm hơn 90% dân số,
95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu); đã trở thành thành viên của Cộng đồng

29
kinh tế ASEAN; đã và đang hoàn tất các Hiệp định Thương mại tự do mới như: TPP,
FTA EU – Việt Nam...
Thứ tư, cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một
loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc,
chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc
gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo
theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam…

3.2.6. Chính phủ


Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản
xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh.
Sau đó, thông qua các hoạt động đầu tư liên tục tại Thái Nguyên, Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, hiện nay Samsung đang vận hành 6 nhà máy, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung
tâm nghiên cứu và phát triển. Lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2022 là 20 tỉ USD
khẳng định Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Samsung là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 20 tỷ USD. Cụ thể số vốn đầu tư của
Samsung cho các dự án tại Thái Nguyên đạt khoảng 7,5 tỷ USD, chiếm gần 73% tổng
số vốn đầu tư FDI toàn tỉnh.
Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ",
luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, doanh nghiệp và
các đối tác liên quan, được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế, trong nước
đánh giá cao.
Để Công ty Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên nói riêng và Tập đoàn Samsung
nói chung tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đóng góp nhiều hơn nữa vào
quá trình phát triển kinh tế nhanh, bền vững của Việt Nam thời gian tới, Phó Thủ
tướng Lê Minh Khái thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam gợi mở một số
định hướng phát triển trọng tâm như sau:

30
Thứ nhất, Tập đoàn Samsung tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh; coi
Việt Nam là cứ điểm quan trọng, mang tính chiến lược toàn cầu nói chung và khu vực
Đông Nam Á nói riêng, phát triển toàn diện hơn nữa cả về sản xuất, nghiên cứu và
phát triển các sản phẩm chủ lực ra các thị trường thế giới.
Thứ hai, Tập đoàn sớm hiện thực hóa kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam, vừa
giữ vững vai trò là cứ điểm sản xuất, vừa trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu
và phát triển của Samsung trên toàn cầu; phấn đấu để trở thành trung tâm nuôi dưỡng
nhân tài ưu tú công nghệ - kĩ thuật của Việt Nam và là nơi nghiên cứu, phát minh,
phát triển và ứng dụng những công nghệ hàng đầu thế giới.
Thứ ba, Tập đoàn tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực vượt khó, khẩn trương chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để sớm sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn,
phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung tại Thái
Nguyên. Đây sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho mục tiêu khép kín "chuỗi sản xuất"
trong lĩnh vực điện, điện tử của Tập đoàn tại Việt Nam.
Thứ tư, Tập đoàn có chiến lược, kế hoạch, biện pháp cụ thể tăng cường kết nối, hỗ
trợ các đối tác Việt Nam, nhất là trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ
mới, hiện đại góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
Việt Nam.
Thứ năm, đối với Công ty Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên, Phó Thủ tướng
Lê Minh Khái mong muốn công ty tiếp tục phát triển, đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ
thuật hiện đại trong sản xuất kinh doanh; luôn giữ vững vị trí là đơn vị có doanh thu
và xuất khẩu lớn nhất trong hệ sinh thái Samsung tại Việt Nam.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị công ty quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong nước được tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng của
Tập đoàn. Từng bước đưa doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu.

31
C. PHẦN KẾT LUẬN
Đánh dấu quá trình 10 năm xây dựng và phát triển của Công ty điện tử Samsung Việt
Nam ở Thái Nguyên nói riêng và Tập đoàn Samsung nói chung tại Việt Nam, là minh
chứng rõ ràng cho quan hệ hợp tác sâu rộng, hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn
Quốc.
Sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, nơi vốn phụ thuộc
nhiều vào nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của
thiết bị công nghệ thông tin.
Đặc biệt sự hợp tác tin cậy về mặt chính trị và hiểu biết văn hóa giữa hai quốc gia
không ngừng được củng cố. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vừa là trụ cột quan
trọng, vừa là động lực thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Hiện tại hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm "Made
in Vietnam". Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm
toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới.
Hơn thế nữa, với việc Trung tâm R&D của Samsung đi vào hoạt động từ cuối năm
2022, Samsung đang đặt ra mục tiêu đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D hàng đầu
không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên phạm vi thế giới.

32
D. DANH MỤC THAM KHẢO
1. https://kinhtedothi.vn/chinh-phu-se-tiep-tuc-dong-hanh-cung-samsung-phat-
trien-ben-vung.html
2. https://baochinhphu.vn/samsung-viet-nam-viet-nam-la-manh-dat-nuoi-
duong-cac-doanh-nghiep-102230515135307852.htm
3. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/thuong-mai-
quoc-te/honda-nhom-3-ib-351-sa-3/41163287
4. https://genk.vn/bo-tq-samsung-ve-viet-nam-do-nhan-cong-re-thue-thap-
20131213144744626.chn?fbclid=IwAR3YBJ3hb-bJYECMirJvpn3yhBMWC_Bd6-
7ncZj_3Ch-gwq-ZYX_SYEcaZM
5. https://luanvan.org/tieu-luan-chien-luoc-marketing-cua-samsung-doi-voi-san-pham-
dien-thoai-di-dong-tren-thi-truong-viet-nam-
5316/?fbclid=IwAR2qKdtG0BD3_K3BrMYjkiS03BWvfEsKxIu4PkpjTdLwNnvd
60ykxKbJqU4
6. http://www.maikhanh.com.vn/5-ly%CC%81-do-samsung-se%CC%83-chuyen-
ca%CC%81c-nha-may-tu-trung-quoc-ve-viet-nam-ar-11.aspx
7. https://vietnambiz.vn/ly-do-ong-lon-samsung-chon-viet-nam-lam-dat-lanh-
51205.htm
8. https://vietnambiz.vn/ly-do-ong-lon-samsung-chon-viet-nam-lam-dat-lanh-
51205.htm#:~:text=%C4%90%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20Samsung%2
C%20Vi%E1%BB%87t%20Nam,l%E1%BA%A7n%20so%20v%E1%BB%9Bi%2
0Vi%E1%BB%87t%20Nam
9. https://vov.vn/cong-nghe/sanh-dieu/luong-nguoi-dung-smartphone-o-viet-nam-
dung-trong-top-10-toan-cau-863220.vov?fbclid=IwAR0TMMYlpobMHaM-
ixujZhPbKpC5_XuLHV8Pf_IW4boqkGlT6q7_BX2k7Ag
10. 15 https://nhadautu.vn/vi-sao-viet-nam-la-cu-diem-san-xuat-smartphone-duy-nhat-
cua-samsung-tren-toan-cau-duy-tri-hoat-dong-on-dinh-
d44516.html#:~:text=Samsung%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20coi%20
n

33
Bảng đánh giá thành viên
STT Họ và tên MSSV Nội dung thực hiện Đánh giá Ký tên
chương 1: 1.1
chương 2: 2.2
1 Nguyễn Văn Minh Nhật 3018 100%
chương 3: 3.2.4
tổng hợp word
chương 1: 1.2
chương 2: 2.3
2 Vũ Duy 6376 100%
chương 3: 3.1
powerpoint
chương 2: 2.1
3 Bùi Anh Vy 6579 phần kết luận 100%
thuyết trình
chương 1: 1.4
4 Hoàng Quang Đức 0231 chương 2: 2.6 100%
làm powerpoint
phần mở đầu
5 Hồ Thị Thu Biên 1450 chương 2: 2.1 100%
thuyết trình
chương 1: 1.3
6 Phạm Phan Hoài Ngọc 2280 chương 2: 2.4 100%
chương 3: 3.2.2
chương 1: 1.6
7 Hồ Hoàn Vi 6359 chương 2: 2.5 100%
chương 3: 3.2.1
chương 1: 1.5
8 Chu Thị Như Quỳnh 7917 100%
chương 3: 3.2.3

34

You might also like