You are on page 1of 59

BÌA PHỤ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP


TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH QUẬN 2

SVTH: Nguyễn Trọng Chính 20145156


Nguyễn Thành Đạt 20145674
KHÓA: K20
NGÀNH: CNKT Ô TÔ
GVHD: Ths. ĐINH TẤN NGỌC

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2023


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

TP Hồ Chí Minh, Ngày ….Tháng ….. Năm 2023

Giáo viên hướng dẫn

2
LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt Nam chúng ta đang không ngừng đổi mới phát triển, trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tiến tới mục tiêu trở thành trung tâm công
nghiệp phát triển mới của Châu Á, ngành công nghiệp ô tô chiếm một vị thế rất
quan trọng, là ngành tiên phong trong công cuộc phát triển đó. Từ những năm 90
của thế kỉ trước, nhà nước ta đã rất quan tâm và tạo rất nhiều điều kiện để các
doanh nghiệp ô tô trong và ngoài nước được đầu tư và phát triển tại Việt Nam bởi
lẽ sự phát triển công nghiệp ô tô với tỷ lệ nội địa hoá cao sẽ mang lại giá trị cho
nền kinh tế, như tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn kỹ
thuật, phát triển các ngành công nghiệp khác.
Bước sang thế kỉ mới, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành ô tô
cũng đã có những bước thay đổi vượt bậc trong công nghệ sản xuất, trí tuệ nhân
tạo, lập trình, bảo trì bảo dưỡng,…Bởi lẽ đó mà thị trường ô tô cạnh tranh ngày
càng gay gắt mà các doanh nghiệp sản xuất cũng như lắp ráp ô tô phải đối mặt. Vì
vậy việc đào tạo ra những kĩ sư, kỹ thuật viên giỏi lành nghề về ngành công nghệ ô
tô là một điều cấp bách hiện nay.
Trong bốn năm học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, khoa Cơ Khí
Động Lực, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, chúng em đã được nhà trường
trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành này. Tuy nhiên để nắm vững
kiến thức, cũng như hiểu sâu về những ứng dụng thực tiễn và đồng thời cũng để
hình thành một số kỹ năng, tác phong làm việc sau khi tốt nghiệp, nhà trường và
khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập ở doanh nghiệp. Đây là cơ hội
rất lớn để chúng em làm quen với môi trường làm việc sau khi ra trường cũng như
học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình thực tập, từ những thế
hệ đi trước.
Tuy thời gian thực tập chỉ vỏn vẹn trong 2 tháng, nhưng những kinh nghiệm mà
chúng em đã tiếp nhận được sẽ là hành trang quý báu sau khi ra trường. Trong quá
trình thực tập ở công ty, lần đầu tiên được làm việc trong một môi trường làm việc
rất chuyên nghiệp, với những sinh viên đang chuẩn bị rời ghế nhà trường còn nhiều
bỡ ngỡ trong công việc, khó tranh khỏi nhiều sai sót, nên mong các cán bộ và giáo
viên hướng dẫn tận tình góp ý và giúp đỡ để chúng em sau này sẽ có thể cải thiện
và hoàn thành công việc được tốt hơn

3
LỜI CẢM ƠN

Ngoài những kiến thức ở trường thì việc thực tập là vô cùng quan trọng đối với
một sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, sau một thời gian được thực tập và
học hỏi ở môi trường chuyên nghiệp như “ Toyota Đông Sài Gòn (TESC) ”,
chúng em xin chân thành cảm ơn công ty đã cho chúng em thực hiện cơ hội được
tiếp xúc với môi trường tốt và các anh chị có chuyên môn cao, các công cụ hiện đại
nhất, cho em hiểu thế nào là triết lý 5S, các quy định an toàn nghiêm ngặt, và được
tiếp cận với các thiết bị hiện đại trên ô tô, các quy trình sửa chữa, thiết kế nhà
xưởng, quá trình giao nhận xe, tổ chức điều phối công việc,….

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Toyota Đông Sài Gòn;
chị Thanh - trưởng phòng nhân sự; anh Võ Thành Thăng – Quản đốc xưởng
đồng sơn; cùng tất cả các anh kỹ thuật viên khu vực Đồng Sơn đã giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình cho chúng em trong mọi công việc, cho chúng em cơ hội làm
quen với các thiết bị trên ô tô, các quy định, nội quy trong công ty, đây là những
kinh nghiệm vô cùng bổ ích và cần thiết cho chúng em sau này.

Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý công ty ngày càng phát triển, thành công
hơn nữa,kính chúc các toàn thể anh chị nhân viên công ty dồi dào sức khỏe, cống
hiến nhiều hơn nữa và đạt những thành tựu trên con đường sự nghiệp của mình

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Tấn Ngọc đã giới thiệu, tạo điều
kiện cho chúng em được thực tập tại công ty Toyota Đông Sài Gòn . Những lời
thăm hỏi, quan tâm, động viên của thầy đã giúp cho chúng em thêm tự tin và động
lực trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo này.

4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................3


LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT …………………………………………………………6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ………………………………………………………..7
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA ĐÔNG SÀI
GÒN..........................................................................................................................9
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.........................................9
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:........................................................................11
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:........................................................11
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:...........................................12
1.3 Lĩnh vực kinh doanh....................................................................................13
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................19
2.1. Giới thiệu xưởng thực tập đồng sơn:.........................................................19
2.1.1 Một số bảng nguyên tắc hướng dẫn và an toàn ở xưởng:..................19
2.1.2 Các khu vực trong xưởng đồng sơn (tầng 3) :.....................................25
2.1.2.1 Kho phụ tùng đồng sơn (BP PARTS STORAGE):...........................25
2.1.2.2 Khu vực để thiết bị:.............................................................................27
2.1. Nhật kí thực tập...........................................................................................33
2.2.1. Dụng cụ bảo vệ lao động của 1 KTV sơn:...........................................33
2.2.2. Quy trình sơn sửa chữa xe:..................................................................37
2.2.3.Quy trình sơn xe thực tế:.......................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.....................................................................................56
3.1. Kết luận........................................................................................................56
3.2.Đúc kết kinh nghiệm và đề xuất..................................................................58

5
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Giải thích


1 TESC Công ty CP Toyota Đông Sài Gòn
2 KTV Kỹ thuật viên
3 THKD Thương hiệu kinh doanh
4 SCC Sửa chửa chung
5 ĐS Đồng Sơn
6 CVDV Cố vấn dịch vụ
7 CB-NV Cán bộ-nhân viên

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: :Logo và slogan của công ty ………………………………………………………………….…


9
Hình 2: Toyota Đông Sài Gòn – Chi nhánh Quận 2
………………………………………………….10
Hình 3: Toyota Camry………………………………………………………….….………………..
…….13
Hình 4: Toyota Wigo……………………………………………………………………………….…..
….13
Hình 5: Toyota Raize ………………………………………………………………………….…..
……..14
Hình 6: Toyota Innova ……………………………………………………………………..…………….14
Hình 7: Toyota Yaris Cross – mẫu xe vừa được ra mắt vào tháng 9………………………………..15
Hình 8: Toyota Vios được trưng bày tại showroom chi nhánh quận 2………………………….….15
Hình 9: một số mẫu xe được trưng bày tại showroom quận 2………………………………………16
Hình 10: Trung tâm kinh doanh xe đã qua sử dụng ………………………………………….………17
Hình 11: 10 Nguyên tắc KTV cần nhớ………………………………………………………….
……….18
Hình 12: Triết lý của 5S…………………………………………………………………………………..19
Hình 13: An toàn lao động……………………………………………………………………….………20
Hình 14: Quy định lái xe an toàn trong đại lý…………………………………………………………21
Hình 15: Hướng dẫn sửa chữa đối với các trường hợp xe nặng……………………………………22
Hình 16: Hướng dẫn sửa chữa đối với các chi tiết nhựa…………………………………………….23
Hình 17: Nơi để thiết bị phục vụ cho làm đồng
……………………………………………………….24
Hình 18: Kệ để các thùng đồ đựng đồ tháo lắp từ xe trong quá trình làm việc………...…………
25

7
Hình 19: Khu vực để máy hàn MIG và máy hàn vòng đệm (phục vụ cho đồng)………………….26
Hình 210: Nơi để con đội và chân kê đỡ
xe……………………………………………………………..27
Hình 11: Các thiết bị dùng cho việc sửa chữa nặng bên đồng………………………………………28
Hình 122: khu vực để cầu nâng, xe đẩy phụ tùng …………………………………………...…………
28
Hình 13: Khu vực để xe đẩy bánh xe và xe để kính…………………………………………………...29
Hình 14: Khoang kiểm tra……………………………….……………………………………………….29
Hình 15: các khoang làm việc của KTV…………….………………………………………………….30
Hình 16: Khoang rửa xe………………………………………………………………………………….31
Hình 17: Buồng sơn……………………………………………………………………….………………31
Hình 18: Phòng sơn nhanh………………………………………………….……………………………
32
Hình 19: Khu vực để rác…………………………………………………………….……………………
33
Hình 30: Đánh giá phạm vi hư hỏng bằng cách nhìn bằng mắt …………….….
…………………..40
Hình 31: Đánh giá phạm vi hư hỏng bằng cách sờ vào bề mặt………………………..……………41
Hình 32: Mài bóc lớp sơn ………………………………………………………………….….…………
42

Hình 33: KTV đang chà nhám ……………………………………………………………….42


Hình 34: KTV đang trét matit lên vùng hư hỏng………………………………………………….…..43
Hình 35: Sấy khô matit …………………………………………………………….……………….……43
Hình 36: KTV đang chà nhám bằng dụng cụ chà tay hoặc máy mài……………………………….44
Hình 37: Dùng tấm nhựa nilon che phủ các bề mặt không sơn……………………………………..46
Hình 38: Phun sơn lót lên bề mặt……………………………………………………………………….46
Hình 39: Sấy khô bề mặt sơn lót…………………………………………………….…………………..47
Hình 40: Trét matit điền đày các rỗ, vết xướt………………………………………………………….48
Hình 41: Dùng máy mài với nhám #400 mài khô sau khi khô bề mặt phủ sơn lót………………..49
Hình 42: Chuẩn bị trước khi sơn………………………………………………………………………..50

8
Hình 43: Cấu tạo súng phun sơn………………………………………………………………………..50
Hình 44: Phun dặm vá chỗ hư hỏng để khi sơn chính thức lại sẽ dễ bám dính hơn………….…..52
Hình 45: Sấy khô bề mặt sơn…………………………………………………………………………….53
Hình 46: Sơn cả bề mặt……………………………………………………………….………………….53
Hình 47: Các chi tiết sau khi được sơn hoàn chỉnh…………………………………………………..54
Hình 48: Đổ sơn bóng vào súng (sơn bóng được chuẩn bị bởi phòng pha sơn)………………….55
Hình 49: Sơn bóng lại bề mặt……………………………………………………………………………55
Hình 50: Kết quả sau khi sơn bóng …………………………………………………………………….55

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA


ĐÔNG SÀI GÒN

1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.

Công Ty Cổ Phần Toyota Ðông Sài Gòn (TESC) được thành lập từ tháng 10/1992
với tên gọi ban đầu là Trung Tâm Toyota đặt tại số 2 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM.
Qua quá trình phát triển, Trung tâm Toyota đã trở thành Xí Nghiệp Toyota Đông
Sài Gòn vào ngày 18/11/1998. Tiếp theo đó, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các
Doanh Nghiệp Nhà Nước, Xí Nghiệp Toyota đông Sài Gòn đã chính thức trở
thành Công Ty Cổ Phần Toyota Ðông Sài Gòn theo quyêt định số: 2537/QĐ-UB
của UBND TP.HCM từ ngày 10/7/2003.

9
Hình 1: :Logo và slogan của công ty

Từ việc kinh doanh ôtô Toyota nhập khẩu, đến năm 1998, sau khi chính thức trở
thành đại lý của Công ty Ôtô Toyota Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Toyota Đông
Sài Gòn đã gặt hái được những thành công bước đầu rất đáng khích lệ, như: năm
2001 và 2002 liên tiếp đạt hạng ba và và vươn lên hạng nhì trong hệ thống phân
phối của Toyota Việt Nam về đại lý có lượng xe bán ra nhiều nhất trên thị trường
cả nước. Đến ngày 20/11/2003, Toyota Đông Sài Gòn đã trở thành đại lý thứ hai
trong hệ thống Toyota tại Việt Nam đạt được số lượng xe bán ra trên 5.000 chiếc
và vinh dự nhận Giải Vàng dành cho Đại lý xuất sắc nhất trong hệ thống Toyota
trên toàn quốc năm 2007. Không dừng lại với những thành tích của chính
mình, Toyota Đông Sài Gòn đã tự hào là Đại lý đầu tiên của Toyota Việt Nam đạt
doanh số bán ra 20.000 xe vào ngày 5/7/2010. Đây là thành quả chung của tập thể
CB - NV Công ty trong suốt thời gian qua.

10
Hình 2: Toyota Đông Sài Gòn – Chi nhánh Quận 2

Công Ty Cổ Phần Toyota Đông Sài Gòn hiện đang hoạt động với mạng lưới gồm
bốn địa điểm như sau:

* Trụ sở chính: 507 Xa Lộ Hà Nội, Phường An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM

* Chi nhánh Gò Vấp: 18 Phan Văn Trị, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM.

* Chi nhánh Quận 9: 1 Lê Văn Chí, phường Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM

* Chi nhánh Nguyễn Văn Lượng - Trung tâm xe đã qua sử dụng: 63A Nguyễn Văn
Lượng, Phường 10, Q. Gò Vấp, TP.HCM.

* Chi nhánh Thủ Đức:

Trạm dịch vụ: 522 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh

Phòng trưng bày: 650 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh

11
* Toyota Bình Thuận: Khu dân cư Bến Lội - Lại An. thôn Thắng Thuận, xã Hàm
Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Ngoài ra, Toyota Đông Sài Gòn cũng nhận được bằng khen của Thủ Tướng Chính
Phủ vào ngày 22/8/2002 và rất nhiều bằng khen của UBND Thành Phố, giấy khen
của các Cơ quan Ban ngành Thành Phố và của Tổng Công Ty Bến Thành về những
thành tích xuất sắc trong những năm vừa qua

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:


1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

12
Giám Đốc Chi Nhánh: đề xuất các phương án liên quan đến hoạt động kinh
doanh, vấn đề nhân sự và sắp xếp hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó, báo cáo
kết quả hoạt động lên ban giám đốc của công ty
Giám Đốc thương hiệu kinh doanh: Dự đoán thị trường, thiết lập kế hoạch kinh
doanh, Xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ, Xây dựng chiến lược bán hàng,…

Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của công ty. Nhiệm vụ
có thể bao gồm việc tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên và quản lý các
chương trình phúc lợi cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch các sự kiện
của công ty để gắn kết nhân viên cũng thuộc trách nhiệm của phòng nhân sự
Giám đốc dịch vụ: chịu trách nhiệm quản lý các xưởng sửa chữa ( đồng sơn, SCC,
rửa xe, đánh bóng, phụ kiện,…) giám sát tiến độ công việc, điều phối công việc
cho các quản đốc,….
Phòng marketing: chịu trách nhiệm thông báo và thuyết phục khách hàng mua sản
phẩm của công ty bằng cách kết hợp các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như
quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và quan
hệ công chúng
Phòng kế toán: là bộ phận có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan
đến kế toán & tài chính trong doanh nghiệp, như lập các báo cáo tài chính, bảng
lương, hóa đơn, thanh toán của khách hàng,...

1.3. Lĩnh vực kinh doanh.


Hiện nay công ty kinh doanh các loại xe như:
 Sedan: Vios, Camry, Yaris, Altis, Wigo,…
 Hatchback: Yaris,
 SUV: Corolla Cross, Fortuner, Innova, Raize,..
 Pick-up: Hilux,
 Hybrid: Corolla Altis, Cross,….

13
Hình 3: Toyota Camry

Hình 4: Toyota Wigo

14
Hình 5: Toyota Raize

Hình 6: Toyota Innova

15
Hình 7: Toyota Yaris Cross – mẫu xe vừa được ra mắt vào tháng 9

Hình 8: Toyota Vios được trưng bày tại showroom chi nhánh quận 2

16
Hình 9: một số mẫu xe được trưng bày tại showroom quận 2

Ngoài ra công ty cũng kinh doanh mua bán các mẫu xe đã qua sử dụng, tư vấn, lắp
đặt phụ kiện xe, chăm sóc làm đẹp xe, tư vấn bảo hiểm, thẩm định xe,….

17
Hình 10: Trung tâm kinh doanh xe đã qua sử dụng

Hình 11: Trung tâm tiếp nhận dịch vụ khách hàng

18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1. Giới thiệu xưởng thực tập đồng sơn:


2.1.1 Một số bảng nguyên tắc hướng dẫn và an toàn ở xưởng:

Hình 201: 10 Nguyên tắc KTV cần nhớ

19
Hình 121: Triết lý của 5S

20
Hình 122: An toàn lao động

21
Hình 123: Quy định lái xe an toàn trong đại lý

22
Hình 124: Hướng dẫn sửa chữa đối với các trường hợp xe nặng

23
Hình 125: Hướng dẫn sửa chữa đối với các chi tiết nhựa

24
2.1.2 Các khu vực trong xưởng đồng sơn (tầng 3) :
2.1.2.1 Kho phụ tùng đồng sơn (BP PARTS STORAGE):

Bảng tên
KTV

Hình 126: Nơi để thiết bị phục vụ cho làm đồng

 Khi mà các KTV cần các thiết bị làm việc sẽ dùng bảng tên của mình để vào các vị trí của
thiết bị cần dùng nhằm để cho các KTV khác biết là thiết bị đó có KTV này đang sử dụng .
Bên cạnh đó việc để tên KTV đang sử dụng thiết bị cũng dễ dàng cho việc quản lí khi bị mất
các thiết bị.

25
Hình 127: Kệ để các thùng đồ đựng đồ tháo lắp từ xe trong quá trình làm việc

 Tương tự để xác định các thùng này chứa đồ đạc của xe nào và của KTV nào, KTV cũng
ghi lại tên và số xe của mình lên thùng để tiện cho việc tìm kiếm.

26
2.1.2.2 Khu vực để thiết bị:

Hình 128: Khu vực để máy hàn MIG và máy hàn vòng đệm (phục vụ cho đồng)

27
Hình 29: Nơi để con đội và chân kê đỡ xe

28
Hình 30: Các thiết bị dùng cho việc sửa chữa nặng bên đồng

Hình 31: khu vực để cầu nâng, xe đẩy phụ tùng

29
Hình 32: Khu vực để xe đẩy bánh xe và xe để kính
a) Khoang làm việc:

Hình 33: Khoang kiểm tra

30
Hình 34: các khoang làm việc của KTV
 Khoang làm việc cũng được kẻ vạch trăng phân chia từng khoang và được phụ trách bởi mỗi
KTV , cuối giờ các KTV sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang trước khi ra về.

Hình 35: Khoang rửa xe

31
b) Phòng sơn:

Hình: 36: Buồng sơn

Hình 37: Phòng sơn nhanh


 Có tất cả 4 buồng sơn và 4 phòng sơn nhanh phục vụ cho công đoạn sơn xe.

32
c) Nơi để rác thải:

Hình 38: Khu vực để rác


 Các KTV phải tuần thủ để rác đúng nơi quy định và phân loại các loại rác rõ ràng dễ dàng cho
việc dọn dẹp cũng như tái chế rác thải.
2.1. Nhật kí thực tập

2.2.1. Dụng cụ bảo vệ lao động của 1 KTV sơn:


a) Kính bảo hộ:
 Kính bảo hộ bảo vệ mắt khỏi bị sơn, chất pha sơn cũng như matit hay các
hạt kim loại khi mài bắn vào mắt.

33
b) Mặt nạ chống độc:
 Mặt nạ chống hạt độc
Mặt nạ chống hạt độc được sữ dụng những nơi làm việc có hạt khí độc, như trong
khi mài matit. Có hai loại mặt nạ chống độc. Loại đơn giản dùng một lần và loại có
lọc có thể thay thế. Bất cứ loại nào khi dùng cũng chú ý giời hạn thời gian sử dụng
của nó.

34
 Mặt nạ chống hơi độc
+) Mặt nạ chống hơi độc là loại thiết bị để bảo vệ khí hữu cơ (không khí trộn lẫn
với hơi của dung môi hữu cơ) khỏi bị hít vào phổi qua miệng hay mũi. Có hai loại,
loại có đường ống dẩn khí và một loại có lọc.
+) Loại có đường ống dẫn khí cung cấp khí sạch trong lành vào mặt nạ qua ống
dẫn khí.
+) Loại có lọc, được trang bị một bầu lọc than hoạt tính lọc để hấp thụ khí hữu cơ
+) Đối với loại có lọc, có thể giới hạn đối với khả năng lọc của bấu lọc để có thể
hấp thụ các chất độc. Nếu hấp thụ đã được bảo hoà thì lọc sẽ đễ khói độc xiêng
qua.
+) Thời gian từ điểm lọc còn mới đến khi bảo hoà được gọi là “thời gian xiêng
thủng”. Thời gian xiêng thủng của bầu lọc than hoạt tínhđược thay đổi theo mật độ
khói. Điều quan trọng khi sử dụng mặt nạ chống độc là thay thế bầu lọc của nó
trước khi đến hạn thời gian xiêng thủng. Chú ý rằng vì không khí có độ ẩm, nên
khả năng hầp thụ của bầu lọc bắt đầu thài hoá ngay khi mở bầu lọc ra. Mỗi loại bầu
lọc được thiết kế cho mỗi loại khí nhất định. Trong việc sữa chữa ô tô, chắc chắn
phải được dùng loại được thiết kế cho dung môi hữu cơ.
+) Có một số mặt nạ chống độc khác được làm bắng vải mỏng và có các bon đã
hoạt hoá, nhưng không được dùng thay cho mặt nạ chống hơi độc.

35
c) Quần áo và mũ của thợ sơn:
 Quần áo và mũ để bảo vệ cơ thể của thợ sơn khỏi bị sơn
phun vào, ngoài ra nó còn giảm thiểu những ảnh hưởng
của bụi. Có một số quần áo bảo hộ được làm từ vật liệu
chống tĩnh điện.
d) Găng tay:
 Găng tay bảo vệ tay của bạn khi dùng máy mài hay khi
vận chuyển các chi tiết thân xe.
e) Găng tay cao su:
 Găng tay này dùng để chống thấm các dung dịch hữu cơ
vào da khi sơn. Ngoài ra găng tay cao su còn được dùng
khi bôi keo làm kín
f) Giày bảo hộ (giày chống tính điện):
 Giày bảo hộ có các tấm kim loại bọc các ngón và bàn
chân. Còn có một số giày bảo hộ có đặt điểm chống tĩnh
điện.

36
2.2.2. Quy trình sơn sửa chữa xe:

- Nguyên vật liệu cần dùng trong sơn:

37
o Bả Matit:
Matit là vật liệu trát vào lớp cuối cùng để điền đầy các vết lỏm sâu và tạo bề mặt
bằng phẳng. Có các loại matit khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào chiều sâu của
vết lõm và vật liệu được áp dụng. Thông thường, dao bã matit được dùng để trát
lớp dày và điền đầy vết lõm, sau đó làm phẳng bằng cách mài

Matit poliexte dùng để làm đẩy các bể mặt lõm sâu

Matit lacquer sử dụng sau khi sơn lót bề mặt (các bề mặt lõm ít)

o Chất động cứng:

38
- Trộn bã matit
o Lấy matit ra: Thường các chất thành phần của matit là dung môi, nhựa và chất
màu tách rời độc lập trong hộp. Vì matit không thể sử dụng ở trạng thái tách rời,
nó phải được trộn đều trước khi lấy ra khỏi hộp, áp dụng tương tự đối với chất
đóng rắn. Bóp ép tuýp thật đều sao cho các chất thành phần trộn đều trước khi sử
dụng.
o Đưa lượng matit cần thiết lên tấm trộn. Sau đó bổ sung lượng chất đóng rắn vừa
đủ dựa trên tỷ lệ trộn tiêu chuẩn. Đừng lấy quá nhiều matit ra một lần, thậm chí
nếu bạn cần bả matit trên diện tích lớn. Lúc đầu, chỉ lấy đủ lượng matit bằng quả
trứng, sau đó bổ sung thêm nếu cần..
o Trộn Matit: Dùng dao trộn, khi trộn cẩn thận trong động tác gạt, sao cho không có
khí vào trong matit.

2.2.3 Quy trình sơn xe thực tế:

39
a. Lệnh sửa chữa:

- Đầu tiên người KTV cần đọc kĩ lệnh yêu cầu và thực hiện khảo sát xe ở các vị trí cần sửa
chữa.
b. Đánh giá phạm vi hư hỏng:
- Đánh giá phạm vi hư hỏng thường dùng 2 cách chủ yếu là bằng cách nhìn bằng mắt và sờ
vào bề mặt.
- Đánh giá bằng cách nhìn bằng mắt: Kiểm tra sự phản chiếu
của ánh sáng lên bề mặt để đánh giá phạm vi hư hỏng hoặc
kích thước vùng bị hư hỏng. Sau đó xác nhận các vị trí hư
hỏng và khoanh vùng
- Em có cố gắng học theo phần này thử các góc nhìn của các a
KTV kiếm xem chỗ các a đánh dấu nhưng mà không biết
được cách phân biệt, trư phi những trưởng hợp nào nặng dễ Hình 30: Đánh giá phạm vi hư hỏng
nhận dạng còn về phần ánh sáng phản chiếu thì khó xác nhận bằng cách nhìn bằng mắt
hơn rất nhiều.

40
- Đánh giá phạm vi hư hỏng bằng cách sờ vào bề mặt: đeo gang tay vào và sờ vào bề mặt hư
hỏng theo các hướng, không được ấn vào. Điều này được làm bằng cách tập trung cảm giác
lên bàn tay. Để có thể tìm ra một cách chính xác những vùng không đồng đều của khu vực
ảnh hưởng. Sự di chuyển bàn tay phải rộng bao gồm cả khu vực không bị hư hỏng, không
nên chỉ sờ vào mỗi vùng hư hỏng.
- Cách này dễ dàng hơn khi mình dùng tay cảm nhận, biết được các chỗ lồi lõm và xác định
khoanh vùng vùng bị hư hỏng.

Không thể Dễ cảm


cảm nhận nhận

Hình 31: Đánh giá phạm vi hư hỏng bằng cách sờ vào bề mặt

c. Mài bóc lớp sơn:


- Mỗi khi vùng bị hư hỏng đã bị va chạm, rất có thể sự bám dính giữa lớp sơn và bề mặt kim
loại bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải mài bỏ lớp sơn để tránh lớp sơn bị bong ra sau này. Mài
bỏ lớp sơn ra khỏi vùng hư hỏng bằng giấy nhầm có độ nhầm #80 đến #120 gắn lên máy mài.
Sau đó dùng súng khí thổi làm sạch bề mặt.

Hình 32: Mài bóc lớp sơn

41
Hình 33: KTV đang chà nhám
d. Trét matit vào các vùng lõm:
- Không trét nhiều matit ngay một lần, tốt nhất là trét qua một vài
lần.
- Lần đầu giữ dao gần vuông góc và miết matit ép vào bề mặt làm
việc để bả một lớp mỏng, điền đầy vào các lỗ rỗ, các vết xước và
tăng độ bám dính.
- Lần 2 và 3 nghiêng dao và bả một lượng matit nhiều hơn. Mở
rộng dần dần sau mỗi lần bả.
 Lần bả cuối cùng giữ dao bả gần như áp sát xuống bề mặt
làm việc và làm phẳng bề mặt.

 Trét matit từ trái qua phải.

Hình 34: KTV đang trét matit lên vùng hư hỏng

42
- Kĩ thuật này khó đối với em khi thực tập, cần một thời gian học tập và luyện hằng ngày để có
thể cải thiện kĩ năng. Cả việc trộn matit nữa, em nhìn a KTV làm điêu luyện lắm ạ, đảo đảo.
E có luyện thử mà chưa thành.
e. Sấy khô matit:
- Matit đã bả đang ướt sẽ nóng lên thông qua nhiệt phản ứng trong nó. Vì vậy, thúc đẩy được
phản ứng làm khô.

Hình 35: Sấy khô matit


f. Chà nhám matit:
- Sau khi làm khô matit, các chỗ không cần thiết được mài bỏ bằng máy mài hay dụng cụ
mài tay.
- Gắn giấy nhám có độ ráp # 80 vào máy mài, và mài toàn bộ diện tích bằng cách di chuyển
từ sau ra trước, từ bên này sang bên khác và tất cả các hướng theo đường chéo. Sau đó tiếp
tục dùng giấy nhám có độ ráp #120 tiếp tục đi lại.

43
- Gắn giấy ráp loại #120 vào dụng cụ mài bằng tay. Mài các bề mặt một cách cẩn thận vừa
mài vừa kiểm tra bề mặt bằng cách sờ.
- Việc sờ tay sẽ đánh giá mức độ phẳng của vùng hư hỏng tránh các trường hợp mài lố làm
lõm và dẫn đến sửa chữa khó khăn, chỉ mài những chỗ lồi cho đến khi bằng phẳng. Mài rìa
vùng hư hỏng trước rồi mài dần vào bên trong vùng.

Hình 36: KTV đang chà nhám bằng dụng cụ chà tay hoặc máy mài
- Sau khi chà nhám tiếp tục dùng súng khí để làm sạch bụi bẩn.
g. Sơn lót bề mặt:
- Sau khi quá trình bả matit được hoàn tất và có một kết quả tốt, bề mặt phải trải qua quá trình
sơn lót bề mặt (tạo bề mặt). Nó bao gồm hoàn thiện bề mặt, mài bỏ các vết xước, chống gỉ và
làm kín đề cải thiện tính bám dính cho lớp sơn màu (trên cùng) tốt hơn.

44
1) Mài nhám để tăng độ bám dính
- Sơn lót bề mặt hay sơn trực tiếp lên bề mặt sơn lại, mà không cần chuẩn bị thêm, thì tình
bám dính giữa các lớp sẽ rất kém, thường gây ra bong sơn khi có lực rung động và uốn.
Vì vậy, trước khi phun thêm bất cứ loại lớp sơn nào, dùng giấy nhám để mài vùng xung
quanh vùng matit, vì vậy cải thiện được tính bám dính. Quá trình này được gọi là “làm
trầy xước”.
- Gắn giấy nhám có độ ráp #400 lên máy mài và mài chuẩn bị cho lớp sơn bề mặt. Vì sơn
lót bề mặt sẽ được phủ lên toàn bộ vùng matit, vùng để làm trầy xước nên rộng ra khoảng
10cm so với mép ngoài của vùng matit.
2) Làm sạch bụi và mỡ
- Đặc biệt chú ý khi loại bỏ các hạt ra khỏi lỗ rỗ sơn hay các kẻ hở khác, thổi khí nén vào bề mặt
cũng như các khu vực lân cận. Dùng khan lau kèm theo để sạch các lớp bụi dính.
3) Che phủ bề mặt
- Che các khu vực để tránh phun sơn lót bề mặt không cần thiết
 Lưu ý:
- Dán vật liệu che không được vượt quá vùng đã được làm xước.
- Dùng kỹ thuật che ngược để dán giấy che phủ.

45
HÌnh 37: Dùng tấm nhựa nilon che phủ các bề mặt không sơn
4) Pha sơn lót bề mặt: (công đoạn được thực hiện trong phòng pha sơn)

5) Phun sơn lót bề mặt


- Phải khuấy đều hỗn hợp trước khi phun và sau mỗi lần phun phải có thời gian chờ để dung môi
bay hơi. Phun từ 2 đến 3 lượt sơn lót.
- Đều chỉnh lỗ phun sơn bình thường
- Áp suất: 2-2.5 kg/cm2
- Khoảng cách súng phun: 10-15 cm

Hình 38: Phun sơn lót lên bề mặt


 Lưu ý:
- Mỗi lần phun sơn rộng hơn một chút lên khu vực cần sơn lót.
- Đợi đủ khô sau mỗi lần sơn.
- Nếu có một vài chỗ bị biến dạng (vết lõm nhẹ) trên bề mặt matit, phun lượng sơn lót bề mặt
vừa đủ lên để phủ lên chỗ lõm, nhưng không được tạo ra chảy sơn.

46
6) Sấy khô bề mặt sơn lót:
- Để xác định thời gian lắng sơn cụ thể, ta dùng phưong pháp sấy khô sơn cưỡng bức như dùng
đèn (thời gian khô sơn phổ biến là 5 đến 15 phút ở nhiệt độ 200C.

Hình 39: Sấy khô bề mặt sơn lót


7) Bả matit sửa chữa nhỏ:
- Kiểm tra lỗ rổ và các vết xước mài: Sau khi matit khô lỗ rỗ hay các vết xước mài của bề
mặt. Nếu có, các khu vực ảnh hưởng được bả lại matit loại.
- Có hai loại matit dùng đề sửa chữa lại: Loại một thành phần và loại hai thành phần.
- Thông thường dùng loại một thành phần để bả lại matit vì nó đơn giản trong sử dụng.

47
Hình 40: Trét matit điền đày các rỗ, vết xướt
8) Mài sơn lót bề mặt:
- Lớp sơn lót bề mặt có thể được mài ướt hay mài khô.
8.1) Mài khô bằng tay
Gắn giấy nhán có độ ráp #500 lên dụng cụ mài bằng tay và mài sơn lót bề mặt.
8.2) Mài khô bằng máy mài
Gắn giấy ráp có độ ráp #400 vào máy mài tác động kép và mài lớp sơn lót bề mặt.
8.3) Mài ướt bằng tay
- Làm ướt vùng được mài bằng miếng nhám có độ ráp #500 nhúng vào nước khi mài lót bề mặt
dùng dụng cụ mài cầm tay hoặc không. Sau đó miết đều viền xung quanh để loại bỏ lun phun sơn
ra tưa hạt hạt có độ nhám nhất định trên bề mặt, mài lại sẽ làm phẳng bề mặt này.
 Lưu ý:
- Sau khi mài hơi nước phải được lau khô hoàn toàn.
- Có thể dùng nhám #1200 để mài các chi tiết không bị ảnh hưởng cần sửa chữa khi lệnh yêu cầu
sơn cả 1 cửa hoặc cả 1 vè, hông ...

48
Hình 41: Dùng máy mài với nhám #400 mài khô sau khi khô bề mặt phủ sơn lót
9) Vệ sinh súng phun sơn:
- Vì sơn lót là góc dầu nên khi vệ sinh súng sơn ta dùng xăng để rửa súng tránh cho sơn khô
khiến đầu súng phun bị nghẹt đẫn đến không sử dụng được.
h. Sơn xe trong phòng sơn:
- Phủ kín những bề mặt không sơn bằng cuộn nilon hoặc tấm vải chùm tránh sơn bay qua các
chỗ khác. Sau đo dùng silicon thấm vào giấy khô lau qua làm sạch bóng bề mặt, tiếp tục
dùng khăn khô sạch kết hợp với súng khí để lau và xịt bụi bẩn ra khỏi bề mặt cần sơn

49
Hình 42: Chuẩn bị trước khi sơn
- Cách sử dụng súng phun sơn khi sơn:
o Cấu tạo:

Hình 43: Cấu tạo súng phun sơn

50
o Vít điều chỉnh lượng sơn:
- Điều chỉnh lượng thoát ra của sơn bằng cách điều chỉnh độ dịch chuyển của lim. Nới lỏng vít
điều chỉnh làm tăng lưu lượng thoát ra, và xiết chặt vít làm giảm lưu lượng thoát ra.
- Xiết chặt hoàn toàn vít điều chỉnh sẽ bịt hoàn toàn dòng sơn.

o Vít điều chỉnh độ xòe:


- Điều chỉnh hình dạng của vệt sơn. Nới lỏng vít tạo ra vệt sơn hình ô van. Xiết chặt vít tạo ra vệt
sơn hình tròn hơn. Vệt sơn hình ôvan phù hợp hơn đối với việc phun sơn trên vùng làm việc lớn.
- Vệt sơn hình tròn phù hợp đối với việc phun sơn trên vùng làm việc nhỏ.

o Vít điều chỉnh khí nén:


- Điều chỉnh áp suát khí. Nới lỏng vít điều chỉnh làm tăng áp suất khí, và xiết chặt làm giảm áp
suất khí. Xiết chặt hoàn toàn vít điều chỉnh thì ngăn không cho khí chạy qua.

51
- Nếu áp suất khí không đủ sẽ làm giảm độ mịn của sơn, nếu áp suất khí quá lớn làm cho nhiều
sơn bắn ra ngoài ý muốn, vì vậy tốn nhiều sơn.

- Sơn dặm vá: phun những lượt mỏng với áp suất 1-2 bar cho đến khi che khuất, chờ ráo mặt
giữa các lượt phun

Hình 44: Phun dặm vá chỗ hư hỏng để khi sơn chính thức lại sẽ dễ bám dính hơn

52
- Sấy khô bề mặt sơn: dùng khí nén và súng để sấy khô bề mặt (để súng cách xa
tầm 15-25cm), bên cạnh đó có thể bật chế độ sấy để tăng tốc độ khô nhanh hơn.

Hình 45: Sấy khô bề mặt sơn


- Sơn cả bề mặt: sau khi sơn xong cả bề mặt tiếp tục sấy cho khô bề mặt bằng súng khí.

Hình 46: Sơn cả bề mặt


 Kết quả sau khi sơn cả bề mặt

53
Hình 47: Các chi tiết sau khi được sơn hoàn chỉnh
- Sơn bóng:

Hình 48: Đổ sơn bóng vào súng (sơn bóng được chuẩn bị bởi phòng pha sơn)

54
Hình 49: Sơn bóng lại bề mặt
 Kết quả sau khi sơn cả bóng:

Hình 50: Kết quả sau khi sơn bóng

55
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.1. Kết luận:


Sinh Viên Nguyễn Thành Đạt:
- Các quá trình làm việc hầu như đều tương tự nhau nên em tranh thủ tuần cuối
mới chụp quá trình hoàn thiện của một xe hoàn chỉnh. Đa số toàn bộ thời gian thực
tập là phụ các anh KTV làm việc. Được trải nghiệm làm việc, được hướng dẫn của
các anh KTV nên chúng em cũng hiểu biết hơn 1 phần nào đó về công đoạn khi
sơn một chiếc xe ra sao. Em đã cố gắng học tập cũng như dưới sự hướng dẫn của
các anh KTV biết được 1 lượng kiến thức nhất định về mảng sơn xe. Bên cạnh đó
thì việc đòi hỏi kĩ năng sơn cũng vô cùng khó khăn, em nghĩ bản thân cần được
làm và thực tập điều đó nhiều làn thì mới có thể tự làm được ạ, rất dễ sai sót cũng
như hư hỏng khi sơn dẫn đến việc sửa chữa khó khăn.
- Bên cạnh đó em cũng có phụ các anh KTV bên đồng nhưng khá là ít, vì em được
anh quản đốc phân bổ bên bộ phận sơn, bên đồng có nhiều KTV nên chúng em
không được phân bộ qua bên đó phụ và học tập. Em thường tranh thủ những lúc
anh KTV phụ trách em bên mảng sơn vào phòng sơn thì sẽ qua phụ các anh KTV
bên đồng ạ. Em không có chụp lại các quá trình làm đồng của mình vì cũng có khá
ít thời gian được thực tập bên bộ phận này cũng như độ hiểu biết không cao. Em
chỉ mới học được cách tháo và lắp cản trước và sau, tháo cửa, nắp capo cũng như
cốp xe, đèn xinhan vân vân, đa số là phần tháo lắp. Biết được một số công đoạn
của làm đồng nhưng để chỉnh sửa các chi tiết bị hư hỏng về lại gần như nguyên
vẹn ban đầu thì chưa có dịp để học hỏi ạ. Cách dùng máy hàn, máy hàn vòng đệm
dùng để kéo các chi tiết hư hỏng bị lõm ra, dùng máy sấy để điều chỉnh cản nhựa,
nén uốn cho về vị trí bán đầu hay dùng búa đề gõ các chi tiết hư hỏng nặng. Có rất
nhiều kiến thức để còn học ở bên đồng mà em không thể hoàn thành trong thời
gian 2 tháng.

56
Sinh Viên Nguyễn Trọng Chính:
Sau hai tháng thực tập tại Toyota, đã cho em trải nghiệm nhiều điều bổ ích cụ thể
như:
+ Tìm hiểu cách tổ chức các dây chuyền bảo dưỡng sửa chữa chuyên nghiệp, cách
sử dụng các thiết bị hiện đại mà lúc thực tập ở trường chúng em chưa được tiếp cận
+ Thực hành được nề nếp tác phong chuẩn chỉnh, gọn gàng, đặc biệt là tính kỷ luật,
tuân thủ và chấp hành đúng nội quy của công ty đề ra
+ Kĩ năng giao tiếp xã hội, biết hòa đồng, kết nối và vui vẻ với mọi người, kĩ năng
làm việc nhóm cũng như hoạt động độc lập
+ Tiếp xúc với nhiều sản phẩm mà công ty kinh doanh từ phụ tùng, nội thất, phụ
kiện cho đến các mẫu xe mới của hãng
Em cũng khá ấn tượng với chính sách và quyền lợi của công ty đối với nhân viên.
Từ vấn đề dinh dưỡng, công ty đã thuê hẳn một đội ngũ chuyên viên dinh dưỡng
để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng cho các KTV, nhân viên. Hay chính sách trợ cấp, hỗ
trợ thêm về thực phẩm, thuốc men, lương thưởng cho những KTV, nhân viên làm
việc trong môi trường độc hại
Tại xưởng đồng sơn, được sự hỗ trợ của anh Thăng – quản đốc xưởng; bác Mai
Sơn – chuyên viên đồng sơn; anh Tuấn, anh Kiệt, anh Giàu – KTV Sơn và các anh
KTV của xưởng mà chúng em được trải nghiệm hầu hết các công việc của xưởng.
Tuy nhiên, trong lúc làm việc em còn gặp phải nhiều sai xót và được các anh, các
chú nhắc nhở. Đặc biệt, lúc làm việc với chú Sơn, em được học ở chú rất nhiều về
kĩ thuật, an toàn lao động, khả năng tư duy logic, tưởng tượng tìm ra vấn đề, lỗi
gặp phải để giải quyết, giúp em liên hệ giữa lý thuyết học trên trường và tình
huống thực tế. Đó đều là những bài học, những trải trải nghiệm khó quên sau 2
tháng thực tập

57
3.2. Đúc kết kinh nghiệm và đề xuất:

- Khi thực tập em đã rất năng nổ học hỏi cũng như tìm hiểu và chịu làm rất nhiều.
Để có thể đảm nhiệm được một vài phần công việc nào đó giúp giảm thời gian
hoàn thành của các anh kĩ thuật viên xuống.
- Trong quá trình thực tập vì sự thiếu cẩn thận của mình nên cũng có đôi ít lần làm
hư hỏng hay mất đồ, do sự lơ đễnh của mình nên ảnh hưởng đến các anh. Mặc dù
có thể khắc phục được nhưng em nhận ra trong công việc mình cần phải chú tâm
và thật sự để đồ tháo lắp một cách gọn gàng và kĩ nhất có thể tránh các sự cố xảy
ra không đáng có ảnh hưởng đến tiến độ và nhiều vấn đề khác.
- Hơn hết thì em cảm nhận rằng môi trường làm việc ở trên xưởng đồng sơn khá
vui vẻ, hầu hết mọi người rất nhiệt tình đối với những thực tập chịu khó học hỏi và
quan sát. Các anh rất vui, em cũng có tham gia các hoạt động ngoại khóa của công
ty đặc biệt là những buổi chiều thể thao với các anh kĩ thuật viên
- Chúng em cũng xin đề xuất nếu có cơ hội, chúng em mong muốn được trải
nghiệm qua nhiều vị trí thực tập không chỉ riêng đồng sơn mà SCC, các phòng ban
dịch vụ hay phụ kiện để học hỏi và phụ giúp ( nếu có thể ) các anh chị trong công
ty
- Sau tất cả, khi ra thực tập, được trải nghiệm công việc gắn liền với ngành nghề
mình đang học, cảm nhận sự khó khăn trong công việc, tinh thần kỉ luật với bản
thân, thực hiện 5s giúp cho người có tính gọn gàng, quản lí công việc 1 cách dễ
dàng hơn. Em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy vì đã trao cho em 1 cơ hội được
thực tập tại Đại lý Toyota, đó sẽ là 1 hành trang, những kiến thức tích lũy giúp cho
bản thân em sau này khi tốt nghiệp.

58
59

You might also like