You are on page 1of 2

THÁCH THỨC CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

Như chúng ta biết, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết trên
con đường hội nhập quốc tế, nó vừa là thời cơ vừa là thách thức to lớn đối với Việt Nam
nói chung và với giai cấp công nhân Việt Nam- lực lượng nồng cốt của nước ta nói riêng.
Nhất là trong thời kỳ công nghệ 4.0,để đuổi kịp tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ
trên toàn cầu, bắt buộc giai cấp công nhân Việt Nam phải nâng cao khả năng lao động
bằng trí óc. Việt Nam là một nước đi lên bằng nông nghiệp, bằng kỹ năng lao động chân
tay vì vậy trình độ kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn, trình độ của công nhân Việt
Nam còn khiêm tốn, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp hiện nay chỉ ở mức độ 2.0, 3.0. Cụ thể là thông dụng nhiều lao động. Vậy
thì trong xu thế của hội nhập, trong xu thế của việc thực hiện các Hiệp định tự do thế hệ
mới, những lao động phổ thông thực sự áp lực, thậm chí nguy cơ mất việc làm. Nguồn
lực lao đô ̣ng qua đào tạo của nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hê ̣ quả là tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p
của những người đã qua đào tạo ngày càng cao. Trong số gần 11 triê ̣u người lao đô ̣ng đã
qua đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiê ̣n nay, thì trình đô ̣ đại học trở lên có 4,5 triê ̣u
người (chiếm 41%), trình đô ̣ cao đẳng có 1,6 triê ̣u người (chiếm 15%), trình đô ̣ trung cấp
2,9 triê ̣u người (chiếm 27,11%), trình đô ̣ sơ cấp có 1,8 triê ̣u người (chiếm 16,4%). Theo
đó, trình đô ̣ đại học/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lê ̣: 1/0,35/0,65/0,4. Điều
này cảnh báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao đô ̣ng qua đào tạo giữa các bâ ̣c ở nước ta.
Một sự thật đáng buồn rằng, mặc dù chúng ta là người Việt Nam nhưng lại luôn ưu tiên
sử dụng hang ngoại nhập. Vậy đâu là nguyên nhân? Chính người Việt còn không ưu tiên
sử dụng hàng Việt? vậy hà cớ gì chúng ta lại yêu cầu các nước lớn sử dụng những công
nghệ của nước ta.Chính vì lẽ đó, đầu tiên công nhân Việt Nam phải nâng cao chất lượng
sản phẩm của chính mình . Không ai có thể phủ nhận rằng giai cấp công nhân Việt Nam
cực kỳ tài ba với những con người được cả thế giới ngưỡng mộ, có thể kể đến là lãnh tụ
Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta (“file:///C:\Users\HP\Downloads\ho-chi-minh-mot-
con-nguoi-dieu-ky-cho-moi-thoi-dai-1225145.html”) ;hay những con người trồng nên hạt
lúa được bình chọc ngon nhất Thế giới vào năm 2019-ST25
(file:///C:\Users\HP\Downloads\anh-hunglua-va-loai-gao-ngon-nhat-the-gioi-
1168830.html)....thế nhưng vẫn chưa đủ
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, trong thời đại công nghệ 4.0 này có thể
mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi
tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh
lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, tri thức
sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc
làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng
cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải
thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ
thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với
tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động
của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được
Thái Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế
hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự
án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của
những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác
lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi
chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không
gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ
bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định
về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành
nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ
sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ
năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch
chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách
thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc phải
chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới,
nếu trình độ của công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta
sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”….

You might also like