You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

Kinh doanh Quốc Tế tại Châu Á


CASE 6.3
Mục lục

I. TỔNG QUAN.............................................................................................................1
1.1. Tổng quan về công ty Samsung...........................................................................1
1.2. Tổng quan về khu vực châu Á - Thái Bình Dương..............................................1
1.3 Đặc điểm chuỗi cung ứng Samsung......................................................................1
II. NỘI DUNG................................................................................................................2
2.1.1. Điểm mạnh:....................................................................................................2
2.1.2. Điểm yếu:.......................................................................................................3
2.2. Yếu tố bên ngoài:.................................................................................................4
2.2.1. Cơ hội............................................................................................................4
2.2.2. Nhược điểm...................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................13
I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về công ty Samsung
Samsung là một công ty Hàn Quốc được thành lập vào năm 1938 và đã phát triển
thành một tập đoàn lớn trong nhiều thập kỷ, có mặt tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Samsung đang dẫn đầu xu hướng thị trường điện thoại thông minh Samsung
Electronics (SEC), đây là một nhà sản xuất điện thoại thông minh và nổi tiếng về chất
bán dẫn lớn bật nhất thế giới. Samsung được xếp vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng
Fortune 500 năm 2019, ngay sau Apple. Mạng lưới đối tác ngày càng mở rộng của
Samsung chủ yếu bao gồm các nhà cung cấp OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc)
Samsung đã tăng cường nhanh chóng việc mở rộng sản xuất ở nước ngoài và cải thiện
năng lực R&D.
1.2. Tổng quan về khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn và đa dạng, có tầm quan
trọng chiến lược, chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ và hơn 41% dân số thế giới.
Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu mỏ chiếm tới hơn
65% trữ lượng của toàn cầu và có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của thế giới đi
qua.

- Châu Á là điểm đến chính cho nguồn đầu tư trực tiếp của Samsung. Hội tụ các
công nghệ mới, lực lượng lao động có tay nghề và tầng lớp trung lưu phát triển mạnh
mẽ.
- Dân số chiếm 59% dân số thế giới, tổng sản phẩm quốc dân các nền kinh tế
Châu Á - Thái Bình dương là 14.469 tỷ USD, chiếm 57% GDP toàn cầu.
- Tỷ trọng của khu vực trong GDP toàn cầu dự báo sẽ tăng lên gần 70% vào năm
2050, trong khi 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ nằm ở châu Á - Thái
Bình Dương.
- Trong bối cảnh những quan điểm chống toàn cầu hóa và bảo hộ thương mại
đang nổi lên, việc hình thành FTAAP và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương trở
thành vấn đề cấp thiết.
1.3 Đặc điểm chuỗi cung ứng Samsung
Công ty có một mạng lưới toàn cầu phức tạp, tích hợp dọc rất cao trong sản xuất
linh kiện của mình ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả
+ Phạm vi tiếp cận toàn cầu: Samsung có mạng lưới toàn cầu gồm các nhà cung
cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối. Cho phép công ty tìm nguồn nguyên liệu và linh
kiện từ những nguồn cạnh tranh nhất và đưa sản phẩm của mình ra thị trường một
cách nhanh chóng. Quản lý và đa dạng hóa rủi ro cũng như kiểm soát tốt hơn thiết kế
bộ phận và chi phí
+ Tích hợp theo chiều dọc: Các mảng kinh doanh linh kiện quan trọng như chất
bán dẫn và tấm nền màn hình cung cấp trải nghiệm cho người dùng. Tạo điều kiện cho
dòng điện thoại thông minh Galaxy phát triển hiệu quả và kịp thời, khi sử dụng sẽ
mượt mà và thú vị hơn
+ Xây dựng hệ thống: Các hệ thống sản xuất mô-đun cho phép công nhân lành
nghề sử dụng sự kết hợp đơn giản nhất giữa các quy trình, hệ thống máy móc, công
cụ, con người, cơ
+ Dẫn đầu công nghệ: Sản xuất di động tập trung vào công nghệ theo nhóm, tập
trung vào sản xuất đúng lúc và sản xuất tinh gọn để duy trì và tăng tốc độ, đồng thời
điều phối việc sản xuất nhiều loại sản phẩm tương tự, cho phép ít lãng phí nhất có thể.
Ví dụ: Công ty sử dụng robot và tự động hóa tiên tiến trong các nhà máy sản
xuất của mình và sử dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động hậu cần và phân
phối của mình.
+ Phát triển và thiết kế sản phẩm: Là các hoạt động chính của Samsung, phục vụ
khả năng cần thiết để phát triển các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện có,
chẳng hạn như ô tô được kết nối và điện thoại di động, đồng thời duy trì hiệu quả khi
áp dụng chéo cùng một công nghệ.
II. NỘI DUNG
2.1. Yếu tố bên trong:
2.1.1. Điểm mạnh:

- Hoạt động R&D hiệu quả: Samsung là doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư
vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu cho hoạt động R&D của Samsung là
rất lớn, với 34 trung tâm R&D trên khắp thế giới để nghiên cứu và phát triển các danh
mục sản phẩm của mình. Samsung đã đầu tư hơn 13 tỷ euro cho hoạt động R&D, xếp
thứ 4/20 công ty đầu tư nhiều nhất vào R&D trên thế giới (Theo Global Innovation
1000). Chỉ riêng năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát
triển. Mặc dù Samsung là một trong số các công ty chi nhiều nhất cho hoạt động đổi
mới và sáng tạo nhưng yếu tố chất lượng vẫn được công ty này đặt lên hàng đầu. Đổi
mới không còn là một phần trong chiến lược kinh doanh mà đã trở thành một phần của
văn hóa tổ chức của Samsung.

- Thương hiệu nổi tiếng: Theo một cuộc khảo sát bởi Nielsen, Samsung là
thương hiệu châu Á có giá trị nhất. Đồng thời, công ty đã lọt vào top 10 thương hiệu
giá trị nhất (hãng nghiên cứu Interbrand công bố). Bên cạnh đó, Samsung có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển công nghệ là một trong những lợi thế so với
đối thủ. Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm và công nghệ tiên tiến, Samsung
cũng tập trung vào tính bền vững và CSR để duy trì một hình ảnh Doanh nghiệp thân
thiện với môi trường. Điều này tạo cơ hội giữ được đà tăng trưởng cho Samsung trong
tương lai.
- Chiếm thị phần lớn trên thị trường smartphone: Theo như số liệu thống
kê của IDC, Samsung đã chiếm 29,3% so với tất cả những mẫu Android được bán ra.
Ngoài ra, Samsung cũng bán ra thị trường được 81 triệu thiết bị trong năm 2020.
Ngoài tivi, Samsung vẫn giữ vững là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất với
số lượng xưởng sản xuất nhiều nhất toàn cầu năm 2019. Số lượng công ty Hàn quốc
chiếm khoảng 22% thị phần trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào năm
2019.

- Ngoài điện thoại thông minh và tivi, Samsung cũng giữ chắc vị thế của
mình trong ngành công nghiệp máy tính bảng, chất bán dẫn và màn hình. Galaxy
Tab của Samsung đang cạnh tranh rất khốc liệt với Apple iPad. Năm 2019, với 7 triệu
lô hàng sản xuất chỉ riêng trong quý 4, Samsung đã trở thành nhà cung cấp máy tính
bảng lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, Samsung cũng là nhà bán bộ nhớ flash NAND
lớn nhất khi có thị phần 31% trong quý II năm 2020 và Samsung cũng có vị thế vững
chắc trong thị trường bán dẫn toàn cầu.
2.1.2. Điểm yếu:
+ Phụ thuộc vào thiết kế và phân phối sản phẩm ở nước ngoài: Samsung phụ
thuộc vào các nhà cung cấp OEM ở nước ngoài để thiết kế và sản xuất các thành phần
quan trọng của sản phẩm của họ, điều này có thể tạo ra rủi ro về nguồn cung cấp. Nếu
nhà cung cấp gặp sự cố hoặc không thể đáp ứng nhu cầu, Samsung có thể phải đối mặt
với sự gián đoạn trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm của họ, điều này có thể gây tổn
hại đến doanh số bán hàng và uy tín thương hiệu.
Ví dụ: vào năm 2022, Samsung đã gặp phải vấn đề thiếu hụt màn hình OLED do
sự cố trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, các nhà phân tích thị trường ước tính rằng chuỗi
cung ứng sẽ có đủ nguồn lực để sản xuất khoảng 650 triệu đơn vị DDI (mạch điều
khiển hiển thị OLED) trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, họ cũng dự đoán rằng các nhà
sản xuất sẽ sản xuất tổng cộng 710 triệu điện thoại thông minh OLED, điều này có
nghĩa là nguồn cung DDI có thể thiếu hụt khoảng 60 triệu đơn vị.
Điều này đã tạo ra một tình trạng khó khăn cho Samsung, nhà sản xuất lớn nhất
thế giới về màn hình OLED cho các thiết bị di động. Nếu nhu cầu tăng lên, thì các nhà
sản xuất màn hình OLED như Samsung có thể gặp rắc rối. Nếu nhu cầu giảm, thì có
thể sẽ có đủ DDI để phân phối, mặc dù điều này lại có nghĩa là tổng số lượng điện
thoại thông minh toàn cầu được vận chuyển sẽ giảm. Vì vậy, việc phụ thuộc vào các
nhà cung cấp bên ngoài để sản xuất màn hình OLED đã tạo ra một số rủi ro đáng kể
cho Samsung trong năm 2022
Sự phụ thuộc trên cũng có thể hạn chế khả năng của Samsung trong việc kiểm
soát chất lượng sản phẩm và đổi mới. Nếu Samsung phụ thuộc vào các nhà cung cấp
OEM để thiết kế và sản xuất các thành phần quan trọng, họ có thể không có đủ quyền
lực để đảm bảo rằng các thành phần đó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao mà họ
mong muốn. Hơn nữa, việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài có thể hạn chế
khả năng của Samsung trong việc đổi mới và phát triển các sản phẩm mới.
Để giải quyết vấn đề này, Samsung đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung màn hình
OLED của mình. Công ty đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp màn hình OLED
khác, chẳng hạn như LG Display và BOE. Tuy nhiên, việc thay đổi nhà cung cấp màn
hình OLED là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Do đó, Samsung vẫn phải đối
mặt với rủi ro thiếu hụt màn hình OLED trong tương lai.
Ngoài ra, việc Samsung phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài để sản xuất
màn hình OLED cũng khiến công ty phải chịu rủi ro về giá cả. Giá màn hình OLED
có thể biến động do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và nhu cầu thị
trường. Nếu giá màn hình OLED tăng cao, Samsung sẽ phải chịu áp lực về chi phí.
Điều này có thể khiến Samsung phải tăng giá bán điện thoại thông minh của mình,
khiến sản phẩm trở nên kém cạnh tranh hơn.
Để giảm thiểu những rủi ro này, Samsung cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung
màn hình OLED của mình và nâng cao khả năng sản xuất màn hình OLED của riêng
mình.
+ Chuỗi cung ứng: Với một thương hiệu lớn thì việc xây dựng một chuỗi sản
xuất và cung ứng là rất quan trọng. Với một chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp và nhiều
tầng thì rất khó cho việc kiểm soát. Từ đó sẽ xảy ra các sai lệch và ảnh hưởng đến sản
phẩm và danh tiếng của Samsung. Đã từng có vụ việc xảy ra và nếu như xảy ra nhiều
lần thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho thương hiệu samsung.
Ví dụ: Đã có trường hợp samsung đã phải thu hồi lại Galaxy note 7 bởi vì những
lỗi trong khâu sản xuất và làm ảnh hưởng đến vụ cháy do pin gây ra. Theo kết quả
điều tra của Samsung, nguyên nhân chính gây ra vụ cháy là do lỗi trong thiết kế pin.
Pin của Galaxy Note 7 được thiết kế với kích thước lớn hơn và dung lượng cao hơn so
với các loại pin thông thường. Điều này khiến cho pin dễ bị quá nhiệt và phát nổ.
Pin được cung cấp bởi Samsung SDI, không có đủ không gian giữa túi bảo vệ
được hàn nhiệt xung quanh pin và các bộ phận bên trong. Trong những tình huống tồi
tệ nhất, điều này đã khiến các điện cực bên trong mỗi pin bị uốn cong, làm yếu đi bộ
phận ngăn cách giữa các điện cực, và gây ra mạch ngắn. Pin được cung cấp bởi
Amperex Technology Limited, một số cell thiếu băng cách điện, và một số pin có các
phần nhô ra sắc bên trong cell dẫn đến hư hỏng bộ phận ngăn cách giữa anot và
catot2.
Vụ cháy Galaxy Note 7 đã gây ra một tổn thất lớn cho Samsung. Công ty đã phải
chi hàng tỷ USD để thu hồi và bồi thường cho khách hàng. Vụ việc cũng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của Samsung, khiến cho công ty mất đi một lượng lớn khách
hàng.
+ Tổ chức nội bộ của tập đoàn: Samsung luôn tăng cường vào việc phát triển và
đào tạo nhân viên của mình đặc biệt là nhân viên tiếp thị bán ở cửa hàng tuy nhiên
kiến thức về thị trường của samsung còn quá yếu kém vì thế không thể tăng hết khả
năng tiếp thị cũng như là cơ hội và tiềm năng để phát triển thương hiệu. Có rất ít sự hỗ
trợ về mặt tổ chức giữa các khâu sản xuất với nhau.
2.2. Yếu tố bên ngoài:
2.2.1. Cơ hội

- Về chính trị:

+ Một trong những lợi ích chính trị mà Samsung đạt được khi tham gia vào khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương là việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA)
giữa các quốc gia trong khu vực. Các FTA giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các rào cản
thương mại, như thuế quan, hạn ngạch hay biện pháp bảo hộ, giữa các bên tham gia.
+ Những hiệp định có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP), khi tham gia hiệp định này, công ty Samsung có thể giảm 65% mức thuế
quan xuống còn “0” và con số này dự kiến sẽ tăng lên tới 90% trong vòng 20 năm.

+ Điều này cho phép Samsung tiếp cận được thị trường rộng lớn với hơn 4 tỷ
người tiêu dùng, cũng như giảm chi phí sản xuất và nhập khẩu linh kiện. Ví dụ,
Samsung đã tận dụng FTA giữa Hàn Quốc và Việt Nam để xây dựng các nhà máy sản
xuất điện thoại thông minh và tivi tại Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang các quốc gia
khác trong khu vực với thuế suất ưu đãi.

+ Một lợi ích chính trị khác mà Samsung đạt được khi tham gia vào khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương là việc hưởng lợi từ sự ổn định và hợp tác chính trị giữa các quốc
gia trong khu vực. Các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thường có
mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, như an ninh, năng
lượng, giáo dục và văn hóa. Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi
cho Samsung, khi công ty này không phải lo lắng về những rủi ro chính trị, như xung
đột, biến động hay chính sách thay đổi. Ví dụ, Samsung đã hưởng lợi từ sự ổn định
chính trị của Việt Nam, khi công ty này không bị ảnh hưởng bởi những cuộc biểu tình
hay đình công của người lao động.

+ Năm 2022, TI đã công bố Chỉ số CPI hàng năm. Đây là chỉ số toàn cầu hàng
đầu về tham nhũng trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm về
mức độ tham nhũng. Theo đó, điểm CPI trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương năm 2022 tiếp tục ở mức 45 trên thang điểm 100 trong năm thứ tư liên tiếp.
Điều này cho thấy các quốc gia trong khu vực đang ngày càng trở nên minh bạch và ít
tham nhũng hơn, vì vậy công ty Samsung có thể tận dụng cơ hội này để phát triển
ngay tại khu vực đông dân này.

- Về môi trường kinh tế:

+ Thương mại trong khu vực châu Á chiếm 58,5% tổng thương mại của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020, tỷ trọng cao nhất trong ba thập kỷ. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào khu vực này cũng duy trì khả năng phục hồi, chỉ giảm 1,3%
vào năm 2020 so với mức giảm gần 35% trên toàn cầu.

+ Dân số chiếm 59% dân số thế giới, tổng sản phẩm quốc dân các nền kinh tế
Châu Á - Thái Bình dương là 14.469 tỷ USD, chiếm 57% GDP toàn cầu. Bất chấp
môi trường toàn cầu đầy thách thức, khu vực Châu Á và Thái Bình Dương vẫn là một
điểm sáng. Dự kiến sẽ tăng 4,6% vào năm 2023 và 4,2% vào năm 2024, đưa khu vực
này đi đúng hướng để đóng góp khoảng 2/3 tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Ngoài ra, mức độ tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực này cũng đang tăng
trưởng một cách tích cực.
(Nguồn: Công ty
phân tích
Moody’s - Đồ họa: Minh Tưởng)

+ Chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là CPI: Theo các nhà phân tích của hãng xếp
hạng tín nhiệm Moody's ngày 03/02 nhận định mức lạm phát tại khu vực sẽ ở mức
trung bình khoảng 2,8% trong năm 2023 và giảm xuống còn 2,5% trong năm 2024.

+ Đến cuối năm 2030, khu vực châu Á- Thái Bình Dương dự kiến sẽ có khoảng
1,4 tỷ kết nối 5G, sự gia tăng này có được nhờ vào các yếu tố như giá thiết bị đầu cuối
tích hợp công nghệ 5G giảm; các quốc gia trong khu vực đẩy nhanh việc mở rộng
vùng phủ sóng 5G và nỗ lực phối hợp của các chính phủ nhằm tích hợp các công nghệ
hỗ trợ di động vào nhiều khía cạnh của xã hội. Hơn nữa, trong giai đoạn từ năm 2022
đến năm 2030, số lượng người dùng Internet di động trong khu vực dự kiến sẽ tăng
thêm khoảng 480 triệu, tức là từ 1,36 tỷ trong năm 2022 lên mức 1,84 tỷ vào năm
2030.

+ Tỷ lệ thâm nhập Internet di động ở những quốc gia này sẽ tăng từ 49% trong
năm 2022 lên 61% vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt
3,8%. Riêng tỷ lệ thâm nhập di động sẽ tăng từ 62% lên 70% vào năm 2030, với
CAGR đạt 2,5%.

=> Những điều trên cho thấy nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
khá ổn định với mức độ tăng trưởng đầy kỳ vọng. Đây là khu vực đầy hứa hẹn để
Samsung gia nhập và phát triển.
- Về xã hội:

- Xu hướng sử dụng smartphone ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

+ Thị trường smartphone ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển
nhanh chóng. Theo báo cáo của Statista, số lượng người dùng smartphone ở khu vực
này dự kiến sẽ đạt 2,1 tỷ vào năm 2025, chiếm khoảng 50% tổng số người dùng
smartphone trên thế giới.

+ Tại một số quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng
smartphone đã đạt mức rất cao. Ví dụ, tại Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng smartphone là
86%, tại Hàn Quốc là 96% và tại Singapore là 98%.

- Nhân khẩu học

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đông dân nhất thế giới, với dân
số ước tính khoảng 4,7 tỷ người vào năm 2023. Dân số khu vực này đang tăng trưởng
với tốc độ nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Với số lượng người dân
đông nhất thế giới như thế này thì sẽ là một cơ hội rất lớn cho thị trường của hãng
samsung.

- Thái độ và ý kiến của người tiêu dùng về samsung ở Châu Á Thái Bình Dương

Theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, Samsung là thương
hiệu điện tử được yêu thích nhất ở châu Á Thái Bình Dương. Thương hiệu này được
đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ khách hàng.

- Ý kiến của người tiêu dùng

Người tiêu dùng ở châu Á Thái Bình Dương có thái độ tích cực đối với
Samsung. Họ tin rằng Samsung là một thương hiệu đáng tin cậy và cung cấp các sản
phẩm chất lượng cao. Người tiêu dùng ở châu Á Thái Bình Dương đánh giá cao
Samsung về các yếu tố sau:

+ Chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của Samsung có
chất lượng cao, bền bỉ và đáp ứng được nhu cầu của họ.
+ Giá cả: Người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của Samsung có giá cả hợp lý,
phù hợp với ngân sách của họ.
+ Dịch vụ khách hàng: Người tiêu dùng cho rằng dịch vụ khách hàng của
Samsung tốt, nhân viên thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ.

=> Có thể nói xu hướng thái độ và ý kiến của người tiêu dùng về Samsung ở châu Á
Thái Bình Dương đang ngày càng tích cực. Điều này là do Samsung đã liên tục cải
thiện chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ khách hàng của mình.

- Về công nghệ:
+ Sức mạnh công nghệ 5G
Samsung chính là doanh nghiệp dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông
minh 5G. Ước tính trong quý 1 năm 2022, doanh nghiệp Samsung đã bán ra khoảng
3,4 triệu chiếc điện thoại thông minh 5G Nhờ đó, đưa Samsung trở thành thương hiệu
có thị phần lớn nhất trong phân khúc điện thoại thông minh 5G so với các đối thủ
nặng ký khác như LG, One Plus,…

+ Trí tuệ nhân tạo AI.


AI là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong thế kỷ 21. AI có thể
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm tự động hóa, chăm sóc sức
khỏe, và giáo dục. Samsung đang tích cực đầu tư vào AI, với mục tiêu trở thành một
trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

+ Nhu cầu về kỹ thuật số càng cao


Ngày nay người dân đang muốn sở hữu một thiết bị đầy đủ các kĩ thuật các tính
năng tốt.Vì thế Samsung đã và đang nghiên cứu các thiết bị hiện đại nhất để phục vụ
nhu cầu người dân.

- Về pháp luật:

+ Pháp luật ở Châu Á - Thái Bình Dương thường có tính linh hoạt và thích ứng
với sự phát triển của công nghệ và thị trường. Điều này giúp Samsung có thể nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và
bảo vệ môi trường, mà không bị hạn chế bởi các quy định quá cứng nhắc hay lạc hậu.
Ví dụ, tại Singapore, chính phủ đã ban hành các luật và chính sách để khuyến khích và
hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh điện tử, như Luật Thương mại Điện tử, Luật Bảo
vệ Dữ liệu Cá nhân, và Chương trình Hỗ trợ Công nghệ Điện tử.

+ Pháp luật ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng thường có tính thống nhất và
hợp tác với các khu vực khác trên thế giới. Điều này giúp Samsung và các doanh
nghiệp khác có thể mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, và giảm chi phí và rủi
ro khi kinh doanh quốc tế. Ví dụ, tại Việt Nam, chính phủ đã tham gia và thực hiện
các hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn, như Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam
- Liên minh châu Âu (EVFTA), và Hiệp định Thương mại Khu vực Toàn diện và Tiến
bộ (RCEP),...

- Về môi trường:

+ Do chuỗi cung ứng của Samsung tập trung mạnh ở Châu Á - Thái Bình Dương,
việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và hoạt động bảo vệ môi trường ở khu
vực này giúp Samsung tận tận dụng được tối đa sự phát triển và xu hướng phát triển
của ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời tạo nên lợi thế về phát triển bền vững tại
đây. Cụ thể Samsung đã sử dụng các chất khử nhôm thay cho các chất khử silic, giảm
lượng nước tiêu thụ, và tái chế các chất thải nguy hại. Điều này giúp Samsung tăng
cường năng lực sản xuất và cạnh tranh, đồng thời cũng giảm chi phí và rủi ro cho
chuỗi cung ứng của mình tại Châu Á.

+ Xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh nở rộ ở Châu Á là động lực dễ nhận biết thúc
đẩy hoạt động sản xuất của Samsung: Samsung đã phát triển đủ lớn mạnh ở Châu Á
để nắm bắt được những đặc điểm về bảo vệ môi trường của người tiêu dùng ở khu vực
này và tạo lợi thế về gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Samsung đã tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ điện tử và công nghệ cao thân thiện với môi trường và phù hợp với
nhu cầu và sở thích của khách hàng tại Châu Á, như các điện thoại thông minh, tivi, tủ
lạnh, và máy giặt. Samsung đã giảm được lượng điện năng tiêu thụ của các sản phẩm
này, nhờ sử dụng các công nghệ như màn hình OLED, chip Exynos, và máy nén kỹ
thuật số.

Theo báo cáo của Samsung, công ty đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và
trung thành từ khách hàng tại Châu Á về các sản phẩm và dịch vụ điện tử và công
nghệ cao thân thiện với môi trường và phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Ví dụ,
chỉ số Net Promoter Score (NPS) của Samsung tại Châu Á đã tăng từ 35% vào năm
2021 lên 42% vào năm 2022, cho thấy sự tăng trưởng của số lượng khách hàng hài
lòng và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của Samsung cho người khác.
2.2.2. Nhược điểm
- Thách thức chính trị
Khu vực này có sự xung đột giữa hai nước là Trung Quốc và Nhật Bản về chủ
quyền biển Đông, hoặc là tình hình bất ổn ở nước Trều Tiên sẽ có sự ảnh hưởng nhiều
đến vấn đề hoạt động kinh doanh của Samsung. Các cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine cũng có thể gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại.
Ví dụ cụ thể, trong năm 2022, Samsung đã phải tạm dừng hoạt động của một số
nhà máy ở Trung Quốc do tình hình dịch bệnh COVID-19 và các lệnh trừng phạt của
Mỹ đối với Trung Quốc.
Điều này có thể giải thích bằng việc nhà máy sản xuất chất bán dẫn của
Samsung đặt tại tỉnh Tây An ( Trung Quốc ). Báo cáo cho biết, chỉ trong vòng 1
tháng, 250.000 chất bán dẫn đã được thực hiện tại nhà máy ở Tây An, chiếm không
dưới 40% tổng sản lượng chất bán dẫn của Samsung. Việc thiếu một phần lớn hoạt
động sản xuất chất bán dẫn có thể dẫn đến sự chậm trễ trong giao hàng. (Kiến Văn ,
2022).
Ngoài ra, các chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia trong khu vực
cũng có thể gây bất lợi cho Samsung. Ví dụ, việc Trung Quốc áp đặt thuế quan đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc đã khiến Samsung phải chịu thêm chi phí sản xuất
và bán hàng.
- Thách thức kinh tế
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức
kinh tế, bao gồm:
+ Tăng trưởng kinh tế chậm lại: khu vực đang có xu hướng chậm lại, do ảnh
hưởng của các yếu tố như dịch bệnh COVID-19, lạm phát tăng cao, và xung đột địa
chính trị. Vấn đề này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến
doanh số bán hàng của Samsung.
+ Sự cạnh tranh: Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có nhiều tập đoàn
công nghệ hàng đầu thế giới, như Apple, Huawei, Xiaomi,... Do sự cạnh tranh này
diễn ra ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn này có thể khiến Samsung gặp khó khăn
trong việc duy trì vị thế dẫn đầu ngoài ra sẽ khó để tiếp cận người tiêu dùng
+ Chi phí sản xuất tăng cao: Chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhân công,
đang tăng cao ở nhiều quốc gia trong khu vực. Điều này có thể làm tăng giá thành sản
phẩm của Samsung, khiến sản phẩm của tập đoàn trở nên kém cạnh tranh hơn so với
các quốc gia khác.

- Thách thức về xã hội:

+ Xu hướng người tiêu dùng xanh và bền vững: Người tiêu dùng Châu Á - Thái
Bình Dương ngày càng trở nên quan tâm đến chất lượng, tính bền vững và giá trị.
Theo một báo cáo do Tập đoàn Alibaba ủy quyền, khoảng 87% người tiêu dùng từ các
thị trường mới nổi ở châu Á muốn thực hiện lối sống bền vững hơn.

+ Để duy trì nỗ lực phát triển bền vững, Galaxy S23 Ultra của Samsung sử
dụng 12 linh kiện bên trong và bên ngoài làm từ các vật liệu thân thiện môi trường,
tăng gấp đôi so với các điện thoại đời trước. Trong khi đó, mỗi mẫu điện thoại Galaxy
S23 và Galaxy S23 Plus sử dụng 11 linh kiện thân thiện với môi trường.

+ Tập đoàn sản xuất smartphone Hàn Quốc cho biết có kế hoạch sử dụng vật
liệu nhựa tái chế trong tất cả điện thoại thông minh Galaxy mới và chấm dứt sử dụng
nhựa trong đóng gói vào năm 2025. Tập đoàn cũng đặt mục tiêu sử dụng 100% nhựa
tái chế trong tất cả sản phẩm điện thoại thông minh của hãng vào năm 2050.

+ Các xu hướng mới của khu vực: sự thay đổi trong thói quen người tiêu dùng
và nhu cầu tiếp thị phân hoá ở khu vực Châu Á cùng với các xu hướng về tiết kiệm,
đổi mới và ứng dụng kỹ thuật số (blockchain) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đòi hỏi Samsung liên tục thích ứng và đổi
mới phát triển chuỗi cung ứng để bắt kịp với các xu hướng công nghệ của khu vực.

+ Nguồn nhân lực: Các trung tâm R&D của Samsung Electronics được phân bổ
với phạm vi trải rộng trên toàn cầu nhưng có nền tảng vững chắc ở châu Á. Châu Á
trở thành khu vực chiến lược đối với SEC trong phát triển và quản lý chuỗi cung ứng.
Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực địa phương đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu của
công ty tại khu vực này trở thành thách thức cho SEC.

- Thách thức về công nghệ:

Nhà cung ứng địa phương: Chuỗi cung ứng của SEC phụ thuộc quá mức vào
các nhà cung cấp Châu Á đã gây cản trở và thiếu linh hoạt khi công ty đối mặt với
khủng hoảng. Mạng lưới sản xuất các linh kiện và lắp ráp của công ty phụ thuộc lớn
vào các nhà cung cấp và đối tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ năm
1989 khi công ty mở nhà máy lắp ráp TV của riêng mình ở Thái Lan, Châu Á là (và
luôn luôn là) điểm đến chính cho nguồn đầu tư trực tiếp của Samsung.
Vào những năm 1990, mạng lưới sản xuất của Samsung ở châu Á đã mở rộng
ra ngoài khu vực ASEAN đến Trung Quốc và Ấn Độ, bao gồm nhiều hoạt động từ sản
xuất linh kiện đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng ở châu Á. Ngày nay, Đông Nam Á
và Trung Quốc vẫn là những mạng lưới sản xuất phụ quan trọng nhất của Samsung
với hai nút trung tâm đặt tại Singapore và Bắc Kinh.

- Thách thức về pháp luật:

Samsung phải tuân thủ các quy định pháp luật khác nhau của các quốc gia ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các quy định về thuế, bảo hộ lao động,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn sản phẩm, bảo mật dữ liệu, v.v. Samsung cũng
phải đối mặt với những vụ kiện tụng từ các đối thủ cạnh tranh, chính phủ, hoặc người
tiêu dùng liên quan đến vi phạm bản quyền, độc quyền, hoặc gây hại cho người dùng.
Một số thách thức cụ thể mà Samsung gặp phải ở thị trường châu Á - Thái Bình
Dương là:

+ Samsung bị Apple kiện vì sao chép thiết kế và tính năng của iPhone và iPad,
và phải bồi thường cho Apple hơn 1 tỷ USD. Vụ kiện này không những làm mất đi sự
sáng tạo và độc đáo của Samsung, mà còn làm giảm uy tín và niềm tin của khách hàng
đối với Samsung.

+ Samsung bị phạt 340 triệu USD tại Mỹ vì bán các sản phẩm điện tử có chứa
các linh kiện bị cấm xuất khẩu do vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối
với Triều Tiên. Vụ việc này không những làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của
Samsung, mà còn làm mất đi sự hợp tác và hỗ trợ của các đối tác quốc tế, đặc biệt là
Mỹ, một thị trường lớn và quan trọng của Samsung.

+ Samsung bị chỉ trích vì vi phạm quyền của người lao động, như sử dụng lao
động trẻ em, không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, hoặc không trả lương đầy đủ
cho nhân viên. Vụ việc này không những làm tổn hại đến danh tiếng và trách nhiệm
xã hội của Samsung, mà còn làm giảm năng suất và chất lượng của lao động, cũng
như làm mất đi sự ủng hộ và hợp tác của các bên liên quan, như chính phủ, cộng đồng,
hoặc các tổ chức phi chính phủ.

- Thách thức về môi trường:

Biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm, hoặc các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Samsung phải đầu tư vào các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, và giảm thiểu
lượng rác thải và khí thải gây hại cho môi trường. Samsung cũng phải tuân thủ các
quy định về bảo vệ môi trường của các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, như giới hạn lượng chất độc hại trong sản phẩm, hoặc thu hồi và tái chế các
sản phẩm cũ. Một số thách thức cụ thể mà Samsung gặp phải ở thị trường châu Á -
Thái Bình Dương là:
+ Samsung bị phạt 37 triệu USD tại Hàn Quốc vì không thu hồi và tái chế đúng
cách các sản phẩm điện tử cũ, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn lực. Vụ việc
này không những làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của Samsung, mà còn làm mất đi
sự hợp tác và hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc, một đối tác chiến lược của Samsung.

+ Samsung bị chỉ trích vì gây ô nhiễm không khí và nước tại các nhà máy sản
xuất của công ty, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và nhân viên. Vụ việc
này không những làm tổn hại đến danh tiếng và trách nhiệm xã hội của Samsung, mà
còn làm giảm năng suất và chất lượng của lao động, cũng như làm mất đi sự ủng hộ và
hợp tác của các bên liên quan, như chính phủ, cộng đồng, hoặc các tổ chức phi chính
phủ.

+ Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty khác trong việc
phát triển và áp dụng các công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, và giảm thiểu lượng
rác thải và khí thải gây hại cho môi trường. Samsung phải đầu tư nhiều vào nghiên
cứu và phát triển để duy trì và nâng cao vị thế của mình trong thị trường điện tử xanh,
một thị trường có tiềm năng và triển vọng lớn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Richards (11/05/2021) Samsung Electronics Facing Major Problems truy
cập ngày 24/11/2023 tại https://www.channelnews.com.au/samsung-
electronics-facing-major-problems/
2. Leander von Kameke (10/06/2023) Market share of Samsung smartphones in
the Asia-Pacific region in 2022, by country truy cập ngày 24/11/2023 tại
https://www.statista.com/statistics/1254665/apac-samsung-smartphone-market-
share-by-country/
3. Leander von Kameke (8/31/2023) Smartphone market in the Asia-Pacific
region - statistics & facts truy cập ngày 24/11/2023 tại
Smarhttps://www.statista.com/topics/8010/smartphone-market-in-the-asia-
pacific-region/#topicOverview
4. Matei, M. (2021, November 25). OLED DDI supply issues could cause big
problems for Samsung in 2022. SamMobile.
https://www.sammobile.com/news/oled-ddi-supply-issues-samsung-2022/
5. Moynihan, T. (2017, January 23). Samsung finally reveals why the Galaxy
Note 7 kept exploding. WIRED. https://www.wired.com/2017/01/why-the-
samsung-galaxy-note-7-kept-exploding/
6. Reporter, S. (2023, August 8). Nearly 90% of consumers from emerging Asian
markets want more sustainable lifestyle. Retail Asia.
https://retailasia.com/stores/news/nearly-90-consumers-emerging-asian-
markets-want-more-sustainable-lifestyle
7. A.N. (11/02/2022). Nền kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn
tăng trưởng mạnh. Truy cập ngày 24/11/2023 tại: https://dangcongsan.vn/kinh-
te-va-hoi-nhap/nen-kinh-te-cua-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-van-tang-
truong-manh-603855.html
8. Anh T. (2023, February 13). Samsung sẽ sử dụng 100% nhựa tái chế trong điện
thoại di động. Vietnam+ (VietnamPlus). https://www.vietnamplus.vn/samsung-
se-su-dung-100-nhua-tai-che-trong-dien-thoai-di-dong-post845742.vnp
9. Hoàng Đình. (03/08/2023). Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn nhiều hứa
hẹn. Truy cập ngày 24/11/2023 tại: https://thanhnien.vn/kinh-te-chau-a-thai-
binh-duong-van-nhieu-hua-hen-18523080212411405.htm
10. Kiến Văn (19/4/2022) Samsung đóng cửa nhà máy bán dẫn tại Trung
Quốc do Covid-19. Truy cập ngày 23/11/2023 tại
https://thanhnien.vn/samsung-dong-cua-nha-may-ban-dan-tai-trung-quoc-do-
covid-19-1851449974.htm
11. Mai Hương ( 30/6/2017) Những rủi ro đối với kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương. Truy cập ngày 23/11/2023 tại
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM108208
12. Phan Văn Hòa. (21/11/2023). Kết nối di động 5G ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương sẽ tăng 10 lần vào năm 2030. Truy cập ngày 24/11/2023 tại:
https://baonghean.vn/ket-noi-di-dong-5g-o-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-
se-tang-10-lan-vao-nam-2030-post280339.html
13. Thanh Đức. (18/01/2023). Châu Á - Thái Bình dương: Gập ghềnh con
đường tăng trưởng. Truy cập ngày 24/11/2023 tại: https://daidoanket.vn/chau-
a-thai-binh-duong-gap-ghenh-con-duong-tang-truong-10242265.html
14. Ttxvn V. D.-. (2023, February 13). Samsung đặt mục tiêu sử dụng 100%
nhựa tái chế trên smartphone. BAO DIEN TU VTV.
https://vtv.vn/cong-nghe/samsung-dat-muc-tieu-su-dung-100-nhua-tai-che-
tren-smartphone-20230213181806805.htm

You might also like