You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài:
TÌM HIỂU SỰ THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC CỦA
CHUỖI CUNG ỨNG ĐIỆN THOẠI XIAOMI

Giáo viên hướng dẫn : Lục Thị Thu Hường Mã


LHP : 2304BLOG1721
Nhóm : 10

Hà Nội – 2023
0
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................2 I.
Khái quát thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam ..................................2 1.1. Thị
trường và thị phần.........................................................................................2 1.2. Đối thủ cạnh
tranh...............................................................................................3 II. Tổng quan về Xiaomi
...............................................................................................3 2.1. Lịch sử hình thành và phát
triển..........................................................................3 2.2. Tầm nhìn và sứ
mệnh...........................................................................................4 2.3. Lĩnh vực kinh doanh
............................................................................................4 2.4. Các sản phẩm điện thoại
Xiaomi.........................................................................5 III. Chuỗi cung ứng điện thoại
Xiaomi .........................................................................6 3.1. Mô hình chuỗi cung ứng điện
thoại Xiaomi ........................................................6 3.1.1. Đối với hoạt động sản
xuất ..............................................................................6 3.1.2. Đối với hoạt động vận
chuyển .........................................................................7 3.1.3. Đối với các kênh phân
phối..............................................................................7 3.2. Các thành viên trong chuỗi cung
ứng điện thoại Xiaomi....................................7 3.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật
liệu ..........................................................................7 3.2.2. Năng lực sản xuất và lắp ráp
............................................................................8 3.2.3. Trung tâm phân phối
........................................................................................9 3.2.4. Nhà bán
lẻ.......................................................................................................10 3.2.5. Khách
hàng.....................................................................................................11 IV. Đánh giá chuỗi
cung ứng của Xiaomi với sản phẩm Xiaomi .............................13 4.1. Thành công
........................................................................................................13 4.2. Thách thức
.........................................................................................................14 4.3. Đề xuất giải pháp
hoàn thiện chuỗi cung ứng điện thoại Xiaomi.....................15 KẾT LUẬN
.......................................................................................................................17 TÀI LIỆU
THAM KHẢO................................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa dẫn tới sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp phải không ngừng nỗ lực, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời
mang về lợi nhuận cho mình.
Một doanh nghiệp có chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tận dụng được nhiều lợi thế, từ việc
định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng cho đến tối thiểu hóa chi phí kinh doanh, tối đa
hóa lợi nhuận. Xây dựng chuỗi cung ứng là một điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải quan
tâm và thực hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Quá trình vận hành chuỗi cung ứng đòi
hỏi sự hợp tác thông suốt giữa các doanh nghiệp lớn. Quá trình vận hành chuỗi cung ứng đòi
hỏi sự hợp tác thông suốt giữa các doanh nghiệp và nhiều bên liên quan. Để có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh trong chuỗi, đòi hỏi các thành phần, các khâu phải có sự đầu tư nhất định
và liên kết chặt chẽ với nhau.
Xiaomi là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong làng điện thoại thông minh,
có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Vậy, chuỗi cung ứng của Xiaomi đã thành công như thế
nào trong suốt những năm qua? Điều này sẽ được làm rõ trong bài thảo luận của Nhóm 10
chúng em. Thông qua việc mô tả các thành viên chính cũng như vai trò, vị trí của các thành
viên trong chuỗi, chúng em cũng sẽ đánh giá các yếu tố thành công và thách thức của doanh
nghiệp Xiaomi.

1
NỘI DUNG
I. Khái quát thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam
1.1. Thị trường và thị phần
1.1.1. Thị trường
Theo số liệu do hãng nghiên cứu thị trường Canalys, thị trường điện thoại thông minh
Việt Nam tăng trưởng mạnh bất ngờ trong bối cảnh doanh số điện thoại thông minh tại Đông
Nam Á đã suy giảm mạnh. Cụ thể, khu vực Đông Nam Á đã tiêu thụ 23,5 triệu điện thoại
thông minh các loại trong quý III/2022, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021, và là mức thấp
nhất từ đầu năm 2020 tới nay. Đây cũng là quý thứ ba liên tiếp thị trường khu vực lao dốc,
sau quý đầu năm 2022 giảm 14% và quý thứ hai giảm 11%. Tuy nhiên, trong khó khăn
chung, thị trường Việt Nam lại tăng trưởng đặc biệt mạnh, với lượng điện thoại tiêu thụ cao
hơn tới 35% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo công ty nghiên cứu IDC, lạm phát và suy thoái kinh tế đã khiến thị trường điện thoại
thông minh bị sụt giảm doanh số bán hàng tồi tệ nhất từ trước đến nay vào quý 4 năm 2022.
Theo đó, lượng điện thoại thông minh xuất xưởng đạt 300,3 triệu chiếc, giảm 18,3% so với
cùng kỳ và là mức giảm cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.
Theo Statista, số lượng người dùng smartphone đến năm 2022 trên thế giới là 6,648 tỷ
người, tương đương 83,72% dân số thế giới sở hữu smartphone. Con số này tăng đáng kể so
với năm 2016 khi chỉ có 3,668 tỷ người dùng, chiếm 49,40% dân số toàn cầu. Riêng Việt
Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ smartphone thâm nhập lớn nhất thế giới với 63,1% tương
ứng với khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone.
1.1.2. Thị phần
Quý cuối cùng của năm 2022 không phải là một quý tuyệt vời đối với ngành điện thoại
thông minh. Mới đây, công ty nghiên cứu Canalys đã công bố một báo cáo tiết lộ lượng
smartphone xuất xưởng đã giảm 17% xuống dưới 1,2 triệu chiếc trong ba tháng cuối năm
2022.
Trong cả năm 2022, Samsung vẫn là thương hiệu điện thoại thông minh số một thế giới
dựa trên doanh số bán hàng với thị phần 22%. Con số này tăng từ 20% của năm 2021. Apple
đứng thứ hai, bám sát “đối thủ”, tăng từ 19% vào năm 2021 lên 21% vào năm 2022. Xiaomi
chiếm 13% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, giảm nhẹ so với mức 14% trong năm
2021. Cả Oppo và Vivo đều chiếm 9% thị phần. Trong cả năm 2022, các thương hiệu
smartphone khác chiếm 28% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu, không thay đổi so với
năm 2021.

Thị phần smartphone toàn cầu trong năm 2021 và 2022


Nguồn: Canalys estimates
1.2. Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường smartphone Việt Nam hiện nay, những đối thủ cạnh tranh của Xiaomi rất
nhiều và chất lượng. Ở phân khúc thị trường smartphone cao cấp, hai ông lớn trong ngành
điện tử là Samsung và Apple thường xuyên tung ra những dòng điện thoại cao cấp với những
tính năng mới thu hút người dùng ở phân khúc này. Nhà phân tích nghiên cứu Akash Jatwala
cho biết. “Nhóm thiết bị cao cấp (giá hơn 400 USD) đã tăng khoảng 75% so với cùng kỳ năm
ngoái nhờ vào dòng iPhone 11, iPhone 13 Pro Max và Galaxy S. Bên cạnh đó, Apple gần đây
liên tục giảm giá các mẫu iPhone cũ tại Việt Nam, khiến chúng nằm trong top rẻ nhất thế
giới. Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường lớn của Apple tại Đông Nam Á”.
Dĩ nhiên Apple và Samsung chưa phải là toàn bộ ngành điện thoại thông minh (dù cũng
chiếm kha khá). Những thương hiệu điện thoại Trung Quốc giá mềm hơn như Realme, Oppo,
Vivo cũng là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Xiaomi tại phân khúc thị trường tầm
trung. Theo số liệu Quý I/2022 của Counterpoint Research, 3 thương hiệu OPPO, Vivo,
Realme đứng trong top 5 thị phần smartphone tại Việt Nam.
Có thể nói thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam hiện nay là một thị trường cạnh
tranh rất gay gắt khi mà các doanh nghiệp luôn lăm le chiếm lĩnh thị trường. Xiaomi đang
phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh trên mọi phân khúc thị trường tiềm năng trong thời
đại công nghệ 4.0 hiện nay.
II. Tổng quan về Xiaomi
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xiaomi được thành lập vào ngày 6/4/2010 bởi 7 đối tác, trong đó có ba tổ chức đầu tư lớn
là tập đoàn Temasek từ Singapore, quỹ IDG Capital và Qiming Venture Partners đến từ
Trung Quốc. Đây là một tập đoàn chuyên thiết kế, phát triển và bán các mẫu smartphone, ứng
dụng, đồ điện tử tiêu dùng cho thị trường Trung Quốc.

3
− Ngày 16 tháng 8 năm 2010, Xiaomi chính thức ra mắt phần mềm MIUI dựa trên nền
tảng Android.

− Tháng 8 năm 2011, điện thoại thông minh Xiaomi được ra mắt, sau đó Xiaomi đã mở
rộng sang sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng.

− Vào ngày 21 tháng 2 và 07 Tháng 3 năm 2014, điện thoại Redmi và Mi3 của Xiaomi đã
được phát hành tại Singapore.

− Tháng 10 năm 2014, Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế
giới, sau Samsung và Apple.

− Từ 2014 đến 2016, Xiaomi đã mở rộng thị trường sang Malaysia, Philippines và Ấn Độ
và các quốc gia khác.

− Từ 2017 đến nay, Xiaomi tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Âu, trụ sở được đặt tại
Đan Mạch, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Ireland, Áo. Tại những trụ sở này, những chiếc
điện thoại thông minh có máy quét vân tay trên màn hình hiện công nghệ tiên tiến của
Xiaomi.

− Đến năm 2020, Xiaomi đã ra mắt chiếc điện thoại Mi 10 5G và Mi 10T Pro 5G. Đây là
những “chiến binh” mạnh mẽ nhất của hãng. Vào tháng 10 năm 2020, Xiaomi đã vượt qua
Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới. 2.2. Tầm nhìn
và sứ mệnh
Tầm nhìn: là chất lượng tốt, thông số kỹ thuật tốt và giá cả trung thực. Xiaomi giữ lợi
nhuận rất nhỏ về phần cứng - chỉ 5%, chủ yếu kiếm tiền trên thương mại điện tử và hệ sinh
thái và luôn lắng nghe thị trường một cách chặt chẽ. Xiaomi đã và đang là thương hiệu
smartphone đứng top đầu ở thị trường Trung Quốc, hơn nữa đang mở rộng thị trường của
mình ra các nước trên thế giới.
Sứ mệnh: Làm bạn với người dùng và trở thành công ty tuyệt vời nhất trong trái tim của
người dùng. Xiaomi liên tục theo đuổi sự đổi mới và trải nghiệm người dùng với sự tập trung
kiên định vào chất lượng và hiệu quả. Công ty không ngừng nỗ lực phát triển tạo ra những
sản phẩm tuyệt vời với mức giá trung thực để cho mọi người trên thế giới tận hưởng cuộc
sống tốt hơn thông qua công nghệ tiên tiến.
2.3. Lĩnh vực kinh doanh
Xiaomi là một trong những công ty điện tử tiêu dùng phát triển nhanh nhất ngoài phạm vi
Trung Quốc. Thuở ban đầu, Xiaomi chỉ là một thương hiệu di động nhưng giờ đây, công ty
đã mở rộng ra cung cấp một loạt các sản phẩm điện tử tiêu dùng cho khách hàng. Các sản
phẩm trong hỗn hợp sản phẩm của thương hiệu Xiaomi có thể kể tới:

− Điện thoại thông minh

4
− TV

− Sổ ghi chép

− Thiết bị thông minh

− Bộ sạc dự phòng và thiết bị sạc

− Loa và tai nghe

− Thiết bị bay không người lái


Xiaomi không ngừng phát triển lấn sân sang các lĩnh vực kinh doanh mới như lĩnh vực
kinh doanh ô tô điện.
2.4. Các sản phẩm điện thoại Xiaomi
Từ khi ra mắt đến nay, hãng Xiaomi đã cho ra thị trường rất nhiều dòng điện thoại khác
nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng nhóm khách hàng.
2.4.1. Dòng Xiaomi Mi

− Xiaomi Series: Xiaomi Series là dòng flashship, có thiết kế chỉn chu, cấu hình khủng.
So với các dòng máy khác thì giá dòng này sẽ cao hơn, tuy nhiên dòng này sẽ mang đến cho
bạn sẽ có trải nghiệm mượt được Xiaomi hỗ trợ lâu dài hơn.

− Xiaomi Mi: Xiaomi Mi là dòng điện thoại cao cấp của hãng và được ưu tiên nhận các
bản cập nhật MIUI. Các mẫu Xiaomi Mi đi kèm với những tính năng cao cấp, phần cứng
khủng và mức giá “khá tốt” để chọn mua.

− Mi Mix: Dòng điện thoại Xiaomi Mi Mix có thiết kế gây ấn tượng bởi thiết kế không
viền đẹp mắt đi kèm với phần cứng hiện đại, mạnh mẽ, màn hình chiếm trọn mặt trước và
tràn hẳn ra mặt lưng và cụm camera có độ phân giải 108 MP.

− Mi Note: Dòng điện thoại Mi Note có đặc điểm nổi bật với màn hình hiển thị lớn cùng
dung lượng pin khoẻ giúp cho người dùng trải nghiệm được nhiều nội dung hơn trên màn
hình di động, tích hợp nhiều tính năng vượt trội.

− Mi Max: Dòng điện thoại Mi Max là dòng có thiết kế kích thước màn hình lớn 6.44
inch với cấu hình tốt, pin khủng đáp ứng mọi nhu cầu như xem phim, lướt web, đúng như tên
gọi của nó.

− Mi A: Dòng Xiaomi Mi A nhắm đến phân khúc phổ thông với cấu hình trung bình, có
thiết kế hiện đại, năng động; có giá rẻ và cấu hình ổn định. Đây là sản phẩm đầu tiên của nhà
Xiaomi chạy trên hệ điều hành Android One gốc Google.
2.4.2. Dòng Xiaomi Redmi

− Redmi Series: Redmi là một thương hiệu con hướng đến phân khúc giá rẻ của hãng
Xiaomi. Redmi mang lại cho người dùng trải nghiệm mượt mà với các dòng sản phẩm có

5
mức giá vừa phải nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Dòng này sử dụng linh kiện ít tốn kém, vẻ

ngoài mang đặc trưng mà vẫn đảm bảo cấu hình cao và đáp ứng tiêu chí giá tốt. − Redmi Note:
Dòng Redmi Note với thiết kế chủ đạo là màn hình lớn, thời lượng pin dài và được trang bị
thêm vài chi tiết nhỏ như mặt lưng kính, camera độ phân giải lớn đem lại trải nghiệm riêng.

− Redmi Go: Dòng Redmi Go là sản phẩm giá rẻ sử dụng hệ điều hành Android Go được
tùy biến để hoạt động tốt trên những máy cấu hình thấp. Sở hữu cấu hình hơi cũ so với thời
điểm hiện tại nhưng nếu như chỉ cần một mẫu máy cơ bản để nghe gọi, nhắn tin, lướt web thì
Redmi Go có thể đem lại nhiều tiện ích.
III. Chuỗi cung ứng điện thoại Xiaomi
3.1. Mô hình chuỗi cung ứng điện thoại Xiaomi
Chuỗi cung ứng của Xiaomi là chuỗi cung ứng mở rộng với sự tham gia của các doanh
nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên liệu, sau đó được lắp ráp tại các nhà máy đối tác tại Trung
Quốc, Ấn Độ và hiện này đã có thêm nhà máy ở Việt Nam.
3.1.1. Đối với hoạt động sản xuất
Với mô hình Just In Time (Chuỗi cung ứng tinh gọn) - Là mô hình mà trong đó quy trình
sản xuất và dự trữ hàng hóa được sắp xếp hợp lý để đem lại hiệu quả cao hơn, từ đó làm giảm
đáng kể hàng hóa lưu trữ và chi phí hàng tồn kho liên quan. Vậy nên, một khi Xiaomi nhận
được một số lượng đơn đặt hàng nhất định về sản phẩm (thường là mở đầu từ
kênh thương mại điện tử), thì mới bắt đầu thu mua nguyên vật liệu, linh kiện ở quy mô lớn

6
để sản xuất. Các linh kiện, nguyên vật liệu sẽ được vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy để
chuẩn bị cho việc lắp ráp.
Cùng với đó, Xiaomi cũng sử dụng hiệu ứng Marketing bỏ đói (Hunger marketing) để
tránh hiện tượng Bullwhip - Đây là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản
phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu chuỗi cung ứng, dẫn đến sự dư thừa tồn
kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra phản ánh không chính xác trong nhu cầu thị
trường. Một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâu bên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra
một sự thay đổi rất lớn ở khâu bên trên. Vậy nên, các dòng sản phẩm Xiaomi mới ra luôn
được tuyên bố là chỉ có số lượng giới hạn để thúc đẩy nhu cầu một cách mạnh mẽ. Xiaomi
giả định rằng một khi sản lượng vượt ngoài mong đợi của họ với mức giá thấp như vậy, thì
càng nhiều người sẽ bị thu hút và mua một sản phẩm của Xiaomi. Với thị trường rất lớn của
mình là Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác thì doanh thu cuối cùng sẽ tăng. 3.1.2. Đối
với hoạt động vận chuyển
Sau khi lắp ráp xong một chiếc điện thoại, nó sẽ được chuyển đến một số kho hàng trên
khắp Trung Quốc và Ấn Độ để thực hiện hoạt động cross docking - bỏ qua thu gom và lưu trữ
trung gian mà tiếp tục chức năng tiếp nhận và gửi hàng (thời gian lưu kho tối đa là 24h).
Trong nhà kho có hai đội, một đội nhận và kiểm tra kỹ điện thoại từ nhà máy, đội còn lại sẽ
đóng gói điện thoại với các phụ kiện, đính kèm đơn đặt hàng vào gói hàng và giao cho phía
đặt hàng. Tỷ lệ luân chuyển cao dẫn đến lượng hàng tồn kho trong kho ít hơn 80%, trong khi
20% còn lại được sử dụng để thay thế pin và phụ kiện.
3.1.3. Đối với các kênh phân phối
Ở những năm đầu, Xiaomi chỉ sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, do nhu
cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của Xiaomi và cạnh tranh gay gắt trên thị trường,
Xiaomi đã mở các cửa hàng vật lý ở thị trường phát triển dựa trên doanh số bán hàng và kết
hợp với các loại sản phẩm khác nhau của Xiaomi. Với những thị trường mới, chưa có nhiều
kinh nghiệm, Xiaomi thường hợp tác với các nhà phân phối địa phương để giảm các rào cản
và tăng tốc độ gia nhập. Cụ thể, các kênh phân phối của Xiaomi hiện tại là:

− Bán lẻ trực tuyến từ các trang web thương mại điện tử.

− Các cửa hàng Mi Store.

− Các cửa hàng ủy quyền của nhà bán lẻ địa phương


3.2. Các thành viên trong chuỗi cung ứng điện thoại Xiaomi
3.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu
Là công ty khởi nghiệp bước vào một thị trường ngày càng trưởng thành và cạnh tranh,
Xiaomi cần phải thu hút các nhà cung cấp linh kiện hàng đầu. Tuy nhiên, khi đó độ tín

7
nhiệm của Xiaomi gần như không đủ để thuyết phục các nhà cung cấp vì Xiaomi không có
thương hiệu, không có nhà máy và ghi chép về doanh số chứ chưa nói đến lợi nhuận. Xiaomi
bước đầu đã bị từ chối bởi 85 trong số top 100 nhà cung cấp hàng đầu thế giới.
Xiaomi đã tiến hành các chiến lược để củng cố uy tín của mình. Sau đó, Xiaomi thực hiện
một vài bước lội ngược dòng để thể hiện cam kết của mình đối với các nhà cung cấp tiềm
năng. Xiaomi nhấn mạnh với nhà sản xuất chip Qualcomm về mô hình kinh doanh độc đáo
của nó và đặc biệt là hệ điều hành “MIUI” Android mà nó đã phát triển riêng cho điện thoại.
Và cuối cùng, sự kiên trì, nỗ lực của Xiaomi đã được đền đáp, hãng điện thoại non trẻ đã
được sự hỗ trợ của những công ty hàng đầu.

− Sharp cung cấp màn hình cảm ứng LCD.

− Qualcomm cung cấp bộ vi xử lý vì công ty này cảm thấy hệ thống đổi mới sáng tạo mở
MIUI của Xiaomi có thể là bước tiến lớn tiếp theo.

− Công ty Foxconn của Đài Loan – công ty chuyên lắp ráp cho Apple và Samsung – đã
đồng ý lắp ráp các điện thoại của Xiaomi.
Mới đây, TCL phụ trách sản xuất màn hình AMOLED cho Xiaomi 12, được tạo ra từ dây
chuyền sản xuất TCL Huaxing T4.
Xiaomi 12 Ultra là chiếc smartphone đầu tiên của Xiaomi đánh dấu sự hợp tác với Leica
Camera - thương hiệu máy ảnh huyền thoại lâu đời về chất lượng hình ảnh, giúp cải thiện
chất lượng ảnh chụp trên các máy Xiaomi.
3.2.2. Năng lực sản xuất và lắp ráp
8
Hoạt động sản xuất của Xiaomi là quá trình chuyển đổi từ các nguyên liệu và linh kiện
đầu vào thành các thiết bị thành phẩm. Các thiết bị đến từ Xiaomi hầu hết được lắp ráp bởi
Inventec, Wingtech cũng như FIH thuộc Foxconn (Hon Hai) - công ty chuyên lắp ráp cho
Apple và Samsung. Các nhà máy lắp ráp của Xiaomi được đặt tại Trung Quốc và Ấn Độ. Lý
do cho điều này là vì giá nhân công rẻ cũng như gần các nguồn liệu đầu vào, đây là yếu tố
quan trọng để duy trì chiến lược giá thấp của Xiaomi. Đồng thời, Ấn Độ và Trung Quốc cũng
chính là 2 thị trường lớn nhất và chủ đạo của Xiaomi.
Trước đây, Xiaomi chỉ sản xuất smartphone ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng những hạn
chế do đại dịch không chỉ làm gián đoạn chuỗi cung ứng mà còn làm giảm doanh số bán
hàng, khiến công ty phải mở rộng các địa điểm sản xuất.
Nhà máy sản xuất của Xiaomi chính thức đi vào sản xuất từ tháng 6/2021, được vận hành
bởi Công ty TNHH DBG Technology (Việt Nam) (DBG Technology). Ông Nguyễn Đức
Trọng, đại diện Digiworld - đơn vị phân phối chính thức của Xiaomi tại Việt Nam cũng chia
sẻ “Những lô hàng đầu tiên của Xiaomi được sản xuất bởi đối tác của hãng tại Việt Nam đã
chính thức đến kho của Digiworld.” Nhà máy sẽ sản xuất các thiết bị smartphone với mục
đích xuất khẩu tới các nước Thái Lan, Malaysia và phục vụ thị trường Việt Nam. Mối quan
hệ hợp tác này mở ra những cơ hội mới tại thị trường Việt Nam, đồng thời giúp nối dài hoạt
động sản xuất của Xiaomi tới các nước trong khu vực Đông Nam Á. 3.2.3. Trung tâm phân
phối
Ở Việt Nam, Xiaomi hợp tác với hai nhà phân phối lớn là Digiworld và Synnex FPT, đây

đều là những nhà phân phối xuất sắc, thâm niên kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. −
Digiworld:
Từ lâu, điện thoại của Xiaomi đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng chỉ vào qua
đường xách tay. Mãi tới tháng 3/2017, Xiaomi mới chính thức ký kết hợp tác chiến lược
Digiworld - doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ phát triển thị trường (Market Expansion
Services - MES) để thâm nhập thị trường một cách bài bản.
Nhà phân phối không chỉ tham gia vào một hoặc hai công đoạn là nhập hàng và bán hàng
lại cho kênh bán lẻ, mà còn phải đạt tới mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tới tay khách
hàng. Cụ thể với Xiaomi, Digiworld chịu trách nhiệm phân phối độc quyền, mở rộng thị
trường và cung cấp dịch vụ bảo hành chính hãng quốc tế cho tất cả các dòng sản phẩm công
nghệ của Xiaomi tại Việt Nam. Sản phẩm của Xiaomi được bán rộng rãi tại các cửa hàng bán
lẻ lớn trên toàn quốc, cũng như được bán online qua trang mua sắm trực tuyến lớn Lazada mà
nguồn hàng cũng chính từ Digiworld cung cấp.

9
Xiaomi tấn công thị trường Việt Nam bằng cách xây dựng các cửa hàng cho riêng mình.
Ngày 6/1/2018, Xiaomi cùng với đối tác mở rộng thị trường Digiworld chính thức khai
trương cửa hàng Mi Store ủy quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện nay, Digiworld cũng đang là đơn vị vận hành hệ thống cửa hàng Xiaomi chính hãng:
Xiaomi Store Việt Nam - Dstore tại ba khu vực: TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Hiện
Digiworld cũng đang vận hành 6 cửa hàng vật lý của Xiaomi trên toàn quốc. Trong tương lai
gần, Digiworld cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng Xiaomi mở ra các kênh bán hàng trên nền

tảng mới như Tik Tok. Hứa hẹn sự phát triển bền vững và gắn kết lâu dài giữa đôi bên. −
Synnex FPT:
Đến ngày 19/1/2022, tại FPT Tower, Synnex FPT và Xiaomi đã ký kết thành công thỏa
thuận hợp tác chiến lược về phân phối các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Xiaomi. Theo đó
Synnex FPT sẽ chính thức trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm điện thoại và gia
dụng thông minh Xiaomi tại Việt Nam.
Tại thị trường Việt Nam, Synnex FPT là nhà phân phối sản phẩm viễn thông và công
nghệ thông tin hàng đầu, hiện đang có quan hệ đối tác với hơn 40 thương hiệu nổi tiếng thế
giới. Việc đạt được thỏa thuận hợp tác lần này với Xiaomi là một trong những bước đi chiến
lược trong kế hoạch mở rộng danh sách đối tác của Synnex FPT, đáp ứng mục tiêu tăng
trưởng mạnh mẽ. Nhà phân phối sẽ cung cấp sản phẩm Xiaomi qua hệ thống hơn 2000 đại lý
trên toàn quốc đến người tiêu dùng với giá bán hợp lý và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo.
Với chiến lược phát triển toàn diện cùng những kinh nghiệm của Synnex FPT cộng với
sức mạnh thương hiệu, uy tín và danh tiếng mà Xiaomi hiện có, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ
mang về những kết quả rất đáng mong đợi cho cả hai bên, và đặc biệt là cho người dùng Việt
Nam.
Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp Xiaomi tiết kiệm được
một số chi phí đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, với cách phân phối này,
Xiaomi dễ dàng kiểm soát được hệ thống phân phối sản phẩm của mình. 3.2.4. Nhà bán lẻ
a. Bán lẻ trực tuyến từ các trang web thương mại điện tử
Khi giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên của mình vào tháng 8 năm 2011, Xiaomi đã tự
định vị mình là người cung cấp “công nghệ chất lượng với giá cả phải chăng”. Nó được bán
trực tiếp cho người tiêu dùng, thông qua trang website chính của công ty. Xiaomi cũng là một
số ít những tập đoàn công nghệ tập trung phân phối sản phẩm hoàn toàn trên kênh thương
mại điện tử. Trong khi các hãng như Apple hay Samsung đều có chuỗi cửa hàng

10
bán lẻ có quy mô lớn và trải dài trên khắp toàn thế giới, thì đối với Xiaomi, hãng này dựa trên
sức mạnh của Internet để làm tất cả những điều trên.
Xiaomi thường chỉ bán các thiết bị của họ trong các đợt flash sale (bán hàng chớp nhoáng
- một lượng hàng hóa nhất định được bán ra trong khoảng thời gian cố định với khuyến mại
lớn) hạn chế thường theo lô khoảng 50.000 đến 100.000 chiếc ở Trung Quốc, nhưng với số
lượng nhỏ hơn ở nước ngoài – để đảm bảo họ chỉ sản xuất những gì chắc chắn bán được.
b. Các cửa hàng Mi Store
Các cửa hàng chính thức của Xiaomi hay còn gọi là Mi Store trưng bày đa dạng các dòng
điện thoại thông minh và các sản phẩm thuộc hệ sinh thái chung của Xiaomi từ đồ gia dụng
tới các thiết bị điện tử, tiện ích. Mi Store cung cấp trải nghiệm mua sắm chuẩn Xiaomi, và
đồng nhất về các dịch vụ bảo hành và hậu mãi. Thủ tục đơn giản và thời gian làm việc nhanh
chóng.
c. Các cửa hàng ủy quyền từ nhà bán lẻ
Các cửa hàng từ nhà bán lẻ cung cấp đến người dùng các sản phẩm phần cứng, dịch vụ
chính hãng từ phía Xiaomi. Để trở thành một Xiaomi Global Partner, đơn vị kinh doanh phải
đáp ứng đủ một vài yêu cầu và điều kiện về: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách
hàng,… và đặc biệt phải đáp ứng đủ yêu cầu về doanh số bán sản phẩm chính hãng trong một
năm.
Ở thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm của Xiaomi khá phổ biến, có
thể kể đến các tên tuổi như Thế giới di động, FPT Shop, CellphoneS, HoangHa Mobile,...
Năm 2019, Thế Giới Di Động chính thức trở thành nhà bán lẻ duy nhất của Việt Nam được
trao giải thưởng Vàng cho nhà bán lẻ xuất sắc nhất tại Hội nghị dành cho đối tác Xiaomi toàn
cầu nhờ những đóng góp thúc đẩy thị phần đưa Xiaomi lên vị trí số 3 tại thị trường Việt Nam.
3.2.5. Khách hàng
Phương châm của Xiaomi là “Born for fancier”, tức là "Sinh ra để dành cho những người
yêu thích nó". Do đó, các sản phẩm của công ty rõ ràng nhắm mục tiêu đến những người tiêu
dùng ưa thích đồ điện tử với các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất.
Nếu các dòng iPhone của Apple được thực hiện theo chiến lược khác biệt hóa với nhiều
tính năng cảm ứng vượt trội và giá cả thường định vị ở phân khúc cao cấp thì Xiaomi lại có
thể đáp ứng thị hiếu và nhu cầu khách hàng ở nhiều phân khúc khách hàng từ phân khúc tầm
trung đến flagship.

11
+ Giới trẻ: Theo thống kê của công ty nghiên cứu hiệu quả truyền thống Wars, 93% người
Việt đã sở hữu thiết bị di động, 44% trong số đó là smartphone. Nắm được thị hiếu giới trẻ
Việt thích chụp ảnh và nhu cầu thiết thực để sáng tạo ảnh nghệ thuật ngày càng tăng lên.
Xiaomi đã cho ra mắt phiên bản Redmi Note 11 Pro 5G giá rẻ tạo nên cơn sốt trong các cộng
đồng công nghệ. Một chiếc điện thoại có thiết kế đẹp, con chip khoẻ, viên pin trâu và có
camera 108MP mới nhất của Samsung. Đặc biệt Xiaomi hướng tới phân khúc khách hàng giá
rẻ nên những người trẻ có thể dễ dàng mua được chiếc điện thoại xiaomi để sử dụng.
+ Người đi làm: Với tham vọng chiếm lĩnh phân khúc smartphone cao cấp thì phân khúc
khách hàng này Xiaomi sẽ muốn hướng tới. Họ có công việc ổn định đồng thời có cho mình
một chiếc điện thoại được cập nhật những tính năng mới nhất, hiện đại và quan trọng là đáp
ứng được nhu cầu công việc trong một khía cạnh nào đó. Xiaomi 12 quả thực là một “siêu
phẩm” đến từ nhà Xiaomi, là một trong những mẫu smartphone Xiaomi đáng mua nhất 2023.
Chiếc điện thoại này sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm hiệu năng hàng đầu với
bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 8 Gen 1, RAM 8GB và bộ nhớ trong 256GB, màn hình
tuyệt đẹp được thiết kế dạng “đục lỗ”, sử dụng tấm nền AMOLED có độ phân giải 2K+ và
tốc độ làm mới 120Hz.
+ Người cao tuổi: Với sự phát triển về công nghệ, những chiếc smartphone đang trở nên
phổ biến. Không chỉ có người trẻ mới cần đến những chiếc điện thoại thông minh, nhu cầu sử
dụng smartphone của những người cao tuổi ngày càng tăng. Với những tiêu chí cần thiết như
màn hình lớn, giao diện sử dụng đơn giản, dung lượng pin tốt, giá thành rẻ thì chiếc điện
thoại Xiaomi 10X 4G thì phù hợp nhất có thể đáp ứng các tiêu chí trên.
Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, việc sở hữu một thiết bị thông minh để hỗ
trợ công việc và học tập là cần thiết. Đối với những khách hàng có điều kiện thu nhập thấp
mong muốn sở hữu một thiết bị thông minh giá rẻ cho con của họ có thể học tập là vô cùng
cấp thiết. Đây chính là thời điểm thuận lợi để Xiaomi phát triển thị trường của mình, đặc biệt
là ở các khu vực như Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ.... Rõ ràng, Xiaomi có lợi thế nắm bắt
được thị trường khổng lồ này hơn so với Vivo, Oppo, Samsung...
Với vị thế vững chắc trên thị trường hiện nay, Xiaomi một lần nữa khẳng định sự quan
tâm chu đáo đến sở thích, thị hiếu của từng phân khúc khách hàng cũng như sự am hiểu
khách hàng – những thành viên tiên quyết và quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công
ty thông qua việc đưa ra nhiều dòng sản phẩm với mức giá thành rẻ, tính năng hiện đại, hứa
hẹn những tiềm năng phát triển hơn nữa trong trong lai.

12
IV. Đánh giá chuỗi cung ứng của Xiaomi với sản phẩm Xiaomi
4.1. Thành công

− Hoạt động sản xuất của Xiaomi:


Xiaomi đạt được thành công nhờ áp dụng chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng Just In
Time (Đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết). Với mô hình
Just In Time, Xiaomi sẽ cắt giảm được chi phí tồn kho nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển
khi cả nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra đều được kiểm soát một cách triệt để, qua
đó tiếp tục giảm giá thành và kiểm soát lợi nhuận một cách chắc chắn nhất.

− Xiaomi liên kết chặt chẽ với các thành viên trong chuỗi:
Điện thoại Xiaomi là sản phẩm cao cấp, đầy đủ tính năng và được cấu thành bởi những
phụ kiện hàng đầu từ Sony, Sharp và LG và thêm nữa là Xiaomi được lắp ráp bởi Foxconn -
công ty chuyên lắp ráp cho Apple và Samsung. Những tên tuổi này đã tạo nên danh tiếng của
Xiaomi ngay từ những ngày đầu thành lập và tạo nên một “xương sống” vững chắc cho chuỗi
cung ứng của Xiaomi trên chặng đường phát triển.

− Xiaomi áp dụng chiến lược một dòng sản phẩm lâu dài:
Thời gian trung bình của một dòng sản phẩm Xiaomi “trên kệ” là 18 tháng, thời gian dài
hơn so với 6 tháng của Samsung hay Apple. Với thời gian bán lâu hơn, Xiaomi có thể linh
hoạt điều chỉnh giá để giải phóng toàn bộ hàng tồn kho nhưng vẫn có thời gian để tránh giảm
giá đột ngột, giữ vững lợi nhuận, phát triển thêm các phụ kiện để gia tăng doanh thu và lợi
dụng việc giảm giá của nguyên vật liệu qua thời gian.

− Xây dựng kênh phân phối mới:


Thay vì chỉ sử dụng kênh bán hàng trực tuyến như những ngày đầu mới tham gia thị
trường nhằm tiết kiệm chi phí, Xiaomi đã quyết định mở rộng và phát triển các cửa hàng bán
lẻ cả ở trong và ngoài nước. Có ba loại cửa hàng Xiaomi - Mi Home (cửa hàng trải nghiệm),
Mi Preferences Partners (cửa hàng đối tác ưu tiên của Xiaomi), Mi Stores (ở các thị trấn nhỏ)

nhằm tiếp cận nhóm khách hàng ít hiểu biết về công nghệ thông tin. − Xây dựng hệ sinh thái,
mở rộng danh mục sản phẩm:
Các nhà quản lý của Xiaomi muốn các cửa hàng trực tuyến của mình ngoài việc bán điện
thoại, còn phải tạo được một mối quan hệ bền vững với khách hàng. Do đó, Xiaomi đã tạo ra
một hệ sinh thái bao gồm hàng trăm đối tác startup để cung cấp cho Xiaomi các sản phẩm gia
đình và các sản phẩm công nghệ kết nối internet khác có thể thu hút khách hàng đến các cửa
hàng và làm tăng khả năng quay lại để tiếp tục trải nghiệm sản phẩm nằm trong hệ sinh thái.

13
4.2. Thách thức

− Sự thiếu hụt nguồn cung:


Tình trạng thiếu hụt nguồn cung linh kiện quan trọng kéo dài, Covid-19 bùng phát và
những khó khăn từ kinh tế vĩ mô toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhu cầu, cũng như nguồn cung
cho toàn bộ thị trường smartphone. Hầu hết các công ty công nghệ lớn đã bị ảnh hưởng bởi
“hạn hán” chip vi xử lý và Xiaomi cũng không phải là ngoại lệ. Hàng loạt thương hiệu điện
thoại bị ảnh hưởng từ những rắc rối của chuỗi cung ứng, nhưng Xiaomi bị ảnh hưởng nặng nề
nhất.
+ Sự thiếu hụt nguồn cung chủ yếu bắt nguồn từ dịch Covid-19, nhu cầu về thiết bị mạng
gia đình và thiết bị điện tử tiêu dùng vượt quá mức ước tính do mọi người phải làm việc tại
nhà.
+ Sự thiếu hụt chip toàn cầu vẫn chưa kết thúc do cuộc chiến ở Ukraine, hầu hết các
nguyên liệu thô quan trọng trong sản xuất chip điện tử phân bố tập trung ở Nga và Ukraine.
Các quốc gia này là nguồn cung cấp chính của khí neon cùng các chất hóa học cần thiết để tạo
ra các vi mạch cho ngành công nghiệp sản xuất chip. Những cuộc tấn công của Nga cũng có
thể làm tăng thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển, tiếp tục tạo ra sự căng thẳng cho
chuỗi cung ứng toàn cầu vốn vẫn còn gián đoạn.
+ Xiaomi công bố kết quả kinh doanh quý III/2021 với 43,9 triệu smartphone bán ra trên
toàn cầu, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhà sản xuất Trung Quốc cho biết đã phải cắt
giảm 10-20 triệu điện thoại dự kiến xuất xưởng năm nay do không đủ chip. Xiaomi đặt tham
vọng phân phối 200 triệu smartphone ra thị trường trong năm nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
trên thị trường bán dẫn, họ chỉ có thể xuất xưởng khoảng 180 triệu máy, tăng 30% so với
2020, nhưng không đạt mục tiêu đề ra.

− Những model thuộc phân khúc cận cao cấp và cao cấp chưa có nhiều và doanh số chưa
ấn tượng.
Xiaomi đang dẫn đầu tại hai thị trường quan trọng là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên,
chuyên gia của Counterpoint cho rằng để thực sự vượt qua Apple và Samsung, hãng cần có
bước tiến đáng kể hơn tại Mỹ - thị trường điện thoại lớn thứ ba thế giới. Sản phẩm của
Xiaomi đa dạng với hơn 50 mẫu điện thoại giúp Xiaomi tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu
tập trung chủ yếu ở phân khúc tầm trung và giá rẻ.

− Việc thiếu nguồn hàng ảnh hưởng tới kế hoạch tiếp cận thị trường Châu Âu của Xiaomi.

Lượng hàng của các ông lớn thị trường smartphone như Apple hay Samsung luôn duy trì
đều đặn khoảng 10 triệu máy mỗi khi tung ra một sản phẩm mới, luôn đảm bảo sản phẩm

14
mới có thể tới tay người dùng. Xiaomi đã chứng kiến tốc độ hết hàng nhanh khủng khiếp qua
hai lần mở bán Mi 8. Sự thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới hiệu
suất bán hàng của Xiaomi. Nếu Xiaomi không cải thiện được tình trạng khan hàng đối với
model smartphone cao cấp, có sức hút lớn như Mi 8, người tiêu dùng sẽ sớm quay lưng và
lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu khác. Nhìn chung, chuỗi cung ứng của Xiaomi vẫn
đang tụt hậu rất lớn so với các ông lớn như Huawei, Apple hay Samsung.
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng điện thoại Xiaomi −
Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chuỗi cung ứng:
Trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện và chất bán dẫn toàn cầu, nhóm đề xuất Xiaomi nên
đầu tư nghiên cứu và phát triển chuỗi cung ứng theo hướng nội địa hóa. Vì các nhà cung cấp
của Xiaomi đến từ các quốc gia khác nhau và mỗi loại linh kiện thường từ một công ty duy
nhất. Nó sẽ là một mối đe dọa lớn cho chuỗi cung ứng một khi các nhà cung cấp không thể
hoàn thành đơn đặt hàng kịp thời. Hãng cũng có thể gặp rủi ro khi các đối thủ đề nghị
nhà cung cấp ngừng cung cấp linh kiện cho Xiaomi. Khi tình huống đó xảy ra, nếu không có
lựa chọn thay thế, mô hình kinh doanh của Xiaomi cuối cùng sẽ đổ vỡ. Trên thực tế, ngay từ
tháng 10/2014, Xiaomi đã lao vào hành trình nghiên cứu và phát triển chip điện thoại di động,
công ty này đã đầu tư hàng tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, trình độ sản xuất
chip nội địa Trung Quốc nói chung thua kém thế hệ nước ngoài (Qualcomm, MediaTek,…)
nên việc Xiaomi độc lập tạo ra một con đường "cốt lõi" vẫn đòi hỏi sự tích lũy tiền bạc và
thời gian.

− Tập trung phát triển thêm dòng điện thoại cao cấp hơn:
Xiaomi có thể tăng cường và củng cố vị trí của mình trên thị trường smartphone toàn cầu
bằng cách rút gọn bớt các mẫu điện thoại không đạt doanh thu tốt. Các dòng điện thoại:
Xiaomi Mi A2, Xiaomi Mi 8, POCO M3,… được đánh giá là các dòng tệ nhất của Xiaomi
hãng có thể xem xét cho ngừng sản xuất. Các dòng: Xiaomi Redmi Note 11, Xiaomi Redmi
10, Xiaomi Redmi Note 11S 5G,… đang là các dòng bán chạy nhất của Xiaomi, hãng có thể
xem xét phát triển các dòng điện thoại cao cấp hơn dựa trên những dòng này.

− Tăng năng lực dự trữ nguồn hàng:


Thực tế, Xiaomi đã và đang nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng. Công ty không ngừng tăng
năng lực dự trữ nguồn hàng nhưng mọi thứ dường như vẫn chưa đủ. Việc lưu trữ hàng hoá
nhằm đáp ứng nhanh được nhu cầu của khách hàng, hoặc theo biến động của thị trường.
Hãng có thể sẵn sàng gom những lô hàng với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí vận chuyển,
được chiết khấu cao từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến
chi phí kho bãi phát sinh để đủ diện tích lưu trữ số lượng hàng hoá đó. Vì vậy, nếu muốn

15
thực hiện chiến lược dự trữ, lưu hàng hoá số lượng lớn thì doanh nghiệp phải tính toán để đảm

bảo hàng hóa đó được bán hết trong một khoảng thời gian nhất định. − Đặt ra các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt cho bên cung cấp, bên lắp ráp: Vì Xiaomi thực hiện việc sản xuất và lắp ráp
điện thoại của mình thông qua bên thứ ba, nên họ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm của
mình. Nếu xảy ra một số vấn đề về chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình
ảnh thương hiệu Xiaomi trên thị trường. Từ khía cạnh chuỗi cung ứng bền vững, Xiaomi nên
đưa ra các quy định và quy tắc ứng xử để điều chỉnh hành vi của bên thứ ba, bao gồm quy
trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa cao, không có lao động trẻ em, môi trường làm việc thân
thiện,.... Vì vậy, việc giám sát chặt chẽ việc sản xuất là cần thiết cho việc kinh doanh sau này.

16
KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu của bài thảo luận, có thể thấy được rằng Xiaomi đã xây dựng
được một chuỗi cung ứng đủ tốt để thực hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Sự tăng
trưởng ổn định của doanh nghiệp trong suốt những năm qua cũng phần nào khẳng định được
điều đó. Và sự thành công ấy không chỉ đến từ năng lực sản xuất nội tại của doanh nghiệp,
mà còn đến từ việc quản trị một cách có kế hoạch để các thành viên trong chuỗi hoạt động
một cách nhịp nhàng và mang lại hiệu suất tối đa.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công đã đạt được thì chuỗi cung ứng điện thoại của
Xiaomi luôn luôn tồn tại một vài những thách thức, xuất phát cả ở bên trong doanh nghiệp và
từ môi trường bên ngoài. Nhưng với một doanh nghiệp luôn phát triển và liên tục đưa ra thị
trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thì Xiaomi sẽ
sớm đưa ra các chiến lược phát triển để cạnh tranh thị phần với ông lớn Apple, cũng như
Samsung và xứng đáng với vị trí cao trong thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Thị Thanh Nhàn (Chủ biên, 2021), Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, NXB
Thống Kê
2. Brand VietNam (2022), Counterpoint Research: Lượng smartphone tiêu thụ ở Việt
Nam sẽ đi xuống
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xiaomi
4. https://genk.vn/chuoi-cung-ung-cua-xiaomi-van-con-kem-xa-cac-ong-lon-nhu
apple-samsung-va-huawei-do-tinh-trang-thieu-hang-20180616180411679.chn 5.
https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/bi-mat-tao-nen-thanh-cong-cua xiaomi-
1079807.html
6. https://forbes.vn/xiaomi-ghi-nhan-doanh-thu-giam-do-covid-19-va-tinh-hinh-linh kien
7. https://reviewos.net/cong-ty-dbg-technology-doi-tac-cua-xiaomi-viet-nam-san
xuat-smartphone-xiaomi-xuat-xuong-quoc-te
8. https://viettimes.vn/xiaomi-voi-canh-bac-tu-phat-trien-chip-keo-dai-suot-7-nam
qua-post146527.html
18
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 10
Họ Tên Mã SV Chức Nhiệm vụ Nhận xét Đánh giá Ký
vụ
Tự NT
đánh đánh
giá giá

Đỗ Kiều Trang 20D220052 Thành Powerpoint


viên

Lưu Thùy Trang 20D160261 Thành Thuyết trình


viên

Nguyễn Thị 20D220053 Thư ký Mở đầu +


Thu Trang Kết luận +
Word

Phan Thị Trang 20D220054 Thành Tìm tài liệu 3.2


viên

Nguyễn Thị 20D220124 Thành Tìm tài liệu 3.1


Trâm viên

Trần Quốc 20D220125 Nhóm Tìm tài liệu II


Trung trưởng + Lập đề
cương

Đậu Nguyễn 20D220115 Thành Tìm tài liệu I


Anh Tuấn viên + Nêu thành
công

Đỗ Thị Ánh 20D220116 Thành Thách thức


Tuyết viên + Giải
pháp

19

You might also like