You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học Kinh tế vi mô

Giảng viên Ths.Nguyễn Quốc Phong

Chủ đề Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Nhóm 4

Lớp CLCQTL47B
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Bùi Nguyễn Hà Phương 2253401020200

Triệu Hoàng Bảo Nguyên 2253401020166

Đoàn Nguyễn Thể Xuyên 2253401020309

Nguyễn Ngọc Trúc Vy 2253401020301

Lưu Minh Đức 2253401020050

Nguyễn Đình Vũ 2253401020295

Lê Ngọc Mai Thy 2253401020251

Đỗ Uyên Ngọc 2253401020156

Từ Minh Quân 1953401020181

Mục lục
1
I. Khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:...................................4
1. Khái niệm........................................................................................................................................... 4
2. Đặc điểm............................................................................................................................................. 4
a. Thị trườ ng lớ n và đồ ng nhấ t.......................................................................................................................................4
b. Thô ng tin hoà n hả o.........................................................................................................................................................4
c. Thị trườ ng cạ nh tranh hoà n hả o khô ng hạ n chế doanh nghiệp tham gia và rú t lui...........................4

3. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn trong thực tế....................................................................5


4. Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn:...........................6
5. Đường cầu doanh nghiệp:............................................................................................................. 6
6. Doanh thu của doanh nghiệp:...................................................................................................... 6
II. Ứng xử doanh nghiệp trong dài hạn thị trường cạnh tranh hoàn toàn và liên
hệ thực tế doanh nghiệp:...............................................................................................................................9
2. Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn:........................................................................................10
3. Ứng xử của doanh nghiệp trong dài hạn...............................................................................11
a. Trạ ng thá i câ n bằ ng cạ nh tranh trong dà i hạ n:................................................................................................11
b. Lợ i nhuậ n kinh tế bằ ng 0...........................................................................................................................................11

4. Đường cung của thị trường trong dài hạn:...........................................................................12


5. Ba viễn cảnh trong đó đường cung thị trường trong dài hạn không phải là đường
thẳng: 13
6. Cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo:..........................................................................14
7. Gia nhập và rời khỏi ngành........................................................................................................14
III. Ứng xử của doanh nghiệp trong ngắn hạn................................................................15
1. Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại:.............................................................................15
2. Quyết định cung ứng sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn:.................16
3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn:.................................................................19
4. Đường cung ngắn hạn ngành:................................................................................................... 19
5. Đường cung ngắn hạn ngành:................................................................................................... 20
IV. Ưu điểm và nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn.........................21
1. Khái quát:......................................................................................................................................... 21
2. Ưu điểm:........................................................................................................................................... 21
3. Nhược điểm..................................................................................................................................... 21
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................................................23

Chủ đề 4:
2
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
HOÀN HẢO

I. Khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1. Khái niệm
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người
mua, nhiều người bán và không người mua, người bán nào có thể ảnh
hưởng đến giá cả thị trường.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một mô hình kinh tế lý tưởng, trong
đó giá cả hàng hóa được quy định bởi cung cầu thay vì quyết định chủ
quan của người mua và người bán.
- Thị trường này cũng có nhiều nhược điểm khiến nó hầu như không tồn
tại trong thực tiễn
2. Đặc điểm
a. Thị trường lớn và đồng nhất
- Nhiều người bán nên ít thị phần. Thị trường này có rất nhiều người
bán và nhiều người mua, do đó, thị phần sẽ rất ít, mỗi người sẽ chiếm
thị phần khá ít nên sự cạnh tranh cũng không đáng kể.
- Sản phẩm đồng nhất, có tính giống nhau nên có thể thay thế nhau một
cách đơn giản.
- Lợi nhuận kinh tế luôn bằng không
b. Thông tin hoàn hảo
- Thông tin đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Vì việc xem xét một sản phẩm
hoàn hảo thì phải có thông tin rõ ràng, cụ thể.
c. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo không hạn chế doanh nghiệp tham gia
và rút lui.
- Dễ dàng, tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
không gặp nhiều khó khăn. Bởi sản phẩm được cung cấp trong thị
trường không có sự khác biệt, việc một công ty mới xuất hiện hay một
công ty cũ biến mất cũng không tạo ra ảnh hưởng lớn nào đến toàn thị
trường.

3
- Giá được hình thành một cách khách quan, do tác động giữa cung và
cầu thị trường. Người bán là người nhận giá

3. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn trong thực tế


- Trong thực tế, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một mục tiêu hết sức
khó khăn để đạt được.
- Các khó khăn khi áp dụng trong thực tế việc duy trì thông tin hoàn
hảo:
+ Vì thực tế thông tin không bao giờ hoàn hảo giữ cho các sản phẩm
hoàn toàn giống nhau
+ Vì mỗi công ty đều có cách riêng để sản xuất và tiếp thị sản phẩm
của mình nên không có sản phẩm nào hoàn toàn giống nhau đảm
bảo không có rào cản thị trường
+ Vì việc tự do nhập cảnh và thoát khỏi thị trường có thể bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
- Tuy nhiên có nhiều thị trường tương đối gần với mô hình này, nhưng
không có thị trường nào thực sự đạt được tất cả các tiêu chí cần thiết.

● Ví dụ:

- Thị trường nông sản, nơi mà nhiều người bán đưa ra các sản phẩm
tương tự như nhau và người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh giá cả.
(VD: gạo, lương thực, thịt cá, rau quả…)
- Hai hệ thống siêu thị lớn là BigC và Coopmart. Cả hay cùng bán các
nhóm sản phẩm do cùng một đơn vị cung cấp, mức giá thì gần như
không có sự khác biệt. Thậm chí, không có nhiều điểm để phân biệt
sản phẩm, hàng hóa giữa hai cái tên này. Từ đó, hình thành nên một cơ
chế cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường, ở đó người tiêu dùng đều có
thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn cho mình.
- Trong ngành công nghệ có thị trường cạnh tranh hoàn toàn ở mức độ
tương đối: điển hình như Sixdegrees.com, Blackplanet.com và
Asianave.com không đơn vị nào có thị phần chi phối hoàn toàn. Hơn
thế các địa chỉ website này phần lớn là miễn phí, nên nó mang đến
những thông tin bán hàng hoàn hảo cho cả hai bên.

4
4. Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn
toàn:
5. Đường cầu doanh nghiệp:

- Thị trường đạt tại mức giá cân bằng là P0, các doanh nghiệp phải chấp
nhận giá này bởi vì họ không thể chi phối được giá của thị trường (bán 1 sản
phẩm cũng mức giá này, bán 10 sản phẩm cũng mức giá này)
- Đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp là nằm ngang tương ứng với mức
%ΔQ
giá P0, hệ số co giãn là Ed = %ΔP = ∞ (đường cầu hoàn toàn co dãn theo giá)

6. Doanh thu của doanh nghiệp:

● Tổng doanh thu (TR):

- Là số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán sản phẩm

TR = P.Q
P: giá bán
Q: mức sản lượng bán ra

● Doanh thu trung bình (AR):

- Là doanh thu mà doanh nghiệp nhận được tính bình quân trên mỗi đơn
vị sản phẩm bán ra:
TR P . Q
AR = Q = Q = P

● Doanh thu biên (MR):

5
- Là phần thay đổi trong tổng doanh thu từ việc bán thêm một đơn vị
sản phẩm:
ΔTR
MR = =P
ΔQ

- Doanh thu biên chính là độ dốc của đường tổng doanh thu.

MR = TR.Q’
- Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì:
P = MR
P = AR

● Tổng lợi nhuận ( π hay Pr):

- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh
thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC).
π Q = TRQ – TCQ

● Doanh thu trung bình:

- Là bình quân khi bán một khối lượng sản phẩm nhất định trên số
lượng sản phẩm.
- Vì mỗi sản phẩm được bán ra với mức giá P0 nên:
doanh thu trung bình = P0

=> Đường cầu, doanh thu biên, doanh thu trung bình đều thuộc cùng 1
đường màu vàng: MR = AR = P
- Đường tổng doanh thu dốc lên về phía tay phải đi qua gốc tọa độ.

● Tổng doanh thu:

6
- Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp bán thêm mà
không phải giảm giá nên đường tổng doanh thu là đường thẳng.

Hình : Đường tổng doanh thu của doanh nghiệp


cạnh tranh hoàn toàn

● Doanh thu biên (MR):

- Doanh thu có thêm được nhờ bán


thêm 1 đơn vị hàng hóa hoặc dịch
vụ
- Ở đây, bán một sản lượng với mức
giá P0, bán 10 sản phẩm cũng với
mức giá P0 nên doanh thu biên =
P0

● VD:

c. Hãng cạnh tranh hoàn hảo


Quy mô rất nhỏ so với thị trường

- Quy mô: số lượng hàng hóa mà họ bán ra so với tổng lượng hàng hóa
mà thị trường bán ra tại một mức giá.
- Sản phẩm không phân biệt giữa các hãng với nhau.
7
- Người dùng có thể mua hãng này thay vì hãng khác mà không gặp rào
cản nào cả.
- Không có sức mạnh thị trường. (Chấp nhận giá)
- Sức mạnh thị trường: Khả năng của người mua và người bán ảnh
hưởng đến mức giá bán ra của thị trường.
- Chỉ ra quyết định về sản lượng
II.Ứng xử doanh nghiệp trong dài hạn thị trường cạnh tranh hoàn
toàn và liên hệ thực tế doanh nghiệp:
- Trong ngắn hạn, nhiều yếu tố sản xuất của doanh nghiệp là cố định.
Tùy thuộc vào thời gian có thể có, điều này có thể giới hạn tính linh
động của một doanh nghiệp trong việc điều chỉnh quy trình sản xuất
thích nghi với sự phát triển công nghệ, hoặc tăng hay giảm quy mô sản
xuất khi điều kiện kinh tế thay đổi. Ngược lại, trong dài hạn, một
doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố sản xuất của mình, kể cả
quy mô nhà máy. Họ có thể đóng cửa (rời khỏi ngành) hay bắt đầu sản
xuất những sản phẩm đầu tiên (gia nhập ngành).
- Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc rời khỏi thị trường,
vì vậy số lượng doanh nghiệp không cố định như trong ngắn hạn:
- Doanh nghiệp sẽ gia nhập thị trường nếu có thể tạo được lợi nhuận dài
hạn.
- Doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường để tránh chịu thua lỗ dài hạn.

● Ví dụ:

- Trong thực tế, công nghệ phát triển được sử dụng như một người lao
động thay thế hay hỗ trợ làm việc nên nhiều doanh nghiệp đã áp dụng
những công nghệ mới vào trong sản xuất để đạt sản lượng nhiều hơn.
Trong ngành may mặc, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ từ
công đoạn chuẩn bị đến đóng gói sản phẩm đã áp dụng những công
nghệ tự động hóa, sử dụng robot… Nếu như trước đây, để vận hành
nhà máy có quy mô một vạn cọc sợi phải cần đến hơn 100 công nhân.
Đến nay, khi áp dụng công nghệ máy móc chỉ cần 25 – 35 lao động là
đã có thể vận hành nhà máy có quy mô tương tự 1 và một số khác
không điều chỉnh sản xuất thích với sự phát triển công nghệ nên gây
thua lỗ, phá sản.

1 https://alibu.com.vn/nhung-cai-tien-trong-nganh-may-mac/

8
2. Tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn:

Hình 1 LỰA CHỌN MỨC SẢN LƯỢNG TRONG DÀI HẠN

- Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách lựa chọn mức sản
lượng mà tại đó giá bằng với chi phí biên dài hạn LMC. Trong hình
vẽ, doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng trong dài
hạn.
- Hình trên cho thấy cách thức một doanh nghiệp cạnh tranh quyết định
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Vì trong ngắn hạn,
doanh nghiệp có đường cầu song song với trục hoành nên như trong
hình doanh nghiệp chấp nhận giá thị trường là 35$. Đường chi phí
trung bình ngắn hạn SRAC và đường biên chi phí biên ngắn hạn SSR
đủ thấp để doanh nghiệp có thể lợi nhuận dương, băng cách sản xuất
sản lượng tại q=50, tại đó P=MR=SSR. Đường chi phí trung bình dài
hạn LRAC phản ánh tính kinh tế theo quy mô cho tới mức sản lượng
q=100 tại đó chi phí cho sản lượng là thấp nhất và tính phi kinh tế theo
quy mô ở những mức sản lượng cao hơn. Đường chi phí biên dài hạn
SLR cắt đường chi phí trung bình dài hạn ở q=100 tại điểm cực tiểu
của chi phí trung bình dài hạn với p=24 tại điểm này khi tăng 1 đơn vị
giá hay 1 đơn vị sản lượng hoặc cả 2 cho tới điểm tối ưu nhất thì đều
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

9
- Nếu một doanh nghiệp tin rằng giá thị trường sẽ giữ nguyên là 35 đô-
la, họ sẽ muốn tăng quy mô nhà máy lên để sản xuất mức sản lượng
q=110, tại đó chi phí biên dài hạn bằng với mức giá 35 đô-la. Khi việc
mở rộng này hoàn tất, lợi nhuận biên sẽ tăng từ AB lên EF, và tổng lợi
nhuận sẽ tăng từ ABCD lên EFGH, q=110 là mức sản lượng tối đa hoá
lợi nhuận vì tại bất cứ mức sản lượng nào thấp hơn (ví dụ q=100),
doanh thu biên khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm lớn hơn chi phí
biên. Do đó doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất. Nhưng ở bất cứ mức
sản lượng nào lớn hơn q=110, chi phí biên đều lớn hơn doanh thu
biên. Vì vậy việc tăng sản lượng sẽ làm giảm lợi nhuận. Tóm lại, mức
sản lượng để một doanh nghiệp cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận trong
dài hạn là điểm mà tại đó chi phí biên dài hạn và giá bằng nhau.
- Như vậy, giá thị trường càng cao, lợi nhuận mà doanh nghiệp đó có
thể thu được càng cao
- Doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn trong dài hạn: so với ngắn hạn 110
đơn vị thay vì chỉ 50 đơn vị .
- Doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận cao hơn trong dài hạn so với ngắn
hạn: A+B thay vì chỉ A.
3. Ứng xử của doanh nghiệp trong dài hạn
a. Trạng thái cân bằng cạnh tranh trong dài hạn:
- Để trạng thái cân bằng trong dài hạn thì cần phải có những điều kiện
kinh tế nhất định. Các doanh nghiệp trên thị trường phải không có ý
định rời khỏi thị trường, cùng lúc đó các doanh nghiệp bên ngoài cũng
không có ý định gia nhập thị trường.
b. Lợi nhuận kinh tế bằng 0
- Khi một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, họ luôn luôn mong đợi sẽ
thu được suất sinh lợi đầu tư. Lợi nhuận kinh tế bằng 0 có nghĩa là
doanh nghiệp đó thu về suất sinh lợi đầu tư thông thường - tức cạnh
tranh. Lợi tức thông thường này là một phần của chi phí sử dụng vốn,
là chi phí cơ hội của một doanh nghiệp dùng tiền để mua máy móc
thiết bị thay vì đầu tư vào những nơi khác. Như vậy, một doanh
nghiệp thu về lợi nhuận kinh tế bằng 0 khi họ thu về lợi tức giống như
đầu tư vào những nơi khác - tức là họ thu được lợi tức cạnh tranh từ
tiền của mình. Vì vậy doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả vừa
đủ và nên ở lại ngành. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thu được một lợi
nhuận kinh tế âm nên rời khỏi ngành nếu họ dự đoán các điều kiện tài

10
chính của mình sẽ không cải thiện trong tương lai. Như ta thấy, trong
những thị trường cạnh tranh, lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 trong dài hạn.
Lợi nhuận kinh tế bằng 0 không có nghĩa là doanh nghiệp đó hoạt
động yếu kém, mà nó cho thấy ngành này có tính cạnh tranh.

Hình 2: Trạng thái cân bằng cạnh tranh trong dài hạn

- Ban đầu, mức giá cân bằng của một sản phẩm trong dài hạn là 40 đô-
la/đơn vị, thể hiện ở hình (b) là giao điểm giữa đường cầu D và đường
cung S1. Trong hình (a), ta thấy rằng doanh nghiệp thu lợi nhuận
dương do chi phí trung bình dài hạn đạt mức tối thiểu là 30 đô-la (tại
q,). Lợi nhuận dương khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập
ngành và gây ra sự dịch chuyển sang phải của đường cung đến S2,
biểu thị trong hình (b). Trạng thái cân bằng trong dài hạn xuất hiện ở
mức giá 30 đô-la, biểu thị trong hình (a). Tại mức giá này, doanh
nghiệp có lợi nhuận bằng 0 và không có động cơ gia nhập hoặc rời
khỏi khỏi ngành.
4. Đường cung của thị trường trong dài hạn:
- Với những doanh nghiệp giống hệt nhau, tự do ra vào thị trường, và
giá nguyên liệu ổn định, đường cung của thị trường trong dài hạn sẽ là
đường thẳng nằm ngang tại giá trị nhỏ nhất của LRAC.
- Doanh nghiệp giống hệt nhau, tự do gia nhập thị trường và giá nguyên
liệu không đổi.

11
5. Ba viễn cảnh trong đó đường cung thị trường trong dài hạn
không phải là đường thẳng:
- 1. Đường cung thị trường trong dài hạn khi gia nhập thị trường bị hạn
chế: Đường cung dốc lên nếu chính phủ hạn chế số lượng doanh
nghiệp, doanh nghiệp cần nguồn lực khan hiếm hoặc việc gia nhập quá
tốn kém
- 2. Đường cung thị trường trong dài hạn khi các doanh nghiệp không
giống nhau: Đường cung dốc lên nếu doanh nghiệp có LRAC tối
thiểu thấp tương đối sẵn sàng gia nhập thị trường tại mức giá thấp hơn
các doanh nghiệp khác
- 3. Đường cung thị trường trong dài hạn khi giá nguyên liệu thay đổi
theo sản lượng :
- Trong thị trường chi phí tăng, giá nguyên liệu tăng cùng với sản lượng
và đường cung thị trường
- Trong dài hạn sẽ dốc lên Trong thị trường chi phí giảm, giá nguyên
liệu giảm cùng với sản lượng và đường cung thị trường trong dài hạn
sẽ dốc xuống

12
6. Cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
- Cân bằng thị trường là điểm (E) mà tổng cung thị trường bằng tổng
cầu thị trường. Tại đó, người mua và người bán thỏa thuận để thống
nhất giá cả và sản lượng hàng hóa giao dịch. Đồng thời, tại điểm cân
bằng thị trường, quyết định của họ là độc lập hoàn toàn, ch phụ thuộc
vào tổng cung thị trường và tổng cầu thị trường, các yếu tố khác như
khí hậu, địa lý,… đều không ảnh hưởng đến quyết định của người mua
và người bán
- Tại điểm cân bằng thị trường E, giá cả của hàng hóa (giá thị trường) là
độc lập với các yếu tố khác, chỉ phụ thuộc vào tổng cung thị trường và
tổng cầu thị trường.

7. Gia nhập và rời khỏi ngành


Hình 1 cho thấy một doanh nghiệp tăng sản myin lượng và thu về lợi
nhuận dương như thế nào tại mức giá 35 đô-la. Do lợi nhuận được tính sau khi
13
trừ đi chi phí cơ hội của vốn, nên lợi nhuận dương có nghĩa là lợi tức mà doanh
nghiệp thu được trên vốn cao hơn mức bình thường, cho thấy doanh nghiệp đang
hoạt động trong một ngành có khả năng sinh lợi. Mức lợi tức cao này làm cho các
nhà đầu tư chuyển nguồn lực từ các ngành khác để đầu tư vào ngành sinh lợi này
- khi đó sẽ có doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Cuối cùng sản xuất tăng lên
khi có doanh nghiệp mới gia nhập làm cho đường cung thị trường dịch chuyển
sang phải. Kết quả là, mức sản lượng thị trường tăng lên và giá sản phẩm trên thị
trường giảm xuống. Hình 2 minh họa điều này. Trong phần (b) của hình vẽ,
đường cung dịch chuyển từ Ssr sang Slr làm cho giá giảm từ P= 35 xuống P= 25
Trong phần (a), áp dụng cho một doanh nghiệp, đường chi phí trung bình dài hạn
tiếp xúc với đường giá nằm ngang tại mức sản lượng.
III. Ứng xử của doanh nghiệp trong ngắn hạn
1. Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại:
- Trong ngắn hạn, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa
chi phí doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất trên cơ sở giá
thị trường và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào TR tổng doanh thu và TC tổng chi phí:
+ Khi TR < TC: doanh nghiệp trong tình trạng lỗ vốn.
+ Khi TR > TC: doanh nghiệp trong tình trạng có lợi nhuận.
+ Khi TR = TC doanh nghiệp trong tình trạng hòa vốn.

14
- Dựa vào mối quan hệ giữa đường MC và MR.
- Sản lượng có lợi nhuận cực đại được xác định theo điều kiện.

● Lưu ý: Khi đã xác định được sản lượng mang lại mức lợi nhuận cực đại
hoặc mức lỗ tối thiểu, việc doanh nghiệp có đưa ra quyết định thực hiện
việc sản xuất tại mức sản lượng Q đó hay không lại phụ thuộc vào giá cả
thị trường P và chi phí sản xuất C của doanh nghiệp.
2. Quyết định cung ứng sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận trong
ngắn hạn:

● Với mục tiêu lợi nhuận cực đại hoặc lỗ tối thiểu trong ngắn hạn doanh
nghiệp sẽ tính toán và đưa ra quyết định sản xuất. Sẽ xảy ra 5 trường
hợp như sau do giá cả là độc lập với người bán hay nói cách khác là
không phụ thuộc vào người bán.

15
● Trường hợp 1: Khi P < AVC hay TR < TVC, giá bán của sản phẩm
thấp hơn chi phí biến đổi. Doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định và
lỗ một phần chi phí biến đổi. Doanh nghiệp quyết định không sản xuất.
- Ví dụ: Giả sử bạn là một chủ nhà hàng pizza, với chi phí thuê mặt
bằng là 5.000USD, chi phí của một chiếc pizza là 2USD, cho rằng
trung bình mỗi tháng, bạn bán được 2.000 chiếc bánh. Với giá là 1,5
USD 1 chiếc pizza, nếu bán, bạn sẽ có doanh thu là 3.000USD liệu
bạn có bán hay không?
+ Câu trả lời rõ ràng là không. Bởi vì tổng lợi nhuận trong trường
hợp bạn thực hiện việc bán bánh pizza của bạn là -5.000 + -
(2*2.000) + 1,5*2000=-6.000USD; tổng lợi nhuận trong trường
hợp bạn không thực hiện việc bán bánh pizza của bạn là -
5.000USD. Vậy rõ ràng, sau khi cân nhắc các trường hợp, việc bán
bánh còn khiến bạn lỗ thêm 1.000USD nên bạn quyết định là
không thực hiện việc sản xuất. Một cách tổng quát hơn, khi P
(trong trường hợp này, giá là 1,5USD) < AVC (2USD) doanh
nghiệp quyết định không sản xuất.

● Trường hợp 2: Khi P = AVC hay TR = TVC, giá bán của sản phẩm chỉ
bù được phần chi phí biến đổi. Doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố
định, nếu doanh nghiệp quyết định không sản xuất, họ sẽ lỗ toàn bộ
chi phí cố định và cả phần chi phí biến đổi do không tạo ra sản phẩm
để bán. Trong ngắn hạn doanh nghiệp quyết định sản xuất.

- Ví dụ: Tiếp tục với giả thiết trên, liệu khi giá của 1 chiếc pizza tăng
lên thành 2USD, liệu bạn có bán hay không?
+ Cùng phân tích từng trường hợp, ta nhận thấy như sau. Nếu bạn
thực hiện việc bán bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000 + -
2*2.000+2*2000=-5.000US; Nếu bạn thực hiện việc không bán
bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000.
+ Vậy, ngay cả khi bạn không sản xuất hoặc không, số tiền bạn lỗ
vẫn là như nhau. Thế nên, ở đây bạn sẽ tiếp tục sản xuất trong ngắn
hạn để quan sát thị trường xem giá cả tăng hoặc giảm để ra quyết
định tiếp theo. Tổng quát lại, khi P (trong trường hợp này, giá là
2USD) = AVC (2USD) doanh nghiệp quyết định sản xuất trong
ngắn hạn.
16
● Trường hợp 3: Khi AVC < P < AC → TVC < TR < TC, giá bán của
sản phẩm cao hơn mức chi phí cố định nhưng lại thấp hơn mức chi
phí để tạo ra sản phẩm; tức là không đủ để bù lại phần chi phí cố định.
Mặc dù doanh nghiệp lỗ nhưng giống với trường hợp 2, nếu doanh
nghiệp quyết định không sản xuất, họ sẽ lỗ toàn bộ chi phí cố định và
cả phần chi phí biến đổi do không tạo ra sản phẩm để bán. Quyết định
của doanh nghiệp là sản xuất.
- Ví dụ: Tiếp tục với giả thiết trên, liệu khi giá của 1 chiếc pizza tăng
lên thành 3USD, liệu bạn có bán hay không?
+ Cùng phân tích từng trường hợp, ta nhận thấy như sau. Nếu bạn
thực hiện việc bán bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000 + -
2*2.000+3*2000=-3.000US; Nếu bạn thực hiện việc không bán
bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000.
+ Vậy, khi bạn sản xuất, số tiền bạn lỗ là ít hơn. Thế nên, ở đây bạn
sẽ quyết định sản xuất. Tổng quát lại, khi AC (được xác định là 4,5
USD+2USD=4,5USD) > P (trong trường hợp này, giá là 3 USD) >
AVC (2USD) doanh nghiệp quyết định sản xuất.

● Trường hợp 4: Khi P = AC hay P.Q = AC.Q → TR = TC, giá bán của
sản phẩm ngang với chi phí để tạo ra sản phẩm .Doanh nghiệp kinh
doanh trong điều kiện hòa vốn. Quyết định của doanh nghiệp là sản
xuất.
- Ví dụ: Tiếp tục với giả thiết trên, liệu khi giá của 1 chiếc pizza tăng
lên thành 4,5USD, liệu bạn có bán hay không?
17
+ Cùng phân tích từng trường hợp, ta nhận thấy như sau. Nếu bạn
thực hiện việc bán bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000 + -
2*2.000+4,5*2000=0USD; Nếu bạn thực hiện việc không bán bánh
pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000.
+ Vậy, khi bạn sản xuất, bạn sẽ hòa vốn chứ không phải là lỗ
5.000USD nếu như không sản xuất. Thế nên, ở đây bạn sẽ quyết
định sản xuất. Tổng quát lại, khi AC (được xác định là 2,5
USD+2USD=4,5USD) = P (trong trường hợp này, giá là 4,5USD)
doanh nghiệp quyết định sản xuất.

● Trường hợp 5: Khi P > AC −> P.Q > AC.Q −> π > 0, giá bán của sản
phẩm lớn hơn chi phí tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh
trong điều kiện có lời. Quyết định của doanh nghiệp là sản xuất.
- Ví dụ: Tiếp tục với giả thiết trên, liệu khi giá của 1 chiếc pizza tăng
lên thành 4,5USD, liệu bạn có bán hay không?
+ Cùng phân tích từng trường hợp, ta nhận thấy như sau. Nếu bạn
thực hiện việc bán bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000 + -
2*2.000+5*2000=1.000USD; Nếu bạn thực hiện việc không bán
bánh pizza, tổng lợi nhuận sẽ là -5.000.
+ Vậy, khi bạn sản xuất, bạn sẽ lời 1.000USD chứ không phải là lỗ
5.000USD nếu như không sản xuất. Thế nên, ở đây bạn sẽ quyết
định sản xuất. Tổng quát lại, khi AC (được xác định là 2,5 USD+2
USD=4,5 USD) < P (trong trường hợp này, giá là 5 USD) doanh
nghiệp quyết định sản xuất.

18
Tóm lại: Trong ngắn hạn nếu P < AVC, doanh nghiệp sẽ không sản
xuất. Còn nếu P ≥ AVC, doanh nghiệp quyết định thực hiện việc sản xuất
cung ứng sản phẩm ra thị trường.
3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn:
Tổng hợp các trường hợp doanh nghiệp quyết định sản xuất, không sản
xuất từ các hình trên ta có thể vẽ được hình 6.12 như sau:

Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là tập hợp các điểm ứng với một mức
giá các doanh nghiệp đồng ý cung ứng một mức sản lượng nhất định cho thị trường.
Hình 6.13 đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn chính là nhánh đi lên của
đường MC.

19
4. Đường cung ngắn hạn ngành:
- Đường cung ngắn hạn ngành chính là đường cung ngắn hạn của thị
trường, nó biểu thị số lượng sản phẩm mà một ngành sẽ sản xuất trong
ngắn hạn, ứng với mỗi mức giá xác định. Tổng cung của ngành là tổng
lượng cung của tất cả các hãng tham gia thị trường. Tổng hợp bằng
cách cộng theo chiều ngang lượng cung của mỗi doanh nghiệp ứng với
mỗi mức giá.

5. Đường cung ngắn hạn ngành:


- Đường cung ngắn hạn ngành chính là đường cung ngắn hạn của thị
trường, nó biểu thị số lượng sản phẩm mà một ngành sẽ sản xuất trong
ngắn hạn, ứng với mỗi mức giá xác định. Tổng cung của ngành là tổng
lượng cung của tất cả các hãng tham gia thị trường. Tổng hợp bằng
cách cộng theo chiều ngang lượng cung của mỗi doanh nghiệp ứng với
mỗi mức giá.

20
IV. Ưu điểm và nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn
1. Khái quát:
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có những ưu điểm rất rõ ràng, là một
thị trường lý tưởng nhưng cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm mà
chúng ta không thể không nhắc đến.
2. Ưu điểm:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà các doanh nghiệp
hiện nay đều đang mong muốn hướng đến với các ưu điểm rất nổi bật.

● Tốn ít chi phí cho quảng cáo.

Trong một thị trường hoàn hảo, các doanh nghiệp sẽ tiêu tốn ít chi phí cho
quảng cáo có thể không cần cũng được vì sản phẩm được bán là đồng nhất sẽ
luôn tiếp cận được khách hàng. Điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ,
mới phát triển, nguồn vốn ít khi hiện nay giá thành cho quảng cáo sản phẩm
không hề rẻ.
● Không có độc quyền trên thị trường.

Các doanh nghiệp tham gia thị trường nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô thị
trường và không thể độc quyền về giá cả hàng hóa. Do các sản phẩm trên thị
trường giống hệt nhau nên người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm đạt tiêu
chuẩn mà không cần lo lắng về chất lượng sản phẩm
● Thông tin minh bạch, rõ ràng.

Thông tin về hàng hóa được tiết lộ cho tất cả những người tham gia thị
trường một cách minh bạch và rộng rãi. Người tiêu dùng biết giá và mua được
sản phẩm đúng giá, tránh bị tính giá cao hơn bình thường. Một thị trường hoàn
hảo với thông tin sẵn có không cho phép người bán xác định giá thị trường
● Chất lượng sản phẩm luôn đồng nhất

Người tiêu dùng luôn có được hàng hóa chất lượng tốt nhất theo nhu cầu
của mình.
● Tính cơ động

Việc chủ động và tự do gia nhập hay rút lui khỏi thị trường đều do DN tự
quyết định.

21
3. Nhược điểm
- Phần lớn các doanh nghiệp tham gia thị trường cạnh tranh hoàn hảo
đều có quy mô nhỏ và hoạt động độc lập. Nên không đủ sức để tạo nên
sức ảnh hưởng riêng cho mình.
- Không tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp, công ty, người bán
hàng thay đổi hoặc phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình. Vì vậy,
mà các sản phẩm theo thời gian vẫn không có sự thay đổi.
- Hiện nay, việc tăng khả năng cạnh tranh luôn được các doanh nghiệp
ưu tiên, khi họ ứng dụng kỹ thuật và trong sản xuất cho đến quản lý
kinh doanh. Với những doanh nghiệp lớn sẽ gặp phải nhiều vấn đề
như: Quản lý sản phẩm, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng…

● Thị trường cạnh tranh hoàn hảo không hạn chế doanh nghiệp tham
gia và rút lui.
Việc một doanh nghiệp tham gia hay rút lui khỏi thị trường cạnh tranh
hoàn hảo là hoàn toàn tự do. Nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và khả
năng sinh lời cao thì sẽ tham gia kinh doanh trên thị trường này. Ngược lại, nếu
tình hình kinh doanh thua lỗ doanh thu kém thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể rút
khỏi thị trường một cách nhanh chóng.
● Tỷ suất lợi nhuận thấp

Một doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh hoàn hảo có thể sẽ có tỷ suất lợi
nhuận thấp. Các doanh nghiệp này không thể đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy
mô. Nói cách khác, ngay cả khi sản xuất được mở rộng, quy mô của doanh
nghiệp vẫn còn nhỏ so với thị trường. Do đó, bạn không thể kiếm thêm lợi nhuận
bằng cách thay đổi giá.

22
Danh mục tài liệu tham khảo
1) Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư (2021), Bài giảng kinh tế vi mô, Trường Đại học Tài
Chính-Marketing
2) Lê Bảo Lâm-Giáo trình kinh tế vi mô, NXB Tổng Hợp TP.HCM
3) https://www.dnse.com.vn/hoc/thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-la-gi
4) https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-quoc-gia-
thanh-pho-ho-chi-minh/kinh-te-vi-mo/chuong-5-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao/
21499642
5) https://www.gosell.vn/blog/thi-truong-canh-tranh-hoan-hao/
#Uu_va_nhuoc_diem_cua_thi_truong_canh_tranh_hoan_hao

23

You might also like