You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC

BÀI THẢO LUẬN

Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng độc quyền bán thuần túy hoặc độc quyền
nhóm và chỉ rõ cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhận trong ngắn hạn và
dài hạn.

THỰC HIỆN: NHÓM 5

LỚP HỌC PHẦN: 24100MIEC0821

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. HOÀNG ANH TUẤN

HÀ NỘI, 2024

1
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế
đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực han hiếm trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế học
vi mô hiện nay được nhiều trường đại học đưa vào giảng dạy.
Hoạt động kinh tế là hoạt động thường xuyên của con người. Nó được thể hiện thông qua các hoạt động
như mua bán, kinh doanh hàng hoa dịch vụ,…Các hoạt động kinh tế thường hướng tới mục tiêu tạo ra sản
phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học thường quan tâm tới hành vi của toàn bộ nền
kinh tế và hoạt động riêng lẻ của các cá nhân, doanh nghiệp,…Nghiên cứu môn học này giúp chúng ta có
những giải đáp về cách tối ưu hóa sản xuất và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Để hiểu rõ lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn nhóm 5 đã tiến hành nghiên cứu vấn đề phân tích và minh
họa về một hãng độc quyền bán thuần túy và cách thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong
ngắn hạn và dài hạn. Từ đó đưa ra những kết luận khái quát về thị trường độc quyền thuần túy.

2
MỤC LỤC
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN THUẦN TÚY....................4
1. Khái niệm.................................................................................................................................................................... 4
2. Các đặc trưng cụ thể về thị trường bán hàng thuần túy.........................................................................................4
3. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền..............................................................................................................................4
3.1. Do quá trình sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô...................................................................................4
3.2. Do kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất..................................................................................4
3.3. Do quy định về mặt phát minh, sáng chế.............................................................................................................4
3.4. Do các quy định của chính phủ...........................................................................................................................4
3.5. Do sở hữu một nguồn lực lớn..............................................................................................................................4
4. Đường cầu và đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy........................................5
4.1. Đường cầu của thị trường độc quyền bán...........................................................................................................5
4.2. Doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán.....................................................................................................5
4.3. Mối liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co dãn..............................................................................................5
5. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền bán thuần túy trong ngắn hạn.............................................................6
5.1. Điều kiện lựa chọn sản lượng tối đa hóa lời nhuận............................................................................................6
5.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bán thuần túy...........................................................................................6
5.3 . Quy tắc định giá của hãng độc quyền.................................................................................................................6
5.4. Tác động của chính sách thuế.............................................................................................................................7
5.5. Đường cung của hãng độc quyền........................................................................................................................7
5.6. Đo lường sức mạnh độc quyền – Chỉ số Lerner..................................................................................................8
6. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền bán hàng thuần túy trong dài hạn.......................................................8
PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HÃNG ĐỘC QUYỀN BÁN THUẦN TÚY TỔNG CÔNG TY ĐIỆN VIỆT NĂM
GIAI ĐOẠN 2020-2023......................................................................................................................................................9
1.Tổng quan về ngành điện............................................................................................................................................9
2. Tổng công ty điện Việt Nam (EVN)..........................................................................................................................9
2.1. Lịch sử..................................................................................................................................................................9
2.2. Thành tựu.............................................................................................................................................................9
2.3.Phương hướng....................................................................................................................................................10
2.4. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền.......................................................................................................................10
2.5. Báo cáo kinh doanh............................................................................................................................................10
3.1. Hạn chế...............................................................................................................................................................11
3.2 Một số biện pháp doanh nghiệp đã áp dụng để mang lại lợi nhuận cao nhất...................................................12
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................12
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................................... 12

3
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN
THUẦN TÚY
1. Khái niệm
Trong thị trường độc quyền bán, hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ được cung cấp bởi một doanh nghiệp duy
nhất. Doanh nghiệp cung ứng duy nhất này được gọi là doanh nghiệp độc quyền bán.
2. Các đặc trưng cụ thể về thị trường bán hàng thuần túy
Thứ nhất, doanh nghiệp là đơn vị duy nhất cung cấp toàn bộ sản lượng hàng hóa ra thị trường. Vậy nên
có thể hiểu cầu thị trường cũng chính là cầu doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ không cần lo ngại vì các phản ứng trái chiều của các doanh nghiệp khác bởi
hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường là độc quyền và không có hàng hóa thay thế tương ứng.
Thứ ba, rào cản gia nhập hoặc rời bỏ thị trường rất cao. Điều này có nghĩa là ngay cả khi nhà độc quyền
thu được lợi nhuận kinh tế dương, các công ty khác vẫn muốn tham gia thị trường để kiếm được lợi nhuận kinh
tế dương nhưng các rào cản gia nhập lại ngăn cản các công ty khác làm như vậy.
Thứ tư, trong thị trường độc quyền, quyền lực thị trường thuộc về nhà phân phối. Các doanh nghiệp có
thể kiểm soát giá cả để đạt được mục tiêu của mình, hoặc nhà độc quyền là người “ ấn định giá ”.
*) Các doanh nghiệp tiêu biểu trong thị trường độc quyền bán thuần túy
- Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
- Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
- Tổng công ty bưu điện Việt Nam.
3. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền
3.1. Do quá trình sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô
Một ngành đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô sẽ có đường chi phí trung bình dốc xuống. Chi phí ở mức
âm lượng thấp. Do chi phí thấp hơn, các công ty lớn hơn có thể hạ giá bán, đẩy các công ty nhỏ hơn ra khỏi thị
trường, trong khi các công ty nhỏ hơn sẽ thua lỗ và phải rời khỏi thị trường trong thời gian dài. Độc quyền
thuần túy xảy ra khi một công ty lớn thành công trong việc loại tất cả các công ty khác khỏi thị trường.
VD: Trong ngành đường sắt, có một nguồn chi phí cố định để hình thành mạng lưới vật tư ( hệ thống
đường sắt, hệ thống tàu, chi phí xây dựng và bảo trì nhà ga) rất lớn, trong khi đó chi phí cân biên để cung cấp
thêm một đơn vị thành phẩm thường rất thấp.
3.2. Do kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Điều này có nghĩa là tài nguyên chính thuộc về bộ phận đó quyền sở hữu công ty duy nhất. Nếu không có
gì một công ty khác có thể sản xuất sản phẩm độc quyền là kết quả tất yếu.
3.3. Do quy định về mặt phát minh, sáng chế
Theo quy định, chỉ những người nắm giữ bằng sáng chế hoặc phát minh mới có thể sản xuất hoặc kinh
doanh một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được xác định, có nghĩa
là người nắm giữ sáng chế trở thành một công ty, nhà cung cấp duy nhất trên thị trường.
3.4. Do các quy định của chính phủ
Chính phủ cho phép một công ty nào đó được độc quyền bán hàng, hoặc cung cấp một loại hàng hóa,
dịch vụ nhất định trên thị trường. Nội thất độc quyền trường hợp này gọi là độc quyền nhà nước. Nguyên nhân
là do ở một số quốc gia, những công nghiệp chủ chốt như ngành điện, nước, thông tin liên lạc, phát thanh
truyền hình,.. có vai trò rất quan trọng và chính phủ kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ an ninh quốc gia.
3.5. Do sở hữu một nguồn lực lớn
Điều này mang lại cho người đương nhiệm một vị trí gần như hoàn chỉnh trên thị trường.
4
4. Đường cầu và đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy.
4.1. Đường cầu của thị trường độc quyền bán
- Bởi lẽ đây là ngành kinh doanh duy nhất trên thị trường P
nên đường cầu thị trường cũng chính là đường cầu của doanh
nghiệp. Nhà độc quyền có toàn quyền kiểm soát số lượng sản
phẩm được bán.
- Đường cầu (D) của thị trường độc quyền dốc về bên phải
và có độ dốc âm. O
Q
=> Đường cầu tạo ra những hạn chế đối với khả năng kiếm lợi
nhuận của nhà độc quyền bằng cách tận dụng sức mạnh thị
trường.
=> Sản phẩm không thể được tiêu thụ hết nếu doanh nghiệp định
giá sản phẩm quá cao.

4.2. Doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán
- Đường thu nhập cận biên3 của doanh nghiệp cũng có xu hướng đi xuống nhưng nằm bên trong đường
cầu
+ Doanh thu cận biện: MR = TR’ = a - 2bQ
+ Tổng doanh thu của hãng độc quyền TR = P.Q = a.Q - b.𝑄2
=> Đường doanh thu cận biên (MR) luôn nằm dưới đường cầu D, trừ điểm đầu tiên.
4.3. Mối liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co dãn
Từ công thức tính doanh thu cận biên ta có:
∆ TR ∆(P . Q) ( P . ∆ Q) (Q . ∆ P) Q ∆P
MR= = = + = P .( 1+ . )
∆Q ∆Q ∆Q ∆Q P ∆Q

D P ∆Q ∆ TR 1
Ta có: E P = ( ) . ( ) ⇒ MR = = P ( 1 + D )
Q ∆P ∆Q EP
D
1
Do E P < 0 nên 1+ D < 1 → MR < P
EP

D
1
Khi cầu co dãn → E P < -1 → 1+ D >0→ MR > 0
EP
D
1
Khi cầu kém co dãn → -1 < E P < 0 → 1+ D <0→ MR < 0
EP
D
1
Khi cầu co dãn đơn vị → E P = -1 → 1+ D =0→ MR = 0
EP
D
1
Khi cầu hoàn toàn co dãn → E P = -∞ → 1+ D =1→ MR = P
EP

5
So sánh đường cầu của hãng CTHH và của hãng độc quyền.
 Trên thị trường CTHH, đường cầu là đường nằm ngang theo giá thị trường. Doanh nghiệp không
có khả năng kiểm soát thị trường và giá cả, là “người chấp nhận giá” và không có sức mạnh thị
trường.
 Thị trường độc quyền bán thuần túy:
Đường cầu là đường thẳng dốc xuống
về phải và có độ dốc âm. Doanh nghiệp
được coi là “người ấn định giá”, có sức mạnh
thị trường.

5. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền bán thuần túy trong ngắn hạn.
5.1. Điều kiện lựa chọn sản lượng tối đa hóa lời nhuận.
+ Tương tự với điều kiện tối đa hóa lợi nhuận chung là
MR = MC.
+ Nếu doanh nghiệp mới chỉ sản xuất tại mức sản
lượng có MR = MC thì không thể khẳng định doanh
nghiệp có tối đa hóa lợi nhuận hay không vì MR = MC
chỉ được coi là điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận.
5.2. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bán thuần túy.
Lợi nhuận của công ty độc quyền bán là:  = TR – TC = P  Q – ATC  Q = Q  (P - ATC)
 Công ty có lợi nhuận kinh tế dương khi P > ATC.
 Doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0 khi P = ATC.
 Hãng bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất khi: AVC < P < ATC.
 Công ty ngừng sản xuất khi: P ≤ AVC.
5.3 . Quy tắc định giá của hãng độc quyền.
Trong thực tế các doanh nghiệp không thể xác định được đường cầu của thị trường, nên họ không
thể xác định được đường doanh thu cận biên. Để xác định được giá sản xuất, giá bán, doanh nghiệp có
thể vận dụng quy tắc định giá của hãng độc quyền.
Để làm được điều này, ta viết lại biểu thức của doanh thu cận biên:
∆(P . Q) ∆ TR
MR = = ∆Q
∆Q
∆(P . Q)
Doanh thu tăng thêm do 1 đơn vị sản phẩm bao gồm 2 thành tố . Sản xuất thêm 1 đơn vị và
∆Q
bán ra theo giá P đem lại doanh thu bằng P . Nhưng đường cầu là giảm dần nên khi sản xuất và bán ra thêm 1

6
∆P
đơn vị sản phẩm này cũng làm giá giảm đi 1 lượng nhỏ kéo theo doanh thu của tất cả đơn vị được bán
∆Q
∆P
giảm . Tức là sự thay đổi trong doanh thu Q.
∆Q
∆P P ∆P P ∆P 1
Do vậy MR = P+Q.
∆Q
= P+P. .
Q ∆Q
Mà E P =
D
.
Q ∆Q
=> MR = P+P.( D )
EP

7
Nhưng vì tối đa hóa lợi nhuận nên MR = MC
MC
1 1
=> MR = P + P.( D ) MC = P( 1+ D ) => P = 1+ 1
Ep Ep D
Ep
P −P ( P−MC )
Ta có: P – MC= P – ( P + D ) = D > 0 =>
Ep Ep P

Mối quan hệ này cung cấp một quy tắc đơn giản để định giá.
Vế trái ( P – MC) /P là tỉ lệ % giữa mức chênh lệch đường giá và chi phí cận biên so với giá. Quan hệ cho ta
MC
thấy tỉ lệ này phải bằng giá trị nghịch đảo của độ co dãn cầu với dấu âm và P = 1+ 1
D
Ep
1 −P
Ta có: P – MC = P – P . ( 1 + 1+ ED ) = ED
p p

Vì E Dp < 0 => P-MC > 0 => P > MC


=> Nhà độc quyền bán luôn đặt giá thành sản phẩm của mình cao hơn giá thành cận biên => Nhà độc quyền
bán có sức mạnh thị trường.
 Do đó, nhà độc quyền sẽ luôn đặt giá cao hơn chi phí cận biên. Để đo lường sức mạnh độc quyền, hãy nhìn
vào sự khác biệt giữa giá bán và chi phí cận biên. Sức mạnh độc quyền là khả năng đặt giá cao hơn chi phí cận
biên. Sự khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp
độc quyền có sức mạnh thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận, một hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn đặt giá bằng
chi phí biên, trong khi hãng độc quyền đặt giá cao hơn chi phí biên (P > MC).
5.4. Tác động của chính sách thuế.
Khi doanh nghiệp đánh thuế độc quyền có nghĩa là
doanh nghiệp sẽ sản xuất ra ít sản phẩm với giá cao hơn.
Giả sử ban đầu hãng độc quyền có đường chi phí cận
biên MC, đường cầu D và đường doanh thu cận biên MR như
minh họa. Sau đó, áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận, nhà
độc quyền sẽ chọn mức sản xuất tại giao điểm của đường MR
và MC và sản xuất ở mức sản xuất Q*1, sau đó doanh nghiệp
sẽ ấn định giá bán ở một mức giá nhất định là P1.
Giả sử chính phủ áp dụng thuế độc quyền t đối với mỗi sản phẩm được bán, điều này sẽ làm cho
chi phí cận biên của hãng tăng một lượng t và đường chi phí cận biên dịch chuyển lên trên một khoảng t,
đến đường MC1. Vì đường chi phí cận biên dịch chuyển nên để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ sản xuất ở
mức sản lượng Q*2 và bán sản phẩm ở mức giá P2 > P1.
=> Từ những lập luận trên chúng tôi thấy rằng các công ty độc quyền xuất ra thị trường ít sản
phẩm hơn và tính giá thành cao hơn tất thảy là do chính sách thuế của chính phủ ban hành. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần nhấn mạnh rằng mức tăng giá phải thấp hơn mức thuế. Điều này cũng có nghĩa là
người tiêu dùng cũng phải chịu một phần thuế, nhưng không phải toàn bộ.

8
5.5. Đường cung của hãng độc quyền.
- Độc quyền bán không có đường cung

9
+ Vì không thể xác định trực tiếp mức sản xuất từ đường chi phí cận biên của một hãng độc
quyền.
+ Trong thị trường độc quyền thuần túy không có mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng cung
giống như thị trường CTHH.

5.6. Đo lường sức mạnh độc quyền – Chỉ số Lerner.


- Để đo lường sức mạnh của sự độc quyền, nhà kinh tế học Abba Lerner đã sử dụng ý
tưởng là đưa ra mức so sánh giá với chi phí cân biên của doanh nghiệp độc quyền để tính
toán sức mạnh thị trường. Hệ số đo lường sức mạnh thị trường này được lấy theo tên ông, Hệ
P−MC
số Lerner: L = (0≤L≤1)
P

- Hệ số Lerner càng lớn thì sức mạnh độc quyền càng lớn

P−MC −1
Ta có: L = => L = D
P Ep

=> Độ biến động của nhu cầu tiêu dùng dựa trên giá bán sản phẩm của doanh nghiệp
độc quyền cho thấy rõ ràng sức mạnh độc quyền.
6. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền bán hàng thuần túy trong dài hạn.
- Để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn, nhà độc
quyền lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng có MR =
LMC

+ Hãng còn sản xuất nếu P ≥ LAC


+ Hãng ra khỏi ngành nếu P < LAC
- Về lâu dài, nhà độc quyền sẽ điều chỉnh quy mô
đến mức tối ưu:
Thang đo tối ưu là thang đo mà tại đó đường cong ATC tiếp xúc với đường cong LAC ở mức sản
xuất tối đa hóa lợi nhuận.
- Đồ thị mô tả:
+ Có đường MR cắt đường LMC xác định mức sản lượng Q*; Xác định tổng doanh thu và tổng chi phí.
+ Hãng độc quyền sẽ điều chỉnh quy mô của mình đến mức sản xuất tối ưu.

=> Sẽ có một số đường giao nhau. Ví dụ: đường thẳng SMR cắt MR và LMC tại điểm E. Và có đường cong
ATC tiếp xúc với đường cong LAC tại điểm B - điểm mà chúng ta đạt đến mức sản xuất tối đa hóa lợi nhuận :

10
. + Lợi nhuận của công ty được thể hiện bằng diện tích PABM > 0.
Qua đó ta thấy diện tích PABM > 0 thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty. Công ty độc quyền sẽ
luôn duy trì lợi nhuận dương trong dài hạn nếu điều kiện gia nhập thị trường cần có sự bó buộc lớn,
yêu cầu cao. Và điều này cũng thể hiện rõ rệt nhất sự khác biệt với các công ty theo mô hình cạnh
tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận kinh tế bằng 0 trong thời gian dài.

PHẦN II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN HÃNG ĐỘC QUYỀN BÁN THUẦN TÚY
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN VIỆT NĂM GIAI ĐOẠN 2020-2023.
1.Tổng quan về ngành điện.
Tổng quan ngành điện Ngành điện Việt Nam bao gồm: nhiệt điện than, thủy điện, nhiệt điện
khí và năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Nhiệt điện than: Tập trung ở
khu vực phía Bắc (Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh,...). Sử dụng than từ mỏ để tạo ra năng
lượng.
Thủy điện Tập trung ở 3 hệ thống sông lớn: sông Đà, sông Đồng Nai và sông Sê San. Lượng
lấy vào tùy theo mùa và lượng nước sông, hồ chứa; Ưu điểm của thủy điện nằm ở chi phí đầu vào
thấp: mưa càng nhiều thì sản lượng càng lớn.
Nhiệt điện khí (tuabin khí): tập trung ở khu vực phía Nam (Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau).
Đầu vào phụ thuộc vào việc mua khí đốt tự nhiên trực tiếp từ các mỏ dầu
Năng lượng mặt trời: tập trung ở khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,
Khánh Hòa...). Sự phân bố, tập trung không đồng đều ở những nơi có nhu cầu năng lượng thấp
thường dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc hệ thống điện. Năng lực sản xuất năng lượng mặt trời
không ổn định vì phụ thuộc vào thời gian nắng, cường độ nắng và điều kiện thời tiết.
Năng lượng gió: tập trung ở các vùng ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ (từ Bến Tre
đến Cà Mau), Quảng Trị, Gia Lai... Hiện nay, năng lượng gió chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu
ngành điện .
2. Tổng công ty điện Việt Nam (EVN)
2.1. Lịch sử
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, tổ chức các đơn vị
sản xuất, lưu thông và dịch vụ công của ngành điện. Năm 1994 cũng là năm đường dây 500 kV Bắc
Nam được đưa vào vận hành, thống nhất hệ thống điện ba miền Bắc, Trung, Nam thành một hệ
thống điện thống nhất của Việt Nam. Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập ngày
22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng công ty Điện lực Việt Nam sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - con. Năm 2010 (25/6/2010), Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển mô hình
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước kiểm
soát. Chủ sở hữu vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, chủ sở hữu vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là
Chính phủ Việt Nam (Bộ Công Thương).
2.2. Thành tựu
Năm 2004, ngành Điện Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huy chương Sao vàng vì
có đóng góp to lớn cho sự nghiệp góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đặng và dân tộc.
Năm 1996, ngành Điện Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh
vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Điện Việt Nam, qua đó góp phần
vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

11
Năm 2014, Tổng công ty Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước khen thưởng Huân
chương Hồ Chí Minh vì những đóng góp to lớn và nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Năm 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương
Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua toàn quốc xây dựng nông
thôn mới.
• Năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương
Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2019.
• Năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Lao
động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được Đảng và
Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong 15 năm qua.
năm thực hiện điện khí hóa nông thôn.
Năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ
đổi mới do Đảng và Nhà nước trao tặng vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực lao động
và sáng tạo giai đoạn 2009 - 2019, góp phần nâng cao năng lực lao động.
góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2.3.Phương hướng
- Sản xuất, vận chuyển, phân phối và kinh doanh điện năng; chỉ huy, điều khiển việc sản xuất,
truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án năng lượng;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp các thiết bị điện, cơ khí, điều
khiển, tự động hóa cho các đường dây sản xuất, truyền tải, phân phối điện và các công trình điện;
các thí nghiệm về điện.
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn nghiên cứu thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, tư vấn
dự toán, tư vấn kiểm toán và giám sát thi công các dự án nguồn điện và các dự án đường bộ, cáp,
trạm biến áp. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện có 3 công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy
điện/nhiệt điện trong lĩnh vực sản xuất điện. các công ty bán điện cho khách hàng: Tổng công ty
Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện
lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực Thành phố. Hà Nội (EVNHANOI), Công ty Điện
lực Thành phố. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT)
hiện đang phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.4. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền.
- Chính sách Nhà nước:
+ Nhà nước độc quyền trong ngành điện là vì không thể có doanh nghiệp tư nhân đủ khả năng
sản xuất điện, nên Nhà nước phải giao cho các doanh nghiệp nhà nước.
+ Luật Điện lực quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, và đơn vị truyền tải điện
có nghĩa vụ đầu tư và xây dựng lưới điện. Đơn vị duy nhất cấp phép hiện nay là EVNNPT.
+ Các công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam do giá điện tại đây thấp, tận dụng
nguồn năng lượng giá rẻ và gây ô nhiễm.
- Mất cân bằng cung cầu:
+ Nhu cầu điện tăng cao, đạt mức kỷ lục 45.528 MW và 900 triệu kWh.
+ Ngành điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu, công suất dự phòng không đảm bảo nguồn điện ổn định.
+ Tiến độ xây dựng các nhà máy phát điện chậm trễ, gây thiếu điện trầm trọng.

12
+ Các dự án như Lô B, Cá Voi Xanh, Thái Bình II, Long Phú 1, Sông Hậu 1, Sơn Mỹ 1, Long Phú 2,
Nam Định 1 chậm tiến độ.
+ Đường dây 500 kV mạch 3 chậm tiến độ gần 1 năm.
+ Hệ thống điện không thể vận hành ổn định.
2.5. Báo cáo kinh doanh

* Năm 2020
- Năm 2020 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của EVENFinance khi tăng vốn điều lệ
của công ty từ 2.500 tỷ đồng lên 2.649 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ giúp EVNFinance khẳng định
uy tín và củng cố năng lực tài chính trên thị trường.
* Năm 2021
- Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) năm 2021 đạt mức lợi nhuận trước thuế tăng vọt gần
gấp 7 từ 1.472 tỷ lên 10.127 tỷ đồng.
- Hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ khi doanh thu
tăng 11% lên hơn 211.600 tỷ đồng; lãi gộp tăng hơn 2.000 tỷ lên 19.557 tỷ đồng.
*Năm 2022
-Năm 2022, tổng điện thương phẩm sản xuất đạt 242,7 tỷ kWh, tăng 7,7% so với năm 2021.
Tổng điện năng Tập đoàn Điện lực Việt Nam sản xuất và mua năm 2022 là 242,04 tỷ kWh, tăng
6,41% so với năm 2021 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện các biện pháp hiện đại hóa hệ
thống lưới điện, giảm tổn thất năng lượng và cải thiện năng lượng đảm bảo độ tin cậy bằng cách sử
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, cũng như thành tựu của cách mạng 4.0 và chuyển đổi số. Hầu
hết các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt và vượt kế hoạch, Chỉ số thời gian mất điện trung bình hệ thống
(SAIDI) là 267,1 phút, giảm 51,9 phút so với năm 2021. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn quốc dự kiến
giảm xuống 6,25%, tốt hơn 0,02% so với năm 2021.
* Năm 2023
- Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 80.555 MW,
tăng ~2.800 MW so với năm 2022. (Tuy nhiên, tỷ lệ công suất đặt do EVN và các GENCOs thuộc
EVN sở hữu chỉ 29.966 MW - chiếm tỷ trọng 37,2% công suất toàn hệ thống).
- Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2023 là 280,6 tỷ kWh, tăng 4,56%
so năm 2022. Công suất phụ tải cực đại toàn hệ thống (Pmax) năm 2023 là 46.348 MW, tăng 2,01%
so với năm 2022. Điện sản xuất và mua của EVN năm 2023 ước đạt 271,1 tỷ kWh, tăng 3,45% so
năm 2022 (trong đó điện sản xuất của các nhà máy điện thuộc Công ty mẹ EVN chiếm ~14,7%, các
GENCO chiếm ~27,8%, mua của các nguồn ngoài chiếm 57,4%).

3. Hạn chế và giải pháp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
3.1. Hạn chế
- Hạn chế về thị trường:

13
+ Nền kinh tế không ổn định, suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng tới năng lực tài chính của các công
ty.
+ Chính phủ ban hành các chính sách về vấn đề vay vốn của doanh nghiệp.
+ Sự biến động của cung cầu cùng sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh khiến thị trường bị thu
hẹp.
- Hạn chế về pháp luật:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, thường xuyên sửa đổi bổ sung làm ảnh
hướng tới hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hệ thống văn bản pháp luật có hiệu lực yếu chưa thực sự hiệu quả tác động tới hoạt động sản
xuất.
- Hạn chế về tài chính:
+ Doanh nghiệp thường vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất thả nổi khiến cho nguồn vốn không
ổn định
+ Tình trạng kinh doanh thua lỗ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoàn vốn và kêu gọi vốn
của doanh nghiệp.
Theo Báo lao động trong 8 tháng năm 2023 Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 29000 tỷ đồng
- Hạn chế khác:
+ Dịch bệnh cùng phát các chi phí sản xuất tăng cao kèm theo giảm lợi nhuận dự án khiến cho
doanh nghiệp giảm động lực.
3.2 Một số biện pháp doanh nghiệp đã áp dụng để mang lại lợi nhuận cao nhất.
+ Nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý.
+ Nâng cấp các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện,… nhằm tăng hiệu suất làm việc để tạo ra sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng.
+ Khắc phục tình trạng thiếu điện vào những mùa cao điểm.
+ Đầu tư đường điện mới với công suất lớn giúp tiết kiệm năng lượng và mang lại hiệu quả cao hơn
trong quá trình truyền tải điện tới hộ gia đình, doanh nghiệp,…
+ Doanh nghiệp đưa ra những dự án tiêu biểu như:
 Hacom Solar
 Điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận 1
 Điện mặt trời Bầu Zôn
 Điện mặt trời Sơn Mỹ
 Điện về sáng bản vùng cao

PHẦN KẾT LUẬN


Mặc dù độc quyền mang lại lợi nhuận khổng lồ cho người sản xuất nhưng đó không
hẳn là điều tốt. Bởi vì họ là độc quyền nên họ có thể tự đặt giá và có thể tăng giá. Nếu nhà
độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn thì giá không thể quá cao. Khi giá quá
cao, chính phủ phải can thiệp, điều chỉnh giá thấp hơn để giúp người dân mua sắm thoải mái,
tự nguyện mà không khiến nhà sản xuất thua lỗ. Bằng cách hiểu độc quyền thuần túy, chúng
ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, đường cầu, doanh thu và cách các công ty lựa chọn sản
lượng để tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn.

14
LỜI CẢM ƠN
Sau khi trải qua quá trình nỗ lực, tìm tòi và nghiên cứu, nhóm 5 chúng em đã hoàn thành bài thảo
luận của mình. Đối với tân sinh viên chúng em đây chắc hẳn là thử thách lớn và khó thực hiện.
Nhưng nhờ vào sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Hoàng Anh Tuấn, chúng em đã hoàn thành
bài thảo luận một cách tốt nhất. Nhóm 5 chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Hoàng Anh
Tuấn vì đã luôn tạo điều kiện hỗ trợ chúng em trong quá trình học tập cũng như hoàn thành thảo
luận của học phần Kinh Tế Học. Bằng việc tiếp thu nững kiến thức và kinh nghiệm mà thầy chia sẻ
chúng em đã có một bài thảo luận hoàn thiện và chất lượng. Tất cả những lời khuyên sự hỗ trợ đóng
góp ý kiến của thầy đã cho chúng em những ý tưởng mới, tiếp cận vấn đề một cách tốt nhất. Qua
những tiết học của thầy chúng em không chỉ học được những kiến thức mới mà còn học thêm được
kĩ năng hữu ích cho cuộc sống sau này. Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
Hoàng Anh Tuấn vì đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ hộ trợ chúng em. Sự giúp đỡ của thầy là kim chỉ
nam dẫn lối giúp chúng em phát triển hơn trong con đường học tập và sự nghiệp sau này. Bài thảo
luận của chúng em còn nhiều sai sót mong thầy thông cảm và chỉ dạy thêm cho chúng em. Sau cùng
tập thể nhóm 5 xin chúc thầy mạnh khoả hạnh phúc và tiếp tục nhiệt huyết trên con đường trồng
người của mình.
Xin chân thành cảm ơn thầy!

TRÍCH DẪN NGUỒN


1. https://nangluongvietnam.vn/ta-p-doa-n-die-n-lu-c-vie-t-nam-nam-2023-hoa-t-do-ng-trong-bie-n-
do-ng-khon-luo-ng-32078.html
2. https://s.cafef.vn/evn-1465072/vi-dau-loi-nhuan-nua-nam-cua-evn-tang-gap-7-len-hon-10000-ty-
dong.chn
3. https://www.evn.com.vn/d6/news/Bao-cao-tai-chinh-hop-nhat-nam-2022-cua-EVN-2-159-
120892.aspx
4.https://www.evn.com.vn/d6/news/Bao-cao-tai-chinh-nam-2020-cua-Cong-ty-me-EVN-va-hop-
nhat-toan-Tap-doan-2-159-28447.aspx
5. https://www.evn.com.vn/d6/gioi-thieu-d/Tong-quan-ve-Tap-doan-Dien-luc-Viet-Nam-2-3-
877.aspx
6. https://vietnambiz.vn/thi-truong-doc-quyen-thuan-tuy-pure-monopolistic-market-la-gi-dac-diem-
va-nguyen-nhan-2019101821261782.htm

15
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhiệm vụ Tự đánh giá


1 Vũ Thị Quỳnh - Nhóm trưởng. A
- Viết lời cảm ơn
- Làm nội dung mục II
2 Nguyễn Vũ Mai Thy - Thư ký B
- Làm nội dung mục I
3 Bùi Phương Thảo - Tổng hợp nội dung, phụ trách bản word A
4 Nguyễn Ngọc Trâm - Làm nội dung mục II B
5 Lương Thị Thanh - Thuyết trình A
Thảo
6 Đỗ Thu Trang - Thuyết trình A
7 Hoàng Nguyễn - Làm powerpoint A
Tường Vi
8 Hoàng Đức Vinh - Viết phần kết luận B
9 Nguyễn Anh Quân - Làm nội dung phần I C+
10 Nguyễn Thị Tú - Viết lời mở đầu C
Quỳnh

16
TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 28 tháng 02 năm 2024
BIÊN BẢN HỌP
Nhóm 5 môn kinh tế học
Hôm nay, vào ngày 28 tháng 2 năm 2024 lúc 9h.
Diễn ra cuộc họp trên lớp có mặt đầy đủ các thành viên, qua cuộc họp chúng tôi phân chia nhiệm vụ
cho mõi thành viên.
I. Thành phần tham dự
1. Chủ trì: Bạn Vũ Thị Quỳnh – Nhóm trưởng
2. Thư ký: Bạn Nguyễn Vũ Mai Thy – Thư ký
3. Thành phần khác: các thành viên nhóm:
- Bùi Phương Thảo
- Nguyễn Ngọc Trâm
- Hoàng Nguyễn Tường Vi
- Hoàng Đức Vinh
- Nguyễn Thị Tú Quỳnh
- Nguyễn Anh Quân
- Đỗ Thu Trang
- Lương Thị Thanh Thảo
II. Nội dung cuộc họp
- Thiết kế nội dung tiểu luận.
- Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên.
III. Kết luận
A. MỞ ĐẦU ( Nguyễn Thị Tú Quỳnh )
B. NỘI DUNG THẢO LUẬN
Phần I: Lý Thuyết về thị trường độc quyền bán thuần túy.
1. Khái niệm ( Nguyễn Vũ Mai Thy )
2. Độc quyền thuần túy ( Nguyễn Vũ Mai Thy)
3. Nguyễn nhân dẫn đến độc quyền ( Nguyễn Vũ Mai Thy )
4. Đường cầu và doanh thu cận biên của các doanh nghiệp bán hàng thuần túy (Nguyễn Anh Quân)
5. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn ( Nguyễn Anh Quân )
Phần II. Liên hệ thực tiễn tổng công ty điện lực Việt Nam.
1. Tổng quan ngành điện ( Nguyễn Ngọc Trâm )
2. Tổng công ty điện lực Việt Nam ( Nguyễn Ngọc Trâm )
3. Hạn chế ( Vũ Thị Quỳnh )
4. Biện pháp mang lợi nhuận cao ( Vũ Thị Quỳnh )
C. KẾT LUẬN ( Hoàng Đức Vinh )
- Làm bản Word : Bùi Phương Thảo
- Làm bản powerpoint : Hoàng Nguyễn Tường Vi
- Thuyết trình : Đỗ Thu Trang, Lương Thị Thanh Thảo
Cuộc họp kết thúc lúc 9 giờ 30 phút ngày 28 tháng 02 năm 2024.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua.
THƯ KÝ CHỦ TỌA
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Thy Quỳnh
Nguyễn Vũ Mai Thy Vũ Thị Quỳnh

17
18

You might also like