You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN BIỆT HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA, HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ.

Học phần: Luật Kinh Tế 2


Lớp học phần: 231_PLAW0322_02
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Giảng viên: Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, dù khái niệm nhượng quyền thương mại xuất hiện trong Luật
Thương mại từ năm 2005 nhưng nhượng quyền thương mại vẫn là một hoạt động
thương mại còn mới với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Khi chúng ta đang sống trong
một “thế giới phẳng”, khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham
gia các hiệp định song phương và đa phương như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,
ASEAN, sắp tới là RCEP... việc này đòi hỏi chúng ta cần trang bị kiến thức đầy đủ về
các quy định của các loại hình thương mại nhất là loại hình mới như nhượng quyền
thương mại, tránh những nhầm lẫn hoạt động đại lý thương mại - khái niệm nghe qua
tưởng chừng như rất tương đồng. Sau đây là các nội dung cụ thể về khái niệm và đặc
điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt
động đại lí. trên cơ sở đó, phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động
đại lý thương mại và hoạt động mua bán hàng hóa.

2
LỜI CẢM ƠN

Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng, sự thành công luôn gắn liền với những
sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những người xung quanh. Cho dù đó là những sự hỗ trợ lớn hay
nhỏ, ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thì đều đóng góp để tạo nên những điều thành
công. Trong suốt quá trình làm bài tiểu luận, chúng em luôn nhận được những sự giúp
đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, bạn bè và cả những anh chị khóa trên.

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến các thầy cô trường Đại học Thương mại - những người đã truyền đạt
cho chúng em những kiến thức vô cùng quý giá bằng tất cả nhiệt huyết và sự tận tâm
của mình.

Đặc biệt, chúng em xin được chân thành cảm ơn giảng viên ThS. Nguyễn Thị
Nguyệt – người cô luôn tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn chúng em về các kiến thức mới
mà chúng em chưa từng được tiếp cận bằng tất cả nhiệt huyết với nghề và vì học trò
thân yêu. Nhờ có sự giảng dạy, hỗ trợ của cô đã giúp chúng em có thể hoàn thành bộ
môn Luật kinh tế 2 một cách dễ dàng hơn. Nhờ có sự hướng dẫn của cô đã giúp cho
bài tiểu luận của chúng em được hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Một lần nữa,
chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ạ!

Tuy nhiên, do kiến thức còn chưa được sâu rộng nên bài tiểu luận của chúng
em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 8 tháng 11 năm 2023

Nhóm 06

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................
MỤC LỤC...........................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT...............................................................................................................
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại....................................
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................................
1.1.2. Đặc điểm............................................................................................................................
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.
..........................................................................................................................................................
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................................
1.2.2. Đặc điểm............................................................................................................................
CHƯƠNG 2: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA, HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ.................................................
2.1. Điểm giống nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động
mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.............................................................................................
2.1.1. Bản chất.............................................................................................................................
2.1.2. Chủ thể...............................................................................................................................
2.1.3. Hình thức hợp đồng..........................................................................................................
2.1.4. Mục đích của hoạt động thương mại..............................................................................
2.2. Điểm khác nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động
mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.............................................................................................
2.2.1. Điều kiện đăng ký.............................................................................................................
2.2.2. Bản chất của hoạt động thương mại.............................................................................
2.2.3. Nội dung của hoạt động thương mại.............................................................................
2.2.4. Tính chất của hoạt động thương mại............................................................................
2.2.5. Tính độc lập và tính đồng bộ.........................................................................................
2.2.6. Trách nhiệm của các bên trong quan hệ......................................................................
2.2.7. Bản chất doanh thu từ các hoạt động thương mại.......................................................

4
2.2.8. Sự tự do trong hoạt động của bên nhận đại lý hoặc bên nhận chuyển
nhượng.......................................................................................................................................
CHƯƠNG 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.........................................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN........................................................................................
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6................................................................................

5
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại.
1.1.1. Khái niệm.
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động chuyển giao quyền kinh doanh
(quyền thương mại) gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quảng cáo, tiêu
chuẩn hàng hóa, đào tạo người lao động, khuyến mại…
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm.
Chủ thể:
- Bên nhượng quyền: thương nhân cấp quyền thương mại.
- Bên nhận quyền: thương nhân nhận quyền thương mại.
Đối tượng: quyền thương mại:
- Quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch
vụ theo hệ thống do bên nhượng quyền quy định gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng
quyền.
- Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhân quyền sơ cấp quyền thương
mại chung.
- Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
- Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại
theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất,
theo đó bên nhận quyền phải tuân thủ mô hình nhượng quyền thương mại:

6
- Thống nhất về hành động của bên nhận quyền và bên nhượng quyền.
- Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả làm
bóp méo cạnh tranh.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.
1.2.1. Khái niệm.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hang hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hang và quyền sở hữu hang hóa theo thỏa
thuận. (theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại)
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại
lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
1.2.2. Đặc điểm.
Mua bán hàng hóa:
- Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân
hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
- Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại
là hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại
- Hình thức: Hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thỏa
thuận được.
Chú ý: Hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể
xác lập bằng hành vi. Đối với các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bằng văn bản
thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.
- Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
Đại lý thương mại:
- Về nội dung:
Nội dung của hoạt động đại lý gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý
giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý.
Trong đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa
hoặc tiền giao cho bên đại lý. Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là
người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng rồi tiếp tục bán cho

7
bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên
giao đại lý cho bên thứ ba.
Khi giao kết hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa, các bên nên thỏa thuận và ghi
vào trong hợp đồng các điều khoản sau:
Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý;
Hình thức đại lý;
Thù lao đại lý;
Thời hạn của hợp đồng;
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác
như biện pháp bảo đảm hợp đồng, chế độ bảo hành đối với hàng hóa đại lý, nghĩa vụ
thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý, hỗ trợ kĩ thuật, cơ sở vật chất
cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị, chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt
hại
- Về hình thức của hợp đồng:
Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được
giao kết giữa thương nhận giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải
được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Về đối tượng:
Hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của
hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của
bên đại lý cho bên giao đại lý.

8
CHƯƠNG 2: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA, HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ.

2.1. Điểm giống nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động
mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.
2.1.1. Bản chất.
Đại diện cho bên khác: Cả hai hoạt động đều liên quan đến việc một bên đóng
vai trò là người đại diện cho bên sản xuất hoặc người bán chính. Người nhượng quyền
trong hoạt động nhượng quyền thương mại và đại lý trong hoạt động đại lý thương
mại đều thực hiện các hoạt động thương mại thay mặt cho bên gốc.
Quyền và nghĩa vụ: Cả hai hoạt động đều liên quan đến việc quyền và nghĩa vụ
của các bên đối với nhau, như quyền sử dụng thương hiệu, quyền phân phối sản phẩm,
nghĩa vụ tiếp thị và bán hàng, quản lý kho hàng, và quản lý tài chính.
Trách nhiệm pháp lý: Cả hai hoạt động đều phải tuân thủ quy định của pháp
luật, bao gồm các quy tắc và quy định về thương mại, hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của
các bên, và trách nhiệm pháp lý trong trường hợp vi phạm (Điều 6 Luật Thương Mại).
2.1.2. Chủ thể
- Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, "Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh."
Theo Mục 8 Nhượng quyền thương mại (Luật Thương Mại 2005): Chủ thể của
hoạt động nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên
nhượng quyền là thương nhân có quyền thương mại, thương hiệu, bí quyết kinh
doanh, hệ thống kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí
tuệ khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh, đồng thời có đủ khả
năng cấp quyền cho bên nhận quyền thực hiện hoạt động kinh doanh theo hệ thống
nhượng quyền của mình. Bên nhận quyền là thương nhân có nhu cầu sử dụng quyền
thương mại, thương hiệu, bí quyết kinh doanh, hệ thống kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác của bên nhượng quyền để tiến hành
hoạt động kinh doanh.
Theo Mục 4 Đại lý thương mại (Luật Thương Mại 2005): Chủ thể của hoạt
động đại lý thương mại là bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân
giao cho bên đại lý thực hiện hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho
mình theo các điều kiện đã thỏa thuận. Bên đại lý là thương nhân nhận ủy quyền của
bên giao đại lý để thực hiện hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho
bên giao đại lý theo các điều kiện đã thỏa thuận.

9
Như vậy, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, cũng như cả bên giao đại lý và bên đại lý trong hoạt động đại lý
thương mại đều là các thương nhân. Điều này có nghĩa là cả hai đều phải đáp ứng các
điều kiện quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 để được coi là thương nhân.
- Ngoài ra, cả hai loại hình hoạt động này đều mang tính chất thương mại, tức
là đều nhằm mục đích sinh lợi. Bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền
thương mại và bên giao đại lý trong hoạt động đại lý thương mại đều mong muốn thu
được lợi nhuận từ việc cung cấp quyền thương mại, hàng hóa, dịch vụ cho bên nhận
quyền và bên đại lý. Bên nhận quyền và bên đại lý cũng mong muốn thu được lợi
nhuận từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo hệ thống nhượng quyền hoặc theo ủy
quyền của bên giao đại lý.
Tóm lại, điểm giống nhau về chủ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại
và hoạt động đại lý thương mại là cả hai đều là các thương nhân và đều mang tính
chất thương mại.
2.1.3. Hình thức hợp đồng.
Theo Điều 168 Luật Thương mại 2005, “Hợp đồng đại lý phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Tương tự, theo
điều 285 Luật Thương mại 2005, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Vì tính chất
phức tạp của hai hoạt động thương mại này cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong hai hoạt động nêu trên nên pháp luật đã quy định hình thức
hợp đồng trong hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại
đều phải lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Bên cạnh đó hoạt động nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng
hoá và hoạt động đại lý có một số điểm giống nhau trong hình thức của hợp đồng, bao
gồm:
- Bên hợp đồng: Cả ba hoạt động đều liên quan đến sự tham gia của ít nhất hai
bên. Một bên là người nhượng quyền thương mại, người bán hàng hoá hoặc người
cung cấp dịch vụ, và bên kia là người nhận quyền sử dụng, người mua hàng hoá hoặc
đại lý.
- Điều kiện và quyền lợi: Các hợp đồng trong cả ba hoạt động đều đặt ra các điều
kiện và quyền lợi của mỗi bên. Các điều kiện này có thể bao gồm quyền sử dụng
thương hiệu, quyền phân phối hàng hoá, cam kết bán hàng hoá cụ thể, hoặc các cam
kết về dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng.
- Thời hạn: Cả ba loại hợp đồng đều có thời hạn xác định hoặc thỏa thuận, trong
đó các bên thống nhất về thời gian mà hợp đồng sẽ có hiệu lực. Thời hạn có thể được
kéo dài sau khi hợp đồng kết thúc, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
- Điều kiện chấm dứt: Các hợp đồng trong cả ba hoạt động thương mại thường
có điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng. Điều kiện chấm dứt này có thể bao gồm vi
10
phạm các điều khoản hợp đồng, không đạt được mục tiêu kinh doanh, hoặc sự chấm
dứt theo thỏa thuận của các bên.
- Các yếu tố khác: Ngoài những điểm trên, các hợp đồng trong cả ba hoạt động
cũng có thể chứa các yếu tố khác như điều khoản bảo mật thông tin, quyền và nghĩa
vụ của các bên, giải quyết tranh chấp, và các điều khoản phụ khác.
Tuy có các điểm giống nhau về hình thức hợp đồng, tuy nhiên, từng loại hoạt
động có sự khác biệt về nội dung và mục đích. Do đó, việc hiểu rõ các yêu cầu và quy
định cụ thể của từng loại hợp đồng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong
kinh doanh và quản lý.
2.1.4. Mục đích của hoạt động thương mại.
Cả hoạt động nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt
động đại lý đều có mục đích chung là tạo ra lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Dưới
đây là một số điểm giống nhau về mục đích hoạt động thương mại trong ba loại hoạt
động này:
- Tăng doanh số bán hàng: Mục đích chung của cả ba hoạt động là tăng doanh số
bán hàng. Nhượng quyền thương mại, mua bán hàng hoá và đại lý đều nhằm mục đích
tiếp cận và phục vụ khách hàng, từ đó tăng cường việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.
- Mở rộng thị trường: Bằng cách nhượng quyền, bán hàng hoá hoặc hợp tác với
các đại lý, các công ty có thể tiếp cận và khai thác các thị trường mới, khu vực mới
hoặc khách hàng mới.
- Tận dụng sức mạnh từ đối tác: Cả nhượng quyền thương mại, mua bán hàng
hoá và đại lý đều cho phép các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh từ đối tác. Bằng cách
hợp tác với nhau, các bên có thể chia sẻ nguồn lực, kỹ năng, kiến thức và danh mục
hàng hoá để tạo ra lợi ích chung và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Bằng cách nhượng quyền thương mại, bán
hàng hoá hoặc hợp tác với đại lý, các doanh nghiệp có thể mở rộng sự hiện diện của
thương hiệu trên thị trường và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và giá trị
của thương hiệu.
- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Bằng cách áp dụng nhượng quyền, bán hàng
hoá hoặc hợp tác với đại lý, các doanh nghiệp có thể tận dụng mạng lưới, quy trình và
kinh nghiệm của đối tác để tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.
Mặc dù có những điểm giống nhau về mục đích, tuy nhiên, mỗi loại hoạt động
cũng có những đặc thù và mục tiêu riêng, phụ thuộc vào ngành công nghiệp và cách
thức hoạt động cụ thể.

11
2.2. Điểm khác nhau giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động
mua bán hàng hóa, hoạt động đại lý.
2.2.1. Điều kiện đăng ký.
Trước khi tiến hành hoạt động thương mại, bên nhượng quyền phải đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền trừ trường hợp
nhượng quyền trong nước thì không phải đăng ký thủ tục nhượng quyền thương mại
(Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về sửa đổi bổ
sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại)
Bên cạnh đó, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền của bên
nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm (Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP
ngày 15/1/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương). Đối với đại
lý thương mại, điều kiện này không đặt ra đối với bên giao đại lý.
2.2.2. Bản chất của hoạt động thương mại.
Nhượng quyền thương mại Hoạt động mua bán hàng hóa
và hoạt động đại lý

Theo Điều 284 Luật Thương mại Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005,
2005 thì nhượng quyền thương mại là đại lý thương mại là hoạt động thương
hoạt động thương mại, theo đó bên mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên thoả thuận việc bên đại lý nhân danh
nhận quyền tự mình tiến hành việc mua chính mình mua, bán hàng hoá cho bên
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của
điều kiện sau đây: bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch thù lao.
vụ được tiến hành theo cách thức tổ Trong đó:
chức kinh doanh do bên nhượng quyền - Bên giao đại lý là thương nhân giao
quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền
hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên lý cung ứng dịch vụ.
nhượng quyền; - Bên đại lý là thương nhân nhận hàng
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua
và trợ giúp cho bên nhận quyền trong hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận
việc điều hành công việc kinh doanh. uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
(Điều 167 Luật Thương mại 2005)

12
 Như vậy, nhượng quyền thương mại là việc chuyển giao quyền sử dụng các
yếu tố thương mại, trong khi hoạt động đại lý thương mại là một thoả thuận mua bán
hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên giao đại lý và bên đại lý.
2.2.3. Nội dung của hoạt động thương mại.
Nhượng quyền thương Hoạt động mua bán Đại lý thương mại
mại hàng hóa
Nội dung của hoạt động Hoạt động mua bán hàng Nội dung của hoạt động
nhượng quyền thương mại hóa là quá trình mua hàng đại lý thương mại bao gồm
là bên nhượng quyền cấp hóa từ nguồn cung cấp các bên sau:
phép cho bên nhận quyền hoặc sản xuất, sau đó bán - Bên giao đại lý: Chịu
sử dụng thương hiệu, hệ chúng cho khách hàng trách nhiệm thực hiện
thống, hoặc quy trình kinh cuối hoặc đối tác kinh công việc mua bán
doanh của họ. Người nhận doanh khác. Nó bao gồm hàng hóa cho bên đại
quyền thường phải tuân việc lựa chọn nguồn cung lý hoặc cung ứng dịch
theo các quy tắc và tiêu cấp, quản lý tồn kho, định vụ của bên đại lý cho
chuẩn đã được đặt ra bởi giá, vận chuyển, quản lý khách hàng.
người nhượng quyền. khách hàng, đàm phán và - Bên đại lý: Lựa chọn
Hoạt động nhượng quyền giao dịch, và quản lý đơn bên thứ ba để tiếp tục
thương mại thường gắn đặt hàng và thanh toán. bán hàng hóa. Bên đại
với việc xây dựng và phát lý không mua hàng mà
triển một thương hiệu chỉ nhận hàng từ bên
hoặc hệ thống kinh doanh giao đại lý và sau đó
cụ thể. bán cho bên thứ ba.
- Bên thứ ba: Khi có
hàng hóa được bán,
quyền sở hữu hàng hóa
chuyển từ bên giao đại
lý cho bên thứ ba.

13
VD: Mixue hoạt động VD: Một cửa hàng điện VD: Để bán xe hơi thì:
dưới mô hình nhượng thoại di động mua các - Bên giao đại lý: Một nhà
quyền thương mại, trong điện thoại từ các nhà sản sản xuất ô tô cần một đại
đó người muốn kinh xuất và sau đó bán chúng lý để phân phối xe hơi của
doanh cửa hàng Mixue có cho khách hàng tại cửa họ. Bên giao đại lý đảm
thể mua quyền thương hàng. Hoạt động này bao bảo rằng họ mua các xe
mại từ công ty chủ quản gồm việc chọn sản phẩm, hơi từ nhà sản xuất, sau đó
và sử dụng thương hiệu, quản lý kho hàng, định cung cấp dịch vụ vận
hệ thống và sản phẩm của giá, bán sản phẩm cho chuyển xe đến các đại lý
Mixue để mở cửa hàng khách hàng và thanh toán. địa phương hoặc các đại lý
của họ. khác. Họ cũng cung cấp
hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ
sau bán hàng cho xe ô tô.
- Bên đại lý: Một đại lý ô
tô địa phương là bên đại lý
trong trường hợp này. Họ
không mua xe hơi từ nhà
sản xuất, thay vào đó, họ
nhận các xe hơi từ bên
giao đại lý và tiếp tục bán
chúng cho khách hàng
cuối cùng cũng như người
mua xe hơi.
- Bên thứ ba: Khách hàng
cuối cùng, chẳng hạn như
người mua xe hơi từ đại lý
ô tô địa phương, là bên thứ
ba. Khi họ mua một chiếc
xe hơi, quyền sở hữu của
xe chuyển từ bên giao đại
lý (nhà sản xuất) qua đại
lý địa phương, và cuối
cùng đến tay người mua.

14
 Như vậy ta có thể thấy đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động
đại lý thương mại là hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Còn đối tượng của nhượng quyền
thương mại là “quyền thương mại”.

2.2.4. Tính chất của hoạt động thương mại.


Nhượng quyền thương Hoạt động mua bán Đại lý thương mại
mại hàng hóa
Nhượng quyền thương Hoạt động mua bán hàng Đại lý thương mại thường
mại thường mang tính chất hóa có thể ngắn hạn hoặc có tính thời vụ. Nhất là với
lâu dài và không mang dài hạn dựa vào thỏa hình thức đại lý bao tiêu,
tính thời vụ, có thể gia hạn thuận trong hợp đồng khi mà đại lý chỉ thực hiện
nếu hợp đồng nhượng mua bán hàng hóa. việc bán trọn vẹn một khối
quyền hết hiệu lực. lượng hàng hóa hoặc cung
VD: Hoạt động mua bán
ứng đầy đủ một dịch vụ
VD: Một thương nhân kí hàng hóa các sản phẩm
tiêu dùng nhỏ lẻ diễn ra cho bên giao đại lý (theo
hợp đồng nhượng quyền
với thương hiệu trà sữa ngay lập tức còn đối với quy định tại Điều 168 Luật
Toco Toco trong 3 năm. hoạt động mua bán hàng Thương mại 2005).
Giả sử sau 3 năm cửa hóa có kí kết hợp đồng VD: Cửa hàng Ngọc Linh
hàng trà sữa đó vẫn hoạt giao hàng theo định kì ký hợp đồng làm đại lý
động rất hiệu quả, đem lại kéo dài trong 2 năm thì sữa Alphana Premium của
lợi nhuận cao thì thương bên bán sẽ phải giao hàng Công ty TM XNK Teco
nhân có thể gia hạn hợp cho bên B trong 2 năm toàn cầu. Cửa hàng sẽ bán
đồng để cửa hàng tiếp tục như đã ký kết. sản phẩm sữa đặc Alphana
hoạt động. Premium do công ty sản
xuất với giá công ty ấn
định và hưởng 15% trên
mỗi sản phẩm. Cửa hàng
có thể dừng làm đại lý sữa
Alphana Premium cho
công ty khi đã bán hết 100
hộp theo hợp đồng.

2.2.5. Tính độc lập và tính đồng bộ.


Tính độc lập:
Cả 3 hoạt động nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa và
hoạt động đại lý đều có tính độc lập. Tính độc lập thể hiện ở mặt tài chính giữa bên
nhượng quyền và nhận quyền, giữa người bán và người mua, giữa bên giao đại lý và
bên đại lý.
Tính đồng bộ:

15
Tính đồng bộ chỉ có ở hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên nhượng
quyền và bên nhận nhượng quyền sẽ đồng bộ về nguyên liệu sản xuất, các thiết bị vật
liệu, bí quyết kinh doanh, cách thức đào tạo nhân viên, phương thức tổ chức cửa
hàng.

VD: Cửa hàng trà sữa Toco Toco nhận nhượng quyền sẽ được bên nhượng
quyền Trà sữa Toco Toco setup trọn gói, trang trí – thiết kế cửa hàng, menu, công
thức, hướng dẫn nhân viên. Cửa hàng đó sẽ không được sử dụng những nguyên liệu
ngoài nguyên liệu từ công ty và không được sáng tạo những công thức mới hay đồ
uống mới. Thương hiệu Toco Toco có quyền giám sát kinh doanh cửa hàng.
Hoạt động mua bán hàng hoá Hoạt động đại lý
Hoạt động mua, bán hàng hoá là hoạt Hoạt động đại lý, bên nhận đại lý có thể
động thương mại, theo đó bên bán có làm đại lý thương mại cho nhiều bên
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở giao đại lý khác nhau trừ trường hợp
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận được quy định tại khoản 7 điều 175 Luật
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh Thương mại 2005 (theo quy định tại
toán cho bên bán, nhận hàng và quyền khoản 1 điều 175 Luật Thương mại
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (theo 2005) nên không thể có tính đồng bộ.
quy định tại khoản 8 điều 3 Luật
Thương Mại 2005). Khi mua bán hàng VD: Công ty Thiên Thanh có thể ký hợp
hóa, bên mua và bên bán không có tính đồng làm đại lý bán Cocacola cho Công
đồng bộ. ty nước ngọt Cocacola Việt Nam và
đồng thời làm đại lý cho công ty nước
VD: Công ty A kí hợp đồng mua vật liệu ngọt Peppsi Việt Nam. Vì vậy công ty
xây dựng của công ty B. Sau khi nhận Thiên Thanh không thể đồng bộ cách
hàng, 2 công ty không chịu sự chi phối thức hoạt động, sản phẩm, vật liệu trang
của nhau nên không có tính đồng bộ. trí với công ty nước ngọt Cocacola Việt
Nam.

2.2.6. Trách nhiệm của các bên trong quan hệ.


a. Hoạt động nhượng quyền thương mại:
Khi tiến hành nhượng quyền thì bên nhượng quyền và bên nhận quyền được
xác định là hai chủ thể kinh doanh độc lập, chỉ cùng kinh doanh dưới một nhãn hiệu,
thương hiệu chung của hàng hóa. Vì vậy, bên nhận quyền phải chịu trách nhiệm về
mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm với khách hàng về
chất lượng của sản phẩm.
Bên nhượng quyền Bên nhận quyền

- Cung cấp tài liệu hướng - Bên nhận quyền phải tổ chức hoạt động kinh

16
doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm
dẫn về hệ thống nhượng theo yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền
quyền thương mại cho bên thương mại, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
nhận quyền. thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo
- Đào tạo ban đầu và cung của bên nhượng quyền thương mại.
cấp trợ giúp kỹ thuật - Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát
thường xuyên cho thương và được nhận sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền
nhân nhận quyền để điều thương mại đối với việc điều hành họat động
hành hoạt động theo đúng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
hệ thống nhượng quyền - Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền
thương mại. (theo quy định tại Hợp đồng Nhượng quyền
thương mại) cho bên nhượng quyền thương
- Bảo đảm quyền sở hữu trí mại.
tuệ đối với đối tượng được
ghi trong hợp đồng nhượng
quyền.

b. Hoạt động mua bán hàng hoá:

Bên bán Bên mua

- Người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng - Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
chất lượng và số lượng, giao chứng từ theo thoả thuận và thực hiện
liên quan đến hàng hoá và chuyển giao những công việc hợp lý để giúp
quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng bên bán giao hàng.
quy định của hợp đồng hoặc thoả thuận. - Bên mua có nghĩa vụ thanh toán
- Bên bán phải giao hàng đúng thời tiền mua hàng, tuân thủ các
điểm và địa điểm xác định theo thoả phương thức thanh toán, thực hiện
thuận. Trong trường hợp không có thoả việc thanh toán theo trình tự, thủ
thuần thì thời gian, địa điểm giao hàng tục đã thỏa thuận và theo quy định
được xác định theo Điều 35, Điều 37 của pháp luật.
Luật Thương Mại 2005
- Kiểm tra hàng trước khi giao, chịu
trách nhiệm về hàng hoá khi có lỗi, sai
sót + Có nghĩa vụ bảo hành hàng hoá
trong 1 khoảng thời gian nhất định sau
khi đã giao cho bên mua

c. Hoạt động đại lý:

Bên giao đại lý Bên đại lý

- Bên giao đại lý là chủ sở hữu của - Bên Đại lý là đơn vị nhận hàng hóa của

17
hàng hóa hoặc tiền giao cho bên bên giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của
đại lý. Vìvậy khi bên đại lý không bên giao đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc
bán được hàng hóa hoặc có vấn đề quyền kinh doanh của bên giao đại lý,
rủi ro đối với hàng hóa thì bên hoặc nhận tiền của bên giao đại lý để mua
giao đại lý phải chịu trách nhiệm. hàng cho bên giao đại lý.
- Đảm bảo về chất lượng của hàng - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên
hóa, dịch vụ vì vậy khi có bất cứ đại lý được nhận thù lao làm đại lý do
phát sinh về chất lượng của hàng bên giao đại lý chi trả thông qua một
hóa thì bên giao đại lý phải chịu trong các hình thức như hưởng hoa hồng,
trách nhiệm hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản
tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng
làm đại lý.

⇨ Trách nhiệm pháp lý: tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với bên nhượng quyền
thương mại. Đối với hoạt động đại lý, thì bên giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới
đối với hoạt động kinh doanh của bên đại lý liên quan đến hàng hóa mà mình đã giao,
hoặc đối với hành vi ủy quyền cung ứng dịch vụ. Đối với hoạt động mua bán hang
hóa, bên bán và bên mua phải chịu trách nhiệm với hàng hóa theo thỏa thuận, nếu
không có thỏa thuận thì phải áp dụng Mục 2 chương II Luật Thương Mại 2005
⇨ Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương
mại. Ngược lại, bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý. Còn bên mua
phải thanh toán tiền cho bên bán để được nhận hàng theo quy định.

2.2.7. Bản chất doanh thu từ các hoạt động thương mại.

- Quyền kiểm soát: Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nhượng quyền
(franchisor) trao cho người nhận nhượng quyền (franchisee) quyền sử dụng thương
hiệu, quy trình kinh doanh, và lợi ích khác theo một cách quy định rõ ràng. Trong khi
đó, trong hoạt động đại lý, bên đại lý (agency) đại diện cho bên phân phối (principal)
để bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ theo một quy định từ bên chủ.
- Quản lý và hỗ trợ: Trong mô hình nhượng quyền thương mại, nhượng quyền
thường cung cấp sự hỗ trợ và quản lý liên quan đến việc vận hành và tiếp thị cho
người nhận nhượng quyền. Trong khi đó, đại lý thông thường có sự tự chủ hơn trong
việc tiếp thị và quản lý kinh doanh của mình.
- Cấu trúc phí: Trong nhượng quyền thương mại, người nhận nhượng quyền
thường phải trả một khoản phí bao gồm phí tham gia, phí cung cấp và/hoặc phí quảng
cáo cho nhượng quyền. Trong khi đó, trong hoạt động đại lý, doanh thu của đại lý
thường bao gồm phần hoa hồng hoặc khoản tiền hoa lợi dựa trên doanh số bán hàng
hoặc cung cấp dịch vụ.
2.2.8. Sự tự do trong hoạt động của bên nhận đại lý hoặc bên nhận chuyển
nhượng.
Đối với hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý được quyền chủ động trong
việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt

18
động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý
khác.
Trong khi đó, trong nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền có nghĩa vụ
chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các
yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân
nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương
mại. Không chỉ vậy, bên nhượng quyền còn có quyền kiểm tra hoạt động của bên
nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và
sự ổn định về chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Vì vậy ta có thể thấy rằng, trong nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng
quyền phải chịu kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền trong khi
trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý được quyền chủ động trong việc tổ chức
hoạt động mua bán hàng hóa.

19
CHƯƠNG 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Công ty cổ phần sữa Mộc Châu (bên A) ký hợp đồng giao đại lý số 01/HĐĐL
cho Hộ kinh doanh Nguyên Khôi (bên B) mặt hàng sữa tươi với một số điều khoản
sau:
- Bên B sẽ bán các sản phẩm sữa tươi do bên A sản xuất (danh mục sản phẩm
đính kèm hợp đồng);
- Bên B sẽ bán các sản phẩm sữa tươi theo giá do bên A ấn định;
- Bên B sẽ được hưởng 20% trên giá bán mỗi sản phẩm.
Hỏi:
1. Xác định hình thức đại lý theo hợp đồng số 01/HĐĐL?
2. Để xúc tiến việc bán hàng, Công ty cổ phần sữa Mộc Châu đã thực hiện một
số hoạt động sau đây:
- Công ty cổ phần sữa Mộc Châu thực hiện quảng cáo trên website của công ty;
- Công ty cổ phần sữa Mộc Châu thực hiện chương trình khuyến mại trên phạm
vi cả nước: mỗi lốc sữa (gồm 4 hộp) tặng kèm 1 lốc sữa cùng loại, thời gian khuyến
mại từ 1/5/2022 đến 30/6/2022. Đồng thời khách hàng mua 6 lốc sữa trở lên sẽ được
bốc thăm trúng thưởng, với giá trị giải thưởng gồm: giải nhất: 1 chiếc xe máy Honda
SH (giá 90 triệu đồng); giải nhì: 1 tivi Sony 60 inch (giá 45 triệu đồng), giải ba: 1 bộ
bàn học thông minh chống gù chống cận iSmart (giá 7 triệu đồng).
Hỏi: a. Hành vi quảng cáo trên website của công ty mình của Công ty cổ phần
sữa Mộc Châu hợp pháp không?
b. Hoạt động khuyến mại của Công ty cổ phần sữa Mộc Châu có hợp pháp
không? Tư vấn thủ tục thực hiện chương trình khuyến mại nêu trên?
3. Hộ kinh doanh Nguyên Khôi muốn làm đại lý bán các sản phẩm sữa tươi của
Công ty cổ phần MTV, biết rằng Công ty cổ phần MTV và Công ty cổ phần sữa Mộc
Châu đều là những tên tuổi có tiếng trên thị trường và có sự cạnh tranh với nhau. Hỏi
dự định của Hộ kinh doanh Nguyên Khôi có thể thực hiện được không?
4. Trong một lần kiểm tra đột xuất, Công ty cổ phần sữa Mộc Châu phát hiện
Hộ kinh doanh Nguyên Khôi không thực hiện đúng chương trình khuyến mại của
công ty đến khách hàng mà bóc hết các hộp sữa tặng kèm để bán. Do đó, Công ty cổ

20
phần sữa Mộc Châu tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh
doanh Nguyên Khôi, đồng thời yêu cầu Hộ kinh doanh Nguyên Khôi thanh toán toàn
bộ các hộp sữa đã bóc ra để bán và bồi thường 50 triệu đồng do không thực hiện đúng
chương trình khuyến mại, khiến khách hàng nghĩ rằng Công ty cổ phần sữa Mộc Châu
quảng cáo gian dối, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Phía hộ kinh doanh Nguyên
Khôi yêu cầu Công ty cổ phần sữa Mộc Châu phải bồi thường thiệt hại vì đã đơn
phương chấm dứt hợp đồng. Nhận xét về yêu cầu của các bên?
5. Hết thời hạn trao thưởng, chương trình bốc thăm trúng thưởng chỉ có giải nhì
và giải ba có người trúng thưởng, giải nhất không xác định được người trúng thưởng.
Hãy tư vấn cho Công ty cổ phần sữa Mộc Châu thủ tục phải thực hiện trong trường
hợp này?

Trả lời:
1. Hình thức đại lý trong hợp đồng này là "Đại lý bao tiêu".

Theo Điều 169 Luật Thương mại 2005 về Các hình thức đại lý thì “Đại lý bao
tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng
hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.” Ta cùng xem xét về
các điều khoản có trong hợp đồng giao đại lý số 01/HĐĐL của hai bên như sau:

+ Thứ nhất, bên B (Hộ kinh doanh Nguyên Khôi) cam kết bán các sản phẩm sữa
tươi do bên A (Công ty cổ phần sữa Mộc Châu) sản xuất theo danh mục sản phẩm
đính kèm hợp đồng. Điều này ngụ ý rằng bên B đảm nhận vai trò trung gian trong việc
tiếp thị và phân phối sản phẩm của bên A.

+ Thứ hai, bên B bán các sản phẩm sữa tươi theo giá do bên A ấn định. Điều này
cho thấy bên B không quyết định giá bán mà phụ thuộc vào quyết định của bên A, tức
là bên B không tự quyết định về giá sản phẩm.

+ Cuối cùng, bên B được hưởng 20% trên giá bán mỗi sản phẩm. Việc bên B
được hưởng một phần trên giá bán thể hiện tính chất của việc bao tiêu khi bên B đại
diện cho bên A trong việc tiếp thị và bán sản phẩm.

Như vậy, hình thức đại lý trong hợp đồng này là Đại lý bao tiêu.

2.

21
a, Hành vi quảng cáo trên website của công ty mình của Công ty cổ phần sữa
Mộc Châu là hợp pháp. Vì theo khoản 1, điều 103 LTM 2005:
Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của
thương nhânnước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền
quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Và theo khoản 2 điều 106 LTM 2005
Phương tiện quảng cáo bao gồm: Các phương tiện thông tin đại chúng và các
phương tiện quảng cáo khác
Cụ thể ở đây là quảng cáo qua website.

b, Hoạt động khuyến mại của Công ty cổ phần sữa Mộc Châu là hợp pháp.
Theo “khoản 1 điều 91 Luật Thương mại 2005”: Thương nhân Việt Nam, chi
nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
Theo “Điều 92 Luật Thương mại 2005”, “Điều 94 Luật Thương mại 2005”: Hàng
hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại.

Tư vấn thủ tục thực hiện:


- Thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật và khách hàng về chương trình
khuyến mại
- Cung cấp cho khách hàng, các thương nhân phân phối và các bên liên quan
đầy đủ, chính xác và rõ ràng về các nội dung thông tin phải công khai theo quy định
tại điều 97 luật thương mại.
- Thực hiện chương trình khuyến mại như trên phạm vi cả nước như đã đề ra
theo đủ các quy định pháp luật.
3.
TH1: Hợp đồng đại lý số 01/HĐĐL của hộ kinh doanh Nguyên Khôi và Công
ty cổ phần sữa Mộc Châu không có thỏa thuận về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý.
Theo quy định tạo khoản 1 điều 174, Luật Thương Mại năm 2005:
Bên giao kết đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên
giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 điều 175, Luật Thương mại năm

22
2005. (Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất
định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.)
Vì vậy, dự định làm đại lý bán các sản phẩm sữa tươi của Công ty cổ phần
MTV của hộ kinh doanh Nguyên Khôi có thể thực hiện được nếu Nguyên Khôi đáp
ứng được các điều kiện của Công ty cổ phần MTV.
TH2: Hợp đồng đại lý số 01/HĐĐL của hộ kinh doanh Nguyên Khôi và Công
ty cổ phần sữa Mộc Châu có thỏa thuận về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng
đại lý với một bên giao đại lý.
Hộ kinh doanh Nguyên Khôi phải tuân thủ hợp đồng, không được giao kết hợp
đồng đại lý với Công ty cổ phần MTV trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý với
Công ty cổ phần sữa Mộc Châu.
4.
Về yêu cầu của Công ty cổ phần sữa Mộc Châu:
- Thứ nhất, yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý với HKD Nguyên
Khôi là không hợp lý vì theo khoản 1 Điều 177 LTM 2005, thời hạn đại lý chỉ chấm
dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai
bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Như vậy,
khác với các hợp đồng khác, hợp đồng đại lý chỉ được chấm dứt khi Mộc Châu thông
báo chấm dứt hợp đồng ít nhất trước 60 ngày. Nếu không thông báo mà chấm dứt hợp
đồng thì được xem là vi phạm hợp đồng bất kể lý do đơn phương chấm dứt là gì.
- Thứ hai, yêu cầu Hộ kinh doanh Nguyên Khôi thanh toán toàn bộ các hộp sữa
đã bóc ra để bán và bồi thường 50 triệu đồng do không thực hiện đúng chương trình
khuyến mại, khiến khách hàng nghĩ rằng Công ty cổ phần sữa Mộc Châu quảng cáo
gian dối, ảnh hưởng đến uy tín của công ty là không hợp lý vì:
+Theo Điều 175 LTM 2005, Nguyên Khôi không có nghĩa vụ bán nguyên bản
hàng hóa được nhận từ Mộc Châu do đó Nguyên Khôi không vi phạm nghĩa vụ của
bên đại lý. Do đó không phải thanh toán khoản tiền hộp sữa đã bóc ra để bán và không
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà chỉ phải thanh toán tiền hàng hóa theo đúng
thỏa thuận nêu trong hợp đồng.

23
+Nếu thỏa thuận có quy định Nguyên Khôi phải bán hàng hóa theo đúng
nguyên dạng được nhận từ Mộc Châu và Mộc Châu cho rằng hành vi của Nguyên
Khôi gây thiệt hại cho Mộc Châu thì theo Điều 302, 303, 304 LTM 2005, Mộc Châu
phải chứng minh có căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và giá trị
thiệt hại thực tế là bao nhiêu, không được tự ý ấn định mức bồi thường là 50 triệu
đồng như trên.
Về yêu cầu của HKD Nguyên Khôi là phù hợp vì:
HKD Nguyên Khôi là bên đại lý và Công ty Mộc Châu là bên giao đại lý.
- Tại khoản 2 Điều 177 Luật Thương mại 2005: “Trừ trường hợp có thỏa thuận
khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1
Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền
cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.”

- Theo khoản 1 Điều 177 LTM 2005, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo
bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. Như vậy, hợp đồng đại lý
chỉ có thể chấm dứt khi Công ty Mộc Châu thông báo đúng thời hạn tại khoản 1 Điều
177 LTM 2005; nhưng Công ty Mộc Châu đã không gửi văn bản thông báo đúng thời
hạn kể trên mà tuyên bố chấm dứt hợp đồng với HKD Nguyên Khôi ngay khi phát
hiện ra sai phạm trong thực hiện hợp đồng đại lý.
- Hành vi của Công ty Mộc Châu là hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật,
hay còn gọi là hành vi vi phạm hợp đồng. Do đó, theo Điều 302 LTM 2005, Công ty
Mộc Châu phải: Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho Nguyên Khôi với giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà Nguyên Khôi phải chịu
do Công ty Mộc Châu gây ra và khoản lợi trực tiếp mà Nguyên Khôi đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
5.

Giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang
tính may rủi quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP là giải thưởng
trong trường hợp hết thời hạn trao thưởng nhưng không có người nhận hoặc không
xác định được người trúng thưởng.

24
Theo đó, trong trường hợp thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may
rủi nhưng không có người trúng thưởng thì thương nhân phải trích 50% giá trị giải
thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước.
Đề là không xác định được người trúng giải nhất.
Xử lý giải thưởng của chương trình khuyến mại khi không có người trúng thưởng
giải nhất
Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng
của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải
có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết quả thực
hiện chương trình khuyến mại.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của thương nhân,
cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thu nộp 50% giá trị đã công bố của giải
thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại cho Thương nhân
đăng ký chương trình khuyến mại.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu nộp của cơ
quan quản lý nhà nước, thương nhân có trách nhiệm nộp Khoản tiền 50% giá trị đã
công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại
theo quyết định.

25
KẾT LUẬN

Chúng ta đã nhận thấy rằng mỗi hoạt động thương mại đều có những đặc điểm
riêng biệt và quyền lợi khác nhau đối với các bên liên quan. Hoạt động mua bán hàng
hoá là quá trình trao đổi hàng hoá giữa người bán và người mua thông qua giao dịch
trực tiếp. Trong hoạt động này, người mua trở thành chủ sở hữu hàng hoá sau khi trao
đổi tiền tệ hoặc các phương thức thanh toán khác. Quá trình này liên quan đến mua
bán hàng hoá thông qua sự trao đổi trực tiếp giữa hai bên. Hoạt động nhượng quyền
thương mại, trong khi đó, liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền
sản xuất của một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ từ chủ sở hữu cho một bên thứ
ba. Trong trường hợp này, người nhận quyền sử dụng IP trả cho chủ sở hữu một
khoản phí được gọi là tiền thuế nhượng quyền. Hoạt động nhượng quyền thương mại
cho phép chủ sở hữu trí tuệ tận dụng giá trị thương hiệu hoặc sản phẩm của mình
thông qua việc nhượng quyền cho các bên khác. Cuối cùng, hoạt động đại lý là một
hình thức kinh doanh mà một bên đại diện cho một bên khác trong việc tiếp cận thị
trường, quảng bá và bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Đại lý thực hiện các nhiệm vụ được
uỷ quyền như đặt hàng, chăm sóc khách hàng, thu tiền và báo cáo cho người mặt hàng
hoặc nhà cung cấp. Hoạt động đại lý cho phép người mặt hàng hoặc nhà cung cấp mở
rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận các thị trường mà họ không thể tiếp cận một cách
trực tiếp. Việc hiểu rõ sự phân biệt giữa hoạt động nhượng quyền thương mại, hoạt
động mua bán hàng hoá và hoạt động đại lý là rất quan trọng trong lĩnh vực Luật kinh
tế. Điều này giúp chúng ta xác định rõ vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của các bên
liên quan, đồng thời hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và quy định pháp luật áp dụng
cho mỗi hoạt động.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thương mại 2005.


2. Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về sửa đổi bổ
sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại.
3. Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số
nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Công Thương.
4. Giáo trình Luật kinh tế Trường đại học Thương mại.
5. Giáo trình “Luật Kinh tế” của TS. Phạm Huyền Sang (chủ biên).
6. “Ví dụ về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và quốc tế”, Ví dụ về nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam và quốc tế (luatminhkhue.vn), truy cập lần cuối
20:10 ngày 4/11/2023.
7. “Hiểu đúng về nhượng quyền thương mại, ví dụ từ Pizza Hut và KFC”, Hiểu
đúng về nhượng quyền thương mại, ví dụ từ Pizza Hut và KFC | TheLEADER,
truy cập lần cuối 20:15 ngày 4/11/2023.

27
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (1)


Học kỳ: I - Năm học: 2023 - 2024

1. Thời gian - Địa điểm:


- Thời gian: 21h, ngày 14 tháng 10 năm 2023
- Địa điểm: Phòng họp Google Meet
2. Thành phần tham dự:
Số thành viên tham dự: 10/10
3. Mục tiêu buổi thảo luận:
Xây dựng nội dung của bài thảo luận.
4. Nội dung buổi thảo luận:
- Nhóm trưởng đưa ra dàn ý, yêu cầu mọi người đưa ý tưởng, xây dựng dàn bài và
cách làm.
- Nhóm trưởng phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm và đưa hạn
deadline.
- Nhóm trưởng tổng kết lại các nội dung trong buổi họp thứ nhất, các thành viên
trong nhóm đưa ra ý kiến và cả nhóm cùng giải đáp. Kết thúc buổi họp.
5. Đánh giá:
- Nhìn chung, các bạn đều tham gia đầy đủ, tích cực và đồng ý với nhiệm vụ được
phân chia.
- Buổi họp thứ nhất diễn ra thành công, cả nhóm đã có định hướng rõ ràng cho bài
thảo luận.

THƯ KÍ NHÓM TRƯỞNG

28
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (2)


Học kỳ: I - Năm học: 2023 - 2024

1. Thời gian - Địa điểm


- Thời gian: 22h, ngày 24 tháng 10 năm 2023
- Địa điểm: Phòng họp Google Meet
2. Thành phần tham dự
Số thành viên tham dự: 10/10
3. Mục tiêu buổi thảo luận:
Hoàn thiện nội dung bài thảo luận, giải quyết những vấn đề phất sinh và các thành
viên nộp bài tập nhóm.
4. Nội dung buổi thảo luận:
- Nhóm trưởng tổng hợp bài của các bạn.
- Thành viên báo cáo tiến độ làm bài, đóng góp ý kiến về những vấn đề đang gặp
phải và cả nhóm đưa ra cách giải quyết.
- Nhóm trưởng gia hạn deadline.
5. Đánh giá:
- Nhìn chung, các bạn đều tham gia đầy đủ, tích cực và vui vẻ.
- Buổi họp thứ hai diễn ra thành công.

THƯ KÍ NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

29
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (3)


Học kỳ: I - Năm học: 2023 - 2024

1. Thời gian - Địa điểm


- Thời gian: 22h30p, ngày 27 tháng 10 năm 2023
- Địa điểm: Phòng họp Google Meet
2. Thành phần tham dự
Số thành viên tham dự: 10/10
3. Mục tiêu buổi thảo luận:
Hoàn thiện nốt nội dung bài thảo luận
4. Nội dung buổi thảo luận:
- Nhóm trưởng tổng hợp bài của các bạn lần cuối.
- Nhóm trưởng nhận xét bài làm cũng như ý thức làm bài nhóm của các thành viên.
- Duyệt thuyết trình và chuẩn bị cho buổi thuyết trình.
5. Đánh giá:
Nhìn chung, các bạn đều tham gia đầy đủ, tích cực.

THƯ KÍ NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

30
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 6
STT Họ và Tên Công việc Đánh giá

51 Nguyễn Thùy Linh 1.1 và câu 2

52 Phan Thị Mỹ Linh 1.2 và câu 5

53 Phạm Bình Phương Linh 2.2.6, thuyết trình


PowerPoint
54 Nguyễn Hoàng Long 2.2.7; PowerPoint

55 Đinh Tuyết Mai 2.1.3; 2.1.4; 2.2.8;


(Nhóm trưởng) word, thuyết trình,
PowerPoint
56 Lưu Phương Mai 2.1.1; 2.1.2; Word

57 Lê Thị Mến 2.2.3; câu 1, câu 4

58 Trần Hà Minh 2.2.4; 2.2.5; câu 3


PowerPoint
59 Trần Quang Minh 2.2.1 và câu 1, câu
4
60 Ngô Văn Nam 2.2.2; Word

31

You might also like