You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ


CHỦ ĐỀ

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

M&A CỦA DOANH NGHIỆP CJ CHEILJEDANG VÀ CTCP CẦU TRE

Giảng viên phụ trách : TS. LÊ TẤN PHƯỚC

Sinh viên thực hiện : ĐỖ ĐỨC AN NHIÊN

Khoá - Lớp : KHOÁ 47 – ND001

MSSV : 31211023873

E-mail : nhiendo.31211023873@st.ueh.edu.vn

TP Hồ Chí Minh, Ngày 23 tháng 4 năm 2023

1
2
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................3
1. Khái niệm...................................................................................................................4
1.1. Mua bán và sáp nhập............................................................................................4
1.2. Các hình thức M&A phổ biến..............................................................................4
1.3. Các bước trong quy trình M&A...........................................................................5
1.4. Tại sao lại thực hiện M&A?.................................................................................7
1.5. Phương pháp thực hiện M&A..............................................................................7
1.6. Lợi ích và khó khăn của hoạt động M&A............................................................8
2. Hoạt động M&A của doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG và CTCP Cầu Tre............9
2.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG....................................9
2.2. Giới thiệu sơ lược về CTCP Cầu Tre.................................................................10
2.3. Hoạt động M&A của doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG và CTCP Cầu Tre....10
2.4. Nhận xét chung..................................................................................................11
KẾT LUẬN..................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................12

3
LỜI NÓI ĐẦU
Theo các số liệu về M&A thì thị trường M&A ở Việt Nam đang phát triển theo chiều
hướng đi lên, nhất là từ năm 2006 tới nay mặc dù có giai đoạn chững lại trong năm
2004. Qua đó, ta thấy thị trường M&A có nhiều sự thu h út và hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Xét riêng ngành ngân hàng ở Việt Nam, một ngành đang trong giai đoạn phát
triển khá nhanh chón g và rầm rộ từ sau khi “mở cửa” năm 1990, thì các thương vụ
M&A trong ngành chiếm tỷ trọng rất đáng kể về số lượng và giá trị trong các thương
vụ M&A. Các thương vụ M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam có chiều hướng
gia tăng nhanh chóng về số và lượng, nhất là trong thời gian gần đây. Sự lớn mạnh của
thị trường M&A tại Việt Nam và trong ngành ngân hàng, một trong số các ngành có
hoạt động M&A sôi nổi nhất, tạo ra nhu cầu thông tin của các cá nhân, các tổ chức
cũng nh ư các nhà đầu tư về hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đó
là lý do em chọn đề tài “Phân tích, đánh giá hoạt động M&A của doanh nghiệp CJ
CHEILJEDANG và CTCP Cầu Tre”

4
NỘI DUNG TIỂU LUẬN

---oOo---

1. Khái niệm
1.1. Mua bán và sáp nhập
Đây là từ viết tắt của cụm từ Mergers - Sáp nhập và Acquisitions - Mua lại. Đây là
hoạt động Mua bán và sáp nhập, bao gồm quá trình kết hợp hai công ty thành một.
Mục tiêu của việc kết hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp là cố gắng và đạt được sức
mạnh tổng hợp - trong đó tổng thể (công ty mới) lớn hơn tổng các bộ phận của nó (hai
thực thể riêng biệt trước đây).

Sáp nhập xảy ra khi hai công ty hợp lực. Những giao dịch như vậy thường xảy ra giữa
hai doanh nghiệp có cùng quy mô và doanh nghiệp này nhận ra những lợi thế mà
doanh nghiệp kia mang lại về việc tăng doanh số, hiệu quả và khả năng. Các điều
khoản của việc sáp nhập thường khá thân thiện và được cả hai đồng ý và hai công ty
trở thành đối tác bình đẳng trong liên doanh mới.

Mua lại xảy ra khi một công ty mua một công ty khác và đưa nó vào hoạt động. Đôi
khi việc mua bán là thân thiện và đôi khi là thù địch, tùy thuộc vào việc công ty bị
mua lại có tin rằng nó tốt hơn là một đơn vị điều hành của một liên doanh lớn hơn hay
không.

Kết quả cuối cùng của cả hai quá trình là giống nhau, nhưng mối quan hệ giữa hai
công ty khác nhau dựa trên việc liệu có xảy ra sáp nhập hay mua lại hay không.

1.2. Các hình thức M&A phổ biến

- M&A theo chiều ngang- Horizontal


Đây là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản
phẩm và dịch vụ giống hoặc tương tự cho người tiêu dùng. Các công ty này thường có
nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

- M&A theo chiều dọc - Vertical

5
Thực hiện với mục đích kết nối hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một
dịch vụ,nhưng có sự khác biệt ở đây là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

- M&A kết hợp - Conglomerate


Đó chính là hình thức mua bán xáp nhập để hình thành nên các tập đoàn lớn. Việc sáp
nhập này diễn ra ở các công ty phục vụ có cùng một phân khúc khách hàng trong
ngành cụ thể tuy nhiên họ không cung cấp sản phẩm dịch vụ giống nhau. Sản phẩm
của họ có thể đi cùng nhau, bổ sung cho nhau nhưng về mặt kỹ thuật không phải là
sản phẩm giống nhau.

Hình thức kết hợp này sẽ giúp công ty đa dạng hóa, do đó lợi nhuận tăng cao hơn, việc
bán những sản phẩm này cũng sẽ khuyến khích việc bán sản phẩm khác.Điều này sẽ
cho phép doanh nghiệp cung cấp một điểm mua sắm, tiện lợi cho người tiêu
dùng. Loại sáp nhập này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực
khác của ngành, giảm rủi ro và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị
trường không có sẵn trước đó.

1.3. Các bước trong quy trình M&A

Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A

Đầu tiên trong quy trình M&A người giám đốc, quản lý cần xây dựng phát triển chiến
lược M&A rõ ràng và mục đích mà họ muốn đạt được về việc mua lại, các phương
thức để đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A

Cần xác định các tiêu chí chính đê xác định các công tu mục tiêu tiềm năng ví dụ như
lợi nhuận.

Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng

Cần đặt ra các tiêu chí tìm kiếm được xác định sau đó đánh giá các công ty có tiềm
năng từ các danh sách đã lập sẵn.

Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch mua lại

6
Tại bước này công ty sẽ có người đại diện liên hệ với một hoặc nhiều công ty đáp ứng
được những tiêu chí như cung cấp giá trị tốt...Mục đích của các cuộc hội thoại này để
có thêm thông tin và xem xét mực đọ phù hợp của việc sáp nhập hoặc mua lại công ty.

Bước 5: Thực hiện phân tích định giá

Giả sử các liên lạc và cuộc hội thoại ban đầu diễn ra tốt đẹp, người thâu tóm yêu cầu
công ty mục tiêu cung cấp thông tin đáng kể (tài chính hiện tại, v.v.) để cho người
thâu tóm đánh giá thêm mục tiêu, cả về doanh nghiệp và mục tiêu mua lại phù hợp

Bước 6: Đàm phán

Khi đã sản xuất một số mô hình định giá của công ty mục tiêu, người thâu tóm phải có
đủ thông tin để cho phép nó xây dựng một đề nghị hợp lý; Khi đề xuất ban đầu đã
được trình bày, hai công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết hơn

Bước 7: Thẩm định

Sự thẩm định nhằm mục đích xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu
bằng cách tiến hành kiểm tra và phân tích chi tiết mọi khía cạnh của hoạt động của
công ty mục tiêu – các chỉ số tài chính, tài sản và nợ, khách hàng, nguồn nhân lực,…

Bước 8: Hợp đồng mua bán

Khi không có vấn đề lớn phát sinh, bước tiếp theo là thực hiện hợp đồng mua bán cuối
cùng; các bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về loại thỏa thuận mua hàng, cho dù đó
là mua tài sản hay mua cổ phần.

Bước 9: Tài chính

Khi thỏa thuận ký kết, các nhà đầu tư thường nhận được một cổ phiếu mới trong danh
mục đầu tư của họ – cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại. Đôi khi các nhà đầu tư sẽ
nhận được cổ phiếu mới xác định một thực thể doanh nghiệp mới được tạo ra bởi thỏa
thuận M&A. Trong một vụ sáp nhập mà một công ty mua một công ty khác, công ty
mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công ty mục tiêu bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc
cả hai.

Bước 10: Kết thúc giao dịch


7
Kết thúc giao dịch, các nhóm quản lý của mục tiêu và người thâu tóm làm việc cùng
nhau trong quá trình sáp nhập hai công ty. Người mua và Người bán thường có một số
điều chỉnh tài chính sau khi kết thúc và Người mua phải tích hợp công ty được mua lại
vào công ty mẹ hoặc đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp
độc lập.

1.4. Tại sao lại thực hiện M&A?


Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, M&A là một phương pháp giúp
doanh ngiệp tồn tại. Khi cạnh tranh bây giờ không còn là đơn giản cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài đang thâm nhập vào thị
trường Việt Nam, sức ép phải phát triển để tồn tại là rất lớn đối với các doanh
nghiệp, các doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tiến hành thâu tóm các doanh nghiệp khác.
Các doạnh nghiệp cũng cần phải cẩn trọng để mình không trở thành miếng mồi trên
thị trường, vì thế mà luôn phải tìm ra cơ hội để thực hiện M&A, giành lấy lợi thế
cạnh tranh về phía mình.

- Đối với bên mua: Doanh nghiệp mạnh hơn thực hiện mua lại các ngân hàng khác
nhằm tạo ra một doanh nghiệp khác với sức cạnh tranh cao hơn, có đủ sức mạnh để
đứng trên thị trường, các doanh nghiệp mới được tạo thành này có chi phí hiệu quả
hơn, cũng như hiệu quả về mặt vận hành, nhờ đó mà có khả năng chiếm lĩnh thị
trường. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp xảy ra khác như những doanh
nghiệp đi mua có đủ sức mạnh sống sót trên thị trường, nhưng họ lại muốn loại bỏ
đối thủ cạnh tranh, giảm số lượng đối thủ trên thị trường để tập trung cạnh tranh với
các đối thủ lớn mạnh khác, vì thế mà họ mua lại để loại bỏ những đối thủ nhỏ.
- Đối với bên bán: Bên bán trong hầu hết các thương vụ M&A nằm trong một thế bị
động, họ không có sự lựa chọn khác bởi khi một công ty khác mua lại công ty của
mình là khi công ty đang gặp vấn đề khó khăn, chủ yếu là khó khăn về tài chính và
cần một nguồn tiếp “năng lượng” để không bị chết mòn. Tuy nhiên vẫn có các
trường hợp khác bên bán nằm ở thế chủ động như họ đã thành công về một số lĩnh
vực và sản phẩm của riêng mình, lựa chọn bán đi bởi phần lợi nhuận đến từ thương
hiệu là quá hấp dẫn.
1.5. Phương pháp thực hiện M&A
8
Thời gian để thực hiện một thương vụ M&A thường mất một khoảng thời gian dài,
một thương vụ ngắn cũng có thể lên đến nửa năm, phần lớn thời gian của quá trình sẽ
đổ vào nửa đầu, tập trung cho việc lên kế hoạch, hoạch định chiến lược, phân tích.
quy trình thường diễn ra:

- Xác định mục tiêu tiềm năng, đánh giá và sau đó bắt đầu xây dựng chiến lược, đây
là bước nền cho cả quá trình M&A, doanh nghiệp mua cần chọn mục tiêu sáng suốt
để có thể mang lại lợi ích đến cho phía mình sau M&A
- Lên kế hoạch cụ thể, lựa chọn hình thức phù hợp để thực hiện M&A, cần lựa chọn
hình thức chuẩn xác thích hợp cho mong muốn của mình, lại tối ưu hóa được nguồn
tài nguyên của mục tiêu sau khi thực hiện M&A
- Phân tích, định giá mục tiêu
- Đám phán, các bên sẽ đàm phần với nhau về lợi ích mà mình nhận được sau M&A,
các đề nghị, đề xuất được thương lượng, tuy nhiên tùy thuộc vào cách các bên hoạt
động, đây là một thương vụ có sự chủ động từ hai phía hay là thâu tóm từ một bên,
nếu là hành động thâu tóm, bên bị mua lại gần như không có sức nặng trong buổi
đàm phán.
- Thẩm định, ở phần này thường có sự tham gia hỗ trợ từ bên thứ ba để có thể hiểu
biết chi tiết về mục tiêu, các tài nguyên cũng như các vấn đề đang phải đối mặt.
- Thực hiện hoạt động M&A, là khi hợp đồng mua bán cuối cùng được đưa ra.
- Sau khi thực hiện M&A, các doanh nghiệp bị mua lại cần hoàn thành các nghĩa vụ
tài chính, chuyển giao toàn bộ tài sản và quyền cho bên mua, đây cũng là bước cuối
trong quy trình này.

Một số các hoạt động thường thấy trong M&A: chào thầu, thương lượng, thu gom cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán, mua lại và lôi kéo các cổ đông, nhà đầu tư.

1.6. Lợi ích và khó khăn của hoạt động M&A

Một số lợi ích của các thương vụ M&A liên quan đến hiệu quả và một số lợi ích khác
liên quan đến năng lực, chẳng hạn như:

- Cải thiện hiệu quả kinh tế theo quy mô.

9
- Tăng thị phần. Giả sử hai công ty hoạt động trong cùng một ngành, việc tập hợp các
nguồn lực của họ lại với nhau có thể dẫn đến thị phần lớn hơn.

- Tăng khả năng phân phối. Bằng cách mở rộng về mặt địa lý, các công ty có thể thêm
vào mạng lưới phân phối của họ hoặc mở rộng khu vực dịch vụ địa lý của nó.

- Giảm chi phí nhân công. Loại bỏ tình trạng dư thừa nhân sự có thể giúp giảm chi
phí.

- Tài năng lao động được nâng cao. Việc mở rộng nguồn lao động mà từ đó công ty
mới, lớn hơn có thể thu hút có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển.

- Nguồn tài chính được nâng cao. Lợi nhuận tài chính của hai công ty thường lớn hơn
một công ty đơn lẻ, nên có thể thực hiện các khoản đầu tư mới.

Mặc dù sáp nhập và mua lại là những cam kết tốn kém, nhưng vẫn có những phần
thưởng tiềm năng. Và có những bất lợi hoặc lý do để không mua một chuyển đổi, bao
gồm:

- Chi phí lớn liên quan đến việc mua một công ty, đặc biệt nếu nó không muốn bị mua
lại.

- Chi phí pháp lý cao hơn, có thể bị cắt cổ nếu một công ty không muốn bị mua lại.

- Chi phí cơ hội của việc bỏ qua các giao dịch khác để tập trung vào việc đưa hai công
ty lại với nhau.

- Khả năng xảy ra phản ứng tiêu cực đối với việc sáp nhập hoặc mua lại, điều này
khiến giá cổ phiếu của công ty thấp hơn.

2. Hoạt động M&A của doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG và CTCP Cầu Tre
2.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG

CJ Cheil Jedang là một công ty thực phẩm đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính
được đặt tại thành phố Seoul, chuyên về sản xuất thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm,
dược phẩm và công nghệ sinh học. Các thương hiệu con của công ty bao gồm có:
Beksul, Bibigo, CJ Hat Kimchi, DASIDA, Haechandle và Kahiki;

10
Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là nguyên liệu thực phẩm (gồm đường, lúa
mì, dầu), thực phẩm, hậu cần và công nghệ sinh học (gồm bột ngọt, lysin), thực phẩm
chế biến và thức ăn chăn nuôi;

Kể từ đó, công ty đã mở rộng ra toàn cầu với các văn phòng tại Trung Quốc, Mỹ,
Philippines, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Úc, Nhật Bản, Nga, Singapore;

CJ gần đây được cho là đang đàm phán với Tập đoàn Dendreon của Hoa Kỳ, là doanh
nghiệp đang trong quá trình thử nghiệm vắc xin ung thư có tên là Provenge.

2.2. Giới thiệu sơ lược về CTCP Cầu Tre

Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (Tiền thân là Xí nghiệp Chế biến
hàng xuất khẩu Cầu Tre) được xây dựng từ năm 1982, trên diện tích gần 80.000m2,
trong đó hơn 30.000m2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị hiện đại. Sản
phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, chế biến từ các nguyên liệu thủy hải sản
và nông sản được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua các hệ thống siêu thị và đại lý
phân phối. Ngoài ra sản phẩm của Cầu Tre được xuất đi qua nhiều nước trên thế giới
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Canada,…

2.3. Hoạt động M&A của doanh nghiệp CJ CHEILJEDANG và CTCP Cầu Tre
Diễn biến thương vụ:

- Mục tiêu mà Công ty CJ Cheiljedang mong muốn khi thâu tóm Công ty Cầu tre đó
là bành trướng phân khúc thị trường thực phẩm của công ty. Một số chuyên gia nhận
định rằng tuy chỉ chiếm 2.8% thị phần nội địa nhưng điểm hấp dẫn của Công ty Cầu
Tre là sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, kênh tiêu thụ rộng khắp thông qua đại lý,
siêu thị, cửa hàng tiện lợi… và kinh nghiệm vận hành hệ thống sản xuất hơn 35 năm.
Ngoài ra, việc doanh nghiệp này có sản lượng xuất khẩu ổn định sang nhiều thị trường
khó tính trên thế giới cũng góp phần củng cố vị thế của đại gia Hàn Quốc trong ngành
thực phẩm đông lạnh.

- Với mục tiêu trên, Công ty CJ Cheiljedang bắt đầu đưa Công ty Cầu Tre vào tầm
ngắm và sau đó công ty đã tìm cách tăng tỷ lệ sở hữu công ty Cầu Tre từ cuối năm
2016 khi nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần từ ba cổ đông lớn theo phương thức
11
thỏa thuận không công khai. Cụ thể, CJCJ được phép mua theo phương thức thỏa
thuận hơn 25% cổ phần của công ty Cầu Tre không thông qua chào mua công khai từ
ba cổ đông là Traswell Enterprises Limited (37.33%), Quỹ đầu tư VN (10%) và Tổng
công ty Sông Đà (0.11%).

- Sau thương vụ này, CJCJ trở thành cổ đông lớn nhất của Cầu Tre với tỉ lệ nắm giữ là
47.33% vốn cổ phần. Ngay sau đó, CJ Cheiljedang được đại hội cổ đông bất thường
chấp thuận việc đưa 4 nhân sự vào những vị trí quản lý chủ chốt. Tại Đại hội này,
hàng loạt thành viên HĐQT cũ của công ty Cầu Tre gồm: bà Đặng Phạm Minh Loan,
ông Lê Thanh Hạo Nhiên, ông Lê Đồng Xuân và ông Trần Bảo Minh đã bị miễn
nhiệm, thay vào đó là các thành viên mới người Hàn Quốc cho nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Doanh nghiệp này nâng tỷ lệ sở hữu lên 51.6% vào cuối tháng 3/2017, tiếp đó chi
thêm 187 tỷ đồng mua cổ phần tương đương 20% vốn điều lệ từ Tổng công ty Thương
mại Sài Gòn (Satra) để nắm giữ tỷ lệ như hiện tại 71.6%. CJ Cheiljedang cho thấy
quyết tâm thâu tóm Cầu Tre nhằm mở rộng chuỗi liên kết và phân phối trong ngành
thực phẩm khi chấp nhận trả 80000 đồng mỗi cổ phiếu trong phiên đấu giá cuối cùng,
cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm 65000 đồng.

Kết quả thương vụ: Công ty CJ Cheiljedang đã trở thành cổ đông lớn nhất của
Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre, nắm giữ 71.6% cổ phần của công
ty này. Đây là kết quả của thương vụ mua bán và sáp nhập kéo dài hơn 5 tháng.

2.4. Nhận xét chung


Trước thương vụ thâu tóm Cầu Tre, tập đoàn CJ đã tham gia vào cuộc chiến khốc liệt
để giành thị phần và bành trướng về mảng thực phẩm tại Việt Nam trong suốt 4 năm
liên tiếp.

Hoạt động sáp nhập này là “Một chương mới trong lịch sử phát triển của cầu tre”.
Doanh nghiệp này sẽ thực hiện những thay đổi mang tính bước ngoặt dựa trên tình
hình thực tế về cơ cấu nhân sự quản lý chủ chốt và chiến lược kinh doanh như thay
đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre, điều này bổ sung một số
ngành nghề kinh doanh như chế biến rau quả, sản xuất các loại bánh từ bột và thức
ăn sẵn,...

12
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, ngân hàng Việt Nam không quá "mặn mà" với hoạt động sáp nhập.
Ở quá khứ, hoạt động sáp nhập được thúc đẩy mạnh do ở thời điểm đó có một số ngân
hàng còn yếu kém, muốn tồn tại thì buộc phải sáp nhập với những ngân hàng mạnh
hơn. Do đó, khi hệ thống ngân hàng dần trở nên lành mạnh hơn trước, thì các ứng viên
để sáp nhập theo đó cũng sẽ giảm dần và khiến hoạt động sáp nhập phần nào bớt sôi
động hơn so với giai đoạn trước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M&A là gì? Lợi ích và các hình thức M&A hiện nay. (2023). Retrieved April
2023, from https://unica.vn/blog/ma-la-gi

[2] Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam. Retrieved April 2023,from
https://m.elib.vn/doc/2020/20200814/sap-nhap-va-thau-tom-ngan-hang-viet-
n...40.pdf

[3] CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE. (2023).
Retrieved April 2023, from https://ffa.com.vn/vn/chi-tiet-tin/cong-ty-co-phan-che-
bien-hang-xuat-kh...re.html

[4] CJ CheilJedang – Wikipedia tiếng Việt. (2023). Retrieved 21 April 2023, from
https://vi.wikipedia.org/wiki/CJ_CheilJedang

13

You might also like