You are on page 1of 4

Sản phẩm – dịch vụ

1. Tổng quan về M&A tại Việt Nam


M&A là cụm từ chỉ một hoạt động mà trong đó doanh nghiệp này giành lấy quyền kiểm
soát một công ty/ doanh nghiệp khác. Điều đó được thực hiện thông qua việc mua lại một
số cổ phần, toàn bộ cổ phần của công ty kia hoặc sát nhập hai doanh nghiệp.
Cách thức hoạt động của M&A diễn ra theo tính chất sát nhập như sau:
- Theo chiều dọc: là cách thường được áp dụng giữa 2 doanh nghiệp có cùng một dịch
vụ cũng như chuổi giá trị sản xuất dịch vụ, sản phẩm.
- Theo chiều ngang: là việc sát nhập những doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm, dịch
vụ với nhau.
- Kết hợp: diễn ra giữa những doanh nghiệp có cùng khách hàng, cùng đồi tượng
hướng đến.
Trước thời điểm Covid, hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn và
tổng giá trị giao dịch đạt đế 10 tỷ USD trong năm 2018 và 15,6 tỷ USD vào năm 2019. Với chiến
lược kiểm soát đại dịch nhanh chóng và hiệu quả, các nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chính
chính sách cho phù hợp, tạo cơ hội kinh doanh tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với M&A
hậu Covid.
Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Mặc dù
tổng giá trị của hoạt động mua bán và sáp nhập giảm nhưng vẫn có những yếu tó tích cực vào
năm 2019. Nhiều thương vụ lớn có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tư
nhân xuất hiện.
Nền tảng pháp lý cho M&A được điều chỉnh bởi Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư và phải phù
hợp với các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Các quy định pháp luật về M&A tại Việt Nam hiện nay. Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2021 đưa ra các khái niệm và thủ tục sáp nhập, hợp nhất được quy định rõ .
M&A trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo giá trị tăng thêm nhờ
giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Gía trị cộng
hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị
doanh nghiệp được nâng cao.
Quy mô doanh nghiệp: mua bán và sát nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập vào
thị trường, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi
nhánh, phòng giao dịch, các dự án…. Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy
mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
Gần đây, VinCommerce, một phần của tập đoàn địa phương Vingroup, đã mua lại Shop và Go,
một cửa hàng tiện lợi 24/7. Khách hàng nhận được rất nhiêu ưu đãi sua khi sáp nhập.
2. Cơ cấu chi phí, lợi nhuận của ngân hàng
Ngoài các lợi nhuận và chi phí từ các hoạt động khác như IPOs, phát hành nợ, chứng khoán
hóa,... Tương tự như những ngân hàng đầu tư cùng ngành, thì hoạt động tư vấn M&A của ngân
hàng chúng tôi mang lại nhiều hơn thế.
Một trong các động lực lớn nhất của cả nhà thâu tóm và những doanh nghiệp dự bán, là cắt
giảm đi các chi phí liên quan, từ đó tiếp cận hơn với nhiều loại khách hàng hơn mà trước đó mỗi
các nhân doanh nghiệp không thể tiếp cận, sau đó cùng gia tăng giá trị doanh nghiệp của mình
trên thị trường. Hiểu rõ động lực đó, ngân hàng đầu tư chúng tôi, từ các hoạt động từ quy trình
M&A của chúng tôi cố gắn mang lại lợi ích cả cho các nhà đầu tư. Đồng thời giảm thiểu tối đa
một số chi phí cho các bên tham gia.
Các lợi nhuận có thể thu về từ hoạt động M&A từ ngân hàng chúng tôi đề xuất như sau:
1. Lợi nhuận từ hoạt động cố vấn
Ở hoạt động cố vấn, chúng ta có các hoạt động khác nhỏ hơn như lưu trữ và hoa hồng từ
hoạt động M&A. Lợi nhuận từ lưu trữ thường có thể đạt vài nghìn đô mỗi tháng, trong khi hoa
hồng thì có thể giao động từ 2 – 10% của các khoản đã thỏa thuận trước.
2. Lợi nhuận từ hoạt động thỏa thuận
Từ việc lên kế hoạch, tìm kiếm các đối tượng có nhu cầu mua bán, tùy thuộc vào quá
trình làm việc, quá trình tìm kiếm càng phức tạp lợi nhuận thu về càng nhiều.
3. Lợi nhuận từ các vấn đề pháp lý
Các vấn đề về pháp lý khi tham gia hoạt động M&A của chúng tôi đều được đảm bảo
tính minh bạch về các thủ tục bàn giấy, điều này có thể còn được cải thiện hơn với các tổ chức cố
vấn pháp lý tài năng trong công ty chúng tôi.
4. Lợi nhuận từ các hợp đồng hủy (nếu có)
Về mặt nguyên tắc, chúng tôi luôn muốn đem lại trải nghiệm tốt đến với các khách hàng,
những nhà đầu tư sẵn sàng tham gia dịch vụ của chúng tôi. Nhưng nếu các thỏa thuận bị cắt
ngang hoặc các hợp đồng thất bại, các bên tham gia phải có nghĩa vụ bồi thường cho tổn thất của
ngân hàng, phí này có thể giao động từ 5 – 10% giá trị hợp đồng.
5. Lợi nhuận từ đổi mới thương hiệu
Về các bên tham gia sau khi thực hiện M&A gặp rắc rối về vấn đề đổi mới về thương
hiệu, hay đơn thuần là tên tuổi sau khi thực hiện M&A. Có thể được tư vấn bởi các đội ngũ của
ngân hàng. Lợi nhuận này không thường xuyên xảy ra, ít có tính ổn định vì vấn đề uy tín của các
bên liên quan.
Bên cạnh đó, ngân hàng chúng tôi cũng cố gắn hạn chế tối thiểu về các chi phí trong quy
trình M&A này:
1. Chi phí cho các nhân viên cố vấn, chuyên gia ngành
2. Chi phí cho các hoạt động đi lại, thông dịch, định giá về quyền sở hữu trí tuệ.
3. Chi phí cho kỹ thuật – Công nghệ thông tin
3. Cung ứng sản phẩm ra thị trường
Quy trình thực hiện M&A thường diễn ra 10 bước như sau:
1. Phát triển chiến lược mua lại – Việc phát triển chiến lược mua lại tốt giúp bên mua
xác định rõ ràng mục đích kinh doanh, những mong đợi từ việc mua lại của công ty mục
tiêu
2. Xác định các tiêu chí tìm kiếm – Xác định tiêu chí chính để đề xuất các mục tiêu tiềm
năng. Tiêu chí doanh nghiệp: tỷ lệ, địa điểm chính, quyền sở hữu, đối tượng khách hàng,
đối tác cung ứng,... Tiêu chí tài chính: doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, các biến đổi trên
báo cáo tài chính,...
3. Tìm kiếm các mục tiêu mua lại tiềm năng – Sau khi xác định được các mục tiêu tiềm
năng, ngân hàng sẽ lên một chuỗi dài các mục tiêu đã được xác định
4. Bắt đầu kế hoạch mua lại – Bên mua sẽ liên hệ với các mục tiêu mà họ tìm kiếm, mục
đích là có thêm thông tin về công ty và hướng sáp nhập
5. Thực hiện phân tích định giá – Nếu cuộc nói chuyện diễn ra suôn sẻ, bên mua sẽ yêu
cầu công ty mục tiêu cung cấp các thông tin quan trọng để cho phép đánh giá mục tiêu, để
mua lại phù hợp
6. Đàm phán – Sau khi đưa ra một số các mô hình định giá của công ty mục tiêu, bên mua
phải có đủ thông tin để có thể đưa ra một lời đề nghị hợp lý, khi đề nghị đã được đưa ra,
các bên có thể đàm phán thêm nhiều khoản chi tiết hơn.
7. Thẩm định chuyên sâu M&A – Thẩm định chuyên sâu là một quá trình toàn diện khi
các lời đề nghị đã bắt đầu được chấp nhận. Nhằm xác nhận hoặc sửa chữa đánh giá của
bên mua về giá trị của công ty mục tiêu bằng cách tiến hành kiểm tra và phân tích chi tiết
mọi khía cạnh hoạt động của công ty mục tiêu.
8. Lập hợp đồng mua và bán – Sau khi hoàn tất thẩm định mà không có vấn đề phát
sinh, bước tiếp theo là thực hiện các hợp đồng mua bán cuối cùng. Các bên đưa ra quyết
định cuối cùng về loại hợp đồng mua bán, cho dù chỉ là mua tài sản hay chỉ mua cổ phần
9. Chiến lược tài chính cho việc mua lại – Tất nhiên, bên mua sẽ tìm hiểu các phương án
tài chính cho các thương vụ trước đó, nhưng việc thực hiện chi tiết về tài chính thường
được kết hợp lại sau khi thỏa thuận được ký kết.
10. Kết thúc và thực hiện giao dịch – Thỏa thuận mua lại kết thúc, các nhóm quản lý của
mục tiêu và bên mua bắt đầu làm việc cùng nhau trong quá trình hợp nhất hai công ty.
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định 4 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm: Công
Ty trách nhiệm hữu hạn (LLC), Công Ty cổ phần (JSC), Công Ty hợp danh, Doanh nghiệp tư
nhân. Ngoài ra còn có Doanh nghiệp nhà nước, do sự khác nhau cơ bản về loại hình tổ chức, các
bước để tiếp cận quy trình hợp nhất cũng khác và đơn giản hơn so với quy trình M&A thông
thường. Dưới đây là chi tiết đề xuất về quy trình tư vấn M&A của ngân hàng chúng tôi.
1. Xác định tính khả thi, hợp pháp của việc sáp nhập, xem xét cơ cấu các công ty được
sáp nhập
2. Ký thỏa thuận “không tiết lộ” để biết thêm các thông tin về hoạt động tài chính của
công ty. Với những chi tiết này, nhà đầu tư phải quản lý thẩm định và xác định xem
công ty có hoạt động tốt hay không.
3. Hai bên thương lượng và đưa ra các điều khoản và điều kiện của việc sáp nhâp, tạo
hợp đồng và dự thảo điều lệ. Hợp đồng phải nêu chi tiết các bên liên quan, các chi tiết
cụ thể và thời gian của việc sáp nhập. Tùy thuộc vào tính chất của kế hoạch, nên xin
phép sơ bộ của các cơ quan có thẩm quyền thích hợp. Công ty được yêu cầu phải
thông báo cho tất cả nhân viên về việc sáp nhập và cung cấp cho các chủ nợ bản sao
hợp đồng trong vòng 15 ngày.
4. Nộp hồ sơ đến cơ quan cấp phép để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ sẽ yêu cầu hợp đồng sáp nhập, nghị quyết, biên bản cuộc họp của các bên liên
quan và nơi hợp đồng được thông qua.
5. Dựa trên hình thức sáp nhập để thực hiện một số hành động được yêu cầu. Chẳng hạn
như mở tài khoản ký quỹ.
Ví dụ với hình thức mua lại cổ phiếu hoặc vốn cổ phần
6. Nộp hồ sơ đăng ký đến Bộ kế hoạch và đầu tư, trong đó phải có thông tin chi tiết về
khoản đầu tư và hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc giấy chứng
nhận thành lập tổ chức.
7. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhân, nhà đầu tư sẽ nhận được chấp nhập hay từ chối
việc sáp nhập/ mua bán.
Bằng việc rút gọn một số bước trong quy trình tư vấn M&A, ngân hàng chúng tôi có thể cắt
giảm được một số loại chi phí liên quan tới quá trình tổ chức. Ngoài ra, còn có thể rút ngắn được
thời gian sáp nhập mà vẫn giữ được chất lượng của quy trình.

https://vietbaixuyenviet.com/ma-la-gi/#:~:text=N%C3%B3i%20chi%20ti%E1%BA%BFt%2C
%20M%26A%20l%C3%A0,s%C3%A1t%20nh%E1%BA%ADp%20hai%20doanh%20nghi
%E1%BB%87p.
https://luatminhkhue.vn/cac-quy-dinh-phap-luat-ve-m-a-tai-viet-nam-hien-nay.aspx
https://www.viettonkinconsulting.com/fdi/mergers-and-acquisitions-process-and-opportunities-
in-vietnam/
https://www.vietnam-briefing.com/news/mergers-acquisitions-vietnam-introduction-key-
guidelines-processes.html/

You might also like