You are on page 1of 67

CHƯƠNG 7

MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP


(M & A)

Email: thuanbq@apd.edu.vn
Tel/Zalo: 0919 076 298
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1. Giới thiệu các khái niệm về M&A


2. Các hình thức giao dịch của M&A
3. Động cơ của M&A
4. Tác động của M&A tới nước tiếp nhận đầu tư
5. Thực trạng và triển vọng của M&A trên thế giới
và Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật đầu tư năm 2014


2. Luật doanh nghiệp năm 2014
3. Luật cạnh tranh 2004
4. Mergers and Acquisitions, J.Fred Weston & Samuel C.
Weaver, Mc Graw-Hill edition 2001
NỘI DUNG

1. Khái niệm và phân loại M&A


2. Các hình thức giao dịch của M&A
3. Động cơ của M&A
4. Giá trị tạo ra và lợi ích từ M&A
5. Nguyên nhân thất bại từ M&A
6. Quy trình thực hiện M&A
7. Tác động của M&A đối với nước tiếp nhận đầu tư
8. Hoạt động M&A toàn cầu và Việt Nam
1. KHÁI NIỆM VỀ M&A

Theo thuật ngữ tài chính Investopedia


1. Sáp nhập (Merger) xảy ra khi 2 công ty, thường là công ty
có cùng quy mô, đồng ý tiến tới thành lập 01 công ty mới
hơn là duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành
phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ được xóa
bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế.
➢ Tóm lại: Các c/ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động, c/ty
mới được thành lập và phát hành chứng khoán thay thế.
1. KHÁI NIỆM VỀ M&A

2. Mua lại (Acquisition) hoặc Thâu tóm: là hoạt động


thông qua đó, các công ty tìm kiếm lợi thế nhờ quy
mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công
ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán
hoặc có sự hợp nhất thành một công ty mới.
➢ Dưới góc độ pháp lý: Công ty mục tiêu bị chấm dứt
sự tồn tại và công ty mua sẽ “nuốt chửng” hoạt động
kinh doanh của công ty mục tiêu và chứng khoán
của công ty mua vẫn được giao dịch.
1. KHÁI NIỆM VỀ M&A

3. M&A qua biên giới: là hoạt động mua lại và sáp nhập
được tiến hành giữa các chủ thể ở ít nhất 02 quốc gia
khác nhau.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ M&A – LUẬT CỦA VIỆT NAM

Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật cạnh tranh 2004


1. Sáp nhập (Điều 195, Luật DN): Sáp nhập là việc một
hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
➢ Công ty bị sáp nhập (Công ty mục tiêu) chấm dứt hoạt
động
1.1.KHÁI NIỆM VỀ M&A – LUẬT CỦA VIỆT NAM

Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật cạnh tranh 2004


2. Mua lại (Điều 17, Luật CT): là việc một doanh nghiệp
mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp
khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại
1.2. PHÂN LOẠI M&A

1. M&A theo mục đích:


➢ M&A theo chiều ngang: M&A giữa các công ty trên cùng một
ngành KD và trên cùng một thị trường nhằm tăng hiệu quả và để
chiếm được quyền lực thị trường.
➢ M&A theo chiều dọc: sáp nhập giữa các công ty tham gia vào
các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị
trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông
qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản
xuất và phân phối.
➢ M&A hỗn hợp: sáp nhập giữa các công ty trong các lĩnh vực
kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm cơ bản
rủi ro và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các
lĩnh vực tài chính, tài nguyên.
M&A THEO MỤC ĐÍCH

M&A theo chiều dọc


Nhà cung cấp

M&A theo chiều ngang M&A hỗn hợp

Công ty cùng Công ty khác


ngành Công ty ngành

Nhà phân phối


1.2. PHÂN LOẠI M&A

2. M&A theo động cơ:


➢ M&A theo kiểu thân thiện: là trường hợp ban giám đốc
công ty mục tiêu (bị mua lại) đồng thuận và ủng hộ trong
giao dịch mua lại đó (tức không dùng các biện pháp chống
lại thương vụ diễn ra).
➢ M&A theo kiểu thù nghịch: là trường hợp ban giám đốc
công ty mục tiêu không đồng ý và dùng các biện pháp
chống thâu tóm
1.2. PHÂN LOẠI M&A

3. M&A theo góc độ tài chính: 3 loại


➢ Sáp nhập: xảy ra khi hai công ty, thường là công ty có
cùng quy mô, đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới
hơn là duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành
phần, theo đó công ty bị sáp nhập sẽ ngừng hoạt động. Tài
sản, nợ phải trả được nhập vào công ty sáp nhập nên phát
sinh nhiều vấn đề về tài chính.
➢ Thâu tóm cổ phiếu: bao gồm chào giá riêng lẻ hay chào
giá công khai. Hoạt động này có một số đặc điểm như
không cần họp đại hội cổ đông, bỏ phiếu, công ty đặt giá có
thể thương lượng trực tiếp với cổ đông
1.2. PHÂN LOẠI M&A

➢ Thâu tóm tài sản: đây là hình thức công ty sáp nhập, mua
lại có thể tự mình hoặc cùng với công ty mục tiêu tiến hành
định giá tài sản của công ty đó (thông thường họ sẽ thuê
công ty định giá độc lập). Sau đó các bên sẽ tiến hành
thương lượng để đưa ra một mức giá phù hợp, phương thức
thanh toán có thể bằng tiền hoặc nợ.
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

1. Mua cổ phần (đầu tư gián tiếp)


2. Mua tài sản
3. Mua nợ
4. Chuyển nhượng dự án
5. Phương thức chào thầu
6. Lôi kéo các cổ đông bất mãn
7. Hoán đổi cổ phiếu
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

1. Mua cổ phần (đầu tư gián tiếp)


- Mua cổ phần việc một công ty mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ
phiếu của một công ty khác và trở thành cổ đông lớn nhất của công
ty đó => chi phối, quản trị theo mục tiêu của bên Mua
- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty niêm yết tại
Việt Nam:
➢ Phải có mã số giao dịch và tài khoản giao dịch;
➢ Một số lĩnh vực không quy định, tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài
không hạn chế.
➢ Mua cổ phần của NĐT nước ngoài bị hạn chế ở mức 49% tổng số
cổ phiếu niêm yết của DNNY (đối với ngành nghề đầu tư KD có
điều kiện chưa có quy định), 30% đối với NHTM
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

➢ Việc mua cổ phần của NĐT nước ngoài phải tuân


thủ các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên về:
✓ Tỷ lệ vốn góp
✓ Hình thức đầu tư, và
✓ Lộ trình mở cửa thị trường được quy định trong
các IIA và FTAs
⚫ Chiều 11/8/2017, FPT đã ra thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng 6
triệu cổ phiếu - tương đương 30% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Bán
lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) - đơn vị chủ quản của hệ thống FPT
Shop. Sau đợt thoái vốn này, tỷ lệ sở hữu của FPT tại FPT Retail giảm
từ 85% xuống 55% - tức vẫn nắm quyền kiểm soát
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

2. Mua tài sản


- Là việc một công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản
của một công ty khác và đồng thời diễn ra việc dịch chuyển
quyền sở hữu
- Doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một bộ
phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở hữu
tại doanh nghiệp bán
➢ Tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc gắn liền với quyền
sử dụng đất đai…) hoặc
➢ Tài sản vô hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự,
kênh phân phối, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự
án…)
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

➢ Việc một công ty sẽ mua lại tài sản của công ty khác
nhưng vẫn cần được sự chấp thuận chính thức của
các cổ đông bên bán. Các bước tiến hành như sau:
- Định giá tài sản
- Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán tài sản
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

3. Mua nợ
- Đây là một phương thức tiến hành M&A gián tiếp. Khi một
doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ,
chủ nợ có thể tìm một doanh nghiệp có khả năng tài chính
mua lại phần nợ với giá thỏa thuận
- Doanh nghiệp mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa
thuận để chuyển đổi khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi
quyền sở hữu.
Ví dụ: Ngân hàng SHB thực hiện đối với Công ty CP Thủy
sản Bình An
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

4. Chuyển nhượng dự án
- Được tiến hành khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối
với những doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản
- Trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp có thế mạnh và
tiềm lực để lấy được những dự án lớn nhưng khi triển
khai thì chia nhỏ ra “bán lại” cho các nhà đầu tư thứ cấp
để khai thác
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

5. Phương thức chào thầu


- Chào thầu là cách thức mà doanh nghiệp đi mua có ý
định mua toàn bộ một doanh nghiệp mục tiêu nào đó, sẽ
đề nghị các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp bán lại
cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ với mức giá cao
hơn giá trên thị trường
- Hình thức đặt giá chào thầu thường áp dụng trong các vụ
thôn tính mang tính thù địch với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường. Doanh nghiệp mục tiêu thường là doanh
nghiệp yếu hơn
THƯƠNG VỤ CHÀO THẦU (IPO) ĐIỂN HÌNH
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

6. Lôi kéo cổ đông bất mãn


- Lôi kéo cổ đông bất mãn là các thương vụ mang tính chất thù
địch. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh yếu
kém, thua lỗ, lúc đó thường có một bộ phận các cổ đông, họ
bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị
- Lợi dụng sự mâu thuẫn nội bộ này mà công ty cạnh tranh có
thể lôi kéo một bộ phận cổ đông bất mãn, họ tiếp tục mua cổ
phần của các cổ đông bất mãn, cũng như nhận được sự ủng hộ
của các cổ đông này, doanh nghiệp cạnh tranh khi có đủ cổ
phần chi phối, họ sẽ lập tức thay đổi ban quản trị cũ và tiến
hành bầu HĐQT mới trong công ty mục tiêu .
2. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH CỦA M&A

7. Hoán đổi cổ phiếu


- Thường diễn ra đối với những công ty có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau như trong cùng một tập đoàn
- Đối với trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là thẩm
định, định giá để đảm bảo lợi ích của các cổ đông của
các bên
THƯƠNG VỤ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU
3. ĐỘNG CƠ CỦA M&A

Đối với người bán Đối với người mua


⚫ Muốn nghỉ ngơi ⚫ Kỳ vọng tăng trưởng và tăng lợi nhuận
⚫ Không có người kế nhiệm ⚫ Mong muốn đa dạng hóa
⚫ Cạnh tranh yếu ⚫ Chiến lược gia tăng giá trị
⚫ Thiếu vốn ⚫ Mua công ty đối thủ
⚫ Hệ thống phân phối không hiệu quả ⚫ Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi
⚫ Xóa bỏ các đảm bảo và các cam kết ⚫ Tiếp cận kênh phân phối mới hơn hoặc
cá nhân hiệu quả hơn
⚫ Không đa dạng hóa được ⚫ Đa dạng hóa sản phẩm hoặc thâm nhập
thị trường mới
⚫ Vấn đề tuổi tác, sức khỏe của ông chủ
⚫ Mục tiêu sở hữu nhân sự, bộ phận kinh
⚫ Không giải quyết được mâu thuẫn với doanh, tài sản cụ thể
chủ sở hữu
⚫ Tiếp cận công nghệ mới
⚫ Mất nhân sự chủ chốt hoặc khách
hàng chính ⚫ Triển khai nguồn nhân lực, và nguồn
lực khác hiệu quả hơn
⚫ Hợp lý hóa hoạt động hiện thời của
người mua và người bán
MUA HAY BÁN?

SELL/BUY ?
MỞ RỘNG ?

Expansion?
4. GIÁ TRỊ TẠO RA TỪ M&A

⚫ Giải quyết tình trạng thừa


công suất
⚫ Thâm nhập vào thị trường
đang bị chia cắt
⚫ Mở rộng thị trường hoặc sản
phẩm
⚫ Để tăng cường nghiên cứu
phát triển sản phẩm
⚫ Thâm nhập vào một ngành
mới
LỢI ÍCH CỦA M&A

⚫ Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng


⚫ Loại bỏ đối thủ cạnh tranh
⚫ Ít rủi ro hơn đầu tư mới
⚫ Mang lại xung lực mới cho NĐT. Sự kết hợp của hai bên
mua & bán sẽ mang lại giá trị kết hợp cho cổ đông lớn
hơn tổng giá trị hiện có của chúng như:
❖ Tinh giảm nhân sự
❖ Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
❖ Gia tăng năng lực công nghệ
❖ Nhanh chóng tiếp cận thị trường mới và khẳng định vị thế trong
ngành
THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG

THƯƠNG VỤ M&A: SABECO - THAIBEV


Yêu cầu đọc các tài liệu đã gửi liên quan và trả lời các câu hỏi sau
https://cafebiz.vn/thi-truong-ma-thuong-vu-masan-thau-tom-vinmart-vineco-chot-ha-nam-
2019-ruc-ro-va-cac-doanh-nghiep-viet-se-co-tieng-noi-manh-me-hon-trong-nam-2020-
2020010501163072.chn
Câu hỏi thảo luận:
1. Anh (Chị) đánh giá thương vụ M&A này về khía cạnh thị trường, tài
chính đối với bên Mua và bên Bán? Tích cực và tiêu cực.
2. Đánh giá mục tiêu của thương vụ M&A đối với Thaibev trong thương
vụ này?
5. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA M&A

⚫ Khác biệt về văn hóa/Thiếu hòa


nhập
⚫ Mâu thuẫn về quản trị
⚫ Không định giá chính xác
⚫ Các khoản nợ bị tăng đột biến khiến
Cty hậu M&A có khả năng bị nợ
xấu đe dọa, tăng khả năng phá sản
⚫ Ban quản trị quá tập trung vào
M&A, không quan tâm các hoạt
động kinh doanh chính của mình
⚫ Quy mô quá lớn với người mua, tức
“cá bé nhưng lại nuốt cá lớn”
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A

➢Tài chính, thuế, quản trị


Tối ưu hóa ➢Các vấn đề khác như IT, phúc lợi..
Cải tiến hoạt động & giảm CP
➢Giải quyết hợp đồng lao động
Thực hiện ➢Các vấn đề chuyển nhượng
Xem xét hợp đồng M&A
➢Ngành & thị trường, tài chính & thuế
Đánh giá ➢Quản trị & chiến lược DN
Phân tích và đánh giá
➢ Tìm cơ hội sáp nhập DN hay tài sản
Nhận diện ➢Nghiên cứu điều tra thị trường
Đánh giá chiến lược
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: NHẬN DIỆN

• Chiến lược KD và sáp nhập DN


➢ Theo chiều rộng
➢ Theo ngành dọc
➢ Đa dạng hóa
• Xác định mục tiêu
➢ Các yếu tố cần xem xét: Thị trường, sản phẩm/dịch vụ, vị trí
➢ Tìm kiếm chủ động:
✓ Công ty phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, không nhất thiết phải
là công ty có ý định bán
✓ So sánh các công ty để tìm ra đối tượng phù hợp nhất
➢ Tìm kiếm thụ động: các công ty đang được rao bán
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: ĐÁNH GIÁ

⚫ Xây dựng kế hoạch sáp nhập, trong đó cần:


➢ Xác định, nghiên cứu các giá trị tiềm năng trong việc
sáp nhập
✓ Chia sẻ nguồn lực;
✓ Quản lý doanh nghiệp và cắt giảm chi phí.
➢ Quyết định bộ máy quản lý và thời gian biểu cho việc
sáp nhập
➢ Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh chi tiết sau sáp
nhập
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: ĐÁNH GIÁ

⚫ Thẩm tra chi tiết các vấn đề liên quan tới:


➢ Thị trường/đối thủ cạnh tranh
➢ Quản trị/nguồn nhân lực
➢ Tài chính
➢ Trách nhiệm về thuế
➢ Khách hàng/nhà cung cấp chính
➢ Vấn đề pháp lý
➢ Chi phí mở rộng sản xuất (nếu có)
➢ Kiểm soát/hệ thống quản lý
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: ĐÁNH GIÁ

⚫ Định giá: sử dụng một số phương pháp định giá thông


dụng:
➢ Giá trị tài sản ròng hữu hình
➢ Tỷ số lợi nhuận: P/E
➢ Chiết khấu dòng tiền: ước lượng dòng tiền (sau thuế &
nợ) mà công ty tạo ra trong tương lai
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: ĐÁNH GIÁ

⚫ Nguồn tài chính cho giao dịch: sử dụng các nguồn tài
chính gồm:
➢ Tiền mặt: tiền từ HĐKD, nợ (Vay/phát hành TP)
➢ Cổ phiếu: phát hành cổ phiếu mới cho NĐT chiến lược
➢ Kết hợp: nợ và cổ phiếu ưu đãi.
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: THỰC HIỆN

⚫ Thương thảo lần cuối: các điều khoản liên quan tới HĐ
⚫ Các thủ tục về luật và thuế
⚫ Đồng ý của các cơ quan chức năng
⚫ Quan hệ đối ngoại
6. QUY TRÌNH THỰC HIỆN M&A: TỐI ƯU HÓA

⚫ Xác định:
➢ Cơ hội cải tiến hiệu quả và tiết kiệm chi phí
➢ Các đơn vị hoặc tài sản không thích hợp với chiến lược kinh
doanh
⚫ Phát triển
➢ Định giá các đơn vị/tài sản thanh lý
➢ Cơ cấu tổ chức và hoạt động tối ưu
⚫ Hợp nhất hệ thống thông tin và kế toán với bên được
sáp nhập
7. TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐẾN NƯỚC TIẾP NHẬN
ĐẦU TƯ

1. Tác động tích cực


➢ Thu hút dòng vốn đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư
➢ Tác động tích cực, làm tăng phúc lợi kinh tế - xã hội
➢ Chuyển giao công nghệ và tạo việc làm. Mở rộng thị
trường cho nước nhận đầu tư
➢ Thu hút nguồn vốn FDI qua M&A nhanh và dễ dàng
hơn so với đầu tư mới
THỐNG KÊ VỀ VỐN FII VÀO VIỆT NAM NĂM 2017

Theo số liệu của TCTK, 9 tháng đầu năm 2017, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài (FII) với tổng giá trị vốn góp 4,2 tỷ USD, tăng
64% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn số cả năm 2016 đạt được (năm 2016
vốn FII vào Việt Nam đạt 3,42 tỷ USD)
7. TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐẾN NƯỚC TIẾP NHẬN
ĐẦU TƯ

2. Tác động tiêu cực


➢ M&A không làm gia tăng thêm năng lực sản xuất cho nền
kinh tế như đầu tư mới mà nó chỉ đơn thuần là việc chuyển
giao quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát cho phía các nhà
đầu tư (nước ngoài).
➢ Về mặt thực tiễn thì không phải lúc nào M&A cũng làm
tăng cạnh tranh, trong một số trường hợp thì M&A còn
được sử dụng một cách có chủ đích để làm giảm và thậm
chí là loại bỏ cạnh tranh
➢ M&A cũng là những nguyên nhân gây ra sự mất cân đối
giữa các vùng, các ngành của nước nhận đầu tư
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM:
THỜI GIAN GẦN ĐÂY
8. HOẠT ĐỘNG M&A TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

M&A THEO THƯƠNG VỤ VÀ GIÁ TRỊ

Nguồn: MergerStat, 2015


8. HOẠT ĐỘNG M&A TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

M&A THEO KHU VỰC

Nguồn: Thomson Reuter, 2015


8. HOẠT ĐỘNG M&A TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

M&A THEO LĨNH VỰC

Nguồn: Thomson Reuter, 2015


8. HOẠT ĐỘNG M&A TOÀN CẦU: MỘT SỐ
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH
8. M&A TOÀN CẦU: MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH

Hãng Beer AB Inbev (Bỉ) bỏ 108 tỷ USD mua lại hãng Beer
SAB Miller (Anh) năm 2016 – 2017
8. M&A TOÀN CẦU: MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH

Softbank đầu tư 1 – 1,25 tỷ USD vào Uber (sở hữu 14 – 17%)


- Theo thông cáo báo chí ngày 03/10/2017-
8. HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

1. Năm 2016 tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 5,8 tỷ USD, tăng
11,92% so với năm 2015. Quý 1/2017 tổng giá trị các thương vụ
M&A tại Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD
2. M&A trong ngành bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản với
mục tiêu thâm nhập và mở rộng thị trường là xu hướng nổi bật nhất.
3. NĐT nước ngoài có vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt
nam. Xu hướng mua lại và tiếp cận thị trường từ các nhà đầu tư nước
ngoài như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
4. Một phong trào khởi nghiệp tại Việt nam đang trỗi dậy trong năm qua,
tuy chưa có những thương vụ lớn nhưng hứa hẹn tiềm năng trong
những năm tới.
5. Vấn đề cổ phần hóa DNNN và thoái vốn diễn ra còn chậm trong năm
2016
8. HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

Nguồn: MAF, 2017


GIÁ TRỊ M&A THEO NGÀNH NĂM 2016 - 2017

Nguồn: MAF, 2017


THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Một số thương vụ M&A ngành thực phẩm và tiêu dùng năm 2016
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Một số thương vụ M&A ngành Bất động sản năm 2016

Stt Bên mua Bên bán Tên dự án Giá


trị
1 Mirae Asset và AON Keangnam Enterprises Keangnam Landmark 382.5
BGN Tower 72
2 Keppel Land Ltd Tiến Phước JV, Trần Thái, JV Empire City 234.8
Gaw Capital 5
3 Mapletree Kumho Industrial và Asiana Kumho Asiana Plaza 215
Investments Airlines
4 Creed Group An Gia Investment 200
6 New Life RE Low Keng Huat Duxton Hotel Saigon 49.24
7 Trường Lộc Phát và Nguyễn Kim Invt. và Devt. JSC 132 Bến Vân Dồn 40.4
Phát Đạt
8 BRG Keppel Land Sedona Suites 31.53
9 CapitaLand Nguyễn Bình Trading JSC Vista Walk 32.63
10 Bitexco Du lịch Hương Giang n/a
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Một số thương vụ M&A ngành Bất động sản năm 2017
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Stt Bên mua Bên bán (bên sáp nhập)


1 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng TMCP Phát triển Mê
Kông
2 Ngân hàng TMCP Quân Đội Công ty tài chính cổ phần Sông
Đà
3 Sacombank SounthernBank
4 BIDV MHB
5 Vietinbank PGBank
6 SHB Vinaconex Viettel Finance
7 Techcombank Tài chính Hóa chất
8 Maritime Bank Tài chính Dệt may
9 VPBank Cty tài chính Than - Khoáng sản
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Một số thương vụ Nhật Bản mua lại hoặc đầu tư vào Việt nam 2015 - 2016

Stt Bên mua Bên bán Giá trị Tỷ lệ mua

1 JX Nippon Oil & Energy Petrolimex 183 8%

2 Creed Group An Gia Investment 200 20%

3 Koizumi QH Plus n/a 23%

4 Mizuho ASEAN Bánh kẹo Phạm Nguyên 9.3 n/a


Investment
5 ANA Holdings Vietnam Airlines 108 8.77%

6 Taisho Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100 24%


cổ phần Dược Hậu Giang
7 Saisan Stock Company CTCP Tập Đoàn Dầu Khí An n/a 51%
Pha
THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM:
THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Nguồn: Vietnam M&A Report, 2017


THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM:
THỜI GIAN GẦN ĐÂY

http://cafef.vn/he-lo-so-tien-vingroup-da-chi-cho-
cac-thuong-vu-mua-lai-gm-viet-nam-fivimart-va-
hang-dien-thoai-tay-ban-nha-
20190331235320226.chn
8. M&A TẠI VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM VÀ
XU HƯỚNG CHÍNH

1. Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, AEC


2. Chiến lược M&A chủ động của DN Việt Nam: điển hình
về chiến lược tăng trưởng thông qua hoạt động M&A là
Masan, Kinh Đô, Viettel, Vingroup…
3. Quan niệm về M&A của các DN thay đổi theo hướng
tích cực: có đến 77% số DN có quan tâm đến hoạt động
M&A
4. Các thương vụ liên quan đến NĐT nước ngoài chiếm tỷ
lệ lớn: Xu hướng đầu tư của NĐT Nhật Bản, Hàn Quốc
và ASEAN
8. M&A TẠI VIỆT NAM: TRIỂN VỌNG

1. Quy mô thị trường và quy mô thương vụ


- Tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng ở mức 25% - 30%
- Quy mô các thương vụ sẽ lớn hơn (trước năm 2013 quy mô trung bình
khoảng 5 triệu USD/thương vụ), nhất là các thương vụ phát hành
riêng lẻ chọn đối tác chiến lược của các DNNN và sự tham gia của các
NĐT NN
2. Một số ngành triển vọng
- Bán lẻ, hàng tiêu dùng
- Bất động sản
- Năng lượng
- Hạ tầng
KẾT THÚC

You might also like