You are on page 1of 4

Trương Thị Huyền -93021

KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP


Đề bài: Tìm kiếm 1 ý tưởng kinh doanh, cho biết tại sao họ đưa ra ý tưởng đó?
Bài làm
Ý tưởng kinh doanh dịch vụ đưa đón trẻ
● Cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh không có
đủ thời gian để đưa đón con đi học. Đôi lúc cha mẹ phải đi làm về muộn, đi
làm ngược tuyến đường nên không thể đến đón trẻ đúng giờ được. Chính từ
thực tế này, ý tưởng kinh doanh dịch vụ đưa đón trẻ đã ra đời để giúp các
bậc làm cha làm mẹ đỡ tất bật hơn và có đủ thời gian để thư giãn, trong khi
trẻ vẫn được đưa đi đón về tử tế.
● Với đời sống công nghiệp hóa như hiện nay thì nhu cầu của dịch vụ này là rất
cao. Có rất nhiều bậc phụ huynh đang rất đau đầu về vấn đề đưa đón con đi
họ và nhiều người đã quyết định thuê xe ôm, taxi để đón con hộ. Đặc biệt
trong những ngày này thời tiết giá lạnh thì dịch vụ đưa đón trẻ bằng taxi càng
trở nên hút khách vì các bậc phụ huynh muốn đảm bảo sức khỏe cho con
mình
● Đây là một ý tưởng đòi hỏi ít vốn nhưng vẫn có thể mang lại thu nhập cao cho
người trẻ.
Đề bài:
1. Tìm hiểu 1 mô hình nhượng quyền trong thực tế?
2. Lí giải các thương vụ mua bán doanh nghiệp với giá 1 USD.
Bài làm
1, Mô hình nhượng quyền của Mixue
● Nhượng quyền Mixue giá bao nhiêu?
Hiện nay, mức giá nhượng quyền Mixue sẽ rơi vào khoảng 700 - 800 triệu đồng.
Dưới đây là chi tiết các loại chi phí nhượng quyền Mixue:
Phí nhượng quyền thương hiệu: 46.8 triệu đồng cho 3 năm.
Phí bảo lãnh hợp đồng: 70 triệu đồng, khi kết thúc hợp đồng sẽ được trả lại.
Phí quản lý: 34.8 triệu đồng trong 3 năm.
Phí training: 6.8 triệu đồng trong 3 năm nhượng quyền.
Phí đầu tư máy móc, thiết bị: Xấp xỉ 300 triệu đồng.
Phí nguyên liệu đợt đầu: Đợt đầu sẽ phải cần nhập 130 triệu đồng cho nguyên vật
liệu. Còn các đợt sau không giới hạn phí nhập.
Phí thẩm định mặt bằng cửa hàng: 500. 000 đồng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Các
địa phương khác là 2 triệu đồng.
Phí thi công cửa hàng: 160 – 200 triệu đồng. Công ty sẽ miễn phí thiết kế cửa hàng
nhưng phải thi công theo đội thi công mà công ty chỉ định.
Mixue không thu chiết khấu doanh thu.
● Điều kiện nhượng quyền
Để mua nhượng quyền thương hiệu Mixue, bạn cần đảm bảo một số điều kiện sau
đây:
- Về mặt bằng, Mixue yêu cầu cửa hàng có mặt tiền ít nhất 3 mét, diện tích tối
thiểu từ 20m2, và khuyến khích từ 40m2 trở lên. Khoảng cách giữa các cửa
hàng trong khu vực cần đảm bảo trên 800m để đảm bảo tính cạnh tranh và
tăng khả năng thu hút khách hàng.
- Về vốn, các chi phí ước tính đầu tư ban đầu khoảng 450 - 600 triệu đồng. Vì
vậy, chi phí tối thiểu các nhà đầu tư cần chuẩn bị là 500 triệu đồng.
- Về nhân sự, phải có ít nhất 2 nhân sự chủ chốt. Mixue sẽ đào tạo các đối tác
nhượng quyền về công thức và quy trình vận hành cửa hàng, do đó những
nhân sự này sẽ là những người quan trọng và nòng cốt của cửa hàng. Việc
lựa chọn nhân sự phù hợp là điều rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.
● Quyền lợi đối tác
Khi đăng ký nhượng quyền Mixue, đối tác sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ A
đến Z, bao gồm:
- Hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm, thiết kế và thi công mặt bằng kinh doanh để đảm
bảo cửa hàng đạt tiêu chuẩn của Mixue.
- Hướng dẫn và đào tạo đối tác về quy trình quản lý, pha chế và hoạt động cửa
hàng, giúp đối tác nắm bắt được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành
công trong lĩnh vực kem và trà sữa.
- Hỗ trợ tư vấn và thực hiện chương trình khuyến mãi, kế hoạch truyền thông
để quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
- Giải đáp mọi thắc mắc và khủng hoảng phát sinh trong quá trình vận hành
cửa hàng, đảm bảo hoạt động của cửa hàng diễn ra hiệu quả và ổn định.
● Quy trình nhượng quyền mixue
Quy trình nhượng quyền Mixue bao gồm các bước sau:
- Liên hệ trực tiếp với Mixue về quyền chuyển nhượng thông qua website
chính thức của Mixue hoặc số điện thoại để trao đổi và đặt lịch hẹn.
- Thực hiện ký kết hợp đồng và thanh toán với Mixue, trong đó ghi rõ các điều
khoản và phí nhượng quyền được thỏa thuận giữa hai bên.
- Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp để đặt Mixue. Nếu chưa có mặt bằng
thích hợp, Mixue sẽ giúp tìm kiếm và đánh giá tiềm năng của các mảnh đất.
- Thi công lắp đặt các trang thiết bị như máy đánh kem tươi, máy pha trà, máy
đóng hộp,... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc pha chế và kinh doanh. Cũng
như đào tạo đội ngũ nhân viên về kỹ năng pha chế và vận hành cửa hàng.
- Hỗ trợ và tư vấn cho đối tác trong quá trình vận hành cửa hàng, giải đáp các
thắc mắc và hỗ trợ xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Đào tạo về quản lý kinh doanh và phát triển thương hiệu để giúp đối tác nắm
bắt được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong lĩnh vực
kem và trà sữa.
● Rủi ro khi mua nhượng quyền Mixue
- Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền
- Thị trường trà sữa bão hoà
- Xu hướng tiêu thu sản phẩm healthy

2, Thương vụ mua bán doanh nghiệp giá 1 USD


Bản chất: Ông doanh nhân A, có một khối tài sản. Ông A thành lập ra công ty X.
Khi thành lập, ông A phải thực hiện phân tách tài sản, tài sản ông A và tài sản cty X
là riêng biệt.
Ông doanh nhân A không muốn kinh doanh nữa, ông có thể bán công ty cho doanh
nhân B. bản chất là ông A bán cho ông B các quyền lợi của mình tại công ty. Để có
các quyền lợi này, ông A đã phải đầu tư. Nay ông B muốn có các quyền này, thì trả
lại khoản đầu tư cho ông B. Chuyện này chả liên quan gì tới tài sản của công ty X.
- Giá cả mua bán các quyền lợi tại công ty X giữa ông A và ông B thế nào đó là
chuyện của các bên. Công ty không quan tâm và xã hội cũng không cần quan
tâm. Điều này xuất phát từ hai lẽ sau đây:
Một là: Câu chuyện này chỉ ảnh hưởng đến ông A. Vì ông A muốn có các quyền
hưởng lợi và quản trị tại công ty X thì phải đầu tư x đồng. Nay ông chịu bán cái
quyền đó cho người ta nhằm mục đích thu hồi vốn đã đầu tư. Nếu bán nhiều hơn
xđồng thì ông có lời, nếu bán ít hơn x đồng thì coi như ông bị lỗ ráng chịu.
Hai là: Câu chuyện này không ảnh hưởng gì tới công ty và xã hội. Dưới góc độ của
công ty, công ty làm có lời thì không được giữ lại. Nên việc đưa tiền lời cho ông A
hay ông B, ông C nào đó thì bản chất cũng như nhau.
Vì sao mua bán với giá 1 USD?
- việc mua lại DN với giá 1 USD không bao giờ được cho là béo bở, bởi khi đã
phải bán với mức giá 1 USD thì những DN này đều đang thua lỗ nặng và nợ
nần chồng chất. Mua tức là phải lãnh trách nhiệm thay người khác gánh một
món nợ lớn. Đây là chủ DN chấl nhận từ bỏ số vốn đã đầu tư vào doanh
nghiệp, đồng thời thoát nợ công ty
- Khi mua công ty với giá 1usd, thường do người mua nhận ra tiềm lực kinh
doanh, có tiền và phương án kinh doanh thích hợp
- Việc mua DN khi không có tiền và phương án kinh doanh được xem là cách
thoát nợ của chủ DN
Bán công ty với giá 1 USD có trái luật không?
Việc mua bán công ty sẽ được nhìn nhận từ hai góc độ:
Thứ nhất: Góc độ kinh tế
Người mua đạt được lợi ích gì khi mua công ty này? Thông thường, công ty này
đang ở trong tình trạng rất khó khăn, làm ăn thua lỗ và không có lợi nhuận. Bản chất
của việc mua bán này là mua quyền hưởng lợi. Nhưng công ty này đang làmăn
không có lời nên ông doanh A mới bán với giá tượng trưng như vậy. Nhưng đó là
ông A, còn ông B thì khác. Ông này thấy được triển vọng của việc phát triển. Triển
vọng này có thể có được nhờ những hướng đi mới cộng với tình trạng tài chính tốt
của ông B. Để vực dậy công ty X, ông B sẵn sàng bỏ thêm vào công ty X. Ông B
hoàn toàn có lí do để bỏ thêm vốn vào công ty X. Vì nếu thành công, ông này sẽ có
lợi rất lớn. Vì phần đầu tư lúc đầu, ông B không cần phải đầu tư mà chỉtiếp quản
những gì còn lại khi ông A “bỏ của chạy lấy người”.
Như vậy, dưới góc độ kinh tế, khi mua công ty với giá 1 USD, người mua phải chuẩn
bị phương án kinh doanh và tiền.
Thứ hai: Dưới góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, chúng ta chỉ quan tâm đến trách nhiệm của công ty trong việc
trả nợ cho các chủ nợ. Giả sử ông A không bán công ty, thì khi công ty vỡ nợ, ông
này vẫn không trả nợ thay cho công ty. Trách nhiệm hữu hạn mà. Cho nên khi ông A
bán công ty cho ông B thì cũng chả ảnh hưởng gì đến tình trạng nợ nần của công ty.
Vì hai ông này có mua bán tài sản của công ty đâu. Hai ông này đang mua bán
quyền hưởng lợi nhuận đấy chứ. Dưới góc độ này, ta thấy việc ông B không có tài
sản hay không có phương án kinh doanh cũng chả ảnh hưởng gì đến khả năng
trảnợ của công ty.

Tóm lại, trong công ty luôn có sự phân tách về tài sản và trách nhiệm với cổ đông.
Vì vậy, việc chuyển nhượng cổ phần không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
công ty. Cái cần nói là việc mua bán cả một công ty mà chỉ với giá 1 USD thì lạ quá.
Và càng lạ hơn khi người đi mua lại không có tiền và cũng không có phương án kinh
doanh. Điều này xét dưới góc độ kinh tế đúng là không ổn. Nhưng nếu bàn dưới góc
độ luật thì không có vấn đề gì. Trên thực tế, có thể việc người mua không có
phương án kinh doanh và cũng không có một nguồn vốn lớn sẽ rất khó để vực dậy
công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn nhưng công dân được phép làm những gì
luật không cấm mà!
Ví dụ
Trên thế giới, có đã từng có nhiều vụ mua bán DN với giá 1 USD và từ đó, không ít
DN đã hồi sinh mạnh mẽ từ đây. Điển hình nhất có thể kể đến vụ mua lại hãng hàng
không giá rẻ Air Asia của Tony Fernandes (Malaysia). Tony Fernandes đã ấp ủ giấc
mơ điều hành một hãng hàng không giá rẻ ngay từ khi còn là sinh viên ngành kế
toán của trường Epson College ở Anh. Năm 2001, Tony Fernandes đã mua lại hãng
Air Asia bị thua lỗ từ tập đoàn DRB-Hicom của Malaysia với giá tượng trưng 0,33
USD cùng khoản nợ trị giá 13 triệu USD.

Mặc dù vậy, Tony Fernandes đã hồi sinh DN này từ hai chiếc máy bay Boeing cũ
cùng một tuyến bay và 250 nhân viên thành một hãng hàng không khu vực hoạt
động với 375 máy bay, 65 điểm đến và gần 7.000 nhân viên hiện nay. Mới đây, Air
Asia đã trở thành khách hàng lớn nhất của hãng sản xuất máy bay Airbus khi bỏ ra
18 tỷ USD để mua 200 máy bay chở khách. Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản
của Tony Fernandes hiện lên tới 470 triệu USD.

You might also like