You are on page 1of 3

Ví dụ cho 5 triết lý Quản trị Marketing

1. Triết lý sản xuất


Triết lý này cho rằng nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng nếu doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng cao và giá cả hợp lý(mức giá thấp). Theo triết lý
này, doanh nghiệp tập trung vào việc cải thiện năng suất, hiệu quả sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm.
Tuy nhiên triết lý này sẽ rất khó thực hiện nếu gặp phải các tình huống mà nhu cầu không
lớn hơn khả năng cung cấp; và giá cả thấp cũng như sự dễ dàng trong mua sắm (do phân
phối rộng rãi) không còn là những yếu tố chủ yếu mà người tiêu dùng cần phải cân nhắc
khi quyết định mua hàng.
Ví dụ:
+ Vivo, thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc. Điện thoại của họ có mặt ở
hầu hết mọi ngóc ngách của thị trường châu Á. Bạn có thể bước vào bất kỳ cửa
hàng điện thoại nào ở châu Á và có thể bước ra ngoài với chiếc điện thoại thông
minh mới nhất và tuyệt vời nhất của hãng điện thoại di động này với mức giá phải
chăng.
+ Mì ăn liền Miliket với sản phẩm chính là mì gói giấy “2 con tôm” thống lĩnh gần
như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ
trước. Thương hiệu này tập trung giảm chi phí, giảm giá thành để nhắm vào phân
khúc giá rẻ, bình dân. Sau năm 2000, các hãng mì mới xuất hiện với nguồn lực
mạnh hơn rất nhiều và đầu tư, quảng bá những gói mì ăn liền ấn tượng với hình
ảnh minh hoạ trên bao bì bắt mắt đã nhanh chóng chiếm thị phần của Miliket. Từ
người dẫn đầu, đến nay thị phần của Miliket chỉ ở dưới mức 4% sản lượng tiêu thụ
mì ăn liền tại Việt Nam.
2. Triết lý sản phẩm
Người tiêu thụ ưa thích những sản phẩm có chất lượng tốt, kiểu dáng độc đáo, và do vậy
quản trị marketing cần tập trung các nỗ lực của mình để có được những sản phẩm cải tiến
liên tục.
Tuy nhiên, nhiều công ty định hướng sản phẩm thường thiết kế sản phẩm của mình mà
không nhận hoặc rất ít tiếp thu ý kiến từ khách hàng mục tiêu. Bởi họ tin chắc rằng các
khía cạnh cải tiến hoặc thiết kế sản phẩm được các kỹ sư hoặc nhà thiết kế của họ hiểu rõ
hơn là khách hàng.
Ví dụ:
+ Giả sử một công ty sản xuất đĩa mềm có chất lượng tốt nhất. Nhưng liệu khách
hàng có cần đĩa mềm không?

Khách hàng cần một cái gì đó có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Nó có thể
đạt được bằng ổ USB Flash, thẻ nhớ SD, ổ cứng di động,… Vì vậy, công ty không
nên tìm cách tạo ra đĩa mềm tốt nhất. Thay vào đó, họ nên tập trung vào việc đáp
ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu của khách hàng.

3. Triết lý bán hàng

Triết lý này cho rằng khách hàng sẽ không mua sản phẩm nếu doanh nghiệp không nỗ lực
bán hàng cho họ. Theo triết lý này, doanh nghiệp tập trung vào việc thúc đẩy doanh số
bán hàng thông qua các hoạt động bán hàng và tiếp thị.

Ví dụ:

+ Công ty bảo hiểm tập trung vào việc gọi điện thoại cho khách hàng tiềm năng để
giới thiệu sản phẩm của mình.
4. Triết lý marketing
Triết lý marketing dựa trên 4 trụ cột chính là thị trường mục tiêu, xu hướng của khách
hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lợi. Triết lý marketing khẳng định rằng, chìa
khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm ở việc xác định nhu cầu và mong muốn
của các thị trường mục tiêu, đồng thời phân phối những sự thỏa mãn một cách có kết quả
và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ:
+ Zara, bộ phận nghiên cứu, thiết kế của công ty tập trung nghiên cứu thị trường và
xu hướng để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường chỉ mất từ 5-6 tuần. Và có
hệ thống phân phối và cửa hàng bán lẻ của Zara trên toàn cầu.
5. Triết lý Marketing xã hội
Triết lý này cho rằng doanh nghiệp cần cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích
của xã hội. Theo triết lý này, doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và có lợi cho xã hội.
Ví dụ:
+ Vingroup: Vinfast chuyển từ sản xuất xe xăng sang hoàn toàn sản xuất xe điện để
bảo vệ môi trường. Xanh SM của Vinfast đã làm tăng lợi ích cho doanh nghiệp về
1 mảng mới là taxi điện, xe ôm điện và cũng làm tăng lợi ích cho xã hội.
+ Vinamilk là thương hiệu đang thành công nhất khi thực hiện chiến lược marketing
xã hội với ý tưởng “Vươn cao Việt Nam” đã tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo
tại 40 tỉnh thành trên cả nước. Mục Tiêu của chiến dịch không chỉ nhắm vào lợi
nhuận mà còn góp phần hỗ trợ cho những trẻ em khó khăn, sinh sống tại vùng sâu
vùng xa và không có điều kiện để uống sữa thường xuyên. Vinamilk đã và đang
tích cực có nhiều hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, nhân văn vì cộng đồng. Nhờ
vậy, Vinamilk đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn không chỉ với các em thiếu nhi
mà với mọi người dân Việt Nam.

You might also like