You are on page 1of 5

Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư công

nghệ FPT trong bối cảnh Covid-19


3.1, Một số định hướng trong tương lai của công ty đầu tư công nghệ FPT
- Đẩy mạnh xuất khẩu phần mềm tại thị trường thương mại Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu
thông qua việc tăng cường đào tạo chuyên gia, nghiên cứu công nghệ mới và đẩy mạnh
hoạt động marketing.
- Phát triển dịch vụ BPO mà nguồn nhân lực đã được chuẩn bị và được đối tác Nhật Bản
đào tạo kỹ lưỡng.
- Tiếp tục mở rộng thị phần viễn thông tại các nước trong khu vực và tiếp tục tìm kiếm cơ
hội tại thị trường mới.
- Trở thành một Doanh nghiệp Số và là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ Chuyển đổi
số.
- Cùng sáng tạo đổi mới với khách hàng tại Việt Nam và trên thế giới, cung cấp các giải
pháp và dịch vụ giúp họ chuyển đổi thành Doanh nghiệp, Tổ chức Số.
- Tích cực tham gia xây dựng Chính phủ Số, Giao thông thông minh, Y tế thông minh,
Giáo dục thông minh, Năng lượng thông minh, Viễn thông thông minh, Sản xuất thông
minh.
- Đáp ứng nhu cầu và sở thích của hàng chục triệu người dùng mọi nơi, mọi lúc chỉ bằng
những cái chạm tay trên các thiết bị số cá nhân.
3.2, Một số giải pháp chủ yếu để khai thác và tạo lập vốn kinh doanh của công ty FPT.
3.2.1, Bảo toàn và phát triển vốn ( vốn lưu động và vốn cố định )

Trong bối cảnh Covid-19, tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn về hầu hết các
lĩnh vực nên mục tiêu trước mắt của công ty là phải bảo toàn nguồn vốn. Để đạt được
mục tiêu đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn vốn và
phát triển vốn, đó là cái ngưỡng tối thiểu mà Công ty phải đạt được để có thể duy trì sự
tồn tại của mình trên thương trường.

Vốn sản xuất kinh doanh mà trước hết là nguồn vốn chủ sở hữu là một đảm bảo cho
doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản và là điểm tựa quan trọng cho mọi quyết định
đầu tư cũng như tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi như sự bảo đảm trước Nhà nước,
các bên đối tác, các nhà đầu tư về khả năng kinh doanh của Công ty. Quy mô của nguồn
vốn chủ sở hữu cũng được ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư và tìm kiếm nguồn tài
trợ của doanh nghiệp. Bởi vì những tài sản quan trọng nhất được đầu tư từ nguồn vốn chủ
sở hữu và những nhà tài trợ đánh giá qua sự bảo đảm của nguồn vốn này. Chính vì vậy
doanh nghiệp phải luôn luôn chú ý tới yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở
hữu.

3.2.2, Tăng cường huy động vốn vay các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại.

Khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn vốn thì việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong tổ chức nguồn vốn do thời gian ngắn nên doanh
nghiệp có thể nhanh chóng tăng giảm hệ số nợ nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của đòn
bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, giảm bớt nguy
cơ phá sản.
3.2.3, Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu.
Trong bối cảnh Covid , ngoài những thách thức thì đó cũng là một cơ hội lớn để Việt
Nam đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số. Và đó chính là tiền đề để cổ phiếu của
FPT tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của VietstockFinance, trong năm 2020, do tác
động của Covid-19, mức giá thấp nhất của cổ phiếu FPT là 33.500 đồng/cổ phiếu được
xác lập hồi tháng 3. Trong đà hồi phục của thị trường, cổ phiếu FPT đã 4 lần tạo đỉnh mới
chỉ trong tháng 12, từ 57.500 đồng lên 59.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ vùng đáy tháng
3 đến tháng 12 năm 2020, giá cổ phiếu FPT đã tăng 76,4%.
Vậy, để giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có thì phát hành thêm cổ phiếu chính
là biện pháp tốt cho công ty, một mặt giúp cho công ty phát triển toàn diện, một mặt giúp
cho công ty có thể huy động thêm một lượng vốn lớn mà không phải lo trả nợ.
3.2.4, Thanh lý, bán một số hàng còn đang tồn kho của công ty
Do tình hình Covid còn diễn biến phức tạp, những chỉ thị giãn cách xã hội nên người lao
động bị ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập và tiêu dùng. Đó chính là nguyên nhân khiến
doanh nghiệp không bán được sản phẩm cũng như hàng tồn kho nhiều, dẫn đến tình trạng
bất ổn về vốn cũng như lợi nhuận. Từ đó, giải pháp thanh lý và bán hàng tồn của công ty
cần được áp dụng với những giải pháp sau :
- Chủ động giảm giá hàng hóa các hình thức như khuyến mại nhân dịp các ngày
lễ trong năm hoặc xây dựng một chương trình khuyến mại nhân dịp kỉ niệm ngày thành
lập công ty.

- Khuyến khích nhân viên trong phòng kinh doanh khi bán được hàng hóa tốn kho
bằng các hình thức thưởng cao.

- Đưa các sản phẩm này về các tỉnh có trình độ chưa cao...

- Ngoài ra công ty nên tổ chức thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần
dùng . Đây là những tài sản không những không góp phần vào hoạt động sản xuất kinh
doanh mà còn làm phát sinh những chi phí thiệt hại khác, do vậy công ty cần nhanh
chóng giải quyết để thu hồi vốn cố định, tạo nguồn vốn mới tài sản cố định.
3.2.5, Huy động nguồn vốn từ cán bộ, nhân viên trong công ty

Hình thức này có nhiều những ưu điểm như: khả năng huy động vốn lớn – vì không
những huy động được nguồn vốn từ cán bộ nhân viên trong công ty mà còn huy động
được cả những người thân của nhân viên trong Công ty; Công ty tiết kiệm được khoản
chi phí sử dụng vốn vay do chi phí sử dụng vốn vay thấp; điều kiện vay đơn giản, Công
ty không phải thế chấp tài sản. Hình thức này giúp Công ty có thể linh hoạt hơn trong tổ
chức nguồn vốn, khuyến khích tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên. Như vậy,
với việc tiết kiệm vốn lưu động và huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên
trong công ty thì công ty đã thu hút được nguồn vốn đáng kể.

3.3, Một số kiến nghị giúp giải pháp được thực hiện trong tình hình dịch bệnh Covid-19
hiện nay
Việc sử dụng tốt các nguồn vốn huy động tại công ty là công việc đòi hỏi sự sáng
suốt của lãnh đạo công ty và sự hoạt động đồng bộ của các bộ phận trong công ty. Việc
xem xét, đánh giá cũng cần phải tiến hành trên nhiều hoạt động kinh tế của công ty.
Với tư cách là sinh viên của Học viện Ngân hàng, nhóm chúng em xin đưa ra một
số ý kiến sau:
Về phía công ty:
Thứ nhất, công ty cần thu hút nguồn đầu tư các nhà đầu tư bằng các chính sách ưu
đãi.
Thứ hai, tiến hành mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra khu
vực và các nước trên thế giới.
Thứ ba, công ty cần biết trọng dụng người tài, cần quan tâm hơn nữa đến các cán
bộ công nhân viên trong công ty để họ có thu nhập ổn định, và thực hiện đầy đủ quyền lợi
của họ thì chắc chắn họ sẽ yên tâm hơn để làm việc tốt hơn. Đặc biệt trong bối cảnh tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao
động là quan trọng hơn bao giờ hết.
Thứ tư, công ty cần biết nắm chắc cơ hội để có thể phát huy tối đa khả năng cũng
như khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước nói riêng và thế giới
nói chung, thực hiện các chiến lược “ săn cá voi” ngày càng quy mô.

Cuối cùng, trong tương lai, công ty cần tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc
trong ngành công nghệ thông tin trong nước cũng như trên thế giới, vững bước trên con
đường toàn cầu hoá.

Về phía Nhà nước:

Về phía Nhà nước phải thực hiện tốt mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Với ngành công nghệ thông tin, máy tính tin học gặp không ít khó khăn như về thị
trường tiêu thụ, vốn, công nghệ... vì vậy để thích ứng được với cơ chế mới, các Công ty
không chỉ là ngành công nghệ thông tin mà tất cả các ngành nghề khác phải có thay đổi
căn bản.

Để tạo điều kiện cho ngành CNTT và các doanh nghiệp phát triển, cụ thể ở đây là
công ty FPT, Nhà nước cần có sự quan tâm bằng cách:

Ngành Công nghệ thông tin phải được ưu tiên phát triển, phải được coi là một trong
những ngành kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Phát triển theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá về sản phẩm và hội nhập với các
nước trong khu vực.

Phát triển ngành công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đồng thời
gắn bó với sự phát triển ngành công nghiệp và các ngành khác có liên quan.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận với thị trường
nước ngoài, để nắm bắt được thị hiếu, cũng như học tập kinh nghiệm sản xuất của các
nước tiên tiến.

You might also like