You are on page 1of 3

Ý nghĩa của việc nghiên cứu tích luỹ tư bản đối với nền kinh tế đối với nền

kinh tế Việt Nam hiện


nay?

Chủ nghĩa tư bản không ngừng muốn mở rộng và lớn lên. Vì vậy các nhà tư bản muốn tái sản xuất
mở rộng phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một
phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy nguồn gốc của tích luỹ tư
bản là giả trị thặng dư – là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm không. Nói cách khác, toàn
bộ của cải của giai cấp tư công nhân tạo ra. Như vậy, nguồn gốc của sản đều do lao động của giai cấp
tích lũy tư bản xuất phát từ giá trị thặng dư. Những quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh
thúc đẩy tích lũy tư bản ngày càng phát triển.

Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với nền kinh
tế nhiều thành phần trong sự quản lý của Nhà nước. Bởi vậy, các doanh nghiệp tư nhân trong thành
phần kinh tế tư nhân cũng gia tăng nhanh chóng về chất lượng và số lượng. Tạo ra nhiều thuận lợi và
thách thức cho các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay. Để gia tăng được giá trị thặng dư hay lợi
nhuận, lợi tức cho doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp phải mở rộng mô hình sản xuất kinh
doanh, khi mở rộng sản xuất kinh doanh cũng chính là tích lũy tư bản tăng lên, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế, tạo ra năng suất,
chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền
vững.

Việc nghiên cứu tích lũy tư bản mang đến ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp

Việc vận dụng quy luật của tích lũy tư bản vào trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn một cách
hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể
cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ
mạnh phần vì chưa thực sự chưa có chiến lược và chiến thuật phù hợp.

Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng của giá trị thặng dư. Đồng thời, nó cũng phụ
thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu như không có sự biến động trong tỉ lệ phân
chia giá trị thặng dư kể trên thì quy mô tích lũy tư bản sẽ bị ảnh hưởng, tác động bởi các nhân tố làm
tăng giá trị thặng dư. Từ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản doanh nghiệp cần
nâng cao năng lực sáng tạo trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày nay. Doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc nâng cao năng lực sáng chế, phát minh ...bên cạnh đó cần cải tiến sản phẩm, công
nghệ kỹ thuật đáp ứng thị trường hiện nay. Tạo ra bầu không khí sáng tạo, tinh thần năng nổ thi đua
làm việc cho đội ngũ nhân viên, công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động. Chủ động đổi mới
trong bộ máy tổ chức, vận hành linh hoạt, nâng cao trình độ quản lý. Cần kế thừa những mô hình
quản lý truyền thống mang lại hiệu quả cao bên cạnh đó ứng dụng linh hoạt mô hình tổ chức quản lý
hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật vào trong mô hình quản lý cũng như sản
xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Đó chính là tận dụng tối đa nguồn
lực của doanh nghiệp một cách hợp lý để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động ( các máy móc, thiết bị ) phục vụ cho quá trình sản xuất
thêm nhanh chóng nhưng giá trị của chúng thì lại chỉ bị khấu hao từng phần. Tuy trong quá trình
hoạt động chúng không còn giá trị sử dụng như ban đầu nhưng vẫn còn sử dụng được và trong quá
trình sản xuất. Điều này có lợi cho nhà tư bản. Như vậy, kỳ thuật cảng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư
bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn.
Mỗi doanh nghiệp tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá
trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu
vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản
xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người
yếu thế trong xã hội...nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình đối với doanh nghiệp khác
trong nước và quốc tế, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đối với các nước
trên thế giới.

Thứ hai, đối với Nhà nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn
đề sống còn của doanh nghiệp. Vận dụng lí luận tích lũy tư bản của C.Mác có thể đưa ra một số giải
pháp để tăng cường tích lũy vốn và nâng cao sức cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay như sau:

Vốn đầu tư trong nước : Nhà nước đưa ra Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực
sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và
nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay nợ của tư
nhân nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần có những sửa đổi
trong chính sách đầu tư. Ngân sách nhà nước đã điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm tạo ra các tiền để
thu hút vốn đầu tư. Phân bổ và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng quy
mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và sử dụng đúng hướng nguồn vốn này với biện pháp bao chùm là
chống thất thu và tiết kiệm chi thường xuyên để tăng quy mô nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn của nhà nước.

Đối với vốn đầu tư nước ngoài :

Môi trường và điều kiện kinh doanh cần được cải thiện cho doanh nghiệp là việc làm vô cùng quan
trọng hiện nay. Chính phủ cần phải chú trọng đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như
đất đai, năng lượng ... Nhà nước cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, để lạm phát giữ ở mức ổn định –
điều này chính phủ đang thực hiện khá tốt trong vài năm trở lại đây, và giữ lãi suất ở mức hợp lý.
Chính phủ cần phải tiếp tục có những chính sách ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Chính sách của Nhà nước cần tạo ra các thể chế phù hợp, phát triển thị trường khoa học-công nghệ;
hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, trang bị học vấn ở trình độ, tri thức cơ
bản cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Tạo môi
trường khuyến khích, hình thành, phát triển liên kết doanh nghiệp; tăng cường liên kết, hợp tác theo
chiều dọc, chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển xuất
khẩu về lâu dài. Nhằm nâng cao tích lũy vốn cho nền kinh tế Việt Nam.

Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam: Nhà nước phải nhận thức được rõ vai trò của
cạnh tranh trong nền kinh tế, phải coi cạnh tranh là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định rõ ràng và hợp lý vai trò quản lý của Nhà nước cũng như vai
trò của doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong nền kinh tế, hạn chế bớt sự độc quyền của các
doanh nghiệp Nhà nước. Xây dựng và ban hành chính sách cạnh tranh hoàn thiện phù hợp với tình
hình nền kinh tế thị trường trong gian đoạn mới. Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh
tranh theo hướng minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế, xóa bỏ
những quy định không còn phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, với những cam kết quốc tế nhằm
mở rộng quyền kinh doanh, quyền chủ động cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
phải chủ động bổ sung những luật và văn bản dưới luật còn thiếu, chưa hướng dẫn thi hành, sửa đổi
những điều khoản của bộ luật dân sự có liên quan đến luật Việt Nam và nước ngoài.

Tích lũy tư bản chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó có tác động
thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó phát triển, thúc đẩy các doanh nghiệp luôn luôn sáng tạo, thay
đổi để thu về cho mình nhiều lợi nhuận nhất có thể. Chính điều này làm cho kinh tế - xã hội phát
triển mạnh mẽ. Ứng dụng thành tựu công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị
thặng dư thu được cho doanh nghiệp từ đó gia tăng tích lũy tư bản, gia tăng sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

You might also like