You are on page 1of 7

1.1.

Khái niệm cổ phần hóa các DNNN


Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy
không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động
trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn
toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng
trưởng kinh tế.
Xét về hình thức: cổ phần hóa là việc Nhà nước bán một phần hay toàn
bộ giá trị của mình trong một xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức hoặc tư nhân
trong và ngoài nước; hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân xí nghiệp bằng hình
thức đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các
công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
Xét về thực chất: cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa
sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu để tạo ra một mô hình
doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu kinh
doanh hiện đại.
1.2. Mục tiêu của cổ phần hóa
Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần nhằm các mục
tiêu:
Thứ nhất, giải quyết vấn đề sở hữu đối với khu vực quốc doanh hiện nay.
Chuyển một phần tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ
đông nhằm xác định người chủ sở hữu cụ thể đối với doanh nghiệp, khắc phục
tình trạng “vô chủ” của tư liệu sản xuất, đồng thời cổ phần hóa tạo điều kiện
thực hiện đa dạng hóa sở hữu làm thay đổi mối tương quan giữa các hình thức
và loại hình sở hữu, tức là điều chỉnh cơ cấu các sở hữu.
Thứ hai, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo
thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, tạo điều kiện để người kinh doanh trong doanh nghiệp có cổ
phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức
quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài
sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh
tế đất nước
2. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và những tồn tại
Doanh nghiệp Nhà nước là các đơn vị tổ chức kinh tế thực hiện chức
năng sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước có hai loại cơ bản:
+ Doanh nghiệp Nhà nước công ích, do nhà nước đầu tư và xây dựng
+ Doanh nghiệp Nhà nước còn lại tồn tại trong môi trường sản xuất, kinh
doanh theo luật, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành phần
kinh tế khác, với mục tiêu là lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động cạnh tranh,
từng doanh nghiệp hoặc tự khẳng định hoặc tự phủ định mình theo quy luật
cạnh tranh trên thị trường.
Là chủ thể đại diện sở hữu phần lớn tài sản quốc gia, doanh nghiệp Nhà
nước và thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thăm
dò khai thác bảo quản phát triển và sở hữu có hiệu quả tài nguyên và các tiềm
năng của đất nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa, doanh
nghiệp Nhà nước bằng vai trò mở đường, hỗ trợ của mình thúc đẩy hình thành
các trung tâm kỹ thuật văn hóa - xã hội mới tiên tiến. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp Nhà nước còn đóng vai trò là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết và
quản lý vĩ mô nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát triển ổn
định, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội,
hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường và kịp thời lắp đi những khoảng
trống của kinh tế thị trường.
Tuy vậy trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp Nhà nước đã
và đang bộc lộ những vấn đề sau:
 Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán biểu hiện ở số
lượng lao động và mức độ tích lũy vốn
 Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mặt hàng của các doanh nghiệp Nhà
nước còn đơn điệu, cơ cấu sản xuất hàng hóa không hợp lý, năng suất
chất lượng hàng hóa thấp
 Việc phân bố còn bất hợp lý về ngành và vùng khi chuyển sang kinh tế thị
trường
 Liên danh với các chủ đầu tư nước ngoài chưa thực sự hiệu quả, thậm chí
mất vốn
Bởi vậy doanh nghiệp Nhà nước chưa thực sự là đòn bẩy để đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định, chưa giải quyết được những vấn đề cơ
bản mà xã hội đang đặt ra.
3. Vì sao phải cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ?
Cổ phần hóa là một chủ trương cần thiết và đúng đắn để làm cho hệ thống
doanh nghiệp Nhà nước hiện có mạnh lên, tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả
kinh tế và tăng lượng sức mạnh chi phối, nâng cao vai trò chủ đạo của hệ thống
này trong nền kinh tế thị trường, tiến dần từng bước trên con đường công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Qua lí luận chủ nghĩa Mác, ta cũng lí giải được về tính cấp thiết ấy của
vấn đề cổ phần hóa. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng: lực lượng sản xuất quyết
định quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì kéo theo nó là quan
hệ sản xuất cũng thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất đất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại
nếu quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Thực tế đã chứng minh rằng chúng ta không thể đi ngược lại chân lý ấy.
Trước đây nhà nước ta duy trì nền kinh tế bao cấp đã làm kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất, dẫn tới việc nền kinh tế kém phát triển tụt hậu đời sống
nhân dân khó khăn. Với việc đổi mới chính sách từ 1986 đến nay giờ đây khi
mà lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ thì sự thay đổi quan hệ sản xuất là
sự đòi hỏi tất yếu. Việc nhà nước đứng ra là chủ sở hữu duy nhất trong các
doanh nghiệp đã không tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, làm giảm
tính năng động sáng tạo trong lao động dẫn đến sự kém phát triển của nền kinh
tế. Thêm vào đó trước đây các doanh nghiệp nhà nước chỉ quen sản xuất hàng
hóa theo những gì mình sản xuất được và theo chỉ thị của cấp trên mà không
quan tâm đến nhu cầu thị trường mong chờ vào sự bảo hộ của nhà nước nên nền
kinh tế không thể đi lên được. Đứng trước thực tiễn đó thì cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước đã trở thành giải pháp hàng đầu đối với nước ta
Phần II: Thực trạng CPH DNNN ở nước ta hiện nay
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hóa Doanh
nghiệp Nhà nước, việc cổ phần hoá được bắt đầu từ năm 1992 và chia thành các
giai đoạn:
Thời kỳ thứ nhất, từ năm 1992-2000, cổ phần hoá được 558 doanh
nghiệp. Trong thời kỳ này, tiến độ còn chậm, do trước khi có Luật Doanh
nghiệp, cổ phần hoá diễn ra còn dè dặt, lạ lẫm, trong khi dư luận xã hội đã rộ
lên tình trạng “bán tống bán tháo” tài sản Nhà nước ở một số doanh nghiệp Nhà
nước.
Thời kỳ thứ hai, từ 2001-2007 được gọi là thời kỳ “bùng nổ” cổ phần hoá
với mức bình quân 1 năm rất cao.
Thời kỳ thứ ba, từ 2008 đến nay, tiến độ thực hiện bị chậm lại. Ta có thể
thấy rõ tiến độ qua biểu đồ dưới.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 436/ BC- CP ngày 17/10/2016 của Chính phủ.
1. Những kết quả đạt được
Tính từ năm 2011 đến nay, tổng số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa là
631 doanh nghiệp, với tổng giá trị doanh nghiệp thực tế 1.040.244 tỷ đồng, vốn
nhà nước thực tế 317.739 tỷ đồng.
- Trong thời kỳ thứ hai, cổ phần hoá được 3.273 doanh nghiệp, chiếm
82% tổng số, đặc biệt là thời kỳ 2003-2006 cổ phần hóa 2.649 doanh nghiệp,
chiếm 66,3% tổng số
- Trong 3 năm 2011 đến hết năm 2013 cổ phần hóa được 99 doanh nghiệp
(2011 được 12 doanh nghiệp, 2012 được 13 doanh nghiệp, năm 2013 được 74
doanh nghiệp). Đây hầu hết đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi
hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp. Đáng chú ý, theo báo
cáo mới nhất của Ban chỉ đạo đổi mới & PTDN, 9 tháng đầu năm 2014, đã cổ
phần hóa được 71 doanh nghiệp (gần bằng cả năm 2013 là 74 doanh nghiệp) và
đã công bố giá trị 123 doanh nghiệp, dự kiến cả năm sẽ cổ phần hóa khoảng 200
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh về số lượng, tập trung hơn vào
những ngành, lĩnh vực then chốt, cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được
giao, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước định hướng điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô. Hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ
phần hóa được nâng lên
- Tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến hết năm 2016 là 4506
doanh nghiệp. Trong đó có 1 Tập đoàn kinh tế, 47 Tổng Công ty Nhà nước và
nhiều DNNN quy mô lớn, có ngành nghề kinh doanh quan trọng. Bên cạnh đó,
một số DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm , dịch vụ
công ích cũng được cổ phần hóa, bước đầu mang lại kết quả khả quan
- Số liệu báo cáo của các DNNN đã CPH giai đoạn 2011-2015 cũng cho
thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của năm sau đều tăng hơn so với năm trước
CPH. Cụ thể: Vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng
60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng
27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%. (Nguyễn Duy Long,
Tạp chí Tài chính kỳ I, tháng 10/2016)
Các DNNN cổ phần hóa đã góp phần làm giảm gánh nặng của Nhà nước
phải bao cấp, bù lỗ hằng năm. Cùng với đó, trong quá trình cổ phần hóa, nợ xấu
của các DNNN cũng được xử lý một cách cơ bản; đồng thời, chấm dứt xu
hướng thành lập DNNN một cách tràn lan.
Một số ví dụ cụ thể về cổ phần hóa đạt hiệu quả
- Ở Cần Thơ: Ông La Minh Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ, cho biết:
“Chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty sang công ty cổ phần là bước đi
đúng đắn… qua 6 năm thực hiện CPH, tổng tài sản của công ty tăng 1,5 lần, vốn
điều lệ tăng từ 15 tỉ đồng lên 20 tỉ đồng, cổ tức năm 2006 là 4,5%/năm đến 2011
là 20%/năm, thu nhập cán bộ, công nhân viên tăng 10%/năm... CPH đã tạo điều
kiện cho công ty huy động nguồn vốn và mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh sang một số lĩnh vực. Chẳng hạn, đầu tư 30% vốn siêu thị Co.opMart
Cần Thơ, 35% vốn khách sạn Á Châu, đầu tư xây dựng khai thác chợ Ngã Sáu,
chợ Mái Dầm (Hậu Giang)...”. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, đến
nay, thành phố đã có 54 DN thực hiện CPH. Trong đó, 33 DN độc lập (có 2 DN
thuộc hệ Đảng), 21 đơn vị phụ thuộc DN (có 2 đơn vị thuộc hệ Đảng). Hiện có
6 công ty cổ phần tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán. Ngoài ra còn có
Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ giao dịch trên sàn Upcom (thị trường
giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết). Nhìn chung, sau khi
CPH hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN được nâng lên, các chỉ tiêu chủ
yếu đều tăng trưởng khả quan.
- Tập đoàn Bảo Việt (tiền thân là Công ty bảo hiểm Việt Nam): Sau khi
tiến hành cổ phần hóa, tổng tài sản của Bảo Việt đã tăng gần gấp đôi, 28.441 tỷ
đồng năm 2007 so với 15.195 tỷ đồng năm 2006. Các năm tiếp theo 2008-
2016, tổng tài sản tiếp tục gia tăng và đạt 72.996 tỷ đồng vào cuối năm 2016.
Vốn chủ sở hữu trước và sau cổ phần hóa cũng thay đổi rõ rệt. Cụ thể là so với
1.895 tỷ đồng năm 2006, vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng hơn 3 lần, đạt 7.822 tỷ
đồng vào năm 2007 và tăng trưởng theo từng năm trong giai đoạn 2008- 2016.
Tính đến năm 2016, giá trị vốn chủ sở hữu đạt 13.687 tỷ đồng. Sự gia tăng này
được phản ánh là nhờ sự tăng trưởng vượt trội của lợi nhuận những năm sau cổ
phần hóa so với những năm trước đó. 94 Nếu như lợi nhuận của Bảo Việt trong
giai đoạn 2001- 2006 cao nhất đạt 431 tỷ đồng vào năm 2006 thì chỉ một năm
sau cổ phần hóa, Tập đoàn đã thu được 733,85 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
2. Những hạn chế, tồn tại và vấn đề đặt ra cho cổ phần hóa DNNN
Hạn chế trước tiên của quá trình CPH các doanh nghiệp nhà nước đó là
chưa đạt được kế hoạch đã đề ra. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, so với kế
hoạch đặt ra cả cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
đều chậm, tỷ lệ đạt theo kế hoạch thấp . Nếu so sánh với kết hoạch đặt ra thì tiến
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhìn chung vẫn diễn ra chậm, giai
đoạn 2001 – 2010, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ bằng 1/3 so với kết
hoạch đặt ra. Theo Đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011 – 2015, đến
năm 2015 cổ phần hóa được 531 doanh nghiệp nhưng trong giai đoạn 2011 – ợc phát huy.
Ngược lại có nơi lạm dụng quy định của
pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều
hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản 69 lý công ty
cổ phần như: chính sách tiền lương, tiền thưởng… vẫn còn áp dụng như DNNN.
Ba là, các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc
huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do
chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài. Chưa có doanh nghiệp nào
tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Tỷ lệ
chào bán ra công chúng thấp, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối làm các nhà
đầu tư chiến lược e ngại về khả năng khống chế DN sau đầu tư khiến các nhà
(2)
đầu tư không mặn mà , thêm vào đó khoản đặt cọc, ký quỹ cũng tăng lên thành
20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm (cao hơn so với 10% quy
định trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, ngày 18/7/2011, của Chính phủ, về
“Chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”). Một số
lĩnh vực đặc thù (ví dụ như Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, hay Công ty cổ
phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định) có quy định không bán vốn cho nhà
đầu tư nước ngoài và sau đó cũng không được chuyển nhượng cổ phần cho nhà y ban này bị thua
lỗ. Nếu không xử lý triệt để tồn tại
tài chính trước khi CPH, DNNN sẽ gặp nhiều khó khăn sau CPH (giải quyết
tranh chấp về tài sản, đất đai, lao động, trợ cấp, công nợ...). Đặc biệt trong giai
đoạn 2016 - 2020, hầu hết các DNNN thực hiện cơ cấu lại, CPH, thoái vốn đều
có quy mô khá lớn với các tổng công ty và tập đoàn có nhiều công ty con, công
ty liên kết, đóng vai trò “chủ lực, chủ đạo” của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nước ta vẫn đang bị
những rào cản là những hạn chế kể trên làm chậm tiến độ phát triển, những
hạn chế ấy xảy ra được giải thích bởi những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, về tư duy, không ít ý kiến cho rằng doanh nghiệp Nhà nước
phải giữ vai trò chủ đạo, vì vậy, việc giảm số lượng doanh nghiệp Nhà nước sẽ
làm giảm vai trò chủ đạo này. Sau hơn 15 năm cổ phần hóa, những DNNN còn
lại nằm trong danh sách cổ phần hóa đa phân là các doanh nghiệp có quy mô
vừa và lớn, thậm chí là rất lớn. Quy mô lớn này làm cho hoạt động cổ phần hóa
trở nên ngày càng phức tạp, nhất là trong việc định giá tài sản doanh nghiệp. Do đó, quá trình cổ
phần hóa các DNNN đã không thể thực hiện theo đề án đã đặt
ra.
Thứ hai sau hơn 15 năm cổ phần hóa, những DNNN còn lại nằm trong
danh sách cổ phần hóa đa phân là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, thậm
chí là rất lớn. Quy mô lớn này làm cho hoạt động cổ phần hóa trở nên ngày càng
phức tạp, nhất là trong việc định giá tài sản doanh nghiệp.
Thứ ba, một số lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước lo ngại sẽ bị mất hoặc
giảm quyền kiểm soát doanh nghiệp, khi chuyển thành công ty cổ phần, nên đã
chủ động làm chậm lại quá trình cổ phần hóa. Một số Bộ, ngành, địa phương,
tổng công ty nhà nước chưa quán triệt sâu sắc và nghiêm chỉnh chấp hành Nghị
quyết của Đảng, quy định của Nhà nước, thiếu chương trình, kế hoạch cụ thể,
chưa tích cực, sâu sát trong chỉ đạo thực hiện đã làm ảnh hưởng tới tiến độ cổ
phần hoá DNNN.
Thứ tư, một số khó khăn, vướng mắc trong chính sách cổ phần hoá chưa
được xử lý kịp thời như: đối tượng cổ phần hoá, việc bán cổ phần ra bên ngoài,
chính sách bán cổ phần ưu đãi, phương thức bán cổ phần, quy định về xác định
giá trị doanh nghiệp; chưa có giải pháp xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính,
quy trình cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty nhà nước.
Thứ năm, kinh nghiệm trong công tác quản trị công ty của lãnh đạo và
các cấp quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa còn nhiều hạn chế và yếu kém do
tính chất của mô hình doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như cơ chế hoạt động
mới của mô hình doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là tình hình kinh
tế vĩ mô biến động manh, bong bóng chứng khoán vỡ năm 2008 và thị trường
chứng khoán trở nên ảm đạm những năm sau đó đã tác động không nhỏ tới tiến
trình cổ phần hóa DNNN.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa DNNN
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung chính sách về CPH DNNN gắn với
cơ cấu lại các DN trước khi CPH, trong đó tập trung nghiên cứu quy định nhằm
nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá
trị vốn, tài sản nhà nước tại DN để CPH, thoái vốn nhà nước, hướng đến thuê
các tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện để bảo đảm tính khách quan. Rà soát và bổ
sung, hoàn thiện các quy định trong các luật chuyên ngành, bao gồm Luật
Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp,... để tạo sự đồng bộ giữa các quy định.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về thoái vốn DN CPH.
Thứ ba, xác định đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần một
cách hợp lý và đúng đắn đối với trường hợp thoái vốn, tìm kiếm nhà đầu tư
chiến lược của các DN sau CPH. Để CPH DNNN đi vào thực chất, vai trò của
các cổ đông rất lớn, nhất là các cổ đông tham gia thay đổi quản trị, hoạt động
của DN.
Thứ tư, tăng cường nhận thức đúng đắn về quản trị DN, vai trò, sứ mệnh
của DN sau CPH. Theo đó, cải thiện quản trị DN là áp dụng các nguyên tắc
quản trị DN hiện đại theo thông lệ quốc tế (tính độc lập của giám đốc, vai trò
của ban quản trị và quyền lợi của cổ đông, công khai thông tin và minh bạch
thông tin). Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, tại Hội nghị sơ kết 6
tháng đầu năm 2020 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm của Ban Chỉ
đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã nói: “Làm rõ tình trạng nghị định
được ban hành nhiều, có văn bản trùng lắp, có văn bản đã quy định rõ ràng
nhưng khi thực hiện thì các bộ, ngành, DN vẫn nói chồng chéo. Vừa qua,
Thường trực Chính phủ đã làm rõ là nhiều vấn đề hiểu không đúng, dẫn đến
lòng vòng. Do vậy, bộ chủ quản phải hiểu cho đúng để hướng dẫn các tập đoàn,
tổng công ty thực hiện nghiêm túc, không để chậm trễ, kéo dài. Trong vấn đề
này, ngoài việc pháp luật có chồng chéo cũng có nguyên nhân do tinh thần trách
nhiệm không cao, nên để xảy ra chậm trễ, kéo dài”
Thứ năm, cần tăng cường đào tạo để tăng kinh nghiệm trong công tác
quản trị công ty của lãnh đạo và các cấp quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Học tập theo các trường hợp cổ phần hóa có hiệu quả cao ở các nước phát triển.

You might also like