You are on page 1of 6

1

Câu 1.

Bài làm

Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền
tác động lên nền kinh tế một cách có hệ thống và tổ chức thông qua pháp luật
cùng hệ thống các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong
điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xuất phát từ lý do đó, mà em quyết định chọn đề tài : “Vai trò của quản
lý nhà nước về kinh tế ? Những vai trò đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế
trong nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam ? Liên hệ vai trò của quản lý
nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực thương mại?”.

I.1. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế.

Xã hội loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, từ công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản và đang
hướng tới chủ nghĩa cộng sản. Lược sử các tư tưởng quản lý cho thấy mỗi hình
thái kinh tế xã hội đều cần có sự can thiệp của nhà nước. Từ thời cổ đại, quan
điểm của các nhà triết học cho rằng quản lý của nhà nước là quan trọng nhằm
cai trị đất nước. Đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, nhiều nhà kinh tế học cho rằng
quản lý của nhà nước có vai trò dẫn dắt, định hướng các hoạt động kinh tế theo
quy luật của thị trường.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã làm cho quá
trình sản xuất xã hội phát triển về chất. Nền kinh tế đã chuyển từ tự cung, tự cấp
sang nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, các quan hệ kinh tế của
các cá nhân, các đơn vị kinh tế cơ sở đều biểu hiện thông qua quan hệ mua bán,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi ích. Khi quan hệ mua bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ này diễn ra trên thị trường và vận hành theo sự dẫn dắt bởi
các quy luật của thị trường thì kinh tế thị trường ra đời.
2

Nền kinh tế thị trường thuần túy tồn tại dựa trên chế độ sở hữu tư nhân.
Trong đó, “Bàn tay vô hình” của thị trường sẽ chi phối, điều khiển các chủ thể
theo đuổi các lợi ích khác nhau từ đó giúp cho các nguồn lực trong nền kinh tế
được phân bổ một cách hiệu quả. Nhưng do bản chất phát triển tự phát của nó
mà “Bàn tay vô hình” của thị trường thuần túy luôn kèm theo những khuyết tật
đã đặt ra yêu cầu phải có “Bàn tay hữu hình” - quản lý kinh tế của nhà nước
nhằm khắc phục những khuyết tật đó. Trong đó, nhà nước đóng vai trò dẫn dắt,
định hướng các hoạt động kinh tế theo quy luật của thị trường nhằm hướng tới
huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực.

Ngày nay, nền kinh tế thị trường hiện đại ra đời với đặc trưng là một nền
kinh tế thị trường phát triển gắn liền với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó, hoạt động trao đổi, mua bán các hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn,
khoa học công nghệ không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn mở rộng ra trao đổi,
mua bán với thị trường thế giới. Điều đó khiến cho nền kinh tế thị trường của
mỗi quốc gia có xu hướng hòa nhập với kinh tế thị trường của thế giới và chịu
sự ảnh hưởng rõ rệt đến lợi ích của nhau, chi phối lẫn nhau. Trong bối cảnh đó,
quản lý kinh tế của nhà nước còn là một yêu cầu cần thiết để bảo vệ lợi ích của
quốc gia, dân tộc.

I.2. Những vai trò đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền
kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam.
I.2.1. Vai trò định hướng và điều tiết các hoạt động kinh tế.

Kinh tế là một tổng thể các yếu tố sản xuất và quan hệ vật chất của con
người phát sinh trong quá trình sản xuất trực tiếp, phân phối, lưu thông, trao
đổi, tiêu dùng của cải vật chất ở những giai đoạn nhất định của xã hội loài
người. Trong nền kinh tế, hoạt động kinh tế có liên quan đến nhiều chủ thể khác
nhau, từ nhà nước đến các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp trong những
lĩnh vực khác nhau và các chủ thể này khác nhau về sở hữu và lợi ích kinh tế.
3

I.2.2. Vai trò là một nguồn lực đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển của
hệ thống kinh tế.

Quản lý kinh tế có thể coi như là một nguồn lực quan trọng đảm bảo sự
tăng trưởng và phát triển của hệ thống kinh tế. Có nhiều tiêu chí phân loại khác
nhau để phân loại nguồn lực trong quản lý kinh tế, như: theo hình thái biểu hiện
có nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình, theo nguồn hình thành có nguồn
lực trong nước và nguồn lực quốc tế, theo khả năng tái tạo có nguồn lực có khả
năng tái tạo được và nguồn lực khó hoặc không có khả năng tái tạo...

I.2.3. Vai trò tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho mọi chủ thể của hệ
thống kinh tế.

Nền kinh tế thị trường ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển nên
có nhiều hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế khác nhau như thành phần
kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… Mỗi
thành phần kinh tế giữ vị trí và vai trò khác nhau trong nền kinh tế, vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh với nhau, thực hiện sự phân công lao động xã hội.

I.2.4. Vai trò đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội.

Quản lý kinh tế của nhà nước một mặt nhằm đảm bảo cho thị trường vận
động một cách ổn định, tạo cơ sở cho tăng trường và phát triển kinh tế. Mặt
khác, quản lý kinh tế của nhà nước còn nhằm hạn chế sự phát triển mang tính tự
phát, tiêu cực gây lãng phí trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên, đất đai, sức lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật; khắc phục suy thoái
và khủng hoảng kinh tế; giải quyết các xung đột và bất công xã hội, tình trạng
thất nghiệp và ô nhiễm môi trường… Đây là tiền đề cho một nền kinh tế phát
triển hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

I.3. Liên hệ vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực thương
mại.
4

Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển.

Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương
mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu
cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng.

Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại.

Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn.

Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương
mại của nền kinh tế quốc dân.

Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi
người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường.

Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước.

Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một
bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt
của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và
phát triển cân đối với nhịp độ cao.

Tóm lại, vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế không chỉ riêng trên lĩnh
vực thương mại mà trên tất các phương diện nền kinh tế quốc dân nói chung
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế, dù không
can thiệp trực tiếp nhưng nhà nước với những chính sách hoạch định để dẫn dắt
triển khai các kế hoạch nhằm mục đích quản lý nền kinh tế hiệu quả, phát triển
bền vững đảm bảo bảo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đất nước
ngày càng phát triển.

Câu 2. Những mục tiêu cơ bản của QLNN về kinh tế? Liên hệ thực tiễn vấn
đề này trong điều kiện ở nước ta hiện nay ?
5

Bài làm

1.1. Những mục tiêu cơ bản của QLNN về kinh tế.


- Quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn
định, bền vững không gặp phải những biến động xấu, đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh cao. Từ đó dần đưa đất nước dần thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc
hậu đảm bảo cho cuộc sống người dân được ấm no hạnh phúc. Tránh những
cuộc khủng hoảng thiếu hoặc thừa, lạm phát, duy trì mức lạm phát ở mức một
con số.
- Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người
lao động. hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu đề ra Nhà nước phải chú trọng: thúc đẩy
nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động. Ổn định kinh tế vĩ
mô, tích luỹ từ nội bộ kinh tế kìm hãm lạm phát, tích cực huy động các nguồn
vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập
siêu và đảm bảo các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo lập những điều kiện vững
chắc về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế được phát
triển bên vững, hạn chế và xóa bỏ những khiếm khuyết của thị trường để thị
trường hoạt động có hiệu quả bằng việc hạn chế ảnh hưởng của độc quyền, tình
trạng vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi
trường…

Ví dụ trong hoạt động chống độc quyền của nền kinh tế nhà nước thực
hiện chức năng quản lý của mình để tạo ra một môi trường lành mạnh để các
chủ thể phát triển kinh tế bằng cách thực hiện các chính sách, quy định pháp
luật đối với hành vi độc quyền, phá giá…. Còn đối với những hoạt động tiêu
cực bên ngoài cũng dẫn đến không hiệu quả của hoạt động thị trường như ô
6

nhiễm nguồn nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản..
và đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp. Vì vậy Nhà nước phải sử dụng đến luật
pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực đó.

- Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu để giúp cho nền kinh tế phát
triển lành mạnh đó là giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát
triển kinh tế. Qúa trình vận hành của nền kinh tế không thể tránh khỏi những
yếu tố tiêu cực nảy sinh làm cho nền kinh tế kém ổn định và bền vững nếu
không thực hiện quản lý, loại bỏ những yếu tố đó.
1.2. Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong điều kiện nước ta hiện nay.

You might also like