You are on page 1of 2

1.

Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
1.1 Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán
tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số
lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
 Về ưu điểm: người tiêu dùng được tự do thỏa mãn nhu cầu, thúc
đẩy sự năng động sáng tạo trong sản xuất, tránh gây tổn thất lãng
phí, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 Về nhược điểm: phân bổ nguồn lực không hiệu quả, người sản
xuất sẽ bất chấp gây ô nhiễm môi trường, an toàn để sản xuất sao
cho tối đa hóa lợi nhuậ, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội,
khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...
Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo,
cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn hảo (trừ nền
kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi
nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít. Trong thương mại quốc tế,
mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong
xác định điều kiện thương mại giữa hai nước.
1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là tên gọi một hệ thống kinh tế
được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt
Nam từ thập niên 1990.
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa
có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN mà chỉ có giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là
một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ
của nhà nước pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN có các đặc trưng sau:
 Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị
trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
 Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sỡ hữu, nhưng khu vực
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
 Là nền kinh tế phát triển mạnh, hiệu quả, bền vững và chủ động
hội nhập kinh tế thành công.
 Việc phân phối được thực hiệnchủ yếu theo kết quả lao động và
theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Phát
triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội.
 Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
 Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân
dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

You might also like