You are on page 1of 5

II.

3. Các yếu tố tác động đến sự phát triền kinh tế thị trường XHCN Việt Nam
Vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn không ít khó
khăn, phức tạp cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn; vấn đề tác động của điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề không
mới, song cũng còn nhiều nội dung cần bàn luận.
Khách quan là những sự vật, sự việc, hiện tượng hình thành, tồn tại một cách ngẫu
nhiên và mặc định, không phụ thuộc vào ý chí hay mong muốn của một chủ thể
nào đó. Không chịu sự chi phối, tác động của bất kỳ ai. Đó là những gì thuộc về tự
nhiên, vốn dĩ đã có trước khi con người có nhận thức hoặc có ý định tác động.
Chủ quan được hiểu là suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, cách nhìn
nhận... của con người được hình thành trong quá trình nhận thức và tích luỹ thông
qua hoạt động thực tiễn; từ đó nảy sinh hành động, cách ứng xử, giải quyết các vấn
đề của mỗi cá nhân riêng biệt.
Khách quan là nền tảng, cơ sở, có vai trò quyết định đối với chủ quan. Quy luật
khách quan tồn tại độc lập và không lệ thuộc vào ý thức chủ thể. Do đó, việc một
chủ thể nào đó mong muốn áp đặt các vấn đề khách quan là điều không thể, chính
vì vậy, mọi hành động, việc làm của mỗi con người đều được hình thành và phát
sinh dựa trên các yếu tố khách quan tồn tại ngẫu nhiên, sẵn có. Từ chính những sự
trải nghiệm và tiếp xúc với các vấn đề khách quan, sau quá trình tư duy mà có
được nhận thức tạo nên suy nghĩ, tình cảm, ý chí và hành vi ứng xử.
Con người trong quá trình tiếp xúc và nhận thức khách quan có thể cải tạo, điều
chỉnh khách quan, tuy nhiên cần phải có những điều kiện nhất định như không
gian, thời gian, kiến thức, năng lực, thái độ... điều kiện và hoàn cảnh sống của con
người được tạo ra bởi các yếu tố khách quan, nhưng do con người nhận thức được
những quy luật khách quan mà hình thành kỹ năng, thói quan để ứng phó phù hợp
với hoàn cảnh và quy luật khách quan đáp ứng mong muốn, nhu cầu của bản thân.
Mặt khác, từ những trải nghiệm, cùng quá trình trau rồi, rèn luyện, con người có
thể tự mình quyết định và tạo ra đời sống bản thân.
Tóm lại, khách quan và chủ quan là 2 yếu tố luôn tồn tại song hành trong mỗi chủ
thể, có quan hệ qua lại, gắn bó mật thiết, cân bằng, đối trọng, kiểm soát và chi phối
lẫn nhau. Để phát triển một cách đầy đủ và toàn diện, con người phải nhận thức
được khách quan và dựa vào khách quan để có các quyết định phù hợp, đồng thời
dùng ý chí và khả năng chủ quan để tác động làm thay đổi khách quan theo hướng
có lợi cho mục đính bản thân.
Về thực tiễn khách quan, trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, quan hệ hàng
hoá - tiền tệ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển, điều đó cho thấy, các yếu
tố của kinh tế hàng hoá hình thành, đó là biểu hiện đặc trưng của kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, ở nước ta, đường lối phát triển đất nước được xác định đi theo con
đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, dù xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, song
không thể tách khỏi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, đây cũng là lựa chọn tất yếu, vừa phù hợp với quy luật khách quan như
đã nói trên, đồng thời cũng phù hợp mục tiêu phát triển của đất nước phồn vinh,
hạnh phúc... phấn đấu giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, việc phát triển kinh tế thị trường cũng là
tiền đề, điều kiện, phương thức và động lực để thực hiện thành công mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế tri thức ngày một phát triển, hoà bình và hợp tác
là xu thế lớn, cạnh tranh đang ngày càng gay gắt, Việt Nam đang hội nhập ngày
một sâu rộng, các hiệp định FTA thế hệ mới có hiệu lực giúp nền kinh tế nước ta
sớm hoà cùng dòng chảy chung của kinh tế thế giới, chính vì vậy, để thích nghi và
có đủ sức kháng cự trước những biến động khôn lường cùng nhiều nguy cơ bất ổn,
buộc chúng ta phải lựa chọn khách quan, phù hợp với thời đại đó là phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về chủ quan, trước hết phải kể đến vai trò cầm quyền và độc tôn của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong việc đề ra các chủ trương, đường lối, nghị quyết. Đảng ta đã
tổng kết thực thực tiễn, nâng tầm lý luận, sáng suốt lựa chọn đúng đắn việc phát
triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Bên cạnh đó là sự ứng phó linh hoạt, kịp thời thông qua các quyết sách trong quá
trình tổ chức thực hiện của Nhà nước với phương châm: "Kỷ cương, liêm chính,
hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả" đã để lại những dấu ấn quan trọng với
những thành tự to lớn trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời còn có sự đồng thuận, thống nhất cao và năng lực làm chủ của nhân dân
cùng chính quyền các cấp đã hiện thực hoá một cách cụ thể các quan điểm lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát
triển.
Thực trạng điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy, hai yếu tố này
có quan hệ tương hỗ, qua lại, quy định lẫn nhau. Nếu điều kiện khách quan có vai
trò quyết định thì nhân tố chủ quan giữ vị trí quan trọng, là điều kiện cần và đủ để
có thể giúp tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, hài hoà trong bức tranh chung của nền
kinh tế.
III.
1. Những thành tựu trong phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN
Trên cơ sở nhận thức lý luận, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thể chế hóa
thành pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế đất nước, các
ngành, lĩnh vực với những thành tựu to lớn sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển;
kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được
bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế
tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế
thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với
thị trường khu vực và thế giới. Một số thị trường phát triển mạnh, vận hành tương
đối thông suốt, như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường chứng khoán. Quy mô,
phạm vi tự do hóa các loại thị trường ngày càng được mở rộng,... Các thành tố cơ
bản của thị trường tài chính, như thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường chứng
khoán, thị trường bảo hiểm cùng nhiều loại công cụ tài chính, giấy tờ có giá đã
được hình thành tương đối hoàn chỉnh và đang được đưa vào vận hành, góp phần
tạo điều kiện thu hút, tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thị trường tiền tệ phát triển với quy mô giao dịch ngày càng tăng, hàng hóa trên thị
trường tiền tệ ngày càng đa dạng, hoạt động của thị trường góp phần thúc đẩy cơ
chế điều hòa vốn ngắn hạn một cách linh hoạt trong phạm vi toàn hệ thống các
ngân hàng, từ đó phát huy hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.
Hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với phát triển các yếu tố thị trường, các loại thị
trường ngày càng được nâng cao, thủ tục hành chính từng bước được hoàn thiện,
đáp ứng yêu cầu phát triển các loại thị trường. Nhiều rào cản tham gia thị trường
được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng
tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động.
Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh
tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh
tế tập thể từng bước được đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình
thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệ mới;
kim ngạch xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đóng góp
tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại
những thay đổi rất to lớn cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các
nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022
ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người
năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110
USD(1). Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu,
gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ,
10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài(2).
Đặc biệt, sau khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19, từ quý IV-2021 nền
kinh tế Việt Nam đã mở cửa trở lại và có những bước hồi phục và tăng trưởng
mạnh mẽ. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát cơ bản bình quân tăng
2,59% so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD, tăng
10,6% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD, tăng
8,4% so với năm trước. Thặng dư cán cân thương mại 11,2 tỷ USD. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với
năm trước.
An sinh xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong giáo dục, y tế, hỗ trợ các
đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã
được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi
được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh giảm gần ba lần. Đến tháng 4-2022, cả nước có 5.706/8.227 xã đạt
chuẩn nông thôn mới, trong đó 663 xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt chuẩn kiểu
mẫu(3); hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô-tô đến trung tâm, có điện lưới
quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại.
Nhờ kinh tế phát triển, Việt Nam có điều kiện để chăm sóc tốt hơn người có công,
phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh
vì Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát
triển phong phú, đa dạng. Việt Nam hiện có khoảng 70% dân số sử dụng internet,
là một trong những nước có tốc độ phát triển internet cao nhất thế giới. Liên hợp
quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực
hóa Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
=>Có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc
và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường;
nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã
hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm;
đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia
được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

You might also like