You are on page 1of 3

KINH TẾ TẬP THỂ

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng ta là
nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời
đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện
nay bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Kinh tế tập thể được xác định là thành phần kinh tế cùng với kinh tế nhà nước trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, đây là thành phần kinh tế có ý nghĩa
quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành
viên, giảm sự phân hóa trong xã hội, …là mục tiêu mà Đảng ta hướng tới là xây dựng
chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong nền kinh tế thị trường và sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, các hộ sản
xuất, kinh doanh cá thể nhất thiết phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát
triển. Do vậy, chủ trương phát triển kinh tế tập thể để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ
phát triển là hoàn toàn đúng đắn.
* Bản chất, vai trò của KTTT:
* Giải pháp phát phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai
đoạn mới
Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa 13 đề ra Nghi quyết số 20-NQ/TW về
tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới:
- Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế
tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam đối với phát triển kinh tế tập thể.
* Liên hệ việc phát triển KTTT ở tỉnh Đồng Tháp
Kết quả đạt được:
- Đến nay, Đồng Tháp có 987 tổ hợp tác (THT) với 47.251 thành viên; có 235 hợp
tác xã (HTX) (trong đó, 221 HTX đang hoạt động và 14 HTX hoạt động không hiệu quả)
với 60.288 thành viên.
Các THT hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực nông
nghiệp chiếm ưu thế với 50.226 thành viên.
Nhìn chung, các HTX trên địa bàn Tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Các HTX nông nghiệp chủ động mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ thành viên, giá lúa
hiện nay tương đối ổn định nhờ tình hình xuất khẩu tăng các thành viên thu được lợi
nhuận cao; các HTX, THT hoạt động trong lĩnh vực cây ăn trái đẩy mạnh việc sử dụng
các ứng dụng khoa học vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm như sản
xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ...; hoạt động của các HTX vận tải góp
phần vào việc đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách cho người dân, phương tiện
được lắp thiết bị giám sát hành trình và camera giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước
dễ dàng theo dõi và quản lý số lượng phương tiện đang hoạt động, hoạt động vận tải
đúng quy định hiện hành về an toàn giao thông. QTD thực hiện tốt công tác huy động
vốn hỗ trợ thành viên vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ nâng cao đời sống. Các
HTX,THT lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đang dần khôi phục theo
tình hình mới.
Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
- Các loại vật tư nông nghiệp và chi phí thuê nhân công tăng cao; diện tích liên kết
sản xuất tiêu thụ còn thấp đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và liên kết tiêu thụ với
doanh nghiệp.
- Các HTX vận tải hoạt động tuy có lợi nhuận nhưng không cao do giá cả nhiên
liệu biến đổi liên tục, đơn vị khó chủ động được các chi phí, cũng như tăng giảm giá cả
kịp thời và phải cạnh tranh với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Năng lực tài
chính hạn chế, HTX không có đủ khả năng để hỗ trợ hoặc bảo lãnh vay vốn tại các tổ
chức tín dụng cho các thành viên của HTX khi có nhu đầu tư, nâng cấp, thay thế phương
tiện.
- Các HTX tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ gặp khó khăn về vốn để tái
đầu tư, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn
định,...
Định hướng chung về phát triển KTTT, HTX trong thời gian tới
- Khuyến khích thành lập mới HTX đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, có định hướng phát triển tốt, nhân sự có năng lực, tâm huyết.
- Tiếp tục giải thể các HTX yếu kém, không hoạt động hoặc hoạt động không đúng
quy định của Luật HTX để tạo môi trường lạnh mạnh cho khu vực KTTT, HTX phát
triển.
- Khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình KTTT, HTX bền vững. Tập trung
phát triển HTXNN ứng dụng công nghệ cao, HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy
xuất nguồn gốc, mã vùng trồng; HTX liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, thích
ứng hội nhập và biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành
nông nghiệp.
- Hỗ trợ HTX chuyển đổi số; phát triển thương mại điện tử, phân phối hàng hóa,
dịch vụ trên nền tảng thương mại điện tử.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội quán gắn với liên kết tiêu
thụ; gắn với sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của địa phương, truy xuất nguồn gốc, mã
vùng trồng, tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Phát huy hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên.

You might also like