You are on page 1of 12

A.

ĐẶT VẦN ĐỀ

Hợp tác hóa nông nghiệp (hình thức là các hợp tác xã – HTX) ở Việt Nam đã tiến
hành từ cuối thập kỉ 50 của thế kỉ 20. Phong trào hợp tác hóa đã góp phần đáng kể vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc các
HTX đã cung cấp cho tiền tuyến sức người, sức của, lương thực thực phẩm mà vẫn duy
trì hoạt động sản xuất và hoạt động cải tạo nông thôn; sau chiến tranh thì HTX góp phần
trong việc khai hoang, phục hóa thêm ruộng đất. Cùng với sự phát triển đó, nhiều tiến bộ
khoa học kĩ thuật mới đã được đưa vào trong sản xuất làm tăng năng suất sản phẩm nông
nghiệp và góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng HTX
nông nghiệp ở nước ta trong nhiều thập kỉ qua đã bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm. Từ
nguyên tắc, tổ chức, quản lí đến hình thức đều thể hiện rất rõ tính bất ổn của nó mà đỉnh
cao là những năm của thập kỉ 70- 80. Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn bị coi là một nền
sản xuất nhỏ, phân tán, sức sản xuất thấp kém, sản xuất hàng hóa chưa phát triển… Kiên
trì con đường hợp tác, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, từng bước thực hiện chuyển
dịch cơ cấu nông thôn, đưa nông thôn Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến dần
lên hiện đại là chủ trương phát triển kinh tế lớn của Đảng ta.
Để đáp ứng yêu cầu đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách,
biện pháp phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng HTX có hiệu quả trong nông nghiệp, đặc
biệt từ khi đổi mới đến nay. Tuy nhiên, thực tế diễn ra rất phức tạp, phong trào hợp tác
hóa, xây dựng HTX nông nghiệp của ta trải qua bao bước thăng trầm và hiện nay đang có
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Các ý kiến đó thường tập trung vào các vấn đề chủ
yếu sau đây:
- Vận dụng những vấn đề lí luận và kinh nghiệm hợp tác hóa nông nghiệp trên thế
giới vào phát triển HTX trong nông thôn ở Việt Nam như thế nào?
- Nên chuyển đổi HTX trong nông nghiệp như thế nào?
Vì những lí do trên, việc đánh giá hợp tác hóa, xây dựng HTX nông nghiệp trong
nông thôn Việt Nam để đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự phát triển đó là vô cùng
cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài: “thực trạng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới HTX
trong nông nghiệp theo luật HTX”
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập và xử lí số liệu
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.Cơ sở lí luận:
1.1 Khái niệm HTX:
Luật HTX (1996) của Việt Nam đã nêu định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ
do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm
giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần cải thiện kinh tế, xã hội của đất nước”.
Kinh tế hợp tác: trong chỉ thị 68 CTTW của ban bí thư TW Đảng khóa VII nêu rõ:
“Kinh tế hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động, người sản
xuất nhỏ, dưới các hình thức đa dạng, kết hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh của từng
thành viên để giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống”. Phát
triển kinh tế hợp tác không chỉ giúp người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh chống lại sự
chèn ép của các doanh nghiệp lớn về lâu dài, kinh tế hợp tác cùng với kinh tế Nhà nước
trở thành nền tảng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế hợp tác phải đi từ thấp đến cao, dưới
nhiều hình thức đa dạng. Hình thức hợp tác giản đơn giới hạn vào một số khâu, một số
việc thường không có tư cách pháp nhân được tổ chức do hoàn toàn tự nguyện phù hợp
với đặc điểm ngành nghề, tâm lí, tập quán… khi có điều kiện thì Nhà nước giúp đỡ,
hướng dẫn để trở thành HTX.
1.2 Vai trò của HTX:
Nhà kinh tế học A.V.Traianop đã nhấn mạnh: “Hợp tác nông nghiệp là sự bổ sung
cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh tế hộ nông dân thì HTX
không có ý nghĩa gì cả” và “chỉ những hợp tác xã do chính những người nông dân điều
hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các HTX ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới
có giá trị”. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập
tới những vấn đề về lí luận, mục đích, loại hình và cách tổ chức hợp tác xã và chỉ ra:
“Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều có sức mạnh thì khó nhọc ít và lợi
ích nhiều”…
Thực tế đã chứng minh, thành phần kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX tuy trải
qua nhiều bước thăng trầm nhưng đã khẳng định vai trò đặc biệt của mình. Ở nước ta
HTX nông nghiệp cũng đã đem lại những thành tựu đáng kể. Trước hết, nó góp phần to
lớn trong việc huy động sức người, sức của để giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Nhờ có sức mạnh của HTX, đất nước ta đã huy động được hàng vạn thanh niên ra mặt
trận, hàng triệu người tham gia phục vụ kháng chiến mà tại địa phương đã duy trì được
sản xuất và chăm lo chu đáo cho những gia đình chính sách, neo đơn, già yếu. Huy động
hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến.
HTX cùng các thành phần kinh tế khác xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở
nông thôn như: hệ thống các công trình giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, khai
hoang, phục hóa, trang bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi các giống cây
con mới… Từng bước cải thiện đời sống cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày
càng được đổi mới, góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, xóa đói giảm
nghèo trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, qua phong trào HTX trình độ dân trí được
nâng lên, người lao động ở nông thôn được bồi dưỡng nâng cao trí thức, đoàn kết xây
dựng xóm làng, nâng cao tinh thần yêu quê hương, đất nước và con người.
Nhờ hoạt động của HTX mà đã cung cấp kịp thời, đầy đủ các yêu cầu cho nhân dân.
Thông qua hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện theo
hướng chuyên môn hóa. Hoạt động HTX đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối
giữa Nhà nước với nông hộ. HTX là cơ sở để huy động vốn, thực hiện khuyến nông,
khuyến lâm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật
nuôi.
Kinh tế HTX làm tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy cạnh tranh với các thành phần
kinh tế khác cùng phát triển, đặc biệt giúp cho kinh tế hộ phát triển đa dạng, phong phú.
Mặt khác, nhờ HTX mà các làng nghề phát triển, các làng nghề truyền thống dược khôi
phục, bảo tồn được các giá trị văn hóa, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH đất nước.
1.3 Các loại hình HTX:
Ở Việt Nam hiện nay phân loại HTX chúng ta thường căn cứ cào chức năng hoạt
động, tính chất hoạt động và trình độ xã hội, quy mô và đặc điểm hình thành HTX. Thực
tế ở Việt Nam có 5 loại HTX cơ bản sau:
- HTX dịch vụ từng khâu, nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá
trình tái sản xuất hoặc tưng khâu công việc trong qua trình sản xuất phục vụ sản xuất.
- HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng, nội dung hoạt động đa dạng, gồm khâu dịch
vụ cho sản xuất cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giống phòng trừ sâu
bệnh, tưới tiêu…
- HTX dịch vụ đơn mục đích hay chuyên ngành: hình thành từ nhu cầu của các hộ
thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa tập trung, hoặc làm nghề giống
nhau.
- HTX kết hợp sản xuất dịch vụ: nội dung sản xuất chủ yếu là dịch vụ và kết hợp.
Loại hình này chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nghề cá, làm muối…
- HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện: mô hình HTX này có cơ
cấu tổ chức, nội dung hoạt động, bộ máy quản lí, chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát
phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tự một doanh nghiệp tập thể.
Sở hữu tài sản HTX gồm hai thành phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần xã viên.
Xã viên tham gia lao động trong HTX được hưởng lương theo nguyên tắc phân phối lao
động và lương, lãi cổ phần.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của HTX:
Hợp tác trong gia đình là hình thức hợp tác bền vững đầu tiên của loài người, hiện
nay vẫn được phát triển và tồn tại. Khi sản xuất càng phát triển thì hợp tác ấy vượt khỏi
phạm vi gia đình, hình thành các tổ chức hợp tác, nhóm người hợp tác với nhau. HTX
đầu tiên xuất hiện ở Anh (1944) và nó càng ngày càng lan rộng và phát triển khắp thế
giới.
Những hộ tiểu nông cá thể không thể không liên kết lại trước những diễn biến phức
tạp của điều kiện tự nhiên, trước sự chèn ép của các cơ sở kinh doanh lớn trong lĩnh vực
cung ứng vật tư kĩ thuật, tiêu thụ nông sản phẩm… Sự liên kết đó đã gắn kết những người
sản xuất nhỏ trong các tổ chức kinh tế theo yêu cầu sản xuất của họ. Chính sự phát triển
của lực lượng sản xuất, của kinh tế nông hộ đã dẫn đến nhu cầu hợp tác. Từ đó cho thấy
hợp tác trong nông nghiệp là một xu hướng phát triển tất yếu xuất phát từ yêu cầu của
những người sản xuất tiểu nông. Trên thực tế, sự phát triển nông nghiệp trên thế giới đã
chứng tỏ luận điểm trên là hoàn toàn đúng đắn và HTX là một tổ chức kinh té thu hút
nông dân sản xuất nhỏ với mức độ, quy mô và hình thức tổ chức khác nhau. Nhiều mô
hình HTX điển hình được hình thành ở các nước trên thế giới như HTX cung ứng phân
bón hóa học, HTX tiêu thụ rau, HTX nuôi gà…
Trên thế giới tỉ lệ nông dân tham gia HTX chưa phải là cao (ở Philippin chỉ có
khoảng 10% nông dân hoạt động trong các HTX, tỉ lệ này ở Thái Lan là 4-5%, ở Hàn
Quốc là 15%, ở Nhật Bản là 18%...). Tuy nhiên, điều quan trọng là tính thiết thực của vấn
đề. Các HTX không ra đời cùng một lúc mà được thành lập vào thời điểm khác nhau tùy
theo sự chín muồi của chúng. Nông dân chỉ vào HTX khi cần thiết. Các HTX thường giải
quyết những khâu mà bản thân một nông dân riêng rẽ khó có thể tự đảm nhận như áp
dụng các tiến bộ kĩ thuật mới, chế biến và tiêu thụ nông sản, tín dụng…. Thông thường,
khi đã đăng kí hoạt động HTX thường được sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ về mặt kĩ
thuật và tài chính. Những bài học kinh nghiệm hợp tác hóa trên thế giới rất bổ ích đối với
Việt Nam.
2.2 Các giai đoạn phát triển HTX ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, sau cải cách ruộng đất, Đảng và chính phủ đã hướng nông dân tham
gia các HTX sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian ngắn (1958-1960), 80% nông dân
miền Bắc đã vào HTX và tỉ lệ đó cũng khá cao đối với cả nước sau này. Vào thời kì cao
điểm (1986-1988) đã xây dựng được khoảng 100.000 đơn vị kinh tế HTX ở tất cả các
ngành kinh tế với quy mô trình độ khác nhau. Trong đó, HTX phát triển mạnh trong các
ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mua bán tín dụng. HTX đã góp phân quan
trọng trong quá trình sản xuất, thực hiện chính sách phân phối thời chiến
Trước đó ở Việt Nam, HTX chỉ là sự liên kết tạm thời mà chưa có sự gắn kết bền
chặt về mặt kinh tế.
Như vậy. không giống như ở các nước khác, nhân dân Việt Nam còn ít trải qua thực
tế để thấy được lợi ích khi vào HTX. Tuy nhiên, được giải phóng khỏi sự bóc lột của địa
chủ, nhân dân Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và tính ưu việt của chế độ xã hội không có người bóc lột người. Từ đó, mọi người
dân đều tán thành con đường hợp tác hóa nông nghiệp và tham gia vào HTX được coi là
con đường phát triển của nông thôn Việt Nam. Sự phát triển của HTX nông nghiệp ở Việt
Nam trải qua hai thời kì: trước và sau đổi mới.
2.2.1 Trước đổi mới (1958-1986):
Do quan điểm sai lầm về phất triển kinh tế, chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung,
vấn đề tập thể hóa và mở rộng quy mô HTX được coi trọng. Từ đó, chính phủ Việt Nam
đã định ra các bước đi của phong tròa hợp tác hóa là: từ thấp đến cao (thuộc quan niệm
tập thể hóa về tư liệu sản xuất), từ nhỏ đến lớn (quy mô xã). Thời kì này chia làm ba giai
đoạn:
- Giai đoạn năm 1958- 1975:
HTX phát triển mạnh ở miền Bắc. Thời kì này đất nước đang còn chiến tranh, nền
kinh tế, chính trị còn bất ổn. Sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc phát triển trong sự tác
động trực tiếp của mô hình HTX nông nghiệp từ thấp đến cao. Đây là thời kì phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp phát triển rộng khắp với mục tiêu cơ bản là nhanh chong đưa
nhân dân vào các HTX và chỉ sau hai năm phong trào này ở miền Bắc cơ bản hoàn thành
với 40.000 HTX, chiếm 84,5% số hộ nông dân tham gia. Các HTX được hinh thành với
quy mô lớn, chủ yếu là quy mô theo xã. Đến cuối năm 1975, có 97% số hộ nông dân
tham gia HTX. Các kết quả đạt được:
 Đảm bảo chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, giữ
gìn hậu thuẫn vững mạnh cho công cuộc chống Mỹ cứu nước, đấu tranh thống nhất đất
nước;
 Bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật mới trong nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và cả đời sống
con người;
 Góp phần đào tạo cán bộ đội ngũ quản lí, nâng cao trình độ
thâm canh cho người nông dân;
 Phát triển kinh tế liên kết nông thôn, góp phần làm thay đổi
bộ mặt nông thôn.
- Giai đoạn 1976- 1980
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, với việc phấn đấu đưa HTX nông nghiệp
lên sản xuất lớn ở miền Bắc, tiến hành tập trung hoa ở miền Nam; các HTX nông nghiệp
ở miền Bắc đã xây dựng được ở cấp cao hơn (cấp huyện), các HTX ở miền Nam được
hình thành hàng loạt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mô hình HTX tập trung bộc lộ tính
phi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc, khi áp dụng ở miền Nam
sớm bộc lộ những khuyết tật và mau chóng tan rã. Đời sống nhân dân không được cải
thiện do:
 Nhận thức sai lầm, đồng nhất tập thể hóa với hợp tác hóa;
 Nóng vội, ồ ạt, nặng nề hình thức trong chỉ đạo;
 Cứng nhắc về cơ chế quản lí và sản xuất.
- Giai đoạn năm 1981- 1987:
Tình trạng trên chậm được phát hiện, kéo dài và lặp lại máy móc. Hậu quả trên dẫn
đến tình trạng trì trệ trong sản xuất, phát sinh nhiều mâu thuẫn trong kinh tế, xã hội.
Trước tình hình đó, , năm 1981 chỉ thị 100 BBT của ban bí thư (khóa IV) về: “cải cách
công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong
HTX sản xuất nông nghiệp” ra đời. Tuy chỉ thị 100 BBT chưa phải là sự đổi mới căn bản
về cơ chế quản lí trong nông nghiệp nhưng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến
công việc của mình, và kết quả là từ năm 1981 đến 1984, mặc dù điều kiện tự nhiên
không thuận lợi nhưng sản lượng lương thực tăng liên tục, nông nghiệp được phát triển
hơn.
Sự không bền vững của cơ chế quản lí cũ cộng với sai lầm của chính sách giá-
lương- tiền, năm 1985 đã đưa kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng và điều tất yếu dẫn đến sự đòi hỏi phải đổi mới triệt để.
2.2.2 Sau đổi mới (1986 đến nay):
- Giai đoạn 1986- 1996:
Sự thay đổi của nông nghiệp nông thôn Việt Nam được kể đến như là một thành tựu
từ sau khi có nghị quyết 10 BTC (13/04/1988) của Bộ chính trị về “đổi mới cơ chế quản
lí kinh tế trong nông nghiệp”. Theo tinh thần đó, hộ nông dân được coi như là một đơn vị
kinh tế tự chủ, tự quyết định lấy mọi hoạt động kinh tế của mình. Từ đây mọi hoạt động
của hộ trở nên thiết thực hơn và nhu cầu hợp tác của nông dân cũng bắt nguồn từ chính
yêu cầu sản xuất của họ. Theo tinh thần của nghị quyết 10 BTC, hoạt động của các HTX
nông nghiệp đã có sự thay đổi căn bản:
 Hộ xã viên được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh với diệ tích đất được
giao tạm thời là 5 năm, được quyền lựa chọn các yếu tố đầu vào, tự quyết định việc bán
sản phẩm. Quan hệ giữa HTX và xã viên không phải là quan hệ chỉ huy và bị chỉ huy như
trước mà xã viên được chủ động lựa chọn dịch vụ từ HTX hoặc từ các thành phần kinh tế
khác.
 HTX không quản lí tập trung các tư liệu sản xuất như trước, không điều hành
từng khâu, từng việc, từng thời gian như trước mà chức năng chỉ huy được thay thế bằng
chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ;
 Bộ máy quản lí của HTX gọn nhẹ hơn (phổ biến giảm 40- 50% cán bộ quản
lí), từ đó chi phí giảm, tệ tham ô lãng phí giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ
được tăng lên;
 Quy mô HTX được điều chỉnh (chia tách các HTX quá lớn hoặc sát nhâp một
số HTX nhỏ).
Trong những năm đầu thực hiện nghị quyết 10 BTC, kinh tế hộ phát triển khá
nhanh chóng nhưng vẫn còn không ít HTX khá khủng hoảng trước cơ chế quản lí mới.
Năm 1993, cả nước có khoảng 64% nông hộ HTX nông nghiệp. Các HTX sản xuất nông
nghiệp được chia thành ba loại:
 Những HTX đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ,phát huy vai tro kinh tế hộ,
đã thu được kết quả tốt (2870 HTX, chiếm 17,5%)
 Những HTX mới tổ chức được một vài khâu dịch vụ nhưng hiệu quả còn thấp,
khó khăn về vốn quỹ, Ban quản lí kém năng động (8621 HTX, chiếm 41,7%)
 Những HTX chỉ tồn tại trên hình thức chờ giải thể (6650 HTX, chiếm 40,8%)
Sau khi ban hành luật đất đai (năm 1993) và nghị định 64 CP của chính phủ về việc
giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, tính chủ động trong hoạt động của kinh tế hộ
được phát huy một cách cao độ.
- Giai đoạn năm 1996 đến nay:
Năm 1997, luật HTX được ban hành, các HTX trên mọi vùng của đất nước được
hướng dẫn chuyển đổi theo luật. Sự chỉ đạo về việc chuyển đổi HTX theo luật được quán
triệt tới mọi vùng nông thôn. Cán bộ các cấp được phổ biến tinh thần chuyển đổi, được
tập huấn cách làm chuyển đổi và các bước chuyển đổi HTX đều được tổ chức thực hiện
theo quy trình thống nhất.
Cho đến ngày luật HTX có hiệu lực (01/01/1997) cả nước có 13.782 HTX nông
nghiệp, trong đó cùng núi và trung du phía Bắc co 6.075 HTX, cùng đồng băng sông
Hồng có 2.588 HTX, vùng khu 4 cũ có 3.479 HTX, vùng Tây Nguyên có 295 HTX, vùng
Duyên hải miền trung có 917 HTX, vùng đồng bằng Đông Nam Bộ có 398 HTX, vùng
đồng bằng sông Cửu Long có 60 HTX. Số HTX làm thủ tục giải thể không tồn tại trên
thực tế (nhưng vẫn có thống kê là 6.650 HTX), số HTX thuộc diện chuyển đổi là 7.349.
Ngày nay cùng với trình độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các vùng nông thôn
thì đất đai cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, nếu cứ dựa vào sản xuất nông nghiệp
thì các HTX sẽ làm ăn không hiệu quả. Vì vậy, các HTX này đã nhanh chóng chuyển
sang s bảo toàn vốn và phát huy dược vai trò của mình.

II. THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NHIỆP Ở VIỆT NAM


1. Tình hình chung của các HTX:
Vào những năm 60, 70 của thế kỉ trước, HTX nói riêng và kinh tế tập thể nói chung
đã có sự phát triển vượt bậc. Các HTX lúc bấy giờ, đặc biệt là HTX nông nghiệp đã có
vai trò rất to lớn trong việc xây dựng hậu phương động viên sức người sức của cho tiên
tuyến. Khi nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, nhiều HTX đã
không còn thích ứng, phải giải thể hoặc chuyển đổi. Sau khi luật HTX mới (ban hành
năm 2003) có hiệu lực, số lượng và chất lượng các HTX ở Việt Nam có những bước phát
triển đáng kể. Tính đến 30/06/2010, cả nước có 18.244 HTX và 53 liên hiệp HTX. Trong
đó có 8.500 HTX chuyển đổi và 9.744 HTX thành lập mới, tăng gần 13% so với năm
2005.
Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện có gần 8.918 HTX, 18 liên hiệp HTX, trong đó có
49% HTX có quy mô cấp xã, 12% có quy mô liên xã, thu hút khoảng 6,9 triệu xã viên,
hộ xã viên; bình quân một HTX có 795 xã viên, hộ xã viên.
Theo thống kê, các HTX đang tạo việc làm cho hơn 10,5 triệu lao động, đa phần là
nông dân và hơn 3,5 triệu lao động ở các tổ hợp tác. Tuy kinh tế HTX chưa mang lại thu
nhập cao cho xã viên, nhưng con số này cũng phần nào giải quyết việc làm và tạo thu
nhập cho hơn 14 triệu lao động.
Các HTX nông nghiệp đã tập trung làm dịch vụ thiết yếu hỗ trợ hộ xã viên phát
triển kinh tế. Rất nhiều HTX và tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả, trở thành chỗ dựa
tin cậy cho người lao động. So với trước kia, vai trò của HTX hiện nay đã có sự thay đổi,
HTX không chỉ đạo điều hành trực tiếp mà qua các hợp đồng với xã viên.
Các HTX cũ về cơ bản đã chuyển đổi xong, từng bước được củng cố, đổi mới và
nâng cao chất lượng hoạt động. Số HTX thành lập mói trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục
tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi đầu tư sản
xuất kinh doanh…
Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ có tác động lớn tới khu
vực kinh tế tập thể. Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu
có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, phương thức bán hàng sẽ tác động
đến tâm lí và tập quán tiêu dùng và công nghệ sản xuất, tiếp thị. Hiện tại, nước ta có
khoảng 70% số HTX phân bố ở khu vực nông thôn, trong khi đó chỉ có khoảng 12% số
doanh nghiệp có trụ sở ở đó và khu vực nông thôn chiếm hơn 70% dân số cả nước. Sức
mua của khu vực nông thôn sẽ tăng dần, thực sự là khu vực tiêu dùng tiềm năng. WTO
tác động mạnh đến phân công lao động một cách chi tiết, do vậy các hợp tác xã và xã
viên sẽ phải phát huy sở trường khi tham gia phân công lao động quốc tế. Sản xuất và
dịch vụ có xu hướng giảm, thay vào đó tính chuyên nghiệp chuyên ngành, tinh chế các
sản phẩm, chi tiết bán thành phẩm và công đoạn dịch vụ với số lượng lớn.
Mặc dù các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học gắn với nông nghiệp, nông thôn
đều nhận định HTX có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trong bối
cảnh đất nước đang trong quá trình CNH- HĐH nhưng nghịch lí là phong trào kinh tế
HTX lại đang mờ nhạt trong thực tiễn. Các loại dịch vụ mà HTX nông nghiệp cung cấp
rất nghèo nàn, tập trung chủ yếu vào những dịch vụ không có tính cạnh tranh như thủy lợi
(trên 80%), điện (trên 43%), hoặc mang tính bao cấp như khuyến nông (trên 46%). Trong
khi đó, những dịch vụ cơ bản nhất cho hoạt động nông nghiệp của hộ gia đình liên quan
đến đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi, kiến thức sản xuất…
và đầu ra như tiêu thụ nông sản, chế biến và bảo quản nông sản…lại hoàn toàn bỏ trống.
2. Kết quả hoạt động:
Sau khi triển khai luật HTX năm 2003, kinh tế HTX đã đạt được một số kết quả nổi
bật:
- HTX đã đóng góp một phần quan trọng cho GDP và góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu chuyển hướng sang phục vụ phát
triển kinh tế xã viên, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Tạo được nhiều ngành nghề mới phi nông nghiệp và chuyên môn hóa nhiều khâu
sản xuất trong nông nghiệp nông thôn
- HTX đã góp phần tích cực trong việc tăng thu nhập và tạo việc làm cho các
thành viên và người lao động
Kinh tế HTX đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và cũng góp phần phát triển sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay tại địa bàn;
từng bước tăng cường tính dân chủ trong quản lí tổ chức HTX và trong cả đời sống dân
cư địa bàn
HTX đã cùng với chính quyền địa phương tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn, các công trình phúc lợi công cộng như: giao thông, đường điện, kênh mương thủy
lợi, trường học, trạm y tế, nhà trẻ…
- Số lượng HTX tăng lên, hiệu quả hoạt đọng ngày càng được cải thiện
Ngành nghề kinh doanh của các HTX ngày càng đa dạng hơn, bộ máy quản lí của
HTX từng bước được hoàn thiện, nội dung hoạt động được mở rộng, khắc phục tốt hơn
một số yếu kém kinh tế hộ
- Tổ chức, quản lí HTX có những chuyển biến nhất định theo hướng tích cực,
bước đầu khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài, đưa HTX từng bước thoát khỏi tình trạng
yếu kém
Đã xuất hiện nhiều HTX mới hoạt động có hiệu quả về kinh tế và xã hội như HTX
trong làng nghề cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, bao tiêu sản phẩm, giải
quyết việc làm và thu nhập cho các hộ sản xuất ở làng nghề và một bộ phận dân cư trên
địa bàn; các HTX chuyên ngành chăn nuôi, thủy sản, HTX trong bệnh viện, HTX dịch vụ
vệ sinh môi trường…bước đầu tạo được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành, sự
tin tưởng của nhân dân
- Các HTX chuyên ngành, liên hiệp HTX mới được thành lập
Một số đơn vị HTX đã chú trọng mối liên kết trong nội bộ HTX, giữa HTX với
nhau và với các tổ chức kinh doanh khác. Đến nay đã xuất hiện một số mô hình liên hiệp
HTX nông nghiệp và mô hình liên kết giứa các HTX với các công ty, doanh nghiệp để
cung cấp dịch vụ hỗ trợ, giải quyết đầu vào và đầu ra cho hộ xã viên nhằm góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang sản xuất theo quy mô hàng hóa,
mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo khá hiệu quả
3. Hạn chế:
-Xã viên không tích cực làm ăn
-Nguồn vốn huy động quá nhỏ bé
-Không đáp ứng được nhu cầu thu mua, tiêu thụ nông sản phẩm hàng hóa cho bà
con nông dân
-Hoạt động của các HTX vẫn còn lúng túng trong xây dựng phương án và tổ chức
hoạt động, thiếu nhạy bén và năng động
-Ban chủ nhiệm HTX chưa được đào tạo, tập huấn trang bị những kiến thức chuyên
môn cần thiết, nhất là những kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường
-Thiếu ổn định, kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu
-Các cấp chính quyền có lúc, có nơi chưa quan tâm tới phát triển HTX, đặc biệt là
công tác thông tin, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ
-Nhiều HTX chưa phát huy được tính ưu việt của kinh tế tập thể, sức mạnh của kinh
tế HTX còn nhỏ bé, chưa đáp ưng được yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa của nông hộ

III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
CHUYỂN ĐỔI HTX NÔNG NGHIỆP
1. Định hướng
Nghị quyết Đại hội IV- Liên minh HTX Việt Nam, nhiệm kì 2010- 2015, đã xác
định những mục tiêu chung và các giải định hướng cơ bản sau:
1.1 Mục tiêu chung:
Khu vực HTX cần khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay, hoạt động hiệu quả
trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật; phát triển
đa dạng các HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút sự tham gia của đại bộ phận
nông dân, những người sản xuất nhỏ và đông đảo các tầng lớp xã hội; nâng cao hiệu quả
hoạt động, đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong từng HTX, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời
sống của các hộ xã viên, xã viên đồng thời nâng cao hiệu quả xã hôi của HTX thể hiện
trong tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các nhóm yếu thế, phát triển cơ sở hạ tầng,
nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đát nước; tăng
cường liên kết, hợp tác giữa các HTX cả về knh tế, xã hội và tổ chức; hình ảnh và vị thế
của khu vực HTX được nâng cao và khẳng định trong xã hội.
1.2 Định hướng:
- Thứ nhất, tập trung vào chú trọng củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của các HTX đã có, đảm bảo đúng quy định của luật HTX; hướng dẫn, giúp đỡ việc
củng cố các HTX yếu kém, tổ chức lại các HTX tồn tại hình thức, đồng thời phát triển
mới các HTX theo đúng luật HTX;
- Thứ hai, thu hút và phát triển xã viên trong các HTX, xác định thành viên là nền
tảng cho sự phát triển của HTX; củng cố mối quan hệ gắn kết về các mặt, trước hết là về
kinh tế giữa xã viên với các HTX, sự tham gia và trách nhiệm của xã viên đối với HTX;
khuyến khích xã viên sử dụng dịch vụ của HTX;
- Thứ ba, các HTX cần củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, vốn quỹ chung của
HTX, tập trung củng cố,mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh để trở thành những tổ
chức có tiềm lực kinh tế, có khả năng cạnh tranh, phát triển theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm công cụ để thực hiện
các mục tiêu xã hội;
- Thứ tư, củng cố đổi mới, phát triển hoạt động của HTX theo hướng tập trung,
đáp ứng các nhu cầu của thành viên và cộng đồng địa phương; HTX phải trở thành chỗ
dựa cho các thành viên, cung cấp tối đa các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của xã
viên;
- Thứ năm, xây dựng, tăng cường phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế giữa các
HTX trong cùng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực có quan hệ bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các HTX. Thành lập và mở rộng các liên hiệp HTX, liên đoàn HTX cấp
tỉnh, cấp vùng và liên vùng có tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh để hỗ trợ nông dân,
hộ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong các lĩnh vực ngành
nghề trong quá trình hội nhập và phát triển;
- Thứ sáu, tăng cường các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng của các HTX;
nâng cao vai trò của các HTX trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống thiên tai
dịch bệnh, tăng cường sức khỏe cộng đồng…
- Thứ bảy, xây dựng và khẳng định hình ảnh của HTX trong xã hôi như là tổ chức
kinh tế tự chủ, tự trợ giúp của các người dân hoạt động theo nguyên tắc HTX với trách
nhiệm xã hội và vì sự phát triển bền vững của công đồng
Ngoài ra ta còn có một số giải pháp sau:
 Phát triển kinh tế HTX trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế
hộ, đồng thời gắn với mục tiêu CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn;
 Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức hợp tác mà nòng cốt là HTX dựa trên
sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động,
những người sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần
kinh tế, không giới han quy mô về địa bàn và phương pháp lao động, theo góp vốn và
mật độ tham gia dịch vụ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
 Kinh tế hợp tác và HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích kinh
tế của các thành viên và lợi ích của cả tập thể. Đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các
thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển
công đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX phải dựa trên cơ sở quan điểm
toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội cả hiệu quả tập thể và của các thành viên;
 Trong quá trình phát triển kinh tế hợp tác và HTX Nhà nước cần phải đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế này. Vấn đề có tính chiến
lược hàng đầu là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế hợp tác và HTX có chất lượng, có
tinh thần cộng đồng cao, biết tin vào người lao động trong HTX, biết tiếp thu ý kiến và
nguyện vongj sâu xa của họ. Người quản lí phải luôn quan tâm và chuyển giao khoa học
công nghệ sản xuất, kinh doanh cho người lao động, biết vận động và thuyết phục xã viên
áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuât và công nghệ mới;
 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò quản lí của
Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và
HTX nông nghiệp. Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể trong quá
trình xây dựng và phát triển. Phát huy vai trò liên minh HTX Việt Nam của Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia
phát triển kinh tế tập thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công tác kiểm tra,
kiểm soát các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, quan liêu;
 Cùng với sự phát triển, hoàn thiện hợp tác hóa, HTX trong nông nghiệp
cần coi trọng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn: công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp,xây dựng, dịch vụ…
 Phát triển kinh tế theo phương châm: tích cực nhưng vững chắc, xuất phát
từ nhu cầu thực tế, đi từ thấp tới cao, đạt hiệu quả tích cực và sự phát triển của sản xuất,
tránh duy ý chí, nóng vội, gò ép, áp đặt, đồng thời không buông lỏng lãnh đạo để mặc cho
tình hình kinh tế tự phát, chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hợp tác
của nông dân;
 Phát huy vai trò của HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần;
 Phát triển HTX đa dạng về hình thức, quy mô, trình độ trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc HTX và thực trạng tình hình hợp tác hóa ở từng địa phương;
 Phát triển HTX trên cơ sở nghiên cứu và nhân rộng mô hình hoạt động tốt
và tôn trọng tính dặc thù của từng địa phương;
 Tăng cường sức mạnh của kinh tế HTX trên cơ sở phát huy nội lực của
HTX và mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, các cơ quan khoa học và chỉ
đạo sản xuất kinh doanh.
2. Giải pháp:
Sau khi có luật HTX 2003 ra đời thì chúng ta đều thấy mô hình phát triển kinh tế
hợp tác, HTX nông nghiệp đã có phần thông thoáng hơn và đã tiếp cận được với nền kinh
tế thị trường một cách trực tiếp. Nhưng qua phân tích thực trạng của các HTX nông
nghiệp ở nước ta con nhiều bất cập. Hơn nữa, qua những phương hướng đã đề ra, thực
hiện những phương hướng ấy thì chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
 Thứ nhất, cần đẩy mạnh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông hộ và trang trại sản
xuất hàng hóa;
 Thứ hai, mặc dù lợi nhuận không phải là mục tiêu cao nhất mà chỉ là một
phương tiện để HTX tồn tại, phát triển và từ đó mới hỗ trợ được thành viên trong các
hoạt động kinh tế của họ lâu dài, bền vững và ngày một tốt hơn nên việc đảm bảo lợi
nhuận cho HTX là một mục tiêu quan trọng;
 Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tổng kết rút kinh nghiệm,
nhân rộng các mô hình hợp tác có hiệu quả nhằm: giúp cho mọi người nắm được sự cần
thiết khách quan để phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển của
nền nông nghiệp hàng hóa, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế hợp tác;
 Thứ tư, xây dựng và lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với
từng lĩnh vực hoạt động, từng địa phương để có thể phát triển có hiệu quả thực sự của các
hình thức kinh tế hợp tác đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, CNH- HĐH
nông nghiệp nông thôn;
 Thứ năm, tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa HTX với các thành phần kinh
tế hợp tác, trước hết là kinh tế Nhà nước.HTX phải đóng vai trò người đại diện, là cầu nối
giữa kinh tế Nhà nước, triển khai chương trình dự án có liên quan đến kinh tế hộ ở địa
phương. Mặt khac, kinh tế hộ giúp các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng phạm vi hoạt
động nhằm phục vụ trực tiếp có hiệu quả đến Nhà nước, nhân dân, còn doanh nghiệp Nhà
nước tạo điều kiện cho HTX mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh;
 Thứ sáu, chính quyền địa phương có quyền, có trách nhiệm kiểm tra giám sát
trong việc tuân thủ pháp luật và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước. Nhưng tuyệt đối không được can thiệp vào công việc nội bộ của HTX, không làm
thay chức năng của HTX, song phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho HTX phát triển
theo luật;
 Thứ bảy, tăng cường hệ thống tổ chức quản lí Nhà nước đối với kinh tế HTX,
cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp trách nhiệm của các tổ chức xã
hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, liên minh HTX trong việc tuyên
truyền, vận động giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đều kiện thực
hiện nhu cầu của nhân dân từng địa phương;
 Thứ tám, Nhà nước cần có chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, chính
sách ruộng đất, chính sách khuyến nông, chính sách thị trường và các chính sách khác
nhằm hỗ trợ thúc đẩy, phát triển kinh tế hợp tác, HTX .
C. KẾT LUẬN

Hợp tác hóa nông nghiệp đang là một trong những vấn đề sôi đọng trong quá trình
phát triển kinh tế nông thôn hiện nay, là mối quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cơ quan
chỉ đạo phát triển kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chính những người nông dân.
Thực tế diễn biến phức tạp của phong trào hợp tác hóa ở Việt Nam trong thời gian qua
chứng tỏ rằng chỉ có trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của người dân , tích cực giúp đỡ
nông dân bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển (như tăng cường cơ
sở hạ tầng, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật…) mới có được các HTX đích thực và kinh tế nông thôn
mới được phát triển một cách ổn định, các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội mới dần dần được
giải quyết. Và đây là việc không thể làm ngày một ngày hai nên phải kiên trì, không thể
chủ quan, nóng vội và trông chờ vào sự cố gắng đơn lẻ của một ngành, một cấp nào đó.
Hợp tác hóa là cả một quá trình, không phải ngay sau khi HTX được thành lập, mọi
thứ sẽ ổn định ngay, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao, mọi vấn đề kinh tế, xã hội sẽ được
giải quyết…Mọi phát triển đều được đặt trong bối cảnh cụ thể nên tìm ra cách tiếp cận tốt
nhất, phải tìm ra bước đi và điều kiện đảm bảo cho các hoạt động hợp tác được thực hiện
tốt.
Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa làm nảy sinh các quan hệ hợp tác. Thực tế cho thấy
nhiều nước trên thế giới đã có phong trào hợp tác hóa từ lâu nhưng HTX chỉ làm chức
năng phục vụ cho sự phát triển kinh tế hộ, kinh tế HTX nông nghiệp chỉ phát triển khá
mạnh trong những năm gần đây khi kinh tế thị trường phát triển mạnh trong nông nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường ồ ạt như hiện nay đâu đâu cũng thấy mọc lên các công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân… liệu có ai đặt ra
câu hỏi rằng: đến khi nào đó mô hình kinh tế HTX hoàn toàn bị biến đổi hay thay thế
bằng mô hình kinh tế khác hay không? Bởi lẽ rằng ngay trước mắt kinh tế HTX đã mang
trong mình nó bao bất cập khó khăn: sự ràng buộc quá lớn giữa người với người gây ra
sự trì trệ, ỉ lại làm giảm tính năng động, mờ đi tính sáng tạo của con người dẫn đến sự
không thể thích nghi được với nền kinh tế thị trường quá sôi động, quá nhạy bén. Phải
chăng đến một lúc nào đó mô hình HTX sẽ bị lãng quên?
Lại có một vấn đề đặt ra trong thời đại mới, xu hướng toàn cầu hóa đưa các quốc
gia xích lại gần nhau theo hướng hợp tác, liên hợp hóa (tiêu biểu như tổ chức WTO,
ASEAN..) có như vậy thế giới mới phát triển ổn định trong hòa bình. Rõ ràng hợp tác hóa
là điều kiện không thể thiếu được trong việc phát triển lâu dài và ổn định. Từ đó chúng ta
lại càng khẳng định một điều: nền kinh tế Việt Nam_nền kinh tế đang trên đà phát triển
sẽ không xóa bỏ một cách triệt để mô hình HTX. Chủ nghĩa xã hội muốn phát triển dựa
trên sức mạnh cộng đồng hay chính là sức mạnh dân tộc. Chính vì vậy mô hình HTX kiểu
mới được sửa đổi để thích hợp với nền kinh tế Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai,
cho ngày mai và cả mai sau.

You might also like