You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


(Viện Quản trị Kinh doanh)

BÀI TẬP LỚN GIỮA KỲ


Đánh giá về các tập đoàn kinh tế nhà nước và
tập đoàn kinh tế tư nhân hiện nay tại Việt Nam

GV hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh


Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin
Sinh viên: Phạm Thị Phương Anh
Ngày sinh: 27/10/2003
Số thứ tự: 02
Lớp: QH E 2021 QTKD CLC 2

Hà Nội – Tháng 6/2022


MỤC LỤC

TÓM TẮT………………………………………………………………………………..3
Giới thiệu…………………………………………………………………………………3
CHƯƠNG I. Tập đoàn kinh tế nhà nước………………………………………………4
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước……………………………………………...4
2. Đặc trưng cơ bản của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam…………………....4
3. Kết quả hoạt động………………………………………………………………….5
4. Đánh giá chung về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam…………..…..6
4.1. Thuận lợi……………………………………………………………………………….6
4.2. Khó khăn………………………………………………………………………...……..6
4.3. Nguyên nhân…………………………………………………………….……..………7
5. Kiến nghị, giải pháp…………………………………………………….………….8
CHƯƠNG II. Tập đoàn kinh tế tư nhân……………………………..…………….…..9
1. Khái niệm……………………………………………………………..……………9
2. Đặc trưng tập đoàn kinh tế tư nhân..……………………………………………….9
3. Đánh giá…………………………………………………………………………..10
3.1. Thuận lợi……………………………………………………….………………..……11
3.2. Khó khăn và nguyên nhân………………………………………………………….12
4. Kiến nghị, giải pháp……………………………………………………...……….13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...16

2
TÓM TẮT
Kể từ năm 1986, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường đã mở ra một thành
phần kinh tế đầy tiềm năng là kinh tế tư nhân. Chỉ hơn 3 thập kỷ phát triển, kinh tế tư
nhân đã đứng ngang vai với kinh tế nhà nước. Theo như yêu cầu phát huy năng lực các
thành phần kinh tế để phát triển nền kinh tế theo chiều sâu, giúp làm tăng chất lượng và
năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói kinh tế tư nhân ra đời
song hành với kinh tế nhà nước rất phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa và con đường xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam. Kinh tế nhà nước với đại diện là các tập đoàn kinh tế nhà nước,
kinh tế tư nhân với sự hiện diện là các ông lớn của tập đoàn kinh tế tư nhân đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ có số lượng rất ít (12 tập
đoàn) nhưng chiếm gần 30% GDP toàn quốc, đóng vai trò là công cụ điều tiết nền kinh
tế, do nhà nước trực tiếp quản lý. Các tập đoàn kinh tế nhà nước thường tập trung vào các
sản phẩm quan trọng như điện, nước, xăng dầu, khoáng sản, cao su,.... Tập đoàn kinh tế
tư nhân tại Việt Nam phát triển chưa lâu nhưng đã chiếm tới 40% GDP, nhất là thời kỳ
hậu Covid 19, kinh tế tư nhân chính là “lực kéo” cho toàn nền kinh tế. Các tập đoàn kinh
tế tư nhân thường mở rộng ra nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dịch vụ, bất động sản,...
Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư của nhà nước cũng như những chính sách vẫn chưa
thực sự phù hợp cho đóng góp của từng loại hình kinh tế. Nếu như nói Chính phủ đang
chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, cổ phần hóa tập đoàn nhà nước để tạo điều kiện cho
tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển thì thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Như thế độc
quyền của các tập đoàn nhà nước, sự không bình đẳng trong tiếp cận tài nguyên của tập
đoàn tư nhân. Trong khi các tập đoàn kinh tế nhà nước còn chịu sự quản lý lỏng lẻo,
không minh bạch thông tin và hay xảy ra hiện tượng thua lỗ; các tập đoàn kinh tế tư nhân
lại phải đứng dưới hệ thống pháp luật cứng nhắc, môi trường kinh doanh không lành
mạnh. Trước bối cảnh như vậy, việc đáng giá đúng khả năng, tìm ra nguyên nhân và đề
xuất giải pháp là hết sức quan trọng. Hy vọng những kiến nghị, giải pháp được đưa ra sẽ
giúp các loại hình kinh tế phát huy đúng vai trò và tiềm năng của mình.

Giới thiệu
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện chính
xác chủ trương của Việt Nam. Đổi mới cơ chế hoạt động nói chung và đổi mới các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế giúp tăng lượng đóng góp cho GDP toàn quốc, giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả các thành phần kinh tế không những là ưu tiên hàng
đầu của Nhà nước mà cũng nhận được sự chú trọng của nhân dân. Việc chuyển đổi mô
hình từ các tổng công ty 90 và 91 sang tập đoàn, sự lớn mạnh của tập đoàn kinh tế tư
nhân được hi vọng sẽ trở thành nòng cốt cho nền kinh tế Việt Nam.

3
CHƯƠNG I. Tập đoàn kinh tế nhà nước

1. Khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước


Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và
hợp tác hoá sản xuất, khoa học công nghệ, ở các nước phát triển, nhiều doanh nghiệp đã
liên kết lại với nhau dần hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh với phạm vi hoạt động rộng từ rất lâu như: Chaebol (ở Hàn
Quốc), Keiretsu (ở Nhật Bản), Conglomerate (ở Phương Tây) được gọi là tập đoàn kinh
tế hay tập đoàn kinh doanh.
Ở Việt Nam, theo Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng chỉ đưa ra khái niệm
chung nhất về tập đoàn kinh tế, theo đó: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan
hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. ” Tiếp đó, trong
Luật doanh nghiệp cùng đề cập đến rằng: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là
một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập
theo quy định của Luật này. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và
các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập
đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định
của pháp luật." Vậy hình thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước khi và chỉ khi Nhà nước nắm
giữ trên 50% số vốn doanh nghiệp này.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp cận khái niệm Tập đoàn kinh tế
nhà nước theo nghị định 69 2014/NĐ-CP. Trong đó, “Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm
công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết; đáp ứng các
điều kiện tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này."
2. Đặc trưng cơ bản của Tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt Nam
Ở Việt Nam các tập đoàn kinh tế được thành lập trên cơ sở kế thừa và tổ chức lại
các Tổng công ty nhà nước có quy mô lớn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
trước đây (Tổng công ty 91), hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chủ chốt của đất nước
như: năng lượng, cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, viễn thông, dầu khí, dệt may...
Các Tập đoàn Kinh tế tại Việt Nam có các đặc điểm sau:
Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng
công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ.
Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các
thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc
kinh nghiệm quản lý, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (chuyển từ quan hệ hành
chính trong tổng công ty nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy mô và khả

4
năng tích tụ vốn của trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty trước
đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng
không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Bốn là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ. Nhà nước là chủ sở hữu
của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của
chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại tập đoàn kinh
tế nhà nước.
Năm là, quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo các
phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ: thông qua
thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ
báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh
giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ mô hình tổ chức của các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

3. Kết quả hoạt động


- Vốn chủ sở hữu: Báo cáo hợp nhất năm 2017 của các Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty nhà nước, Công ty mẹ - công ty con có Tổng vốn chủ sở hữu là 1.267.007
tỷ đồng.

5
- Tổng tài sản: Số liệu báo cáo hợp nhất năm 2019 về tổng tài sản của các Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ - công ty con (sau đây viết tắt là
tập đoàn, tổng công ty ) là 2.992.834 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2018.
- Nợ phải trả: Theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty năm 2018 có
tổng số nợ phải trả là 1.454.668 tỷ đồng, giảm 1% so với thực hiện năm 2017. Tuy
có giảm song con số này vẫn là rất lớn.
4. Đánh giá chung về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Kết quả đạt được Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp
số thu cho ngân sách nhà nước, đó thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc bảo
đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế
đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung cấp than cho cả nước; cung ứng nhu cầu
tiêu thụ điện của toàn xã hội, kinh doanh xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng,
sản xuất và cung ứng nhu cầu thép; thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua
lúa, gạo, cà phê cho người nông dân…
Các tập đoàn, tổng công ty đóng vai trò lớn trong bảo đảm ổn định xã hội, ngăn
ngừa sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, đầu tư các dự án phát triển
cơ sở hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội
khó khăn, hỗ trợ các địa phương nghèo.
4.1. Thuận lợi
Một số Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động hiệu quả, một phần là do có được những
ưu đãi về thể chế, chính sách rất lớn. Các tập đoàn, tổng công ty hiện nay đang nắm giữ
và chi phối quyền và cơ hội kinh doanh thông qua việc trực tiếp quản lý và sử dụng hệ
thống, mạng chuyền tải, phân phối điện, xăng dầu, viễn thông... Họ cũng trực tiếp tham
gia soạn thảo các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và trên thực tế đồng nhất với
chiến lược phát triển của tập đoàn, tổng công ty ; đồng thời cũng trực tiếp tổ chức thực
hiện.
Bên cạnh đó, được sự ưu đãi của Chính Phủ, tập đoàn kinh tế nhà nước cả quá trình
và lợi thế tích tụ, tập trung vốn ở quy mô lớn hơn và nhanh hơn, do vậy có cơ hội thực
hiện nhiều dự án, công trình mà một doanh nghiệp đơn là sẽ không thể thực hiện được vô
lượng vốn đòi hỏi quá lớn.
Tập đoàn kinh tế cũng cho phép khai thác tối đa, triệt để lợi thế của những tài sản
vô hình như nguồn nhân lực, tri thức công nghệ, thương hiệu, bản quyền, phát minh sáng
chế… Một trụ điểm quan trọng khác: Các doanh nghiệp trong tập đoàn dễ dàng chia sẻ
thông tin kinh doanh và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao.
4.2. Khó khăn
Trước hết và quan trọng nhất là khả năng thay đổi nhanh chóng từ các trong của các
tập đoàn rất hạn chế trước những biến động lớn ở tầm vĩ mô nền kinh tế. Quan hệ và

6
nhiều liên kết nên việc chuyển đổi thích ứng nhanh với sự thay đổi và thích nghi thường
mất thời gian, thậm chí là không thể thực hiện dẫn tới sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế.
Với quy mô lớn, các quan hệ đan xen lẫn nhau, việc quản lý trong tập đoàn cũng
khá phức tạp và kém linh hoạt. Một sự thay đổi nhỏ trong công tác quản lý tập đoàn cũng
dẫn đến tác động dây chuyền trong tất cả các doanh nghiệp thành viên. Trong khi đó,
không phải bất kỳ sự thay đổi nào về quản lý cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế ngay tức
khắc. Do đó, tác động ngược của sự thay đổi đó có thể dẫn đến thiệt hại không nhỏ về
mặt kinh tế.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các
yêu cầu về an toàn tài chính, tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh
không hiệu quả.
- Hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đa số các TP hiện nay đầu tư ngoài ngành trận lan,
không mang lại hiệu quả.
- Một số tập đoàn kinh doanh thua lỗ kéo dài nhiều năm liền tiếp, trong đó điển hình
là EVN.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước
chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước nắm
trong tay vốn chủ sở hữu của nhà nước lên đến 700.000 tỷ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân
sách hàng năm của quốc gia, song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư
của nhà nước.
- Hàng loạt sai phạm lớn ở các tập đoàn dẫn đến thua lỗ phá sản (Vinashin).
4.3. Nguyên nhân
Pháp luật còn lỏng lẻo
Hiện nay hành lang pháp lý riêng cho tập đoàn cũng khá sơ sài, về cơ bản chưa
được điều chỉnh ở tầm luật, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý một cách đầy đủ cho hoạt động
của tập đoàn.
Vấn đề minh bạch thông tin
Minh bạch thông tin là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Điều này càng đặc
biệt quan trọng hơn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hầu như có rất ít thông
tin chính xác về tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được công
khai.
Chính tình trạng tù mù về thông tin đó giúp các tập đoàn che đậy sức khỏe tài chính
của mình, và một khi sự việc vỡ lở thì người dân mới được biết đến những sai phạm lớn
với số nợ khổng lồ. Đơn cử như Vinashin, năm 2009 thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng, nhiều
hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chính của Tập đoàn (theo đó, doanh nghiệp chi lỗ gần
1.700 tỷ đồng), và đến năm 2017 thực lỗ đó tăng lên đến hơn 8.600 tỷ đồng.

7
Không kiểm soát được độc quyền
Các tập đoàn được hưởng lợi thế độc quyền đặc biệt, nên hiệu quả hoạt động lẽ ra
phải rất khả quan, nhưng chúng ta chưa xây dựng được những tiêu chí để đánh giá chính
xác hiệu quả của các tập đoàn. Phần nào do vị thế độc quyền đưa lại, phần nào do tài
nguyên và các ưu đội đưa lại, nhất là trong điều kiện tập đoàn thực hiện cả những nhiệm
vụ xã hội mà chưa lược hóa được chi phí bù đắp. Do đó, tạo ra cách đánh giá khác nhau
về hiệu quả thực chất của tập đoàn và tạo cớ để biện minh vào những yếu kém.
Bộ máy quản trị, điều hành của nhiều tập đoàn, tổng công ty còn nhiều hạn chế;
chậm thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trưởng và xu
thế hội nhập. Việc kinh doanh thua lỗ ở EVN, Vinashin, Vinalines,... một phần là do quản
trị yếu kém, lạm quyền và tham nhũng.
5. Kiến nghị, giải pháp
Trên cơ sở thực trạng phân tích về mô hình và thực trạng hoạt động của các tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, tác giả mạnh dạn đề xuất các kiến nghị nhằm tăng
cường hiệu quả hoạt động của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, Cụ thể:
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, quản lý, giám sát của
chủ sở hữu nhà nước cùng với chương trình tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước. Cần
ban hành các quy định về việc đầu tư vốn nhà nước và quy trình kiểm soát vốn nhà nước
khi đầu tư vào các doanh nghiệp con hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác.
Thứ hai, minh bạch hóa thông tin. Chính phủ nên buộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty nhà nước phải công bố thông tin như những doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán, dùng những các có liên quan tới doanh nghiệp như các nhà đầu tư,
nhà cung ứng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh để giám sát doanh nghiệp nhà nước)
Thứ ba, gắn trách nhiệm của người đứng đầu Tập đoàn kinh tế nhà nước với hiệu
quả kinh doanh của Tập đoàn kinh tế. Ban hành các chế tài đảm bảo trách nhiệm của
người đứng đầu Tập đoàn kinh tế nhà nước với nguồn vốn, tải sản của Tập đoàn. Các chế
tài này cần ban hành và đưa vào luật hình sự chính thức, đảm bảo tính thực thi như người
đứng đầu các doanh nghiệp quy định trong luật.
Thứ tư, Chính phủ nên tổng kết toàn diện việc thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước,
qua đó đánh giá đúng cả những mặt tích cực và cả những hạn chế để xã hội có cách nhìn
khách quan, không vì khuyết điểm của một vài tập đoàn mà phủ nhận tất cả những thành
tích đó đạt được. Dựa trên kết quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, lựa chọn các
thành công làm kinh nghiệm để xây dựng các mô hình tổ chức, giám sát và thực hiện
trình Quốc Hội, đảm bảo các chính sách ban hành hỗ trợ các Tập đoàn kinh tế phát triển,
đồng thời hạn chế các rủi ro và tham nhũng trong quá trình hoạt động.
Thứ năm, chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại các Tập đoàn kinh tế đang
quản lý bởi các Bộ ngành, dẫn đến tình trạng lạm quyền và bao che khuyết điểm, thiếu

8
kiểm soát và minh bạch. Chính phủ nên điều chỉnh chuyển các Tập đoàn kinh tế dưới sự
quản lý trực tiếp của Chính Phủ. Quốc hội thực hiện giám sát các Tập đoàn kinh tế nhà
nước, đôn đốc Chính phủ thực hiện nghiêm các yêu cầu sau giám sát, tăng cường sử dụng
công cụ kiểm toán để nâng cao hiệu quả giám sát.

CHƯƠNG II. Tập đoàn kinh tế tư nhân

1. Khái niệm
Tại phần đánh giá các tập đoàn kinh tế tư nhân, tác giả sử dụng khái niệm theo Điều
149 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng chỉ đưa ra khái niệm chung nhất về tập đoàn kinh tế,
theo đó: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ
phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. ”
Hiện nay, trong số 800.000 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các tập đoàn và
doanh nghiệp thuộc Nhà nước chỉ chiếm con số rất ít, chỉ khoảng 2%, 98% còn lại là các
doanh nghiệp khu vực tư nhân. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã phát triển thành các
tập đoàn lớn, sánh vai cùng các tập đoàn tầm cỡ quốc tế như Vingroup, Hóa Phát, Thaco,
FPT, FLC, Vinamilk,… và có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tính đến thời
điểm hiện tại, có khoảng 29 doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có giá trị vốn hóa trên
thị trường chứng khoán vượt con số 1 tỷ USD, có 6 tỷ phú tham gia vào câu lạc bộ tỷ phú
thế giới năm 2021.
2. Đặc trưng tập đoàn kinh tế tư nhân
Thứ nhất, các tập đoàn kinh tế thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi
hoạt động. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đoàn luôn luôn
nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh.
Vì vậy, khi đó hình thành tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phát triển nhanh hơn, tài
sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó, tổng tài sản trong toàn tập đoàn
cũng khá lớn.
Các tập đoàn kinh tế trên thưởng chiếm phần lớn thị phần trong những hệ mặt hàng
chủ đạo của tập đoàn đỏ và vì vậy có doanh thu rất cao. Về lao động, các tập đoàn thường
thu hút một số lượng rất lớn lao động. Ở Việt nam là chiếm tới 85% tổng số lao động.
Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của tập đoàn kinh tế đa dạng. Hoạt động trong nhiều
ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các
tập đoàn kinh tế. Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trọng
hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản
xuất, hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng
dụng về khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều.

9
Thứ ba, cơ cấu tổ chức. Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp
lý của một quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế.
Bởi lẽ, các tập đoàn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai hoặc
một số doanh nghiệp hình thành một tập đoàn theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương.
Do vậy, cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế thường đa dạng, phụ thuộc vào nguyên
tắc tự nguyện hoặc hiệp thương.
Thứ tư, sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn
trong tập đoàn là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân và
vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc
của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thông thường ở hai cấp độ: Cấp độ thấp
hay cũng gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công ty"con", công ty "cháu"... là
của từng công ty. Cấp độ cao hay cũng gọi là liên kết cứng là công ty "mẹ" tham gia đầu
tư vào các công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty TNHH một
thành viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ" chiếm trên 50% vốn điều
lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công ty "con","cháu" là công ty cổ
phần). Trên thực tế, không một tập đoàn kinh tế nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo
một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công
ty "mẹ" và công ty "con", "cháu".
3. Đánh giá
Theo IFC và Ngân hàng thế giới thực hiện về đánh giá các doanh nghiệp tư nhân tại
Việt Nam (CPSD), thuế thu nhập cá nhân tại các tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam là
34,1%, cao hơn 27,7% của các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy doanh nghiệp tư nhân có
vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc nội và trở thành mũi nhọn
trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Trong báo cáo “2 năm thực hiện nghị quyết trung ương 5, khóa XII về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Kinh tế tư nhân thể hiện sự vượt trội so với kinh tế nhà nước.

10
Đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân gấp 1,5 lần kinh tế Nhà nước và tiếp tục
tăng trong khi đóng góp của kinh tế nhà nước có xu hướng giảm.

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội


Kinh tế tư nhân trong những năm 2017-2018 đã thể hiện sự đúng đắn của nghị
quyết trung ương 5. Khi số vốn đầu tư vượt cả hai loại hình kinh tế còn lại. Trong đó có
sự góp mặt không nhỏ của những tập đoàn tư nhân dẫn đầu.
3.1. Thuận lợi
Thứ nhất, các tập đoàn tư nhân Việt Nam đang phát triển trong một thị trường đầy
tiềm năng. Kể từ năm 1986 khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, cởi bỏ thế độc quyền Nhà nước và mở rộng cánh cửa cho tư nhân, một khu
vực thị trường hoàn toàn mới tại Việt Nam với rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tư
nhân khai phá. Các doanh nghiệp tư nhân đã tận dụng cơ hội này để nắm lấy những thị
trường vốn nằm trong tay nhà nước như thực phẩm, cơ khí, bất động sản,... Một môi
trường kinh doanh mới mẻ, ít đối thủ cạnh tranh cùng với sự khuyến khích của Chính
phủ, Việt Nam trở thành một nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và đầu tư.
Theo số liệu thống kê, nước ta có mật độ doanh nghiệp thấp, chỉ 8 doanh nghiệp trên
1000 dân và chỉ 2% trong số đó thuộc loại lớn.
Hơn nữa, Việt Nam còn là một quốc gia có nguồn cung lao động trẻ và giá rẻ, rất
phù hợp với yêu cầu nhân công của các tập đoàn tư nhân lớn. Qua thời gian phát triển,
trình độ công nhân ngày càng được nâng cao và cải thiện rõ rệt.
Thứ hai, Nhà nước đang có nhiều chính sách để phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Ở Việt Nam hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp lên tới 40% GDP, chiếm đến
30% ngân sách nhà nước và cũng tạo ra công việc cho 85% người lao động trên thị
trường, áp đảo hai loại hình kinh tế nhà nước và FDI. Vì vậy, phát triển kinh tế tư nhân
đặc biệt là phát triển vai trò của các tập đoàn tư nhân lớn được xem là ưu tiên của Nhà
nước trong thời buổi hiện nay. Tiêu biểu là các chính sách thuế cho doanh nghiệp tư nhân

11
và chính sách tín dụng nhằm giải quyết các khó khăn tài chính cho kinh tế tư nhân trong
quá trình mở rộng. Đặc biệt Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 2017 đã khẳng định vai trò
quan trọng của kinh tế tư nhân trong thúc đẩy nền kinh tế.
Thứ ba, những đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân
đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đóng góp cho sự tăng trưởng nền
kinh tế nước nhà, giúp Chính phủ cùng giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Bên cạnh đó,
không thể không nhắc tới sự đồng hành của các tập đoàn kinh tế tư nhân khi cùng Chính
phủ và nhân dân cả nước vượt qua các khó khăn thiên tai, dịch bệnh. Tiêu biểu trong
công cuộc phòng chống Covid 19, Vingroup chi 500 tỷ đồng tặng Nhà nước để mua vắc
xin, HDBank tài trợ 60 tỷ đồng mua vắc xin,...
Các hạng mục trước đây chỉ Nhà nước mới có thể xây dựng nay đã có sự tham gia
của các tập đoàn tư nhân như: xây dựng sân bay, cảng biển quốc tế lên tới hàng triệu
USD, tham gia sản xuất ô tô (Vingroup), ngành hàng không (Vietjet, FLC),...
Không thể không nói đến những chiếc ô tô "Made in Vietnam" đầu tiên đã trở thành
niềm tự hào của nhân dân cả nước. Lĩnh vực sản xuất ô tô là khát vọng bao năm qua của
Nhà nước vẫn chưa làm được, nay đã được hiện thực hoá trong tay các tập đoàn tư nhân
là Thaco, Vinfast. Thậm chí, ô tô Việt Nam đã lăn bánh trên nhiều thị trường thế giới và
đạt được nhiều thành tựu và kỷ lục như: xây dựng nhà xưởng sản xuất chỉ trong 21 tháng,
đưa ra xe mẫu chỉ trong 11 tháng và chỉ tốn 2 năm để tiến hành thương mại hoá sản
phẩm. Có thể nói các tập đoàn kinh tế tư nhân với tính chất năng động của mình đã phát
triển tiềm năng của đất nước và đưa vị thế của Việt Nam cao hơn trên thị trường quốc tế.
Tập đoàn kinh tế tư nhân cũng đã khởi công xây dựng các công trình quan trọng của
đất nước như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Hạ Long,
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, và hiện nay, Sungroup đang đầu tư xây dựng cao tốc Vân
Đồn - Móng Cái. Trong đó, sân bay Vân Đồn hân hạnh nhận danh hiệu "Sân bay mới
hàng đầu Châu Á 2019" khi được hoàn thành trong 2 năm - nhanh nhất Việt Nam.
3.2. Khó khăn và nguyên nhân
Kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh và sự phát triển của các tập đoàn kinh tế
lớn đã trở thành "con sếu đầu đàn" dẫn dắt cho những đổi mới sáng tạo của cả đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những điều thuận lợi cho sự phát triển, các tập đoàn tư nhân tại Việt
Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Thứ nhất, các rào cản liên quan đến khuôn khổ pháp luật. Để thực hiện phát triển
nền kinh tế thị trường, Việt Nam nhiều lần điều chỉnh chính sách từ các đạo luật đến bộ
luật Đầu tư, Thương mại, Doanh nghiệp để các doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn.
Nhưng đến nay, các thay đổi vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho phù hợp với thị trường.
Nhà nước vẫn tiếp tục lắng nghe và cải cách nhưng những văn bản đưa ra tuy nhiều về số
lượng mà chất lượng lại không đảm bảo, nguyên nhân có thể do nhà nước còn thiếu cơ

12
quan kiểm soát chất lượng đầu ra cho các văn bản pháp luật. Doanh nghiệp sẽ bị nhiều
thiệt hại nếu thời gian chờ đợi sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp quá lâu. Những luật
đã được đưa vào thực hiện được đánh giá quá cứng nhắc, mang tính khuôn phép, áp dụng
để xử lý các phát sinh mà chưa chú trọng đến giải pháp thị trường.
Báo cáo Việt Nam 2035 đến từ Ngân hàng thế giới kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho rằng, trở ngại pháp lý là trở ngại lớn nhất trong môi trường phát triển của kinh tế
tư nhân Việt Nam, đặc biệt các tập đoàn lớn, phạm vi hoạt động rộng càng gặp nhiều trở
ngại về vấn đề pháp luật. Còn nhiều điều khoản luật thiếu nhất quán, lập lờ, chưa đi sâu
vào thực tế khiến các cơ quan thừa cơ lợi dụng để "hành" doanh nghiệp và các doanh
nghiệp chịu thiệt thòi để được giải quyết.
Thứ hai, rào cản về môi trường đầu tư, kinh doanh. Nói đến môi trường kinh doanh
không thể không nhắc đến nỗ lực nhiều năm của Việt Nam nhưng vẫn chưa thể đạt điểm
Môi trường kinh doanh ASEAN 4. Có thể thấy môi trường vẫn chưa thực sự đảm bảo
cạnh tranh công bằng lành mạnh. Nhiều địa phương có tình trạng ưu tiên doanh nghiệp
nước ngoài hơn doanh nghiệp trong nước để nhanh chóng tiến tới công nghiệp hoá. Môi
trường không bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Các tài nguyên thường
được đổ dồn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, đặc biệt một số tập đoàn về điện nước
định giá chưa theo cơ chế thị trường, sử dụng thế độc quyền của mình chèn ép tập đoàn
tư nhân. Như vậy, các tập đoàn kinh tế tư nhân đang phải hoạt động trong môi trường
chịu sự cạnh tranh với cả kinh tế nhà nước và kinh tế FDI.
Thứ ba, những sai lầm của tập đoàn tư nhân gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Bên cạnh những yếu tố đến từ bên ngoài, ngay trong nội tại các tập đoàn kinh tế tư nhân
vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng. Ngày 29/03, chủ tịch Hội đồng quản trị FLC bị bắt vì cáo
buộc thao túng thị trường chứng khoán gây chao đảo chứng khoán Việt Nam, móc túi
hàng trăm nghìn người. Tập đoàn Masan cũng từng dính nhiều tai tiếng về chất lượng sản
phẩm. Với tầm ảnh hưởng và vị trí của mình với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp lại lợi
dụng vị thế đó cho những phi vụ lừa đảo và dễ dàng khiến hàng triệu người trở thành nạn
nhân.
4. Kiến nghị, giải pháp
Thứ nhất, cần chính sách phù hợp với các tập đoàn tư nhân lớn của nước nhà. Một
chính sách đúng đắn sẽ đóng vai trò là ngọn đường dẫn đường, thể hiện định hướng của
nhà nước trong điều tiết nền kinh tế, tạo động lực cho các tập đoàn kinh tế tư nhân phát
huy hết thế mạnh của mình. Chính sách đưa ra không chỉ để hỗ trợ các tập đoàn đã lớn
mạnh sẵn như FPT, Vin mà còn để thúc đẩy hình thành tập đoàn nhỏ hơn cùng phát triển.
Cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước cũng là một giải pháp phù hợp trong thời buổi kinh tế
thị trường ngày nay. Như cổ phần hoá Viettel hay VNPT, và tiến ra thị trường quốc tế
phát hành cổ phiếu trong chứng khoán. Từ đó, kinh tế hình thành mô hình tăng trưởng

13
kinh tế các - bon thấp do tư nhân dẫn dắt, tạo đà cho mục tiêu Việt Nam trở thành quốc
gia thu nhập cao vào năm 2045.
Thứ hai, xây dựng sân chơi lành mạnh, công bằng cho mọi doanh nghiệp, tập đoàn.
Cần chấm dứt ngay những bất công, phân biệt đối xử. Trong nền kinh tế thị trường, mọi
thành phần kinh tế đều có địa vị như nhau, vì vậy nhà nước cần có biện pháp chấm dứt
tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Chính vì vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
để tạo cơ hội cho tư nhân tham gia sẽ đảm bảo yêu cầu đó.
Chính phủ cần tiếp tục các cải cách sao cho thực tế và phù hợp, các tập đoàn lớn cần
được có ưu đãi về thuế, tài nguyên (vốn, đất đai) như các tập đoàn Nhà nước và FDI để
tạo ra cạnh tranh công bằng. Chỉ có sự phát triển của nội lực mới là yếu tố then chốt cho
sự phát triển của 1 quốc gia.
Thứ ba, bản thân các tập đoàn kinh tế tư nhân, với tư cách là những nhà tiên phong,
trong thời buổi toàn cầu hóa cần tích cực và chủ động hơn. Việt Nam là một quốc gia
đang phát triển, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển bằng nhiều nước, đó là
thiệt thòi khi các tập đoàn muốn vươn tầm ra thế giới. Vì vậy, các tập đoàn cần chủ động
tiếp cận công nghệ cao nước ngoài và áp dụng vào đất nước mình, sử dụng khoa học
công nghệ để nâng cao năng suất, trình độ, cải thiện chất lượng sản phẩm để tăng khả
năng cạnh tranh. Tập đoàn tư nhân cũng nên phối hợp cùng nhà nước xây dựng cơ sở vật
chất. Đất nước chúng ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá và cũng có nhiều công trình
chưa được sử dụng hợp lý, vì vậy cần có sự phối hợp thực tế từ các ông lớn của nền kinh
tế để giúp nhà nước phát triển hạ tầng, tạo thuận lợi cho kinh tế đi lên.
Phù hợp với dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt
Nam cần tìm ra hướng đi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế Việt Nam.

14
KẾT LUẬN
Các tập đoàn kinh tế sau khi hình thành và đi vào hoạt động, cho tới nay đã khẳng
định vai trò chủ chốt của mình. Các tập đoàn không những năng động tích cực mà còn
đóng vai trò là cánh chim đầu đàn trong phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên bởi
cách thức tổ chức quản lý còn yếu kém nên bộc lộ ra nhiều thiếu sót ở các tập đoàn kinh
tế nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng để nhà nước phải gánh khoản nợ
lớn, thậm chí còn lợi dụng quyền hạn để tăng giá bất hợp lý. Trong khi đó, tập đoàn kinh
tế tư nhân phát triển bền vững hơn, xoá bỏ những cái nhìn thấp kém trước đây để nhận
được sự công nhận của cả đất nước. Nhưng từ đó cũng thấy được sự phân bổ nguồn lực
bất hợp lý khiến tập đoàn kinh tế tư nhân chưa phát huy được hết tiềm năng của mình.
Chính phủ muốn nền kinh tế ngày càng lớn mạnh cần phải ý thức được nhưng bất cập
trong tổ chức quản lý để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống luật pháp phù
hợp cho các tập đoàn.
Kết quả phân tích của bài tập cũng đã chỉ ra tồn tại và khó khăn trong các mô hình
tập đoàn hiện nay và nguyên nhân trong đó. Hy vọng những chủ trương, chính sách đã
được ban hành sẽ đi vào hoạt động một cách hiệu quả để các tập đoàn yên tâm phát triển.
Cùng với đó, việc minh bạch hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động theo các nghị quyết đã
đưa ra là một hướng đi thực sự hiệu quả. Đất nước ta cần thẳng thắn nhìn ra những thiếu
sót, nhân dân cần chung sức đồng lòng mới sớm ngày đưa Việt Nam trở thành cường
quốc năm châu.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Đạo (2019), Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam - thực
trạng và định hướng phát triển.
Link truy cập: Document Viewer (vnu.edu.vn)
2. Nguyễn Bá Duy (2021), Quản trị an ninh kinh tế các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước: nghiên cứu đối với tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Link truy cập: Document Viewer (vnu.edu.vn)
3. VietNam Finance (2019), So sánh khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước: Ai
đang là chủ đạo?
Link truy cập: So sánh khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước: Ai đang là
chủ đạo? (vietnamfinance.vn)
4. Tạp chí Tài chính (2022), Thực trạng và giải pháp phát triển thành phần kinh tế tư
nhân.
Link truy cập: Thực trạng và giải pháp phát triển thành phần kinh tế tư nhân
(tapchitaichinh.vn)
5. Diễn đàn Doanh nghiệp (2022), Phát triển kinh tế tư nhân là chính sách chấn hưng
dân tộc.
Link truy cập: Phát triển kinh tế tư nhân phải là chính sách chấn hưng dân tộc |
DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT (diendandoanhnghiep.vn)
6. Phạm Văn Dũng - Trần Đức Hiệp (2022), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Kết quả check đạo văn

16

You might also like