You are on page 1of 8

Trang chủ › Danh mục khoá học › NEU EBOOK KINH TẾ ĐẦU TƯ › TỔNG HỢP ĐỀ CUỐI KỲ › ĐỀ SỐ 7

Câu 1:

Quan điểm: “Vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Vốn nước ngoài giữ vai trò quan
trọng”. Chứng minh quan điểm trên. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Click để xem đáp án.

Ẩn Giải thích

Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư,
các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của
xã hội. Vốn trong nước có vai trò quyết định, bởi lẽ nó chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước.
• Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát
triển kinh tế
• Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng cho việc thay đổi cơ cấu kinh tế, cân bằng thị
trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều
• Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc giữa các vùng
miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển một cách bền vững
• Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa
nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
• Nguồn vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt một trình độ nhất định, tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính hiệu quả, nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài, tạo nền tảng vững chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế
• Sự lớn mạnh, ổn định nguồn lực vốn trong nước giúp hạn chế những mặt tiêu cực của nguồn lực nước
ngoài tới nền kinh tế, đồng thời tạo dựng một khung xương vững chắc cho nền kinh tế, chống lại những biến
động từ thị trường kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Ở nước ta, bên
cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn
quan trọng. Điều này được thể nghiệm trên các vai trò cơ bản sau:
• Một là: Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Đối với các nước nghèo
và kém phát triển, nguồn vốn trong nước huy động được chỉ đáp ứng hơn 50% tổng số vốn yêu cầu. Vì thế gần
50% số vốn còn lại phải được huy động từ bên ngoài. Đó là lý do chúng ta phải tích cực thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài ( bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI…)
• Hai là: Đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế giới. Điều này
giúp đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ cung cấp có chất lượng và cho phép sản xuất các sản phẩm đáp
ứng tiêu chuẩn quốc tế - là cơ sở tạo nên sự bứt phá trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
trên thị trương quốc tế
• Ba là: Con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, cũng
như bảo đảm các nghĩa vụ vay và trả nợ nhờ vào việc tăng cường được năng lực xuất khẩu
• Bốn là: Có vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.

Liên hệ thực tiễn Việt Nam


Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê:
Năm 2013, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 ước tính đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước
và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm
37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.
Năm 2014, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so
với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn
và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%;
vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%.
Năm 2015, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng,
chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm
38,7% và tăng 13%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng
19,9%.
Qua đó, có thể thấy rằng, nguồn vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn nước ngoài trong cơ
cấu nguồn vốn đầu tư của nước ta.

Click để xem đáp án.

Câu 2:
Hiểu như thế nào về nguyên tắc trong quản lý hoạt động đầu tư: “Nguyên tắc kết hợp
hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư” . Biện pháp tối ưu các lợi ích đó.

Click để xem đáp án.

Ẩn Giải thích

Khái niệm:
Đầu tư tạo ra lợi ích. Có nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá
nhân, lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt và lâu dài. Thực tiễn hoạt động kinh tế cho thấy, lợi ích kinh tế
là động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinnh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau,
vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn . Do đó, kết hợp hài hoà lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động
kinh tế nói ching, đầu tư nói riêng sẽ tạo động lực và những điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững
chắc.

Biểu hiện của nguyên tắc:


-Trên giác độ nền kinh tế, sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng phát triển KT-
XH, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao động.
-Trong hoạt động đầu tư, kết hơp hài hoà các lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích xã hội mà đại diện là Nhà
nước với lợi ích của cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan tư
vấn, thiết kế dịch vụ đầu tư và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được bảo đảm thực hiện bằng các chính sách
của Nhà nước, sự thoả thuận qua hợp đồng giữa các đối tượng trong quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị
trường thông qua đấu thầu theo luật định.
-Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, lợi ích giữa Nhà nước và các
thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau. Lợi ích của Nhà nước và xã hội bị xâm phạm. Do vậy, nhà nước cần
có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn tiêu cực.

Liên hệ:
Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là
Nhà nước với lợi ích của cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích và chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan
thiết kế, tư vấn, dịch vụ và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được bảo đảm bằng các chính sách của Nhà nước,
sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông
qua theo đấu thầu nhất định.
Trong gói kích cầu chống suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua của chính phủ, các chính sách của chính
phủ đưa ra trong việc quản lí hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, đã quan tâm đến lợi
ích của nhiều nhóm đối tượng, cụ thể là lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều nguy cơ phá sản
trong khủng hoảng thông qua gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất cho DN vừa và nhỏ; chính sách xây nhà ở cho
người có thu nhập thấp… Các chính sách này cũng nhằm tới mục tiêu tạo việc làm cho người lao động, tăng
trưởng kinh tế để nâng cao mức phúc lợi xã hội cho người dân.
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, giữa lợi ích của Nhà nước và
các thành viên tham gia có xảy ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng
ngày và nếu xử lý không khéo có thể gây ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động
lành mạnh của các tổ chức và của toàn bộ xã hội.

Giải pháp:
- Phải rà soát lại tất cả các chính sách như vậy và sửa đổi bãi bỏ. Chúng ta chưa có các quy định rõ ràng, các
thủ tục minh bạch về tránh mâu thuẫn lợi ích. Các tổ chức cũng chưa chú ý đến vấn đề này nên cũng không có
các quy định rõ ràng. Thậm chí việc lợi dụng chức, quyền, thông tin để mưu lợi riêng là rất phổ biến đốt với các
quan chức mọi cấp ở nước ta nhuận nhiều vụ việc đã được báo chí nêu ra và vô vàn vụ không được nhắc tới,
gây bất bình trong nhân dân, ảnh hường xấu đến sự phát triển của đất nước.
- Để mọi người, mọi tổ chức hiểu kỹ hơn về mâu thuẫn lợi ích, để các tổ chức có quy chế tránh mâu thuẫn lợi ích
của mình, để Nhà nước có luật, chính sách, các quy chế, thủ tục rõ ràng nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích là những
việc làm thiết thực trong công cuộc chống tham nhũng, tăng niềm tin, phát triển kinh tế và xã hội.

Click để xem đáp án.

Câu 3:

Trình bày tác động tích cực của vốn ODA đến sự phát triển kinh tế. Liên hệ Việt Nam.

Click để xem đáp án.

Ẩn Giải thích

Tác động tích cực của nguồn vốn ODA đến Việt Nam:
+ Giúp tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực:

Thông qua các dự án ODA, nước ta có thể nâng cao trình độ KHCN và trình độ nhân lực của mình bằng
những hoạt động của các nhà tài trợ.
Tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập
của đông đảo người dân.
Các nhà đầu tư trong nước và người dân có thể được cọ xát, rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh
nghiệm, kĩ năng giúp nâng cao trình độ bản than
+ Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Bằng những khoản đầu tư hay cho vay k hoàn lại của mình, các nước đầu tư đã góp phần vào việc bổ
sung ngân sách nhà nước. Tạo đkiện cho việc đầu tư phát triển kinh tế xh
Nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế- xh của nước ta. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự
thành công của một số chường trình quốc gia có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển,
tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em..

VD: ODA đầu tư các dự án giáo dục như dự án: “ Tăng cường khả năng sãn sàng đi học cho trẻ mầm non”- Dự
án ODA đầu tiên dành cho sự phát triển mầm non…
+ Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Các dự án ODA mà các nhà tài trợ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế kĩ
thuật, phát triển nhân lực… tạo điều kiện cân đối giữa các ngành trong cả nước.

Ví dụ: Rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng, giao thông lớn trên cả nước đều xây dựng trên nguồn vốn ODA như: Cầu
Bãi Cháy( Quảng Ninh), hầm Kin Liên( HN), cầu Thanh Trì
+ Mở rộng đầu tư phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp FDI.

Khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến
dòng vốn đầu tư trực tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ nhìn gương
các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư của mình, kết quả tổng đầu tư trực
tiếp và xã hội tăng lên.

+ Thiết lập và cải thiện các mối quan hệ quốc tế.

Hiện nay nước ta đang nhận được nguồn vốn ODA từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.Việc đầu tư
này đã giúp cho mối quan hệ ngoại giao của nước ta và nước đầu tư trở nên than mật hơn, gắn bó hơn.

VD: Nhật Bản tiếp tục tài trợ 40,946 tỷ JPY vốn ODA cho Dự án của Việt Nam
+ ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư và phát triển

Trong sự nghiệp công nghệ hóa - hiện đại hóa đất nước của các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng, phải đòi hỏi một lượ ng vốn đầu tư vô cùng lớn, mà nếu chỉ huy động vốn trong nướ c thì
không thể đủ, vì thế việc nhận sự hỗ trợ từ ODA là vô cùng cần thiết.

VD: Sau 20 năm, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ Việt Nam khoản vốn ODA lên tới gần 80 tỉ
USD. Khoản tiền này được ví như chất xúc tác góp phần làm thay đổi bộ mặt nhà nước

Ôn thi nhàn Kết quả cao TRANG CHỦ KHOÁ HỌC KÍCH HOẠT
Ôn thi nhàn, Kết quả cao TRANG CHỦ KHOÁ HỌC KÍCH HOẠT
Click để xem đáp án.

Câu 4: Bảng câu hỏi

Có số liệu về các dự án như sau: 4/4 Câu 0/4 Câu


đúng sai

Mục tiêu Các nguồn lực khan hiếm 1 2 3 4

Tên dự án Tăng NNVA Tăng số việc làm Vốn đầu tư Lao động kỹ thuật
(1000$) (người) (1000$) (người)
A 4800 840 2400 180
B 3600 960 3600 240
C 6000 720 4800 120

Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của từng dự án và chọn dự án tốt nhất . Biết rằng:
+ Trọng số tầm quan trọng của tăng NNVA là 0,6
+ Trọng số tầm quan trọng của vốn đầu tư là 0,8

Click để xem đáp án.

Ẩn Giải thích

Có: a1 = 0,6 => a2 = 0,4; b1 = 0,8 => b2 = 0,2;


Có: U1 = 6000; U2 = 960; R1 = 4800; R2 = 240.
Xác định mức độ đáp ứng tương đối các mục tiêu của dự án và mức độ đáp ứng tương đối nguồn lực của dự
án: Thoát
u i k = U i k ­ / Ui r j k = Rj k / R j
Mục tiêu Các nguồn lực khan hiếm
Tên dự
án Tăng NNVA Tăng số việc làm Vốn đầu tư Lao động kỹ thuật

A 0,8 0,875 0,5 0,75


B 0,6 1,0 0,75 1,0
C 1,0 0,75 1,0 0,5

Xác định lợi ích tương đối của các dự án (uk) và nguồn lực sử dụng tương đối của các dự án (rk).
uk = Tổng ai.uik rk = Tổng bj.rjk
Chỉ tiêu/Dự án A B C
Lợi ích tương đối uk 0,83 0,76 0,9
Nguồn lực sd tương đối rk 0,55 0,8 0,9

Xác định chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của các dự án và ra quyết định:
EA = uA/rA = 0,83/0,55 = 1,509.
EB = uB/rB = 0,76/0,8 = 0,95
EA = uC/rC = 0,9/0,9 = 1
 Vậy chọn dự án A.

Click để xem đáp án.

THÔNG TIN TIỆN ÍCH CHÍNH SÁCH HỢP TÁC & LIÊN KẾT TẢI APP

Email: info@onthisinhvien.com Trang chủ Những câu hỏi thường gặp Shopee UEH, UEL

Hotline: 02473 010 929 Khóa học Bộ quy tắc hành xử của mentor Shopee NEU
và học viên trên otsv
Giờ làm việc: 8h00 - 11h30, 14h - 17h30 Tuyển dụng Shopee VPP
Chính sách chung
Đề thi Shopee TMU, HVTC
Chính sách bảo mật thông tin
Tin tức Shopee HUCE
Hướng dẫn kích hoạt khóa học Kết nối với chúng
Xem bản
đồ lớn Chính sách hoàn trả học phí tôi
hơn

Dữ liệu bản đồ
Vi phạm chính sách
©2023

Địa chỉ: Số 69, ngõ 40 Tạ Quang Bửu, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

@2013 - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Koolsoft


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0106353044, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

You might also like