You are on page 1of 6

1.

Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Việt Nam
gần đây.
- Khái niệm tctd là gì?
là tất cả các sáng kiến, biện pháp để cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức
(thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận
tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài
chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín
dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ
người tiêu dùng.
- Sự cần thiết ở đây có thể hiểu là vai trò của tctd , khi search vai trò sẽ nhiều tài
liệu hơn
 Vai trò của tài chính toàn diện:
- Thứ nhất, tài chính toàn diện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng
cường khả năng huy động các khoản tiết kiệm và đầu tư để phát triển sản
xuất, cụ thể, Johnson và Nino-Lazarawa (2009) đã chỉ ra rằng tài chính
toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua huy động tiết
kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Việc huy động tiết kiệm tạo điều
kiện cho các đối tượng bị loại trừ trong hệ thống tài chính chính thức có
thể tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ giảm nghèo để đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất và cải thiện phúc lợi.
- Thứ hai, tài chính toàn diện góp phần hạn chế thông tin tài chính bất đối
xứng, giảm chi phí giao dịch ký kết hợp đồng. Các chính sách tài chính
toàn diện hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo
và tăng trưởng kinh tế nhanh (Levine, 2005).
- Thứ ba, tài chính toàn diện còn góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo và tăng phúc lợi cho người nghèo được tiếp cận các sản phẩm,
dịch vụ tài chính như tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kiều hối
và bảo hiểm, sẽ giúp người nghèo tăng khả năng tích lũy tài sản, chống
chịu trước những cú sốc kinh tế, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn
việc làm, cải thiện thu nhập thông qua các khoản tín dụng tiếp cận được.
Demirguc-kunt và cộng sự (2008) nhận thấy rằng tiếp cận tài chính
không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn thúc đẩy giảm nghèo cũng như
giảm bất bình đẳng thu nhập và cải thiện phúc lợi.
- Thứ tư, ngoài lợi ích về mặt tiết kiệm thu nhập an toàn và cơ hội vay vốn
lớn hơn, tài chính toàn diện cũng mang lại nhiều kết quả tích cực như hạn
chế lao động trẻ em và tăng năng suất nông nghiệp (Robinson, 2001).
Collins (2009) đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa khả năng tiếp cận
dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng và sự cải thiện phúc lợi và
thu nhập cho người nghèo tại Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi.
- Cuối cùng, tài chính toàn diện còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
thông qua tạo giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ, đem lại tác động lớn cho
việc cải thiện các chỉ số phát triển con người như y tế, dinh dưỡng, giáo
dục và đẩy lùi bất bình đẳng, nghèo đói (Obstfield, 1994). Không chỉ thế,
tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương
trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân
hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ
đó quản lý xã hội tốt hơn, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của
toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên.
- Xu hướng phát triển tctd :
+ Trên thế giới:
. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được định nghĩa là những lộ
trình/kế hoạch được xác định và đồng thuận ở cấp quốc gia mà các bên
liên quan cùng theo đuổi để đạt được những mục tiêu của tài chính toàn
diện. Đến nay, trên toàn thế giới đã có hơn 80 quốc gia đã và đang triển
khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Các quốc gia theo đuổi mục
tiêu tài chính toàn diện đều đưa ra nhiều giải pháp áp dụng những đổi
mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tập trung vào việc giảm
chi phí, an toàn và thuận tiện, nhờ đó nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ
tài chính cho người dân, đặc biệt là những người từ trước đến nay chưa
được các ngân hàng phục vụ. Kết quả triển khai thực hiện tài chính toàn
diện ở những quốc gia này được ghi nhận đã đóng góp lớn vào xóa đói,
giảm nghèo, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp,
hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền
vững
. Thành công nhất có thể kể đến những quốc gia như Colombia, Brazil ở
Nam Mỹ, Tanzania, Kenya ở châu Phi hay Ấn Độ, Malaysia ở châu Á.
Trong số đó, Malaysia đạt được một mức độ cao nhất về tài chính toàn
diện, với 96% người trưởng thành có tài khoản tính đến cuối năm 2019,
và nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu phổ cập tiếp cận các dịch vụ tài chính
vào năm 2020.
. Kinh nghiệm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện ở các quốc gia
trên thế giới cũng như tổng kết các tài liệu nghiên cứu quốc tế về tài
chính toàn diện cho thấy, việc thiết kế và thực hiện hiệu quả một chiến
lược quốc gia về tài chính toàn diện thường dựa trên 6 trụ cột chính là:
- Số liệu và các báo cáo đánh giá thực trạng: nội dung và những ưu tiên
của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ được xác định dựa trên
phân tích số liệu và các báo cáo thực trạng, gồm cả bên cầu và bên cung.

- Các mục tiêu tổng quát và cụ thể: trên cơ sở các dữ liệu tài chính toàn
diện sẵn có, có thể đưa ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được và khả thi,
đồng thời các nhà quản lý cần có khả năng kiểm soát được quá trình thực
hiện.

- Lãnh đạo và phối hợp: một cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành là hết
sức cần thiết và quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và thực thi
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Sự phối hợp có thể được thực thi
thông qua việc thành lập một cơ quan quản lý/cơ quan điều phối cấp quốc
gia được trao quyền và có nguồn lực rõ ràng.

- Xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: thực hiện soạn thảo
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trên cơ sở tham vấn tất cả các bên
liên quan để bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của cả khu vực Chính
phủ và khu vực tư nhân.

- Thực thi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: các giải pháp và sáng
kiến cần được sắp xếp thứ tự ưu tiên cũng như sự phân định vai trò và
trách nhiệm cho mỗi tổ chức thực hiện.

- Giám sát và đánh giá: đây là bước rất quan trọng để bảo đảm rằng việc
thực thi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đi theo đúng hướng và có
thể điều chỉnh các chính sách, các biện pháp khác nhau theo nhu cầu thực
tiễn.

+ Ở VN ( VN có cả chiến lược QG về tctd) – thêm thực trạng


* Ở Việt Nam, khái niệm tài chính toàn diện còn khá mới mẻ. Tuy nhiên,
các nội dung của tài chính toàn diện đã và đang được Chính phủ đặt
thành những ưu tiên và triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Các
quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp trong các chiến lược phát
triển lớn của Việt Nam như các Chiến lược phát triển kinh - tế xã hội
từng giai đoạn, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020
đều hướng tới việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân
dân; Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ
các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; Thực hiện có hiệu quả hơn chính
sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; Có chính sách và các giải
pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức
sống giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất
lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh
xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn
thương trong nền kinh tế thị trường.
* Chính phủ cũng xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng
đến những đối tượng của tài chính toàn diện ở Việt Nam. Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ) đến nay
đã thực hiện được 3 giai đoạn với đối tượng của chương trình là người
nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ
nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối
tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt); Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) đã được triển
khai thực hiện ở giai đoạn 2; Nhiều chính sách tín dụng cho học sinh,
sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở những vũng khó khăn; Các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa…
* Việt Nam cũng đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp các
hoạt động thuộc phạm vi của tài chính toàn diện. Chính sách hỗ trợ tín
dụng phát triển nông nghiệp nông thôn được triển khai từ năm 2010 (còn
gọi là Nghị định 41/2010/NĐ-CP) và đang được sửa đổi bổ sung để thực
hiện phù hợp với tình hình mới. Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành được thực hiện
từ 2006 và đến nay đang chuẩn bị triển khai cho giai đoạn thứ 3 (2016-
2020)
* Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát
triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020. Và gần đây
nhất, tháng 9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1726/ QĐ-
TTg phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho
nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các
dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức
chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và
doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt
động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững.
* Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một chiến
lược quốc gia về tài chính toàn diện làm cơ sở để triển khai một cách
đồng bộ và có hiệu quả các trụ cột của tài chính toàn diện trong thời gian
tới. Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực vào xây dựng, hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý; Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ; Đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính; Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu
dùng và giáo dục tài chính; Quan tâm, ưu tiên đối với các đối tượng dễ bị
tổn thương (các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, người nghèo nông
thôn, phụ nữ…) nhằm hỗ trợ, giúp các đối tượng này tiếp cận tốt hơn,
hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính, ngân hàng; Xây dựng cơ chế điều
phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn
diện hiệu quả (các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị -
xã hội, khu vực tư nhân…). Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng
7 năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 20120,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được giao làm cơ quan đầu mối chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, điều phối chung về tài chính toàn
diện tại Việt Nam. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ
chức liên quan để tuyên truyền, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về
tài chính toàn diện ở Việt Nam; Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức
quốc tế, nhà tài trợ để tận dụng nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ
chức này để giúp Việt Nam xây dựng và triển khai tài chính toàn diện; Rà
soát và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cần thiết trong hệ thống nhằm
tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động và cung cấp
nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực vùng xa, vùng
sâu, khó khăn.

Link:
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/sm/chitiet/inbaiviet?
dDocName=SBV455229&_afrLoop=42099686066934466#%40%3F_afrLoop
%3D42099686066934466%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName
%3DSBV455229%26leftWidth%3D0%2525%26pageTemplate%3D
%252Foracle%252Fwebcenter%252Fsiteresources%252FscopedMD
%252Fs8bba98ff_4cbb_40b8_beee_296c916a23ed%252FsiteTemplate
%252Fgsreb7f299f_0d88_4514_a092_22e830e01a86%252FTemplate.jspx
%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader
%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dvrwi674pw_30
http://khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/09/So-luoc-tai-
chinh-toan-dien.pdf

https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/04.2021/system/archivedate/023956ed_B%C3%A0i%20c
%E1%BB%A7a%20T%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB
%8B%20Nh%C6%B0%20Qu%E1%BB%B3nh.pdf

You might also like