You are on page 1of 169

Đồng tác giả

PGS.TS. NGUYỄN KIM ANH


PGS.TS. NGÔ VĂN THỨ
TS. LÊ THANH TÂM
ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO


TẠI VIỆT NAM - KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 1
Bản quyền
Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
(MFWG) với sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Kim Anh làm
trưởng nhóm tác giả nghiên cứu, và nguồn hỗ trợ tài chính của Qũy Citi – Ngân hàng Citi.
Sự đóng góp này là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của Báo cáo nghiên
cứu. Các ý kiến trong Nghiên cứu này mang tính chất độc lập và không nhất thiết phản ánh
quan điểm của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG). Bản báo cáo nghiên
cứu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG).
Việc sao chép một phần hoặc tái bản Bản báo cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có
sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG)
trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.
Ngân hàng Citi
Citi, công ty cung cấp các dịch vụ tài chính hành đầu thế giới, có khoảng 200 triệu tài khoản
khách hàng và kinh doanh tại hơn 140 quốc gia. Thông qua các bộ phận kinh doanh, gồm
Citicorp and Citi Holdings, Citi cung cấp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, các chính phủ
và tổ chức rất nhiều các dịch vụ và sản phẩm tài chính, trong đó có dịch vụ ngân hàng và
tín dụng cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và đầu tư, chứng khoán và môi giới,
và quản lý tài sản. Thông tin đầy đủ về Citi có tại trang web www.citigroup.com hoặc www.
citi.com.
Quỹ Citi
Quỹ Citi tập trung những khoản tài trợ của mình để hỗ trợ 3 lĩnh vực chính: giáo dục tài
chính, giáo dục cho thế hệ trẻ, hỗ trợ cộng đồng và doanh nhân. Citi là một trong những
nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho ngành tài chính vi mô thông qua việc tài trợ 40 triệu đô la
Mỹ nhằm hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô và các tổ chức ở trên 50 quốc gia. Riêng ở
khu vực châu Á, từ năm 1997, Quỹ Citi cam kết tài trợ trên 13 triệu đô la Mỹ cho các chương
trình có liên quan đến tài chính vi mô. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web www.
citigroupfoundation.org
Nhóm Công tác Tài Chính Vi Mô Việt Nam
Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (MFWG) được thành lập như một diễn đàn dành
cho các nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó
khăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói của ngành đến với các nhà làm chính sách. Ra đời
năm 2004, với tư cách là một tổ chức trực thuộc Trung tâm Nguồn các Tổ chức Phi chính
phủ - VUFO, MFWG đã đưa ra một chính sách “mở” đối với tất cả các cá nhân và tổ chức
quan tâm tới ngành tài chính vi mô tại Việt Nam. Tháng 09 năm 2011, MFWG đã chính thức
trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)
theo Quyết định số 238/QĐ-CTHH của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày
5/9/2011 về việc thành lập Trung tâm tư vấn nguồn lực tài chính vi mô doanh nghiệp nhỏ và
vừa (tiền thân là Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam). Để biết thêm thông tin xin truy
cập trang web: www.microfinance.vn
Đồng tác giả
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
PGS.TS. Ngô Văn Thứ
TS. Lê Thanh Tâm
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

NGHIÊN CỨU

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO


TẠI VIỆT NAM - KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ


Hà Nội, năm 2011
LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua hơn 25 năm đổi mới, toàn diện đất nước, với đường
lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và
xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó,
có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động tài chính vi
mô, với sự tham gia tích cực của các tổ chức, chương trình tài
chính vi mô trên khắp mọi miền đất nước. Thông qua việc trợ
giúp người nghèo và những nhóm người bị thiệt thòi, các hoạt
động tài chính vi mô đã giúp họ vượt qua khó khăn, thách
thức để không ngừng vươn lên phát triển kinh tế gia đình và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Thực tế đã
chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã
hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên khắp
các châu lục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam.
Việt Nam đã xác định ba vấn đề cốt lõi để đảm bảo con đường
phát triển bền vững của đất nước là: Tăng trưởng cao về kinh
tế gắn với công bằng xã hội; Xóa đói giảm nghèo và Bảo vệ môi
trường. Với mục tiêu này, hoạt động tài chính vi mô của Việt
Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc tăng
cường hỗ trợ tài chính thông qua việc từng bước đáp ứng nhu
cầu về nguồn vốn vay và các dịch vụ tài chính để phát triển
kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các hộ gia đình thu
nhập thấp. Hoạt động tài chính vi mô ngày càng thể hiện được
vai trò của mình trong xã hội. Ở một nền kinh tế mà phần lớn
dân số có nhiều khó khăn về kinh tế với mức thu nhập thấp,
thực sự cần hỗ trợ, đặc biệt từ các chương trình, tổ chức tài
chính quy mô nhỏ để tạo thu nhập và cải thiện cuộc sống. Có
thể khẳng định, hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam trong
hai thập kỷ qua đã và đang có những đóng góp nhất định vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia, tuy hoạt động
này chưa phát huy hết tiềm năng và tầm ảnh hưởng của nó đối
với xã hội nói chung và các tầng lớp dân cư nghèo nói riêng.
Hoạt động tài chính vi mô đã và đang có tác động tích cực tới
việc tạo thu nhập và gây dựng tài sản của những người nghèo
và nghèo nhất, những người không có đủ điều kiện tiếp cận
nguồn vốn vay chính thức. Được các tổ chức tài chính vi mô
hỗ trợ vốn vay và trang bị kiến thức về sản xuất, kinh doanh,
vị trí của họ trong xã hội từng bước được cải thiện. Trên thực
tế, khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi
mô thuộc các phân đoạn khác nhau. Vì vậy, mức độ tác động
đến giảm nghèo cũng khác nhau và mức sống chung cũng đã
và đang được tăng lên bởi nhiều nhân tố tác động khác nhau.
Hiện nay ngành tài chính vi mô Việt Nam đang bắt đầu phát
triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, hướng tới sự phát triển
bền vững. Một số tổ chức và chương trình tài chính vi mô
bán chính thức đang trải qua quá trình đổi mới quan trọng
để có thể mở rộng hoạt động, nâng cao kỹ năng quản lý, giảm
chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng để đạt được sự phát triển lành mạnh và
bền vững với mục tiêu tiếp tục đóng góp vào công cuộc giảm
nghèo và phát triển nền kinh tế.
Mặc dù hoạt động tài chính vi mô đã phần nào được ghi nhận
như là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần tích cực
cho công tác giảm nghèo nhưng cho đến nay Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào đánh giá tác động của tài chính vi mô trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo, đổi mới đất nước. Xuất phát
từ đặc trưng của thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam và
các tổ chức tham gia trên thị trường tài chính vi mô trong thời
gian qua, nhằm làm rõ hơn những đóng góp quan trọng của
hoạt động tài chính vi mô trong công cuộc đổi mới đất nước
và phát triển kinh tế, trên cơ sở thực tiễn hoạt động tài chính
vi mô ở Việt Nam, đề tài. “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại
Việt Nam: Kiểm định và so sánh”, đã được lựa chọn để nghiên
cứu. Với sự tham gia của một số nhà nghiên cứu, chuyên gia
giàu kinh nghiệm và am hiểu về hoạt động tài chính vi mô
thuộc Học viện Ngân hàng và Trường đại học Kinh tế quốc
dân, cùng với sự phối hợp của Nhóm Công tác Tài chính vi
mô Việt Nam (MFWG) và nguồn tài trợ của Quỹ Citi, sau quá
trình nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo
chuyên đề..., bằng phương pháp phân tích, thu thập thông tin
thứ cấp và thông tin trực tiếp từ khách hàng của các tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (bao gồm các tổ chức tài
chính vi mô; Quỹ Tín dụng nhân dân; Ngân hàng Chính sách
xã hội), nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài mà kết quả
được thể hiện trong cuốn sách này nhằm tập trung cung cấp
thông tin về hoạt động tài chính vi mô Việt Nam; Tác động của
tài chính vi mô đối với giảm nghèo ở Việt Nam thông qua kết
quả kiểm định và so sánh trên cơ sở đó đã đưa ra một số đánh
giá và khuyến nghị khi nhìn lại qua trình hình thành, phát
triển và những đóng góp của tài chính vi mô Việt Nam trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo; đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô
Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
Chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần tăng
cường hiểu biết về hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam với
tư cách là một trong những công cụ hữu hiệu trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo, phát triển đất nước. Có thể, những nội
dung được thể hiện trong cuốn sách này không thể tránh khỏi
hạn chế và thiếu sót nhất định do thời gian và quy mô của
nghiên cứu có hạn, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý
kiến góp ý của quý vị độc giả.

Thay mặt nhóm tác giả


PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhóm Công tác
Tài chính vi mô Việt Nam đã tạo điều kiện để báo cáo được
thực hiện, cũng như cung cấp các dữ liệu và sự trợ giúp quan
trọng. Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Citi đã
khuyến khích và tài trợ cho đề tài nghiên cứu này.
Nhóm tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ
chức gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Tổ chức Tài chính
quy mô nhỏ Tình Thương (TYM), Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát
triển kinh tế Tiền Giang (MOM), Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương đã hỗ
trợ số liệu thứ cấp cũng như tạo điều kiện cần thiết cho nhóm
nghiên cứu thực tiễn khảo sát, điều tra sơ cấp. Đặc biệt, xin
chân thành cảm ơn chi nhánh NHNN và chi nhánh NHC-
SXH, các Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở, khách hàng tài chính
vi mô tại hai tỉnh Hải Dương và Tiền Giang đã dành nhiều
thời gian cũng như công sức giúp chúng tôi hoàn thành công
việc điều tra đạt hiệu quả cao nhất.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các thành viên của Trung
tâm xử lý dữ liệu kinh tế xã hội và dự báo - Đại học Kinh tế
Quốc dân đã hỗ trợ công tác thu thập và xử lý dữ liệu điều tra
thứ cấp - sơ cấp
Lời cảm ơn chân thành cũng xin được gửi tới các nhà quản
lý, nghiên cứu, tư vấn, các nhà thực hành đã đóng góp cho
dự thảo báo cáo tại hội thảo về tài chính vi mô, và các phản
biện đọc nghiên cứu này. Các ý kiến hữu ích đã được đưa ra
để đóng góp cho nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thiện nội
dung.
Các ý kiến trong nghiên cứu này mang tính chất độc lập và
không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nhóm Công tác Tài
chính vi mô Việt Nam và Quỹ Citi

Nhóm tác giả


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HỘP
1. TỔNG KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................14
2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ...............................................18
2.1. Lý do và mục đích thực hiện nghiên cứu .............................18
2.2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................19
2.3. Mẫu điều tra và phương pháp thực hiện .............................20
2.4. Khung phân tích và các giả thuyết để kiểm định ..............21
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................23
3.1. Tổng quan về ngành tài chính vi mô Việt Nam cho khách
hàng thu nhập thấp/nghèo ....................................................23
3.1.1.Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách giảm nghèo...23
3.1.2.Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chính trên phân
đoạn thị trường khách hàng thu nhập thấp ...........................24
3.1.3.Môi trường hoạt động của tài chính vi mô Việt Nam .......26
3.1.4.Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam ...............31
3.1.5.Một số kết quả hoạt động tài chính vi mô cho khách hàng
nghèo/thu nhập thấp ............................................................32
3.2. Kết quả phân tích số liệu điều tra sơ cấp ............................36
3.2.1.Thông tin chung về khách hàng .........................................36
3.2.2.Thông tin về các khoản vay .................................................42
3.2.3.Đánh giá về hiệu quả/tác động của tài chính vi mô đến
kinh tế đời sống của khách hàng ...........................................51
3.2.4. Đánh giá về các hiệu quả/tác động khác của tổ chức .......69
3.2.5. Mong muốn và nhận định của khách hàng về tổ chức ......75
4. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................77
4.1. Đối với các tổ chức cung cấp tài chính vi mô ......................77
4.1.1.Đa dạng hóa sản phẩm tài chính .......................................77
4.1.2.Kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài chính ......79
4.1.3.Phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiểu các điểm
yếu ............................................................................................79
4.1.4.Chuyển đổi và chính thức hóa hoạt động là cơ hội tốt cho
tổ chức tài chính vi mô ..........................................................81
4.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước .......................................83
4.2.1.Quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ .......83
4.2.2.Kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo, nâng
cao năng lực lớn và các chương trình tạo việc làm đa dạng.83
5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................84
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................86
7. PHỤ LỤC ........................................................................................88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á


AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt nam
CTTKBD: Công ty tiết kiệm bưu điện
HSSV: Học sinh - Sinh viên
LHPN: Liên hiệp Phụ nữ
MFWG: Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
MOM: Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế Tiền Giang
(Mekong Organization of Microfinance)
NGO: Tổ chức phi chính phủ
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHNg: Ngân hàng người nghèo
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
PAR: Danh mục rủi do
QTDND: Quỹ Tín dụng nhân dân
QTDNDCS: Quỹ tín dụng nhân dân Cơ sở
QTDNDTW: Quỹ tính dụng nhân dân Trung ương
ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TBXH: Thương binh xã hội
TCCU TCVM: Tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô
TCTC: Tổ chức tài chính

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 13
TCTCVM: Tổ chức tài chính vi mô
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCVM: Tài chính vi mô
TYM: Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ TYM một thành
viên Tình Thương
UN Women: Tổ chức Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc
VHLSS: Điều tra tiêu cuhẩn mức sống của hộ gia đình Việt
Nam ( Vietnam Household Living Standard Survey)
WB: Ngân hàng Thế giới
WWU: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

14 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, HỘP

I. BẢNG:
Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra theo tỉnh ...........................9
Bảng 3.1: Tổng thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của các hộ trong năm
2010 ..........................................................................................................22
Bảng 3.2: Thông tin về việc cung ứng tín dụng vi mô ở Việt Nam ...23
Bảng 3.3: Ước tính số hộ tiết kiệm nông thôn ở Việt Nam (2009-2010)
................................................................................................................... 24
Bảng 3.4: Huy động tiết kiệm của một số TCTCVM tiêu biểu tại
31/12/2010 ...............................................................................................24
Bảng 3.5: Phân chia khách hàng vay vốn theo giới tính ................... 27
Bảng 3.6: Trình độ học vấn của khách hàng vay vốn .........................28
Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn ...30
Bảng 3.8: Phân chia đối tượng khách hàng hộ nghèo/ không nghèo
theo tỉnh ...................................................................................................31
Bảng 3.9: Tổng số nhân khẩu và số nhân khẩu trong tuổi lao động ..33
Bảng 3.10: Phân loại khách hàng theo thời gian tham gia tổ chức ...33
Bảng 3.11: Số lượng khách hàng tham gia các sản phẩm dịch vụ ....34
Bảng 3.12: Độ tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng vi mô
....................................................................................................................36
Bảng 3.13: Tổng giá trị vay và lãi suất trung bình của các khoản vay..36
Bảng 3.14: Mục đích sử dụng vốn vay .................................................38
Bảng 3.15: Hình thức trả gốc của các khoản vay ................................40

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 15
Bảng 3.16: Hình thức trả lãi của các khoản vay ..................................40
Bảng 3.17: Hình thức vay vốn ................................................................41
Bảng 3.18: Nguồn trả nợ của các khoản vay ........................................43
Bảng 3.19: Có/ Không khó khăn khi trả nợ? .......................................43
Bảng 3.20: Số lượng khách hàng vay ở nơi khác .................................44
Bảng 3.21: Lãi suất (%/ tháng) khi vay ở nơi khác ..............................45
Bảng 3.22: Ý kiến của khách hàng NHCSXH xếp hạng hoạt động
mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức .............46
Bảng 3.23: Ý kiến của khách hàng QTDND xếp hạng hoạt động mang
lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức ........................47
Bảng 3.24: Ý kiến của khách hàng TCVM xếp hạng hoạt động mang
lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức .........................48
Bảng 3.25: Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp (%) vào tổng thu nhập của các
hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức ......................................49
Bảng 3.26: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức .50
Bảng 3.27: Đánh giá về chi tiêu trước và sau khi tham gia tổ chức ...51
Bảng 3.28: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức .52
Bảng 3.29: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau
khi tham gia tổ chức ...............................................................................53
Bảng 3.30: Đánh giá về mức sống của gia đình so với hàng xóm/ dân
làng trước khi tham gia tổ chức và hiện nay .......................................55
Bảng 3.31: Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước khi
có các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM ..............................................57
Bảng 3.32: Sự thay đổi cuộc sống chung trong vòng 5 năm và 10 năm
qua ........................................................................................................... 58

16 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.33: So sánh sự thay đổi về mức sống của gia đình với mức sống
chung trong địa phương .........................................................................59
Bảng 3.34: Tác động của việc tham gia tổ chức đối với mức sống gia
đình ......................................................................................................... 61
Bảng 3.35: Tổng tài sản của gia đình trước khi tham gia dự án và hiện
nay (triệu đồng)...................................................................................... 62
Bảng 3.36: Điều quan trọng nhất địa phương cô/chị đã đạt được trong
thời gian qua .......................................................................................... 65
Bảng 3.37: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng. 66
Bảng 3.38: Các lợi ích cụ thể khi tham gia tổ chức ............................68
Bảng 3.39: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức ................72

II. HÌNH, HỘP


Hình 2.1: Khung kiểm định tác động của tài chính vi mô đến kinh tế - xã
hội khách hàng ................................................................................................ 11
Hình 3.1: Các đơn vị cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam ..............13
Hình 3.2: Các TCTCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010
......................................................................................................... 14
Hình 3.3: Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập
thấp .......................................................................................................... 15
Hình 3.4: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay..21
Hình 3.5: Phân chia khách hàng theo giới tính .................................28
Hình 3.6: Phân chia khách hàng theo trình độ học vấn ....................29
Hình 3.7: Phân chia khách hàng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ..
................................................................................................................. 30

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 17
Hình 3.8: Tỷ lệ khách hàng là hộ nghèo trong danh sách nghèo tại địa
phương .................................................................................................... 31
Hình 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo tỉnh ....................................32
Hình 3.10: Tỷ lệ của từng mục đích vay trên tổng các khoản vay và
tổng giá trị vay ....................................................................................... 39
Hình 3.11: Phân chia khách hàng có khó khăn khi trả nợ theo từng tổ
chức ......................................................................................................... 44
Hình 3.12: Đánh giá về thu nhập của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức .................................................................................... 51
Hình 3.13: Đánh giá về chi tiêu của khách hàng trước và sau khi tham
gia tổ chức .............................................................................................. 52
Hình 3.14: Đánh giá về tiết kiệm của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức .................................................................................... 53
Hình 3.15: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh của khách
hàng trước và sau khi tham gia tổ chức ...............................................54
Hình 3.16: Sự thay đổi mức sống của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức .................................................................................... 56
Hình 3.17: Tỷ lệ hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2008 so
với 2001 ................................................................................................... 58
Hình 3.18: Tác động của việc tham gia tổ chức tín dụng đối với mức
sống gia đình .......................................................................................... 61
Hình 3.19: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng..67
Hình 3.20: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức ................73
Hình 3.21: Khách hàng có muốn tiếp tục vay không? .......................74

18 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
HỘP:
Hộp 3.1: Một số nội dung trong Đề án xây dựng và phát triển hệ
thống tài chính vi mô Việt Nam đến năm 2020 .................................20
Hộp 3.2: Khách hàng tài chính vi mô với câu chuyện thoát nghèo ...63
Hộp 3.3: Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi (CMA) nhằm vinh
danh các khách hàng, cán bộ tín dụng và tổ chức tài chính vi mô tiêu
biểu giai đoạn 2007-2011 ..................................................................... 69
Hộp 4.1: TYM sau chính thức hóa hoạt động: Cơ hội và thách thức..81

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 19
1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tài chính vi mô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công cuộc giảm nghèo đói và phát triển
xã hội tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự phát triển
mạnh mẽ của tài chính vi mô về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung
ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và tiết kiệm trong những năm
qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và
công cuộc giảm nghèo. Nhà nước và Chính phủ đã có những động thái
hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi
mô và lĩnh vực xử lý dữ liệu thuộc Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh
tế Quốc dân, và Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam đã thực
hiện nghiên cứu. “Tài chính vi mô với giảm nghèo Việt Nam: Kiểm
định và so sánh’’. Nhằm kiểm định 5 giả thuyết (H) về tác động của tài
chính vi mô đến giảm nghèo và nâng cao mức sống như sau:
(H1) Tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của
khách hàng;
(H2) Tài chính vi mô giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội;
(H3) Khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM thuộc các
phân đoạn khác nhau, vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác
nhau;
(H4) Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do
nhiều nhân tố tác động khác nhau;
(H5) Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô có mức độ hài lòng
về dịch vụ cao hơn các tổ chức khác.
Kết luận thông qua nghiên cứu số liệu thực tế và điều tra sơ cấp 971
khách hàng tài chính vi mô tại 2 tỉnh Tiền Giang và Hải Dương là: tất
cả các giả thuyết trên đều đúng. Cụ thể như sau:

20 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
• Mặc dù đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo và
phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nguy cơ giảm
nghèo chưa bền vững. Một trong những trở ngại lớn là thiếu các
dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực nông thôn.
• Ba tổ chức chính cung cấp tài chính vi mô cho đối tượng khách hàng
thu nhập thấp là: Các tổ chức tài chính vi mô, NHCSXH, hệ thống
Quỹ Tín dụng nhân dân. Trong đó, các TCTCVM và NHCSXH tập
trung nhiều hơn vào đối tượng khách hàng nghèo. Tính đến cuối
năm 2010, thị phần tín dụng của TCTCVM là 0,8% theo dư nợ và
4,4% theo số lượng khách hàng. NHCSXH là đơn vị có thị phần tín
dụng lớn nhất (46,5% dư nợ và 59,6% khách hàng). Hoạt động tài
chính vi mô hiện vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng.
Ngoại trừ QTDND với hoạt động huy động tiết kiệm tương đối tốt,
đáp ứng được yêu cầu về sử dụng vốn, hầu hết các tổ chức khác đều
chưa phát triển hoạt động huy động tiết kiệm và dịch vụ khác.
• Môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô Việt Nam đã được
cải thiện đáng kể. Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều luật
và văn bản dưới luật khuyến khích quá trình tăng trưởng và phát
triển bền vững của ngành TCVM nhằm cung cấp dịch vụ tài chính
đáp ứng nhu cầu của khách hàng nghèo và thu nhập thấp, đặc biệt
là Luật các TCTD 2010. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài
chính vi mô Việt Nam đến năm 2020 cũng đã được Chính phủ phê
duyệt vào tháng 12/2011. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển
tài chính vi mô Việt Nam trong thời gian tới.
• Hiệu quả của tài chính vi mô đến thu nhập và tài sản: Có 89,75%
khách hàng đánh giá thu nhập đã tăng lên sau khi vay vốn. Tuy vậy,
tài chính vi mô có tác động giúp thay đổi tổng mức thu nhập chứ
hầu như không làm thay đổi cơ cấu đóng góp của các hoạt động vào
tổng thu nhập. So sánh giữa quy mô vốn vay và mức độ tăng lên của
thu nhập, một đồng vốn cho vay trung bình của TCTCVM có tác
động đến tăng thu nhập cao hơn các tổ chức khác. Tài sản, chi tiêu
và tiết kiệm cũng có mức tăng khá đáng kể. Tổng tài sản trung bình

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 21
của các hộ gia đình sau khi vay vốn ít nhiều đã tăng lên so với trước
khi được tiếp cận nguồn vốn.
• Tài chính vi mô góp phần hỗ trợ cho khách hàng có việc làm tốt
hơn, hoặc công việc hiện tại tốt hơn,
• Tác động của tài chính vi mô đến mức sống: Tỷ lệ khách hàng khá
giả tăng lên (7,37%), và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống (31,64% hộ nghèo
và 6,95 % hộ rất nghèo trước khi vay vốn; 16,61% hộ nghèo và 1,25
% hộ rất nghèo sau khi vay vốn. Khách hàng tài chính vi mô thoát
nghèo tạo được dấu ấn, nhưng không có sự bứt phá nhiều về sự giàu
có. Hầu hết số người được phỏng vấn(chiếm 94,28%) đều nhận định
mức sống chung của địa phương hiện nay tốt hơn so với trước khi
có các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM; 5,61 % cho rằng mức sống
không thay đổi, và hầu như không ai nói mức sống của địa phương
kém hơn kể từ khi có sự xuất hiện các tổ chức này. Đa số khách hàng
(63,54%) cho rằng sự thay đổi mức sống của gia đình tương đương
với sự thay đổi mức sống chung trong địa phương. Gần 1/4 số khách
hàng được phỏng vấn đánh giá là có thay đổi nhanh hơn, trong khi
13,43% cho rằng mức sống của họ thay đổi chậm.
• Hầu hết khách hàng được phỏng vấn khẳng định việc tham gia các
tổ chức tín dụng có tác động tích cực đến mức sống của gia đình họ.
Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng tác động chỉ ở mức trung bình.
Hầu như không có ý kiến nào khẳng định việc tham gia vay vốn là
không có tác động hoặc tác động tiêu cực.
• Nhìn chung, mức sống của người dân Việt Nam nói chung, khách
hàng tài chính vi mô nói riêng đã được nâng cao. Các thay đổi chính
trong cộng đồng được đánh giá cao chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ
sở hạ tầng cứng như đường sá, điện nước… Điều này hoàn toàn phù
hợp với thực tế đầu tư công tăng cao cho cơ sở hạ tầng Việt Nam
trong 10 năm qua. Khi có cơ sở hạ tầng tốt, việc đầu tư, sản xuất kinh
doanh của từng cá nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, tài chính vi
mô góp phần tạo việc làm (4,2% khách hàng được phỏng vấn đánh

22 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
giá có sự thay đổi lớn trong 5 năm qua), hoặc phát triển việc làm
thuận lợi hơn.
• Về các tác động khác:
- Tình trạng nhà ở, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt đều có những thay đổi
tích cực sau khi các hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay. Hai
lý do chủ yếu dẫn đến thành quả này là: Thứ nhất, có những khoản
vay với mục đích trực tiếp hướng đến cải tạo công trình phụ, nước
sạch… nên đã tạo điền kiện tốt cho sức khỏe và tiện nghi của khách
hàng. Thứ hai, với các khoản vay nhằm sản xuất, kinh doanh, thu
nhập gia đình tăng lên và giúp họ có nguồn chi tiêu đầu tư xây dựng
lâu bền cho gia đình.
- So sánh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô, tỷ lệ
khách hàng có lợi ích về đào tạo, hướng dẫn và các lợi ích xã hội là
cao nhất đối với khách hàng TCTCVM (trên 37%). Mặc dù cùng
cung cấp tài chính vi mô theo hình thức tổ, nhóm và thông qua các
đoàn thể, NHCSXH không nhận được sự đánh giá cao như vậy.
- Hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội do tài
chính vi mô mang lại, như sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia
nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất
lượng cuộc sống gia đình. Đây là những tác động khó có thể đong
đếm, nhưng thực sự tạo nên sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Và
đây cũng là lý do tại sao tài chính vi mô có sức hấp dẫn lớn, được
đánh giá cao, được coi như một trong những công cụ chủ chốt trong
giảm nghèo và phát triển kinh tế.
• Khách hàng mong muốn các phương thức trả gốc và lãi linh hoạt
hơn, đa dạng hơn.
• Thông tin từ cuộc điều tra sơ cấp cho thấy: Có khoảng 13% khách
hàng vay tại nhiều tổ chức khác nhau. Mặc dù nguy cơ chồng nợ
hiện tại chưa cao, sự tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ do khách hàng vay cùng
lúc từ nhiều tổ chức khác nhau đang hiện hữu. Đây cũng là lý do
cơ bản tạo nên khủng hoảng tài chính vi mô ở một số quốc gia như

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 23
Cam-pu-chia, Ấn Độ trong thời gian qua. Do vậy, các tổ chức cần
quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ, có thể thực
hiện chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các tổ chức cung cấp tài
chính vi mô trên cùng một địa bàn.
• Sự hài lòng của khách hàng: Phần lớn khách hàng được hỏi đều có
đánh giá tích cực về tất cả các khía cạnh hoạt động của các tổ chức,
hầu như không có sự khác biệt giữa ba tổ chức trong đánh giá này.
Như vậy, các TCTCVM thực sự đã đạt được kết quả tốt trong việc
gây dựng uy tín và hình ảnh trong lòng khách hàng. Mặc dù không
phải là đơn vị trực thuộc Nhà nước như NHCSXH, hoặc đã tham gia
bảo hiểm tiền gửi và là một phần trong hệ thống TCTD chính thức
như QTDND, các TCTCVM vẫn tạo được uy tín rất tốt. Nếu xét
riêng với từng tổ chức tín dụng, phần lớn khách hàng của NHCSXH
và TDND cảm thấy rất hài lòng, tỷ lệ khách hàng rất hài lòng của hai
tổ chức này lần lượt là 50,31% và 59,76%. Với TCTCVM, tỷ lệ khách
hàng hài lòng lại chiếm ưu thế hơn với 51,26%; trong khi số khách
hàng rất hài lòng thấp hơn một chút với 45,91%.
• Chỉ mình tài chính vi mô không đủ cho công cuộc giảm nghèo. Tài
chính vi mô tạo điều kiện để khách hàng có thêm cơ hội việc làm hoặc
phát triển việc làm hiện tại, tăng thu nhập, tăng thêm các kỹ năng và
năng lực xã hội thông qua các hoạt động phi tài chính.
• Để tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính vi mô, các khuyến nghị
sau được đưa ra đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi
mô:
- Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính truyền thống, phát triển các dịch
vụ tài chính mới, kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài
chính.
- Phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiểu các điểm yếu của
từng tổ chức. Cụ thể: Các TCTCVM phi chính phủ phát huy hơn
nữa sức mạnh gắn kết giữa các thành viên, cân bằng giữa mục tiêu
phát triển xã hội và bền vững; xem xét và nắm lấy cơ hội chuyển đổi

24 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
và chính thức hóa hoạt động; tăng cường tiềm lực tài chính và năng
lực quản trị hoạt động. NHCSXH tận dụng tối đa sức mạnh của hệ
thống toàn quốc và sự gắn kết với các cơ quan đoàn thể; nâng cao
hiệu quả hoạt động, hướng tới bền vững về hoạt động và tài chính,
giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Chính phủ cho hoạt động.
QTDND tiếp tục phát triển theo định hướng tự chủ trong hoạt
động và tài chính, áp dụng các thông lệ quốc tế của mô hình hợp tác
xã tài chính điển hình; QTDND Trung ương nhanh chóng tái cấu
trúc thành Ngân hàng Hợp tác xã theo Luật các TCTD (2010); các
QTDND cơ sở củng cố hoạt động, tăng cường khả năng quản trị rủi
ro và quản lý điều hành; tăng cường mối liên kết chặt chẽ trong hệ
thống.
• Các cơ quan quản lý cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn
đề chồng nợ, kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo,
nâng cao năng lực và các chương trình tạo việc làm đa dạng.
Tài chính vi mô tại Việt Nam đang có cơ hội phát triển tương đối
khả quan trên cả ba khía cạnh: Thứ nhất, chính sách từ phía Chính
phủ và các cơ quan chức năng; Thứ hai, năng lực và khả năng tiềm
tàng của các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô (với
ba nhóm tổ chức chính: Các tổ chức tài chính vi mô, NHCSXH, Hệ
thống Quỹ Tín dụng nhân dân, cũng như các ngân hàng thương mại
đang có xu hướng phát triển hoạt động này); Thứ ba, từ các khách
hàng tài chính vi mô. Tuy vậy, những khó khăn và thách thức cho
sự phát triển tài chính vi mô trong thời gian tới tại Việt Nam còn
rất lớn. Để tăng cường hiệu quả của tài chính vi mô, tác động tốt tới
vấn đề giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, có rất nhiều
việc phải làm trong thời gian tới. Cả khách hàng, nhà quản lý và các
tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô đều cần nỗ lực nhằm tận
dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 25
2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Lý do và mục đích thực hiện nghiên cứu


Tài chính vi mô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói và phát triển
xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Vai trò của TCVM đối với
giảm nghèo cũng được khẳng định thông qua các nghiên cứu lý thuyết
(Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker,
2003). Tầm quan trọng của tài chính vi mô đối với phát triển kinh tế-
xã hội cũng đã được khẳng định trong thực tế thông qua việc Liên hiệp
quốc chọn năm 2005 là Năm quốc tế về tài chính vi mô, và giải thưởng
Nobel Hòa bình năm 2006 đã được trao cho Giáo sư Mohamet Yunus-
người sáng lập ra Grameen Bank - ngân hàng vi mô dành cho người
nghèo nổi tiếng tại Băng-la-đét.
Tài chính vi mô tại Việt Nam được coi là một trong những biện pháp
giảm nghèo quan trọng. Khoảng 72% dân số đang sống trong khu
vực nông thôn, nơi có tới 94% người nghèo đang sinh sống, và nông
nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt với sự tham gia của 54% lực lượng lao
động của cả nước. Một trong những trở ngại lớn trong việc đạt được
các mục tiêu giảm nghèo thiên niên kỷ tại Việt Nam là thiếu các dịch
vụ tài chính phù hợp và đáp ứng nhu cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của
tài chính vi mô về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt
là các dịch vụ về tín dụng và tiết kiệm trong những năm qua đã đáp
ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và công cuộc
giảm nghèo. Nhà nước và Chính phủ đã có những động thái hết sức
tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam. Luật tổ chức
tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 là một mốc son lịch sử
khi coi TCTCVM là một TCTD, với các quy định được luật hóa. Điều
này còn chưa được thực hiện tại nhiều quốc gia, kể các ở các quốc
gia có TCVM phát triển như In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Băng-la-đét.
Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án

26 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm
2020.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam tương đối
đa dạng, tập trung vào các nhóm chính, đó là: Ngân hàng chính sách
xã hội Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô,
và một số ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông Thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Đông Á).
Mỗi nhóm tổ chức có phân đoạn thị trường riêng, nhưng đều tham
gia vào thị trường tài chính vi mô. Ba tổ chức chính tham gia vào
việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho người thu nhập thấp/người
nghèo là NHCSXH, QTDND và các TCTCVM. Mỗi tổ chức có những
đánh giá riêng của mình về việc trợ giúp khách hàng thu nhập thấp/
nghèo và sự hài lòng của họ. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào thực
hiện so sánh tác động và thái độ khách hàng của các tổ chức này trên
giác độ khách quan.
Theo yêu cầu của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt nam- tổ chức
với sứ mệnh là đại diện mạng lưới tài chính vi mô quốc gia hàng đầu
nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng bền vững ngành tài chính
vi mô Việt Nam theo thực tiễn tốt nhất trong một môi trường thuận
lợi, Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia tài chính vi mô và xử
lý dữ liệu thuộc Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế Quốc dân đã
thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6-12/2011 đề tài nghiên cứu.
“Tài chính vi mô với giảm nghèo Việt Nam: Kiểm định và so sánh”...

2.2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Mục đích của nghiên cứu
(i) Khái quát tổng quan về ngành tài chính vi mô Việt Nam trong công
cuộc giảm nghèo và phát triển, các đặc trưng của ba tổ chức chính
trên thị trường: NHCSXH, QTDND và các TCTCVM.
(ii) Phân tích và đánh giá khách quan trên giác độ khách hàng về:

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 27
- Tác động của tài chính vi mô đối với các khía cạnh kinh tế (thu
nhập, tài sản, tiết kiệm…)
- Tác động của tài chính vi mô đối với các khía cạnh xã hội (việc làm,
đào tạo, sức khỏe, nâng cao năng lực xã hội…)
- Sự hài lòng của khách hàng đối với ba tổ chức này.
(iii) Đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển của các tổ chức cung
cấp tài chính vi mô trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa tài chính vi mô và giảm nghèo
tại Việt Nam. Trước khi tiến hành đánh giá, nhóm nghiên cứu đã dự
định phân tích tác động của tài chính vi mô đến vấn đề giảm nghèo
đói. Tuy vậy, điều này khó thực hiện được vì vấn đề giảm nghèo phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó tài chính vi mô chỉ là một trong
các công cụ giúp người nghèo có thu nhập và nâng cao vị thế xã hội.
Không thể tách biệt hoàn toàn tác động ròng của TCVM, định lượng
hóa và tính toán mức độ đóng góp của TCVM.
Phạm vi nghiên cứu
Về bản chất, có nhiều quan điểm khác nhau về người nghèo và tổ chức
tài chính vi mô. Về quan điểm người nghèo, nếu chỉ tập trung vào
người nghèo trong danh sách nghèo đói của địa phương, chúng ta sẽ
bỏ qua rất nhiều khách hàng cận nghèo và có thu nhập thấp, có thể dễ
dàng rơi xuống mức nghèo khổ bất kỳ lúc nào. Do vậy, nhóm nghiên
cứu đã tập trung vào khách hàng thu nhập thấp hơn là người nghèo.
“có sổ”...
Hơn nữa, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính vi mô và
tổ chức tài chính vi mô. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo
nhất (CGAP), thì. “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ
bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm,
tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood,
“TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích

28 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
cho dân cư có thu nhập thấp..” Còn theo quan điểm của Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB). “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính
như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm
cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp
nhỏ của họ..” Tổng hợp những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là
một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch
vụ tài chính và dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong
xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Quan điểm này cũng đã
được Chính phủ nhất trí, thông qua việc mở rộng từ một chương trình
cho vay hộ nghèo khi thành lập NHCSXH thành 18 chương trình khác
nhau để hỗ trợ những đối tượng có thu nhập thấp hoặc làm việc tại các
vùng khó khăn1.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc ba nhóm: nhóm
chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức. Có ba
quan điểm khác nhau về TCTCVM. Quan điểm thứ nhất cho rằng,
TCTCVM bao gồm tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô,
kể cả ngân hàng, hợp tác xã tài chính, TCTC quy mô nhỏ bán chính
thức và chính thức. Quan điểm thứ hai chỉ tập trung vào các TCTC
quy mô nhỏ, kể cả chính thức và bán chính thức. Quan điểm thứ ba
cho rằng TCTCVM. “là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện
một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân,
hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. (theo Luật
TCTCD, 2010, điều 4 khoản 5). Theo quyết định 2195/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển hệ thống tài chính
vi mô tại Việt Nam đến 2020 ký ngày 6/12/2011, tổ chức tài chính vi
mô bao gồm: các TCTCVM được NHNN cấp phép; các chương trình,
dự án tài chính vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Trong đề tài này, quan điểm thứ nhất
được sử dụng để phân tích. Quan điểm này cũng tương đồng với quyết
định 2195 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở trên.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 29
2.3. Mẫu điều tra và phương pháp thực hiện
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thu thập và phân tích các bộ dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp khác nhau.
Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về ngành tài chính nói chung, ngành tài
chính vi mô nói riêng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân
hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế, điều tra mức sống dân cư
Việt Nam 2002-2008, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, từ
Chương trình Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi (CMA) giai đoạn
2007-2011 do Quỹ Citi tài trợ, và một số cuộc điều tra về nông nghiệp,
nông thôn có liên quan tới tài chính, tín dụng (Bộ Lao động TBXH,
Hội LHPN…).
Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS. Cuộc điều
tra được tiến hành tại 2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang, mỗi tỉnh chọn
2 huyện điển hình (một huyện phát triển hơn (thành thị) và một huyện
kém phát triển hơn về kinh tế (nông thôn), mỗi huyện chọn 2-4 xã có hoạt
động của cả 3 tổ chức chính tham gia vào thị trường tài chính vi mô cho
người có thu nhập thấp/nghèo là NHCSXH, QTDND và TCTCVM. Lý
do chọn 2 tỉnh Hải Dương và Tiền Giang chủ yếu dựa trên tính đại diện

Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra theo tỉnh


Tổng số
Tỉnh Huyện NHCSXH TDND TCTCVM người được Tỷ lệ
phỏng vấn
Hải Dương 164 219 182 565 58,19%
Gia Lộc 75 108 81 264
Ninh Giang 89 111 101 301
Tiền Giang 181 45 180 406 41,81%
Châu Thành 91 45 90 226
Chợ Gạo 90 0 90 180
Tổng số người được phỏng vấn 345 264 362 971 100,00%

1
Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có
hoàn cảnh khó khăn; (3) Cho vay giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; (7) Cho vay mua nhà trả
chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn.

30 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô trên cả ba phương diện:
địa lý, quy mô khách hàng, phân khúc thị trường và sự tương đồng của
khách hàng giữa các tổ chức để thực hiện so sánh.
Tại Tiền Giang, MOM là TCTCVM được khảo sát, còn TYM là đại
diện cho TCTCVM ở Hải Dương. Hai tổ chức này tương đối nổi trội
trong nhóm các TCTCVM, vì vậy việc đánh giá chung các TCTCVM
so với NHCSXH hoặc QTDND sẽ có sự nổi trội hơn. Mặc dù hệ thống
QTDND có những quỹ rất lớn (như ở An Giang, Lâm Đồng, Hà Nội),
các QTDND ở Hải Dương và Tiền Giang tập trung hơn vào khách hàng
thu nhập thấp. Nhóm nghiên cứu không chọn được tỉnh miền núi nơi
có cả hoạt động của cả 3 tổ chức trong 2 huyện, vì thông thường các
QTDND không hoạt động ở các vùng miền núi, mặc dù NHCSXH hoạt
động hầu hết các xã trên toàn quốc.
Phương pháp phỏng vấn tập trung vào cách thức hồi tưởng tức là so sánh
của chính khách hàng hiện nay so với trước khi tham gia vay vốn của tổ
chức. Trước khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi định dùng phương
pháp đánh giá sử dụng nhóm đối chứng, tức là chọn các khách hàng của tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và những người không phải khách
hàng của bất kỳ tổ chức nào có điều kiện tương tự về kinh tế - xã hội trước
khi vay vốn để so sánh tác động ròng. Tuy vậy, khi đi khảo sát thử, chúng
tôi thấy điều này là không khả thi. Hiện tại, rất khó để tìm được nhóm
khách hàng đối chứng. Hơn nữa, hầu như không tổ chức nào thực hiện
điều tra từ ban đầu trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính vi mô
với các dữ liệu được mã hóa và lưu trữ. Sự phân tách tác động của từng tổ
chức cung cấp tài chính vi mô cũng tương đối khó khăn, vì trong một số
trường hợp một số khách hàng đang hoặc đã từng vay hoặc gửi tiết kiệm
tại các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, nghiên cứu tập trung hơn vào việc
phân tích chung về tác động của tài chính vi mô nói chung tới cuộc sống
kinh tế và tinh thần, chứ không đánh giá tác động ròng của từng tổ chức
cung cấp tài chính vi mô.
Câu hỏi phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại hiện trường, do các cán
bộ phỏng vấn nhiều kinh nghiệm của Trung tâm Phân tích và xử lý dữ

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 31
liệu kinh tế - xã hội thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Bảng
câu hỏi được thiết kế tương tự cho khách hàng của 3 tổ chức, bao gồm
4 phần (i) thông tin về khách hàng vay vốn; (ii) thông tin về vay vốn và
tiết kiệm; (iii) đánh giá sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia
dự án/tổ chức và hiện nay; và (iv) đánh giá các tác động khác trước và
sau khi tham gia dự án/tổ chức. Nội dung cụ thể của bảng câu hỏi được
trình bày chi tiết trong phụ lục số 2

2.4. Khung phân tích và các giả thuyết để kiểm định


Theo các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn từ hoạt động, tài chính vi mô
không trực tiếp thay đổi cuộc sống của khách hàng mà thông qua việc
tiếp vốn cho sản xuất kinh doanh, tài chính vi mô giúp tạo thu nhập
cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng của khu vực phi chính thức đắt
đỏ. Bên cạnh đó, khách hàng có cơ hội được nâng cao nhận thức cũng
như các kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động phi tài chính do các tổ
chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thực hiện. Nghiên cứu này được
thực hiện dựa trên khung phân tích tại hình 2.1
Dựa trên khung phân tích này, các giả thuyết được kiểm định trong
nghiên cứu là:
(H1) Tài chính vi mô có tác động tích cực tới thu nhập và tài sản của
khách hàng;
(H2) Tài chính vi mô giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội;
(H3) Khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM thuộc các
phân đoạn khác nhau, vì vậy mức độ tác động đến giảm nghèo khác
nhau;
(H4) Mức sống chung của người dân tăng lên theo thời gian, do nhiều
nhân tố tác động khác nhau;
(H5) Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô có sự hài lòng về dịch
vụ cao hơn các tổ chức khác.

32 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình 2.1. Khung kiểm định tác động của tài chính vi mô đến
kinh tế - xã hội khách hàng
TÁC ĐỘNG ĐẾN
KẾT QUẢ ĐỜI SỐNG HỘ
GIA ĐÌNH
TÀI CHÍNH
ĐẦU TƯ - SẢN XUẤT
VI MÔ
- Chớp lấy những cơ hội đầu tư có lợi hơn THU NHẬP
- Tăng khả năng tự đầu tư Thu nhập tăng lên, thu nhập
- Tăng khả năng đầu tư vào các công đa dạng hoá hơn, ổn định hơn
Dịch vụ
nghệ kỹ thuật tốt hơn
tín dụng
- Tạo cơ hội mở rộng các tiểu doanh nghiệp
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế
- Khuyến khích việc chấp nhận rủi ro SẢN XUẤT, ĐẦU TƯ
trong kinh doanh Nguồn lực đầu tư tốt hơn
- Nâng cao khả năng lợi nhuận từ đầu tư
CHI TIÊU
- Tăng mức chi tiêu của hộ
TIÊU DÙNG CỦA HỘ - Giảm chi tiêu bất thường,
- Cho phép chi tiêu đều đặn hơn không ổn định
Dịch vụ
- Tăng khả năng mua được những tài
chuyển tiền /
sản hữu ích
thanh toán
- Giảm áp lực bán tài sản vì túng quẫn XÃ HỘI
- Giảm nghèo đói hoặc thoát
KINH TẾ HỘ nghèo
Các dịch vụ - Tăng trưởng kinh tế tăng - Học hành của trẻ em trong
tài chính khác - Cải thiện sự phân bố nguồn lực gia đình tốt hơn
(bảo hiểm - Thu nhập từ tiết kiệm - Nâng cao năng lực cá nhân
vi mô..) - Tiết kiệm tài chính nhiều hơn - Tăng cường vai trò phụ nữ
- Nâng cao khả năng đương đầu với trong gia đình, góp phần
những khủng hoảng bên ngoài bình đẳng giới
- Nâng cao uy tín, giảm sự loại
trừ và coi thường trong xã hội
Các dịch HỆ THỐNG TÀI CHÍNH PHI - Giảm tổn thương của hộ gia
vụ xã hội CHÍNH THỨC đình với các khủng hoảng/
Giảm phụ thuộc vào các nguồn PCT rủi ro bên ngoài
đắt đỏ - Các tác động khác

Nguồn: David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies for Microfinance: Theory, Experience and
Better Practice, CGAP và USAID’s AIM Project; Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo đánh giá tác động của
dự án Tài chính nông thôn I.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 33
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về ngành tài chính vi mô Việt Nam cho khách hàng
thu nhập thấp/nghèo
3.1.1 Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách giảm nghèo
Việt Nam có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi đây có
94% người nghèo của cả nước sinh sống, chiếm tới 54% lực lượng lao
động quốc gia, trong đó nông nghiệp là nguồn kinh tế chủ yếu. Kết quả
giảm nghèo rất đáng ghi nhận, với tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 14,5% năm 2008, và Việt Nam đang sẵn sàng cho việc
đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015.
Chương trình giảm nghèo của Chính phủ là sự tiếp cận đa hướng gồm:
Hiện đại hóa nông nghiệp và chế biến nông nghiệp để tăng giá trị gia

CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TCMV

CHÍNH THỨC BÁN CHÍNH THỨC PHI CHÍNH THỨC

NHTM 6 TC/50% khách Họ/Phường


hàng của TCTCVM
NHCSXH

44 TC/ quy mô nhỏ Họ hàng và bạn bè


QTDNDTW

QTDNDCS Người cho vay

TYM
Cửa hàng Nhà giao Nhà cung Đại lý
cầm đồ dịch nhỏ cấp đầu vào Marketing

Nguồn : ADB, 2010

2
Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn; (3) Cho vay
giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi
trường; (7) Cho vay mua nhà trả chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn.

34 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
tăng; thúc đẩy kinh doanh phi nông nghiệp; tăng cơ hội việc làm thông
qua việc khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hóa
phân bổ rộng khắp các vùng địa lý. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch
phân bố người nghèo với 45% người nghèo là người dân tộc thiểu số
sống ở vùng sâu vùng xa, trong khi đó họ chỉ chiếm có 14% dân số.
Một trong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm
nghèo là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và sẵn sàng trong khu vực
nông thôn2.
3.1.2. Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chính trên phân
đoạn thị trường khách hàng thu nhập thấp
Các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tín dụng đã được sử dụng như một
trong những công cụ quan trọng cho công cuộc giảm nghèo, thông
qua các biện pháp khuyến khích hoạt động của các tổ chức tài chính
vi mô phi chính phủ, mở rộng hoạt động của NHCSXH đến từng thôn
bản…Tuy vậy, chất lượng các dịch vụ này và mức độ đáp ứng nhu cầu
khách hàng vẫn còn là một vấn đề lớn. Các tổ chức tham gia cung cấp
dịch vụ tài chính vi mô chính ở Việt Nam được chia thành ba nhóm
chính như sau:
Các đơn vị cung cấp TCVM thuộc 3 nhóm: TCTCVM chính thức bao
gồm các Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi
mô, đặc biệt là AGRIBANK và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện
Liên Việt (vừa mua lại Công ty Tiết kiệm bưu điện vào cuối năm 2010);
NHCSXH; QTDND và Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình Thương
(Quỹ TYM) là TCTCVM bán chính thức đầu tiên được NHNN cấp phép.
Khu vực bán chính thức gồm các TCTCVM bán chính thức, chủ yếu theo
mô hình, và khu vực phi chính thức.
Ba tổ chức dẫn đầu thị trường tài chính vi mô Việt Nam về cả quy mô
hoạt động và số lượng khách hàng là: AGRIBANK, QTDND và NHC-
SXH. Hiện nay Ngân hàng Liên Việt (Postal Bank) vẫn chưa có động
thái rõ ràng trong việc sử dụng hệ thống huy động tiết kiệm bưu điện.
Tuy vậy, trong tương lai, đây là một tổ chức rất có tiềm năng trong việc

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 35
AGRIBANK

Nguồn: ADB

cung cấp dịch vụ tài chính vi mô do quy mô phòng/điểm giao dịch trải
rộng trên địa bàn tất cả các xã/phường trong cả nước.
Năm 2003, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt
động như một ngân hàng thương mại hoàn toàn mặc dù vẫn tập trung
vào các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ
và vừa. Đến nay, ngân hàng này đã có 2.300 chi nhánh và phòng giao
dịch trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với tổng số trên 3 triệu
khách hàng vay vốn nhỏ và 5 triệu khách hàng gửi tiết kiệm vi mô.
Tuy vậy, AGRIBANK tập trung nhiều hơn vào thị trường khách hàng
thu nhập cao, hộ nông dân không nghèo và các doanh nghiệp. Vì thế,
thị trường tài chính vi mô cho khách hàng thu nhập thấp và khách hàng
nghèo chủ yếu do ba nhóm tổ chức cung cấp: NHCSXH, QTDND, và
các TCTCVM.

36 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
QTDND, một dạng hợp tác xã tài chính, được thành lập năm 1993 để
cung cấp dịch vụ tài chính cho cấp xã/phường. Quỹ Tín dụng Nhân dân
Trung ương cũng được thành lập và hoạt động như một tổ chức trung
ương của các QTDND và hỗ trợ cho các QTDND cơ sở. Đến năm 2010,
cả nước có 1.042 QTDND cơ sở hoạt động trên 10% xã , phường và phục
vụ khoảng 1,7 triệu thành viên, trong đó khoảng 50% là các hộ nghèo.
Các QTDND đã luôn và tiếp tục được định hướng theo cơ chế thị trường.
và tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là tự giúp đỡ và hỗ trợ
lẫn nhau, chỉ có chưa đến 15% nguồn vốn của các Quỹ được tài trợ từ các
nguồn bên ngoài, chủ yếu là từ QTDNDTW.
AGRIBANK và mạng lưới các QTDND được phân bố rộng khắp cả
nước để phục vụ các hộ gia đình có thu nhập thấp ở nông thôn,

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 37
nhưng định hướng thương mại của các tổ chức đó tạo ra mối lo ngại
của Chính phủ về việc các hộ nghèo và các nhóm thiệt thòi bị loại
trừ. Vì vậy, Ngân hàng Người nghèo được thành lập vào năm 1995
dưới dạng một quỹ do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (AGRIBANK) quản lý nhằm mục tiêu tập trung hỗ trợ các hộ
gia đình nghèo. Năm 2002, NHNg được tách ra khỏi AGRIBANK và
chuyển đổi thành NHCSXH, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung
vào trợ cấp. “Cho vay theo chính sách xã hội”. dành cho các hộ nghèo
và nhóm thiệt thòi theo quy định của Chính phủ. Đến năm 2010,
NHCSXH đã có khoảng 8.000 cán bộ công nhân viên làm việc tại tất
cả các huyện với mức độ bao phủ là 98% tất cả các xã trên cả nước.
Từ những năm 1990 đến nay, có khoảng 50 tổ chức tài chính vi mô
(TCTCVM) bán chính thức được thành lập thông qua các chương
trình tín dụng và tiết kiệm hoặc do các tổ chức đoàn thể xã hội và tổ
chức phi Chính phủ. Mặc dù các tổ chức đó đã tồn tại từ lâu nhưng
chỉ có 3 tổ chức có trên 40.000 khách hàng, và 3 tổ chức khác có được
từ 20.000 đến 40.000 khách hàng. 6 tổ chức hoạt động hiệu quả nhất
này chiếm khoảng 50% tổng số khách hàng của tất cả các tổ chức bán
chính thức. Hoạt động của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong khu vực cả về số lượng khách hàng và quy mô dư nợ4.
3.1.3. Môi trường hoạt động của tài chính vi mô Việt Nam
a. Môi trường kinh tế
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, môi trường kinh tế – xã hội
tổng thể cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các TCTCVM
nói riêng nhìn chung là tương đối ổn định và ngày càng được cải
thiện. Tuy vậy, những thách thức đặt ra từ các vấn đề bên trong (thiên
tai dịch bệnh, lạm phát cao, nợ công có chiều hướng gia tăng), cũng

3
Thông qua các Nghị định 77, 81 và 148
4
Theo số liệu cuối năm 2009, Dự án Chính thức hóa hoạt động tài chính vi mô Việt Nam, ADB. Cho
đến 2012, tình hình này cũng không thay đổi nhiều, mặc dù TYM đã được chính thức hóa hoạt động và
có sự tăng trưởng về quy mô hoạt động ở mức nhất định.

38 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
như bên ngoài (khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Châu
Âu) đang có những tác động xấu tới môi trường kinh tế nói chung, và
môi trường hoạt động của tài chính vi mô Việt Nam nói riêng.
Công cuộc đổi mới năm 1986 đã giúp Việt Nam giảm nhanh được
tình trạng đói nghèo, bước đầu xây dựng nền kinh tế theo hướng
công nghiệp, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự
công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987
là một trong những văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung
pháp luật cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Tiếp theo đó, hàng loạt các đạo luật của nền kinh tế thị trường đã
được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá
sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm văn bản của các
cơ quan quản lý nhà nước đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc
thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược cải cách
hành chính giai đoạn 2001 - 2010 là một quyết tâm của Chính phủ,
trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp,
cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra một thể chế năng động, hiệu quả
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Từ năm 1998 đến 2006 tỷ lệ lạm phát được duy trì ở một con số đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ đạt được sự bền vững về tài chính.
Lạm phát năm 2007 – 2011 ở mức cao (luôn trên 2 con số với 12,63%
năm 2007 và 19% năm 2011) thực sự là thách thức cho nền kinh
tế Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của các
doanh nghiệp, trong đó các TCTCVM.
Trong giai đoạn 2001 - 2007 GDP tăng trung bình gần trên 7,5%/
năm. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và kinh tế
suy giảm, khủng hoảng nợ công lan rộng, Việt Nam là một trong số
những nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương trong giai
đoạn 2008 - 2011. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế hộ gia đình và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vi mô, doanh
nghiệp nhỏ tham gia thị trường và tăng thu nhập. Tuy vậy, vấn đề tồn

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 39
tại và đạt được bền vững về tài chính trong điều kiện mức lạm phát
cao, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng chính thức với lãi suất huy
động cao… đang gây ra những khó khăn rất lớn cho cả khách hàng
và bản thân các tổ chức cung cấp tài chính vi mô. Hàng loạt trở ngại
như thiên tai (lũ lụt, sâu bệnh…), dịch bệnh (trâu bò, cúm gia cầm
H5N1…), thị trường nước ngoài bị thu hẹp (đối với các ngành xuất
khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...) đã làm cho nhiều khách hàng
vay vốn kinh doanh của tài chính vi mô bị thua lỗ, thậm chí phá sản.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong 25 năm đổi mới
vừa qua đã mang lại cho nền kinh tế những thành quả bước đầu đáng
khích lệ. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường
có tính cạnh tranh và năng động, hội nhập với thế giới. Nền kinh tế
tăng trưởng tạo ra nhu cầu về dịch vụ tài chính đối với khu vực nông
nghiệp nông thôn, do vậy tạo ra thị trường cho tài chính vi mô. Hiện
nay, một số ngân hàng thương mại đã bắt đầu quan tâm đến phân
khúc thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Môi trường kinh tế
thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động tài chính vi mô phát triển cả
về chất và về lượng. Tuy vậy, những thách thức đối với nền kinh tế
nói chung, với các tổ chức cung cấp tài chính vi mô và khách hàng
nói riêng vẫn còn ở phía trước, trong điều kiện kinh tế Việt Nam và
thế giới có nhiều biến động khôn lường và vẫn chưa hoàn toàn thoát
khỏi khủng hoảng kép.
c. Môi trường pháp lý
Mạng lưới cung ứng dịch vụ TCVM tại Việt Nam gồm ba khu vực:
khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính
thức. Mặc dù cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng,
nhưng mỗi khu vực lại có mục tiêu, tính chất hoạt động riêng. Chính
vì lý do này nên hoạt động của mỗi khu vực được điều chỉnh bởi
khuôn khổ pháp lý riêng, cụ thể:
• Khu vực chính thức bao gồm hoạt động của các tổ chức tín dụng
có cung cấp các dịch vụ TCVM và các TCTCVM. Các tổ chức thuộc

40 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
khu vực này hoạt động trên cơ sở giấy phép do NHNN cấp và chịu sự
quản lý, giám sát an toàn của NHNN.
Đối với các ngân hàng thương mại: Văn bản pháp luật cao nhất chi phối
hoạt động của các ngân hàng thương mại là Luật Các Tổ chức tín dụng số
47/2010-QH-12 ngày 15/6/2010 và có hiệu lực ngày 1/1/2011. Dưới Luật
là hệ thống các Nghị định và Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của ngân hàng thương mại. Chưa có quy định riêng cho hoạt động
TCVM, do vậy các ngân hàng thương mại triển khai hoạt động TCVM
trong khuôn khổ các quy định áp dụng chung cho hoạt động ngân hàng
truyền thống. Đây cũng là một trong những lý do chưa khuyến khích
được các ngân hàng mở rộng cung cấp các dịch vụ xuống sâu cộng đồng
người có thu nhập thấp.
Đối với NHCSXH: được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-
TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức
lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà phục vụ người nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
các quyết định và chỉ đạo riêng về tổ chức và hoạt động đối với ngân
hàng này. Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính, bao gồm
cả việc trích lập dự phòng; NHNN chỉ ban hành những quy định
hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ.
Đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân: hoạt động theo mô hình
kinh tế hợp tác xã. Quỹ Tín dụng nhân dân đồng thời chịu sự chi
phối của Luật Hợp tác xã năm 2003 và Luật Các tổ chức tín dụng. Hệ
thống Quỹ Tín dụng nhân dân chịu sự quản lý, giám sát của NHNN
và hoạt động trên cơ sở một hệ thống các văn bản hướng dẫn (Nghị
định, Thông tư) tương đối đầy đủ và đồng bộ do NHNN chủ trì xây
dựng, tạo hành lang thông thoáng hơn, chủ động hơn nhưng lại nâng
cao tính an toàn hơn.
• Khu vực bán chính thức: Việc cấp phép, quản lý hoạt động TCVM
của khu vực bán chính thức này do các cơ quan quản lý khác nhau

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 41
thực hiện, tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ
TCVM, cụ thể:
Các tổ chức đoàn thể: triển khai các hoạt động tín dụng – tiết kiệm
vi mô trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại một văn
bản cá biệt. Việc quản lý, giám sát hoạt động TCVM được thực hiện
thông qua hệ thống phân cấp, ủy quyền ngành dọc 4 cấp (từ cấp trung
ương đến tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã/phường). Bên cạnh đó,
các chương trình/tổ chức do Uỷ ban Nhân dân cho phép thực hiện
trên địa bàn, Uỷ ban Nhân dân cùng tham gia quản lý, giám sát nhưng
chỉ ở mức độ nhận và nghe báo cáo, không thực hiện thanh tra định
kỳ. Cá biệt, có những hoạt động nghiệp vụ cần được hướng dẫn, Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu NHNN có văn bản hướng dẫn riêng cho một
tổ chức cụ thể. Hiện tại, một số tổ chức thực hiện cung cấp một phần
dịch vụ tài chính vi mô hoạt động theo Nghị định 148/2007/NĐ-CP
ngày 25/9/2007 của Chính phủ về. “Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã
hội, Quỹ từ thiện”..
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài: hoạt động theo Quyết định
số 340-TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ. “Về việc ban
hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại Việt Nam”.. Theo Quy chế này, Uỷ ban Công tác về các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
hoạt động. Các Bộ, Ban, Ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát việc thực hiện Quy
chế theo chức trách của mình. Trường hợp phát hiện vi phạm, phải
xử lý kịp thời theo thẩm quyền và báo cáo lên Uỷ ban Công tác về các
NGOs. Các NGO trong nước: tuân thủ theo Nghị định số 88/2003/
NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ. “Về tổ chức, hoạt động và
quản lý Hội”.. Theo Nghị định này, Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp
phép cho Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; Uỷ
ban Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép cho Hội có phạm vi
hoạt động trong tỉnh. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về Hội trong phạm vi cả nước.

42 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Khu vực quyền cấp giấy phép bao gồm quyền cấp giấy phép hoạt
động. Các Bộ, Ban, Ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có
trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát việc thực hiện Quy chế
theo chức trách của mình. Trường hợp phát hiện vi phạm, phải xử lý
kịp thời theo thẩm quyền Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về. “Họ, hụi, biêu, phường”. là lần đầu tiên hoạt động hụi/họ
được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo Nghị định
này, hoạt động hụi/họ bị điều chỉnh bởi Luật dân sự và trường hợp
có tranh chấp được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự.
Một khuôn khổ pháp lý đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho
các tổ chức, chương trình tài chính vi mô ở khu vực bán chính thức
có cơ hội chuyển đổi thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ chính
thức nằm dưới sự quản lý giám sát của NHNN, chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính vi mô. Đầu tiên, hai văn bản pháp lý cơ bản điều
chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ
là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/03/2005
về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mô nhỏ tại
Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2005/
NĐ-CP của Chính phủ. Trong Luật TCTD số 47/2010, các tổ chức
tài chính vi mô lần đầu tiên trong lịch sử đã được coi như một
loại hình tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của NHNN. Thủ tướng
Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển
hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.... Đây là bước
ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động tài chính
vi mô tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai
trò và vị trí của hoạt động tài chính vi mô trong hệ thống tài chính,
ngân hàng quốc gia.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 43
HỘP 3.1. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
ĐẾN 2020

1. Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô an
toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có
thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp
nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
2. Giải pháp thực hiện:
a) Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc
thù của hoạt động tài chính vi mô:
b) Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý
của cơ quan quản lý nhà nước:
c) Nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mô:
- Đối với các tổ chức tài chính vi mô đã được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp phép:
+ Có hướng dẫn trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
quản trị, điều hành và xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm
toán nội bộ hiệu quả, đảm bảo hoạt động an toàn, bền
vững;
+ Hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi,
đặc biệt là trong giai đoạn mới thành lập.
- Đối với các chương trình, dự án tài chính vi mô của các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội (các tổ chức phi
Chính phủ):
+ Triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao

44 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền
vững, an toàn, hiệu quả;
+ Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi hoạt động theo mô
hình tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp phép.
- Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội:
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động để thực hiện
tốt chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.

Theo nội dung của Quyết định này, tài chính vi mô được định hướng
rõ ràng là hướng tới người nghèo, người có thu nhập thấp, cũng như
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội

Mức thu
nhập/quy DN trung bình và Các NHTM
lớn, KH giàu có có dự định
mô doanh
nghiệp phát triển
Doanh nghiệp
dịch vụ
nhỏ, KH khá
TCVM
(Agribank,
Ngưỡng Doanh nghiệp siêu Lienviet
nghèo nhỏ, KH trung bình Hệ thống Postal
NHCSXH Quỹ tín Bank,
Hộ gia đình thu dụng nhân DongA
nhập thấp dân Bank, etc)
Các
Hộ nghèo và TCTCVM
Ngưỡng
hộ đói
đói

Loại TCTD
Nguồn: [Lê Mai Lan và Như An Trần, 2003]5 , [Lê Thanh Tâm,
2008] [Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2010]

5
Mai Lan Le and Nhu An Trang: Entering a New Market: Commercial Banks and Small/Micro Enterprise Lending in Viet Nam, ILO Viet
Nam Working Paper Series No. 3, 2003.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 45
và giảm nghèo. Các tổ chức cung cấp TCVM chính bao gồm ba loại:
TCTCVM được cấp phép, bán chính thức và NHCSXH. Nội dung này
rất phù hợp với đặc điểm hoạt động hiện tại của TCVM, cũng như
được chứng minh thông qua nội dung phân đoạn thị trường trong
phần tiếp theo.
3.1.4. Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam
Mặc dù đều phục vụ thị trường tài chính vi mô, các TCTCVM tập
trung vào các nhóm khách hàng khác nhau.
Sự phân đoạn thị trường này là do lịch sử phát triển, đặc điểm hoạt
động và chiến lược của các TCTCVM. Thị trường chính của AGRIB-
ANK và QTDND tập trung vào nhóm khách hàng ở phân đoạn thị
trường khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập cao trong nông
thôn, trong khi NHCSXH và các TCTCVM tập trung nhiều hơn vào
phân đoạn khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng nghèo đói. Kể từ
khi thành lập tới nay, đối tượng khách hàng số một của NHCSXH là hộ
nghèo, bên cạnh đó còn các đối tượng khác thuộc chỉ định hoặc thuộc
các chương trình đặc biệt của Chính phủ như học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải
quyết việc làm, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực khó khăn.
Tương tự, mục tiêu chính của các TCTCVM là phục vụ cho các đối tượng
khách hàng không tiếp cận được hoặc khó tiếp cận với khu vực chính
thức, và họ thường là các đối tượng dưới ngưỡng nghèo. Do vậy, nghiên
cứu này tập trung nhiều hơn vào 3 tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi
mô cho người thu nhập thấp là: các TCTCVM, NHCSXH, và QTDND.
Nội dung phân tích ở phần này cũng đã chứng minh một phần giả thuyết
H3.
Theo dữ liệu 971 khách hàng trong cuộc điều tra sơ cấp, mức thu nhập,
chi tiêu và tiết kiệm của các nhóm khách hàng khác nhau cũng đúng
với giả thuyết đưa ra ở trên.
So sánh thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của các hộ gia đình trong năm
2010, nhóm khách hàng của TDND có ưu thế vượt trội hơn hẳn; còn

46 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.1: Tổng thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của các hộ trong năm
2010
Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu NHCSXH TDND TCTCVM


Giá trị Giá trị Giá trị
xuất xuất xuất
Trung Giá trị Trung Giá trị Trung Giá trị
hiện hiện hiện
bình tối đa bình tối đa bình tối đa
nhiều nhiều nhiều
nhất nhất nhất
Thu nhập 37,7 30 660 80,95 40 600 46,28 50 200
Chi tiêu 33,48 24 660 57,18 30 320 38,57 20 180
Tiết kiệm 3,22 0 30 26,74 0 540 7,57 0 80
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

của khách hàng NHCSXH thấp nhất trong ba tổ chức. Mức thu nhập
trung bình của khách hàng tại Quỹ là 80,95 triệu, trong khi với TCVM,
giá trị này chỉ là 46,28 triệu, NHCSXH là 37,7 triệu. Điều này có thể do
trên thực tế khách hàng của TDND chủ yếu là thương nhân cần vốn
để kinh doanh buôn bán, nguồn vốn được vay có tác động trực tiếp
đến nguồn thu nhập của họ. Trong khi đó, NHCSXH có một số lượng
lớn khách hàng là hộ nghèo, với mục đích vay vốn đa dạng: sửa nhà,
xây nhà vệ sinh, tiêu dùng, cho con đi học … . Những hoạt động này
không tác động ngay và trực tiếp đến nguồn thu nhập của gia đình,
nên thu nhập của nhóm này trong năm 2010 khá thấp, chỉ 37,7 triệu/
năm/hộ gia đình. Như vậy, thu nhập của cả gia đình trong một tháng
của khách hàng NHCSXH khoảng hơn 3 triệu – một mức thu nhập
quá thấp so với mặt bằng chung. Do nguồn thu nhập eo hẹp nên mức
chi tiêu trung bình và tiết kiệm trung bình của những người vay vốn
NHCSXH cũng khá thấp, chi tiêu khoảng 33,48 triệu/năm và tiết kiệm
chỉ có 3,22 triệu/năm. Chi tiêu trung bình của khách hàng TDND là
57,18 triệu đồng và tiết kiệm 26,74 triệu trong năm 2010; với TCVM
thì hai chỉ tiêu này lần lượt là 38,57 và 7,57 triệu đồng. Dữ liệu ở phần
này khẳng định hơn nữa giả thuyết H3 về phân đoạn thị trường của
ba tổ chức cung cấp tài chính vi mô được lựa chọn trong nghiên cứu.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 47
3.1.5. Một số kết quả hoạt động tài chính vi mô cho khách hàng
nghèo/thu nhập thấp
3.1.5.1. Hoạt động tín dụng
Những năm gần đây, sự tăng nhanh của tín dụng vi mô cho các hộ gia
đình nghèo và các nhóm mục tiêu chính sách xã hội chủ yếu là do sự
tăng trưởng nhanh chóng của các danh mục đầu từ NHCSXH, được
tài trợ bởi nguồn vốn do Nhà nước huy động thông qua phân bổ ngân
sách, tiền ký quỹ bắt buộc từ các Ngân hàng Thương mại Nhà nước và
các khoản đảm bảo vay toàn phần của Chính phủ.
Bảng 3.2: Thông tin về việc cung ứng tín dụng vi mô ở Việt Nam
Số lượng % trên tổng Dư nợ % trên tổng
Tên tổ chức
(triệu) số (triệu USD) số
NHCSXHa 8,1 59,6 4.588 46,5
Trong đó: tín dụng cho hộ nghèo 3,7 3.240
Agribankb 3,2 23,5 3.500 35,5
QTDNDc 1,7 12,5 1.700 17,2
TCTCVM/NGO d
0,6 4,4 75 0,8
Nguồn: Báo cáo thường niên 2010 của NHCSXH; Bác cáo của AGRIBANK, tính đến ngày 31/10/ 2010,
a b

c
Báo cáo thường niên của QTDND; d Con số cuối năm 2010 do Nhóm MFWG cung cấp

Tính đến cuối năm 2010, NHCSXH đã cho vay hơn 8 triệu khách
hàng, khoảng 3,7 triệu người trong số đó là người nghèo. NHCSXH
cho vay chiếm khoảng gần 60% tổng các khách hàng tín dụng vi mô
trong giai đoạn này, gấp 2,5 lần AGRIBANK với 23,5%, và gấp 5 lần
số khách hàng của hệ thống QTDND với khoảng 12,5% khách hàng
vi mô. Các TCTCVM phi chính phủ với trên 50 tổ chức hiện chỉ đóng
góp một phần nhỏ (chiếm 0,8%) tổng dư nợ tín dụng và 4.4% tổng số
khách hàng.
Hoạt động huy động tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối nhỏ bé so
với tín dụng.

48 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.3: Ước tính số hộ tiết kiệm nông thôn ở
Việt Nam (2009-2010)6
Tổ chức Số khách hàng
Agribank 5.267,000
QTDND 1.500,000
NHCSXH 4.000,000
TCTCVM 450,000
Công ty KTBĐ 411,830

AGRIBANK thống lĩnh thị trường dịch vụ tiết kiệm với mạng lưới
rộng khắp và theo định hướng thị trường. Số lượng khách hàng gửi
tiết kiệm tại AGRIBANK cũng lớn nhất. Lý do chính là AGRIBANK là
một ngân hàng thương mại của Nhà nước, đã thực hiện hoạt động huy
động vốn từ khi thành lập. Chính sách lãi suất và phát triển sản phẩm
huy động vốn của AGRIBANK cũng có sự linh hoạt cao trong số các tổ
chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Cùng với AGRIBANK
nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND phụ thuộc chủ yếu vào
khả năng huy động vốn từ tiết kiệm. Do vậy, huy động tiết kiệm của
QTDND được coi là sự sống còn đối với các quỹ.
Ngoài TYM là tổ chức chính thức được phép huy động tiết kiệm tự
nguyện, các TCTCVM NGO bán chính thức huy động tiết kiệm, chủ
yếu dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Khoản này chỉ được rút ra khi
đã thanh toán đầy đủ các khoản vay, và thường được xem như là khoản
đảm bảo một phần cho khoản vay vi mô của khách hàng.

6
Số liệu ước tính của NHCSXH năm 2010; Số liệu NHNo và PTNT ước tính dựa trên báo cáo thường niên năm 2008 về huy động tiết kiệm
từ các cá nhân, trung bình là 800 USD/tài khoản, trong đó 45% được huy động từ khu vực nông thôn; Con số của CTTKBĐ vào cuối năm
2009 theo nguồn Bộ Tài chính; Ước tính của QTDND dựa trên các QTDND thành viên; Số liệu về TCTCVM NGO dựa vào số lượng khách
hàng của 36 TCTCVM trong báo cáo của JFPR 9142

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 49
Bảng 3.4. Huy động tiết kiệm của một số TCTCVM tiêu biểu tại
31/12/2010
Tổng tiết Tổng nguồn Tiết kiệm/
Năm thành
Tên tổ chức kiệm (triệu vốn (triệu tổng nguồn
lập
VND) VND) (%)
CEP-HCM 1991 260.734,67 793.636,31 32,85

TYM 1992 70.524,45 313.635,35 22,49

WU Hà Tĩnh 2001 2.461,57 50.535,12 4,871

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển


2003 4.000,95 38.825,04 10,31
kinh tế - WU HCM

Quỹ Dariu 2007 6.100,00 37.700,00 16,18

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển


2002 9.378,16 35.567,32 26,37
kinh tế tỉnh Tiền Giang

TCVM Thanh Hoá 1998 4.727,28 31.049,43 15,23

M7 Đông Triều, Quảng Ninh 1997 12.690,39 24.268,34 52,29

World Vision Vietnam 2006 0,00 23.193,86 0

NAPA 1997 7.487,80 22.365,25 33,48

Tổng 28 TCTCVM 421.781,99 1.497.542,24 28,16

Nguồn: MFWG, 2010

Các TCTCVM NGO chính cung cấp dịch vụ tiết kiệm tự nguyện một
cách hạn chế vì không thể cạnh tranh trong việc thanh toán theo lãi suất
thị trường, một gánh nặng gia tăng thêm vào các khoản chi phí hoạt
động vốn đã tương đối cao của các tổ chức này. Đối với 28 TCTCVM
lớn, huy động tiết kiệm chỉ chiếm hơn 28% tổng nguồn vốn. Với CEP-
HCM và TYM, tỷ lệ này cũng chỉ ở khoảng 32,85% và 22,68%. Lý do
chính là: (i) ngoại trừ TYM được phép huy động tiết kiệm tự nguyện
rộng rãi, các tổ chức khác chỉ được huy động tiết kiệm rất hạn chế vì
chưa là tổ chức tín dụng chính thức hoạt động theo Luật TCTD; (ii)
các tổ chức này tương đối non trẻ (trừ CEP-HCM và TYM thành lập
được 20 năm), với phạm vi hoạt động nhỏ; (iii) nguồn vốn hoạt động
trước kia của các tổ chức thường do các nguồn tài trợ miễn phí hoặc

50 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
chi phí thấp từ bên ngoài.
3.1.5.2. Chuyển tiền, hệ thống thanh toán và các dịch vụ khác
Tất cả các ngân hàng tại Viêt Nam đều cung cấp hàng loạt các sản
phẩm tài chính bao gồm chuyển tiền, dịch vụ ATM, trao đổi ngoại tệ,
thẻ tín dụng và ghi nợ … .Các công ty chuyển hàng tại Viêt Nam đều
cung cấp hàng loạt các sản phẩm tài chính bao gồm chuyển tiền, dịch
vụ ATM, trao đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng và ghi nợ … . các dịch vụ gia
tăng thêm, và bưu điện – nơi CTTKBĐ hoạt động. Việc tham gia của
các ngân hàng nước ngoài vào CTTKBĐ dưới hình thức hoán đổi cổ
phiếu 7 được nhận định là tăng cường đáng kể các dịch vụ chuyển tiền
và thanh toán của công ty TKBĐ do việc áp dụng hệ thống công nghệ
hiện đại theo kế hoạch từ các ngân hàng đối tác của mình. Ngay cả
Ngân hàng chính sách cũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho khách
hàng của mình. Môi trường cạch tranh sẽ làm cho các các dịch vụ này
trở nên để tiếp cận và thuận lợi hơn cho hộ gia đình nghèo ở các vùng
nông thôn. Điều này có thể tiếp tục được cải thiện hơn nữa nếu mạng
lưới QTDND hiện tại đã hiện diện trên khắp các xã phường có thể
cung cấp các loại dịch vụ tài chính tương tự. Để hướng tới mục tiêu đó,
hiện nay QTDNDTW và các QTDND cơ sở đang tiến hành giai đoạn
thử nghiệm. “Dự án liên kết nông thôn - thành thị”, với sự tham gia của
8 QTDND. Hiện tại AGRIBANK được xem là nhà cung cấp các dịch
vụ ngân hàng chất lượng tốt nhất, đặc biệt đối với hệ thống chuyển tiền
và thanh toán, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp và những đổi mới
trong áp dụng công nghệ thông tin và liên lạc vì người nghèo và trên
diện rộng đối với các dịch vụ ngân hàng.
3.1.5.3. Bảo hiểm vi mô
Mặc dù phần lớn các hộ gia đình nông thôn hiện vẫn hiểu nhầm về
bảo hiểm vi mô, dịch vụ này hiện nay đã được công nhận là rất thiết
yếu cho người nghèo nông thôn, những người dễ bị tổn thương nhất

7
Đầu tiên là Ngân hàng Wachoiva, sau đó sát nhập với Ngân hàng Wells Fargo, và Credit Suisse tham gia vào CTTKBĐ dưới hình thức hoán
đổi cổ phiếu.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 51
từ các cú sốc kinh tế như chết, ốm đau và mất tài sản.Thông thường
các hộ nghèo đối phó với các sự kiện thay đổi cuộc sống này bằng cách
dựa vào tiết kiệm, vay mượn, hoặc bán tài sản. Tuy nhiên các phương
thức này có thể làm cho họ nghèo hơn. Các văn bản luật hiện hành
chỉ cho phép các tổ chức tài chính quy mô nhỏ như QTDND và các
TCTCVM làm đại lý cho các công ty bảo hiểm, cùng với một vài công
ty bảo hiểm trong nước hiện cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ và phi nhân thọ phù hợp với thị trường thu nhập thấp. Đáng chú
ý nhất là Bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt cung cấp bảo hiểm nhân thọ chi
phí thấp, bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm sức khỏe. Các hãng bảo hiểm
khác như AIA chuyên vể bảo hiểm nhân thọ tín dụng, thông qua thỏa
thuận đại lý với các ngân hàng. Prudential có các sản phẩm bảo hiểm
cho phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi8.
Một số TCTCVM bán chính thức cùng với các đối tác bên ngoài (như:
ILO, RIMANSI9, Action Aid) cũng thực hiện thí điểm thành lập Quỹ
Tương trợ (MAF) - mô hình đã được chứng minh thành công ở nhiều
nước khác. Kinh nghiệm của RIMANSI với TYM đã được tài liệu hóa,
chứng minh rằng các Quỹ Tương trợ có thể được thành lập một cách
nhanh chóng và bền vững, cũng như được thị trường chấp nhận. Tuy
nhiên, các TCTCVM và các QTDND bị hạn chế về quyền sở hữu trong
dịch vụ bảo hiểm, cho nên sự lựa chọn duy nhất là phát triển các Quỹ
Tương trợ và cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô khác dưới hình
thức thỏa thuận đại lý với các hãng bảo hiểm hiện đang hoạt động và
tiến bộ hơn như Bảo Việt.
3.2. Kết quả phân tích số liệu điều tra sơ cấp
Dựa trên số liệu từ cuộc điều tra sơ cấp để kiểm định các giả thuyết ở
mục 2 trong mối quan hệ tổng hòa. Kết quả phân tích được trình bày
thành 5 nội dung như sau:
3.2.1. Thông tin chung về khách hàng

8
Báo cáo của DFC cho NHTG (2007); Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng việc tiếp cận (cho người nghèo) đến các dịch
vụ tài chính vi mô. Khuyến khích quy mô hoạt động, Hiệu quả và Bền Vững.
9
Phụ lục 2: J.A. Alip,Ph.D and M.C.David-Casis, (2008), Bảo hiểm vi mô tại Việ Nam, Trích dẫn từ tài liệu của A RIMANSI

52 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Nội dung phần 3.2.1 cung cấp những thông tin khái quát về khách
hàng vay vốn tại các tổ chức tài chính vi mô. Dựa theo cấu trúc của
bảng hỏi điều tra khách hàng được phân loại theo các khía cạnh khác
nhau.
Bảng 3.5: Phân chia khách hàng vay vốn theo giới tính
GIỚI Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
TÍNH Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nam 276 29,27% 109 31,59% 167 63,26% 0 0.00%
Nữ 667 70,73% 236 68,41% 97 36,74% 334 100,00%
Tổng 943 100% 345 100% 264 100% 334 100%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Cụ thể, khách hàng được phỏng vấn phân tích theo giới tính được
minh họa trong Hình sau:

Hình 3.5: Phân chia khách hàng theo giới tính

NHCSXH

Trong tổng số 971 quan sát, chỉ có 943 người cung cấp thông tin về
giới tính, còn lại 28 người bị thiếu thông tin này. Trong số 943 khách
hàng cung cấp thông tin có 667 là nữ (chiếm 70,73%) và nam giới

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 53
chỉ chiếm 29,27%. Điều này cũng dễ hiểu khi các tổ chức tài chính vi
mô chủ yếu tiếp cận các khách hàng vay vốn nhỏ, khách hàng là người
nghèo, nông dân … thông qua các đoàn thể như Hội nông dân, Hội
phụ nữ … mà thành viên của các đoàn thể này phần lớn là phụ nữ.
Sự chênh lệch giới tính thể hiện rõ ở nhóm khách hàng của tổ chức tài
chính vi mô, với 100% khách hàng là nữ . Trên thực tế, có thể khách
hàng của tổ chức này không hoàn toàn là nữ, nhưng chắc chắn tỷ lệ nữ
sẽ rất cao. Hơn nữa, đây cũng là đặc trưng của ngành tài chính vi mô
nói chung trên toàn thế giới và nói riêng tại Việt Nam.
Trong nhóm khách hàng của NHCSXH có 68,41% là nữ, và nam là
31,59%. Tuy nhiên, riêng với QTDND, tỷ lệ khách hàng là nam giới lại
chiếm số đông, tới 63,26%.
Các bảng sau cung cấp thông tin về trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn. Xét về trình độ học
vấn, khách hàng được chia thành 5 nhóm đối tượng khác nhau: Mù
chữ; Biết đọc, biết viết; Tiểu học; Trung học; Phổ thông trung học.
Tính chung trong 971 quan sát thì nhóm khách hàng tốt nghiệp trung
học là đông nhất, có 395 người, chiếm 40,68%.

Bảng 3.6: Trình độ học vấn của khách hàng vay vốn
Tổng NHCSXH TDND TCTC VM
Học vấn Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Mù chữ 39 4,02 23 6,67 3 1,14 13 3,59
Biết đọc, biết viết 135 13,90 55 15,94 6 2,27 74 20,44
Tiểu học 169 17,40 85 24,64 23 8,71 61 16,85
Trung học 395 40,68 130 37,68 102 38,64 163 45,03
Phổ thông TH 233 24,00 52 15,07 130 49,24 51 14,09
Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

54 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Khi phân chia theo từng tổ chức tín dụng, tỷ lệ nhóm khách hàng này
cũng lớn: NHCSXH (37,68%) và TCTCVM (45,03%). Nhưng đối với
TDND thì khách hàng tốt nghiệp phổ thông trung học lại chiếm số
đông với tỷ lệ 49,24%. Như vậy, khách hàng của TDND luôn có nét
đặc trưng riêng, khác so với khách hàng của NHCSXH và TCTCVM.
Điều này thể hiện rõ phân đoạn thị trường khách hàng của TDND là
khách hàng có thu nhập và trình độ cao hơn một chút trong khu vực
nông thôn.

Hình 3.6: Phân chia khách hàng theo trình độ học vấn

NHCSXH TCVM

Với cả 3 tổ chức, nhóm khách hàng mù chữ là ít nhất: NHCSXH là 6,67


%, TDND là 1,14 % và TCTCVM 3,59 %. Đây cũng là một trong những
thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua về công tác
xóa mù chữ và cũng là cơ sở quan trọng để khách hàng có thể học tập
các biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh khi có vốn thông qua việc
tự học tập, đọc sách báo.
Chủ yếu khách hàng vay vốn của các tổ chức đều là lao động phổ

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 55
thông, nhóm đối tượng này thường là những người lao động nghèo
và cần có nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, buôn bán.
Tỷ lệ nhóm này khá cao, chiếm 84,86% trên tổng mẫu điều tra.

Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khách hàng vay vốn
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Chuyên môn kỹ thuật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng % lượng % lượng %
Lao động phổ thông 824 84,86 312 90,43 172 65,15 340 93,92
Công nhân kỹ thuật 63 6,49 10 2,90 45 17,05 8 2,21
Trung học chuyên nghiệp 46 4,74 15 4,35 21 7,95 10 2,76
Cao đẳng,Đại học 38 3,91 8 2,32 26 9,85 4 1,10
Sau Đại học 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Hình 3.7: Phân chia khách hàng theo trình độ chuyên


môn kỹ thuật

Tổng NHCSXH QTDND TCVM


NHCSXH

56 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Xét riêng với NHCSXH, TDND, TCTCVM thì tỷ lệ này lần lượt là
90,43%, 65,15% và 93,92%. Các nhóm khách hàng có trình độ công
nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học chiếm tỷ
trọng khá nhỏ; và không có khách hàng nào có trình độ sau đại học.
Hình trên cho biết liệu khách hàng vay vốn có thuộc đối tượng hộ
nghèo có danh sách ở địa phương hay không. Nói chung tỷ lệ hộ vay
có sổ hộ nghèo khá ít, với toàn bộ mẫu điều tra thì tỷ lệ này là 27,29%.
Riêng với TDND là 5,3% và với TCTCVM là 19,06%. Duy chỉ với
NHCSXH thì khách hàng là hộ nghèo lại chiếm đông hơn với 52,75%.
Điều này có thể là do NHCSXH thường hay có những chương trình
vay vốn dành riêng cho hộ nghèo; và phải là những hộ gia đình có sổ
nghèo do địa phương cấp mới có thể tiếp cận nguồn vốn này.

Hình 3.8 : Tỷ lệ khách hàng là hộ nghèo trong danh sách nghèo


tại địa phương

TCVM 19.06% 80.94%

QTDND 5.30% 94.70%


Hộ nghèo
Không thuộc hộ nghèo
NHCSXH 52.75% 47.55%

Tổng 27.29% 72.71%


72.71%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 57
Đối tượng vay vốn của TDND và TCTCVM lại khác, người dân phải
góp vốn, hoặc phải là thành viên của tổ chức đoàn thể thì mới được
vay; thông thường người dân nghèo khó có thể tiếp cận được. Bên
cạnh đó, lãi suất của các tổ chức này thường khá cao, đối tượng khách
hàng chủ yếu là thương nhân, thương gia cần vốn để mở rộng buôn
bán. Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của TDND là rất ít
chiếm (5,3% ); với TCTCVM là 19,06%. Tuy vậy, tất cả các khách hàng

Bảng 3.8: Phân chia đối tượng khách hàng hộ nghèo/ không nghèo
theo tỉnh
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
HỘ NGHÈO Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Hải Dương 185 69,81 112 61,54 14 100,00 59 85,51
Có Tiền Giang 80 30,19 70 38,46 0 0,00 10 14,49
Tổng 265 100,00 182 100,00 14 100,00 69 100,00
Hải Dương 380 53,82 52 31,90 205 82,00 123 41,98
Không Tiền Giang 326 46,18 111 68,10 45 18,00 170 58,02
Tổng 706 100,00 163 100,00 250 100,00 293 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Hình 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo tỉnh

TCVM 85.51%

QTDND 100%
Tiền Giang
Hải Dương
NHCSXH 61.54%

Tổng 69.81% 72.71%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

58 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
được phỏng vấn đều là hộ có thu nhập thấp hoặc cận nghèo.
Với phân bố hộ nghèo như hình trên, bảng số liệu sau cho thấy số
lượng và tỷ lệ khách hàng của từng nhóm nghèo và không nghèo được
phân chia theo từng tỉnh .
Điều bất ngờ là các đối tượng thuộc diện hộ nghèo tập trung chủ yếu
ở Hải Dương, và tại Tiền Giang tỷ lệ này lại thấp hơn. Như vậy, ở
phía Bắc người dân nghèo dễ tiếp cận các nguồn vốn vay hơn ở phía
Nam. Trong tổng số 265 khách hàng có sổ nghèo thì có 69,81% ở Hải
Dương, còn lại là ở Tiền Giang. Nếu hộ nghèo là khách hàng của
TDND thì 100% ở Hải Dương. Điều này không hẳn chính xác trên
thực tế, sở dĩ có kết quả này là do thiếu thông tin về khách hàng của
TDND Tiền Giang. Điều tra viên chỉ có thể tiếp cận được 45 khách
hàng của TDND Thân Cửu Nghĩa-Tiền Giang chủ yếu kinh doanh
buôn bán và cũng không thuộc danh sách hộ nghèo của địa phương.
Xét về số nhân khẩu của gia đình khách hàng vay vốn. Trong số 971
quan sát thì có 936 khách hàng cung cấp thông tin chính xác về tổng
số nhân khẩu trong gia đình và số nhân khẩu tương ứng với từng độ
tuổi. Điều cần quan tâm nhiều hơn là tổng số nhân khẩu và số nhân
khẩu trong độ tuổi lao động.

Bảng 3.9: Tổng số nhân khẩu và số nhân khẩu trong độ tuổi lao động
Tổng số nhân khẩu Số nhân khẩu trong tuổi lao động

TCTC- TCTC-
Tổng NHCSXH TDND Tổng NHCSXH TDND
VM VM

Trung bình 4.23 4.26 4.17 4.23 2.78 2.92 2.79 2.67
Giá trị xuất
4 4 4 4 2.00 2 2 2
hiện nhiều nhất
Giá trị nhỏ nhất 1 1 1 1 0 0 0 0
Giá trị lớn nhất 16 13 16 12 10 9 10 7
Tổng số quan sát 936 335 242 359 936 335 242 359
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 59
Các đặc trưng về tổng số nhân khẩu khi chia thành từng mẫu nhỏ
tương ứng với từng tổ chức cũng gần tương tự như khi xét toàn
bộ mẫu điều tra. Phần lớn các hộ gia đình có 4 nhân khẩu, hộ bé
nhất có 1 nhân khẩu, và lớn nhất lên tới 16 khẩu (hộ gia đình này
là khách hàng vay vốn của TDND). Các khách hàng vay vốn của
NHCSXH và TCTCVM chỉ có tối đa từ 12 hoặc 13 khẩu trong gia
đình. Sở dĩ có gia đình lên tới hơn chục khẩu là do nhiều thế hệ
cùng sống hoặc gia đình đông con. Sau khi lập gia đình các con vẫn
sống cùng nhà với bố mẹ.
Phần lớn các hộ gia đình có 2 nhân khẩu trong tuổi lao động, có những
gia đình không có người nào, nhưng có hộ gia đình tối đa có 10 người
nằm trong độ tuổi lao động.
Thông tin cuối cùng về khách hàng, đó là thời gian tham gia tổ
chức của khách hàng vay vồn. Dựa vào năm đầu tiên mà họ bắt đầu
tham gia các tổ chức tín dụng, ta chia người vay thành các nhóm
đối tượng khác nhau: tham gia dưới 1 năm; từ 1 – 3 năm; từ 3 – 5
năm và trên 5 năm. tham gia dưới 1 năm; từ 1 – 3 năm; từ 3 – 5 năm
và trên 5 năm.

Bảng 3.10. Phân loại khách hàng theo thời gian tham gia tổ chức
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Thời gian tham
gia tổ chức Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Dưới 1 năm 141 14,52% 38 11,01% 17 6,44% 86 23,76%
Từ 1 – dưới 3 năm 403 41,50% 167 48,41% 49 18,56% 187 51,66%
Từ 3 – dưới 5 năm 186 19,16% 91 26,38% 45 17,05% 50 13,81%
Trên 5 năm 241 24,82% 49 14,20% 153 57,95% 39 10,77%
Tổng số 971 100,00% 345 100,00% 264 100,00% 362 100,00%
Tổng cộng 971 100,00 345 100,00 264 100,00 362 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

60 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Như vậy, chủ yếu khách hàng tham gia tổ chức từ cách đây khoảng từ
một đến ba năm. Nếu xét chung toàn mẫu thì tỷ lệ này là 41,5%; đối với
NHCSXH là 48,41%; TCVM là 51,66%; còn TDND chỉ 18,56%. Khách
hàng của TDND chủ yếu tham gia từ rất lâu, tính đến thời điểm hiện
tại khoảng trên 5 năm, chiểm tỷ lệ 57,95%. Khách hàng vừa mới tham
gia (dưới 1 năm) chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ khách hàng: 14,52%
NHCSXH là 11,01%, TDND là 6,44 % và đối với TCTCVM thì tỷ lệ
này là 23,76%.
3.2.2. Thông tin về các khoản vay
Phần tiếp theo xem xét thông tin đánh giá về các khoản vay vốn của
khách hàng trên nhiều phương diện khác nhau: Mức vay, Lãi suất vay,
Mục đích vay, Phương thức hoàn trả gốc, trả lãi. Mỗi tổ chức tín dụng
không chỉ đóng vai trò là người cho vay đối với các khách hàng, bên
cạnh đó họ còn cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau như:
nhận gửi tiết kiệm, chuyển tiền, bảo hiểm… Mỗi khách hàng có thể
tham gia đồng thời nhiều dịch vụ. Tuy nhiên, đối với người dân nghèo,
người dân lao động thì dịch vụ mà họ sử dụng chủ yếu vẫn là vay vốn.
Trong số 971 người được phỏng vấn thì có 960 người cho biết thông
tin về các dịch vụ mà họ tham gia, và 11 người thiếu thông tin.

Bảng 3.11: Số lượng khách hàng tham gia các sản phẩm dịch vụ
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Các sản phẩm Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
% % %
KH KH KH KH
Vay vốn 960 341 35,52% 261 27,19% 358 37,29%
Gửi tiết kiệm 525 130 19,92% 83 15,25% 312 64,83%
Chuyển tiền 4 0 4
Gửi tiết kiệm tự nguyện 2 2
Thanh toán 0 0 0 0
Bảo hiểm 13 0 2 11
Khác 0 0 0 0
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 61
Tất cả 960 người đều trả lời là có vay vốn tại các tổ chức tín dụng đó,
và chủ yếu là vay tại nhóm TCVM, chiếm 37,29%. Tỷ lệ này không quá
cao khi mà tỷ lệ vay vốn ở NHCSXH là 35,52% và ở TDND là 27,19%.
Có thể lý giải điều này dựa vào thực tế là các nhóm TCVM mặc dù
quy mô nhỏ hơn, vốn ít hơn nhưng thường tiếp cận khách hàng sâu
sát hơn thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Hơn nữa, điều
kiện vay vốn của tổ chức này cũng linh hoạt hơn so với NHCSXH và
TDND. Tuy nhiên, những con số này cũng không thể khẳng định là
khách hàng vay vốn của các TCTCVM nhiều và của TDND ít, bởi vì
trong tổng số mẫu điều tra, số quan sát thuộc TDND ít hơn NHCSXH
và TCTCVM do Nhóm nghiên cứu không thể tiếp cận được khách
hàng của họ tại Tiền Giang.
Loại dịch vụ mà khách hàng cũng tham gia rất nhiều đó là gửi tiết
kiệm với tổng số 525 người trong tổng số 960. Trong đó, có 64,83%
gửi tiết kiệm tại TCTCVM, tỷ lệ gửi tiết kiệm tại NHCSXH và TDND
rất ít, tương ứng là 19,92% và 15,25%. Sở dĩ vậy bởi trên thực tế, các
TCTCVM hay khuyến khích người vay gửi tiết kiệm hàng tháng nhằm
giảm bớt dư nợ cuối kỳ. Giá trị gửi tiết kiệm tại TCTCVM thường là
rất nhỏ, và có thể còn nhỏ hơn nhiều so với NHCSXH và TDND. Lý
do chính là: Thứ nhất, khách hàng TCTCVM thường gửi tiết kiệm bắt
buộc, giá trị tính theo phần trăm giá trị vay vốn. Thứ hai, NHCSXH và
TDND được Nhà nước bảo hiểm cho tiền gửi. NHCSXH bắt đầu thử
nghiệm dịch vụ huy động tiết kiệm do Nhà nước bảo đảm ngầm, còn
các TDND đều là thành viên của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam. Thứ ba,
lãi suất của TDND và NHCSXH tương đối hấp dẫn, có sức hút cao hơn
đối với các nguồn tiết kiệm lớn trong dân.
Các dịch vụ khác như chuyển tiền, gửi tiết kiệm tự nguyện (chỉ có đối
với TCVM), bảo hiểm thì số lượng khách hàng tham gia không đáng
kể. Về dịch vụ thanh toán, có thể các tổ chức này chưa phát triển vai
trò làm trung gian thanh toán; hoặc nếu có cũng chưa có khách hàng
nào tham gia. Trên thực tế, khách hàng tại 2 địa phương được khảo sát
cũng chủ yếu là những người dân lao động nghèo, chủ yếu là vay vốn,

62 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
một số làm ăn khá hơn thì gửi tiết kiệm, và hầu như không có ai có
nhu cầu chuyển tiền, bảo hiểm và thanh toán qua các tổ chức tín dụng
này.
Khi tham gia các tổ chức này, một cá nhân có thể vay nhiều khoản vay
khác nhau. Trong bảng 3.12 sẽ cho biết về độ tiếp cận của khách hàng
đối với dịch vụ tín dụng vi mô trong 5 năm gần đây để biết số lượng
khách hàng chỉ vay một khoản và số khách hàng có vay thêm khoản
vay thứ hai .
Bảng 3.12: Độ tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng vi mô
NHC- TCTC-
Tổng số TDND
SXH VM
Số khoản vay 1 964 345 263 356
Số khoản vay 2 411 149 130 132
Tỷ lệ khách hàng có
42,63 43,19 49,43 37,08
khoản vay thứ hai
Tổng số khoản vay 1375 494 393 488
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Trong 971 khách hàng thì chỉ có 964 người cho biết thông tin đầy đủ
về các khoản vay của mình, chiếm tỷ lệ 99,2%. Điều này chứng tỏ rằng
vẫn còn một số khách hàng không nắm vững thông tin vay vốn của
chính mình. Đây là vấn đề tương đối nghiêm trọng, vì số khách hàng
này có thể gây ra nợ xấu cho tổ chức do không hiểu biết hoặc thông tin
không cân xứng. Trong số đó chỉ có 411 người là có vay thêm khoản
vay thứ hai. Tuy tỷ lệ này còn trong phạm vi an toàn cho phép (khoảng
hơn 42%), nhưng cũng thể hiện mức độ tiếp cận tín dụng vi mô đối với
các khách hàng đã vay lần đầu là tương đối dễ dàng.
Xét trong 5 năm gần đây, có khách hàng vay ít, có khách hàng vay
nhiều; có người chỉ vay 1 khoản, có người tham gia nhiều chương
trình vay vốn khác nhau. Bảng 3.13 cho thông tin về tổng giá trị các

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 63
khoản vay và lãi vay trung bình của các khoản đó.

Bảng 3.13: Tổng giá trị vay và lãi suất trung bình của các khoản vay
Tổng giá trị các Lãi vay trung bình
khoản vay (triệu của các khoản vay
đồng) (%)
Trả lời 345 343
N Không trả
0 2
lời
Trung bình 14,5896 0,9179
NHCSXH Nhỏ nhất 1,00 0,00
Lớn nhất 75,00 9,00
25 8,0000 0,6500
Phần trăm 50 11,0000 1,0000
75 20,0000 1,0000
Trả lời 263 260
N Không trả
1 4
lời
Trung bình 98,3574 1,5579
TDND Nhỏ nhất 2,00 0,56
Lớn nhất 570,00 2,18
25 25,0000 1,0000
Phần trăm 50 70,0000 1,6077
75 120,0000 2,0000
Trả lời 356 352
N Không trả
6 10
lời
Trung bình 6,7416 1,1446
TCTCVM Nhỏ nhất 1,00 0,65
Lớn nhất 34,00 7,00
25 4,0000 1,0000
Phần trăm 50 5,0000 1,0000
75 7,0000 1,2000
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

64 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Các khoản vay được khách hàng liệt kê không theo thứ tự quan trọng
nên không quan tâm đến một khoản vay riêng biệt nào mà chỉ quan
tâm tới tổng giá trị của tất cả các khoản vay và mức lãi suất trung bình
được tính bằng trung bình có trọng số của các mức lãi suất (Trọng số ở
đây là tỷ trọng giá trị vốn vay của từng khoản trên tổng mức vốn vay).
Tổng giá trị của các khoản vay và lãi vay trung bình được phân chia
theo từng nhóm khách hàng của từng tổ chức. Với NHCSXH, mức
vay thấp nhất là 1 triệu đồng, tổng mức vay cao nhất là 75 triệu đồng,
tổng mức vay trung bình khoảng 15,6 triệu đồng. Trong số 345 khách
hàng của NHCSXH có 25% vay không quá 8 triệu đồng; 25% vay từ
8 đến 11 triệu; 25% vay từ 11 đến 20 triệu và 25% còn lại vay trên 20
triệu. Mức lãi vay trung bình của NHCSXH thấp nhất trong ba tổ chức
khoảng 0,92%/tháng, lãi vay cao nhất lên tới 9%/tháng. Với TDND,
tổng giá trị vốn vay lớn hơn rất nhiều so với NHCSXH, mức vay cao
nhất lên tới 570 triệu, thấp nhất là 2 triệu, mức vay trung bình cũng vào
khoảng 98,36 triệu – cao hơn hẳn so với mức vay tối đa tại NHCSXH
và TCVM. Và khoảng tứ phân vị cũng cho ta thấy trong số 263 quan
sát, có 25% khách hàng vay không quá 25 triệu và có 25% vay trên 120
triệu. Mức lãi vay trung bình tại TDND cũng khá cao, cao nhất trong
ba tổ chức, lãi suất thấp nhất là 0,56%/tháng, lãi suất cao nhất là 2.18%/
tháng, trung bình là 1,56%/tháng. Với nhóm TCVM, tổng mức vay
thấp hơn hẳn. Mức vay thấp nhất cũng là 1 triệu đồng, nhưng cao nhất
chỉ đạt 34 triệu đồng, trung bình vào khoảng 6,74 triệu đồng. Điều này
cũng dễ hiểu khi quy mô vốn của nhóm TCVM nhỏ, hạn mức của từng
khoản vay cũng thấp. Mức lãi suất trung bình khoảng 1,14%/tháng.
Khách hàng sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích khác nhau: sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng, chữa bệnh, trả nợ và mục đích khác. Với tổng
số 1375 khoản vay (độ tiếp cận) thì có 1370 khoản được cung cấp
thông tin rõ ràng về mục đích vay. Trong bảng tiếp theo, mục đích của
các khoản vay được thống kê theo hai khía cạnh khác nhau.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 65
Bảng 3.14: Mục đích sử dụng của các khoản vay
Tỷ lệ % trên Giá trị vay Tổng giá trị Tỷ lệ % trên
Mục đích Số lượng
tổng số trung bình vay (triệu tổng giá trị
sử dụng khoản vay
khoản vay (triệu đồng) đồng) vay
Sản xuất 777 56,72% 17 13428 40,43%
Kinh doanh 333 24,31% 42 13910 41,88%
Tiêu dùng 59 4,31% 28 1644 4,95%
Chữa bênh 6 0,44% 46 274 0,82%
Trả nợ 1 0,07% 60 60 0,18%
Khác 194 14,16% 20 3901 11,74%
Tổng số 1370 100,00% 33216 100,00%

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Chủ yếu các khoản vay nhằm mục đích sản xuất là chiếm tỷ lệ cao nhất
tới 56,72% trong tổng số khoản vay, tương ứng với tổng nguồn vốn lên
tới 13428 triệu đồng – khoảng 40,43% trên tổng giá trị vốn vay. Như
vậy, hầu như khách hàng vay vốn cho mục đích tự phát triển sản xuất
của gia đình. Họ đều là các khách hàng thu nhập thấp, hoặc hộ kinh
doanh siêu nhỏ. Điều này hoàn toàn đúng với giả thuyết H3 đưa ra
ở trên, và phù hợp với dữ liệu thứ cấp về khách hàng tài chính vi mô
trong mục 3.1.
Số lượng khoản vay cho mục đích kinh doanh chiếm tỷ lệ chỉ bằng
khoảng một nửa so với mục đích sản xuất, 24,31%; nhưng lượng vốn
vay cho mục đích này khá lớn, lên tới 13910 triệu đồng, và chiếm tỷ
trọng cao nhất về giá trị vốn vay trong tất cả các mục đích, 41,88%.
Như vậy, mặc dù số lượng các khoản vay ít hơn hẳn, nhưng giá trị vốn
vay lại rất lớn, cho thấy hạn mức của mỗi khoản vay kinh doanh rất
lớn, giá trị vay trung bình vào khoảng 42 triệu.

66 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình 3.10: Tỷ lệ của từng mục đích vay trên tổng các khoản vay và
tổng giá trị vay

Mục đích thứ ba là tiêu dùng, chỉ có khoảng 59/1.370 khoản vay dành cho
mục đich này, chiếm 4,31% và chiếm giá trị vốn vay tương đối cao, (1644
triệu đồng), tương ứng 4,95% trên tổng lượng vốn, giá trị vay trung bình
vào khoảng 28 triệu đồng. Số lượng khoản vay dành cho các mục đích như
chữa bệnh và trả nợ thì không nhiều: 6 khoản vay dành cho chữa bệnh và
chỉ 1 khoản dành cho trả nợ. Nhưng đây lại là các khoản vay lớn, mức vay
trung bình dành cho chữa bệnh là 46 triệu đồng, một khoản vay nhằm
trả nợ có giá trị 60 triệu đồng. Các mục đích khác chiếm tỷ lệ cao thứ ba
trong 6 mục đích được nêu ra, chiếm tỷ lệ 14,16% về số lượng và 11,74%
về giá trị.
Điều này thể hiện sự đa dạng một cách tương đối của hoạt động tín
dụng vi mô, không còn chỉ tập trung vào nhu cầu đầu tư nữa mà còn
đáp ứng nhu cầu chi tiêu – một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của
khách hàng tài chính vi mô. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó
chủ yếu là do nguồn vốn hạn hẹp, tổ chức cung cấp tín dụng vi mô
chưa thể đáp ứng tốt được nhu cầu này.
Về hình thức trả lãi và trả gốc: Hiện tại, các tổ chức cung cấp TCVM
cũng có nhiều hình thức đa dạng khác nhau: trả cuối kỳ, trả theo tháng,
trả theo tuần, trả không cố định.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 67
Bảng 3.15: Hình thức trả gốc của các khoản vay
Tổng NHCSXH TDND TCTC VM

Hình thức Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng


trả gốc các các các các
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
khoản khoản khoản khoản
vay vay vay vay
Trả cuối kỳ 700 51,02% 382 77,80% 311 79,13% 7 1,43%
Trả theo tháng 407 29,66% 92 18,74% 26 6,62% 289 59,22%
Trả theo tuần 192 13,99% 0 0,00% 0 0,00% 192 39,34%
Trả không cố
73 5,32% 17 3,46% 56 14,25% 0 0,00%
định
Tổng 1372 100,00% 491 100,00% 393 100,00% 488 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Hình thức trả gốc chủ yếu của các khoản vay của NHCSXH và TDND
là trả cuối kỳ, chiếm tỷ lệ tương ứng là 77,8% và 79,13% trên tổng số
các khoản vay. Với nhóm TCVM, do đặc trưng khách hàng, hình thức
trả gốc lãi khác một chút khi chủ yếu các khoản vay được trả gốc theo
tháng, chiếm 59,22%; còn chỉ có 1,43% các khoản vay có hình thức trả
gốc vào cuối kỳ. Hầu như ở NHCSXH và TDND thì không có hình

Bảng 3.16. Hình thức trả lãi của các khoản vay
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Hình thức Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng


trả lãi các các các các
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
khoản khoản khoản khoản
vay vay vay vay
Trả cuối kỳ 87 6,35% 43 8,76% 42 10,69% 2 0,41%
Trả theo tháng 1035 75,55% 436 88,80% 307 78,12% 292 60,08%
Trả theo tuần 192 14,01% 1 0,20% 0 0,00% 191 39,30%
Trả không cố
56 4,09% 11 2,24% 44 11,20% 1 0,21%
định
Tổng 1370 100,00% 491 100,00% 393 100,00% 486 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

68 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
thức trả gốc theo tuần, nhưng với TCVM thì tỷ lệ khoản vay trả gốc
theo tuần đứng thứ hai, lên tới 39,34%. Đây cũng chính là điểm mạnh
của TCTCVM trong việc linh hoạt các cách thức trả lãi và gốc nhằm
giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồn trả nợ hợp lý hơn so với
TDND và NHCSXH. Hình thức trả lãi theo tháng là phổ biến của các
khoản vay. Tính tổng chung toàn mẫu thì tỷ lệ các khoản vay trả lãi
theo tháng chiếm tới 75,55%, riêng với NHCSXH là 88,8%, với TDND
là 78,12%, nhóm TCVM là 60,08%. Các hình thức trả lãi khác hầu như
là không có hoặc chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Bảng 3.17: Hình thức vay của các khoản vay


Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Hình Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng


thức vay các các các các
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
khoản khoản khoản khoản
vay vay vay vay
Nhóm 657 47,92% 304 62,04% 8 2,04% 345 70,70%
Cá nhân 711 51,86% 186 37,96% 385 97,96% 140 28,69%
Khác 3 0,22% 0 0,00% 0 0,00% 3 0,61%
Tổng 1371 100,00% 490 100,00% 393 100,00% 488 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Hai hình thức vay chủ yếu được áp dụng là vay theo nhóm và vay theo
từng cá nhân độc lập. Từng tổ chức áp dụng hình thức cho vay khác
nhau. Với NHCSXH và nhóm TCVM thì hình thức vay chủ yếu là theo
nhóm, với NHCSXH thì hình thức này chiếm 62,04% trong tổng số các
khoản vay; và tỷ lệ này là 70,7% đối với TCTCVM. Điều này có thể là
do trên thực tế, NHCSXH và TCVM tiếp cận người dân thông qua các
đoàn, thể tại địa phương, điển hình là Hội nông dân Hội phụ nữ và Hội
cựu chiến binh. Các tổ chức này sẽ không làm việc trực tiếp và độc lập
với từng cá nhân mà thông thường sẽ cho vay theo từng nhóm, từng
cụm và dưới sự trợ giúp của các nhóm trưởng, cụm trưởng là những
người có uy tín của các đoàn thể. Ngược lại, TDND thường có cách
hoạt động độc lập, riêng rẽ, không thông qua tổ chức trung gian Nếu

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 69
khách hàng có nhu cầu vay vốn và có thể đáp ứng được điều kiện vay
vốn của TDND là hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn. Chính vì lẽ đó,
hình thức vay chủ yếu của TDND là vay theo từng cá nhân, chiếm tới
97,96%.
Xét chung với toàn bộ mẫu điều tra thì hình thức vay theo từng cá
nhân chiếm ưu thế với 51,86% trên tổng số khoản vay. Tuy nhiên, sự
ưu thế này không phải là vượt trội khi tỷ lệ khoản vay theo nhóm cũng
khá cao, lên tới 47,92%. Về bản chất, mỗi hình thức đều có ưu thế và
nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đối với các TCTCVM hoặc NHCSXH,
hình thức cho vay theo nhóm giúp giảm thiểu chi phí giám sát cho các
tổ chức mà chuyển nội dung này sang cho các thành viên nhóm. Cho
vay theo nhóm cũng giúp các khách hàng không có tài sản thế chấp
truyền thống (nhà cửa, ruộng đất, tài sản giá trị cao…) vẫn tiếp cận
được với tín dụng do sử dụng áp lực xã hội thông qua nhóm – hình
thức tín chấp. Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới trong việc
phát triển tài chính vi mô cũng đã chứng minh tính ưu việt của hình
thức cho vay theo nhóm.
Bảng tiếp theo cung cấp thông tin về nguồn trả nợ của các khoản vay,
ở đây phân chia thành 4 nguồn khác nhau: từ thu nhập, từ đi vay, từ
tiền người khác cho và từ nguồn khác. Chủ yếu các khoản vay được
hoàn trả từ nguồn thu nhập có được, các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ
không đáng kể. Trên thực tế, chủ yếu các khoản vay nhằm mục đích
sản xuất, kinh doanh; khách hàng vay vốn là nhằm mở rộng sản xuất
kinh doanh và quay vòng vốn nên sau mỗi chu kỳ vay vốn, khách hàng
lại có xu hướng giữ lại một phần lợi nhuận thu được nhằm trả nợ cho
nguồn vốn vay.
Dữ liệu sau cho biết khách hàng có gặp khó khăn khi trả nợ hay không.
Trong tổng số 962 khách hàng cung cấp thông tin thì chỉ có 260 người
cảm thấy khó khăn khi hoàn trả các khoản nợ.

70 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.18: Nguồn trả nợ của các khoản vay
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM

Nguồn trả Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng


nợ các các các các
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
khoản khoản khoản khoản
vay vay vay vay
Từ thu nhập 1297 94,60% 434 88,39% 381 96,95% 482 98,97%
Đi vay 52 3,79% 48 9,78% 1 0,25% 3 0,62%
Từ tiền người
13 0,95% 5 1,02% 6 1,53% 2 0,41%
khác cho
Khác 9 0,66% 4 0,81% 5 1,27% 0 0,00%
Tổng 1371 100,00% 491 100,00% 393 100,00% 487 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Bảng 3.19: Có/ Không khó khăn khi trả nợ?


Có Không
Khó khăn khi trả nợ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
NHCSXH 145 55,77% 198 28,21%
TDND 56 21,54% 207 29,49%
TCTCVM 59 22,69% 297 42,31%
Tổng 260 100,00% 702 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Sự khó khăn này có thể là do kết quả sản xuất kinh doanh của khách
hàng không được như mong đợi hoặc vốn vay về nhằm mục đích
tiêu dùng, chữa bệnh hoặc trả nợ nên họ không có được nguồn vốn
dư thừa khi kỳ trả gốc đến hạn. Nếu xét riêng trong số 260 cá nhân
thấy khó khăn khi trả nợ thì phần lớn trong số họ là khách hàng của
NHCSXH, chiếm 55,77%. Tỷ lệ này của TDND và TCTCVM là xấp
xỉ nhau.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 71
Hình 3.11: Phân chia các cá nhân khó khăn khi trả nợ theo từng
tổ chức

NHCSXH

Khó khăn trong hoàn trả là điều đáng lo lắng cho NHCSXH. Lý do chính
của vấn đề này là: Thứ nhất, các khách hàng của NHCSXH thường trong
diện hộ nghèo có sổ, có. “văn hóa”. nhận đồ miễn phí hơn là vay mượn có
trả lại do nhiều chương trình tài trợ cho không đã được nhận từ trước.
Thứ hai, chính sách lãi suất thấp, gần như cho không, kèm với các chính
sách hỗ trợ việc sử dụng vốn hầu như không có, đã khiến cho các khách
hàng của NHCSXH sử dụng vốn thường không hiệu quả, dẫn tới sự
khó khăn tất yếu khi đến kỳ trả nợ. Thứ ba, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi hiện
tại còn chưa hợp lý, đôi khi quá dài, dẫn đến khoản thu nợ khi đến hạn
thường quá lớn. Điều này không phù hợp với dòng tiền của khách hàng
nghèo.
Thông tin sau đây cho biết về các khoản vay của khách hàng tại các tổ
chức mà họ tham gia chính. Bên cạnh đó, khách hàng còn tham gia
nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Ngoài vay các khoản vay chính trên,
họ còn vay ở các tổ chức và cá nhân khác.

72 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.20: Số lượng khách hàng vay ở nơi khác
Có Không
Vay ở nơi khác
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
NHCSXH 33 25,38% 312 37,10%
TDND 43 33,08% 221 26,28%
TCTCVM 54 41,54% 308 36,62%
Tổng 130 100,00% 841 100,00%
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Trong số tổng cộng 971 quan sát, chỉ có 130 người là có vay tại nơi
khác, có thể vay của người thân hoặc vay của một tổ chức tín dụng nào
đó. Trong số đó có 54 khách hàng của TCTCVM (chiếm 41,54%); 43
khách hàng của TDND (chiếm 33,08%); và 33 khách hàng của NHC-
SXH (chiếm 25,38%). Điều này chứng tỏ rõ hơn vấn đề: tách biệt tác
động riêng của từng tổ chức cung cấp tài chính vi mô là rất khó, và có
nguy cơ chồng nợ trong khu vực tài chính vi mô do các tổ chức không
chia sẻ cho nhau thông tin về khách hàng vay vốn. Mặc dù nguy cơ này
hiện tại chưa cao, sự tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ do khách hàng vay cùng lúc
từ nhiều tổ chức khác nhau đang hiện hữu. Đây cũng là lý do căn bản
tạo nên khủng hoảng tài chính vi mô ở một số quốc gia như Căm-pu-
chia, Ấn Độ trong thời gian qua. Do vậy, các tổ chức cần quan tâm hơn
nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ, có thể thực hiện chia sẻ thông
tin về khách hàng giữa các tổ chức cung cấp tài chính vi mô trên cùng
một địa bàn.
Nhu cầu vay vốn ở nhiều nơi là điều tất yếu khi mà khách hàng cần vốn
vì nhiều mục đích khác nhau, trong khi giá trị vay tại một nơi chưa đủ
để có thể trang trải cho các mục đích đó. So sánh các thông số trong
các bảng sau cho thấy lãi vay trung bình khi khách hàng vay ở nơi khác
thấp hơn so với lãi suất khi vay tại các tổ chức mà họ đang tham gia.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 73
Bảng 3.21. Lãi suất (%/ tháng) khi vay ở nơi khác
NHCSXH TDND TCTCVM Tổng
Trả lời 28 40 52 121
N Không trả
6 1 3 10
lời
Trung bình 0,67 0,95 1,41 1,08
Giá trị xuất hiện
1 1 1 1
nhiều nhất
Nhỏ nhất 0 0 0 0
Lớn nhất 2 2 14 14
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Nếu lãi suất trung bình của các khoản vay chính của khách hàng tại
NHCSXH là 0,92%/tháng thì khi đi vay ở nơi khác họ chỉ phải trả
0,67%/tháng. Khách hàng vay tại TDND phải trả mức lãi suất trung
bình khá cao, khoảng 1,56%/tháng trong khi họ chỉ phải trả 0,95%/
tháng ở nơi khác. Ngược lại, lãi vay của khách hàng TCVM ở nơi khác
lại cao hơn khi họ vay tại tổ chức này: vay ở nơi khác với lãi suất 1,41%/
tháng, trong khi vay tại TCVM là 1,14%/tháng. Điều này xuất phát từ
việc một số người nghèo có thể đi vay từ người thân hoặc cho không,
trong khi các khách hàng của QTDND hoặc TCTCVM có thể vay từ
các Ngân hàng Thương mại khác hoặc các tổ chức tín dụng khác.
3.2.3. Đánh giá về hiệu quả/tác động của tài chính vi mô đến kinh
tế - đời sống của khách hàng
Nội dung chủ yếu của phần 3.2.3. tập trung đánh giá hiệu quả mang lại
từ việc tham gia các tổ chức tín dụng, tức là đánh giá xem các mặt về
kinh tế, đời sống của khách hàng sau khi vay vốn có gì đổi khác so với
trước đó.
3.2.3.1.Về cơ cấu thu nhập
Thông tin đầu tiên là ý kiến xếp hạng hoạt động mang lại thu nhập
chính cho gia đình khách hàng trước và sau khi tham gia tổ chức. Ở

74 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
đây có tất cả 12 hoạt động kinh tế được liệt kê, và tất nhiên các thành
viên của mỗi hộ gia đình sẽ tham gia một giỏ hoạt động nhỏ khác
nhau, mà không nhất thiết phải là tham gia hết. Trong giỏ các hoạt
động mà họ tham gia, có hoạt động mang lại nhiều thu nhập, có hoạt
động mang lại ít thu nhập. Bảng sau sẽ tách riêng thành từng nhóm
khách hàng của từng tổ chức và quan sát xem thứ tự xếp hạng các hoạt
động mang lại thu nhập chính cho gia đình mình.

Bảng 3.22: Ý kiến của khách hàng NHCSXH xếp hạng hoạt động
mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức
Đơn vị: người

NHCSXH
Hoạt động mang lại thu nhập chính
Trước khi tham gia Sau khi tham gia
Trồng trọt 111 104
Khác 66 54
Chăn nuôi 63 76
Thương mại 54 62
Lương CBCNV, lương hưu 17 17
Nghề phụ (chế tạo) 10 10
Thủy sản 6 5
Vận tải 4 4
Nghề phụ (chế biến) 4 3
Xây dựng 3 3
Dịch vụ 3 5
Công nghiệp 2 1
Tổng cộng 343 344
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Các con số tương ứng với các hoạt động trong bảng trên cho biết tổng
số người cho rằng hoạt động đó là quan trọng nhất trong vấn đề tạo thu
nhập cho gia đình. Như vậy, trước khi tham gia NHCSXH thì phần lớn
khách hàng nhận định hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nguồn
thu chính cho gia đình có 111 người đồng ý. Các hoạt đông. “Khác”. đứng

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 75
thứ hai với 66 người lựa chọn, chăn nuôi xếp thứ ba với 63 người, đứng
thứ tư là hoạt động thương mại/buôn bán nhỏ… Sau khi tham gia vay vốn
của NHCSXH thì chỉ có một số thay đổi nhỏ về số lượng người lựa chọn
các hoạt động và cơ cấu xếp hạng. Cụ thể, sau khi tham gia thì chỉ còn 104
khách hàng cho rằng trồng trọt là hoạt động mang lại thu nhập chính; số
lượng người lựa chọn hoạt động khác cũng giảm. Bên cạnh đó, hoạt động
chăn nuôi và thương mại/buôn bán nhỏ có vẻ như được đánh giá cao hơn.
Điều này thể hiện ở việc số lượng người lựa chọn hai hoạt động đó đã tăng
lên chút ít và đồng thời cơ cấu xếp hạng cũng có sự thay đổi nhỏ: đứng đầu
vẫn là trồng trọt; tiếp theo là hoạt động chăn nuôi, rồi tiếp đến thương mại,
còn các hoạt động khác xếp ở vị trí thứ tư.
Tương tự, sau đây là ý kiến xếp hạng 12 hoạt động theo tiêu chí mang
lại nguồn thu chính của khách hàng TDND.
Bảng 3.23. Ý kiến của khách hàng TDND xếp hạng hoạt động mang
lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức
Đơn vị: người

TDND
Hoạt động
Trước khi tham gia Sau khi tham gia
Chăn nuôi 78 80
Trồng trọt 71 62
Thương mại 44 51
Lương 26 27
Thủy sản 22 18
Xây dựng 8 8
Nghề phụ (chế tạo) 5 5
Công nghiệp 4 4
Vận tải 4 3
Dịch vụ 4 2
Khác 3 8
Nghề phụ (chế biến) 0 1
Tổng cộng 269 269
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

76 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Cơ cấu xếp hạng trước và sau khi tham gia TDND không có gì thay
đổi, khi mà nhóm hoạt động trong tốp đầu trước và sau là giống nhau:
chăn nuôi, trồng trọt, thương mại, lương CBCNV/lương hưu, thủy
sản. Có chăng chỉ là sự thay đổi về số người lựa chọn đối với từng hoạt
động, nhưng sự thay đổi này cũng không đủ lớn để làm thay đổi cơ cấu
xếp hạng.

Bảng 3.24: Ý kiến của khách hàng TCTCVM xếp hạng hoạt động
mang lại thu nhập chính trước và sau khi tham gia tổ chức
Đơn vị: người
TCTCVM
Hoạt động mang lại thu nhập
chính Trước khi tham Sau khi tham
gia gia
Trồng trọt 158 128
Thương mại 77 94
Chăn nuôi 62 80
Khác 20 18
Vận tải 14 14
Xây dựng 9 9
Nghề phụ (chế tạo) 6 7
Dịch vụ 4 4
Lương 4 4
Công nghiệp 3 2
Thủy sản 3 2
Nghề phụ (chế biến) 1 4
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Đối với khách hàng TCTCVM, nhóm các hoạt động mang lại thu nhập
chủ yếu trước và sau khi tham gia tổ chức cũng hoàn toàn giống nhau:
trồng trọt, thương mại, chăn nuôi, các hoạt động khác, và vận tải. Cơ
cấu này không có sự thay đổi mà chỉ là thay đổi về số lượng người đánh

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 77
giá đối với từng hoạt động cụ thể.
Dựa trên sự đánh giá của từng nhóm khách hàng, chúng ta có thể thấy
cơ cấu thu nhập không có sự thay đổi nhiều, Cơ cấu xếp hạng là khác
nhau tùy theo quan điểm của khách hàng từng tổ chức. Tuy nhiên,
trồng trọt, thương mại và chăn nuôi đều là những hoạt động được
đánh giá khá cao và đều nằm trong nhóm đầu khi xét đến khía cạnh
mang lại nguồn thu chính cho gia đình. Điều này càng làm rõ hơn giả
thuyết H3 về phân đoạn thị trường của cả 3 tổ chức nghiên cứu đều
tập trung vào khách hàng thu nhập thấp, chủ yếu là nông dân tự sản
xuất, buôn bán nhỏ.

Bảng 3.25: Sự thay đổi tỷ lệ (%) đóng góp vào tổng thu nhập của các
hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức
NHCSXH TDND TCTCVM
Hoạt động
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Trồng trọt 49,06 50,85 42,29 35,68 49,88 47,17
Chăn nuôi 42,29 44,10 44,11 48,41 41,24 42,12
Công nghiệp 54,29 90,00 36,67 50,00 50,00 40,00
Thủy sản 45,47 30,83 54,92 48,60 44,24 32,29
Xây dựng 52,32 46,67 56,67 55,13 52,67 48,50
Thương mại 60,16 57,50 69,04 62,71 59,93 66,00
Vận tải 67,71 70,00 100,00 90,00 54,76 50,05
Nghề phụ (chế
38,11 46,12 26,38 25,50 39,73 41,73
tạo)
Nghề phụ (chế
40,00 32,86 10,00 15,00 40,00 29,00
biến)
Dịch vụ 41,13 47,27 33,85 29,55 52,43 51,71
Lương 57,87 66,36 46,73 45,68 69,92 57,69
Khác 56,60 59,78 43,70 44,92 42,71 44,64
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

78 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Thông tin trên thể hiện tỷ lệ đóng góp trung bình vào tổng thu nhập
của các hoạt động trước và sau khi tham gia tổ chức. Tỷ lệ này cũng
được tính toán riêng đối với từng nhóm khách hàng của từng tổ chức
tín dụng.
Theo ý kiến đánh giá của khách hàng NHCSXH trước khi vay vốn của
ngân hàng thì mức đóng góp trung bình của trồng trọt vào tổng thu
nhập khoảng 49,06%; và sau khi vay vốn hoạt động này tạo ra khoảng
50,85% thu nhập.
Với khách hàng vay vốn của TDND, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của
hoạt động trồng trọt là 42,29% và 35,68% tương ứng với trước và sau
khi tham gia Quỹ. Với TCVM thì tỷ lệ đóng góp trước và sau của trồng
trọt là 49,88% và 47,17%.
Tương tự chúng ta cũng thấy được tỷ lệ tương ứng của các hoạt động
còn lại. Nhận xét chung là các tỷ lệ này không có thay đổi lớn giữa
trước và sau khi vay vốn. Như vậy, tín dụng vi mô có tác động giúp
thay đổi tổng mức thu nhập chứ hầu như không làm thay đổi cơ cấu
đóng góp của các hoạt động vào tổng thu nhập. Để có sự thay đổi về
cơ cấu thu nhập, tài chính vi mô cần đi kèm với các chương trình đào
tạo, nâng cao năng lực và các chương trình tạo việc làm đa dạng. Hơn
nữa, sự thay đổi cơ cấu thu nhập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh
tế khách quan. Phần sau đây sẽ làm rõ hơn sự thay đổi của thu nhập,
chi tiêu và tiết kiệm sau khi vay vốn của khách hàng.
3.2.3.2. Về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm
Các dữ liệu dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn từ phía khách hàng tự
đánh giá sự thay đổi về cả thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm trước và sau
khi tham gia tổ chức. Lý do chính của việc xem xét cả ba yếu tố là: vấn
đề thu nhập là bao nhiêu và như thế nào luôn khó đánh giá. Vì vậy, việc
kết hợp cả thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm sẽ giúp việc đánh giá mức
sống toàn diện hơn, giảm thiểu tình trạng giấu thông tin hoặc thông
tin không cân xứng.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 79
Bảng 3.26: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Đánh giá Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Tăng lên
280 29,02 45 13,12 142 53,79 93 25,98
nhiều
Tăng lên ít 586 60,73 227 66,18 109 41,29 250 69,83
Không tăng 98 10,16 71 20,70 13 4,92 14 3,91
Giảm đi 1 0,10 0 0,00 0 0,00 1 0,28
Tổng cộng 965 100,00 343 100,00 264 100,00 358 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Trong số 965 khách hàng cung cấp thông tin, có tới 586 người cho
rằng thu nhập của hộ gia đình sau khi được vay vốn có tăng lên ít, số
lượng này chiếm 60,73%. Có 29,02% khách hàng nói thu nhập tăng lên
nhiều, và 10,16% nhận định thu nhập của họ không hề thay đổi giữa
trước và sau khi được vay vốn.

Hình 3.12: Đánh giá về thu nhập trước và sau khi tham gia tổ chức

100% 3.91
10.16 4.92
90% 20.70
80%
41.29
70%
60.73 69.83
60%
50% 66.18 Giảm đi
40%
Không tăng
30%
53.79 Tăng lên ít
20%
29.02 25.98 Tăng nhiều
10%
13.12
0%
Tổng NHCSXH QTDND TCVM

80 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tỷ lệ khách hàng có thu nhập giảm đi hầu như không đáng kể, chỉ có
1/965 khách hàng đánh giá là giảm. Do vậy, đây được coi như quan sát
phi đại diện của mẫu phân tích.
Cơ cấu đánh giá này cũng không thay đổi nhiều khi xét riêng từng
nhóm khách hàng của từng tổ chức. Hầu hết các khách hàng đều
cho rằng thu nhập tăng lên, nhưng mức độ ít (66,18% khách hàng
của NHCSXH, 69,82% của TCTCVM, và 41,25% khách hàng của Qũy
TDND). Tuy vậy, tỷ lệ. “không tăng”. rơi vào các khách hàng của NHC-
SXH khá cao (20,7%) so với các tổ chức khác. Trong khi đó, nhiều
khách hàng của QTDND (53.79%) đánh giá rằng thu nhập của họ tăng
lên nhiều sau khi có sự hỗ trợ về vốn vay của tổ chức này. Lý do chính
xuất phát từ quy mô món vay trung bình đối với QTDND tương đối
cao (trung bình 40 triệu đồng/khách hàng), trong khi của NHCSXH
chỉ là 14,58 triệu đồng và của TCTCVM là 6,74 triệu đồng. So sánh
giữa quy mô vốn vay và mức độ tăng lên của thu nhập, có thể thấy rằng
một đồng vốn cho vay trung bình của TCTCVM có tác động đến tăng
thu nhập cao hơn các tổ chức khác.
Để làm rõ hơn dữ liệu về thay đổi thu nhập có được khách hàng nhìn
nhận đúng không, phần đánh giá về chi tiêu cũng được xem xét. Đây
cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự thay đổi về
mức sống của người dân trước và sau khi được tiếp cận và sử dụng
dịch vụ tài chính vi mô.
Bảng 3.27. Đánh giá về chi tiêu trước và sau khi tham gia tổ chức
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Đánh giá
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tăng lên
299 30,98 68 19,83 136 51,52 95 26,54
nhiều
Tăng lên ít 552 57,20 199 58,02 114 43,18 239 66,76
Không tăng 113 11,71 76 22,16 14 5,30 23 6,42
Giảm đi 1 0,10 0 0,00 0 0,00 1 0,28
Tổng cộng 965 100,00 343 100,00 264 100,00 358 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 81
Hình 3.13. Đánh giá về chi tiêu của khách hàng trước và sau khi
tham gia tổ chức
100% 6.42
11.71 5.30
90% 22.16
80%
43.18
70%
57.20 66.76
60%
50% 58.02 Giảm đi
40%
Không tăng
30%
51.52 Tăng lên ít
20%
30.98 26.54 Tăng nhiều
10%
19.83
0%
Tổng NHCSXH QTDND TCVM

Ý kiến đánh giá về sự thay đổi chi tiêu khá tương đồng so với sự đánh
giá về thu nhập. Nhìn chung, chi tiêu của khách hàng nhìn chung là
tăng lên, nhưng mức tăng chủ yếu là ít (57,2% khách hàng). Khách
hàng của NHCSXH và TCVM thường nghèo hơn, nên chi tiêu cũng
tăng lên ít hơn so với khách hàng của TDND. Và điều này dẫn đến một
kết quả hợp logic về tiết kiệm, phần lớn khách hàng của 3 tổ chức trên
đều nhận định mức tiết kiệm không có gì thay đổi giữa trước và sau
khi vay vốn.

Bảng 3.28: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức
Tổng NHCSXH TDND TCVM
Đánh giá
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tăng lên
163 17,09 19 5,65 73 28,08 71 19,83
nhiều
Tăng lên ít 319 33,44 103 30,65 81 31,15 135 37,71
Không tăng 459 48,11 204 60,71 104 40,00 151 42,18
Giảm đi 13 1,36 10 2,98 2 0,77 1 0,28
Tổng cộng 954 100,00 336 100,00 260 100,00 358 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

82 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình 3.14: Đánh giá về tiết kiệm trước và sau khi tham gia tổ chức
100%
90%
80% 40.00
42.18
70% 48.11
60.71
60%
50% Giảm đi
31.15
40%
33.44 37.71 Không tăng
30%
30.65 Tăng lên ít
20%
28.08 19.83 Tăng nhiều
10% 17.09
0% 5.65

Tổng NHCSXH QTDND TCVM

Một khía cạnh cũng được chúng tôi quan tâm là: liệu thu nhập và chi
tiêu tăng lên như vậy, khách hàng có đầu tư cho sản xuất kinh doanh
để đảm bảo sự tăng này là bền vững hay không, hay chỉ tập trung vào
tiêu dùng trước mắt. Đây cũng là một cách để đánh giá về khả năng
quản lý chi tiêu của người nghèo/người thu nhập thấp khi tham gia
vào tài chính vi mô.

Bảng 3.29: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau khi tham gia tổ chức

Tổng NHCSXH TDND TCVM


Đánh giá
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tăng lên
273 29,01 50 15,06 133 51,75 90 25,57
nhiều
Tăng lên ít 511 54,30 205 61,75 79 30,74 227 64,49
Không tăng 148 15,73 71 21,39 45 17,51 32 9,09
Giảm đi 9 0,96 6 1,81 0 0,00 3 0,85
Tổng cộng 941 100,00 332 100,00 257 100,00 352 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 83
Hầu hết các khách hàng đều nhận định mức đầu tư cho sản xuất kinh
doanh sau khi tham gia tổ chức là tăng lên so với trước đó. Điều này
là hoàn toàn phù hợp với mục đích chủ yếu của các khoản vay là sản
xuất/kinh doanh. Hơn nữa, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì
cũng kéo theo nguồn đầu tư này tăng lên. Vậy khách hàng tài chính vi
mô đã rất quan tâm tới việc phát triển sản xuất kinh doanh để có thể
đạt mức thu nhập tăng bền vững trong tương lai, chứ không tiêu dùng
phi sản xuất hoặc xa xỉ.

Hình 3.15: Đánh giá về đầu tư cho sản xuất kinh doanh trước và sau
khi tham gia tổ chức

100%
17.51 9.09
90% 15.73
21.39
80%
70% 30.74
60% 54.30
50% Giảm đi
61.75
40%
64.49 Không tăng
30%
Tăng lên ít
20%
51.75 25.57 Tăng nhiều
10% 29.01 15.06
0%
Tổng NHCSXH QTDND TCVM

Khách hàng của NHCSXH và TCVM hầu hết đều cho rằng mức đầu tư
tăng lên ít, trong khi hầu hết khách hàng của TDND đánh giá là mức
đầu tư tăng lên nhiều hơn. Lý do chính cũng xuất phát từ quy mô vốn
vay trung bình của NHCSXH và TCVM nhỏ hơn. Điều này cũng cho
thấy, mặc dù vốn vay trung bình nhỏ, tác động đến thu nhập, chi tiêu
và đầu tư của khách hàng từ TCTCVM là rất khả quan.

84 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Về mức sống
Mặc dù các vấn đề về thu nhập, chi tiêu và đầu tư của khách hàng
tài chính vi mô đều tốt hơn so với trước kia, câu hỏi đặt ra ở đây
là: Liệu sự thay đổi tốt này có hoàn toàn xuất phát từ tài chính vi
mô không? Liệu có trường hợp mức sống chung của cả xã hội tăng
lên, trong đó có khách hàng tài chính vi mô? Tác động ròng của tài
chính vi mô là gì? Chúng tôi kiểm định giả thuyết H1 thông qua
việc yêu cầu khách hàng so sánh sự thay đổi của mức sống gia đình
họ với hàng xóm. Sự khác biệt ròng chính là tác động ròng của tài
chính vi mô.

Bảng 3.30: Đánh giá về mức sống của gia đình so với hàng xóm/dân
làng trước khi tham gia tổ chức và hiện nay
Đơn vị: %

Tổng NHCSXH TDND TCTCVM


Đánh giá Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Giầu có 0,31 0,93 0,00 0,58 1,14 1,52 0,00 0,84
Khá giả 7,37 27,83 2,33 15,74 16,29 46,97 5,60 25,28
Trung bình 53,73 53,37 38,19 48,10 63,64 49,24 61,34 61,52
Nghèo 31,64 16,61 48,40 32,36 18,94 2,27 24,93 12,08
Rất nghèo 6,95 1,25 11,08 3,21 0,00 0,00 8,12 0,28
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Xét chung trên toàn mẫu điều tra, trước khi tham gia vay vốn thì chủ
yếu các hộ gia đình có mức sống trung bình, bao gồm 518 hộ, chiếm
53,73%. Sau khi vay vốn, mức sống trung bình vẫn chiếm tỷ lệ cao
nhất, 53,37%, không có sự thay đổi gì về số lượng gia đình ở mức sống
trung bình (số lượng chỉ giảm đi 4), có chăng chỉ là sự luân chuyển
của các hộ từ mức sống này sang mức sống khác. So với trước khi

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 85
được vay vốn, hộ nghèo và rất nghèo giảm đi rất ấn tượng (31,64%
hộ nghèo trước và 16,61% hộ nghèo sau khi vay vốn; con số này đối
với hộ rất nghèo là 6,95% và 1,25%). Tương tự, số lượng hộ khá giả lại
tăng lên nhiều, từ 71 lên 268 hộ, tương ứng với mức 7,37% và 27,83%.
Tuy nhiên, số hộ giàu có thì không tăng lên nhiều. Điều này chứng tỏ:
khách hàng tài chính vi mô thoát nghèo ấn tượng, nhưng không có sự
bứt phá nhiều về sự giầu có. Kết luận này cũng phù hợp với giả thuyết
H3 và H1.
Cụ thể hơn, chúng ta thực hiện thể so sánh, đánh giá mức sống của các
nhóm khách hàng đối với từng tổ chức khác nhau để thấy sự khác biệt
tương đối giữa các tổ chức. Sự thay đổi về mức sống trước và sau khi
vay vốn của khách hàng các tổ chức khác nhau thể hiện rõ nét thông
qua hình sau.

Hình 3.16: Sự thay đổi mức sống trước và sau khi tham gia tổ chức
H)

H)
SX

SX
HC

HC
(N

(N
c

u
ướ

Sa
Tr

86 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Khách hàng nghèo và rất nghèo của NHCSXH chiếm tỷ trọng lớn
nhất (59,48% trước và 35,57% sau khi vay), sau đó tới khách hàng
TCTCVM (33,05% và 12,36%), cuối cùng là khách hàng TDND
(18,94% và 2,27%). Với sự thay đổi của mức sống của người nghèo sau
khi tham gia tổ chức cho thấy tác động của các TCTCVM là vô cùng
ấn tượng so với quy mô vốn vay và mức đầu tư cho ngành này. Vì bản
thân NHCSXH với nguồn vốn vô cùng lớn và được sự đầu tư của Nhà
nước về nhiều mặt, mức độ giảm nghèo đói của khách hàng chỉ cao
hơn TCTCVM là hơn 3%. Con số khách hàng nghèo của 3 tổ chức
cũng chứng tỏ nhận định ban đầu của chúng tôi về khách hàng nghèo/
thu nhập thấp là chính xác. Không phải người nghèo và rất nghèo nào
cũng thuộc diện có sổ vì thông thường khách hàng của TCTCVM và
TDND khó có khả năng vay từ các chương trình cho người nghèo của
NHCSXH.
Mức sống chung và tác động ròng của tài chính vi mô đến mức sống
của khách hàng
Trong phần trên chúng ta vừa nói tới mức sống riêng của các hộ gia
đình có người vay vốn. Phần tiếp theo là một số thông tin quan tâm
đến sự tác động của tổ chức/dự án đến mức sống chung của cả địa
phương.

Bảng 3.31: Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước
khi có các các tổ chức cung cấp TCVM
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Mức độ Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Tốt hơn 907 94,28 317 92,69 255 96,59 335 94,10
Không thay
54 5,61 25 7,31 9 3,41 20 5,62
đổi
Kém hơn 1 0,10 0 0,00 0 0,00 1 0,28
Tổng cộng 962 100,00 342 100,00 264 100,00 356 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 87
Hầu hết đều nhận định mức sống chung của địa phương hiện nay tốt
hơn so với trước khi có các tổ chức (94,28%). Một số ít cho rằng mức
sống của địa phương không thay đổi (5,61%), và hầu như không ai nói
mức sống của địa phương đi xuống kém hơn kể từ khi có sự xuất hiện
các tổ chức này. Rõ ràng, hoạt động của các tổ chức cung cấp tài chính
vi mô là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu tài chính chính đáng của
người dân. Nếu các tổ chức này không xuất hiện thì các tổ chức phi
chính thức như hụi, họ, phường, người cho vay nặng lãi … sẽ có cơ hội
phát triển. Mặc dù các tổ chức đó không phải lúc nào cũng hoàn toàn
xấu, nhưng không được sự quản lý của luật pháp, cũng như có một số
vụ vỡ nợ hụi họ đã khiến cho nhiều người lao đao, mất nhà cửa hoặc
thậm chí bị đe dọa tính mạng. Vì vậy, sự tham gia và phát triển của các
tổ chức tài chính bán chính thức và chính thức là cơ hội tốt cho người
dân nói chung, người nghèo nói riêng.
Số liệu từ điều tra mức sống dân cư Việt Nam VHLSS cũng cho kết quả
tương tự về sự thay đổi mức sống chung tại Việt Nam.

Hình 3.17: Tỷ lệ hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2008 so
với 2001

Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

88 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Theo điều tra mức sống dân cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực
hiện hai năm một lần, phần lớn các hộ dân đều đánh giá mức sống
đã tăng lên nhiều (41,3%) hoặc cải thiện hơn một chút (45,7%) trong
năm 2008 so với 2001. Chỉ có 5% cho rằng cuộc sống tệ hơn. Sự khác
biệt giữa vùng nông thôn và thành thị không lớn, thậm chí người dân
ở nông thôn còn cảm nhận sự thay đổi tích cực hơn so với thành thị.
Nhưng sự thay đổi đó có phải là kết quả hoạt động của tài chính vi mô
hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa được trả lời.
Trong một nghiên cứu khác của UN Women (2011) ở Việt Nam với 2
tỉnh đại diện là Đồng Tháp và Hải Dương, chúng tôi đã tìm hiểu về
đánh giá chung của người dân, không phân biệt có tham gia tổ chức
thì kết quả về sự thay đổi cuộc sống so với 5-10 năm trước cũng hết
sức ấn tượng.
Bảng 3.32. Sự thay đổi cuộc sống chung trong 5 năm và 10 năm
qua
Đồng Tháp Hải Dương
5 năm trước 10 năm trước 5 năm trước 10 năm trước
Khía cạnh
Tần Tần Tần Tần
% % % %
suất suất suất suất
Tốt hơn 187 72,48% 198 76,74% 218 84,50% 220 85,27%
Tài
Không thay đổi 41 15,89% 29 11,24% 16 6,20% 16 6,20%
chính
Kém hơn 30 11,63% 31 12,02% 19 7,36% 13 5,04%
Tốt hơn 172 66,67% 191 74,03% 207 80,23% 209 81,01%
Mức
Không thay đổi 53 20,54% 34 13,18% 28 10,85% 31 12,02%
sống
Kém hơn 33 12,79% 33 12,79% 17 6,59% 9 3,49%
Tốt hơn 141 54,65% 158 61,24% 182 70,54% 183 70,93%
Vị thế
Không thay đổi 89 34,50% 70 27,13% 63 24,42% 63 24,42%
xã hội
Kém hơn 27 10,47% 29 11,24% 7 2,71% 3 1,16%
Tốt hơn 164 63,57% 179 69,38% 210 81,40% 213 82,56%
Sự hài
lòng Không thay đổi 67 25,97% 54 20,93% 29 11,24% 30 11,63%
chung
Kém hơn 27 10,47% 25 9,69% 13 5,04% 4 1,55%
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động của sự thay đổi kinh tế vĩ mô đến phụ nữ, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 89
Nhìn chung, về cả 4 phương diện: tài chính, mức sống, địa vị xã hội, sự
hài lòng chung về cuộc sống, người được phỏng vấn đều đánh giá thời
điểm hiện tại đều tốt hơn so với 5 năm và 10 năm trước. Lý do chính
của sự thay đổi này được nhận định chủ yếu là (i) việc làm tốt hơn và
sẵn có hơn; (ii) vị thế gia đình thay đổi; (iii) các vấn đề về giáo dục và
sức khỏe. Như vậy, có thể thấy tài chính vi mô góp phần hỗ trợ cho
khách hàng có việc làm tốt hơn, hoặc công việc hiện tại tốt hơn. Nếu
khách hàng không có kỹ năng nghề nghiệp hoặc các kiến thức về làm
ăn, chắc chắn tác động của tài chính vi mô là rất hạn hẹp, thậm chí có
thể gây tác dụng ngược vì tạo ra gánh nặng nợ nần cho họ.
Thông tin trong bảng tiếp theo phân tích về tác động ròng của tài chính
vi mô thông qua việc so sánh sự thay đổi mức sống của gia đình so với
sự thay đổi mức sống chung.

Bảng 3.33: Mức sống của gia đình thay đổi so với sự thay đổi mức sống
chung trong địa phương
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Mức độ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nhanh hơn 204 23,02 50 16,08 91 35,27 63 19,87
Tương đương 563 63,54 199 63,99 162 62,79 202 63,72
Chậm hơn 119 13,43 62 19,94 5 1,94 52 16,40
Tổng cộng 886 100,00 311 100,00 258 100,00 317 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Dữ liệu ở bảng trên cho thấy phần lớn khách hàng (63,54%) cho rằng
sự thay đổi mức sống của gia đình mình là tương đương với sự thay
đổi mức sống chung trong địa phương. Gần ¼ số khách hàng đánh giá
là có thay đổi nhanh hơn, trong khi 13,43% cho rằng mức sống của
họ thay đổi chậm hơn. Một điều hết sức khả quan cho các TCTCVM

90 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
thông qua kết quả đánh giá tác động ròng ở đây nữa là: tỷ lệ khách
hàng đánh giá có sự thay đổi mức sống nhanh hơn so với địa phương
là 19,87%, cao hơn so với khách hàng của NHCSXH (16,08%), trong
khi tỷ lệ khách hàng cho rằng mức sống thay đổi chậm hơn là ít hơn
(16,4% và 13,43%).

Bảng 3.34: Tác động của việc tham gia tổ chức/ dự án đối với mức
sống gia đình
Tổng NHCSXH TDND TCVM
Tác động
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Rất tích cực 135 14,02 52 15,20 47 17,87 36 10,06
Tích cực 713 74,04 225 65,79 204 77,57 284 79,33
Trung bình 97 10,07 55 16,08 10 3,80 32 8,94
Ít có tác động 16 1,66 10 2,92 1 0,38 5 1,40
Không có tác
2 0,21 0 0,00 1 0,38 1 0,28
động
Tác động tiêu
0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
cực
Tổng cộng 963 100,00 342 100,00 263 100,00 358 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Hầu hết khách hàng của các tổ chức đều cho rằng việc tham gia các tổ
chức tín dụng có tác động tích cực đến mức sống của gia đình họ. Một
số người cho rằng việc tham gia tổ chức/ dự án có tác động rất tích cực,
một số khác lại cho rằng mức độ tác động chỉ ở mức trung bình. Hầu
như không có ý kiến nào khẳng định việc tham gia vay vốn không có
tác động hoặc tác động tiêu cực.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 91
Hình 3.18: Tác động của việc tham gia tổ chức/ dự án đối với mức
sống gia đình

NHCSXH

Nếu so sánh giữa các tổ chức thì sự khác biệt là tương đối lớn. Tới
89,39% khách hàng của TCTCVM đánh giá là sự tác động rất tích cực
và tích cực, trong khi của NHCSXH là 80,99%. Lý do chính là: khi
tham gia TCTCVM, các khách hàng còn nhận được rất nhiều lợi ích
về nâng cao năng lực, đào tạo. Không khí họp nhóm vui vẻ với các nội
dung đa dạng, không chỉ về vay vốn, cũng giúp cho khách hàng có
nhiều thông tin và xúc cảm hơn. Các khách hàng TCTCVM cảm thấy
sự sở hữu đối với tổ chức mình tham gia. Các kinh nghiệm của khách
hàng sử dụng vốn tốt và làm ăn hiệu quả cũng được chia sẻ lẫn nhau.
Do vậy, hầu hết khách hàng TCTCVM đều có sự đánh giá rất tốt về tổ
chức và tác động của tổ chức tới mức sống.
Để so sánh cụ thể hơn, chúng tôi đã yêu cầu khách hàng so sánh dự
tính tổng tài sản trước và sau khi vay vốn.

92 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng 3.35: Tổng tài sản của gia đình trước khi tham gia dự án và
hiện nay
Đơn vị tính: triệu đồng

NHCSXH TDND TCTCVM


Trước kia Hiện nay Trước kia Hiện nay Trước kia Hiện nay
Trả lời 318 320 186 213 335 336
N Không
27 25 78 51 27 26
trả lời
Trung bình 19,63 27,30 102,15 177,14 38,30 47,83
Giá trị giữa 15,00 18,75 40,00 70,00 20,00 28,25
Nhỏ nhất 1 1 3 10 1 1
Lớn nhất 200 300 1500 2000 3200 3200
Tổng 6244 8735 19000 37730 12830 16070
25 4,15 7,00 25,00 41,55 14,00 18,00
Phần
50 15,00 18,75 40,00 70,00 20,00 28,25
trăm
75 24,25 30,38 68,50 150,00 30,00 45,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Đối với khách hàng của NHCSXH, tổng tài sản trung bình luôn ở mức
thấp nhất, trước khi tiếp cận nguồn vốn là khoảng 19,63 triệu đồng;
sau khi vay vốn thì có tăng lên chút ít, đạt 27,3 triệu đồng. Bên cạnh
đó, mức tài sản trung bình của khách hàng TDND khá cao, trước kia
là 102,15 triệu đồng và hiện nay lên tới 177,14 triệu đồng. Tổng tài
sản trung bình của khách hàng TCTCVM trước kia khoảng 38,3 triệu
đồng và hiện nay tăng lên 47,83 triệu đồng. Xét về tỷ lệ tăng, khách
hàng của TCTCVM có sự tăng trưởng ấn tượng hơn nhiều, mặc dù giá
trị nhỏ hơn. Nói chung, tổng tài sản trung bình của các hộ gia đình sau
khi vay vốn ít nhiều đã tăng lên so với trước khi được tiếp cận nguồn
vốn.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 93
HỘP 3.2. KHÁCH HÀNG TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI CÂU CHUYỆN
THOÁT NGHÈO

Chị Nguyễn Thị Nga, dân tộc Nùng ở xã Nà Nhạn, huyện


Điện Biên, tỉnh Điện Biên là thành viên của Quỹ Phụ nữ
Phát triển huyện Điện Biên từ năm 2000 với mức vay đầu
tiên là 2 trăm ngàn đồng. Chị đã mua cá khô và vài mặt
hàng tạp phẩm nhỏ để bán lẻ. Trong vòng 11 năm qua, chị
vẫn là khách hàng thường xuyên của Quỹ. Đến 2011, với
khả năng hoàn trả tốt và thay đổi chất lượng sản xuất, chị
đã vay tăng lên 5 triệu đồng, thời hạn hoàn trả 2 tuần/ 1 lần.
Hiện nay, cửa hàng tạp hóa của chị đã bán đầy đủ các vật
dụng sinh hoạt hàng ngày phục vụ cho các gia đình trong
bản và xã. Ngoài ra, để tăng thêm thu thập cho gia đình,
chị cũng chuyên thu mua lương thực như chấu, sắn … và
bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài vay vốn của Quỹ, chị
còn được vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã
hội theo Chương trình 135. Chị đã sử dụng số tiền này để
mua 2 chiếc máy xay xát nhằm phục vụ cho người dân mỗi
mùa thu hoạch. Với dịch vụ xay xát, thu mua và bán hàng
tạp phẩm, thu nhập hàng tháng của gia đình chị là 6 triệu/
tháng. Hầu hết các khoản tiết kiệm của chị được dùng để
đầu tư kinh doanh mở rộng sản xuất.
Sắp tới, chị dự định mua thêm máy nghiền để tăng thêm
thu nhập cho 2 vợ chồng và 3 con trai. Từ một hộ nghèo
“.có sổ”., với khởi nghiệp vay vốn 2 trăm ngàn đồng, hiện
nay cuộc sống của gia đình chị đã tương đối khá giả trong
cộng đồng. Chị Nga là một trong số các gương điển hình
vay vốn từ tài chính vi mô đã thoát nghèo được vinh danh
là Doanh nhân vi mô tiêu biểu trong. “Chương trình Giải
thưởng Doanh nhân vi mô Citi-Việt Nam 2011 - CMA 2011”.
Nguồn: Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam, 2011

94 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tuy vậy, liệu sự tiếp cận tới tài chính vi mô có phải là yếu tố chính dẫn
đến sự thay đổi mức sống và thu nhập của gia đình nói riêng, của cộng
đồng nói chung trong thời gian qua không? Trong nghiên cứu của UN-
Women (2011), khi được hỏi về “điều quan trọng nhất mà địa phương
cô/chị đã đạt được trong thời gian qua?”. Câu trả lời tương đối bất ngờ.

Bảng 3.36. Điều quan trọng nhất địa phương cô/chị đã đạt được
trong thời gian qua
Đơn vị: %

Nội dung 5 năm qua 10 năm qua


Đường sá tốt 32,8 18,8
Điện lưới đầy đủ 13,5 29,2
Nước sạch 11,0 7,5
Tổ chức cộng đồng tốt 10,2 7,9
Trường học chất lượng 9,6 14,1
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt 8,3 6,6
Hệ thống thông tin 5,0 7,0
Công ăn việc làm 4,2 1,7
Môi trường sạch sẽ 3,1 3,8
Các cơ sở đào tạo 2,1 2,1
Khác 0,2 1,3
Tổng 100,0 100.0
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động của sự thay đổi kinh tế vĩ mô đến phụ nữ, 2011

Nhìn chung, mức sống của người dân Việt Nam nói chung, của khách
hàng tài chính vi mô nói riêng, đã từng bước được nâng cao. Các thay
đổi chính trong cộng đồng được đánh giá cao chủ yếu tập trung vào
vấn đề cơ sở hạ tầng cứng (như đường sá, điện nước…) . Điều này
hoàn toàn phù hợp với thực tế đầu tư công tăng cao cho cơ sở hạ tầng
Việt Nam trong 10 năm qua. Khi có cơ sở hạ tầng tốt, việc đầu tư,

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 95
sản xuất kinh doanh của từng cá nhân sẽ có hiệu quả hơn. Do vậy, tài
chính vi mô góp phần tạo việc làm (được 4,2% người dân đánh giá là
sự thay đổi lớn trong 5 năm qua), hoặc phát triển việc làm thuận lợi
hơn. Giả thuyết H4 đã được kiểm định và chứng minh là đúng trong
trường hợp này.
Vì thế, sẽ không thể kết luận là mức sống của khách hàng tăng trong
thời gian qua chỉ do tài chính vi mô, mà cần có rất nhiều yếu tố khác
hỗ trợ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, với điều kiện cơ sở hạ tầng
tốt, hiệu quả của tài chính vi mô sẽ cao hơn.

3.2.4. Đánh giá về các hiệu quả/tác động khác của tổ chức
Ngoài tác động tới thu nhập và mức sống nói chung, tài chính vi mô
còn có tác động tích cực tới các khía cạnh khác của đời sống và tinh
thần khách hàng. Nội dung này nhằm kiểm định giả thuyết H2.

3.2.4.1. Về nhà cửa và các tiện nghi tối thiểu cho đời sống
Về nhà cửa, trước khi tham gia dự án vay vốn thì chủ yếu nhà của
khách hàng là nhà mái ngói, chiếm 40,41%. Nhưng sau khi vay vốn,
số lượng nhà mái ngói giảm đi không đáng kể, số lượng nhà mái bằng
tăng lên đột biến từ 281 hộ lên 403 hộ, chiếm 41,55%; thay vào đó là
sự giảm xuống trong nhà tranh và nhà tạm: nhà tranh giảm từ 112 hộ
xuống còn 95 hộ, và nhà tạm giảm từ 183 hộ xuống 97 hộ. Tỷ lệ hộ
có nhà tranh và nhà tạm giảm đi từ 30,47% trước khi vay xuống còn
19,79%. Đây là một sự thay đổi tích cực cho đời sống khách hàng, là
điều kiện ban đầu cho cuộc sống tốt hơn. Mặc dù đầu tư vào nhà cửa
không tạo ra thu nhập, nhưng nó giúp cho sức khỏe, tâm lý và sự tự tin
của khách hàng cao hơn. Đây là một sự đầu tư thông minh.
Các vấn đề khác như tình trạng nhà vệ sinh, nước sử dụng cũng được
đầu tư tốt hơn. Trước khi tham gia tổ chức, khách hàng chủ yếu có
nhà vệ sinh bán tự hoại (37,9%) hoặc cầu khỉ/không có nhà vệ sinh
(32,09%). Sau khi tham gia vay vốn, hầu hết các khách hàng đều

96 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
chuyển sang dùng là nhà vệ sinh tự hoại, chiếm 50.78%. Tỷ lệ hộ không
có nhà vệ sinh và cầu khỉ chỉ còn 18,3%. Về tình trạng nguồn nước sử
dụng: Trước và sau khi tham gia tổ chức/ dự án thì nguồn nước chính
là nước giếng. Chỉ lưu ý một điểm thay đổi nhỏ đó là: số lượng hộ gia
đình dùng nước tự nhiên để ăn uống, sinh hoạt đã giảm xuống; thay
vào đó là số lượng hộ được sử dụng nước máy tại nhà tăng lên. Như
vậy, tình trạng nhà, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt đều có những thay đổi
tích cực sau khi các hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay. Có hai
lý do chính dẫn đến thành quả này: thứ nhất, có những khoản vay với
mục đích trực tiếp hướng đến cải tạo những vấn đề này, do vậy đã tạo
điền kiện cho sức khỏe và tiện nghi của khách hàng tăng lên. Thứ hai,
với các khoản vay nhằm sản xuất, kinh doanh, thu nhập gia đình tăng
lên và giúp họ có nguồn chi tiêu đầu tư xây dựng lâu bền cho gia đình.

3.2.4.2. Về năng lực và cơ hội cho khách hàng


Một trong những nội dung tạo nên sự thành công của tài chính vi mô
là tạo thêm các cơ hội và nâng cao năng lực của khách hàng. Điều này
xuất phát từ quá trình cùng tham gia của khách hàng trong việc xây
dựng và vận hành tổ chức (cơ chế nhóm, tổ), cũng như các dịch vụ phi
tài chính đi kèm.

Bảng 3.37: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng
Các lợi ích Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
khác Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tạo việc làm 948 336 35,44 258 27,22 354 37,34
Đào tạo 339 89 26,25 126 37,17 124 36,58
Hướng dẫn 636 199 31,29 196 30,82 241 37,89
Lợi ích xã hội 948 336 35,44 258 27,22 354 37,34
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt nam, 2011

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 97
Những con số ở trên thể hiện số lượng trong bảng trên chính là số
lượng người trả lời có trong các câu hỏi, tức là đồng ý rằng việc vay
vốn có mang lại lợi ích tương ứng. Trong tổng mẫu điều tra thì có 948
người cho rằng việc vay vốn có tạo công ăn việc làm cho gia đình họ;
339 cho biết họ có nhận được sự đào tạo của các tổ chức tín dụng; 636
người khẳng định các tổ chức có hướng dẫn cho họ (về kỹ thuật, kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh …); và 948 khách hàng nhận được lợi ích
xã hội từ các dự án.

Hình 3.19: Tác động của việc vay vốn và tham gia tổ chức tín dụng

NHCSXH

So sánh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô, tỷ lệ khách
hàng có lợi ích về đào tạo, hướng dẫn và các lợi ích xã hội là cao nhất
đối với khách hàng TCTCVM (trên 37%). Mặc dù cùng cung cấp tài
chính vi mô theo hình thức tổ nhóm và thông qua các đoàn thể, NHC-
SXH không nhận được sự đánh giá cao như vậy. Lý do chính là, các
tổ chức đoàn thể chỉ tham gia vào NHCSXH với tư cách là đại lý ủy
nhiệm, mọi quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cán bộ của NHCSXH.
Trong khi đó, các TCTCVM tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia

98 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
chính trong quá trình vận hành, họ thực sự được “.sở hữu”. hoạt động
tài chính vi mô. Sự lồng ghép giữa tài chính vi mô với các chương trình
do Hội Phụ nữ đưa ra cũng rất phù hợp. Có thể nói, tài chính vi mô
gắn với hoạt động của Hội phụ nữ, và Hội phụ nữ lớn mạnh và gắn kết
thành viên hơn nhờ tài chính vi mô.
Bảng 3.38: Các lợi ích cụ thể khi tham gia tổ chức
Tổng NHCSXH TDND TCTCVM
Các lợi ích cụ thể Số Số Số Số
Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %
lượng lượng lượng lượng
Hiểu biết, tự tin hơn 538 136 25,28 204 37,92 198 36,80
Nhiều kỹ năng làm ăn, kinh
461 129 27,98 204 44,25 128 27,77
doanh hơn
Nhiều kỹ năng quản lý gia
352 79 22,44 165 46,88 108 30,68
đình hơn
Tham gia nhiều hơn vào các
634 233 36,75 166 26,18 235 37,07
sinh hoạt cộng đồng
Chăm sóc con cái tốt hơn 464 136 29,31 192 41,38 136 29,31
Chăm sóc sức khỏe gia đình
445 131 29,44 179 40,22 135 30,34
tốt hơn
Học hành của con cái và gia
485 177 36,49 195 40,21 113 23,30
đình tốt hơn
Các thành viên gia đình có
trách nhiệm hơn đối với công 281 78 27,76 127 45,20 76 27,05
việc gia đình
Thảo luận vợ/ chồng nhiều hơn
340 94 27,65 121 35,59 125 36,76
trong các công việc
Khác 4 3 0 1
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt nam, 2011

Hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội do tài
chính vi mô mang lại, như sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia
nhiều hơn vào sinh hoạt cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất
lượng cuộc sống gia đình. Đây là những tác động khó có thể đong
đếm, nhưng thực sự tạo nên sự thay đổi rất lớn trong cuộc sống. Và đây
cũng là lý do tại sao tài chính vi mô có sức hấp dẫn lớn, được đánh giá
cao, được coi như một trong những công cụ chủ chốt cho giảm nghèo

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 99
và phát triển. Giả thuyết H2 đã được chứng minh là đúng thông qua
nội dung phân tích ở trên.
Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm qua, hoạt động vinh danh các khách
hàng làm tài chính vi mô xuất sắc, cũng như các cán bộ tín dụng và tổ
chức tài chính vi mô tiêu biểu đã được Nhóm Công tác Tài chính vi
mô tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các cá nhân và đơn vị tiêu biểu
trong lĩnh vực này. Thông qua giải thưởng CMA (Citi Microentrepne-
neur Awards) này, rất nhiều gương khách hàng tài chính vi mô điển
hình vượt nghèo, tạo công ăn việc làm cho gia đình và nhiều người
khác, cũng như thay đổi vị thế trong xã hội đã được phát hiện. Đây
cũng là các bằng chứng rõ ràng nhất để chứng minh giả thuyết H1 và
H2 ở trên.

HỘP 3.3. GIẢI THƯỞNG CMA NHẰM VINH DANH CÁC


KHÁCH HÀNG, CÁN BỘ TÍN DỤNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
VI MÔ TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2007-2011

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi (CMA) tại Việt Nam là


hoạt động thường niên do Quỹ Citi tài trợ, Nhóm Công tác
Tài chính vi mô Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà
nước tổ chức từ năm 2007 đến 2011. Giải thưởng Doanh
nhân vi mô Citi–Việt Nam nhằm 3 mục đích chính gồm:
1. Tôn vinh những người nghèo làm kinh tế giỏi từ
vốn vay nhỏ của các tổ chức/chương trình TCVM; vinh
danh các cán bộ tín dụng xuất sắc và các TCTCVM tiêu
biểu nhất.
2. Nâng cao nhận thức về vai trò và những đóng góp
của TCVM trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng
đất nước.

100 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
HỘP 3.3. GIẢI THƯỞNG CMA NHẰM VINH DANH CÁC
KHÁCH HÀNG, CÁN BỘ TÍN DỤNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
VI MÔ TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2007-2011 ( TIẾP)

3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các


TCTCVM trong quá trình hội nhập và phát triển, góp
phần phát triển ngành TCVM Việt Nam
Kết quả vinh danh Doanh nhân vi mô tiêu biểu, cán bộ tín
dụng và TCTCVM xuất sắc từ năm 2007 đên năm 2011:

Số lượng được vinh danh 2007 2008 2009 2010 2011


Doanh nhân vi mô 60 51 50 50 46
Cán bộ tín dụng 30 15 15 15 18
TCTCVM 11 3 5 5 9
Tổng 101 69 70 70 74

Nguồn: Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt nam

Từ kết quả của Chương trình Giải thưởng Doanh nhân


vi mô Citi-Việt Nam, Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt
Nam - Ban Tổ chức CMA Việt Nam đã kết nối và giới
thiệu doanh nhân vi mô tiêu biểu của Việt Nam đăng ký
tham gia Chương trình Giải thưởng tài chính vi mô toàn
cầu năm 2011. Lần đầu tiên một doanh nhân vi mô Việt
Nam (Bà Dương Thị Tuyết – thành viên của Quỹ TYM
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) được vinh danh và nhận
Giải thưởng TCVM toàn cầu, tổ chức tại Paris-Pháp vào
tháng 10 năm 2011
Mặc dù giá trị giải thưởng nhỏ (từ 300-500 USD), giá trị
tinh thần giải thưởng mang lại là rất lớn. Những gương
điển hình được vinh danh là sự ghi nhận của xã hội đối

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 101
HỘP 3.3. GIẢI THƯỞNG CMA NHẰM VINH DANH CÁC
KHÁCH HÀNG, CÁN BỘ TÍN DỤNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
VI MÔ TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2007-2011 ( TIẾP)

với hoạt động tài chính vi mô, giúp các khách hàng và các
đối tác tin tưởng hơn vào sự phát triển tài chính vi mô. Giải
thưởng đã đem lại luồng sinh khí mới cho tài chính vi mô
Việt Nam, người dân nói chung và các cơ quan quản lý nói
riêng đã có cơ hội biết và quan tâm nhiều hơn tới tài chính
vi mô thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2.5. Mong muốn và nhận định của khách hàng về tổ chức


3.2.5.1. Mong muốn của khách hàng về tổ chức
Hầu hết các khách hàng đều muốn có khoản vay lớn hơn, với lãi suất
thấp hơn, thời hạn dài hơn và phương pháp trả gốc/lãi linh hoạt hơn.
Trong số 766 người muốn mức vay tăng lên, chủ yếu là khách hàng của
TCVM, chiếm 324 người. Điều này có thể do TCVM thường có quy
mô vốn nhỏ, hạn mức vay lại thấp, lượng vốn vay ở tổ chức này chưa
thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng khi khả năng đầu tư cho sản
xuất kinh doanh của họ tăng lên.
Mong muốn của khách hàng về phương thức trả lãi và phương thức
trả gốc: Ở đây có ba phương thức khác nhau cho khách hàng lựa chọn:
cuối kỳ, định kỳ và không cố định. Xét chung với toàn mẫu điều tra thì
có 924 người cung cấp mong muốn về phương thức trả gốc, trong đó
có 53,57% muốn trả định kỳ và 42,32% muốn trả vào cuối kỳ, chỉ có
4,11% khách hàng muốn trả gốc theo các lần không cố định. Trong khi
đó, phương thức trả lãi được ưa thích nhất là trả lãi định kỳ (86,92%
chung, 79,71% đối với khách hàng của NHCS, 68,94% đối với QTDND,

102 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
và 95,86% đối với TCTCVM).
Sự mong muốn về phương thức trả gốc của các khoản vay hơi có sự
khác biệt giữa khách hàng của các tổ chức khác nhau. Phần đa khách
hàng của NHCSXH và QTDND mong muốn trả gốc cuối kỳ, tỷ lệ số
khách hàng tương ứng với hai tổ chức này là 67,1% và 61,02%. Tư
tưởng của những khách hàng này có thể do: họ muốn để đến cuối kỳ
khi kết thúc các chu kỳ kinh doanh, dựa vào nguồn lợi nhuận thu được
mà trả nợ; hoặc có những đối tượng vay nguồn vốn học sinh sinh viên
của NHCSXH để cho con đi học, chính vì vậy họ muốn con cái họ học
hành xong, và có công việc ổn định thì mới có thể trả được nợ. Với
TCVM thì lại có sự khác biệt lớn với 91,94% khách hàng mong muốn
trả gốc định kỳ. Họ muốn trả gốc định kỳ nhằm giảm bớt dư nợ cuối
kỳ, đến cuối kỳ gánh nặng trả nợ sẽ giảm đi rất nhiều, khách hàng dễ
dàng lo liệu cho nguồn trả nợ hơn.

3.2.5.2. Nhận định của khách hàng về tổ chức


Sau đây là thông tin về ý kiến đánh giá của khách hàng về các tổ chức
tín dụng mà mình tham gia trên nhiều phương diện khác nhau.
Nói chung, phần đa các khách hàng được hỏi đều có đánh giá tích cực
về các tất cả các mặt của các tổ chức: 95,56% số khách hàng cho rằng
điều kiện vay vốn của các tổ chức quy định mình có thể đáp ứng tốt;
95,05% cho rằng thủ tục vay vốn tại các tổ chức này đơn giản; 92,78%
khách hàng đồng ý rằng quy trình vay vốn đơn giản; 95,67% đánh giá
cán bộ tín dụng của các tổ chức chuyên nghiệp; 98,14% đánh giá thái
độ phục vụ của nhân viên các tổ chức tốt; 96,59% trả lời năng lực cán
bộ tốt; 95,56% đồng ý địa điểm của các tổ chức thuận tiện; 97,21% cho
rằng uy tín của các tổ chức trong cộng đồng tốt. Hầu như không có sự
khác biệt giữa ba tổ chức trong khía cạnh đánh giá này.
Điều này chứng tỏ uy tín của các tổ chức cung cấp tài chính vi mô là
rất cao trên quan điểm của khách hàng. Như vậy, các TCTCVM thực
sự đã có những kết quả hết sức ấn tượng trong việc gây dựng uy tín

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 103
và hình ảnh trong lòng khách hàng. Mặc dù không phải là đơn vị trực
thuộc nhà nước như NHCSXH, hoặc đã tham gia bảo hiểm tiền gửi
và là một phần trong hệ thống TCTD chính thức như QTDND, các
TCTCVM vẫn tạo được uy tín rất tốt. Điều này là kết quả của quá trình
hoạt động tương đối dài (ví dụ, TYM đã hoạt động được 19 năm), sự
gắn bó giữa cán bộ tín dụng với khách hàng, cũng như sự tận dụng tốt
mạng lưới Hội phụ nữ và các đoàn thể địa phương.
Ngoài uy tín, các tổ chức còn được đánh giá chung về mức độ hài
lòng của khách hàng về hoạt động của các tổ chức. Trong tổng số 882
người cung cấp thông tin thì có 51,36% đánh giá ở mức rất hài lòng,
44,44% hài lòng, và 3,74% ở mức bình thường, số người chưa hài lòng
và không hài lòng hầu như không đáng kể.

Bảng 3.39 Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức
Tổng NHCSXH TDND
Mức độ hài lòng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Rất hài lòng 453 51,36 160 50,31 147 59,76
Hài lòng 392 44,44 148 46,54 81 32,93
Bình thường 33 3,74 9 2,83 15 6,10
Chưa hài lòng 3 0,34 1 0,31 2 0,81
Không hài lòng 1 0,11 0 0,00 1 0,41
Tổng cộng 882 100.00 318 100,00 246 100,00
Nguồn: Điều tra phân tích về tài chính vi mô Việt Nam, 2011

Nếu xét riêng với từng tổ chức tín dụng, phần đa khách hàng của
NHCSXH và QTDND cảm thấy rất hài lòng, tỷ lệ khách hàng rất hài
lòng của hai tổ chức này lần lượt là 50,31% và 59,76%. Với TCVM thì
tỷ lệ khách hàng hài lòng lại chiếm ưu thế hơn với 51,26%; trong khi số
khách hàng rất hài lòng thấp hơn một chút với 45,91%.

104 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình 3.20: Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức

NHCSXH

Nhận định về mức độ hài lòng của TCTCVM cao hơn so với các tổ
chức khác hoàn toàn phù hợp với các phân tích ở trên về uy tín, hình
ảnh, các lợi ích họ mang lại cho khách hàng, đặc biệt là các lợi ích
xã hội. Đây chính là lý do tại sao, mặc dù các TCTCVM hiện tại còn
tương đối nhỏ bé về quy mô, nhưng được Chính phủ và các tổ chức
quốc tế hết sức quan tâm và tạo điều kiện phát triển trong thời gian
tới. Đây cũng là “quả ngọt” mà các TCTCVM bắt đầu được gặt hái sau
bao nhiêu “đắng cay” khi bắt đầu thực hiện hoạt động tài chính vi mô
từ những ngày đầu dựa trên công sức, mồ hôi, nước mắt của các thành
viên và cán bộ quản lý TCTCVM.
Do sự gắn bó và nhận định hết sức tích cực nói chung về tài chính vi
mô như vậy, nên với câu hỏi “có muốn tiếp tục vay không?”, hầu hết
các khách hàng người muốn tiếp tục vay (86,99%). Đa số người dân
đều thiếu vốn và cần vốn trong kinh doanh, buôn bán, sản xuất nên
vẫn có nhu cầu vay thêm. Bên cạnh đó, có những cá nhân không có
nhu cầu vay thêm, có thể là họ không thiếu vốn; hoặc cũng có những
người vẫn cần vốn nhưng vì khó khăn khi trả nợ cũ nên cũng không
dám vay thêm các khoản mới.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 105
Hình 3.21: Khách hàng có muốn tiếp tục vay không?

NHCSXH

Xét trong 829 người muốn vay thêm vốn, có 345 người là khách hàng
của TCVM, chiếm 41,62%; 258 khách hàng của NHCSXH, chiếm
31,12%; 226 khách hàng của QTDND, chiếm 27,26%. Những người
không muốn tiếp tục vay vốn thì chủ yếu là khách hàng của NHCSXH,
chiếm 64,52%. Các khách hàng TCTCVM thể hiện sự gắn bó hơn với
tổ chức, muốn tiếp tục tham gia lâu dài và vay vốn tại tổ chức.

106 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
4. KHUYẾN NGHỊ

Cần nhấn mạnh rằng: Chỉ công cụ tài chính vi mô không thì không đủ
cho công cuộc giảm nghèo. Tài chính vi mô là điều kiện cần để khách
hàng có cơ hội tạo việc làm hoặc phát triển việc làm hiện tại, tăng thu
nhập, tăng thêm các kỹ năng và năng lực xã hội thông qua các hoạt
động phi tài chính của tài chính vi mô.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính vi mô, các khuyến nghị
sau được đưa ra nhằm

4.1. Đối với các tổ chức cung cấp tài chính vi mô

4.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm tài chính


Nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng tài chính vi mô hiện chưa
được đáp ứng đầy đủ, mới tập trung vào tín dụng vi mô. Vì vậy, các
TCCU TCVM cần phát triển hệ thống dịch vụ tài chính đa dạng, đa
tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp tục nâng
cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ tài chính truyền thống, đồng
thời tiếp cận nhanh các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại có hàm
lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ
tài chính theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và
chống độc quyền cung cấp dịch vụ tài chính.
Theo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tốt ở Việt Nam, các dịch vụ cần
được thiết kế chuyên biệt cho thị trường tài chính vi mô. Giải pháp cụ
thể đối với hai loại nhóm dịch vụ như sau:
4.1.1.1. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tốt ở Việt Nam
Đối với các dịch vụ hiện tại đang cung cấp, các TCCU TCVM cần rà
soát lại quy trình của từng dịch vụ để đảm bảo tính thống nhất chặt
chẽ, nhưng linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 107
kỹ năng và chuyên môn của cán bộ tài chính, cải thiện công tác quản
lý thông tin khách hàng. Chi phí giao dịch cho khách hàng cần được
giảm ở mức tối đa, nhất là đối với các sản phẩm tín dụng. Các quy
trình thủ tục nghiệp vụ của TCCU TCVM cần được đơn giản và chuẩn
hóa; thực hiện chấp thuận cho vay trên cơ sở các tiêu chí cụ thể và dễ
dàng thực hiện. Tăng cường quản lý nợ có vấn đề, xử lý triệt để nợ xấu
đã có và ngăn ngừa nợ xấu chưa xẩy ra bằng các biện pháp nghiệp vụ,
tránh để tình trạng lây lan rủi ro. Kéo dài thời gian giao dịch của các
kênh truyền thống như chi nhánh, điểm giao dịch để tạo thuận lợi cho
khách hàng. Giảm thời gian chuyển tiền và thanh toán qua hệ thống
ngân hàng...
Đối với sản phẩm tín dụng, các TCCU TCVM cũng có thể đa dạng hóa
để phù hợp với nhu cầu từng nhóm khách hàng. Ngoài hình thức cho
vay từng lần phổ biến hiện nay, có thể mở rộng thêm cho vay theo hạn
mức, cho vay luân chuyển cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa hoặc các hộ sản xuất kinh doanh. Cho vay dựa trên bảo lãnh của
bên thứ ba hoặc tín chấp cần được xem xét phát triển do đặc thù về tài
sản bảo đảm trong khu vực nông thôn thường có tính lỏng thấp. Cho
vay theo nhóm cũng cần được xem xét trong những điều kiện phù hợp.
Mảng cho vay tiêu dùng trong khu vực nông thôn cũng cần được đầu
tư phát triển và đa dạng hóa. Các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng hiện nay đang trở nên rất hấp dẫn như: cho vay tiêu dùng cư
trú (cho vay mua nhà, sửa nhà, đổi nhà), cho vay đầu tư phương tiện
(ô tô, xe máy), cho vay chi trả học phí cho con em, cho vay đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu ngắn hạn như đám cưới, đám ma, chữa bệnh...
Nếu khách hàng thực hiện đúng theo các điều khoản trong hợp đồng
tín dụng hoặc tiết kiệm, nên thực hiện các biện pháp khuyến khích
bằng vật chất (quà, tiền) hay tinh thần (giấy khen, bằng khen, thư cảm
ơn…).

108 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
4.1.1.2. Phát triển, thực hiện đúng theo các điều
Quá trình xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính mới của các
TCCU TCVM cần phải được thử nghiệm và điều chỉnh tại một cơ sở
thí điểm trước khi được triển khai rộng rãi. TCCU TCVM cần nghiên
cứu cụ thể nhu cầu và độ lớn nhu cầu, khả năng thanh toán của nhóm
khách hàng tiềm năng trước khi phát triển dịch vụ mới.
Một số dịch vụ có thể sẽ được phát triển dần dần hoặc cần phải có theo
nhu cầu thị trường là:
- Các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm mới
- Các dịch vụ Dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking như SMS), dịch
vụ ngân hàng thông qua điện thoại (phone banking), dịch vụ ngân
hàng qua internet (internet banking)
- Thanh toán, chuyển tiền, thẻ ATM áp dụng công nghệ cao
- Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm mùa màng
Quỹ đầu tư, quỹ hưu trí
Các hoạt động trung gian khác: các cam kết ngoại bảng, quản lý hộ
tài sản, dịch vụ két sắt…
Với các dịch vụ tín dụng, các TCCU TCVM có thể thử áp dụng cho
thuê tài chính, chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, bao thanh toán,
bảo lãnh… đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ sản xuất
kinh doanh.
Đối với dịch vụ thanh toán, hiện nay các TCCU TCVM khác hoặc
không cung cấp, hoặc cung cấp nhưng quy mô rất hạn chế. Trong khu
vực tài chính nông thôn, VNPT hiện cũng chiếm một thị phần lớn
(khoảng 38%) về mảng dịch vụ chuyển tiền. Vì vậy, phát triển các dịch
vụ thanh toán là cơ hội lớn cho các TCCU TCVM đa dạng hóa hoạt
động, tăng cường thu hút khách hàng, tăng nguồn thu, và cũng là động
cơ để các TCCU TCVM đầu tư chiều sâu cho công nghệ phần mềm
phần cứng, hợp tác với các tổ chức tài chính khác trong và ngoài nước.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 109
Tất nhiên, các TCCU TCVM muốn phát triển hoạt động này cần phải
được sự đồng ý bằng văn bản của NHNN trước khi dự định triển khai.
Sản phẩm thanh toán đơn giản nhất là chuyển tiền, cần được thử
nghiệm phát triển trước. Dịch vụ thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu cần được phát triển khi TCCU TCVM đã nối kết với
trung tâm thanh toán bù trừ, hoặc kết nối trực tiếp với các ngân hàng
khác. Tuy vậy, yêu cầu về đầu tư công nghệ và nhân lực đối với hoạt
động thanh toán khá lớn. TCCU TCVM cần cân nhắc giữa quy mô
hoạt động và vốn hiện tại với nhu cầu thị trường về sản phẩm này để
đưa ra thời gian thực hiện đầu tư và phát triển hoạt động phù hợp.
Đối với các sản phẩm thanh toán khác như thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ
tín dụng phải đòi hỏi đầu tư lớn cho công nghệ, vì vậy việc phát triển
các sản phẩm này cần tính tới quy mô nhu cầu, số lượng khách hàng
tiềm năng và quy mô sử dụng. Hơn nữa, rút kinh nghiệm từ sự phát
triển thị trường thẻ trong khu vực thành thị Việt Nam thời gian qua,
các TCCU TCVM cần liên kết chặt chẽ với nhau ngay từ đầu trong việc
đầu tư máy móc, phần mềm, kết nối để mở rộng phạm vi phục vụ và
chia sẻ thị trường hơn là cạnh tranh trực tiếp, vừa lãng phí nguồn lực
vừa không hiệu quả. Các sản phẩm khác có thể mở rộng phạm vi dịch
vụ tài chính nông thôn và khuyến khích các khách hàng nông thôn tiếp
cận với các dịch vụ này.
Sản phẩm bảo hiểm hiện nay cũng là lựa chọn thử nghiệm của rất
nhiều TCTD thành thị. Các TCCU TCVM có cơ hội phát triển các sản
phẩm này song song với các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng thế
giới, Ngân hàng phát triển Châu Á trong việc thử nghiệm đưa các sản
phẩm này vào thị trường tài chính nông thôn Việt Nam.
Các TCCU TCVM cần chú ý tới sự thay đổi nhu cầu khu vực nông
thôn do tác động của quá trình di dân cơ học ra thành thị. Nhu cầu tài
chính như bảo hiểm vi mô, tiết kiệm phòng ngừa rủi ro, chuyển tiền,
tín dụng cho chi tiêu thường xuyên trở nên quan trọng hơn đối với
khách hàng khu vực nông thôn, trong khi nhu cầu tín dụng cho sản

110 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
xuất kinh doanh tạo thu nhập có xu hướng giảm đi.

4.1.2. Kết hợp cung cấp sản phẩm tài chính và phi tài chính
Các dịch vụ hỗ trợ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn.
Theo cách tiếp cận tổng hợp, các TCCU TCVM có thể lựa chọn một
hoặc một số nhóm dịch vụ hỗ trợ như: nhóm dịch vụ phát triển doanh
nghiệp (đào tạo kinh doanh, sản xuất, marketing), nhóm dịch vụ trung
gian xã hội (đào tạo quản lý, tính liên kết, nâng cao năng lực xã hội)…
Đặc biệt, với khách hàng vay vốn trong khu vực nông thôn, các dịch
vụ khuyến nông lâm ngư, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật có tác dụng nâng cao
hiệu quả sử dụng các dịch vụ tài chính cho khách hàng, giúp cho khách
hàng gắn bó trung thành đối với tổ chức.
TCCU TCVM có thể lựa chọn thuê một/một số tổ chức chuyên nghiệp
trong lĩnh vực hỗ trợ, hoặc tự cung ứng dịch vụ thông qua phát triển
các phòng ban chức năng phối hợp. Trong trường hợp thuê ngoài,
TCCU TCVM trở thành đầu mối trung gian hiệu quả nối kết cung và
cầu trên thị trường, giúp khách hàng giảm chi phí thuê hỗ trợ thông
qua lợi thế quy mô. Thông thường, các TCCU TCVM chính thức nên
áp dụng cách này, còn các TCCU TCVM NGO lựa chọn cách thứ hai.
Việc lựa chọn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu, khả năng thanh toán của
khách hàng và khả năng về tài chính – nhân lực của TCCU TCVM.
Những TCCU TCVM thành công sẽ là những tổ chức biết điều chỉnh
các sản phẩm, dịch vụ và cơ chế phân phối sao cho phù hợp với nhu
cầu thị trường; đồng thời tăng mức độ an toàn của các danh mục tài
sản rủi ro và duy trì được sự tự vững về tài chính.

4.1.3. Phát huy hơn nữa sức mạnh của mình, giảm thiểu các điểm
yếu
Mỗi tổ chức tham gia vào thị trường tài chính vi mô đều có điểm mạnh
và điểm yếu riêng. Do vậy, việc phát huy hơn nữa các điểm mạnh và
hạn chế điểm yếu là điều hết sức quan trọng cho tương lai phát triển

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 111
của từng tổ chức.

Đối với TCTCVM:


- Giải pháp chung: phát huy hơn nữa sức mạnh gắn kết giữa các thành
viên, cân bằng giữa mục tiêu phát triển xã hội và bền vững. Nâng cao
nhận thức của các tổ chức tài chính vi mô về mô hình tổ chức, quản trị,
điều hành theo thông lệ tốt nhất. Định hướng các tổ chức hoạt động
TCVM theo mô hình tổ chức và hoạt động an toàn, minh bạch và bền
vững, tiến tới áp dụng công nghệ hiện đại tạo tiện ích trong cung cấp
các sản phẩm dịch vụ TCVM.
- Giải pháp đối với các TCTCVM được NHNN cấp Giấy phép: Hoàn
thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và xây dựng cơ chế kiểm soát,
kiểm toán nội bộ hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành
mạnh; tăng cường công tác tìm nguồn vốn rẻ, đặc biệt từ các nhà tài
trợ quốc tế hỗ trợ TCTCVM nâng cao năng lực tổ chức, đặc biệt trong
giai đoạn mới thành lập.
- Giải pháp đối với chương trình, dự án TCVM tại khu vực phi chính
phủ: Phối hợp với Hiệp hội TCVM và các cơ quan chức năng liên quan
triển khai các chương trình đào tạo nhằm hướng các chương trình, dự
án TCVM của khu vực các tổ chức phi chính phủ tới hoạt động bền
vững, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc cung cấp sản phẩm,
dịch vụ TCVM. Tìm nguồn tài trợ nhằm giúp các chương trình, dự án
TCVM của khu vực các tổ chức phi chính phủ nâng cao năng lực thể
chế, năng lực tài chính đáp ứng được các yêu cầu chuyển đổi thành
TCTCVM theo Luật các tổ chức tín dụng.

Đối với NHCSXH:


NHCSXH cần tận dụng tối đa sức mạnh của hệ thống toàn quốc và sự
gắn kết với các cơ quan đoàn thể. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH
trong thời gian tới là: nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH,
hướng tới bền vững về hoạt động và tài chính, giảm sự phụ thuộc vào

112 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
nguồn vốn của Chính phủ cho hoạt động.
Do vậy, giải pháp ngắn hạn của NHCSXH tập trung vào các vấn đề
như: Cải tiến và đơn giản hóa các sản phẩm tín dụng, hướng tới mục
tiêu thu hồi vốn nhanh hơn; áp dụng chính sách định giá tín dụng hợp
lý, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, mở rộng và trang trải các chi phí thanh
khoản, các khoản lỗ tín dụng dự kiến; hoàn thiện việc cung cấp các
sản phẩm khác, đặc biệt các sản phẩm huy động tiết kiệm nhằm xử lý
vấn đề nguồn vốn, chuyển tiền kiều hối, sản phẩm thu chi hộ, hỗ trợ tài
chính khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khôi phục làng
nghề truyền thống, tham gia một số công đoạn của hoạt động bảo hiểm
vi mô…. Tại cấp trung ương, chuẩn bị báo cáo phân tích khe hở kỳ hạn
theo tháng để đảm bảo kỳ hạn nguồn và tài sản phù hợp với nhau, và nếu
có khe hở âm, cần đề xuất giải pháp tìm các nguồn vốn sẵn có để xử lý
khe hở nhằm ngăn chặn rủi ro thanh khoản tiềm ẩn.
Về trung và dài hạn: hoàn thiện cơ chế tài chính theo hướng ổn định,
tạo thế chủ động cho NHCSXH; tích cực chuẩn bị các điều kiện để
chuyển sang thực hiện cơ chế tự bù đắp chi phí hoạt động sớm; có thể
xem xét tới lựa chọn chuyển đổi NHCSXH thành đơn vị tài chính vi
mô “.bán buôn”. để tận dụng lợi thế với các tổ chức bán lẻ là các Tổ chức
Tài chính vi mô; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin hiện đại
trong quản lý, nghiệp vụ và giám sát, tiến tới quản lý dữ liệu tập trung
theo ngân hàng lõi và phát triển các dịch vụ e-bankings.

Đối với QTDND:


Tiếp tục tận dụng điểm mạnh của hệ thống QTDND là tổ chức “.hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động, thực hiện mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên,
nhằm phát huy sức mạnh tập thể, của từng thành viên giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện
đời sống”.; cũng như điểm mạnh về tính tự chủ và bền vững tài chính.
Cần nhanh chóng tái cấu trúc QTDNDTW thành Ngân hàng Hợp tác

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 113
xã theo Luật các TCTD (2010) xứng tầm là ngân hàng đầu mối của hệ
thống QTDND để tận dụng cơ hội phát triển hoạt động ngân hàng, hiện
đại hóa hệ thống.
Để giải quyết điểm yếu về mối liên kết giữa các tổ chức thành viên trong
hệ thống, cần đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ hơn giữa các QTDND
cơ sở thành viên và Quỹ Trung ương. Đảm bảo tính QTDNDTW chịu
trách nhiệm về những vấn đề chung như: mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế; xây dựng thương hiệu cho cả hệ thống; phát triển các sản phẩm mới,
đặc biệt là các sản phẩm tín dụng hạn mức, tín dụng vi mô cho khách
hàng thu nhập thấp, thanh toán trong hệ thống, bảo hiểm vi mô; cung
cấp nền tảng công nghệ thông tin cho việc ứng dụng core-banking và
phát triển e-banking. Các QTDNDCS củng cố hoạt động tại địa bàn
hiện tại và mở rộng địa bàn hoạt động mới trong khả năng quản lý; phát
triển các sản phẩm mới theo hướng dẫn của QTDNDTW; tăng cường
quản trị rủi ro và điều hành theo các tiêu chuẩn về hợp tác xã tài chính
toàn cầu.

4.1.4. Chuyển đổi và chính thức hóa hoạt động là cơ hội tốt cho
TCTCVM
Việc chuyển đổi và chính thức hóa hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu theo luật định khi tổ
chức đã phát triển tới một mức nhất định. Cơ hội mở ra cho các
TCTCVM sau khi chuyển đổi là: thu hút và huy động nhiều nguồn
vốn khác nhau, cơ sở khách hàng lớn hơn, uy tín và vị thế cao hơn.
Hơn nữa, khi hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ từ phía NHNN
và các cơ quan quản lý nhà nước khác, các hoạt động tài chính vi
mô trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Tuy vậy, việc chuyển
đổi hoạt động cần lưu ý hai vấn đề sau: thứ nhất, nếu các điều kiện
về thể chế, nhân sự, quản trị, tài chính… của tổ chức chưa đủ mạnh,
việc chuyển đổi sẽ “quá sức” so với thực lực của tổ chức. Như vậy,
TCTCVM sau chuyển đổi sẽ gặp khó khăn trong hoạt động, thậm
chí trong một số trường hợp có thể bị phá sản. Thứ hai, cần tránh

114 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
trường hợp xa rời mục tiêu và sứ mạng ban đầu (mission drift) nếu
chuyển đổi quá nhanh chóng. Trường hợp của một số TCTVM ở
Ấn Độ rất điển hình cho vấn đề này. Tình hình của TYM – tổ chức
đầu tiên được cấp phép chuyển đổi và chính thức hóa - sau một
năm hoạt động chính thức được tổng kết trong hộp sau là minh
chứng rõ ràng về việc nắm giữ cơ hội này.

HỘP 4.1. TYM SAU CHÍNH THỨC HÓA HOẠT ĐỘNG: CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC

Quỹ Tình thương vinh dự là tổ chức đầu tiên được Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép số 181/GP-NHNN, ngày
17/08/2010 thành lập và hoạt động Tổ chức tài chính quy mô
nhỏ. Trải qua 19 năm hoạt động theo mô hình ngân hàng Gra-
meen, TYM luôn kiên trì theo đuổi tôn chỉ mục đích đã đề ra:
“Nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện địa vị cho phụ
nữ nghèo và gia đình họ thông qua các dịch vụ tín dụng, tiết
kiệm, bảo hiểm vi mô, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tham
gia vào các hoạt động kinh tế và nâng cao địa vị của họ trong
xã hội”. Với mức vốn điều lệ 78,9 tỷ đồng tại thời điểm tháng
12/2010, TYM được tiếp tục kế thừa và thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ như: huy động vốn; cho vay vốn; và các hoạt động
khác. Sự thay đổi lớn nhất đối với hoạt động nghiệp vụ của
TYM sau chuyển đổi là huy động vốn.
Bên cạnh sự tăng trưởng nguồn vốn ấn tượng, nhất là vốn tiền
gửi (tăng 64,7% trong năm 2011), TYM còn đạt được các kết
quả rất tốt về mở rộng tín dụng (40%) với chất lượng cao (PAR
<1%). Trong khi đó, ROA và ROE đều được đảm bảo ổn định.
Tuy vậy, các khó khăn và thách thức đặt ra cho TYM cũng rất
lớn, như các yêu cầu khắt khe về chất lượng và số lượng nhân

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 115
HỘP 4.1. TYM SAU CHÍNH THỨC HÓA HOẠT ĐỘNG: CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC ( TIẾP)

lực, các quy định chặt chẽ về hoạt động và báo cáo, quản lý
tài chính, quản trị rủi ro, các tỷ lệ đảm bảo an toàn... TYM
cũng đối mặt với rất nhiều tổ chức tín dụng chính thức chuyên
nghiệp trong việc huy động vốn và mở rộng thị trường.

Hình 4.1. Một số kết quả hoạt động chính của TYM trước và
sau chuyển đổi

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch thường trực Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TYM,
sau một năm hoạt động “.TYM đã là một tổ chức vững mạnh
và đáng tin cậy của phụ nữ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp...
TYM đã chứng minh rằng TYM xứng đáng là TCTCVM đầu
tiên tại Việt nam...”.

Nguồn: Báo cáo thường niên TYM các năm 2008-2011

116 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
4.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
4.2.1. Quan tâm hơn nữa đến việc quản lý vấn đề chồng nợ
Có thể thực hiện chia sẻ thông tin về khách hàng giữa các tổ chức
cung cấp tài chính vi mô trên cùng một địa bàn. Điều này giúp giảm
thiểu tình trạng chồng nợ của khách hàng, giảm rủi ro tín dụng cho
các tổ chức. Chi phí đánh giá - thẩm định khách hàng sẽ được giảm
xuống. Cần sử dụng tối đa các công nghệ và nhân sự của Trung tâm
thông tin tín dụng CIC thuộc NHNN trong công việc này, vì đơn vị
này hiện đang thực hiện quản lý và chia sẻ thông tin với các tổ chức tín
dụng. Chính quyền địa phương, đặc biệt là ủy ban nhân dân và các cơ
quan đoàn thể, cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc giám sát
sự chồng nợ này, cũng như cung cấp các thông tin kiểm tra chéo khi
cần thiết. Các trung tâm chia sẻ thông tin có thể được thực hiện ở cấp
huyện/liên huyện, tỉnh do số lượng giao dịch tài chính vi mô rất lớn và
mang tính chất địa phương.

4.2.2. Kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo, nâng cao
năng lực lớn và các chương trình tạo việc làm đa dạng.
Để có sự thay đổi về cơ cấu thu nhập, tài chính vi mô cần đi kèm với
các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực lớn và các chương trình
tạo việc làm đa dạng. Hơn nữa, sự thay đổi cơ cấu thu nhập còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khách quan. Do vậy, các chương trình
này là rất cần thiết nhằm giúp khách hàng tài chính vi mô có thể sử
dụng vốn hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Đây cũng chính là cơ hội
để các khách hàng nâng cao năng lực thông qua đào tạo, tăng cường vị
thế của người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội, giảm bất bình
đẳng. Hoạt động này cần sự hợp tác của nhiều đơn vị, đặc biệt là Bộ
Lao động thương binh và xã hội, Tổng cục dạy nghề, Hội Liên hiêp Phụ
nữ Việt nam.

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 117
5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này có một số hạn chế như
sau:
Thứ nhất, quy mô và phạm vi mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ. Chúng
tôi mới chỉ thực hiện nghiên cứu tại hai tỉnh là Tiền Giang và Hải Dương.
Trong thực tế, việc mở rộng số tỉnh điều tra có hoạt động của cả ba tổ
chức sẽ giúp cho mẫu điều tra bao quát hơn hoạt động của cả ba tổ chức
này. Đối với các TCTCVM phi chính phủ, do phần lớn hoạt động ở vùng
sâu vùng xa, mẫu nghiên cứu hiện tại chưa phản ánh hết những đặc trưng
của nhóm khách hàng của các tổ chức này. Quy mô mẫu hiện tại không
thể hiện rõ yếu tố dân tộc (100% người được phỏng vấn là dân tộc kinh),
cũng như mức độ hoạt động đối với TCTCVM nói chung sẽ cao hơn so
với tổng mẫu (do hai đơn vị của TCTCVM được chọn để điều tra là TYM
và MOM đều là những tổ chức tiêu biểu). Nếu tăng quy mô mẫu nghiên
cứu lên nhiều hơn, tính đa dạng và chính xác sẽ cao hơn. Lý do chính của
hạn chế này là giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện nghiên cứu trong
một thời gian ngắn (6 tháng).
Thứ hai, nghiên cứu này không chỉ tập trung vào các tổ chức tài chính vi
mô phi chính phủ, mà bao gồm cả ba nhóm tổ chức chính. Do vậy, mức
độ chuyên sâu trong nghiên cứu cho từng tổ chức ít hơn so với việc phân
tích riêng rẽ cho từng tổ chức. Nguyên nhân của hạn chế này là do phạm
vi nghiên cứu khi được đặt hàng có chủ đích phân tích về tài chính vi mô
trên giác độ thị trường khách hàng được cung cấp dịch vụ. Do thị phần
tương đối nhỏ của các TCTCVM phi chính phủ, nếu chỉ tập trung nghiên
cứu đối tượng này thì sẽ không thấy được điểm yếu của nhóm tổ chức này
so với các tổ chức hùng mạnh khác trên thị trường. Thứ hai, các hoạt động
của các tổ chức khác như NHCSXH và QTDND sẽ tác động mạnh mẽ tới
khả năng phát triển hoạt động của các TCTCVM phi chính phủ. Hơn nữa,
sự tách biệt hoàn toàn giữa tác động riêng rẽ của từng tổ chức đến vấn đề
giảm nghèo và nâng cao mức sống là tương đối khó, vì có nhiều khách

118 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
hàng hiện đang vay từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, hoặc đã từng vay
từ nhiều nguồn.
Thứ ba, số liệu về điều tra mức sống dân cư Việt nam cập nhật đến 2010,
cũng như một số số liệu thứ cấp chưa hoàn toàn được cập nhật và phân
tích trong nghiên cứu này. Lý do chính là các số liệu này chưa được làm
sạch hoàn toàn và sẵn sàng cho phân tích, hoặc nhóm tác giả chưa tiếp cận
được với các nguồn số liệu trên.
Thứ tư, do không có số liệu điều tra cơ sở và không có nhóm đối chứng,
việc phân tích tác động chỉ tập trung ở mức so sánh giữa các tổ chức trong
hiện tại, và so sánh dựa trên hồi tưởng của khách hàng. Lý do chính là, khi
thử nghiệm ở thực địa, chúng tôi thấy hầu như không thể tìm ra nhóm đối
chứng không hề vay mượn gì từ các tổ chức tài chính vi mô có các điều
kiện tương tự trước khi vay vốn.
Thứ năm, chúng tôi chưa sử dụng được các mô hình hồi quy để đánh giá
tác động ròng của tài chính vi mô đến cuộc sống khách hàng. Không có
dữ liệu mảng (panel data), và sư thay đổi của mức sống được thể hiện qua
rất nhiều biến khác nhau, bao gồm cả các biến không định lượng được,
cũng như phụ thuộc vào nhiều biến khác nhau. Với dữ liệu hiện tại, việc sử
dụng các mô hình hồi quy thường cho kết quả không chính xác.
Chúng tôi hy vọng các nghiên cứu tiếp theo sẽ giải quyết được những hạn
chế của nghiên cứu này trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ADB (2010). “Financial Sector Development, Economic Growth, and


Poverty Reduction: A Literature Review”, ADB Economics Working
Paper Series No. 173. Manila. 2009.
ADB (2010). Microfinance Assessment of ADB TA-7499-VIE : Devel-
oping Microfinance Sector in Vietnam. Hanoi.
Le Thanh Tam, Tran Tho Dat, Dao Van Hung, Nguyen Thi Thu Hang
(2011), “A Sustainable Development Model for Organizations in the
Microfinance Sector: The case of Vietnam”, Seminar “Selected Re-
search Papers under Higher Education Project”, 28-29, July, 2011, Ha-
noi.
G.F.Luzzi and S.Weber (2006): “Measuring the performance of mi-
crofinance institutions”, CRAG University of Geneva.
Hagen, H.M & Hixttenrauch, (2006) The True Sale Securitisation of
Loans by ProCredit Bank Bulgaria, Frankfurt.http://www.microfi-
nance/idlo.int
Hao, Quach Manh (2005), “Access to Finance and Poverty Reduc-
tion: An Application to Rural Vietnam”, Ph.D thesis, University of
Birmingham, England.
J.A. Alip,Ph.D and M.C.David-Casis, (2008), “Microinsurance in Vi-
etnam”, RIMANSI Paper, Philippines.
JFPR (2010), “Formalizing Microfinance Institutions”, Report to JFPR
Project 9140-VIE, Hanoi.
Joerg Teumer, (2007), Phát triển tổ chức quỹ TYM.
Lan, Le and Tran Nhu An (2005), “Toward a sustainable microfinance
sector in Vietnam: Raising issues and the challenges”, ILO paper No.5,
Hanoi.

120 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Le Thanh Tam (2008), “Developing Rural Financial Institutions in Vi-
etnam”, PhD thesis, National Economics University, Hanoi.
Le Thanh Tam and Pham Long (2011), “Main Obstacles of Vietnam-
ese Rural Financial Institution’s Financial Supporting Policies”, Article
in the Annual General Business Administration Conference at Sam
Houston State University in Huntsville, Texas on April 15 – 16, 2011.
Ledgerwood, J. (1999), Rural Finance Handbook, An Institutional
and Financial Perspective, The World Bank, Washington, D.C. 1999.
Nguyễn Kim Anh (ed), Lê Thanh Tâm et al (2010), Development of
Microfinance in the Agricultural and Rural Areas of Vietnam, Statis-
tical Publishing House.
Phan Cử Nhân (2009), “Tín dụng vi mô trên thế giới và viễn cảnh 15
năm tới”. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia Phát triển tài chính vi mô ở Việt
Nam, NXB Thống Kê.
World Bank (2007), “Vietnam: Developing a Comprehensive Strat-
egy to Expand Access [for the Poor] to Microfinance Services. Pro-
moting Outreach, Efficiency and Sustainability”, World Bank Policy
Report, Vietnam.
David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies for Micro-
finance: Theory, Experience and Better Practice, CGAP & USAID’s
AIM Project;
World Bank (2002), Báo cáo đánh giá tác động của dự án Tài chính
nông thôn I.
Yaron J. and Benjamin M. (1997): “Developing rural financial mar-
kets”, Finance and Development journal.
Lê Thanh Tâm và các thành viên (2011), “Phát triển hoạt động tài

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 121
chính vi mô Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ứng dụng”,
Đề tài khoa học cấp cơ sở mã số CS.2010.07, Đại học Kinh tế Quốc
dân, 2010-2011. Chủ trì.
http://en.wikipedia.org/wiki/Grameen/Bank
http://www.bri.co.id/Home/tabid/54/Default.aspx
http://www.cdivietnam.org.
http://www.cgap.org
http://www.grameen-info.org/index.php?option=com/content&task
=view&id=26&Itemid=0
http://www.tymfund.org
http://www.worldbank.org/html/cgap/cgap.html

122 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 123
6. PHỤ LỤC

6.1. Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng tổ chức tài chính vi mô
Đánh giá tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở Việt Nam

Bảng hỏi Khách hàng vay vốn tổ chức tài chính vi mô

(Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về tác động của tài chính vi
mô đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Xin Ông/Bà vui lòng
hợp tác cung cấp thông tin có liên quan. Các thông tin này chỉ dành cho
mục tiêu nghiên cứu và khuyến nghị chính sách. Chúng tôi hy vọng rằng
với sự hợp tác của Ông/Bà, các hoạt động tài chính vi mô sẽ có ích hơn
đối với ngưười nghèo và cộng đồng. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác
của Ông/Bà)

Phần 1: Thông tin về hộ gia đình


1.1.Ngày phỏng vấn (ngày/tháng/năm):……………….………….
1.2. Tỉnh:……… Huyện:…………...Xã …………………….............
1.3. Tên người được phỏng vấn:………………………..........................
1.4. Năm sinh………………Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Dân tộc…………………
1.5. Quan hệ với chủ hộ: Là chủ hộ Vợ/chồng của chủ hộ
Khác ………………….
1.6. Trình độ học vấn:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1

124 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3
1.7. Chuyên môn kỹ thuật:
Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.8. (Nếu người được phỏng vấn không phải là chủ hộ: Trình độ học
vấn của chủ hộ:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3
1.9. Chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ:
Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.10. Tổng số nhân khẩu theo hộ khẩu ……………(người), trong đó
số người trong độ tuổi:
Dưới 6 tuổi………(người); 6-18 tuổi……….. (người);
Hết tuổi lao động (55 nữ - 60 nam)………..…(người);
1.11. Số người sống chung không có trong sổ hộ khẩu: ………. (người)
1.12. Gia đình ông/bà có thuộc danh sách hộ nghèo của địa phương
không?

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 125
Có Không

Phần 2: Thông tin về vay vốn và tiết kiệm

2.1. Ông/bà hiện là khách hàng của tổ chức tài chính vi mô nào?
..............................................
2.2. Ông/bà đó tham gia tổ chức này từ bao giờ? (năm ..............................)
2.3. Ông/bà sử dụng các sản phẩm gì của TCTCVM (nhiều lựa chọn)
Vay vốn
Gửi tiết kiệm bắt buộc
Gửi tiết kiệm tự nguyện
Bảo hiểm
Khác (nêu rõ) ..............................................................................................
2.4. Hãy liệt kê các khoản vay ông/bà có tại TCTCVM trong 5 năm
qua?
Khoản vay thứ nhất:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)

126 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

Khoản thứ hai:


Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 127
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không
2.5. Ông/bà trong 5 năm qua có vay vốn tại các tổ chức hoặc cá nhân
khác không?
Có Không
Nếu có, xin cho biết thông tin như sau
Khoản vay từ:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

128 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
2.6. Nếu không vay tại các tổ chức khác, tại sao:
Không biết thủ tục Không đủ điều kiện vay Chưa cần vay
Khác (cụ thể)
2.7. Trong thời gian tới, Ông/bà có muốn tiếp tục vay tại TCTCVM
không? Có Không
2.8. Nếu có, tại sao: ……….……….……….……….……….……….
……….……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
Nếu không, tại sao: ……….……….…………….……….….……….
……….……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……....
2.9. Nếu có, mục đích sử dụng chính của khoản vay là gì? (1=sản
xuất; 2=kinh doanh, 3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
2.10. Mong muốn của ông/bà về các khoản vay trong tương lai so với
hiện tại
Tăng lên Giữ nguyên Giảm đi
Mức vay tối đa
Lói suất áp
dụng
Cuối kỳ Định kỳ Không cố định
Phương thức
trả lói
Phương thức
trả gốc

Tại sao? ……….……….……….……….……….……….……….…

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 129
2.11. Xin ông/bà cho ý kiến về các vấn đề sau trong hoạt động tài
chính vi mô
Tốt Trung bình Chưa tốt
Điều kiện vay
vốn
Thủ tục giấy tờ
Quy trình
Tính chuyên
nghiệp của cán
bộ tín dụng
Thái độ phục
vụ
Năng lực của
cán bộ
Địa điểm
thuận tiện
Uy tín trong
cộng đồng

2.12. Ông/bà có tiết kiệm không? Có Không


2.13. Nếu có, Ông/bà giữ tiết kiệm ở đâu:
ở nhà Tại ngân hàng Tại QTDND Tại TCTCVM
2.14. Số dư tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác: (triệu đồng)
2.15. Số dư tiết kiệm tại TCTCVM ................................................ (triệu
đồng), trong đó số dư tiết kiệm tự nguyện ................................... (triệu
đồng)

130 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
2.16. Nói chung, mức độ hài lòng với các dịch vụ của TCTCVM của
ông/bà?
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng
lắm Không hài lòng

Phần 3: Đánh giá sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia
dự án/TCTCVM và hiện nay
3.1. Hoạt động nào dưới đây mang lại thu nhập chính cho gia đình
Ông/bà trước khi tham gia và hiện nay ?

Ai tham gia chủ yếu


vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khỏc)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Công nghiệp
4. Thuỷ sản
5. Xây dựng
6. Thương mại/
buôn bán nhỏ
7. Vận tải
8. Nghề phụ
(chế tạo)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 131
Ai tham gia chủ yếu
vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khỏc)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
9. Nghề phụ
(chế biến)
10. Dịch vụ
11. Lương cán
bộ CNVC,
lương hưu
12. Khác (xin
nêu rõ)

Tại sao có sự khác biệt?.……….……….……….……….……….……


….……….……….…….……….……….……….……….……….…
…….……….……….……….……….…….……….……….……….
……….……….……….……….……….……….……….… .

3.2. Nếu có thể, anh/chi có thể chia tỷ lệ thu nhập trước khi tham gia
dự án/tổ chức và hiện nay
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi

132 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
3. Công nghiệp
4. Thuỷ sản
5. Xây dựng
6. Thương mại/buôn bán nhỏ
7. Vận tải
8. Nghề phụ (chế tạo)
9. Nghề phụ (chế biến)
10. Dịch vụ
11. Lương cán bộ CNVC,
lương hưu
12. Khác (xin nêu rõ)

3.3. Xin ông bà cho biết thông tin về thu nhập và chi tiêu của hộ năm
2010:
- Tổng thu nhập ................................................................... (triệu đồng)
- Tổng chi tiêu: ...................................................................... (triệu đồng)
- Tổng số tiền tiết kiệm được: .............................................. (triệu đồng)
3.4. So sánh thu nhập,chi tiêu và tiết kiệm của hộ gia đình Ông/bà
hiện nay so với trước khi tham gia dự án/ tổ chức?
Tăng
Không Tăng
lên Không Giảm
thay lên Tại sao?
chút tăng đi
đổi nhiều
ít
3.4.1. Thu
nhập

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 133
Tăng
Không Tăng
lên Không Giảm
thay lên Tại sao?
chút tăng đi
đổi nhiều
ít
3.4.2. Chi
tiêu
3.4.3. Tiết
kiệm
3.4.4. Đầu tư
cho sản xuất
kinh doanh

3.5. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức sống của gia đình so với
hàng xóm/dân làng trước khi tham gia dự án/ tổ chức và hiện nay?
(1= giầu có; 2= khá giả; 3 = trung bình; 4= nghèo; 5= rất nghèo):
Trước kia: ………. Hiện nay: ……….
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
……….……….……….……….……….…
3.6. Tác động của sự tham gia tổ chức/dự án đối với mức sống gia
đình: (1= Rất tích cực; 2 = Tích cực; 3= Trung bình; 4= ít có tác động;
5 = Không có tác động; 6= tác động tiêu cực):
3.7. Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước khi có
TCTCVM (1=Tốt hơn; 2= Không thay đổi; 3 = Kém hơn)
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………

134 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
3.8. Mức sống của gia đình ông/bà thay đổi như thế nào so với sự
thay đổi mức sống chung trong địa phương? (1= nhanh hơn, 2=
tương đương; 3= chậm hơn):
3.9. Các tài sản chính của hộ gia đình trước khi tham gia dự án và
hiện nay (số lượng)
Loại tài sản Trước khi tham Hiện nay
gia
1.Nhóm công cụ sản xuất
kinh doanh
Máy móc, công cụ, thiết bị cố
định
Phương tiện vận chuyển
2. Tài sản lớn phục vụ sinh
hoạt
Ti vi, video
Radio
Tủ lạnh, bếp ga
Điều hòa
Giường tủ, bàn ghế
Xe máy, ô tô
Xe đạp, xe thô sơ
Khác (ghi rõ)
Khác (ghi rõ)
Tổng tài sản (triệu VND)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 135
3.10. Tình trạng nhà cửa và nhà vệ sinh trước khi tham gia dự án và
hiện nay?
Trước Hiện nay
Loại nhà ( 1= mái bằng, 2=
nhà kiên cố mái ngói; 3= nhà
tranh; 4= nhà tạm)
Nhà vệ sinh (1= nhà xí tự
hoại, 2= nhà xí bán tự hoại, 3=
cầu khỉ, 4= khác; 5= không có
nhà vệ sinh)
Điện (1= điện lưới; 2= điện
máy nổ; 3= không có điện)
Nước (1= nước máy tại nhà,
2 = nước máy công cộng; 3=
nước giếng tại nhà; 4= nước
tự nhiên; 5= khác)

Phần 4: Đánh giá các tác động khác trước và sau khi tham gia dự
án/TCTCVM
4.1. Ông/bà có cho rằng khoản vay đó tạo thêm công ăn việc làm cho
hộ gia đình hay không? Có Không
Nếu có, đó là công việc thường xuyên hay thời vụ:
Thường xuyên Thời vụ

136 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
4.2. Ông/bà nhận được các hỗ trợ nào từ TCTCVM không? (đào tạo,
hướng dẫn...) (1= có; 2=không)
Đào tạo
Hướng dẫn

4.2. Theo Ông/bà, sự tham gia dự án có mang lại lợi ích xã hội cho
ông/bà và gia đình không?
Có Không
Nếu có, lợi ích như thế nào?
Hiểu biết, tự tin hơn
Nhiều kỹ năng làm ăn, kinh doanh hơn
Nhiều kỹ năng quản lý gia đình hơn
Tham gia nhiều hơn vào các sinh hoạt cộng đồng
Chăm sóc con cái tốt hơn
Chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn
Học hành của con cái và gia đình tốt hơn
Các thành viên gia đình có trách nhiệm hơn đối với công việc gia
đình
Thảo luận với vợ/chồng nhiều hơn trong các công việc
Khác, cụ thể:
Khác, cụ thể:

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 137
4.3. Kiến nghị của Ông/bà với tổ chức/dự án TCVM trong thời gian
tới:
……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….………….……….……….………
.……….……….……….……….……….……….……….…
……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….………….……….……….………
.……….……….……….……….……….……….……….…

Xin cám ơn Ông/bà.


Ngày.….. Tháng…… Năm 201.....
NGƯỜI PHỎNG VẤN NGƯỜI GIÁM SÁT

138 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
6.2. Bảng hỏi khách hàng vay vốn quỹ tín dụng nhân dân

(Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về tác động của tài chính vi
mô đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân là một trong các thể chế quan trọng cung cấp dịch vụ tài
chính vi mô Việt nam
Xin Ông/Bà vui lòng hợp tác cung cấp thông tin có liên quan. Các thông
tin này chỉ dành cho mục tiêu nghiên cứu và khuyến nghị chính sách.
Chúng tôi hy vọng rằng với sự hợp tác của Ông/Bà, các hoạt động tài
chính vi mô sẽ có ích hơn đối với ngưười nghèo và cộng đồng. Xin chân
thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà)

Phần 1: Thông tin về hộ gia đình



1.1. Ngày phỏng vấn (ngày/tháng/năm):…………….
1.2. Tỉnh:…………Huyện:……………………Xã ………………….
1.3. Tên người được phỏng vấn:…………………………………….
1.4. Năm sinh………………Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Dân tộc…………………
1.5. Quan hệ với chủ hộ: Là chủ hộ Vợ/chồng của chủ hộ
Khác ………………….
1.6. Trình độ học vấn:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 139
1.7. Chuyên môn kỹ thuật:
Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.8. (Nếu người được phỏng vấn không phải là chủ hộ: Trình độ học
vấn của chủ hộ:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3

1.9. Chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ:


Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.10. Tổng số nhân khẩu theo hộ khẩu ……………(người), trong đó
số người trong độ tuổi:
Dưới 6 tuổi………(người); 6-18 tuổi……….. (người);
Hết tuổi lao động (55 nữ - 60 nam)……………(người);
1.11. Số người sống chung không có trong sổ hộ khẩu: ………. (người)
1.12. Gia đình ông/bà có thuộc danh sách hộ nghèo của địa phương
không?

140 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Có Không

Phần 2: Thông tin về vay vốn và tiết kiệm

2.1. Ông/bà hiện là khách hàng của QTDND nào?.................................


2.2. Ông/bà đã tham gia QTDND từ bao giờ? (năm).............................
2.3. Ông/bà sử dụng các sản phẩm gì của QTDND (nhiều lựa chọn)
Vay vốn Gửi tiết kiệm bắt buộc Gửi tiết kiệm tự nguy
Bảo hiểm
Khác (nêu rõ) ..............................................................................................
2.4. Hãy liệt kê các khoản vay ông/bà có tại QTDND trong 5 năm
qua? (tic kê)
Khoản vay thứ nhất:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 141
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

Khoản thứ hai:


Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

142 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
2.5. Ông/bà trong 5 năm qua có vay vốn tại các tổ chức hoặc cá nhân
khác không?
Có Không
Nếu có, xin cho biết thông tin như sau
Khoản vay từ:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 143
2.6. Nếu không vay tại các tổ chức khác, tại sao:
Không biết thủ tục Không đủ điều kiện vay Chưa cần vay
Khác (cụ thể)
2.7. Trong thời gian tới, Ông/bà có muốn tiếp tục vay tại QTDND
không? Có Không
2.8. Nếu có, tại sao: ……….……….……….……….……….……….
……….……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
Nếu không, tại sao: ……….……….…………….……….….……….
……….……….………..……….……….……….……….……….…
…….……….……….……….……….………….……….……….…
…….……….……….……….……….……….……….……….….
2.9. Nếu có, mục đích sử dụng chính của khoản vay là gì? (1=sản
xuất; 2=kinh doanh, 3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
2.10. Mong muốn của ông/bà về các khoản vay trong tương lai so với
hiện tại
Tăng lên Giữ nguyên Giảm đi
Mức vay tối đa
Lãi suất áp
dụng
Cuối kỳ Định kỳ Không cố định
Phương thức
trả lãi
Phương thức
trả gốc

144 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tại sao? ……….……….……….……….……….……….……….…
……….……….……….……….……….……….……….………….

2.11. Xin ông/bà cho ý kiến về các vấn đề sau trong hoạt động của
QTDND
Tốt Trung bình Chưa tốt
Điều kiện vay
vốn
Thủ tục giấy tờ
Quy trình
Tính chuyên
nghiệp của cán
bộ tín dụng
Thái độ phục
vụ
Năng lực của
cán bộ
Địa điểm
thuận tiện
Uy tín trong
cộng đồng

2.12. Ông/bà có tiết kiệm không? Có Không


2.13. Nếu có, Ông/bà giữ tiết kiệm ở đâu:
ở nhà Tại ngân hàng Tại QTDND Tại TCTCVM
2.14. Số dư tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác: (triệu đồng)
2.15. Số dư tiết kiệm tại TCTCVM ................................... (triệu đồng),

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 145
trong đó số dư tiết kiệm tự nguyện ...................................... (triệu đồng)
2.16. Nói chung, mức độ hài lòng với các dịch vụ của QTDND của
ông/bà?
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường
Chưa hài lòng lắm Không hài lòng

Phần 3: Đánh giá sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia
dự án/TCTCVM và hiện nay
3.1. Hoạt động nào dưới đây mang lại thu nhập chính cho gia đình
Ông/bà trước khi tham gia và hiện nay ?
Ai tham gia chủ yếu
vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khỏc)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
13. Trồng trọt
14. Chăn nuôi
15. Công
nghiệp
16. Thuỷ sản
17. Xây dựng
18. Thương
mại/buôn bán
nhỏ
19. Vận tải

146 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Ai tham gia chủ yếu
vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khỏc)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
20. Nghề phụ
(chế tạo)
21. Nghề phụ
(chế biến)
22. Dịch vụ
23. Lương cán
bộ CNVC,
lương hưu
24. Khác (xin
nêu rõ)

Tại sao có sự khác biệt?.……….……….……….……….……….……


….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
………….……….……….……….
3.2. Nếu có thể, ông/bà có thể chia tỷ lệ thu nhập trước khi tham gia dự
án/tổ chức và hiện nay
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
13. Trồng trọt
14. Chăn nuôi

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 147
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
15. Công nghiệp
16. Thuỷ sản
17. Xây dựng
18. Thương mại/buôn bán
nhỏ
19. Vận tải
20. Nghề phụ (chế tạo)
21. Nghề phụ (chế biến)
22. Dịch vụ
23. Lương cán bộ CNVC,
lương hưu
24. Khác (xin nêu rõ)
3.3. Xin ông bà cho biết thông tin về thu nhập và chi tiêu của hộ năm
2010:
- Tổng thu nhập ................................................................... (triệu đồng)
- Tổng chi tiêu: ...................................................................... (triệu đồng)
- Tổng số tiền tiết kiệm được: .............................................. (triệu đồng)
3.4. So sánh thu nhập,chi tiêu và tiết kiệm của hộ gia đình Ông/bà
hiện nay so với trước khi tham gia QTDND/ tổ chức?
Tăng
Không Tăng
lên Không Giảm
thay lên Tại sao?
chút tăng đi
đổi nhiều
ít
3.4.1. Thu
nhập

148 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tăng
Không Tăng
lên Không Giảm
thay lên Tại sao?
chút tăng đi
đổi nhiều
ít
3.4.2. Chi
tiêu
3.4.3. Tiết
kiệm
3.4.4. Đầu tư
cho sản xuất
kinh doanh
3.5. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức sống của gia đình so với
hàng xóm/dân làng trước khi tham gia QTDND và hiện nay? (1= giầu
có; 2= khá giả; 3 = trung bình; 4= nghèo; 5= rất nghèo):
Trước kia: ………. Hiện nay: ……….
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………
.………….……….……….……….……….……….……….……….
……….……….……….………….……….……….……….……….
……….……….……….……….……….……….…
3.6. Tác động của sự tham gia QTDND đối với mức sống gia đình:
(1= Rất tích cực; 2 = Tích cực; 3= Trung bình; 4= ít có tác động; 5 =
Không có tác động; 6= tác động tiêu cực):
3.7. Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước khi có
QTDND (1=Tốt hơn; 2= Không thay đổi; 3 = Kém hơn):
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 149
3.8. Mức sống của gia đình ông/bà thay đổi như thế nào so với sự thay
đổi mức sống chung trong địa phương? (1= nhanh hơn, 2= tương
đương; 3= chậm hơn):
3.9. Các tài sản chính của hộ gia đình trước khi tham gia QTDND và
hiện nay (số lượng)

Loại tài sản Trước khi tham Hiện nay


gia
3.Nhóm công cụ sản xuất
kinh doanh
Máy móc, công cụ, thiết bị cố
định
Phương tiện vận chuyển
4. Tài sản lớn phục vụ sinh
hoạt
Ti vi, video
Radio
Tủ lạnh, bếp ga
Điều hòa
Giường tủ, bàn ghế
Xe máy, ô tô
Xe đạp, xe thô sơ
Khác (ghi rõ)
Khác (ghi rõ)
Tổng tài sản (triệu VND)

150 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
3.10. Tình trạng nhà cửa và nhà vệ sinh trước khi tham gia QTDND
và hiện nay?
Trước Hiện nay
Loại nhà (1= mái bằng, 2=
nhà kiên cố mái ngói; 3= nhà
tranh; 4= nhà tạm)
Nhà vệ sinh (1= nhà xí tự
hoại, 2= nhà xí bán tự hoại, 3=
cầu khỉ, 4= khác; 5= không có
nhà vệ sinh)
Điện (1= điện lưới; 2= điện
máy nổ; 3= không có điện)
Nước (1= nước máy tại nhà,
2 = nước máy công cộng; 3=
nước giếng tại nhà; 4= nước
tự nhiên; 5= khác)

Phần 4: Đánh giá các tác động khác trước và sau khi tham gia
QTDND
4.1. Ông/bà có cho rằng khoản vay đó tạo thêm công ăn việc làm cho
hộ gia đình hay không? Có Không
Nếu có, đó là công việc thường xuyên hay thời vụ:
Thường xuyên Thời vụ
4.2. Ông/bà nhận được các hỗ trợ nào từ tổ chức QTDND không?
(đào tạo, hướng dẫn...) (1= có; 2=không)
Đào tạo
Hướng dẫn

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 151
4.2. Theo Ông/bà, sự tham gia QTDND có mang lại lợi ích xã hội cho
ông/bà và gia đình không? Có Không
Nếu có, lợi ích như thế nào?
Hiểu biết, tự tin hơn
Nhiều kỹ năng làm ăn, kinh doanh hơn
Nhiều kỹ năng quản lý gia đình hơn
Tham gia nhiều hơn vào các sinh hoạt cộng đồng
Chăm sóc con cái tốt hơn
Chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn
Học hành của con cái và gia đình tốt hơn
Các thành viên gia đình có trách nhiệm hơn đối với công việc gia
đình
Thảo luận với vợ/chồng nhiều hơn trong các công việc
Khác, cụ thể: ……….……….……….……….……….……….……
Khác, cụ thể: ……….……….……….……….……….……….……

4.3. Kiến nghị của Ông/bà với QTDND trong thời gian tới:
……….……….……….……….……….……….……….……….…
…….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
Xin cám ơn Ông/bà.
Ngày.….. Tháng…… Năm 201.....
NGƯỜI PHỎNG VẤN NGƯỜI GIÁM SÁT

152 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Bảng hỏi khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội

(Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về tác động của tài chính vi
mô đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ngân hàng Chính
sách xã hội là một trong các thể chế quan trọng cung cấp dịch vụ tài
chính vi mô Việt nam
Xin Ông/Bà vui lòng hợp tác cung cấp thông tin có liên quan. Các thông
tin này chỉ dành cho mục tiêu nghiên cứu và khuyến nghị chính sách.
Chúng tôi hy vọng rằng với sự hợp tác của Ông/Bà, các hoạt động tài
chính vi mô sẽ có ích hơn đối với ngưười nghèo và cộng đồng. Xin chân
thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà)

Phần 1: Thông tin về hộ gia đình



1.1. Ngày Phỏng vấn (ngày/tháng/năm):…………….
1.2. Tỉnh:………………….Huyện:……………Xã ………………….
1.3. Tên người được phỏng vấn:…………………………………….
1.4. Năm sinh………………Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Dân tộc…………………
1.5. Quan hệ với chủ hộ: Là chủ hộ Vợ/chồng của chủ hộ
Khác ………………….
1.6. Trình độ học vấn:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 153
1.7. Chuyên môn kỹ thuật:
Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.8. (Nếu người được phỏng vấn khụng phải là chủ hộ: Trình độ học
vấn của chủ hộ:
Không biết đọc biết viết
Biết đọc biết viết nhưng chưa tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3
1.9. Chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ:
Lao động phổ thông
Công nhân kỹ thuật, chứng chỉ nghề không có bằng
Trung học nghề và TH chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học
Sau đại học
1.10. Tổng số nhân khẩu theo hộ khẩu ……………(người), trong đó
số người trong độ tuổi:
Dưới 6 tuổi………(người); 6-18 tuổi……….. (người);
Hết tuổi lao động (55 nữ - 60 nam)……………(người);
1.11. Số người sống chung không có trong sổ hộ khẩu: ………. (người)
1.12. Gia đình ông/bà có thuộc danh sách hộ nghèo của địa phương
không?
Có Không

154 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Phần 2: Thông tin về vay vốn và tiết kiệm

2.1. Ông/bà hiện là khách hàng của NHCSXH nào?...............................


2.2. Ông/bà đã tham gia NHCSXH từ bao giờ? (năm)……………………
2.3. Ông/bà sử dụng các sản phẩm gì của NHCSXH (nhiều lựa chọn)
Vay vốn Gửi tiết kiệm bắt buộc Gửi tiết kiệm tự ngu
Bảo hiểm
Khác (nêu rõ) ..............................................................................................
2.4. Hãy liệt kê các khoản vay ông/bà có tại NHCSXH trong 5 năm
qua?
Khoản vay thứ nhất:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 155
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

Khoản thứ hai:


Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

156 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
2.5. Ông/bà trong 5 năm qua có vay vốn tại các tổ chức hoặc cá nhân
khác không?
Có Không
Nếu có, xin cho biết thông tin như sau
Khoản vay từ:
Năm vay:
Số tiền vay (triệu đồng)
Thời hạn (tháng)
Lói suất (%/tháng)
Mục đích sử dụng (1=sản xuất; 2=kinh doanh,
3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
Hình thức trả gốc (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức trả lói (1 = trả cuối kỳ; 2= trả theo
tháng; 3= trả theo tuần; 4= trả các lần không cố
định)
Hình thức vay: 1=nhóm; 2=cá nhân; 3= Khác
(cụ thể)
Dư nợ hiện tại (triệu đồng)
Nguồn trả nợ (1= từ thu nhập; 2 = từ đi vay; 3=
từ tiền người khác cho; 4= khác)
Ông/bà có khó khăn khi trả khoản nợ này? 1=có;
2=không

2.6. Nếu không vay tại các tổ chức khác, tại sao:
Không biết thủ tục Không đủ điều kiện vay Chưa cần vay
Khác (cụ thể)

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 157
2.7. Trong thời gian tới, Ông/bà có muốn tiếp tục vay tại NHCSXH
không? Có Không
2.8. Nếu có, tại sao: ……….……….……….……….……….……….
……….……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………
Nếu không, tại sao: ……….……….…………….……….….……….
……….……….……….…….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………
2.9. Nếu có, mục đích sử dụng chính của khoản vay là gì? (1=sản
xuất; 2=kinh doanh, 3= tiêu dùng; 4=chữa bệnh; 5 = trả nợ; 6=khác,
cụ thể)
2.10. Mong muốn của ông/bà về các khoản vay trong tương lai so với
hiện tại
Tăng lên Giữ nguyên Giảm đi
Mức vay tối đa
Lói suất áp
dụng
Cuối kỳ Định kỳ Không cố định
Phương thức
trả lói
Phương thức
trả gốc

Tại sao? ……….……….……….……….……….……….……….…

158 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
2.11. Xin ông/bà cho ý kiến về các vấn đề sau trong hoạt động của
NHCSXH
Tốt Trung bình Chưa tốt
Điều kiện vay
vốn
Thủ tục giấy tờ
Quy trình
Tính chuyên
nghiệp của cán
bộ tín dụng
Thái độ phục
vụ
Năng lực của
cán bộ
Địa điểm
thuận tiện
Uy tín trong
cộng đồng

2.12. Ông/bà có tiết kiệm không? Có Không


2.13. Nếu có, Ông/bà giữ tiết kiệm ở đâu:
ở nhà Tại ngân hàng Tại QTDND Tại TCTCVM
2.14. Số dư tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác: (triệu đồng)
2.15. Số dư tiết kiệm tại NHCSXH ................................... (triệu đồng),
trong đó số dư tiết kiệm tự nguyện ..................................... (triệu đồng)
2.16. Nói chung, mức độ hài lòng với các dịch vụ của NHCSXH của
ông/bà?
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 159
Chưa hài lòng lắm Không hài lòng

Phần 3: Đánh giá sản xuất, tài sản và thu nhập trước khi tham gia
NHCSXH và hiện nay
3.1. Hoạt động nào dưới đây mang lại thu nhập chính cho gia đình
Ông/bà trước khi tham gia và hiện nay ?
Ai tham gia chủ yếu
vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khác)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
25. Trồng trọt
26. Chăn nuôi
27. Công
nghiệp
28. Thuỷ sản
29. Xây dựng
30. Thương
mại/buôn bán
nhỏ
31. Vận tải
32. Nghề phụ
(chế tạo)
33. Nghề phụ
(chế biến)
34. Dịch vụ

160 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Ai tham gia chủ yếu
vào hoạt động nào?
Thứ tự
(1= chủ hộ; 2= vợ/
(đánh số thứ tự từ 1
chồng chủ hộ, 3=con
Hoạt động đến 3)
cỏi; 4= cha mẹ; 5=
khác)
Trước khi Trước khi
Hiện nay Hiện nay
tham gia tham gia
35. Lương cán
bộ CNVC,
lương hưu
36. Khác (xin
nêu rõ)
Tại sao có sự khác biệt?.……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………
.………….……….……….……….……….……….……….……….
……….……….……….………….……….……….……….……….
3.2. Nếu có thể, anh/chi có thể chia tỷ lệ thu nhập trước khi tham gia
NHCSXH và hiện nay
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
25. Trồng trọt
26. Chăn nuôi
27. Công nghiệp
28. Thuỷ sản
29. Xây dựng

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 161
Hoạt động Tỷ trọng
Trước khi tham gia Hiện nay
30. Thương mại/buôn bán
nhỏ
31. Vận tải
32. Nghề phụ (chế tạo)
33. Nghề phụ (chế biến)
34. Dịch vụ
35. Lương cán bộ CNVC,
lương hưu
36. Khác (xin nêu rõ)
3.3. Xin ông bà cho biết thông tin về thu nhập và chi tiêu của hộ năm
2010:
- Tổng thu nhập ................................................................... (triệu đồng)
- Tổng chi tiêu: ...................................................................... (triệu đồng)
- Tổng số tiền tiết kiệm được: .............................................. (triệu đồng)
3.4. So sánh thu nhập,chi tiêu và tiết kiệm của hộ gia đình Ông/bà
hiện nay so với trước khi tham gia NHCSXH?
Tăng
Tăng
Không lên Không Giảm
lên Tại sao?
thay đổi chút tăng đi
nhiều
ít
3.4.1. Thu
nhập
3.4.2. Chi
tiêu
3.4.3. Tiết
kiệm

162 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Tăng
Tăng
Không lên Không Giảm
lên Tại sao?
thay đổi chút tăng đi
nhiều
ít
3.4.4. Đầu tư
cho sản xuất
kinh doanh
3.5. Ông/bà đánh giá như thế nào về mức sống của gia đình so với
hàng xóm/dân làng trước khi tham gia NHCSXH và hiện nay? (1=
giầu có; 2= khá giả; 3 = trung bình; 4= nghèo; 5= rất nghèo):
Trước kia: ………. Hiện nay: ……….
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
………….……….……….……….……….……….……….……….
3.6. Tác động của sự tham gia NHCSXH đối với mức sống gia đình:
(1= Rất tích cực; 2 = Tích cực; 3= Trung bình; 4= ít có tác động; 5 =
Không có tác động; 6= tác động tiêu cực):
3.7. Mức sống chung của địa phương hiện nay so với trước khi có NHC-
SXH (1=Tốt hơn; 2= Không thay đổi; 3 = Kém hơn):………………..
Tại sao?……….……….……….……….……….……….……….……
….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….………
.………….……….……….……….……….……….……….……….
……….……….……….………….……….……….……….……….
3.8. Mức sống của gia đình ông/bà thay đổi như thế nào so với sự
thay đổi mức sống chung trong địa phương? (1= nhanh hơn, 2=
tương đương; 3= chậm hơn):

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 163
3.9. Các tài sản chính của hộ gia đình trước khi tham gia NHCSXH
và hiện nay (số lượng)
Loại tài sản Trước khi tham Hiện nay
gia
5. Nhóm công cụ sản xuất
kinh doanh
Máy móc, công cụ, thiết bị cố
định
Phương tiện vận chuyển
6. Tài sản lớn phục vụ sinh
hoạt
Ti vi, video
Radio
Tủ lạnh, bếp ga
Điều hòa
Giường tủ, bàn ghế
Xe máy, ô tô
Xe đạp, xe thô sơ
Khác (ghi rõ)
Khác (ghi rõ)
Tổng tài sản (triệu VND)

3.10. Tình trạng nhà cửa và nhà vệ sinh trước khi tham gia NHCSXH
và hiện nay?
Trước Hiện nay
Loại nhà ( 1= mái bằng, 2=
nhà kiên cố mái ngói; 3= nhà
tranh; 4= nhà tạm)

164 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Trước Hiện nay
Nhà vệ sinh (1= nhà xí tự
hoại, 2= nhà xí bán tự hoại, 3=
cầu khỉ, 4= khác; 5= không có
nhà vệ sinh)
Điện (1= điện lưới; 2= điện
máy nổ; 3= không có điện)
Nước (1= nước máy tại nhà,
2 = nước máy công cộng; 3=
nước giếng tại nhà; 4= nước
tự nhiên; 5= khác)

Phần 4: Đánh giá các tác động khác trước và sau khi tham gia
NHCSXH
4.1. Ông/bà cú cho rằng khoản vay đó tạo thêm công ăn việc làm cho
hộ gia đình hay không? Có Không
Nếu có, đó là công việc thường xuyên hay thời vụ:
Thường xuyên Thời vụ
4.2. Ông/bà nhận được các hỗ trợ nào từ NHCSXH không? (đào tạo,
hướng dẫn...) (1= có; 2=không)
Đào tạo
Hướng dẫn

4.2. Theo Ông/bà, sự tham gia NHCSXH có mang lại lợi ích xó hội
cho ông/bà và gia đình không? Có Không
Nếu có, lợi ích như thế nào?
Hiểu biết, tự tin hơn

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 165
Nhiều kỹ năng làm ăn, kinh doanh hơn
Nhiều kỹ năng quản lý gia đình hơn
Tham gia nhiều hơn vào các sinh hoạt cộng đồng
Chăm sóc con cái tốt hơn
Chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn
Học hành của con cái và gia đình tốt hơn
Các thành viên gia đình có trách nhiệm hơn đối với công việc gia
đình
Thảo luận với vợ/chồng nhiều hơn trong các công việc
Khác, cụ thể: ……….……….……….……….……….……….……
Khác, cụ thể: ……….……….……….……….……….……….……

4.3. Kiến nghị của Ông/bà với NHCSXH trong thời gian tới:
……….……….……….……….……….……….……….……….…
…….……….……….………….……….……….……….……….……
….……….……….……….……….……….………….……….……
….……….……….……….……….……….……….……….……….
………….……….……….……………….……….……….……….…
…….……….……….……….……….……….……….…

Xin cám ơn Ông/bà.


Ngày.….. Tháng…… Năm 201.....
NGƯỜI PHỎNG VẤN NGƯỜI GIÁM SÁT

166 TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH
Địa Chỉ : Tầng 4 - Số 70 - Ngõ 34 - Hoàng Cầu - Quận Đống Đa
Hà Nội - Việt Nam
Điện Thoại: (84-4) 62691825 - 62901825
Fax : (84-4) 62691824
Website : www.microfinance.vn
E-Mail : info@microfinance.vn

TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM: KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH 169

You might also like