You are on page 1of 13

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------***----------

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG


VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG
Bộ môn: Luật Tài Chính Công
Giảng viên: Danh Phạm Mỹ Duyên
Lớp: TM47.2
Nhóm: 1
Thành viên
1 Thái Gia Minh 2253801011154
2 Trần Tuấn Kiệt 2253801011112
3 Trương Anh Khoa 2253801011107
4 Lê Trần Hữu Khang 2253801011100
5 Trần Đức Minh Khánh 2253801011105
6 Lê Phạm Gia Lợi 2253801011140
7 Phan Hy Lam 2253801011114
8 Mai Thảo Linh 2253801011122
9 Nguyễn Khánh Linh 2253801011126

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2023


2

Mục Lục
1.Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư?...................3
2.Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài
chính công?...................................................................................................................3
3.Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài
chính công?...................................................................................................................4
4.Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động
phân cấp quản lý tài chính công?................................................................................5
5.Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ
bội chi ngân sách nhà nước hàng năm? Tại sao?.......................................................6
6.Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước?..........................7
7.Phân biệt đơn vị dự toán ngân sách nhà nước và các cấp ngân sách nhà nước?..7
8.Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay. Phân tích mối
quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước?....................8
9.Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và việc triển
khai để tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?.......................10
10.Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện trong những
trường hợp nào? Trình bày quy trình điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước?..12
3

1.Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư?
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành,
nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các
quỹ công nhằm phục vụ, thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu,
lợi ích chung của toàn xã hội.
Phân biệt tài chính công và tài chính tư:
+Điểm giống nhau:
- Quản lý tài chính: Cả tài chính công và tài chính tư đều liên quan đến việc quản lý tài
nguyên tài chính để đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài chính và đạt được các
mục tiêu liên quan.
- Lập kế hoạch: Cả hai lĩnh vực đều liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính. Tài chính
công lập kế hoạch ngân sách để phân bổ tài nguyên cho các dự án và chương trình công
cộng. Tài chính tư liên quan đến lập kế hoạch tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp để đạt
được các mục tiêu tài chính.

+Điểm khác nhau:


- Phạm vi ứng dụng: Tài chính công tập trung vào quản lý tài chính của các tổ chức và cơ
quan trong ngành công cộng như chính phủ, cơ quan chính quyền, trong khi tài chính tư
liên quan đến cá nhân hoặc tổ chức tư nhân.
- Mục tiêu: Tài chính công chủ yếu hướng đến cung cấp các dịch vụ công cộng và duy trì
hoạt động của xã hội như y tế, giáo dục, quốc phòng, hạ tầng. Tài chính tư tập trung vào
đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp, bao gồm tiêu dùng, đầu tư và tiết
kiệm.
- Nguồn tài chính: Tài chính công thường thu nguồn tài chính từ thuế, khoản vay và các
nguồn tài chính công cộng khác. Trong khi tài chính tư dựa vào thu nhập cá nhân, lợi
nhuận doanh nghiệp, đầu tư, v.v.
- Trách nhiệm và quyết định: Trong tài chính công, các quyết định thường được đưa ra
bởi các quản lý công cộng, chính phủ và cơ quan quản lý khác. Trong tài chính tư, cá
nhân và tổ chức tư nhân tự chịu trách nhiệm và đưa ra quyết định về việc quản lý tài chính
của mình.
Tóm lại, tài chính công và tài chính tư có điểm giống nhau trong việc quản lý tài
chính nhưng khác nhau về phạm vi, mục tiêu, nguồn tài chính và quyết định quản lý.
4

2.Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luật tài
chính công?
Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài
chính của nhà nước.
Các đặc trưng của pháp luật tài chính công:
-Tài chính công gắn liền với nhà nước: tài chính công và nhà nước không thể tách rời
nhau. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập, sở hữu và sử dụng tài chính
công.Tuy nhiên tất cả những hoạt động này đều phải tuân thủ theo những luật lệ nghiêm
ngặt do các cơ quan pháp luật và chính phủ quy định để tránh tình trạng tham nhũng, lấy
của công làm việc tư của một vài thành phần không tốt trong bộ máy công quyền.

-Tài chính công hình thành và sử dụng vì lợi ích cộng đồng: tài chính công được hình
thành từ những khoản thuế, khoản thu thông qua các hoạt động cộng quyền, qua việc
kinh doanh của các tổ chức nhà nước. Nó được sử dụng vào những hoạt động và nhiệm
vụ nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, sự bình yên và phát triển của toàn thể nhân dân trong
một quốc gia.

- Phạm vi hoạt động rộng: tài chính công có tác động đến mọi đối tượng của một quốc gia
từ trẻ em đến người già, từ công nhân viên chức đến những nhà kinh doanh, từ ngành
công như giáo dục, luật, y tế đến các ngành tư như kinh doanh, thương mại.

3.Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồn luật tài chính
công?
Nguồn của pháp luật tài chính công là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong hoạt động tài chính nhà nước (tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
trong và ngoài ngân sách nhà nước).
Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành nguồn của luật tài chính công.

+Tác động tích cực:

- Trên cơ sở các hiệp định đã ký kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ
thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia
thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân
công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu
theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại
và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
5

-Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát
triển các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu
dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

- Hình thành cơ cấu kinh tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo
việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.

- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới
cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới,
giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển ở
phạm vi khu vực và thế giới.

- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế.

+Tác động tiêu cực:

- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh
nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.

- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay
khu vực.
- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công
nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

- Hội nhập kinh tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm
truyền thống.

- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa
nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố
quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.

- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác
nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia
hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
6

4.Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt động phân
cấp quản lý tài chính công?
Phân cấp quản lý tài chính công có thể được hiểu là phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước phân bổ theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lí qua các khoản thu và chi
của ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền nhà nước để họ có quyền chủ động và
tự chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ
quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương.
Vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công:

+ Một là, đối với quản lý hành chính nhà nước, việc phân cấp quản lý tài chính công là
công cụ cần thiết khách quan để phục vụ cho việc phân cấp quản lý hành chính và có tác
động quan trọng đến hiệu quả của quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương;cung
cấp phương tiện tài chính cho các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa
phương hoạt động.

+ Hai là, đối với điều hành vĩ mô nền kinh tế, việc phân cấp quản lý tài chính công hợp lý
không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì phát triển hoạt động của các
cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát
huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước. Nó cho phép
quản lý và kế hoạch hóa ngân sách nhà nước tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các
cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách để phát huy vai trò là
công cụ điều chỉnh vĩ mô ngân sách nhà nước.Nếu mức độ phân cấp tập trung về phía
trung ương lớn thì quá trình điều chỉnh được thực thi nhanh hơn và ngược lại nếu mức độ
phân cấp tập trung về phía địa phương nhiều hơn sẽ dẫn đến thời gian điều chỉnh chậm
hơn bởi vì khi địa phương được phân cấp mạnh thì quyền hạn trong thu, chi ngân sách địa
phương được mở rộng và linh hoạt hơn. Chính vì vậy cần xây dựng một phương án phân
cấp hợp lý để vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chính sách tài khoá vừa tránh
được việc tập trung quá cao.

5.Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội
chi ngân sách nhà nước hàng năm? Tại sao?
Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong
năm ngân sách. Đây là tình trạng mất cân đối của ngân sách và phản ánh sự thiếu hụt của
nền tài chính. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm cả bội chi ngân sách trung ương và
bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng
sự chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc
và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp của
bội chi ngân sách cấp tỉnh từng địa phương, được xác định bằng sự chênh lệch lớn hơn
giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp
tỉnh từng địa phương. (CSPL: Luật Ngân sách nhà nước 2015, khoản 1, Điều 4)
Những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả quan trọng về
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, so
với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ đang
7

phát triển. Hằng năm, nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, duy trì hoạt động của Bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng
an ninh và an sinh xã hội là rất lớn. Trong khi đó, mặc dù quy mô thu ngân sách nhà nước
hằng năm tăng nhưng nguồn ngân sách vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, do đó,
ngân sách nhà nước vẫn phải bội chi. Để đảm bảo việc sử dụng nguồn ngân sách hiệu
quả, Luật ngân sách nhà nước đã quy định nguyên tắc: “cân đối thu thường xuyên phải
đảm bảo chi thường xuyên và có tích lũy cho đầu tư phát triển; bội chi, vay nợ công chỉ
sử dụng cho chi đầu tư phát triển”.
Chính vì vậy, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định Quốc hội là cơ quan
quyết định mức bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội
chi ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương; nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân còn quyết định mức bội chi ngân sách ở địa phương.
Việc bội chi ngân sách nhà nước sẽ gây ra việc thiếu nguồn thu, khi thiếu nguồn
thu nhà nước sẽ đánh vào những khoản phải thu như thuế, lệ phí… Việc tăng các khoản
thuế, lệ phí khiến cho việc mua bán, kích cầu cũng bị tụt giảm, nền kinh tế sẽ bị ảnh
hưởng đầu tiên và vô cùng nghiêm trọng. Đời sống của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng
không hề nhỏ khi năm ngân sách đó của nhà nước xuất hiện việc bội chi ngân sách. Nền
kinh tế bị ảnh hưởng sẽ là nguyên nhân dẫn đến đời sống kinh tế của người dân bị kéo
theo. Việc mua bán, giao dịch trong đời sống bị trì trệ, cuộc sống thiếu thốn, từ đó kéo
theo sự tụt giảm của những ngành khác như vui chơi giải trí, du lịch, văn hóa giáo dục
cũng từ đó mà tụt giảm.
6.Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước?
Có nhiều giải pháp để khắc phục bội chi ngân sách nhà nước:

- Tăng thu từ thuế, phí, lệ phí: Việc tăng thu từ thuế, phí, lệ phí hay còn gọi là tăng mức
thu từ thuế, phí, lệ phí có thể được thực hiện qua việc tăng giá thu từ thuế, phí, lệ phí
hoặc ban hành các khoản thuế, mức phí, lệ phí khác. Việc thu thuế có thể được thực hiện
bằng hình thức trực thu hoặc gián thu. Tuy vậy việc thực hiện bằng hình thức gián thu sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn.

- Giảm chi ngân sách: Có thể khắc phục bội chi ngân sách nhà nước bằng việc giảm chi
ngân sách cho những mảng, những vấn đề không hoặc chưa thực sự quá quan trọng,
ngoài ra cũng có thể cắt giảm nhân sự ở các mảng, bộ, ngành, chi nhánh chưa thực sự cần
thiết như là 1 giải pháp tạm thời.

- Vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài có thể thực hiện bằng
việc xin viện trợ hoặc việc vay mượn các khoản tiền chính phủ vay tiền trực tiếp từ các
ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Việc vay
nợ trong nước có thể được thực hiện bằng hình thức phát hành “trái phiếu chính phủ”.
Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua thị trường chứng khoán; Phát hành trái phiếu chính
phủ dưới hình thức đại lý phát hành;Phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức bảo
lãnh, bán lẻ trái phiếu.
8

- Phát hành tiền để bù đắp lại chi tiêu: Việc phát hành tiền để bù đắp lại chi tiêu là giải
pháp nhanh gọn và đơn giản nhất vì có thể thực hiện ngay tức khắc khi có bị bội chi ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời vì việc phát hành tiền quá nhiều
trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng lạm phát.

7.Phân biệt đơn vị dự toán ngân sách nhà nước và các cấp ngân sách nhà nước?
ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực
hiện trong 1 khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Theo quy định của Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì đơn vị ngân sách là cơ
quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.

+Điểm khác nhau:

- Vị trí, tư cách: Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhà nước- là
bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống ngân sách nhà nước. Đơn vị dự toán là 1 cơ quan,
đơn vị được thành lập hoặc thừa nhận- thực hiện một nhiệm vụ được giao, được nhận
kinh phí từ ngân sách cấp để thực hiện nhiệm vụ đó. Đơn vị dự toán là bộ phận cấu thành
của một cấp ngân sách.

- Thẩm quyền: Cấp ngân sách có thẩm quyền quyết định, phân bổ, quản lý, giám sát kiểm
tra ngân sách của các đơn vị dự toán thuộc cấp của mình. Đơn vị dự toán có thẩm quyền
sử dụng ngân sách được giao, quyền quản lý giám sát đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc.

- Phạm vi thu chi: Cấp ngân sách có phạm vi rộng, có nhiều nguồn thu và chủ yếu từ
Thuế. Đơn vị dự toán có nguồn thu hạn chế - chỉ từ 1 và nguồn được phân giao chủ yếu
quản lý sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp để chi cho một nhiệm vụ.

- Quyền chủ động và trách nhiệm đối với ngân sách: Cấp ngân sách có mức độ tự chủ
cao, có quyền quyết định, quyền điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình. tự đảm bảo cân
đối chi, tiêu được phân cấp và quan sát tình hình thực tế. Đơn vị dự toán có mức độ tự
chủ không cao, mọi hoạt động thu chi phải theo dự toán ngân sách khi có sự cho phép của
cơ quan có thẩm quyền.

- Chủ thể quản lý: Ở Cấp ngân sách là hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính
nhà nước - hệ thống các cơ quan tài chính các cấp. Ở đơn vị dự toán là thủ trưởng đơn vị
và bộ phận tài chính kế toán đơn vị.

- Số lượng: Ở cấp ngân sách có 4 cấp ngân sách tương đương với cấp chính quyền. Ở đơn
vị dự toán thì có nhiều đơn vị dự toán ngân sách, trong cấp ngân sách thì có đơn vị dự
toán cấp I-II-III. Riêng cấp xã không có đơn vị dự toán.
9

8.Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay. Phân tích mối quan
hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước?

Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam hiện nay chia thành ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương. Theo Điều 6 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định

“1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và địa phương

2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”

Ngân sách trung ương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung
ương. Ngân sách trung ương gồm các đơn vị dự toán của các cơ quan trung ương (Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức
đoàn thể trung ương,…) Đây là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện chức năng nhiệm
vụ của Nhà nước trên tất cả lĩnh vực và là nguồn hỗ trợ tài chính cho ngân sách địa
phương.
Ngân sách địa phương: Là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa
phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các
khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Ngân sách địa
phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó :
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( ngân sách tỉnh ) bao gồm ngân sách
cấp tỉnh và ngân sách các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương ( ngân sách huyện ), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã,
phường, thị trấn ( ngân sách cấp xã)
Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống Ngân sách Nhà nước
Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống Ngân sách Nhà nước bao gồm tính
độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp và tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và
cấp trên. Cụ thể như sau.
- Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp : Mỗi cấp ngân sách có các nhiệm vụ cần
thực hiện và chức năng, nguồn chi thu riêng. Giữa các cấp bảo đảm được tính độc lập,
nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng, tương tự với nhiệm vụ chi.

- Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên : Các cấp ngân sách phải
có sự điều tiết qua lại để cân bằng hệ thống chỉnh thể Ngân sách Nhà nước. Ngân sách
cấp trên có thể chi bổ sung cân đối hoặc chi bổ sung có mục tiêu để địa phương hoàn
thành nhiệm vụ và thực hiện được chính sách mới.
Căn cứ Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định:
10

“1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được
phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm
vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ
các địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.
3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực
hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương
phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình
độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc
ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có
giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân
sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn
ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền
cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy
quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải
quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.”.

9.Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và việc triển khai
để tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?
a.Quy trình lập, phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước.
- Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước (Điều 22 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước)
Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư
hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo
số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán
ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ, cơ quan, thông
báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
11

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư
hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, căn cứ khả năng
cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới.
Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
- Lập, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước (Điều 23, 24, 25, 26 Nghị định
163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước,
Điều 46 Luật Ngân sách nhà nước)
Các đơn vị (các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ,
các cơ quan thu ngân sách) trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập
dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo
cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hàng năm,
kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với
cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp dưới (đối với năm
đầu của thời kỳ ổn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để
thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự
toán.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên
quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước, lập phương án phân bổ ngân
sách trung ương trình Chính phủ Bộ Tài chính thừa Ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo
cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế
lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
- Thảo luận, phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước (khoản 4 Điều 46 Luật Ngân sách
nhà nước)

Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo của Chính phủ do Bộ Tài
chính trình trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính
phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội và ý kiến
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo trình Quốc hội.
12

Quốc hội thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách trung ương năm sau. Trong quá trình thảo luận, quyết định dự toán ngân sách
nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, trường hợp quyết định điều chỉnh
thu, chi ngân sách, Quốc hội quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách.

b.Việc triển khai để tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. (Điều
29 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách
nhà nước)
Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách, Thủ tướng Chính phủ giao
dự toán thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; dự toán thu, chi, tổng mức vay để bù đắp bội
chi và để trả nợ gốc của từng địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung cân đối
ngân sách, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho từng địa phương trước
ngày 20 tháng 11 năm trước.
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương,
phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho
ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các
cấp chính quyền địa phương trước ngày 10 tháng 12 năm trước; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách
cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; dự
toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các
cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Sau khi nhận được quyết định giao dự toán ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp
trên, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách
địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, bảo đảm dự toán ngân sách cấp
xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được
Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân và
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân
quyết định.
10.Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện trong những trường
hợp nào? Trình bày quy trình điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ Điều 52 Luật ngân sách nhà nước 2015 về việc Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà
nước thì điều chỉnh dự toán Ngân sách Nhà nước được thực hiện trong những trường hợp
sau :
1.Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so
với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể.
13

Quy trình :
a) Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội
quyết định;
b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách
nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, Ủy ban nhân dân các
cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định.
2. Dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội quyết định phải điều chỉnh giảm một
số khoản chi, có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần
phải điều chỉnh.
Quy trình : Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh
nhiệm vụ thu, chi của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và báo cáo Quốc hội
tại kỳ họp gần nhất.
3. Dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định phải điều chỉnh
giảm một số khoản chi.
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của một số
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Ngân sách
Nhà nước.
Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của một số đơn vị dự toán hoặc địa phương
cấp dưới.
Quy trình : Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp
gần nhất
4.Chính phủ yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh dự toán ngân sách nếu việc
bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
5. Ủy ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách
nếu việc bố trí ngân sách địa phương không phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp trên.

You might also like