You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

Đề bài: Phân tích các chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại và
mối quan hệ giữa các chức năng này. Có ví dụ minh hoạ

Họ và tên: Nguyễn Tường Vân


Lớp: Kinh tế quốc tế CLC 63C
MSV: 11216205

Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2023.

0
Contents
I. Các chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại..................................................................2
– Chức năng khuyến khích.......................................................................................................2
– Chức năng bảo hộ...................................................................................................................2
– Chức năng phối hợp và điều chỉnh.......................................................................................3
II. Mối quan hệ giữa các chức năng........................................................................................3
III. Ví dụ về các chức năng........................................................................................................4

1
I. Các chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại.
Chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có 3 chức năng cơ bản
như sau:

– Chức năng khuyến khích

Với nhu cầu mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác. Chính sách
kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước vươn mình ra nước ngoài. Tham gia chủ động và mạnh mẽ vào
phân công lao động mậu dịch quốc tế. Các chính sách cho phép và
thúc đẩy tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước. Với các lợi ích
đạt được đem đến cơ hội phát triển doanh nghiệp và góp phần đóng
góp trong GDP của quốc gia. Từ đó mà thúc đẩy kinh tế quốc gia.

Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Thu hút
ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như nguồn vốn, công
nghệ và trình độ quản lí tiên tiến. Nhằm phát triển nhanh và bền
vững, năng động và có hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

– Chức năng bảo hộ

Chính sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước đảm bảo lợi ích và yên tâm trong hoạt động kinh doanh.
Các lợi thế được tạo ra thúc đẩy các hoạt động đối ngoại đa dạng.
Chức năng này giúp doanh nghiệp có khả năng đứng vững và vươn
lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Từ đó mà có sự phát
triển, hay tăng cường sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Mở
rộng thị trường giúp ổn định lao động, tạo thêm việc làm, phát triển
kinh tế và góp phần đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.

2
– Chức năng phối hợp và điều chỉnh

Chính sách kinh tế đối ngoại có sự phối hợp giữa quốc gia và doanh
nghiệp trong nước. Thúc đẩy mạnh mẽ trên đà phát triển và tạo điều
kiện cho nền kinh tế trong nước thích ứng với sự biến đổi và vận
động mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường thế giới. Việc gia nhập
thị trường kinh tế thế giới được thực hiện ngày càng đa dạng với các
lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó mà hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc
gia cũng diễn ra đa dạng và linh hoạt hơn.

Tham gia tích cực vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới. Thiết lập cơ chế điều chỉnh thích ứng trong điều kiện
tỉ giá hối đoái thường xuyên thay đổi. Tác động vào cán cân thanh
toán quốc tế theo hướng có lợi cho mỗi quốc gia. Việc hợp tác trong
kinh tế đối ngoại thường mang đến các lợi ích lớn hơn. Khi mà thị
trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng hơn. Sự điều chỉnh liên tục
và kịp thời giúp con đường hội nhập kinh tế ngày càng gần.

I. Mối quan hệ giữa các chức năng


- Chức năng khuyến khích và chức năng bảo hộ có mối quan hệ mâu
thuẫn nhau bởi :
+ Chức năng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các
hoạt động KTQT phát triển
+ Chức năng bảo hộ: nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong
nuớc có khả năng đứng vững và giảm bớt sức ép từ bên ngoài
- Chức năng phối hợp và điều chỉnh nằm kết hợp nhiều chính sách
khác nhau tạo mối quan hệ hài hoà giữa hai chính sách trên thúc
đẩy phát triển phù hợp với thời đại và có sự bảo vệ cho các doanh
nghiệp đúng thời điểm.
II. Ví dụ về các chức năng

3
- Chức năng khuyến khích: Chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động,
linh hoạt góp phần giúp kiểm soát lạm phát. Kinh tế vĩ mô ổn định,
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,21%% so với tháng
trước (cùng kỳ tăng 8,7%). CPI bình quân quý I năm 2019 tăng
2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
- Chức năng bảo hộ: Chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống
8% đã làm giảm giá bán của một số hàng hoá trên thị trường, qua
đó làm tăng sức mua, góp phần tạo điều kiện doanh nghiệp mở
rộng hoạt động sản xuất, đồng thời còn giảm áp lực lạm phát.
- Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Chính sách tỷ giá hối đoái có
thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý lượng ngoại tệ
trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.

You might also like