You are on page 1of 28

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN NHÓM


MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản
lượng và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Giảng viên bộ môn: ThS. Trần Kim Anh


Lớp học phần: 2063MAEC0111
Lớp hành chính: K55S
Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Hà Nội – 2020

1
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. 3
I. Lý thuyết ................................................................................................................. 4
1. Khái niệm: ........................................................................................................... 4
2. Cơ chế tác động:................................................................................................... 4
2.1. Khi nền kinh tế suy thoái:.............................................................................. 4
2.2. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng .................................................................. 5
3. Chính sách tài khóa cùng chiều – ngược chiều ..................................................... 5
3.1. Chính sách tài khóa cùng chiều ..................................................................... 5
3.2. Chính sách tài khóa ngược chiều ................................................................... 6
II. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm ở Việt Nam .......... 6
1. Chính sách tài khóa giai đoạn 2015-2020 ............................................................. 6
1.1. Tình hình chung đầu năm 2015 (Cuối 2014) ................................................. 6
1.2. Chính sách tài khóa của chính phủ ................................................................ 8
1.2.1. Năm 2015 ............................................................................................... 8
1.2.2. Năm 2016 ............................................................................................... 9
1.2.3. Năm 2017 ............................................................................................. 10
1.2.4. Năm 2018 ............................................................................................. 11
1.2.5. Năm 2019 ............................................................................................. 13
1.3. Kết quả ....................................................................................................... 14
2. Chính sách tài khóa 6 tháng đầu 2020 ................................................................ 19
2.1. Thực trạng đầu năm 2020 ............................................................................ 19
2.2. Chính sách tài khóa ..................................................................................... 20
2.3. Kết quả ....................................................................................................... 22
3. Một số đề xuất cho thời gian tới ......................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 27

2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Chính sách tài khóa mở rộng ................................................................................ 4
Hình 2: Chính sách tài khóa thu hẹp ................................................................................. 5

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước ................................................ 17
Bảng 2: Phân bố nguồn lực theo các ngành kinh tế ......................................................... 17
Bảng 3: Quy mô gói kích thích kinh tế ............................................................................ 21
Bảng 4: Các nhóm đối tượng được chính phủ hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng ..................... 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế ........................................................................ 7
Biểu đồ 2: GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 ........................................................... 14
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019............................. 15
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo thành phần kinh tế................... 16
Biểu đồ 5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 .................................... 16
Biểu đồ 6: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo ..................................... 17
Biểu đồ 7: Tăng trưởng GDP quý I giai đoạn 2010-2020 ................................................ 19
Biểu đồ 8: Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2020............................... 23
Biểu đồ 9: Tốc độ tăng GDP các quý năm 2020 .............................................................. 23
Biểu đồ 10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 (%) ............................... 24

3
I. Lý thuyết
1. Khái niệm:
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều
tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
- Mục tiêu:

 Ngắn hạn: Tác động đến sản lượng, việc làm, giá cả nhằm mục tiêu ổn định
kinh tế.
 Dài hạn: Chức năng điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đạt mục tiêu quan trọng là
tăng trưởng.
- Công cụ:

 Chi tiêu công của chính phủ (G)


 Thuế (T)

2. Cơ chế tác động:


Chính sách tài khóa được Chính phủ sử dụng nhằm tác động với tổng cầu của nền kinh
tế (thông qua chi tiêu công và thuế) từ đó tác động đến mức sản lượng cân bằng, giá cả và
việc làm.
2.1. Khi nền kinh tế suy thoái:
- Thực trạng:

 Khi nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng Y < Y*, thất nghiệp trong
nền kinh tế gia tăng
 Để khôi phục nền kinh tế và giảm thất nghiệp chính phủ cần sử dụng chính sách tài
khóa mở rộng
- Chính sách tài khóa mở rộng: Tăng
chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ hoặc
giảm thuế hoặc vừa tăng chi tiêu
vừa giảm thuế

Hình 1: Chính sách tài khóa mở rộng

4
2.2. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng
- Thực trạng:

 Khi sản lượng nền kinh tế vượt quá sản lượng tiềm năng Y > Y*, lạm phát trong
nền kinh tế gia tăng
 Để kiềm chế lạm phát chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt
- Chính sách tài khóa thu hẹp: Giảm
chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ hoặc
tăng thuế hoặc giảm chi tiêu và
tăng thuế

Hình 2: Chính sách tài khóa thu hẹp

3. Chính sách tài khóa cùng chiều – ngược chiều


3.1. Chính sách tài khóa cùng chiều
- Mục tiêu:

 Giữ cho ngân sách luôn cân bằng


 Không quan tâm đến sản lượng
- Giả định:

 Nền kinh tế đang suy thoái


 Ngân sách chính phủ đang thâm hụt
- Kết quả:

 Tăng thuế hoặc/và giảm chi tiêu (chính sách tài khóa thu hẹp)
 Nền kinh tế suy thoái trầm trọng hơn
 Ngắn hạn: Ngân sách có thể cân bằng
 Dài hạn: Ngân sách bị thâm hụt

5
3.2. Chính sách tài khóa ngược chiều
- Mục tiêu:

 Giữ cho sản lượng luôn đạt mức sản lượng tiềm năng với việc làm đầy đủ
 Không quan tâm đến ngân sách
- Giả định: Nền kinh tế đang suy thoái
- Kết quả:

 Giảm thuế hoặc/và tăng chi tiêu (chính sách tài khóa mở rộng)
 Đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng
 Ngắn hạn: Thâm hụt ngân sách cơ cấu
 Dài hạn: Hạn chế được thâm hụt ngân sách

II. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm ở Việt Nam
1. Chính sách tài khóa giai đoạn 2015-2020
1.1. Tình hình chung đầu năm 2015 (Cuối 2014)
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, tăng trưởng
chậm hơn so với dự báo, lạm phát cũng tăng chậm và ở mức thấp. Ở trong nước, bên cạnh
những yếu tố tích cực như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, lãi
suất huy động và cho vay giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ
tăng cao, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng... nền kinh tế cũng thể hiện những bất cập, hạn
chế như năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tái cơ
cấu nền kinh tế chưa tạo sự thay đổi nhiều và chưa rõ nét, tổng cầu tăng chậm, thị trường
bất động sản chậm phục hồi, sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn
khi chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới.

1.1.1. Về sản lượng


Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước
tính đạt 186,2 tỷ USD.
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 3 937 956 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ
USD, GDP bình quân đầu người đạt 2 030 USD.
Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số tiêu dùng CPI đạt 4,09%, kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, duy trì đà tăng trưởng cao, trong đó khu vực kinh tế

6
trong nước đạt 48,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD. Có
xuất siêu nhưng con số này cũng chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp nước ngoài, trong
khi khu vực trong nước chủ yếu xuất hàng thô, hàng mới qua sơ chế và hàng gia công.
Công nghiệp phụ trợ cũng chậm phát triển. Mặc dù cán cân thương mại thặng dư 2 tỷ
USD, song cán cân dịch vụ lại thâm hụt.
Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn, ở mức 67.800 đơn vị. Là một nền
kinh tế có độ mở lớn, song Việt Nam vẫn chưa thoát lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Năm 2014, nhập siêu từ nước láng giềng phương Bắc này lên gần 29 tỷ USD.

18,12%
Nông nghiệp

43,38% Công nghiệp

Dịch vụ
38,5%

Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế


(Nguồn: Tổng cục thống kê)

1.1.2. Việc làm


Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54,48 triệu
người, trong đó lao động nam chiếm 51,3%, lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,47 triệu người, trong đó lao
động nam chiếm 53,7%; lao động nữ chiếm 46,3%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính
53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

7
năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch
vụ chiếm 32,0%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45% ; trong đó
khu vực thành thị là 1,18%; khu vực nông thôn là 3,01%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 – 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, trong đó khu
vực thành thị là 11,49%, khu vực nông thôn là 4,63%.Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ
25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%

1.2. Chính sách tài khóa của chính phủ


Chính sách tài khóa là một trong những công cụ điều hành vĩ mô quan trọng của nền
kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành cải cách chính sách tài khóa
mở rộng mạnh mẽ để phù hợp với bối cảnh hội nhập.

1.2.1. Năm 2015


Thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng
và phục hồi chậm

 Công cụ thuế của chính phủ


Chính sách tài khóa năm 2015 được điều hành khá linh hoạt, điều này thể hiện rõ nhất
trong chính sách thu ngân sách khi thực hiện các biện pháp miễn, giảm thuế và điều chỉnh
đối tượng chịu thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phát triển doanh
nghiệp thông qua việc: Điều chỉnh bổ sung một số mặt hàng không chịu thuế giá trị gia
tăng; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu; miễn, giảm tiền sử dụng đất tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; bổ sung
danh mục nhóm hàng với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên vật
liệu, linh kiện, bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ:

 Tăng thời gian miễn thuế đối với thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp từ
thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bán sản phẩm
làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng Việt Nam, bán sản phẩm thử
nghiệm: từ 01 năm lên 03 đến 05 năm.

8
 Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời
điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ
thuế giá trị gia tăng đầu vào.
 Khoản lợi ích nhận được là nhà ở do doanh nghiệp xây dựng cho công nhân làm
việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
 Bổ sung nhiều quy định để khuyến khích hợp lý doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài chuyển thu nhập về Việt Nam
 Chi tiêu của chính phủ:
Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 1.093,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% dự
toán năm. Cụ thể, chi đầu tư phát triển 203 nghìn tỷ đồng, bằng 104,2%; ước chi phát
triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 745 nghìn tỷ
đồng, bằng 97,1%; chi trả nợ và viện trợ 148,3 nghìn tỷ đồng tính đến 15/12, bằng 98,9%.

1.2.2. Năm 2016


Nền kinh tế diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng
trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động,
giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động
xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ
dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc,
tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở
Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã
ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.

 Công cụ thuế của chính phủ:


Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng,
đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán
cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng
nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Bổ sung các quy định về miễn giảm thuế:

 Miễn thuế đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống để cải cách thủ tục hành chính.

9
 Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật trong nước chưa sản xuất được nhằm góp phần hỗ trợ lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp phát triển.
 Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên
liệu, vật tư linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
 Ưu đãi thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để thống nhất với một số luật chuyên
ngành như: để sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ môi trường.
 Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng
trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành
sản phẩm trở lên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để khuyến khích chế biến
sâu, tạo giá trị gia tăng trong nước.
 Chi tiêu của chính phủ:
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016 ước tính đạt
1.135,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 190,5
nghìn tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính đạt 786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện trợ đạt
150,3 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%.

1.2.3. Năm 2017


Nền kinh tế thế giới chuyển biến tích cực với đà tăng trưởng khả quan từ kinh tế Mỹ
và các nước phát triển. Hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi trở lại là những
yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Bên cạnh kết quả nổi bật về cải thiện
môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xuất khẩu, thu hút khách quốc tế và đầu
tư nước ngoài trong những tháng đầu năm, kinh tế nước ta cũng đối mặt với những khó
khăn: Tốc độ tăng trưởng quý I có dấu hiệu chững lại, giá nông sản, thực phẩm giảm
mạnh tác động tiêu cực tới chăn nuôi và thách thức tới mục tiêu tăng trưởng năm 2017
của cả nước.

 Công cụ thuế của chính phủ:


Tăng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017
Các chính sách hỗ trợ trực tiếp thông qua các ưu đãi về thuế, tín dụng cho các ngành
công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ; Các chính sách hỗ trợ

10
gián tiếp phát triển các yếu tố tiền đề để thực hiện chính sách công nghiệp như hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm…
Áp dụng mức độ ưu đãi cao nhất cho mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn
thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng 9 năm tiếp theo đối với doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, khu kinh tế hoặc thuộc
các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư; Áp dụng mức thuế suất 0% đối với hoạt
động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; doanh nghiệp cung cấp
hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất (khu phi thuế
quan)...

 Chi tiêu của chính phủ:


Thực hiện chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả gắn với thực hiện cơ
cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công an toàn, bền vững. Đẩy mạnh cải cách
hành chính trong quản lý chi ngân sách nhà nươc, quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc
ứng trước dự toán ngân sách nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau.
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; tập trung quản lý nợ công
chặt chẽ; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về nợ công. Thực hiện đánh giá đầy đủ các
tác động lên nợ công, nợ chính quyền địa phương và khả năng trả nợ trong trung hạn
trước khi thực hiện các khoản vay mới.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2017 ước tính đạt
1.219,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 862,6
nghìn tỷ đồng, bằng 96,2%; chi trả nợ lãi 91 nghìn tỷ đồng, bằng 92%; riêng chi đầu tư
phát triển đạt 259,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6% dự toán năm (trong đó chi đầu tư xây
dựng cơ bản đạt 254,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,3%). Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời
điểm 15/12/2017 ước tính đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, bằng 90,1% dự toán năm.

1.2.4. Năm 2018


Kinh tế toàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc
gia chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế,
từ đó tác động đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế…
Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét, tình

11
hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tác động không thuận đến việc thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018.

 Công cụ thuế của chính phủ:


2018 là năm bắt đầu thực hiện các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước; thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
các nước trong khu vực Đông Nam Á xuống mức 0% theo Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN. Ngoài ra, nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã
bổ sung quy định về thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo
Chương trình ưu đãi thuế.
Tăng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 cho
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương
hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua
công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản
phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết
kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.

 Công cụ chi tiêu của chính phủ:


Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2018 đã cơ bản đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp
thời các nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, xói lở bờ sông, bờ biển,
hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ
nhà ở cho người có công với cách mạng, công tác quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn
xã hội. Công tác quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước chặt chẽ theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước và nghị quyết của Quốc hội. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương
đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, điều hành dự toán ngân sách nhà nước từng bước
có hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo nghị quyết của Quốc hội.
Chi phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; quản
lý hành chính quyết toán 931.858.604 triệu đồng, bằng 95,6% so với dự toán, chiếm
64,9% tổng chi ngân sách nhà nước, tỷ trọng giảm so với mức 65,5% của năm 2017. Chi
trả nợ lãi quyết toán 106.583.600 triệu đồng, giảm 5.934.400 triệu đồng so với dự toán.

12
1.2.5. Năm 2019
Kinh tế – xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới
tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ
quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng
thị trường. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong
năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức
với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành
chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng
trưởng chậm lại; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

 Công cụ thuế của chính phủ:


Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng,
đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; phân bón; máy
móc; thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn
gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp
tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn hoặc đặc
biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến
nông sản, thủy sản ở địa bàn đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với: Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn. Giảm 50% số thuế phải nộp đối với đất của dự án đầu tư thuộc
lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn.
Miễn thuế, lệ phí xuất nhập khẩu cho hàng hóa cho hàng hóa cứu trợ thiên tai:

 Miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ công tác
cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai.

13
 Trường hợp lượng hàng hóa để lại Việt Nam được sử dụng vào mục đích khác phải
chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 Đối với người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả
thiên tai: Được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường
hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực thì được cấp thị thực tại cửa khẩu.
 Đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi
hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai thì được ưu tiên
làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.
 Công cụ chi tiêu của chính phủ:
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt
1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 927,9
nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát triển 246,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; chi trả
nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5%. Chi ngân sách nhà nước năm 2019 được quản lý
chặt chẽ theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà
nước, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đồng thời cơ
cấu lại chi trong từng lĩnh vực, gắn với đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và
đổi mới khu vực sự nghiệp công.

1.3. Kết quả

300
261.6
245.2
250 223.8
205.3
193.2
200

150

100

50

0
2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 2: GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

14
12

10
9.64 8.65 8.9
7.57 8 7.61 Tổng số
8 7.44
6.68 6.98 7.3
7.31 7.02 Nông, lâm, thủy sản
6.21 6.81
6
6.33
Công nghiệp và xây
4 dựng
3.9
Dịch vụ
2.9
2.41
2 2.01
1.36

0
2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 do trong
bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước
gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, như rét đậm, rét hại tại các tỉnh miền núi
phía Bắc; hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long, lũ lụt, sự cố môi trường biển nghiêm trọng tại một số tỉnh miền
Trung, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành
công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được
Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực
hiện.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể
từ năm 2008 trở về đây, năm 2019 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn đạt kết quả
ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.

15
Nhà nước Ngoài Nhà nước Nước ngoài

46
43.3
40.6
38.9
38.7

37.5
38

35.7

33.3

31
23.7
23.6

23.4
23.3

23
2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm
2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với
32,6% trong năm 2015. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn duy trì mức tăng trưởng khá
trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì; duy
trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019.

300
253.07
250 236.9 Xuất khẩu
213
200
165.6 174.8 Nhập khẩu
150
Cán cân
100 thương mại

50
1.8 2.1 6.8 11.12
0
2015 -3.6 2016 2017 2018 2019
-50

Biểu đồ 5: Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
16
Ngoại trừ năm 2015 thì Việt Nam đều có xuất siêu. Năm 2019 cán cân thương mại
xuất siêu tới 11,12 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến gần 500 tỷ USD vượt
chỉ tiêu kế hoạch.

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm

2015 2,33 1,89

2016 2,3 1,66

2017 2,24 1,62

2018 2,19 1,4

2019 2,17 1,27

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước

2015 2016 2017 2018 2019


Nông nghệp, lâm
23135,7 22184,3 21458,7 20419,8 18831,4
nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây 15902,8
11740,9 12910,9 13602,9 14273
dựng
Các hoạt động dịch
3332 3314,4 3308 3621,3 3755,2
vụ
Bảng 2: Phân bố nguồn lực theo các ngành kinh tế

25
24.7
24
23.6
23.3
23
22.6
22 22
21

20
2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 6: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

17
Thông qua bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy được tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm trên cả nước giảm qua từng năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo
cũng tăng lên. Số lao động trong Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản còn chiếm phần lớn
nhưng có xu hướng giảm, thay vào đó là chuyển dịch sang khu vực Công nghiệp, Xây
dựng và Dịch vụ. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế cũng có những thay đổi thương ứng theo
hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; tăng tỷ trọng của 2 khu
vực còn lại là Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ do quá trình công nghiệp hóa và các
chính sách đẩy mạnh mở rộng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp,
dịch vụ của chính phủ.
Nhận xét: Trong giai đoạn 2015-2019, trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới
và trong nước, Đảng ta đã kịp thời điều chỉnh chính sách tài khóa một cách chủ động, linh
hoạt nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo thuận lợi tối đa hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, tác động mạnh mẽ cho phát
triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, tạo thêm động lực mới cho các doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và góp phần cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời có nhiều chính sách thuế tăng mức lương tối thiểu,
thu hút nguồn nhân lực. Việc nâng cao hiệu quả phân bố nguồn lực tạo nên tiền đề cho
tăng trưởng, phát triển đất nước cũng được chú trọng.
Bên cạnh đó nhu cầu chi ngân sách nhà nước ở mức cao, nhất là chi cho đầu tư phát
triển, áp lực lên hệ thống an sinh xã hội do vấn đề già hóa dân số. Hiệu quả chi tiêu công
tuy được cải thiện nhưng còn chậm, phân bổ nguồn lực còn phân tán. Khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi giảm dần, đã làm thu hẹp dư địa về khả năng can thiệp của Chính
phủ khi cần thiết. Ngân sách nhà nước chậm giải ngân vẫn chủ yếu do chậm hoàn thiện
thủ tục phê duyệt, điều chỉnh dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán; công tác đấu thầu còn
nhiều bất cập; giải phóng mặt bằng chậm; chậm quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán
hợp đồng nên không giải ngân được kế hoạch vốn được giao… Các chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể dẫn đến những khó khăn trong
việc triển khai thực hiện, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất,
ươm tạo doanh nghiệp, chưa có quy định chính sách thuế phân biệt đối với nhà đầu tư vào
doanh nghiệp khởi nghiệp khi chuyển nhượng vốn, chính sách thuế hiện quy định đánh
thuế đối với từng lần chuyển nhượng vốn, từng lần chuyển nhượng chứng khoán…nên số
lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động còn cao.

18
2. Chính sách tài khóa 6 tháng đầu 2020
2.1. Thực trạng đầu năm 2020
Ngày 27/12/2019 theo tổng cục thống kê Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019
đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-
6,8% .Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ
lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương
có xu hướng tăng. Tuy nhiên dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã kiếm cho
tình trạng thất nghiệp và thu nhập giảm sút, theo đánh giá, suy thoái kinh tế do dịch
Covid-2019 lớn hơn dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều so với
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.

 Sản lượng:
8 7.38
7 6.79
5.9 6.12
5.84
6 5.48
5.06 5.15
5 4.75 4.76

4 3.82

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 7: Tăng trưởng GDP quý I giai đoạn 2010-2020


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
GDP quý I nhận tăng 3,82% - mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả
lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia
cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt
động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản; trong đó, ngành nông nghiệp tăng
trưởng âm 1,17%.Trong khu vực công nghiệp quý I/2020 tăng 5,28% so với cùng kỳ năm
trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019. Ngành
19
dịch vụ ghi nhận mức tăng 3.27% trong quý 1/2020, là mức thấp nhất trong vòng một
thập kỷ do người tiêu dùng được khuyến cáo hạn chế ra ngoài mua sắm, ăn uống, và đi du
lịch để ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19. Trong quý 1/2020, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam chỉ đạt 3.7 triệu người, giảm 18.1% so với cùng kỳ.

 Việc làm: Dịch Covid-19 xuất hiện đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của người lao động, khiến tình
trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi
nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi
trở lên tham gia lực lượng lao động. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của
lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.

2.2. Chính sách tài khóa


 Công cụ thuế:
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-
xã hội, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, nhiều lao
động phải nghỉ luân phiên, làm việc cầm chừng hoặc mất việc làm, đời sống của một bộ
phận người dân gặp khó khăn. Để ứng phó với dịch bệnh và góp phần hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chính phủ
đã đưa ra một số giải pháp và trình Quốc hội thông qua một số giải pháp cấp bách như:
Miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống
dịch Covid-19, vật tư, nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp da giày, dệt may, nông
nghiệp, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô;...
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu chịu thuế năm 2020
không quá 200 tỷ đồng; Giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp
dụng đến hết năm 2020; Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh
nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo
quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê
đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Rà soát,
cắt giảm một số khoản phí và lệ phí như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp
sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính;...

20
Ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp
và hộ kinh doanh; giãn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
tới hết năm 2020 nhằm kích thích cả sản xuất và tiêu dùng trong nước...
Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với
các chuyến bay nội địa từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng
đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung
giá từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020.
Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Công cụ chi tiêu:

Giá trị Tỷ lệ/Mức


Tỷ lệ/Thu Tỷ lệ/Chi
(nghìn Tỷ lệ/GDP thâm hụt
ngân sách ngân sách
tỷ (%) ngân sách
(%) (%)
đồng) (%)
Giảm thuế và tiền
180 3.00 11.7 10.3 88
thuê đất
Hoãn đóng bảo
9,5 0.16 0.6 0.5 5
hiểm xã hội

Chi hỗ trợ an sinh 62 1.00 4.0 3.6 30


Giảm tiền điện 11 0.18 0.7 0.6 5

Bảng 3: Quy mô gói kích thích kinh tế


(Nguồn: tapchinganhang.gov.vn)
Để hỗ trợ cho nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các tổ chức có liên quan
đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử. Quốc hội
và Chính phủ đã sử dụng mọi nguồn lực tài chín9h cho giai đoạn hậu COVID-19 như chỉ
đạo xây dựng, triển khai các gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ
an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng) trong số này, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp
36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 13.000-14.000 tỷ

21
từ ngân sách địa phương, gói hỗ trợ giá điện (khoảng 12.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá viễn
thông (khoảng 15.000 tỷ đồng) và miễn giảm khoảng 20.000 tỷ đồng các loại thuế, phí, lệ
phí cho doanh nghiệp, người dân. Trọng tâm và lộ trình các gói hỗ trợ được thực hiện
theo thứ tự ưu tiên như hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ tín dụng; tập trung
thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Mức hỗ trợ
Đối tượng Hình thức nhận
(VNĐ)
Người có công với cách mạng 500.000 Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng

Hộ nghèo, cận nghèo 250.000 Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng

Lao động tự do, mất việc nhưng chưa Trả hàng tháng, hỗ trợ 3
1.000.000
được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng
Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 Trả hàng tháng, hỗ trợ 3
1.000.000
triệu/năm, ngừng kinh doanh từ 1/4 tháng

Trả hàng tháng, hỗ trợ 3


Lao động mất việc từ 14 ngày trở lên 1.800.000
tháng

Vay lãi suất 0% Vay hàng tháng tại ngân


Doanh nghiệp khó khăn tài chính
trả lương hàng chính sách xã hội

Bảng 4: Các nhóm đối tượng được chính phủ hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
(Nguồn: tapchitaichinh.vn)

2.3. Kết quả


Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại
quốc tế, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng
dương, trong đó nổi lên vai trò của khu vực kinh tế trong nước. Tính chung 9 tháng năm
nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%; trong đó
xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%. Khu vực kinh tế trong nước có giá trị kim ngạch
xuất khẩu tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu
với mức 16,99 tỷ USD.

22
Quý I, GDP tăng trưởng 3,68% - tuy thấp, nhưng vẫn là “khá” trong bối cảnh Covid-
19. Quý II, nền kinh tế “lao dốc”, với tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0,39%. Sang quý III, dấu
hiệu vượt dốc khá rõ ràng, khi từ “đáy” tăng trưởng thấp nhất của các quý II trong nhiều
thập kỷ qua, tăng trưởng GDP đã đạt con số 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng
lên 2,12%.

8
6.96 7.04
7 6.53 6.41
6.03
6 5.53
5.99
5

4
5.1 5.14
3

2
2.12
1

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 8: Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2020

4
3.68
3.5

3
2.62
2.5

1.5

0.5
0.39

Quý I Quý II Quý III

Biểu đồ 9: Tốc độ tăng GDP các quý năm 2020


(Nguồn: Tổng cục thống kê)

23
Nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP
quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ
tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%.
Các chính sách tài khóa hợp lý của chính phủ thúc đẩy lại nền kinh tế những tháng đầu
năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bắt đầu được phục hồi. Sản lượng trong các nông lâm thủy
sản và công nghiệp tăng trưởng trở lại, tỉ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng đã giảm thiểu,
người thất nghiệp cũng nhật được hỗ trợ từ những chính sách an sinh xã hội từ nhà nước.

5
4.46
4.5
4
4

3.5 3.18
3 2.73
2.5 Chung
2.5 2.22
Thành thị
2 1.8
1.73 1.73 Nông thôn
1.5

0.5

0
Quý I.2020 Quý II.2020 Quý III.2020

Biểu đồ 10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong kỳ, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19. Thu nhập, việc làm của người lao động bị giảm mạnh do giãn cách xã hội
nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ mà về cơ bản đời sống của người dân
được đảm bảo. Thu nhập bình quân/người/tháng của cán bộ, công nhân viên chức, người
lao động ước đạt trên 5,1 triệu đồng.

24
3. Một số đề xuất cho thời gian tới
Chính phủ đã kịp thời và quyết liệt trong ban hành các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cả
các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các chính sách cũng cần được bổ
sung trên nhiều khía cạnh sau thì nền tảng kinh tế mới có thể phục hồi nhanh theo mô
hình chữ V phát huy từ quý II/2020.
Tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, phục hồi kinh tế, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục
để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Đồng thời,
vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm trong giai đoạn khó khăn...
Kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn
hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường.
Cần có chính sách khuyến khích và hạn chế nhập khẩu phù hợp với tình hình sản xuất,
cung cầu trong nước như khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị mở rộng sản xuất,
hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, nhóm hàng hóa trong nước có đủ năng lực sản xuất.
Chính phủ và doanh nghiệp nghiên cứu các giải pháp về thể chế, nguồn nhân lực, quy
trình, công nghệ sản xuất và chiến lược kinh doanh.
Tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng
lực ứng phó với những biến động khó lường của thị trường, nhất là thị trường thế giới.
Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, huy động và phân bổ các nguồn lực
tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với
thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị
trường tài chính. Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi
đôi với cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài
chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư
của khu vực tư nhân.
Thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là về hạ
tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển nông nghiệp;
nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện có kết
quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

25
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội thông
qua việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng
công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô;
tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Tăng cường tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy cải cách hành chính.
Đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng
điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng,
chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án cấp bách để triển khai ngay trong năm, nâng
cao năng lực sản xuất và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Để hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới kết quả sản xuất nông nghiệp
cần điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền
hoặc chuyển dịch mùa vụ sản xuất trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương, dự
đoán nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, cần kịp thời đưa ra các
giải pháp để giữ được các thị trường tiêu thụ nông sản, giữ vững thương hiệu để duy trì
hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và
ngoài nước.
Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh
báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới
sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã
hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi
gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng
cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống
cháy nổ.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Việt Thảo, Lê Mai Trang (2019), Giáo trình Kinh tế vĩ mô I, NXB Thống kê.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình dùng trong các
trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục VIệt Nam, tái bản lần thứ
chín.
3. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Kinh tế học – tập 2, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động – Xã hội.
5. Phan Thế Công, Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô – TOPICA, NXB
Giáo dục Việt Nam
6. Nguồn số liệu:
- Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn)
- Tổng cục Hải quan (customs.gov.vn)
- Viện nghiên cứu NSLĐVN
- Báo đầu tư (baodautu.vn)
- Tạp chí tài chính (tapchitaichinh.vn)
- Tạp chí ngân hàng (tapchinganhang.gov.vn)

27
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm Chữ ký


Phần lý thuyết và đề xuất
1 Nguyễn Ngọc Minh Châu A
cho thời gian tới
Phân tích chính sách tài
2 Nguyễn Linh Chi B
khóa 2020
Phân tích chính sách tài
3 Nguyễn Thị Chi B
khóa 2015-2019
Nguyễn Thị Linh Chi
4 Tổng hợp, làm power point A
(Nhóm trưởng)
Phân tích chính sách tài
5 Trịnh Thị Kim Chi B
khóa 2015-2019
Phân tích chính sách tài
6 Khổng Thị Cúc B
khóa 2015-2019
Nguyễn Thành Đại
7 Thuyết trình A
(Thư ký)
Phân tích chính sách tài
8 Lê Phát Đạt B
khóa 2020
Phân tích chính sách tài
9 Mai Tiến Đạt B
khóa 2020

28

You might also like