You are on page 1of 2

Bài học cho VN

1. Những bài học thành công


- Thứ nhất, bài học về vai trò của nhà nước trong việc tạo dựng môi trường
thuận lợi cho công nghiệp hóa và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong
công nghiệp hóa
- Thứ hai, bài học từ việc phát huy tối đa nội lực, khai thác có hiệu quả nguồn
vốn và công nghệ từ bên ngoài
- Thứ ba, bài học từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực, coi con người là
nhân tố trung tâm của công nghiệp hóa
- Thứ tư, bài học về sự mềm dẻo và năng động trong việc điều chỉnh chiến
lược công nghiệp hóa trong từng giai đoạn
2. Bài học từ những hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ở một số nước
Đông Á
- Thứ nhất, nông nghiệp chưa được quan tâm phát triển đúng mức trong quá
trình công nghiệp hóa.
- Thứ hai, sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài. Thực tế cho thấy, nguồn lực
bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của các
nước. Việc lệ thuộc vào bên ngoài sẽ khiến những nước này khó khăn hơn trên
con đường phát triển kinh tế, nền kinh tế dễ gặp phải những khó khăn, suy thoái.
- Thứ ba, công nghiệp hóa dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
3. VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀO VIỆC THỰC THI MÔ HÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
- Vận dụng kinh nghiệm của một số nước Đông Á vào việc tổ chức điều
hành và thực thi mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới
Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nhằm nâng
cao hiệu quả vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
- Đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chú trọng cả nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn nước ngoài
Có chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Đầu tư phát triển cho phát triển giáo dục đào tạo, tăng
quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp. Thực hiện xã hội hóa hoạt
động giáo dục đào tạo để khai thác các nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển
giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
- Có chiến lược phát triển khoa học công nghệ đúng đắn: Tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động chuyển giao công nghệ, có các biện pháp khuyến khích
và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các
doanh nghiệp
- Kết hợp tốt giữa hướng nội và hướng ngoại, chú trọng phát triển thị trường
trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Việt Nam cần
học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước NICs Đông Á, mau chóng chuyển từ
lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn (sản xuất ra sản phẩm cần
nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ trung bình và cao, năng suất lao
động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn). Gắn tăng trưởng với sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm
môi trường
- Để vận dụng những kinh nghiệm trong công nghiệp hóa của những nước
Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vào thực tiễn quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, cần phải có những điều kiện nhất định:
+ Thứ nhất, cần phải có một nhà nước mạnh có khả năng tổ chức, điều hành
quá trình công nghiệp hóa theo mục tiêu xác định. Để làm được như vậy, việc cải
cách thể chế và nâng cao năng lực của nhà nước trong điều hành phát triển kinh tế.
+ Thứ hai, về phía các doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự nỗ lực, cải thiện năng lực cạnh tranh, trang bị
thêm cho mình những khả năng cần thiết để sẵn sàng trong quá trình hội nhập.
Bài học kinh nghiệm có thể tham khảo từ nhóm các nước NICs chính là sự kết hợp khéo
léo, thay thế lẫn nhau giữa chính sách xuất khẩu và chính sách nhập khẩu trong các mô
hình phát triển. Quá trình CNH được thực hiện theo kế hoạch, bước đi và trình tự, từng
bước phát triển sản xuất có hiệu quả từ thị trường trong nước đến thị trường khu vực và
ra thị trường thế giới. Về công nghệ, các nước NICs có sự giám sát chặt chẽ trong lựa
chọn công nghệ tiên tiến và giá thành phù hợp, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực
nghiên cứu với mục tiêu phát triển và hoàn thiện, cải tiến các công nghệ nhập khẩu từ
nước ngoài.

- Để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, các nước NICs đều thực hiện
nguyên tắc vừa đề cao vai trò của doanh nghiệp, vừa tạo ra sức ép với doanh nghiệp trong
quá rình hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp phải liên tục tạo ra những sản phẩm,
hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, nếu không sẽ khó có điều
kiện và cơ hội để tồn tại vì Nhà nước không “đi theo” doanh nghiệp mà chỉ hỗ trợ cho
ngành công nghiệp ưu tiên hoặc doanh nghiệp ở thời kỳ đầu phát triển. Do đó, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và tiếp tục phát triển phải luôn thay đổi, làm mới mình bằng cách
xác lập vị trí, vệ thế của mình trên thị trường quốc tế.

You might also like