You are on page 1of 6

Nội dung: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

1. Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


- Khái niệm công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
- Khái niệm hiện đại hóa
Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lí
kinh tế - xã hội.
- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí
kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo năng suất lao động xã hội cao.

* Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa:
+ Là quá trình biến 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp
trang bị kĩ thuật công nghiệp hiện đại cơ khí hóa lên tự động hóa
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Do xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình
CNH rút ngắn thời gian.
* Tính tất yếu khách quan khách quan của CNH, HĐH đất nước
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH (Vì cơ sở
vật chất kĩ thuật của CNXH là nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ tiên
tiến, hình thành và phân bố có kế hoạch trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân)
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa hơn về kinh tế, kỹ
thuật công nghệ (Vì sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng, cơ sơ vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng
cường. Nhưng đất nước vẫn còn nhiều yếu kém là nguyên nhân làm hạn chế
chất lượng tăng trưởng kinh tế, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập
kinh tế quốc tế, khi ta là thành viên tổ chức WTO).
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của CNXH (Vì muốn xã hội phát triển phải tạo ra NSLĐ
xã hội cao, chỉ có thể thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước)
2. Đặc điểm của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Thứ nhất công nghiệp hóa để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta ra sức phấn đấu thực hiện là xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy công nghiệp hóa ở Việt Nam phải góp phần thực hiện mục tiêu
chủ nghĩa xã hội và mục tiêu đó chi phối bước đi, phương thức tiến hành
công nghiệp hóa điều đó làm cho công nghiệp hóa ở Việt Nam có những khác
biệt nhất định so với các quốc gia khác
- Thứ 2 công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa và phát triển kinh
tế tri thức
Sở dĩ như vậy vì thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật và
hiện nay các nước phát triển đã bước vào xây dựng nền kinh tế tri thức. Do đó
để không bị tụt hậu, các nước đang thực hiện công nghiệp hóa không thể phát
triển tuần tự mà phải phát triển nhanh, rút gọn tiếp thu thành tựu khoa học
công nghệ mới.
Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ cũng xuất phát từ
yêu cầu nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ.
- Thứ ba công nghiệp hoá trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường có sự
điều tiết của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa trước hết phải tuân
thủ yêu cầu các quy luật thị trường
Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường tạo lập môi trường thuận
lợi cho hoạt động kinh tế định hướng, điều tiết. Giải quyết mối quan hệ giữa
nhà nước và thị trường là đòi hỏi bắt buộc phải không hiểu đến thành công
của sự đóng góp công nghiệp hóa sống
- Thứ 4 công nghiệp hóa trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập

Ngày nay khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế khách quan .Vì thế mở
cửa nền kinh tế phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại là tất yếu đối với các
quốc gia
nhờ đó các quốc gia có thể huy động được nguồn lực bên ngoài về, rút ngắn
công nghiệp hoá,
bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực từ bên ngoài sự bất ổn về kinh
tế chính trị, khủng bố, dịch bệnh cũng gây khó khăn cho quá trình công
nghiệp hóa . Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và hợp tác quốc tế ngày
càng sâu rộng cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội.

3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nội dung của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Những nội dung cơ bản quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì bao
gồm 3 nội dung chủ yếu như sau:
- Thứ nhất là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên cơ sở áp
dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại
+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, trên cơ sở áp dụng những
thành tựu của Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
Năng suất lao động là thước đo quan trọng phản ánh trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất để nâng cao năng suất lao động có thể sử dụng nhiều
giải pháp như nâng cao học vấn tay nghề cho người lao động cải tiến tổ chức
quản lý cải thiện điều kiện làm việc tuy nhiên việc đó chỉ làm cho năng suất
lao động tăng lên có giới hạn.
- Tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng để tăng năng suất
lao động.
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ còn giảm chi phí về lao
động, vốn tài nguyên, trên 1 đơn vị sản phẩm. Trình độ khoa học công
nghệ càng cao, chí phí về lao động, vốn, tài nguyên trên 1 đơn vị càng
càng giảm, hiệu quả kinh tế càng cao.
- Khoa học công nghệ còn tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Sự phát
triển của công nghệ làm xuất hiện 1 số ngành có hàm lượng khoa học rất cao
như: điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin…
- Trình độ khoa học công nghệ cao còn làm cho những ngành vốn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên giảm bớt đc sự phụ thuộc đó
VD: như trồng rau trồng hoa trong nhà kính, áp dụng các kĩ thuật canh
tác, chăm sóc tiên tiến hiện đại giảm bớt ảnh hưởng của thời tiết năng suất và
chất lượng sản phẩm cao ổn định
Khoa học công nghệ trở thành nguồn lực trực tiếp phát triển lực lượng
sản xuất quyết định thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước
- Thứ hai là chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại và
hiệu quả.
+ Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh
tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành lĩnh vực bộ phận các bộ phận cấu
thành nền kinh tế không tồn tại một cách biệt lập mà vận động và phát triển
cho mối quan hệ chặt chẽ phức tạp lệ thuộc vào nhau
Cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành các thành phần các vùng và
các lĩnh vực kinh tế và các mối quan hệ hữu cơ chúng gọi là cơ cấu kinh tế có
ba hình thức của ngành kinh tế của các vùng kinh tế và có thành phần kinh tế
trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò quyết định
+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn liền với phát triển tri thức.
Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện hiện nay là tỷ lệ công nghiệp,
dịch vụ tăng lên, nông nghiệp giảm xuống trong GDP; tỷ trọng lao động nông
nghiệp giảm xuống, lao động công nghiệp dịch vụ tăng lên; Lao động chân
tay giảm, lao động trí óc tăng lên.
- Thứ ba là củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất, xã
hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Quan hệ này sẽ quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản
xuất, của công nghệ hóa- hiện đại hóa.
Ví dụ: Trung Quốc đã thực hiện quá trình CNH vào một số mặt như: đầu tư mạnh mẽ
vào cơ sở hạ tầng, như đường sắt, đường bộ, cảng biển và sân bay để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc sản xuất và giao thông vận tải, tạo ra các khu công nghiệp và khu chế xuất
để tập trung sản xuất và thu hút đầu tư từ nước ngoài, đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển công nghệ, đồng thời khuyến khích hợp tác với các công ty công nghệ hàng
đầu trên thế giới, thay đổi cơ cấu lao động, tiến hành các cải cách quản lý và hành chính
để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự
minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước,..... Trung Quốc là một trong những
ví dụ điển hình của sự thành công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc
tăng cường sản xuất công nghiệp, đầu tư vào hạ tầng, và mở cửa thị trường. Tuy nhiên,
nó cũng đối mặt với các thách thức như ô nhiễm môi trường, thâm hụt lao động, quản lý
tài nguyên,....

Hay Nhật Bản cũng có những chính sách HĐH như: Chính sách hiện đại hoá thiết bị,
Chính sách hợp lý hoá theo ngành, Chính sách hiện đại hoá tổng quát cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa,....

You might also like