You are on page 1of 5

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Mô hình kinh doanh

Trong quá trình phát triển lý thuyết về mô hình kinh doanh đã có nhiều tác giả đưa ra
các định nghĩa, quan niệm về mô hình kinh doanh.

Theo P. Timmers, mô hình kinh doanh là “một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa,
dịch vụ và thông tin,bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của
chúng, mô tả các lợi ích tiềm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau , và mô tả
các nguồn doanh thu”.

Theo G. Schneider, mô hình kinh doanh là “một chuỗi các quy trình kết hợp với nhau
để đạt được mục tiêu của công ty, đó chính là lợi nhuận”.

Theo E. Turban, một mô hình kinh doanh được hiểu là “phương pháp kinh doanh của
một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho bản thân”.

Theo Wikipedia, mô hình kinh doanh “mô tả các cơ sở nền tảng về vấn đề một tổ
chức tạo ra, cung cấp và đạt được các giá trị kinh tế- xã hội hoặc hình thức giá trị khác
nhau như thế nào. Bản chất của một mô hình kinh doanh là nó xác định cách thức mà các
doanh nghiệp kinh doanh mang lại giá trị cho khách hàng, thu lợi nhuận từ cung ứng giá
trị cho khách hàng. Mô hình kinh doanh cũng phản ứng giả định của doanh nghiệp về
những gì khách hàng muốn, làm thế nào họ muốn và làm thế nào một doanh nghiệp có
thể tổ chức để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó”.

2. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh

a. Mục tiêu giá trị

Mục tiêu giá trị là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là
cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng
Để phát triển hoặc phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Tại
sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì chọn một doanh
nghiệp khác? Những điều gì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các
doanh nghiệp khác không có hoặc không thể cung cấp?

b. Mô hình doanh thu

Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận.

Hiện nay trong kinh doanh thương mại điện tử, có năm mô hình doanh thu phổ biến
nhất là: mô hình phí quảng cáo, mô hình phí đăng ký thuê bao, mô hình phí giao dịch, mô
hình bán hàng và mô hình phí liên kết.

Mô hình phí quảng cáo: áp dụng mô hình phí quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp một
website với các nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các thông tin kinh doanh, giới
thiệu các sản phẩm hay các dịch vụ hoặ cung cấp vị trí để họ quảng cáo và thu phí từ các
đối tượng quảng cáo này. Các website quảng cáo như vậy có thể thu hút sự chú ý của
nhiều người và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể thu các
mức phí cao hơn.

Mô hình phí đăng kí: các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp được đưa ra
thông qua một website Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy
cập tới một số hoặc toàn bộ các nội dung nói trên. Người sử dụng có thể trả phí theo
tháng hoặc trả phí theo năm.

Mô hình phí giao dịch: doanh nghiệp nhận được một khoản chi phí khi các đối tác thực
hiện giao dịch thông qua website của doanh nghiệp.

Mô hình doanh thu bán hàng: doanh nghiệp sử dụng mô hình này có được doanh thu từ
việc bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho khách hàng.

Mô hình phí liên kết: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở
xây dựng một website liên kết- hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà phân
phối. Doanh thu của doanh nghiệp là các khoản phí dẫn khách hoặc một khoản phần tram
trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện trên cơ sở liên kết giới thiệu.

c. Cơ hội thị trường

Cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ
cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.

Cơ hội thị trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặc biệt của doanh nghiệp trên
thị trường.

Cơ hội thị trường được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở
mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được.

d. Chiến lược thị trường

Chiến lược thi trường là việc doanh nghiệp xây dựng kế hoạch marketing trong dài hạn
dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại, những dự báo về sự phát triển của doanh nghiệp
(nhân lực, vật lực, tài lực) và những dự báo về sự thay đổi của thị trường trong thời gian
dài.

e. Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tương tác giữa các đối thủ cạnh
tranh trong cùng một đoạn thị trường.

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố:

- Số lượng đối thủ cạnh tranh

- Phạm vi hoạt động của đối thủ

- Thị phần của đối thủ

- Mức giá bán của đối thủ cạnh tranh

Có hai loại đối thủ cạnh tranh:


Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm cùng loại
hoặc tương tự trên cùng một loại thị trường, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này
dễ dàng bị thay thế bởi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm không
giống nhau nhưng vẫn gián tiếp cạnh tranh với nhau, bởi cầu tiêu dùng của sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của doanh nghiệp khác.

Môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị
trường.

f. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế của một doanh nghiệp là những gì doanh nghiệp có và là điểm mạnh của một
doanh nghiệp. Lợi thế của một doanh nghiệp là giá trị mà bản thân doanh nghiệp có ưu
thế và lợi thế hơn doanh nghiệp khác, có khả năng cạnh tranh với những đối thủ của
mình.

Lợi thế cạnh tranh còn có tính chất đòn bẩy, giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng
phạm vi hoạt động cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.

g. Sự phát triển của tổ chức

Các doanh nghiệp mới cần có một hệ thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế
hoạch và chiến lược kinh doanh.

Phải lựa chọn cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp: ví dụ cấu trúc chức năng phù hợp với thương mại điện tử thuần túy, cấu trúc dự
án phù hợp với dự án thương mại điện tử ngắn hạn, cấu trúc ma trận phù hợp cho thương
mại điện tử hỗn hợp.

h. Đội ngũ quản trị


Đây là nhân tố quan trọng nhất của một mô hình kinh doanh, chịu trách nhiệm xây
dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đội ngũ quản trị giỏi là lợi
thế cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp đó.

Đội ngũ quản trị gồm nhà quản trị cấp cao (tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị),
nhà quản trị cấp chức năng (giám đốc marketing, giám đốc tài chính,…). Đội ngũ quản trị
phải có yêu cầu về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình thương mại điện tử căn bản

You might also like