You are on page 1of 3

1, Mô hình canvas là gì ?

- Mô hình Canvas ( Business Model Canvas ) là một khung chiến lược đồ hoạ, giúp thể hiện và
hệ thống thông tin. Mục tiêu của mô hình Canvas là định hướng, triển khai kế hoạch kinh doanh
nhằm đạt được sự ổn định và phát triển về tài chính.
- Mô hình Canvas là một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan hiện đại thường
được các nhà quản lý chiến lược sử dụng. Canvas cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh
nghiệp qua 9 yếu tố chính và cực kì hữu dụng khi doanh nghiệp cần phân tích so sánh về tác
động của gia tăng đầu tư lên bất kì nhân tố nào.
- Ngoài ra, mô hình kinh doanh Canvas còn cung cấp cho các nhà quản trị một ngôn ngữ chung
để qua đó họ có thể đánh giá lại quy trình hiện tại và áp dụng những thay đổi mới vào mô hình
kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2, 9 yếu tố chính trong mô hình kinh doanh canvas

2.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segment)


- Phân khúc khách hàng là phạm vi khách hàng hay thị trường mà doanh nghiệp hướng đến
để cung cấp dịch vụ và sản phẩm. Nhóm khách hàng này được phân khúc theo những tiêu chí
như thói quen, sở thích, thị hiếu,... Phân khúc khách hàng được chia ra làm 5 thị trường nhỏ gồm
có:
Thị trường hỗn hợp.
Thị trường phổ quát.
Thị trường đa dạng phân khúc. Nghĩa là thị trường kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Thị trường đa dạng tệp khách hàng.
Thị trường ngách.  
- Sau khi doanh nghiệp đã xác định thị trường mục tiêu hướng đến phân khúc khách hàng
tiềm năng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến các yếu tố hành vi, nhân khẩu học, sở
thích…của khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ được khách hàng và
đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm hợp lý nhất.
2.2 Đề xuất giá trị (Value Propositions)
- Đề xuất giá trị mô tả những mục tiêu mà sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra
cho khách hàng. Đây cũng chính là lý do để doanh nghiệp có thể thu hút và thuyết phục khách
các đối tượng khách hàng chi trả để trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đây là 11 giá trị
được đề xuất mà mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có thể hướng đến:
Thiết kế độc đáo và đẹp.
Những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được sản xuất mới hoàn toàn.
Có hiệu quả cao khi sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cá nhân hóa theo nhu cầu của mỗi người.
Thương hiệu của sản phẩm
Tối ưu chi phí trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Giá bán hợp lý.
Hạn chế tối đa những rủi ro.
Đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, và hỗ trợ tốt công việc của khách hàng.
Dễ dàng mua bán và tiếp xúc với sản phẩm.
Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng.
2.3 Kênh phân phối (Channels)
- Kênh phân phối là các kênh mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc và tương tác với khách
hàng. Thông qua kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm,
dịch vụ mà khách hàng mong muốn. Kênh phân phối còn là hình thức phổ biến để đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.  
- Có 2 hình thức kênh phân phối phổ biến đó là kênh phân phối trực tiếp (đội ngũ nhân viên
bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, các trang bán hàng trên mạng,...) và kênh phân phối
gián tiếp (các đại lý, cửa hàng của đối tác).
2.4 Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationships)
- Mối quan hệ với khách hàng chính là kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
đã xây dựng với phân khúc khách hàng của mình. Doanh nghiệp nên làm thế nào để thu hút
những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ. Sau đây là một số phương thức để
doanh nghiệp xây dựng quan hệ với người tiêu dùng của mình:
Cùng tham gia đóng góp sáng tạo với tổ chức doanh nghiệp.
Tự phục vụ.
Các khách hàng quen thuộc.
Các khách hàng VIP, được hưởng những quyền lợi và hỗ trợ riêng.
2.5 Dòng Doanh thu (Revenue Streams)
- Dòng doanh thu là dòng tiền trong doanh nghiệp, thể hiện nguồn lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được từ khách hàng mục tiêu của mình. Dòng doanh thu chính là yếu tố mà các doanh
nghiệp cũng như nhà đầu tư quan tâm nhất. Gồm có 6 phương pháp giúp tạo nên luồng doanh
thu:
Nhượng quyền.
Phí sử dụng trong 1 lần.
Bán các tài sản của doanh nghiệp.
Thuê bao theo thời gian.
Cho thuê các chương trình quảng cáo.
Chiết khấu.
2.6 Các hoạt động chính (Key Activities) 
- Đây là những hoạt động quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện để có thể duy trì
hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo sự thành công cho mô hình Canvas. Các hoạt động
chính bao gồm 3 yếu tố chính:
Các hoạt động sản xuất.
Triển khai các chính sách.
Xây dựng nền tảng kinh doanh.
2.7 Nguồn lực chính (Key Resources)
- Mô tả những nguồn lực chính để doanh nghiệp có thể đảm bảo thực hiện thành công kế
hoạch kinh doanh. Gồm có 4 yếu tố được xem là nguồn lực chính của công ty:
Con người.
Tiền bạc (Tài chính).
Tri thức.
Cơ sở vật chất, máy móc.
2.8 Quan hệ đối tác chính (Key Partners)
- Mô tả mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác chính để giúp cho việc thực hiện kinh
doanh được phát triển tốt nhất. Quan hệ đối tác bao gồm 4 cách thức dưới đây:
Hợp tác cả hai bên cùng phát triển.
Liên minh.
Liên doanh.
Quan hệ sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
2.9 Cấu trúc Chi phí (Cost Structure)
- Cấu trúc chi phí mô tả toàn bộ những chi phí cần thiết để có thể duy trì các hoạt động kinh
doanh. Đây cũng là số tiền mà mỗi tổ chức phải chi trả để vận hành doanh nghiệp. Cấu trúc chi
phí sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá trị sản phẩm và dịch vụ. Có hai phương pháp định giá
bao gồm:
Định giá theo giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
Định giá theo chi phí sản xuất.
- Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí:
Chi phí cố định: Chi phí không biến đổi trong mỗi giai đoạn sản xuất.
Chi phí dao động: Tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất.
Tính kinh tế của quy mô sản xuất: Khi sản lượng được nâng cao thì sẽ giảm giá bán.
Phạm vi hoạt động: Một sản phẩm, dịch vụ mới sẽ được hỗ trợ bởi một hệ thống có sẵn.
https://viindoo.com/vi/blog/quan-tri-doanh-nghiep-3/mo-hinh-canvas-84

You might also like