You are on page 1of 7

1.

Tên công ty:


- Tên: Công ty văn phòng phẩm PaperTrail
- Ý nghĩa:

"PaperTrail" có nghĩa là "dấu vết giấy tờ", đề cập đến việc theo dõi và ghi nhận các
thông tin và tài liệu quan trọng trong công việc. Tên này rất phù hợp cho một công ty văn
phòng phẩm vì sản phẩm của công ty là các vật dụng văn phòng bao gồm giấy, bút, sổ tay,
túi đựng giấy tờ, và nhiều hơn nữa - các sản phẩm rất quan trọng cho việc theo dõi và ghi
nhận các thông tin quan trọng trong công việc.

Ngoài ra, tên này khá dễ đọc, dễ nhớ, dễ liên tưởng khi khách hàng có nhu cầu tìm
kiếm hay nghĩ vê các sản phẩm văn phòng phẩm

2. Vốn, nguồn vốn:

Vốn khởi điểm dự kiến của công ty là 400 triệu, dưới đây là bảng dự trù kinh phí kinh
doanh trong vòng 3 tháng đầu

Dự trù kinh phí (triệu


Khoản chi tiêu
đồng)

Chi phí nghiên cứu thị


15
trường

Chi phí thuê mặt bằng 30


Chi phí hành chính

Chi phí trang thiết bị


35
( máy in, bàn ghế...)

Chi phí liên quan trực tiếp Lương nhân viên


đến việc bán hàng
Chi phí vận chuyển 12
Chi phí nhập hàng 60

Chi phí sản xuất 40

Quảng cáo 20
Chi phí xúc tiến bán hàng
Chương trình khuyến mãi 15

Tổng 400

Bảng dự trù kinh phí kinh doanh

Với bảng dự trù kinh phí trên công ty sẽ huy động nguồn vốn từ:

STT Nguồn vốn Dự kiến

Đây là nguồn vốn do chính 4 thành viên


thành lập tích lũy được từ các nguồn

1 Vốn tự có khác nhau như tiết kiệm, tiền lương, hay 160 triệu
các khoản đầu tư khác

Vốn từ huy
2 Huy động từ gia đình, bạn bè 140 triệu
động đầu tư

Vốn tự có của công ty lớn hơn 20% tổng

Vốn vay ngân vốn => có quyền vay tín chấp


3 100 triệu
hàng Vay tín chấp ngân hàng với lãi suất
khoảng 9%/năm

Không sử dụng hoàn toàn vốn tự có, sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau để giảm
thiểu rủi ro, bảng dự trù kinh phí lập trên chỉ mang tính chất tương đối và nhóm cần phải
cần có 1 số khoản tiền dự trù cho chi phí chưa lường trước hoặc chi phí phát sinh (khoảng
10-20% tổng kinh phí ban đầu)

3. Định hướng bán hàng của PaperTrail:


- Cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý để phục vụ nhu cầu của đại đa số
người dùng
- Chuyên phân phối các sản phẩm giấy do chính PaperTrail thiết kế và các vật dụng liên
quan như: sổ tay, giấy photo, giấy in ấn, tập học, tập làm việc, …
- Tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, đối với các sản phẩm văn phòng phẩm hiện
có trên thị trường và sản phẩm in ấn như name card, bao thư, catalogue,..
- Tập trung vào khách hàng học sinh viên, sinh viên đối sản phẩm văn phòng phẩm tự
thiết kế
- Phát triển các sản phẩm mới và nâng cấp các sản phẩm cũ, đồng thời đưa ra các
chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng như “Mùa Sale tựu trường”,
khuyến mãi 10% hóa đơn trong tháng sinh nhật của khách hàng,..
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, xây dựng các kênh bán hàng như cửa
hàng, đại lý, bán hàng trực tuyến và đưa ra các dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua SDT hotline,
đổi trả sản phẩm lỗi
4. Số lượng nhân viên: 72
5. Số lượng nhân viên bán hàng: 16
6. Mặt hàng:

Các danh mục sản phẩm tại Văn phòng phẩm PaperTrail:

- Bán sản phẩm của các thương hiệu hiện có trên thị trường:
 Văn phòng phẩm: bìa hồ sơ, bút lông, mực bút lông, kim bấm, băng keo dán,...
 Dụng cụ học sinh: vở ghi, sổ tay, bút - hộp bút, gôm tẩy, thước kẻ, giấy bao, máy tính
điện tử,...
 Quà lưu niệm, handmade
- Sản phẩm sáng tạo PaperTrail:
 Chuỗi sản phẩm mang thương hiệu PaperTrail, chú trọng vào sản phẩm giấy: tập học
sinh, giáo án, bao tập, nhãn vở thiết kế,...
 Design, sản phẩm giấy thiết kế riêng (catalog, lịch, poster,...)
7. Phân khúc thị trường
- Vị trí địa lý: khu vực đô thị, đông dân cư, gần trường học, văn phòng
- Đối tượng: giáo viên, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khách hàng có con ở
độ tuổi đến trường,...
- Xu hướng tiêu dùng: sử dụng sản phẩm phân khúc trung bình nhưng đảm bảo chất
lượng, có tính thẩm mỹ
- Thu nhập: thu nhập trung bình - thấp
8. Mô hình bán hàng:

Mô hình tổ chức bán hàng hỗn hợp: Sản phẩm + Địa lý

Mô hình bán hàng hỗn hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho PaperTrail và khắc phục được
một số vấn đề so với áp dụng 1 mô hình tổ chức bán hàng riêng. Việc kết hợp mô hình địa lý
giúp giảm thời gian và chi phí đi lại, dễ khảo sát và tìm hiểu thị trường theo khu vực, hạn chế
sự trùng lắp khách hàng. Và các chi nhánh của công ty chọn đặt ở quận 1 và quận 3 - những
khu vực đông dân, có nhiều văn phòng, công ty, trường học.

Bên cạnh đó, kết hợp mô hình bán hàng sản phẩm sẽ giúp khắc phục nhược điểm của
mô hình bán hàng địa lý. PaperTrail cung cấp hai dòng sản phẩm (dòng sản phẩm của các
thương hiệu hiện có và sản phẩm do PaperTrail sáng tạo, sản xuất), không phải là các sản
phẩm đồng nhất, mỗi sản phẩm sẽ yêu cầu nhân viên có những kỹ năng, kiến thức liên quan
khác nhau. Vậy nên việc kết hợp mô hình bán hàng sản phẩm vào địa lý vừa giúp nhà quản
trị dễ dàng trong công tác quản lý, vừa chuyên môn hóa được theo sản phẩm.

9. Chế độ giám sát

Công ty theo mô hình tổ chức bán hàng hỗn hợp thường có nhiều phòng ban hoạt
động độc lập nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra chiến lược bán hàng hiệu quả.
Để đảm bảo hoạt động bán hàng suôn sẻ và đạt được mục tiêu doanh số, công ty cần áp
dụng các chế độ giám sát sau:

- Giám sát hoạt động bán hàng

Để đảm bảo hoạt động bán hàng được diễn ra đúng quy trình và đạt được hiệu quả
cao nhất, công ty cần có các hệ thống giám sát hoạt động bán hàng như bảng điều khiển
trực tiếp (dashboard) để theo dõi doanh số, số lượng đơn hàng, lượng khách hàng mới và
khách hàng trung thành, độ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng có khả
năng mua hàng.

Theo dõi chất lượng dịch vụ: Cần theo dõi chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các
thành viên trong đội bán hàng. Nếu phát hiện ra sự không hài lòng của khách hàng với sản
phẩm hoặc dịch vụ, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

Theo dõi quy trình bán hàng: Cần theo dõi quy trình bán hàng để đảm bảo rằng các
thành viên trong đội bán hàng đang tuân thủ quy trình và các quy định của công ty

- Giám sát nhân viên bán hàng

Công ty cần có một hệ thống giám sát nhân viên bán hàng để đảm bảo nhân viên làm
việc hiệu quả và đạt được mục tiêu bán hàng. Điều này có thể đạt được thông qua các báo
cáo kết quả bán hàng, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, đánh giá sự phù hợp của
chính sách thưởng và phúc lợi cho nhân viên.

Theo dõi hoạt động bán hàng: Công ty nên thiết lập một hệ thống theo dõi hoạt động
bán hàng của từng nhân viên. Theo dõi các chỉ số như số lượng sản phẩm bán được, doanh
số, khách hàng mới, khách hàng quay lại,.. đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bán
hàng cũng như tránh những trường hợp gian lận trong bán hàng

Tổ chức các cuộc họp định kỳ: Các cuộc họp định kỳ giữa nhân viên bán hàng và người
quản lý sẽ giúp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng và đưa ra kế hoạch cải
tiến trong trường hợp cần thiết.

Kiểm tra kỹ năng của nhân viên bán hàng: Người quản lý nên đánh giá kỹ năng của
nhân viên bán hàng, đưa ra phản hồi và đưa ra các khóa đào tạo để cải thiện kỹ năng của
nhân viên bán hàng nếu cần thiết.
Định kỳ đánh giá hiệu quả của nhân viên: Công ty cần thiết lập một kế hoạch đánh giá
hiệu quả của nhân viên bán hàng định kỳ để đảm bảo các nhân viên bán hàng hoạt động
hiệu quả và phát triển bản thân trong công việc.

- Giám sát hoạt động khách hàng:

Để duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, công ty cần có hệ thống giám sát hoạt động
khách hàng. Điều này bao gồm việc theo dõi phản hồi từ khách hàng, đánh giá độ hài lòng
của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ, đánh giá tỷ lệ chuyển đổi khách hàng từ lần mua
đầu tiên sang khách hàng trung thành.

- Giám sát cạnh tranh:

Để tăng cường sức cạnh tranh, công ty cần có hệ thống giám sát cạnh tranh. Điều này
bao gồm việc theo dõi các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, phân tích chiến lược của đối
thủ và tìm cách cải thiện sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

10. Quy trình báo cáo bán hàng

Quy trình báo cáo bán hàng trong văn phòng phẩm thường bao gồm các bước sau:

Thu thập thông Xử lý và phân Chuẩn bị báo


tin tích dữ liệu cáo

Đánh giá và cải Trình bày báo


tiến cáo

- Thu thập thông tin: Khi khách hàng mua sản phẩm, nhân viên bán hàng cần thu thập
thông tin về sản phẩm, số lượng, giá bán và thông tin khách hàng như tên, địa chỉ, số điện
thoại.
- Lập phiếu bán hàng: Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, nhân viên bán hàng cần
lập phiếu bán hàng ghi rõ các thông tin về sản phẩm, số lượng, giá bán và thông tin khách
hàng.
- Lập hóa đơn: Sau khi lập phiếu bán hàng, nhân viên bán hàng cần lập hóa đơn bán
hàng để xuất cho khách hàng. Hóa đơn bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, giá bán và
tổng tiền phải thanh toán.
- Thanh toán và xuất hàng: Sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ tiền hàng, nhân viên
bán hàng sẽ xuất hàng cho khách hàng theo đúng phiếu bán hàng.
- Báo cáo doanh số bán hàng: Sau khi hoàn tất quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng
sẽ lập báo cáo doanh số bán hàng trong khoảng thời gian được chỉ định, bao gồm số lượng
sản phẩm đã bán, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số kinh doanh khác. Báo cáo này sẽ được
sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các kế hoạch kinh doanh cho thời gian
tiếp theo.
11. Chế độ lương

Hình thức trả lương ̣(FT)

- Với nhân viên làm partime


 Hình thức trả lương: Trả lương theo giờ - nhân viên sẽ được trả lương theo số giờ
làm việc trong tháng
 Các ca làm việc partime: Ca 1 từ 8h - 12h, Ca 2 từ 13h - 17h, Ca 3 từ 17h - 21h
 Mức lương: 22k/h (Tháng đầu tiên 20k/h)
- Với nhân viên làm fulltime:
 Hình thức trả lương: Trả lương theo tháng - đây là hình thức trả lương phổ biến nhất
và thường được sử dụng trong các công việc thường xuyên. Nhân viên sẽ được trả
lương một khoản tiền cố định mỗi tháng, không phụ thuộc vào số giờ làm việc.
 Thời gian làm việc: từ 8h00-18h
 Mức lương: lương 6 triêu VNĐ chưa bao gồm thưởng KPI
 Ưu đãi: phụ cấp đi lại, ăn trưa, thưởng KPI
 Công việc: Tư vấn, Sắp xếp sản phẩm, đóng gói đơn hàng khách hàng…

You might also like