You are on page 1of 10

CHỦ ĐỀ : VA, NVA, BVA VÀ CÁC LOẠI LÃNG PHÍ

I. VA, NVA, BVA


1. Khái niệm Giá trị, Gía trị gi tăng, Phân tích giá trị gia tăng
- Giá trị là tiền tệ, vật chất hoặc giá trị được đánh giá của một tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi
phí nguyên liệu và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó. Giá trị gia tăng càng cao thì
doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi  nhuận và phát triển lớn mạnh
- Có 5 nguyên lý chính trong hệ thống quản trị tinh gọn : Giá trị, Lưu trình giá trị, Dòng chảy liên
tục, Hệ thống kéo và Hoàn thiện. Lean luôn bắt đầu và kết thúc với khách hàng. Khách hàng là
người duy nhất xác định giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Để tạo ra giá trị theo cách hiệu quả nhất
cho khách hàng, bạn phải tập trung vào việc cải thiện quy trình, áp dụng hệ thống kéo và phấn
đấu để hoàn thiện.

2. VA Activities (Value Added) : Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng
 Là hoạt động chuyển hóa vật tư thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, khách hàng sẵn sàng
trả trả tiền cho hoạt động này 
 Những checklist kiểm tra
 KH sẵn lòng trả tiền cho các hoạt động này?
 KH đồng ý rằng hoạt động này là cần thiết để đạt được mục tiêu của họ?
 Nếu hoạt động này bị loại bỏ thì KH có cảm nhận rằng sản phẩm/dvu cuối cùng sẽ có ít
giá trị hơn?
 Những checklist này giúp DN xác định được những hoạt động nào cần làm, cần quan tâm
đầu tư để tổ chức DN 1 cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu KH
 Ví dụ: 1. Hoạt động xác nhận ngày mua, ngày bán đất, kí kết hợp đồng mua bán
                      

         2. Phòng công tác sinh viên, tư vấn tuyển sinh phải đánh giá hồ sơ sinh viên, sau 1 vài ngày
sẽ thông báo kết quả

            
3. Hoạt động check mã hàng của 1 công ty vận chuyển 

3. Qúa trình lấy xe từ D6 sang SVĐ để học trong vòng 10’ thì VA là những hoạt động: cất sách vở
gọn gàng vào cặp, để sẵn chìa khóa xe, vé xe lên trên mặt bàn trước khi trống ra
3. NVA Activities (Non-Value- Added): Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng
 Là hoạt động không cần thiết để chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. 
 Checklist kiểm tra bao gồm các hoạt động: làm lại/ sửa lỗi; thời gian chờ, trì hoãn; chuyển giao,
thay đổi hiện trường làm việc
 Giúp DN xác định được những hoạt động không cần thiết, cần loại bỏ, cũng như nhận
diện được nguồn gốc của các lãng phí.
Ví dụ: 1.Trong quá trình dệt may, công nhân phải cắt và sửa lại những đường may bị lệch, bị lỗi
          2. Quá trình lấy xe từ D6 sang SVĐ: NVA ngồi không, vẫn để sách vở, đồ dùng trên bàn,
lúc trống mới cất đồ, tìm chìa khóa + vé xe (tốn thời gian)
          3, Xuống đi học nhưng quên chìa khóa cổng, lại phải chạy lên lấy (nhà ở tầng 4,5 đi thang
bộ)
         4, Nhân viên quán trà sữa giao nhầm đơn cho khách
4. BVA Activities (Business Value-Added)
 Là hoạt động không ảnh hưởng trực tiếp đến KH nhưng cần thiết và hữu ích đối với tổ chức,
doanh nghiệp
 Những checklist kiểm tra:
 Liệu hoạt động này có cần thiết để mang lại doanh thu và cải thiện tình hình?
 Liệu tổ chức/ doanh nghiệp có thể phát triển trong dài hạn nếu hoạt động này bị loại bỏ?
 Hoạt động này có giúp giảm thiểu rủi ro về tổn thất trong quá trình kinh doanh
 Liệu hoạt động này có cần thiết để tổ chức/ doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của pháp
luật?
 Giúp DN xác định được mình nên đầu tư công nghệ, nên có những hoạt động quản trị
như nào để hoạt động, điều hành công ty 1 cách tốt nhất, mang nhiều lợi ích cho DN.
 Ví dụ: 1, Hoạt động quản trị rủi ro, quản trị tài chính trong doanh nghiệp để tránh thất thoát chi
phí, lãng phí
          2, Các sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng, tuân thủ quy định pháp luật, tiêu
chuẩn chất lượng, phòng cháy chữa cháy

         3, Hoạt động mua sắm công nghệ mới, thiết bị tự đông hóa, cải tiến năng suất 

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Lean (Lean Enterprise Research Center) tại
Anh cho thấy trong một công ty sản xuất đặc trưng thì tỷ lệ giữa các hoạt động có thể được chia ra như
sau.
Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm: 5%
Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm: 60%
Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm: 35%
Nghiên cứu này chỉ ra rằng có tới 60% các hoạt động trong nhà máy sản xuất có khả năng được loại
bỏ.
II. LÃNG PHÍ
1. Khái niệm Lãng phí
- Lãng phí  các hoạt động hay kết quả không làm tăng giá trị cộng thêm cho một hoạt động hay
dịch vụ nào đó
- Trong doanh nghiệp, lãng phí có thể là những hoạt động gây hao tốn nguồn lực mà không tạo ra
giá trị cho khách hàng, được đánh giá qua 3 yếu tố là "chất lượng", "giá cả" và "thời gian giao
hàng”. Những lãng phí này thường ở dạng “vô hình”, mà hầu hết các DN đều mắc phải =>  thiếu
hiệu quả, đẩy giá thành lên cao
- (Doanh nghiệp cần nhận thức về sự lãng phí từ góc độ khách hàng và các bên hữu quan. Bất kỳ
vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng và các
bên hữu quan đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải được xem là dư thừa, lãng
phí và nên được ghi nhận và loại bỏ. Để giảm được lãng phí thì trước hết các doanh nghiệp phải
xác định những dạng lãng phí nào đang tồn tại và mức độ ra sao)
2. Phân loại lãng phí
- Lãng phí cần thiết: không làm tăng giá trị nhưng cần thiết để hoàn thành công việc 1 cách chất
lượng. Ví dụ: hoạt động đào tạo nhân viên, lập kế hoạch, dự báo, hoạt động teambuilding,...
- Lãng phí không cần thiết: không làm tăng giá trị và không cần thiết. Ví dụ: bộ phận vận hành
máy móc kiểm tra chất lượng sản phẩm, bộ phận in ảnh mở ảnh của khách ra xem có những gì,
nhân viên sale ngồi tư vấn gói dịch vụ cho khách nhưng mà lại nói chuyện gia đình riêng với
khách rất nhiều làm tốn  thời gian

Nguyên nhân gây ra lãng phí

- Nguyên nhân chính là đến từ hoạt động của con người và hệ quả của quá trình sản xuất tạo ra bao
gồm hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng. 
- Trong DN sản xuất, mỗi công đoạn là một chuỗi các quá trình hoặc các bước, bắt đầu từ nguyên
liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ. Tại mỗi bước, giá trị được tăng thêm
cho sản phẩm và sau đó đến công đoạn tiếp theo. Các nguồn lực tại mỗi quá trình, con người,
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v. có thể tạo ra giá trị gia tăng hoặc không tạo
ra giá trị gia tăng. Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng là những hoạt động làm thay đổi: hình dáng,
cấu trúc sản phẩm; tính chất sản phẩm; và các bên hữu quan sẵn sàng chi trả cho hoạt động đó.

3. Lợi ích của việc phát hiện ra lãng phí

- Nhận diện và loại bỏ các lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất
lượng của sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng sự thỏa mãn của khách hàng và
các bên hữu quan đối với doanh nghiệp
- Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất. 
- Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh
theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội. 
- Giúp cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp
- => Khi doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh, tạo dựng thương hiệu tốt
sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dự án, chương trình phát triển doanh nghiệp. Từ đó, giúp
quảng bá doanh nghiệp trong cộng đồng và với các tổ chức trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều
cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. 
4. Các loại lãng phí

4.1. Lãng phí do sản xuất thừa


- Khái niệm: Là lãng phí do tiến hành nhiều công việc gia công/ tác vụ hơn những gì mà
khách hàng yêu cầu về hình thức hay chất lượng, công dụng của sản phẩm. Theo đuổi
chủ nghĩa hoàn hảo không cần thiết

 Đây là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm 7 loại lãng phí vì nó có khả năng
gây ra các dạng lãng phí khác
 Nguyên nhân
- Doanh nghiệp mong muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh, muốn đáp ứng
được nhu cầu khách hàng nhanh nên chấp nhận sản xuất một khoảng dư thừa nào
đó như một khoản dự phòng.
- Dư thừa công nhân hoặc máy móc sản xuất => không muốn sa thải công nhân hay
bán bớt máy móc nên vẫn duy trì sản xuất trong khi đầu ra ổn định hoặc không có
 Hậu quả
- Doanh nghiệp đối mặt với tình trạng sản phẩm hết hạn (ví dụ như mặt hàng dược
phẩm, thực phẩm… ) => hết hạn phải hủy bỏ, tăng chi phí nguyên vật liệu + mất
thêm khoản chi phí để xử lý và thải bỏ các hàng hóa hết hạn
- Lưu kho nhiều (tăng chi phí tồn kho), khó thay đổi dòng sản phẩm theo thị hiếu của
khách hàng (ví dụ như mặt hàng thời trang) => gia tăng rủi ro lỗi thời hàng hóa
 Biện pháp
- Hợp lý hóa sản xuất: cần có những biện pháp hợp lý hóa sản xuất, lập kế hoạch và
điều chuyền hợp lý, bố trí và điều phối lao động hợp lý. Xây dựng kế hoạch sản
xuất hợp lý để đáp ứng nhu cầu khách hàng mà không gây ra lãng phí
- Có biện pháp kiểm tra hàng tồn kho xem có ở mức độ an toàn hay không
4.2 Lãng phí nhân lực
- Là một loại lãng phí quan trọng, xảy ra ở hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam
- Trong sản xuất, sự lãng phí này có thể thấy khi nhân viên được đào tạo kém, nhân
viên không biết cách vận hành hiệu quả thiết bị, khi nhân viên được giao sai công
cụ cho công việc và khi nhân viên không được thử thách để đưa ra ý tưởng cải tiến
công việc.

 Biện pháp

- Phân chia đúng người đúng việc.

- Tuyển dụng đủ, tránh tuyển nhiều người vào rồi không có việc cho họ.

- Đào tạo nhân viên liên tục để nâng cao khả năng, tay nghề của người lao động.

4.3. Lãng phí trong khâu vận chuyển (Transportation) 


- Là sự di chuyển không cần thiết của nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm hay thành phẩm từ nơi
nay quà nơi khác. Lãng phí vận chuyển nó hiện diện trong khu vực làm việc nhiều đến mức nó được coi
là một hoạt động bắt buộc phải có, việc vận chuyển không cần thiết không làm tăng thêm giá trị sản phẩm
hoặc dịch vụ của các doanh
Nguyên nhân
-Bố trí mặt bằng không hợp lý: làm tăng sự vận chuyển hoặc di chuyển không cần thiết, kéo dài thời gian
sản xuất và có thể gây khó khăn trong việc vận hành hoặc sửa chữa. 
-Ví dụ như nếu kho cách xa khu vực sản xuất sẽ dẫn đến lãng phí về thời gian, con người, máy móc để
vận chuyển nguyên vật liệu tới khu vực sản xuất và sản phẩm ngược lại kho để lưu trữ.

-Quá trình sản xuất kém: Quá trình sản xuất kém là những quá trình sản xuất gồm nhiều bước trung gian,
nhiều công đoạn không cần thiết hay đầu ra của công đoạn trước không được sử dụng tức thời cho công
đoạn tiếp theo. Quá trình sản xuất kém dẫn đến việc vận chuyễn hoặc di chuyển nguyên liệu, trang thiết
bị, bản thành phẩm một cách không cần thiết gây ra lãng phí.  
Biện pháp

-Bố trí lại mặt bằng cho hợp lý, giảm vận chuyển không tạo giá trị gia tăng từ đó góp phần nâng
cao năng suất chất lượng, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và phát huy tối đa các nguồn
lực vật chất vào sản xuất

- Sản xuất liên tục, hạn chế tồn trữ dẫn đến vận chuyển. Có thể áp dụng phương pháp sản xuất
dòng chảy một sản phẩm

-Sắp xếp lại kế hoạch sản xuất để giảm việc đi lại giữa các công đoạn, bộ phận

4.4 Lãng phí gia công/Thao tác thừa

- Là nhiều công việc hơn so với yêu cầu của khách hàng, thực hiện các quy trình không được
khách hàng yêu cầu như : quá chặt chẽ, sản phẩm nhiều tính năng hơn nhưng tính năng đó
không được chú ý hay sử dụng

Ví dụ: Điện thoại 1280 vẫn cố làm dịch vụ không cần thiết: truy cập interner, máy ảnh (thực tế
là kh truy cập, chụp ảnh được), sơn nhà, sơn mặt trong kh nhìn thấy; đóng chai nước đầy dẫn
đến bị tràn

Nguyên nhân

-Do ý thức, thói quen của người lao động hay ý thức tập trung công việc chưa cao dẫn đến tình
trạng lơ là trong công việc

Môi trường làm việc không đảm bảo, không thoải mái cho người lao động cũng dẫn đến việc
sao nhãng công việc đang thực hiện

- Do đặc điểm hình thể cá nhân, tác động bởi yếu tố sinh lý ngoại vi dẫn đến kém tập trung để
làm theo các thao tác đã được hợp lý hóa và phổ biến cho người lao động.

- Khả năng tiếp thu, trình độ học vấn cũng như tay nghề của lao động trong việc tiếp nhận việc
hướng dẫn của người hướng dẫn

Cách khắc phục

- Áp dụng công cụ nghiên cứu thời gian để xác định thời gian chuẩn để hoàn thành một công
việc hay nhiệm vụ nào đó

- Áp dụng công cụ đánh giá hiệu quả công việc để xác định tính hiệu quả trong công việc

- Áp dụng công cụ quản lý trực quan trong quá trình sản xuất: giúp cho người lao động nắm
được đầy đủ thông tin về quy trình, tiến độ sản xuất kinh doanh

4.5. Lãng phí thao tác

- Là những thao tác thừa, chuyển động, cử chỉ không cần thiết của cơ thể, tay chân người lao
động/ máy móc thiết bị
Ví dụ: dụng cụ, thiết bị xếp la liệt trên bàn, lúc tìm phải lục lọi không biết ở chỗ nào

Nguyên nhân

-Bố trí chỗ làm việc không hợp lý

-Do thói quen của người lao động

-Do sự quản lý không chặt chẽ của người quản lý

Khắc phục

-sắp xếp lại chỗ làm hợp lý, gọn gàng, sạch sẽ

-thay đổi thói quen ngăn nắp, làm việc khoa học

4.6. Sai lỗi/ Khuyết tật

- Là sản phẩm/ hàng hóa bị lỗi trong/sau quá trình sản xuất. Có thể do không đáp ứng được tiêu
chuẩn thiết kế hoặc không đáp ứng được nhu cầu KH

Ví dụ: Video; bản đồ VN trên Apple Maps không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Nguyên nhân sai lỗi có thể đến từ nhiều góc cạnh, dễ nhớ nhất ta xác định dần từ biểu đồ nhân
quả (xương cá): con người, máy móc, nguyên vật liệu, môi trường, phương pháp và đo lường
(Để chính xác ta cần dùng nhiều phương pháp khác phối hợp

4.7 Lãng phí do Tồn kho

- Là dự trữ NVL, bán thành phẩm, thành phẩm quá mức cần thiết

=> Tốn chi phí lưu kho, bảo quản, hư hỏng sản phẩm, vòng quay vốn bị chậm

Lãng phí do tồn kho cũng có mối liên hệ với sản xuất thừa. Việc lập kế hoạch sản xuất hoặc kế
hoạch cho hàng dự trữ thiếu chính xác cũng tác động tới việc tồn kho. Kiểu sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng tác động tới tồn kho:
+ Sản xuất đẩy: có dự báo cầu, nhưng sản xuất để lưu kho rồi mới đẩy ra thị trường để
thị trường tự tiêu thụ hoặc dùng marketing để thị trường tiêu thụ số hàng hóa đó.
+ Sản xuất kéo: theo đơn đặt của đối tác, khách hàng, tức là nhận được đơn hàng, có số
lượng mới tiến hành sản xuất, kiểu sản xuất này cũng có lưu kho trước nhưng số lượng thường ít

Ví dụ

4.8. Lãng phí Chờ đợi

-Là thời gian công nhân/ máy móc nhàn dỗi do những tắc nghẽn hoặc luồng sản xuất trong nhà
máy, phân xưởng

-Nguyên nhân gây ra lãng phí chờ đợi có khá nhiều như kế hoạch điều độ sản xuất & cân bằng
chuyền kém, chất lượng ở công đoạn trước-sau gặp vấn đề phải xử lý, bố trí sản xuất về mặt
bằng, về tổ chức quá trình sản xuất chưa hợp lý, do máy móc hoặc do chính con người

Ví dụ

You might also like