You are on page 1of 17

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI II

Đề bài TL TM2.22:
Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc tiến
thương mại? Phân tích các hình thức khuyến mại theo quy
định của pháp luật hiện hành? Liên hệ thực tế để lấy ví dụ
minh hoạ?
HỌ VÀ TÊN : LÊ ĐỨC THẮNG
MSSV : 440725
LỚP : N03.TL1

Hà Nội, Tháng 12/2021

1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LTM 2005 Luật Thương mại năm 2005


XTTM Xúc tiến thương mại

1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI:....................................................................................................3
1. Khái niệm về hoạt động xúc tiến thương mại:..........................................3
2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến thương mại:.............................4
II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI:.........5
1. Khái quát chung về hoạt động khuyến mại:..............................................5
2. Điều kiện đối với hoạt động khuyến mại:.................................................6
3. Các hình thức pháp lý của hoạt động khuyến mại:...................................6
III – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI:....................12
1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền:....................................................................................................12
2. Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền:..................................12
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng
dịch vụ trước đó:.............................................................................................12
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ:............................................................................................................13
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:.....................13
6. Các hình thức khuyến mại gắn liền với việc tổ chức các sự kiện cho
khách hàng tham gia:......................................................................................13
7. Các hình thức khuyến mại khác:.............................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................15

2
MỞ ĐẦU
Trong quan hệ thương mại, nhất là trong bối cảnh hiện nay thị trường xuất hiện
đông đảo các nhà cung cấp cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao.
Nhằm mục tiêu cạnh tranh cũng như thu hút khách hàng, ngoài việc cải thiện chất
lượng hàng hoá, dịch vụ thì cũng rất cần các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhận
thấy tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, em xin được chọn đề tài
số 22 : “Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại?
Phân tích các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật hiện hành? Liên
hệ thực tế để lấy ví dụ minh hoạ?” làm đề tài nghiên cứu phục vụ bài tiểu luận kết
thúc môn học Luật Thương mại Việt Nam phần 2. Vì kiến thức em còn nhiều hạn
chế, khó tránh khỏi những sai sót cho nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô để em hoàn thiện bài hơn. Em xin cảm ơn!
NỘI DUNG
I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm về hoạt động xúc tiến thương mại:
“Xúc tiến” theo từ điển tiếng việt là việc triển khai và đẩy nhanh công việc. 1
Trong tiếng Anh, “xúc tiến” (promotion) có ý nghĩa là sự khuyến khích, ủng hộ,
sự khuếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến.
“Thương mại” hay còn gọi buôn bán, trao đổi, mậu dịch (trade) là khái niệm
dùng để chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các cá nhân hay nhóm
người dưới hình thức hiện vật, hay gián tiếp thông qua một phương tiện trung gian
như tiền.2
Không chỉ là “xúc tiến thương mại”, (trade promotion) có thể hiểu là sự khuếch
trương thương mại, sự thúc đẩy thương mại. Cho dù có nhiều ý nghĩa khác nhau,
nhưng thuật ngữ này hàm chứ trong nó mục đích và các biện pháp này nhằm
khuyến khích, thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động thương mại.
Dưới góc độ kinh tế, Viện Nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại (sau này
hợp nhất với Bộ Công nghiệp, tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay) cho rằng
“xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển
thương mại” được thực hiện bởi nhiều chủ thể như Chính phủ, các tổ chức xúc
tiến thương mại và thương nhân. 3 Như vậy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định:
XTTM không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của
thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính
phủ và các tổ chức XTTM.

1
Theo từ điển tiếng Việt, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-x%C3%BAc%20ti%E1%BA%BFn
2
Theo Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006, tr.530,531
3
Viện nghiên cứu thương mại, Ban nghiên cứu thị trường, Viện tư vấn phát triển KTXH nông thông và miền núi
(CISDOMA) (2003), Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Lao động – xã hội.

3
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 10, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy
định “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng
hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.”
Từ những nhận định trên, ta có thể rút ra được những nét chung nhất của “xúc
tiến thương mại” đó là việc thông qua các hoạt động khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
mại nhằm quảng bá, tăng tầm phổ biến của hàng hoá, dịch vụ, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến thương mại:
Căn cứ quy định tại khoản 10, Điều 3, LTM 2005 ta có thể rút ra một số đặc
điểm pháp lý của hoạt động XTTM như sau:
+ Về tính chất: XTTM là một loại hình hoạt động thương mại. Cho nên XTTM
cũng có những đặc điểm như các hoạt động thương mại khác, trong đó nổi bật lên
là hoạt động này nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, khác với các hoạt động
thương mại khác ở chỗ các hoạt động đó nhằm mục đích sinh lời trực tiếp và đơn
thuần thì hoạt động XTTM lại tạo ra những “lợi nhuận vô hình”. Những lợi nhuận
sinh ra từ hoạt động này đôi khi không thể thống kê, đo lường được bằng vật chất
hiện có mà có thể xuất hiện dạng “tiềm năng”. Lợi ích tiềm năng ở đây có thể kể
đến là độ phổ biến, phủ rộng của sản phẩm tới những đối tượng khách hàng tiềm
năng, có nhu cầu từ đó định hướng tiêu dùng, mua bán, hay chính những hàng hoá
tạo nên “mức độ nhận diện thương hiệu” để khi nhắc tới loại hàng hoá đó là người
ta sẽ nghĩ ngay tới thương hiệu, màu sắc, mẫu mã này.... Có thể thấy hoạt động
XTTM không phải quan hệ mua bán hàng hoá mà tạo ra các cơ hội để thực hiện
quan hệ mua bán hàng hoá đó.
+ Về chủ thể: Chủ thể thực hiện hoạt động XTTM chủ yếu là thương nhân,
ngoài ra còn có các tổ chức cá nhân khác có liên quan:
Đối với chủ thể thực hiện hoạt động XTTM là thương nhân: Hoạt động XTTM
nhằm tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho nên chủ thể của
hoạt động này chủ yếu là thương nhân.
Về phân loại thương nhân thực hiện hoạt động XTTM:
- Thương nhân thực hiện XTTM cho mình: Đây là việc thương nhân tự tổ chức
hoạt động XTTM, trường hợp này thương nhân thực hiện mà không cần đăng kí
kinh doanh việc thực hiện hoạt động đó.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ XTTM: Đây là trường hợp thương nhân thực
hiện hoạt động XTTM như một ngành nghề kinh doanh, trường hợp này thương
nhân thực hiện XTTM cần phải đăng kí kinh doanh. Hoạt động XTTM do thương
nhân thực hiện và qua dịch vụ XTTM khác nhau ở mục đích hoạt động một bên là

4
tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, một bên là thực hiện dịch vụ nhằm thu lợi
nhận và khác nhau về đối tượng thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định tại LTM 2005 thì đối với chi nhánh, văn phòng đại
diện của thương nhân về nguyên tắc không phải là những chủ thể có tư cách pháp
lý độc lập nên không được tham gia vào hoạt động XTTM. Pháp luật cho phép chi
nhánh được XTTM phù hợp với nọi dung hoạt động ghi trong giấy phép. Đối với
văn phòng đại diện nhưng được thương nhân uỷ quyền theo từng vụ việc cụ thể thì
vẫn được phép thược hiện các hoạt động này.
Các chủ thể khác có ảnh hưởng hoặc liên quan đến hoạt động XTTM: là các tổ
chức, cá nhân có liên quan hoặc tham gia vào quan hệ XTTM như: Chính phủ , các
tổ chức XTTM có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ giao thương với nước
ngoài. Chính phủ thực hiện XTTM qua các chính sách kinh tế, đàm phán ký kết
các hiệp định song phương, đa phương, người tiêu dùng...
+ Về mục đích: Mục đích của hoạt động XTTM nhằm tìm kiếm cơ hội mua
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ từ đó phát triển hoạt động thương mại. Quy định
tại khoản 10, Điều 3, LTM 2005 thì mục đích của hoạt động XTTM có quy định
về việc việc tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội đầu tư. Tại khoản 1 điều này thì hoạt
động thương mại có bao gồm hoạt động đầu tư.Tuy nhiên hoạt động XTTM và xúc
tiến đầu tư là khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động XTTM đạt được mục đích như
đề ra thì cần nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, phân khúc và nhóm đối tượng
khách hàng mình hướng tới. Từ đó nhấn mạnh những đặc điểm của hàng hoá, dịch
vụ của mình nổi bật nhất để thu hút khách hàng bên cạnh việc cung cấp các thông
tin đầy đủ về hàng hoá, dịch vụ.
+ Về cách thức xúc tiến thương mại: Như quy định về đối tượng áp dụng tại
Điều 2, LTM 2005 thì bao gồm thương nhân hoạt động thương mại, tổ chức, cá
nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Trong đó cách thức XTTM do
thương nhân được quy định tại chương IV luật này bao gồm: khuyến mại; quảng
cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương
mại.
II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI:
1. Khái quát chung về hoạt động khuyến mại:
Khuyến mại là một cách thức XTTM.“Khuyến” ở đây là khuyến khích, “mại”
ở đây là bán. “Khuyến mại” với góc độ tiếp cận là hành vi của thương nhân nhằm
tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn việc bán hàng, cung
ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 88, LTM 2005 ta có “Khuyến mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”

5
2. Điều kiện đối với hoạt động khuyến mại:
Thương nhân có quyền thực hiện hoạt động khuyến mại như quy định tại Điều
91, LTM 2005. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mại, thương nhân được thực
hiện các quyền nghĩa vụ quy định tại Điều 95, Điều 96, LTM 2005. Hàng hoá,
dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại được quy định tại Điều 93, 94,
LTM 2005 và Điều 5, Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Về hạn mức tối đa về giá trị
hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, căn cứ quy định tại Điều 6, Nghị định
81/2018/NĐ-CP thì trừ các hình thức quy định tại khoản 8, Điều 92, LTM 2005,
Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 nghị định này thì các trường
hợp còn lại có giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch
vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị hàng hoá, dịch vụ trước
khuyến mại. Trừ các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 LTM 2005, Điều 8 và
khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì các trường hợp còn lại tổng giá trị hàng hoá
dùng để khuyến mại sử dụng trong một chương trình không quá 50% tổng giá trị
hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại. Đối với các chương trình khuyến mại tập
trung thuộc khuôn khổ hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thì hạn mức tối đa là 100%. Các chương trình khuyến mại tập trung
được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này. Mức giảm giá tối đa đối với hàng
hoá, dịch vụ được khuyến mại được quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Các hình thức pháp lý của hoạt động khuyến mại:
Các quy định về hình thức khuyến mại là cơ sở pháp lý để thương nhân thực
hiện quyền của mình qua các hình thức khác nhau được pháp luật quy định, ngoài
ra cũng là cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng khi tham gia
hoạt động khuyến mại cũng như khi giải quyết các vấn đề phát sinh.
3.1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử
không phải trả tiền:
Đây là một hình thức khuyến mại được sử dụng khá phổ biến ở thời điểm hiện
tại, Hình thức này được quy định tại khoản 1, Điều 92, LTM 2005 và quy định chi
tiết tại Điều 8, Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
Đối với chủ thể của hoạt động khuyến mại bao gồm thương nhân trực tiếp thực
hiện hoạt động khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thì chủ
thể chủ yếu của hình thức khuyến mại này là thương nhân có hàng mẫu, dịch vụ
mẫu. Đặc điểm hàng hoá, dịch vụ được sử dụng trong khuyến mại là hàng hoá
đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Hàng mẫu có thể là hàng sử dụng để
bán nhưng thông thường, hàng mẫu sẽ được sản xuất và đóng gói khác với hàng
thương mại với dung tích, trọng lượng thường nhỏ hơn, mang tính trải nghiệm và
có lưu ý không dùng để bán. Vì đây là hàng mẫu, dịch vụ mẫu mà thương nhân
mời để tham khảo trải nghiệm của khách hàng cho nên khách hàng không phải
thực hiện bất cứ nghĩa vụ thanh toán nào.

6
Mục đích của việc tung ra hàng mẫu, dịch vụ mẫu là để tham khảo thị trường.
Phương pháp này hay được sử dụng đối với hàng mới, dịch vụ mới – nhằm đánh
giá phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó từ đó hoàn thiện hơn hoặc đưa ra
chiến lược kinh doanh phù hợp khi đưa hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. Đối với
hàng hoá, dịch vụ đang cung ứng trên thị trường thì phương pháp này thường được
sử dụng khi hàng hoá, dịch vụ tiếp cận một thì trường mới - nhằm quảng bá, giới
thiệu sản phẩm tới mọi người nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của sản phẩm hoặc
như là một công cụ để đánh giá triển vọng của sản phẩm ở thị trường đó. Các sản
phẩm thường được gửi qua chuyển phát hoặc qua hoạt động tiếp thị ở các địa điểm
đông người như siêu thị....
Cũng như đối với các hình thức khuyến mại khác, thương nhân khi tung ra sản
phẩm mẫu phải tuân theo các nghĩa vụ như thông báo hoạt động khuyến mại đến
tất cả Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại tại địa bàn khuyến mại trước triển
khai hoạt động khuyến mại này 03 ngày. Ngoài ra, thương nhân cũng phải chịu
trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho
khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu,
không được tạo sự so sánh với các sản phẩm khác nhằm tránh sự cạnh tranh không
lành mạnh.
Ưu điểm: Hình thức khuyến mại này tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp,
qua ít khâu trung gian, cũng vì tiếp cận được khách hàng cho nên khách hàng sẽ
được trải nghiệm sản phẩm một cách thực tế nhất trước khi có quyết định mua sản
phẩm.
Nhược điểm: Việc thử sản phẩm mới đôi khi chưa đủ để thay đổi thói quen tiêu
dùng hàng ngày do khách hàng đã sử dụng sản phẩm cũ lâu và rất tin tưởng. Tất
nhiên, là sản phẩm thử được sử dụng miễn phí cho nên tâm lý khách hàng sẽ rất
thích nhận. Ngoài ra, cách tiếp cận này để đạt được độ hiệu quả cao thì sẽ tốn kém.

3.2. Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền:
Hình thức khuyến mại này được quy định tại khoản 2, Điều 92, LTM 2005, quy
định chi tiết tại Điều 9, Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với hình thức khuyến mại
này có hai trường hợp:
Trường hợp tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền,
không kèm theo điều kiện mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền,
kèm theo điều kiện mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Chủ thể của hoạt động này thường là thương nhân có hàng hoá, cung ứng dịch
vụ. Hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong hình thức khuyến mại trước hết cũng phải là
7
hàng hoá, dịch vụ được phép khuyến mại và được sử dụng để khuyến mại. Các
hàng hoá, dịch vụ này có thể là hàng hoá, dịch của thương nhân đó và cũng có thể
là là hàng hoá dịch vụ của thương nhân khác. Nhưng các thương nhân sẽ cố gắng
tặng hàng hoá, dịch vụ của mình nhằm tăng hiệu quả vì vừa tiết kiệm chi phí vừa
là cách quả bá sản phẩm mới khi tặng kèm hoặc sẽ sử dụng hàng hoá, dịch vụ của
thương nhân khác là đối tác, có tính phụ trợ cho sản phẩm, dịch vụ chính mà họ
kinh doanh. Các hình thức như: mua hai tặng một, sản phẩm có quà tặng đính
kèm....Thương nhân khi thực hiện khuyến mại cũng có nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm về sản phẩm khuyến mại, thực hiện các nghĩa vụ thông báo hoạt động
khuyến mại đến Sở Công thương nơi thực hiện khuyến mại trước 03 ngày.
Ưu điểm: Kích cầu, thương nhân định hướng được các sản phẩm nào cần
khuyến mại, tổng giá trị khuyến mại, đôi khi có thể tích hợp sản phẩm tồn kho làm
quà tặng kèm từ đó giải phóng được hàng hoá, dịch vụ.
Nhược điểm: Vì có thể là hàng tồn kho, quà tặng khách hàng ít có sự lựa chọn
nên đôi khi không hữu ích với khách hàng. Hoặc đôi khi có thể thương nhân nâng
giá và tặng quà thì khuyến mại không thực chất là có lợi cho người tiêu dùng.
3.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá
cung ứng dịch vụ trước đó:
Hình thức khuyến mại này được quy định tại khoản 3 Điều 92 LTM 2005 và
quy định chi tiết tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đây có thể gọi là hình
thức giảm giá cho người tiêu dùng.
Chủ thể là các thương nhân sản xuất hoặc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Loại
hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức này ngoại trừ các trường hợp hàng hoá, dịch
vụ thuộc diện Nhà nước định giá như quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này
bao gồm hàng hoá thuộc chính sách bình ổn giá, hàng thực phẩm tươi sống, hàng
hoá, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Mức giảm giá không được vượt quá 50% giá
hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Trong trường hợp tổ chức
trong các chương trình khuyến mại tập trung, các chương trình hoạt động xúc tiến
thương mại thì mức giảm giá tối đa 100%. Hình thức khuyến mại này thường được
thấy ở các dịp như kỷ niệm sinh nhật, Black Friday, các dịp lễ hội....
Ưu điểm: Hàng hoá, dịch vụ theo hình thức khuyến mại này sẽ tăng tính cạnh
tranh, thu hồi vốn nhanh, giảm tồn hàng, thường được áp dụng mỗi cuối mùa mua
sắm để lấy vốn, mặt bằng cho sản phẩm mới, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ
hoạt động này.
Nhược điểm: Khuyến mại bằng hình thức giảm giá sẽ tạo nên sức ép cho các
thương nhân khác. Rủi ro mất lợi nhuận do lợi nhuận biên thấp hơn. Người tiêu
dùng ai cũng mong chờ các giờ giảm giá, ngày giảm giá, mùa giảm giá từ đó sẽ
hạn chế sức mua của thị trường hơn. Từ đó, thương nhân lại phải tăng giá để duy

8
trì các chương trình giảm giá “ảo”, thực tế là nhiều nơi giảm giá nhưng giá cũng
tương đương với ngày thường. Người tiêu dùng hoang mang , nghi ngờ với các
chương trình giảm giá từ đó phương pháp này mất đi tính xúc tiến thương mại.
3.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ:
Hình thức khuyến mại này được quy định tại khoản 4 Điều 92 LTM 2005 và
quy định chi tiết tại Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với hình thức khuyến
mại này, khi người tiêu dùng mua bán, sử dụng dịch vụ sẽ nhận được phiếu để mua
hàng, phiếu sử dụng dịch vụ (Coupon). Về hàng hoá khuyến mại sẽ là hàng hoá
của thương nhân đó, cũng có thể là của thương nhân khác. Phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ thường sẽ dùng sử dụng trong chuỗi cơ sở hoặc chính nơi bán
hàng, sử dụng dịch vụ đó hoặc của các đơn vị có hợp tác, tài trợ. Phiếu mua hàng,
sử dụng dịch vụ sẽ có giá trị quy ước sẵn và chỉ có giá trị với một số địa điểm nhất
định trong khoảng thời gian nhất định . Phiếu mua hàng, sử dụng dịch vụ không
được vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại trước
thời gian khuyến mại. Phiếu phải có các thông tin quy định tại Điều 97 LTM 2005.
Chủ thể là các thương nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Ưu điểm:Phương pháp này có ưu thế là kích cầu tiêu dùng tốt hơn. Bởi vì người
tiêu dùng sẽ sợ bỏ phí mất phiếu mua hàng, sử dụng dịch vụ cho nên sẽ cố gắng sử
dụng. Hơn nữa, nó cũng giúp định hình mua sắm, thanh lý hàng hoá, dịch vụ, giúp
thương nhân quay vòng vốn nhanh hơn. Đây được coi la kĩ thuật xúc tiến bán hàng
tốt thứ hai sau hàng mẫu trong việc dùng thử sản phẩm. Vì phiếu mua hàng, sử
dụng dịch vụ làm giảm giá bán, nó cũng làm giảm rủi ro cho người tiêu dùng khi
thử sản phẩm mới và khuyến kích mua sau khi dùng thử.
Nhược điểm: Việc phát hành phiếu mua hàng, sử dụng dịch vụ rất khó để
thương nhân tính toán xem có bao nhiêu người sử dụng và sử dụng khi nào. Một
vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng phiếu để mua sản phẩm cũ là rất khó để
ngăn không cho các khách hàng thường xuyên của sản phẩm này dùng phiếu để
đổi lấy chính sản phẩm đó. Thay vì khuyến khích các khách hàng mới dùng sản
phẩm thông qua phiếu, có thể phiếu sẽ đến tay của những khách hàng vốn đã và có
thể mua sản phẩm này. Hạn chế nữa là việc phiếu không định danh sẽ dẫn tới mua
bán phiếu mà không sử dụng để mua sản phẩm.
3.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng
để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:
Hình thức khuyến mại này được quy định tại khoản 5 Điều 92 LTM 2005 và
quy định chi tiết tại Điều 12 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với hình thức kèm
phiếu dự thi, đây cũng có thể xem như một hình thức mang tính may mắn khi phụ
thuộc vào người tham dự. Nội dung của chương trình thi phải bao gồm các thông
tin liên quan quy định tại Điều 97 LLTM 2005 và không được trái với truyền

9
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức ,thuần phong mỹ tục Việt Nam. Việc tổ chức thi và
mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng
và phải được thông báo cho Sở Công Thương nơi tổ chức thi, mở thưởng trước
ngày tổ chức thi, mở thưởng. Trường hợp chương trình khuyến mại có tổng giá trị
giải thưởng dưới 100 triệu đồng thì thương nhân không phải thông báo cho Sở
Công Thương theo quy định tại Khoản 2 Điều 12, Nghị định này. Thương nhân
thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải
thưởng mà thương nhân đã công bố. Hình thức khuyến mại này thường được áp
dụng với các chương trình lớn. Khi tham gia dự thi, khách hàng sẽ phải làm theo
thể lệ của chương trình như trả lời câu hỏi, viết cảm nhận, thi ảnh....
Chủ thể là các thương nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá,
dịch vụ khuyến mại thường là các sản phẩm của thương nhân hoặc có thể là hàng
hoá, dịch vụ của thương nhân khác.
Ưu điểm: tổng giải thưởng sẽ ít hơn so với các hình thức khuyến mại khác do
thường chỉ tập trung vào giải nhất, nhì, ba, khuyến khích... Ngoài ra, việc tham gia
thi sẽ thu hút nhiều người mua hàng và tham gia, thông tin thu được từ cuộc thi sẽ
giúp thương nhân trong một số vấn đề nhất định như thi ảnh thì ảnh đó như quảng
bá về sản phẩm, thi viết cảm nhận về sản phẩm cũng là cách quảng bá ngoài ra còn
biết ưu, nhược điểm để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Nhược điểm: Khách hàng sẽ khó lấy được giải thưởng hơn cho nên không
nhiều người quá mặn mà với hình thức khuyến mại này. Việc tổ chức thi, chấm thi
và công bố kết quả đôi khi còn thiếu minh bạch.
3.6. Các hình thức khuyến mại gắn liền với việc tổ chức các sự kiện
cho khách hàng tham gia:
Hình thức khuyến mại này bao gồm bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc
tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia gắn liền với việc
mua hàng hoá, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; tổ chức chương trình khách hàng
thường xuyên và tổ chức cho khách hàng tham gia và tổ chức các chương trình
văn hoá,nghệ thuật, giải trí và sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Đối với Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi mà việc tham gia gắn liền với việc mua hàng hoá, dịch vụ và
việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải
thưởng đã công bố được quy định tại khoản 6 Điều 92 LTM 2005 và quy định chi
tiết tại Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đây là hình thức khuyến mại được áp
dụng khá phổ biến ở hiện nay. Người tham dự khi mua hàng, sử dụng dịch vụ sẽ
được tham dự chương trình và trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. Do đây là một hoạt động mang tính may
rủi, người may mắn sẽ nhận được cho nên pháp luật có sự điều chỉnh chi tiết hơn

10
như quy định về công khai tổ chức mở thưởng chương trình khuyến mại, quy định
về bằng chứng xác định trúng thưởng được phát hành, quy định về tổng thời gian
thực hiện khuyến mại và việc trích nộp 50% cho ngân sách nếu không có người
trúng thưởng. Thương nhân phải đăng ký hoạt động khuyến mại như quy định tại
Điều 19, Nghị định này. Bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình
khuyến mại mang tính may rủi phải tuân thủ điều kiện tại khoản 3 Điều 13 Nghị
định này. Căn cứu trúng thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc
quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của Nhà nước để làm kết
quả xác định trúng thưởng
Ưu điểm: Tương tự các phương pháp khuyến mại khác thì giúp tăng mua, lôi
kéo khách hàng đến với mình. Còn đối với khách hàng, khách hàng ham muốn với
những giải thưởng giá trị và có lợi cho khách hàng khi trúng thưởng.
Nhược điểm:Phải chuẩn bị những giải thưởng lớn vì đây là chương trình mang
tính may rủi, tỷ lệ trúng thưởng không cao. Phải chịu sự kiểm tra khắt khe từ cơ
quan nhà nước, tốn kém chi phí quảng cáo, in phiếu, tổ chức quay thưởng, trao
giải. Vì may rủi nên nhiều người không quá mặn mà với hình thức này.
Đối với tổ chức chương trình cho khách hàng thường xuyên. Đây là hình thức
khuyến mại được quy định tại khoản 7 Điều 92 LTM 2005 và quy định chi tiết tại
Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đây là một hình thức khuyến mại tập trung
chủ yếu cho nhóm đối tượng khách hàng thân thiết. Căn cứ vào số lượng hoặc trị
giá mua hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức
thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác
được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định này. Nội dung tin được thể hiện và lưu
trữ trên thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình
thức tương đương phải bao gồm Tên thẻ, phiếu và thông tin về khách hàng (họ và
tên, /căn cước công dân/Hộ chiếu). Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia
của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên. Trong trường hợp
không thể hiện đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp
thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương
trình. Số lượng, trị giá hàng hóa do khách hàng mua phải thể hiện rõ trong thông
tin của thẻ, phiếu để làm căn cứ xác định lợi ích mà khách hàng được tặng thưởng;
điều kiện chi tiết về số lượng, trị giá hàng hóa, dịch vụ do khách mua, sử dụng để
được nhận thưởng. Các nội dung liên quan khác quy định tại Điều 97 LTM 2005.
Ưu điểm: Hình thức khuyến mại này giúp xây dựng được một số lượng nhất
định khách hàng thân thiết. Bởi vì nhóm đối tượng này được hưởng đặc quyền hơn
nên sẽ hay mua sắm, sử dụng các dịch vụ đó. Càng mua nhiều, thương nhân được
lợi nhiều mà khách hàng cũng được những lợi ích nhất định. Thúc đẩy phạm vi
tiếp cận và sự xuất hiện của thương hiệu. Lời hứa về phần thưởng miễn phí và
các giao dịch độc quyền là một điều không thể cưỡng lại, đặc biệt là đối với
thứ gì đó mà khách hàng sẽ mua. Bằng cách tạo ra một chương trình đáng để

11
để họ chia sẻ nó với nhiều người hơn, điều đó đồng nghĩa với việc thương
nhân đang thúc đẩy thương hiệu của mình tiếp cận với các thị trường mới mà
trước đây có thể chưa bao giờ tiếp cận được.
Nhược điểm: Có thể khách hàng sẽ không thoải mái khi bị lấy thông tin để làm
thẻ nhận ưu đãi, họ sợ bị lộ thông tin. Bằng chứng là nhiều vụ rò rỉ thông tin khách
hàng tới các bên bán dữ liệu vào mục đích quảng cáo hay các mục đích xấu khác.
3.7. Các hình thức khuyến mại khác:
Các hình thức này có thể bao gồm như khuyến mại hàng hoá, dịch vụ mà quá
trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công
nghệ thông tin được quy định tại Khoản 9 Điều 92 LTM 2005 và quy định chi tiết
tại Điều 15 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
Hiện nay hoạt động thương mại điện tử diễn ra rất sôi nổi, hoạt động khuyến
mại theo hình thức này vẫn phải tuân theo quy định về hạn mức khuyến mại và các
quy định về khuyến mại, nghị định này và pháp luật khác có liên quan. Quy định
của pháp luật chỉ có thể dự liệu được các hình thức khuyến mại thương nhân có thể
sử dụng và phổ biến. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như bây giờ, việc không
ngừng sáng tạo, thay đổi các hình thức khuyến mại sẽ đem lại lợi thế hơn cho
thương nhân đó.
III – LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI:
1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền:
Ví dụ: trong các hệ thống siêu thị như Vinmat, tại các quầy hàng của các hãng
thường sẽ có các PG (Promotion Girl), PB (Promotion Boy) hay còn gọi là các
nhân viên tiếp thị đứng giới thiệu và mời mọi người đi mua sắm trong đó dùng thử
các sản phẩm của hãng. Thường các sản phẩm mời là các mặt hàng thực phẩm như
bánh, kẹo, xúc xích hay thực phẩm chế biến sẵn....
2. Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền:
Ví dụ: Chương trình tặng Đồng hồ Casio của Honda. Từ ngày 01/06/2021 đến
ngày 30/07/2021, khi mua xe máy Honda Winner X, Vision, Air Blade, SH tại các
cửa hàng Head Honda trên toàn quốc sẽ được tặng một đồng hồ Casio trị giá lên
tới 3 triệu đồng.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung
ứng dịch vụ trước đó:
Ví dụ: Chương trình “giảm giá thần tốc – giảm đến 60% - duy nhất 2 ngày
29&30/6/2021” của hệ thống siêu thị điện máy MediaMart thì khi khách hàng mua
các sản phẩm thuộc chương trình khuyến mại của hệ thống siêu thị trong hai ngày
29 và 30/6 sẽ được giảm giá sâu từ 18% đến 50%. Các mặt hàng áp dụng trong đợt

12
khuyến mại này là tivi, tủ lạnh, điều hoà (các loại hàng hoá có sức mua lớn trong
mùa hè)
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ:
Ví dụ: Khi khách hàng mua căn hộ tại các dự án Vinhomes trên cả nước tuỳ
theo giá trị căn hộ sẽ được tặng các Voucher mua xe Vinfast với giá trị từ 20 áp
dụng với xe máy điện Klara S, 70 triệu áp dụng với Fadil, 150 triệu áp dụng với
Lux A, 200 triệu, 350 triệu áp dụng với Lux SA. Đây là một phương pháp kích
cầu, giúp cho khách hàng tìm mua nhà nhiều hơn, ngoài ra cũng kích thích họ bỏ
tiền ra mua tiếp sản phẩm xe Vinfast cùng hệ sinh thái của Vingroup. Từ đó sẽ
tăng doanh thu của cả hai.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:
Ví dụ: Từ 01/07/2021 đến 29/10/2021, khi mua các sản phẩm xe máy Honda,
khách hàng sẽ nhận được 01 phiếu “thăm dò ý kiến khách hàng”. Khách hàng trả
lời theo biểu mẫu rồi gửi về trụ sở chính Công ty Honda Việt Nam hoặc trên ứng
dụng My Honda+ , sau khi chấm thưởng theo thể lệ chương trình khách hàng có cơ
hội nhận được phần quà vô cùng hấp dẫn như giải đặc biệt 01 xe máy Vision trị
giá 32.990.000 đồng, giải nhất 01 laptop DELL trị giá 13.696.388 đồng,...
6. Các hình thức khuyến mại gắn liền với việc tổ chức các sự kiện cho
khách hàng tham gia:
* Hình thức khuyến mại này bao gồm bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo
việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia gắn liền với
việc mua hàng hoá, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người
tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:
Ví dụ: Chương trình “ăn Hảo Hảo, giàu điên đảo” của Công ty cổ phần
ACECOOK Việt Nam từ 02/12/2019 đến 03/03/2020. Khi khách hàng mua các
sản phẩm mì Hảo Hảo có thẻ cào xác định trúng thưởng và quay số trúng thưởng.
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sẽ tiến hành đặt thẻ trúng thưởng ngẫu nhiên
vào sản phẩm khuyến mại tại các nhà máy của Acecook dưới sự chứng kiến của
đại diện Sở Công thương tại địa phương, lãnh đạo Công ty Cổ phần Acecook Việt
Nam, sau đó phân bố số giải thưởng trên toàn quốc từ ngày 02/12/2019. Danh sách
mã trúng thưởng được đăng ký với Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương.
* Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho
khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách
hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự
mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.

13
Ví dụ: Hệ thống rạp chiếu phim CVG phát hành thẻ cấp độ thành viên bao gồm:
thành viên U22, thành viên thân thiết, thành viên Vip khi có tổng chi tiêu từ
2.500.000 đồng đến 4.999.999 đồng trong 15 tháng, thành viên Vvip có tổng chi
tiêu 5.000.000 đồng trở lên trong 15 tháng. Mỗi cấp thẻ sẽ được hưởng các các đặc
quyền khác nhau như tặng vé miễn phí, giảm 5%-20% giao dịch...
7. Các hình thức khuyến mại khác:
Ví dụ: Hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim tổ chức chương trình “Siêu Sale
Apple” từ ngày 26 đến ngày 27/12/2021 trên website của hãng. Khi khách hàng đặt
mua các sản phẩm của Apple như các dòng Iphone 12 series, Ipad, Macbook và
các phụ kiện Apple sẽ được hưởng ưu đãi tới 20%. Nhập ngay NKIPHONE12
giảm thêm 500K. Việc giảm giá dòng iphone 12 vừa giúp Nguyễn Kim đẩy hàng
còn sót lại để nhập Iphone 13 vừa giúp khách hàng được hưởng lợi khi mua qua
hình thức online.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày trên, ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động
xúc tiến thương mại nói chung cũng như hoạt động khuyến mại nói riêng trong
hoạt động kinh doanh thương mại. Qua phân tích ưu nhược điểm của từng hình
thức khuyến mại cho ta cái nhìn đầy đủ hơn về hoạt động này. Mỗi thương nhân
khi muốn triển khai một hoạt động khuyến mại nhằm kích thích mua sắm của
khách hàng cần cân nhắc tới nhu cầu, mục đích, điều kiện của mình đối chiếu với
những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại để tìm ra hình thức phù
hợp nhất, nhằm phát huy tối lợi ích vốn có của hình thức đó.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản quy phạm pháp luật:


1. Luật Thương mại 2005.
2. Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy
định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
2. Sách, giáo trình, tài liệu tham khảo khác:
1. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Tư pháp, năm 2020.
2. Vũ Mỹ Linh, Hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam hướng tới việc
sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, năm
2017.
3. Viện nghiên cứu thương mại, Ban nghiên cứu thị trường, Viện tư vấn phát
triển KTXH nông thông và miền núi (CISDOMA),Xúc tiến xuất khẩu của
Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Lao động – xã hội, năm
2003.
4. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm
2006, tr.530,531
5. Từ điển tiếng Việt
https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-x%C3%BAc%20ti
%E1%BA%BFn
6. Siêu Sale Apple
https://www.nguyenkim.com/san-pham-apple.html
7. CGV MEMBERSHIP
https://www.cgv.vn/default/cgv-membership
8. Hướng dẫn cách sử dụng voucher VinFast cho quý khách hàng
https://vinfastauto.com/vn_vi/huong-dan-cach-su-dung-voucher-vinfast-cho-
quy-khach-hang
9. Thông báo kết thúc chấm thưởng chương trình “Thăm dò ý kiến khách hàng
tháng 07 và tháng 10 năm 2021”
https://www.honda.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-khac/thong-bao-ket-thuc-cham-
thuong-chuong-trinh-tham-do-y-kien-khach-hang-thang-07-va-thang-10-nam-
2021

15
10. Danh sách trúng thưởng và thể lệ – Chương trình khuyến mại ăn hảo hảo
giàu điên đảo
https://acecookvietnam.vn/an-hao-hao-giau-dien-dao/
11. Mua xe Honda Vision, Air Blade tặng đồng hồ Casio siêu chất
https://dongho.casiovietnam.net/2019/08/27/mua-xe-honda-vision-air-blade-
tang-dong-ho-casio-sieu-chat/

16

You might also like