You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Luật Thương Mại

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ DỊCH


VỤ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN
GIẢNG VIÊN: TS. PHẠM TRÍ HÙNG
DANH SÁCH NHÓM (GIRL NHÀ GIÀU)

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Ngọc Vân Khanh 2253801011102
2 Nguyễn Thị Tuyết Lan 2253801011116
3 Phan Nguyễn Xuân Linh 2253801011133
4 Tống Thảo Linh 2253801011134
5 Võ Thị Ly 2253801011142
6 Bùi Thị Xuân Mai 2253801011144
7 Nguyễn Ngọc Xuân Mai 2253801011146
8 Lý Gia Mẫn 2253801011149
9 Nguyễn Diệu My 2253801011159
10 Nguyễn Quỳnh Kim Ngân 2253801011174
11 Quốc Thị Thanh Ngân 2253801011179
MỤC LỤC
1. Theo quy định của LTM 2005 thì thương nhân có những đặc điểm nào? Trong các
đặc điểm đó, đặc điểm nào có thể giúp phân biệt một cách rõ ràng nhất chủ thể pháp
luật nào là thương nhân hay không phải là thương nhân?--------------------------------------
2. Trong những trường hợp nào các tổ chức hành nghề dưới hình thức doanh nghiệp
không được xem là thương nhân? Tại sao?-------------------------------------------------------
3. Hoạt động thương mại của một thương nhân bao gồm những hoạt động nào của
thương nhân đó?-------------------------------------------------------------------------------------
4. Trong trường hợp nào một giao dịch giữa một bên không phải là thương nhân với
bên kia là thương nhân chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005?---------------------
5. Trong những trường hợp nào Luật Thương mại 2005 được áp dụng theo sự thỏa
thuận của các bên hợp đồng?-----------------------------------------------------------------------
6. Trong những trường hợp nào các quy định của BLDS 2015 được áp dụng đối với các
vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Thương
mại 2005?---------------------------------------------------------------------------------------------
7. Thói quen trong hoạt động thương mại là gì và được áp dụng trong trường hợp nào?----
5
8. Tập quán thương mại (trong nước) là gì và được áp dụng trong trường hợp nào?-------
9. Tập quán thương mại quốc tế là gì và được áp dụng trong trường hợp nào?-------------
10. Sự khác biệt giữa điều kiện áp dụng (i) thói quen trong hoạt động thương mại, (ii)
tập quán thương mại trong nước, (iii) tập quán thương mại quốc tế?-------------------------
11. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là thương
nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện tại
Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này chỉ chịu sự điều
chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên quan, hãy nhận xét về ý
kiến trên.------------------------------------------------------------------------------------------------
10
1. Theo quy định của LTM 2005 thì thương nhân có những đặc điểm nào? Trong
các đặc điểm đó, đặc điểm nào có thể giúp phân biệt một cách rõ ràng nhất chủ thể
pháp luật nào là thương nhân hay không phải là thương nhân?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “1. Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, thương nhân theo quy định của
Luật Thương mại 2005 có các đặc điểm điểm sau:
- Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân.
- Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
- Có đăng ký kinh doanh.
Trong các đặc điểm kể trên, đặc điểm giúp phân biệt một cách rõ ràng nhất chủ
thể pháp luật có phải thương nhân hay không là đặc điểm thứ ba - có đăng ký kinh
doanh. Bởi vì trên thực tế, tồn tại các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại
như: người buôn bán hàng rong, buôn bán vặt, buôn chuyến. Các chủ thể này không
được gọi là thương nhân mà là cá nhân hoạt động thương mại. (khoản 1 Điều 3 Nghị
định 39/2007/NĐ-CP Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không
phải đăng ký kinh doanh).

2. Trong những trường hợp nào các tổ chức hành nghề dưới hình thức doanh
nghiệp không được xem là thương nhân? Tại sao?
Các tổ chức hành nghề dưới hình thức doanh nghiệp không được xem là thương
nhân trong những trường hợp mà mục đích chính của họ không phải là tạo ra lợi nhuận.
Thương nhân được định nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động
kinh doanh với mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Do đó, nếu mục đích chính của một tổ chức
hành nghề dưới hình thức doanh nghiệp không phải là tạo lợi nhuận mà là phục vụ lợi
ích cộng đồng hoặc mục tiêu xã hội, họ sẽ được xem là các tổ chức phi lợi nhuận hoặc
các tổ chức xã hội, không phải là thương nhân.
Ví dụ: các tổ chức từ thiện, tổ chức giáo dục, tổ chức nghiên cứu khoa học, và
các tổ chức khác có mục tiêu xã hội thường hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để
thu hút nguồn lực và quản lý hoạt động của mình một cách chuyên nghiệp, nhưng mục
đích chính của họ không phải là tạo ra lợi nhuận mà là phục vụ lợi ích cộng đồng hoặc

1
mục tiêu xã hội. Do đó, trong trường hợp này, họ sẽ không được xem là thương nhân
mà là các tổ chức phi lợi nhuận.

3. Hoạt động thương mại của một thương nhân bao gồm những hoạt động nào của
thương nhân đó?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 LTM 2005 quy định về khái niệm hoạt động thương
mại cụ thể như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Theo đó, hoạt động nhằm mục đích sinh lợi gồm:
- Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua
có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo
thỏa thuận.
- Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực
hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận.
- Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác bao gồm:
- Gia công hàng hóa
- Đấu giá hàng hóa
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Dịch vụ Logistics
- Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
- Dịch vụ giám định
- Cho thuê hàng hóa
- Nhượng quyền thương mại, …
4. Trong trường hợp nào một giao dịch giữa một bên không phải là thương nhân
với bên kia là thương nhân chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005?
Có những trường hợp đối với các hoạt động trung gian thương mại tồn tại giao
dịch giữa một bên không phải là thương nhân với bên kia là thương nhân chịu sự điều
chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể như:
Thứ nhất, hoạt động môi giới thương mại được quy định tại Điều 150 của Luật
này. Theo Điều 150 quy định thì bên trung gian (bên môi giới) là thương nhân. Còn
bên được môi giới thì có thể không là thương nhân.
Thứ hai, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 156 và
Điều 157 của Luật này. Trong trường hợp này thì Luật quy định bên nhận ủy thác bắt
buộc là thương nhân còn bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không.

5. Trong những trường hợp nào Luật Thương mại 2005 được áp dụng theo sự thỏa
thuận của các bên hợp đồng?
Có 2 trường hợp Luật Thương mại 2005 được áp dụng theo sự thỏa thuận của
các bên hợp đồng:
Trường hợp 1: Căn cứ khoản 3 Điều 1 LTM 2005, hoạt động không nhằm mục
đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn
áp dụng Luật này. “Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi” được hiểu
là bên không phải thương nhân. Quyền lựa chọn Luật Thương mại hay luật khác trong
trường hợp này thuộc về bên không phải thương nhân.
Trường hợp 2: Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ
Việt Nam Khi đó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng nhưng nếu các
bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật nước
ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương
mại Việt Nam căn cứ theo khoản 2 Điều 1 LTM 2005.

6. Trong những trường hợp nào các quy định của BLDS 2015 được áp dụng đối với
các vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật
Thương mại 2005?
Các quy định của BLDS 2015 được áp dụng đối với các vấn đề pháp lý phát
sinh từ hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của LTM 2005 trong hai trường hợp:
Thứ nhất, trường hợp hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi theo quy định tại
khoản 3 Điều 1 LTM 2005: “Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên
3
trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh
lợi đó chọn áp dụng Luật này”. Quy định này cho phép bên thực hiện hoạt động không
nhằm mục đích sinh lợi chọn BLDS thay vì LTM để giải quyết những vấn đề pháp lý
phát sinh.
Sở dĩ có quy định này vì bản chất LTM là để bảo vệ cho thương nhân, tức là bảo
vệ bên bán hơn là bên mua, đối với hoạt động thương mại giữa hai thương nhân thì
việc áp dụng LTM sẽ đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Tuy nhiên trong
trường hợp trên, sự bảo vệ này có khả năng làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của
bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, pháp luật cho phép bên
thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi được chọn luật áp dụng.
Thứ hai, trường hợp hoạt động thương mại không được quy định trong LTM và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS (khoản 3 Điều 4 LTM 2005). Điểm
đặc thù của thương mại là tính biến động và phát triển không ngừng, mà pháp luật lại
mang tính ổn định và lâu dài, do đó quy định này nhằm loại bỏ khả năng những hoạt
động thương mại mới xuất hiện không chịu sự điều chỉnh của Luật. Vậy cần lưu ý rằng
đây không là trường hợp pháp luật cho phép chọn Luật, mà là trường hợp bắt buộc áp
dụng BLDS.

7. Thói quen trong hoạt động thương mại là gì và được áp dụng trong trường hợp
nào?
Theo khoản 3 Điều 3 LTM 2005: “Thói quen trong hoạt động thương mại là
quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời
gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng thương mại”.
Đặc điểm của thói quen trong hoạt động thương mại:
- Là các quy tắc xử sự chung: Thói quen này phải được áp dụng rộng rãi và không
chỉ cho riêng một bên.
- Có nội dung rõ ràng.
- Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên:
không phải là hành vi tình cờ mà là hành vi tồn tại trong thời gian dài.
- Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng thương mại.
Tại Điều 12 Luật Thương mại 2005 quy định như sau: “Trừ trường hợp có thoả
thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương
mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không
được trái với quy định của pháp luật”.
Có thể hiểu rằng, thói quen trong thương mại sẽ được áp dụng trong trường hợp
giữa các bên không có thỏa thuận khác và các bên đã có những xử sự nội dung rõ ràng,
lặp đi lặp lại giữa các bên và được các bên mặc nhiên thừa nhận nó.

8. Tập quán thương mại (trong nước) là gì và được áp dụng trong trường hợp nào?
Tập quán thương mại, căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 LTM 2005: “Tập quán
thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một
vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa
nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”. Như
vậy tập quán thương mại trong nước là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt
động thương mại trong một nước hoặc một lĩnh vực thương mại có nội dung rõ ràng
được cái bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thương mại.
Tập quán thương mại được áp dụng trong các trường hợp căn cứ vào Điều 13
LTM 2005: “Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận
và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại
nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật
dân sự”. Thực tiễn của việc áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam chẳng hạn như
về quyền ưu tiên khai thác điểm đánh bắt hải sản, ở một số địa phương (cụ thể là thị
trấn Long Hải), theo sự xác minh của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn
thì tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt, địa điểm đã bị
bỏ hơn ba tháng không khai thác thì có quyền khai thác. Hoặc một số ví dụ về tập quán
thương mại như: Cách thức thanh toán hàng hóa. thời gian giao hàng (mặc định cho
các giao dịch mua bán trong một ngành nghề), quy trình giải quyết tranh chấp.
Ví dụ như:
- Thanh toán hàng hóa.
- Chuyển khoản ngân hàng: Thay vì thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhiều giao
dịch thương mại hiện nay sử dụng hình thức chuyển khoản ngân hàng để đảm
bảo an toàn và tiện lợi.

5
- Thanh toán trả góp: Một số ngành nghề, đặc biệt là bán lẻ điện tử, thường áp
dụng hình thức thanh toán trả góp cho khách hàng.
- Thanh toán theo kỳ hạn: Sau khi nhận hàng, khách hàng có thể thanh toán cho
nhà cung cấp sau một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn như 30 ngày, 60
ngày.

9. Tập quán thương mại quốc tế là gì và được áp dụng trong trường hợp nào?
Tập quán thương mại quốc tế là những quy tắc, thói quen hoặc các nguyên tắc
được thừa nhận và áp dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Các tập quán này
thường bao gồm các quy định về cách thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa, trách
nhiệm pháp lý và các điều kiện mua bán.
Trong số các tập quán này, INCOTERMS (International Commercial Terms) là
một trong những nguyên tắc phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong thương mại
quốc tế. INCOTERMS là một bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát
hành, giúp định nghĩa trách nhiệm giữa người bán và người mua trong quá trình giao
hàng. INCOTERMS định nghĩa rõ ràng các trách nhiệm, chi phí và rủi ro liên quan đến
việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ bên bán đến bên mua. Điều này giúp tránh
nhầm lẫn và tranh chấp trong quá trình thương mại quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho
việc thực hiện các giao dịch một cách mượt mà và hiệu quả hơn.
Các tập quán thương mại quốc tế thường được phân thành ba loại cơ bản:
- Tập quán có tính nguyên tắc: Đây là những tập quán được xây dựng dựa trên
các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các
dân tộc. Ví dụ điển hình là việc tòa án (hoặc trọng tài) của một quốc gia sẽ áp
dụng các quy tắc tố tụng của quốc gia đó khi giải quyết các tranh chấp về thủ
tục tố tụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Tập quán quốc tế chung: Đây là những tập quán được nhiều quốc gia công nhận
và áp dụng rộng rãi. Ví dụ tiêu biểu là các quy tắc INCOTERMS 2000.
- Tập quán mang tính khu vực: Đây là những tập quán được áp dụng cho từng
quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, có điều kiện giao hàng FOB
được quy định trong "Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941".
Trong đó, có 6 loại điều kiện FOB, mỗi loại có quyền và nghĩa vụ khác nhau
cho bên bán và bên mua. Với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại điểm
khởi hành nội địa, bên bán chỉ có trách nhiệm đặt hàng hoá trên hoặc trong
phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để bốc hàng.
Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định: Khi các bên đã thỏa thuận áp
dụng các tập quán thương mại quốc tế trong hợp đồng, các điều khoản và điều
kiện của các tập quán này sẽ có hiệu lực và được áp dụng trong quá trình thực
hiện hợp đồng.
- Các điều ước quốc tế liên quan quy định: Nếu có các điều ước quốc tế mà các
quốc gia đã tham gia và công nhận, các tập quán thương mại quốc tế được quy
định trong các điều ước này cũng sẽ được áp dụng trong các giao dịch thương
mại liên quốc gia.
- Luật quốc gia do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ:
Trong trường hợp luật quốc gia không có quy định cụ thể hoặc không đầy đủ về
một vấn đề nào đó, các tập quán thương mại quốc tế có thể được áp dụng như
một nguồn tài liệu tham khảo hoặc bổ sung cho hợp đồng.
Ví dụ: FOB Incoterms năm 2000 là tập quán chung; FOB cảng đến (shipment to
destination) của Hoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa
Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị bổ
sung cho hợp đồng và không thay thế hoàn toàn các quy định đã được thỏa thuận trong
hợp đồng. Do đó, các điều khoản đã được hợp đồng quy định sẽ có ưu tiên và giá trị
pháp lý cao hơn so với các tập quán thương mại quốc tế.

10. Sự khác biệt giữa điều kiện áp dụng (i) thói quen trong hoạt động thương mại,
(ii) tập quán thương mại trong nước, (iii) tập quán thương mại quốc tế?

Thói quen trong Tập quán thương Tập quán thương


Tiêu chí hoạt động thương mại trong nước mại quốc tế
mại
khoản 3 Điều 3 và khoản 4 Điều 3 và Điều 5 LTM 2005
Cơ sở pháp lý
Điều 12 LTM 2005 Điều 13 LTM 2005
Điều kiện áp dụng Theo Điều 12 LTM Theo Điều 13 LTM Có 2 trường hợp áp
2005, có 3 điều 2005, có 4 điều dụng:
kiện áp dụng: kiện áp dụng: * Trường hợp 1:
- Có thói quen - Pháp luật không Nếu Việt Nam là
thiết lập giữa các có quy định thành viên của
bên mà các bên đã -Không có thỏa Điều ước quốc tế
7
biết hoặc phải biết thuận và điều ước quốc tế
- Không có thỏa - Không có thói có quy định áp
thuận khác quen dụng tập quán
- Thói quen không - Tập quán không thương mại quốc tế
được trái quy định được trái với các * Trường hợp 2:
pháp luật nguyên tắc trong Nếu giao dịch có
LTM và BLDS yếu tố nước ngoài
thì phải thỏa mãn 5
điều kiện:
- Pháp luật không
có quy định
- Không có thỏa
thuận
- Không có thói
quen
- Các bên thỏa
thuận áp dụng tập
quán thương mại
quốc tế
- Tập quán thương
mại quốc tế không
trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp
luật Việt Nam
Nhận xét Thói quen được Dựa trên điều kiện áp dụng thì thứ bậc
hình thành thông ưu tiên áp dụng sẽ là các bên áp dụng
qua những hành vi thói quen trong hoạt động thương mại
lặp lại giữa các bên trước, nếu không có thói quen thì tập
trong một thời gian quán thương mại mới được áp dụng.
dài. Do đó, thói Sự khác biệt về điều kiện áp dụng:
quen đã được các - Đối với tập quán thương mại trong
bên thừa nhận để nước: không đòi hỏi phải có sự thỏa
xác định quyền và thuận về việc áp dụng tập quán
nghĩa vụ của mình - Đối với tập quán thương mại quốc tế:
trong hợp đồng. đòi hỏi phải có sự thỏa thuận giữa các
Như vậy, thói quen bên về việc áp dụng tập quán đó.
được đương nhiên
áp dụng và ràng
buộc các bên trừ
trường hợp điều đó
trái quy định của
pháp luật hoặc có
thoả thuận khác.

11. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là
thương nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và thực
hiện tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này chỉ chịu
sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên quan, hãy
nhận xét về ý kiến trên.
Ý kiến trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 1, khoản 1 Điều 3, Điều 4, Điều 11 LTM 2005
Hai bên đều là thương nhân Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa được
xác lập và thực hiện tại Việt Nam. Việc mua bán hàng hóa này là hoạt động thương mại
vì nó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam giữa các bên là thương nhân (bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
có đăng ký kinh doanh) nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy, đây là hoạt động thương mại
không có yếu tố nước ngoài. Theo đó, đã là hoạt động thương mại không có yếu tố
nước ngoài thì phải do Luật Thương mại và pháp luật có liên quan điều chỉnh. Tuy
nhiên, đối với “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”, có nghĩa là những vấn
đề liên quan đến hợp đồng về hoạt động thương mại nếu không được quy định tại LTM
2005 hay tại các văn bản luật chuyên ngành có liên quan thì mới áp dụng theo quy định
tại BLDS 2015.
Như vậy trong mối quan hệ này, Luật Dân sự là luật chung còn Luật thương mại
là luật riêng. Luật riêng luôn là luật được ưu tiên được áp dụng trước, nếu luật riêng
không có quy định về vấn đề đó mà vấn đề này đã được điều chỉnh bởi Luật chung thì
khi đó mới áp dụng Luật chung. Trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận theo Điều 11
LTM 2005 thì “các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của

9
pháp luật...”. Vì vậy, ý kiến trên đã vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận trong hoạt
động thương mại, hai bên thỏa thuận rằng hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ chịu sự điều
chỉnh của BLDS 2015 là trái với quy định của pháp luật.

You might also like